Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Buổi thảo luận thứ 3 tài sản và quyền đối với tài sản bộ môn những quy định chung về luật dân sự, pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.65 KB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ</b>

<b>LỚP QUẢN TRỊ-LUẬT 48A1</b>

<b>BUỔI THẢO LUẬN THỨ 3</b>

<b>TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN</b>

<b>Bộ môn: Những quy định chung về luật dân sự, pháp luật về tài sản, quyền sởhữu và thừa kế</b>

<b>Giảng viên: Ngô Thị Anh Vân</b>

Sinh viên thực hiện: Hoàng Gia Bảo Mã số sinh viên: 2353401020019

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2024</i>

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT</b>

<b>VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN</b>

<b>Tóm tắt quyết định số: 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của TAND tỉnhKhánh Hịa.</b>

Ơng Phan Hai (ngun đơn) khởi kiện ơng Phan Quốc Thái (bị đơn) về việc đòi lại tài sản là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bà Lương Thị Xàm là chủ sở hữu.

Tòa cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án vì nhận định rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản, khơng thể xem là loại giấy tờ có giá nên khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa.

Ơng Phan Hai đã kháng cáo vì khơng đồng ý với quyết định trên. Tịa phúc thẩm vẫn quyết định đình chỉ vụ án, trả lại đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo cho ông Hai và đưa ra các quyết định cùng án phí dân sự khác.

<b>Tóm tắt bản án số: 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của TAND huyện Long Hồtỉnh Vĩnh Long.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H (nguyên đơn) khởi kiện bà Nguyễn Thị Thủy T (bị đơn) có người đại diện theo ủy quyền là anh Bùi Văn KH yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất AM090902 thửa đất 1595 diện tích 489,1m<small>2</small> của hộ ơng B. Năm 2012 gia đình ơng B sửa nhà nên dọn hết đồ đạc ra sân, hơn 10 ngày sau dọn vào nhà thì phát hiện bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó ông làm đơn cớ mất và xin cấp lại. Nhưng khi có giấy thì ơng khơng nhận được do UBND báo có người tranh chấp với ơng.

Tịa án cấp sơ thẩm quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông B và bà H, buộc bà T giao trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ơng B cùng một số những quyết định về án phí khác.

<i>Câu 1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụminh hoạ về giấy tờ có giá. </i>

Giấy tờ có giá là giấy tờ chứng nhận một quyền tài sản, có giá trị trao đổi, thực hiện việc thanh tốn trực tiếp hoặc có thể xuất trình để thực hiện quyền tài sản được ghi nhận trên đó.

Theo khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và điều kiện khác”.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:

+ Cơng cụ chuyển nhượng gồm: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, cơng cụ chuyển nhượng khác.

+ Chứng khốn các loại gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khốn, hợp đồng góp vốn đầu tư, các loại chứng khốn khác do Bộ tài chính quy định.

+ Các loại giấy tờ có giá khác: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, thương phiếu của các doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Ví dụ minh họa về giấy tờ có giá: trái phiếu Chính phủ, chứng chỉ tiền gửi Agribank,..

<i>Câu 1.2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứngnhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá khơng? Quyết định số 06 và Bản án số 39có cho câu trả lời khơng? </i>

Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không là giấy tờ có giá.

+ Theo khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và điều kiện khác”. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:

• Cơng cụ chuyển nhượng gồm: hối phiếu địi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, cơng cụ chuyển nhượng khác.

• Chứng khoán các loại gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khốn, hợp đồng góp vốn đầu tư, các loại chứng khoán khác do Bộ tài chính quy định.

• Các loại giấy tờ có giá khác: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu cơng ty, thương phiếu của các doanh nghiệp.

+ Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”.

+ Vậy nên, trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” khơng là giấy tờ có giá. Vì khơng sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà để thanh toán thay cho tiền, không thể đem đến nơi phát hành để đổi thành tiền hoặc không thể đưa vào thị trường chứng khốn. Chúng khơng thuộc các trường hợp liệt kê và khơng có đặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

trưng của giấy tờ có giá.

Tại Quyết định số 06: Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và khơng thể xem là loại giấy tờ có giá.

