Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Trường thcs quảng thái đề hsg sử 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.15 KB, 9 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG ĐỀ GIAO LƯU ĐỘI TUYỂN HSG CẤP HuyệnTRƯỜNG THCS QUẢNG THÁI Môn Lịch Sử 8 </small></b>

<b> Năm học 2023-2024</b>

<b> Thời gian: 150 phút( không kể thời gian giao đề)A- LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 6 điểm)</b>

<b>Câu 1 (3 điểm): Nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Giơn Rít –</b>

nhà văn Mĩ, đã viết tác phẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới”. Theo em, tại sao cuốn sách lại có tên như vậy?

<b>Câu 2 (3 điểm): Vì sao Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ? Em hãy nêu kết</b>

cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hịa bình thế giới?

<b>B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 điểm)</b>

<b>Câu 3 (4 điểm): Hãy nêu những cơ hội từ (1858-1884) mà nhà Nguyễn có thể đánh Pháp</b>

để giành độc lập dân tộc. Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn?

<i><b>Câu 4 (3 điểm): Lập bảng so sánh giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thếtheo mẫu sau:</b></i>

<b>TTNội dung so sánhPhong trào Cần VươngKhởi nghĩa Yên Thế</b>

1 Thời gian tồn tại

Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu những nội dung chính của các đề nghị cải cách? Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó?

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>C. CHỦ ĐỀ CHUNG (4 điểm): </b>

<b>Câu 6 (2 điểm): Em hãy trình bày những nét chính về q trình con người khai khẩn và </b>

cải tạo châu thổ, chế ngự chế độ nước sông Hồng?

<b>Câu 7 (2 điểm) Em hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo vệ chủ </b>

quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đơng?

<b>ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM:A. Lịch sử thế giới (6 điểm)Câu 1 (3 điểm): </b>

<b>* Trong nước :(1đ)</b>

<b>- Đã đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư sản Nga. (0.5đ)</b>

- Cách mạng đã đưa người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chính quyền mới-chế độ XHCN trên phạm vi 1/6 diện tích thế giới, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nước

<b>Nga- kỉ nguyên độc lập tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội . (0.5đ) * Thế giới : (2đ)</b>

- Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa Xã hội .Là sự kiện mở đầu

<b>thời kì lịch sử mới - lịch sử thế giới hiện đại. (0.25đ)</b>

- Mở ra con đường cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười Nga: “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu triệu người bị

<b>áp bức đứng lên tự giải phóng”. (0.25đ)</b>

- Cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối

<b>cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. (0.25đ)</b>

- Từ sau cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam

<b>đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. . (0.25đ)</b>

- CMT10 Nga đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời mở đường cho chủ nghĩa Mác-Lê-nin thâm nhập vào các quốc gia, dân tộc khác nhất là các nước thuộc

<b>địa và phụ thuộc. . (0.25đ)</b>

- CMT10 Nga cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào cách

<b>mạng thế giới. (0.25đ)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

-Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ

<b>con đường đúng đắn đi tới thắng lới cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. (0.25đ)</b>

-CMT10 Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì lịch sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử thế giới Hiện đại- giai

<b>đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. (0.25đ)Câu 2: (3,0 điểm)</b>

<i>1. Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918): (1.25đ)</i>

 Nguyên nhân sâu xa:

- Vào cuối TK XIX – đầu TK XX, sự phát triển không đều của CNTB đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về thuộc địa đã dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898); Anh –

<b>Bô-ơ (1899 – 1902); Nga – Nhật (1904-1905). (0.5đ)</b>

- Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối địch: khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung (1882) và khối Hiệp ước của Anh, Pháp, Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy

<b>đua vũ trang nhằm làm bá chủ thế giới. (0.25đ)</b>

 Nguyên nhân trực tiếp (duyên cớ):

- 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xéc-bi ám sát. Bọn quân phiệt Đức –

<b>Áo – Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh. (0.25đ)</b>

- Ngày 28/7/1914, Áo – Hung tuyên chiến vối Xéc-bi. 1/8, Đức tuyên chiến với Nga, 3/8 tuyên chiến với Pháp; 4/8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất

<b>bùng nổ. (0.25đ)</b>

<i><b>2.Kết cục: (1.25đ)</b></i>

- Chiến tranh đã gây nên nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá bị phá hủy…. chi phí cho chiến

<b>tranh lên tới 85 tỉ đôla. (0.5đ)</b>

- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ TG

<b>bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ mở rộng thêm thuộc địa. (0.25đ)</b>

- Vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào CMTG tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự

<b>bùng nổ và thắng lợi của CM tháng Mười Nga năm 1917. (0.5đ)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

* Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hịa bình thế giới?

