Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài tập triết học trả lời câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.47 KB, 2 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Bài tập NHÓM - Tuần 2</b>

Câu 1. Hãy phân biệt các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử.

Câu 2. Bạn hãy đánh giá công lao của Lênin trong việc bảo vệ và phát triển triết học Mác.

TRẢ LỜI:

Câu 1.

Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã trải qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. - Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Các nhà biện chứng cả phương Đông và phương Tây thời cổ đại đã thấy được các sự vật, hiện tượng của vũ trụ vận động trong sự sinh thành, biến hóa vơ cùng vơ tận. Tuy nhiên, những gì mà các nhà biện chứng thời đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa có các kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học minh chứng.

- Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Kant và người hoàn thiện là Hegel. Có thể khẳng định, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng. Theo các nhà triết học Đức, biện chứng bắt đầu từ tinh thần và kết thúc cũng ở tinh thần. Thế giới hiện thực chỉ là sự phản ánh biện chứng của ý niệm nên phép biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm.

- Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I. Lênin và các nhà triết học hậu thế phát triển. C. Mác và Ph. Ăngghen đã gạt bỏ tính thần

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

bí, tư biện của triết học cổ điển Đức, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tư cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hồn bị nhất. Cơng lao của C. Mác và Ph. Ăngghen còn ở chỗ tạo được sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng trong lịch sử phát triển triết học nhân loại, làm cho phép biện chứng trở thành phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật trở thành chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 2.

Lênin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác và Triết học trong thời đại mới – thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng XHCN + Thời kì 1893- 1907: Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác và chuẩn bị thành lập đảng mácxít ở Nga hướng tới cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất + 1907- 1917: Lênin phát triển toàn diện Triết học Mác và lãnh đạo phong trào công nhân Nga, chuẩn bị và thực hiện cuộc cách mạng XHCN lần đầu tiên trên thế giới

+1917- 1924: Lênin tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng, bổ sung, hoàn thiện triết học Mác, gắn liền với việc nghiên cứu các vấn đề xây dựng XHCN Thời kì năm 1924 đến nay: Triết học Mác-Lênin tiếp tục được các Đảng Cộng Sản và công nhân bổ sung, phát triển.

</div>

×