Tại Bản án số 39 không đề cập cụ thể câu trả lời cho vấn đề “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá khơng. Nhưng Bản án số 39 cũng đã đề cập “Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất” nên chúng ta có thể ngầm hiểu rằng Tòa án xác định “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” khơng phải là giấy tờ có giá.

<i>Câu 1.3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứngnhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có chocâu trả lời khơng? Vì sao?</i>

Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không là tài sản.

+ Theo khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015 “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.”. Theo khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

+ Thế nên có thể kết luận rằng trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không là tài sản, chỉ là chứng thư về mặt pháp lý. Khi mất, thất lạc vẫn có thể làm đơn cớ mất và xin cấp lại bình thường mà khơng làm ảnh hưởng đến giá trị sử dụng hay giá trị của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tại Quyết định số 06: Tòa án đã căn cứ vào Điều 105 BLDS năm 2015 và khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 để nhận định rằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.”.

Tại Bản án số 39: Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.

<i>Câu 1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liênquan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”nhìn từ khái niệm tài sản;</i>

Theo TAND giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khơng phải là loại giấy tờ có giá và khơng được xem là tài sản, do đó việc giải quyết tranh chấp đòi lại giấy tờ này không thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự mà phải thực hiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

Nhìn từ khái niệm tài sản, theo tơi hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là chưa hợp lý.

+ Theo khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.”, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khơng phải là giấy tờ có giá nhưng hồn tồn có thể xem là vật. Điều này là hợp lý vì:

• Tài sản phải là những gì mà con người có thể được chiếm giữ, kiểm soát hoặc xác lập quyền làm chủ. Là những thứ có thật, tồn tại thực tế trong đời sống của xã hội lồi người (hoặc chí ít là “tài sản ảo” trong môi trường “thực tế”), các đồ vật hay tài sản đó có thể tồn tại ở dạng này hay dạng khác (lỏng, khí, rắn). Cầm nắm, kiểm sốt được có thể bằng nhiều cách khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp bởi con người, bằng công cụ thô sơ hay các thiết bị đặc biệt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thức vật chất nhất định,ở thể rắn, có hình dạng cụ thể là “tờ giấy” và con người hồn tồn có thể cầm nắm, chiếm hữu.

• Tài sản phải có giá trị sử dụng, đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị sử dụng là dùng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.

• Giấy chứng nhận quyền sử đất có giá trị kinh tế như một đồ vật thơng thường, có thể bán như giấy vụ bình thường và thu được lợi ích là tiền. + Việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể tham gia giao dịch trao đổi mua bán không làm mất đi bản chất tài sản của nó. Việc TAND coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản dẫn đến nhiều hệ quả làm ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng bởi điều đó xem như đã tước bỏ quyền sở hữu và sử dụng đất của người đó đối với loại tài sản này.

Vậy nên, theo tơi khi nhìn từ khái niệm tài sản theo Điều 105 BLDS năm 2015 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vật và được xem là tài sản.

<i>Câu 1.5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng quyền sử dụng đất, giấychứng nhận sở hữu nhà có là tài sản khơng? Vì sao?</i>

Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có thể xem là tài sản dựa trên khía cạnh là vật vì theo khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” + Tài sản phải là những gì mà con người có thể được chiếm giữ, kiểm soát hoặc xác lập quyền làm chủ. Là những thứ có thật, tồn tại thực tế trong đời sống của xã hội lồi người (hoặc chí ít là “tài sản ảo” trong môi trường “thực tế”), các đồ vật hay tài sản đó có thể tồn tại ở dạng này hay dạng khác (lỏng, khí, rắn). Cầm nắm, kiểm sốt được có thể bằng nhiều cách khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp bởi con người, bằng công cụ thô sơ hay các thiết bị đặc biệt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất định,ở thể rắn, có hình dạng cụ thể là “tờ giấy” và con người hồn tồn có thể cầm nắm, chiếm hữu.

+ Tài sản phải có giá trị sử dụng, đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

chứng nhận sở hữu nhà có giá trị sử dụng là dùng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.