- Bản thân tích cực học tập, yêu tự do, bảo vệ hịa bình, có tinh thân chống chiến

<b>tranh, chống khủng bố, chống mâu thuẫn sắc tộc…. (0.5đ)</b>

<b>Câu 3 (4 điểm):</b>

<b>* Những cơ hội mà nhà Nguyễn có thể đánh Pháp 2,0</b>

–Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1-9-1858) gặp sự kháng cự mạnh mẽ của quân triều đình cùng nhân dân khiến chúng gặp nhiều khó khăn tuy nhiên triều đình khơng kiên quyết

<b>chống Pháp nên bỏ lỡ thời cơ và để cho Pháp chiếm giữ bán đảo Sơn Trà. (0,5)</b>

-Sau khi chiếm được Gia Định ,năm 1860 Thực dân Pháp phải điều quân sang các chiến trường Châu Âu và Trung Quốc nhằm đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân nơi đây.Chúng chỉ để lại Gia Định 1000 quân trài dài trên 10 km nhưng quân triều đình nhà

<b>Nguyễn vẫn đóng qn trong Đại đồn Chí Hồ ở thế thủ hiểm không dám tấn công (0,5)</b>

- Ngày 21/12/ 1873 khi nhân dân ta tạo nên chiến thắng Cầu Giấy lần 1 ( giết chết Gác ni ê cùng nhiều binh lính) khiến qn Pháp vơ cùng dao động , nhân dân phấn khởi thì giữa lúc đó nhà Nguyễn chỉ coi đó là điều kiện để thoả thuận và chấp nhận kí với Pháp hồ ước

<b>Giáp Tuất (15-3-1874) (0,5)</b>

- Ngày 19/5/1883 nhân dân ta tiếp tục tạo nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai( giết chết Ri vi e) nhưng nhà Nguyễn vẫn chỉ coi đó là điều kiện để thương lượng nhưng khơng được

<b>Pháp chấp nhận thậm chí chúng cịn nhận cơ hội đó mà tấn cơng vào kinh thành Huế. (0,5)* Nhận xét về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn: 2,0</b>

-Khi Pháp xâm lựơc nước ta nhà Nguyễn có chống Pháp nhưng chống khơng kiên quyết, khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, nhà Nguyễn cũng khơng cùng nhân dân chống Pháp mà luôn ảo tưởng thượng lượng, từng bước thoả hiệp kí các điều ước bán nước cho

<b>Pháp, cuối cùng đầu hàng Pháp hoàn toàn. (0,5)</b>

-Với thái độ khơng kiên quyết của triều đình nhà Nguyễn nên nhà Nguyễn đã từ bỏ con

<i><b>đựờng đấu tranh truyền thống của dân tộc, nhà Nguyễn sợ dân hơn sợ giặc. ( 0,5)</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

-Khi đánh Pháp nhà Nguyễn vừa đánh Pháp vừa thương lượng, không biết chớp thời cơ,

<i><b>mất lòng dân, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc (0,5)</b></i>

- Nhà Nguyễn đã bỏ qua cơ hội có thể giành được độc lập.dân tộc, việc nhà Nguyễn để

<i><b>mất nước ta cuối thế kỉ XIX không tất yếu trở thành tất yếu lịch sử (0,5)</b></i>

<b>Câu 3: (3đ) Mỗi ý đúng 0.25đ</b>

TT Nội dung so sánh Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế

3 Thành phần lãnh đạo <i><b>Văn thân sỹ phuNông dân</b></i>

4 Lực lượng tham gia <i><b>Nông dân, văn thân sỹ </b></i>

- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn cơng đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế,

<i>xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng (0.25 đ)</i>

- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời ssống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước

<i>vào tình trạng rối ren (0.25 đ)</i>

- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn cơng ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh

<i>tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến (0.5 đ)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>b. Nội dung (1 điểm)</b>

- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển

<i>bn bán, chấn chỉnh quốc phịng (0.5 đ)</i>

- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để

<i>thông thương với bên ngoài (0.5 đ)</i>

- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển cơng, thương

<i>nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục... (0.5 đ)</i>

- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên

<i>vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thơng dân trí, bảo vệ đất nước (0.5 đ)</i>

<b>c. Nhận xét (1 điểm)</b>

- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách

nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động

<i>tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình (0.25 đ)</i>

- Hạn chế: Tuy nhiên, các đề nghị cải cách mang tính chất rời rạc, lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân

<i>với địa chủ phong kiến (0.25 đ)</i>

- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, khơng chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hồn tồn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong

<i>vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến (0.25 đ)</i>

- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc

<i>chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX (0.25 đ)</i>

<b>Câu 6 (2 điểm) Mỗi ý đúng 0.5đ</b>

<b>- Từ xưa, con người đã chú ý đến việc điều tiết và chế ngự nguồn nước sông Hồng: đào </b>

kênh để dẫn nước hoặc tiêu nước, tổ chức đắp đê, trị thủy để phát triển sản xuất và bảo vệ cuộc sống.

<b>- Thời Lý: Nhà nước Đại Việt cho đắp đê dọc theo hầu hết các con sông lớn.</b>

<b>- Thời Trần: Nhà nước cho gia cố các đoạn đê xung yếu, đặt ra chức quan chuyên trách </b>

về đề điều là Hà đê sứ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>- Thời Lê: Tổ chức quai đê lấn biển, khai thác bãi bồi vùng cửa sông. Thời Nguyễn tiếp </b>

tục đẩy mạnh công việc này.

<b>Câu 7: (2 điểm)</b>

*, Thuận lợi: (1.5đ) Mỗi ý đúng 0.5đ

+ Có cơ sở pháp lí là Cơng ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

+ Việt Nam tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đơng (COC), kí một số hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước như: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a năm 2003, Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chống lấn với Ma-lai-xi-a năm 1992,...

+ Tình hình an ninh, chính trị khu vực Đơng Nam Á ngày càng ổn định, các nước ASEAN đồng thuận trong cách ứng xử của các bên trên Biển Đơng.

*, Khó khăn: (0.5đ)

<b> Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh </b>

chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông

HẾT

</div>

×