+ Giấy chứng nhận quyền sử đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có giá trị kinh tế như một đồ vật thơng thường, có thể bán như giấy vụ bình thường và thu được lợi ích là tiền.

Vậy nên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận sở hữu nhà đáp ứng đầy đủ các điều kiện của vật được xem là tài sản. Nếu thực hiện kiện đòi sẽ là kiện đòi động sản, xem nó là một vật và kiện địi trả lại vật.

<i>Câu 1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quanđến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”.</i>

Hướng giải quyết của Tòa án trong Bản án số 39 là hợp lý.

+ Về tố tụng, tranh chấp này không được quy định rõ. Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 14 BLDS năm 2015: “Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5, Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”. Đồng thời căn cứ theo khoản 2 Điều 4; khoản 14 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

+ Về nội dung, Tịa án chấp nhận u cầu khởi kiện của ơng Võ Văn B và bà Bùi Thị H, buộc bà Nguyễn Thị Thủy T giao trả cho ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 090902, buộc bà T nộp 300.000đ tiền án phí dân sự sơ thẩm, hồn trả cho ông B và bà H 300.000đ tiền tạm ứng án phí.

Tuy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khơng phải là giấy tờ có giá, nhưng hồn tồn có thể xem nó là vật và là một loại tài sản. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự công nhận của Nhà nước đối với người sử dụng đất hợp pháp, là một trong những căn cứ cho phép xác định thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất. Thực tiễn xét xử hiện nay không coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản, điều này làm dẫn tới nhiều hệ lụy: làm tổn hại đến các quan hệ dân sự, gây khó khăn cho người dân trong việc xác định

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thẩm quyền của các cơ quan để đi đến việc giải quyết các khiếu nại cho mình. Vì vậy hướng giải quyết trong Bản án số 39 là hoàn toàn thỏa đáng, đảm bảo được quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên, bảo vệ đầy đủ lợi ích hợp pháp của ơng B và bà H (nguyên đơn).

<i>Câu 1.7. Bitcoin là gì?</i>

Khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến các nhà đầu tư lo sợ. Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) phải liên tục bơm tiền nhằm cứu trợ suy thoái kinh tế toàn cầu, người ta bắt đầu đặt ra các câu hỏi và đánh mất lòng tin vào đồng tiền do chính phủ ban hành.

Vào thời điểm đó, ý tưởng về loại tiền tệ “Crypto Currency” (tạm dịch là đồng tiền được mã hóa) ra đời, đặc biệt là Bitcoin với công nghệ khối chuỗi "Block Chain", hoạt động giống như một cuốn sổ công cộng liệt kê tất cả các giao dịch. Bitcoin được phát minh bởi Satoshi Nakamoto – một chuyên gia trong lĩnh vực mã hóa.

Tiền điện tử kỹ thuật số hay tiền mã hóa được tạo ra bởi các thuật tốn mã hóa phức tạp, được giao dịch, trao đổi hồn tồn trên mơi trường Internet và hiện nay chưa chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào (trừ khi được Ngân hàng Trung ương trực tiếp phát hành). Thí dụ điển hình của tiền kỹ thuật số là Bitcoin.

Nói cách khác, Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số, khơng được chính phủ hay một tổ chức tài chính phát hành mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng Internet ngang hàng.

<b>Tóm tắt Bản án số: 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của TAND tỉnh Bến Tre.</b>

Ông Nguyễn Việt C (nguyên đơn) khiếu nại Chi cục trưởng Chi cục T (bị đơn) về việc khiếu kiện “Quyết định truy thu thuế”. Từ năm 2008 đến năm 2013, ơng C có tham gia trao đổi tiền ảo qua Internet. Đến tháng 9/2013, ông đã nhiều lần được Cơ quan A thuộc Công an Tỉnh Bến Tre mời đến làm việc do các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Đến ngày 19/10/2015, Cơ quan A ban hành công văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

số 87/ANĐT đề nghị cục T nghiên cứu xử lý các vi phạm của ông. Đến ngày 13/5/2016 ông nhận được Quyết định số 714/QĐ-CCT ngày 12/5/2016 của Chi cục trưởng Chi cục T. Nhưng trong giai đoạn ông tham gia mua bán thì loại hình tiền điện tử là loại hình kinh doanh mới, pháp luật thuế vẫn chưa kịp điều chỉnh nên ông vẫn chưa thể đăng ký được. Đến Ngày 10/8/2016, ông C gửi đơn khiếu nại đến cơ quan thuế để được xem xét lại Quyết định số 714/QĐ-CCT ngày 12/5/2016 của Chi cục trưởng Chi cục T. Sau khi xem xét nội dung thì Chi cục trưởng T khơng chấp nhận đơn khiếu nại của ơng. Sau đó đến ngày 15/6/2017 ơng C trình đơn khởi kiện lên TAND Tỉnh Bến Tre.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Việt C, tòa tuyên xử: hủy Quyết định số 714/QĐ-CCT ngày 12/5/2016 của Chi cục trưởng Chi cục T về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và Quyết định số 1002/QĐ-CT ngày 18/5/2017 của Cục trưởng Cục T về việc giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Việt C.

<b>Tóm tắt Bản án số: 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023.</b>

Bản án phúc thẩm số: 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 về tội “Cướp tài sản” với các bị cáo Hồ Ngọc T, Trần Ngọc H, Trương Chí H1, Nguyễn Văn Đ và các đồng phạm khác đối và bị hại là anh Lê Đức Ng. Trong quá trình đầu tư, kinh doanh tiền điện tử, Hồ Ngọc T và Trần Ngọc H quen biết anh Lê Đức Ng. Năm 2018, nghe anh Ng tư vấn, T bán khoảng 1.000 Bitcoin tương đương 100.000.000.000 đồng để mua các loại tiền điện tử mới trên các sàn giao dịch điện tử quốc tế và bị thua lỗ mất hết số tiền đầu tư. T cho rằng việc mình thua lỗ là do bị anh Ng lừa nên đã rủ H cùng tìm anh Ng để địi lại số tiền đã mất. T thỏa thuận với đồng phạm Trịnh Tuấn A sẽ chia 30% số tiền nếu lấy được của anh Ng. Đến Ngày 17/5/2020, T cùng các bị cáo nêu trên cùng hành động. Q trình thực hiện có sử dụng vũ lực để khống chế anh Ng. Đến khoảng 12 giờ 38 phút cùng ngày, sau khi tạo va chạm, ép anh Ng khi xe qua trạm thu phí Dầu Giây, các bị cáo truy cập vào ví điện tử của anh Ng, khống chế, ép anh Ng đọc mật khẩu chuyển tiền ảo sang ví các bị cáo.

Sau khi chiếm đoạt tài sản, bị cáo T đã chuyển BTC, TRX, BTT trên sàn Binance chuyển đổi thành 168 Bitcoin, sau đó đã quy đổi tổng số 86,91 BTC (Bitcoin) được 18.880.000.000 đồng và chia nhau. Các bị cáo sau đó sử dụng tiền được chia vào các việc cá nhân, mua đất, chuyển khoản sang người khác… Số

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bitcoin cịn lại các bị cáo khai khơng nhớ tên và không nhớ mật khẩu đăng nhập nên không thu hồi được.

Các bị cáo Hồ Ngọc Tài, Trần Ngọc H, Trương Chí H1, Trịnh Tuấn A, Nguyễn Quốc D1, Nguyễn Anh T1, Nguyễn Văn Đ dùng vũ lực, khống chế người bị hại để chiếm đoạt tài sản của người bị hại là vi phạm pháp luật. Vụ án có đồng phạm, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người bị hại được pháp luật bảo vệ, tạo dư luận xấu trong xã hội. Mục đích của các bị cáo trong vụ án này là chiếm đoạt tiền đồng thông qua việc chiếm giữ Bitcoin (tiền điện tử, tiền ảo), tội “Cướp tài sản” là đúng. Bác kháng cáo của các bị cáo giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Hội đồng xét xử khơng có cơ sở chấp nhận kháng cáo của người bị hại Lê Đức Ng về việc yêu cầu hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm để điều tra lại. Và kết luận Tòa phúc thẩm quyết định chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Anh T1, không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Hồ Ngọc Tài, Trần Ngọc H, Trương Chí H1, Trịnh Tuấn A, Nguyễn Quốc D1, Nguyễn Văn Đ, Bùi Quang Ch, Phạm Văn Th, Nguyễn Chí Th1 và sửa một phần Bản án hình sự sơ thẩm số 223/2023/HS-ST ngày 16/5/2023 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh về hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Anh T1.

<i>Câu 1.8. Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sảnkhơng?</i>

Trước sơ thẩm, các bị cáo xem Bitcoin là tài sản:

+ Từ đầu bị cáo Tài và bị cáo Hoàng đã mua 1.000 Bitcoin tương đương 100.000.000.000 đồng từ anh Nguyên tư vấn. Sau đó vì thua lỗ nên đã mất số tiền ban đầu. Đứng trước tình cảnh như vậy, các bị cáo đã cho rằng bản thân đã bị anh Nguyên lừa và đã đi tìm anh Ngun để địi lại số tiền.

+ Sau đó, các bị cáo đã có những hành vi khống chế người khác để ép anh Nguyên đọc mật khẩu nhằm chiếm đoạt tiền điện tử của anh Nguyên và chuyển đổi số tiền đó thành tiền đồng Việt Nam.

Chính vì vậy, có thể hiểu rằng các bị cáo xem Bitcoin là tài sản vì các bị

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

cáo đã bỏ ra một số tiền tương đương với Bitcoin để có được. Và khi cho rằng bản thân bị anh Nguyên lừa đã dẫn đến tình huống các bị cáo tìm anh để địi lại số tiền ban đầu và có những hành vi khống chế khác.

Sau sơ thẩm, các bị cáo không xem Bitcoin là tài sản: Theo Điều 105 BLDS năm 2015, Bitcoin được hiểu đơn giản là một loại tiền ảo và không có thật. Tại phiên tịa phúc thẩm, các bị các và luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng các bị cáo chiếm đoạt tiền điện tử (tiền ảo) và xác định đây không phải tài sản nên đề nghị Hội đồng xét xử xác định lại việc các bị cáo phạm tội “cướp tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 168 Bộ luật tố tụng Hình sự.

Chính vì vậy, có thể thấy rõ sự khác biệt về suy nghĩ của các bị cáo về việc Bitcoin có được xem là tài sản khơng. Có lẽ vì nhận thấy bản thân đã phạm tội “cướp tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự thì các bị cáo có thể bị phạt tù từ 07 đến 15 năm, nhận ra hình phạt quá mức so với bản thân, các bị cáo và luật sư đã bào chữa rằng Bitcoin khơng phải tài sản nhằm mục đích giảm nhẹ hình phạt nhưng khơng thành.

<i>Câu 1.9. “Ở các vụ việc về Bitcoin, Tịa án có xác định Bitcoin là tài sản theopháp luật không?”</i>

Tại các bản án “22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 về khiếu kiện quyết định truy thu thuế”, “841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023”. Ở phần “nhận định của HĐXX” của cả hai Tòa án là TAND tỉnh Bến Tre và TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đều nhận định rằng: “Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Cụ thể: theo Điều 163 BLDS năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” và theo Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định “Hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai”. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp, đồng thời Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự.” Và

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

“pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận tiền ảo là tài sản.”.

Từ đó có thể thấy rằng trong các vụ việc về Bitcoin thì Tịa án khơng xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật Việt Nam.

<i>Câu 1.10. “Pháp luật nước ngồi có coi Bitcoin là tài sản khơng? Nếu có, nêu hệthống pháp luật mà anh/chị biết.”</i>

Hiện nay pháp luật nước ngồi vẫn có nhiều luồng quan điểm về Bitcoin. Có thể tạm chia thành 03 nhóm là :

+ Nhóm nước dung hịa: đây có thể coi là nhóm có những quốc gia đi đầu về cơng nghệ thông tin như: Nhật Bản, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore,….

+ Nhóm nước từ chối tiền điện tử KTS: đây là nhóm nước khơng cấm nhưng chính phủ cũng khơng có thiện cảm với loại tiền này như: Nga, Trung Quốc, Ấn độ, Brazil,…

+ Nhóm nước cấm triệt để: đây là nhóm nước cấm với mục đích bảo hộ đồng tiền quốc gia, bao gồm: Iceland, Bolivia, Ecuador, Bangladesh, Kyrgyzstan và Việt Nam

Hiện nay Nhật Bản được coi là thị trường giao dịch Bitcoin lớn nhất. Chính quyền sở tại không ban hành bất cứ luật riêng nào những ghi nhận mỗi loại theo cơ sở sau :

+ Các loại tiền mã hóa (cryptocurrencies) và “xu” tiện ích (utility tokens) như BTC, ETH… được ghi nhận là tài sản mã hóa (Crypto Assets) theo quy định của Luật Dịch vụ thanh toán (Payment Services Act – PSA). Các doanh nghiệp tham gia vào hoặc môi giới cho hoạt động chuyển nhượng, trao đổi, hoặc cung cấp các ứng dụng lưu trữ các loại tài sản này (như các loại ví điện tử) đều phải đăng ký với Nhà nước dưới tư cách là một Nhà cung cấp dịch vụ trao đổi tài sản mã hóa (Provider of Crypto Asset Exchange Services).

+ Các loại “xu” chứng khốn mã hóa (security tokens), có giá trị như trái phiếu, cổ phiếu do Luật Cơng cụ tài chính và Sàn giao dịch (Financial Instruments and Exchange Act – FIEA) như là một loại chứng khốn mã hóa. Doanh nghiệp trực

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

tiếp thực hiện hoặc môi giới các hoạt động chào bán, chuyển nhượng hoặc trao đổi các loại chứng khoán mã hóa này phải đăng ký với Nhà nước dưới tư cách nhà cung cấp các cơng cụ tài chính loại I (Type I Financial Instruments Business Operators).

+ Các loại “xu” mã hóa với ý nghĩa là “stablecoin” – “đồng tiền ổn định”, dựa trên tiêu chí có được quy đổi ra tiền pháp định hay không mà được chia làm hai loại: tài sản mã hóa hoặc phương tiện thanh toán trong các giao dịch tiền gửi qua đường bưu điện.

+ Một số loại tài sản mã hóa đặc thù như NFTs (Non-Fungible Tokens – Tạm dịch: Tài sản không thể thay thế) không phải là phương tiện thanh tốn, về ngun tắc khơng chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

<i>Câu 1.11. “Theo anh/chị có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam khơng? Vìsao?”</i>

Theo Luật sư Đặng Văn Vương, Văn phòng Luật Phong & Partners Law firm, tiền ảo là lĩnh vực rất mới và phức tạp nên việc đánh giá đầy đủ và xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh đối với tiền ảo là thách thức khơng chỉ với Việt Nam mà cịn với nhiều nước khác trên thế giới. Hiện tại, tiền ảo đã bắt đầu xâm nhập vào các hoạt động đầu tư, quan hệ dân sự, tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân nên đòi hỏi nước ta phải nhanh chóng ban hành các quy định pháp luật và có những biện pháp quản lý phù hợp để điều chỉnh các quan hệ pháp sinh liên quan đến tiền ảo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, người dân và hạn chế các tội phạm liên quan đến tiền ảo.

Trên tinh thần của Luật sư, tơi cũng có những quan điểm tương đồng như sau:

+ Đầu tiên, ở thời điểm hiện tại Bitcoin vẫn chưa nên được coi là tài sản vì những rủi ro có thể phát sinh là rất cao như nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu,... Như ta có thể thấy việc hợp pháp hóa Bitcoin chỉ diễn ra ở những nước mạnh về công nghệ thông tin và đời sống xã hội cao. Nếu áp dụng Bitcoin vào đời sống ở Việt Nam hiện tại sẽ rất dễ dẫn đến những rủi ro về tài sản của người dân. Vì hiện tại ở Việt Nam những người từ độ tuổi từ 30 trở lên vẫn chiếm rất cao

</div>

×