Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn: XÂY DỰNG MỨC KHẤU TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.06 KB, 91 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH





HỌ VÀ TÊN : PHAN THỊ TỐ NHƢ



XÂY DỰNG MỨC KHẤU TRỪ GIA CẢNH
TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM




CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ
















Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH





HỌ VÀ TÊN : PHAN THỊ TỐ NHƢ



XÂY DỰNG MỨC KHẤU TRỪ GIA CẢNH
TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM




CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ






NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN HỒNG THẮNG








Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
MỤC LỤC
- MỤC LỤC
- MỤC LỤC HÌNH
- MỤC LỤC BẢNG
- PHẦN MỞ ĐẦU 1
- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẤU TRỪ TRONG THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN 5
1.1. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 5
1.1.1. Sự bất bình đẳng thu nhập và thuế thu nhập cá nhân 5
1.1.1.1. Sự bất bình đẳng thu nhập 5
1.1.1.2 Thuế thu nhập cá nhân 8
1.1.1.3 Các nguyên tắc xây dựng thuế thu nhập cá nhân 9
1.1.2 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 13
1.1.2.1 Thuế thu nhập cá nhân thƣờng mang tính lũy tiến 13
1.1.2.2 Thuế thu nhập cá nhân đánh theo nơi cƣ trú và nguồn thu nhập 19

1.1.2.3 Thuế thu nhập cá nhân mang tính thứ bậc 20
1.1.2.4 Thuế thu nhập cá nhân là công cụ trực tiếp làm giảm sự bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập 22
1.2 Thu nhập và thu nhập tính thuế 24
1.2.1 Thu nhập 24
1.2.2 Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế 26
1.3 Khấu trừ thuế 28
1.3.1 Miễn thuế và khấu trừ thuế 28
1.3.2 Ý nghĩa của miễn thuế và khấu trừ thuế 30
1.4 Khấu trừ thuế ở các nƣớc 35
Kết luận 40
CHƢƠNG 2: KHẤU TRỪ THUẾ TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2011 41
2.1. Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 41
2.1.1 Giai đoạn thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao 41
2.1.1.1 Mức khấu trừ gia cảnh qua các thời kỳ 41
2.1.1.2 Bậc thuế (khung thuế) và thuế suất 43
2.1.2 Giai đoạn thuế thu nhập cá nhân 45
2.1.2.1 Khấu trừ gia cảnh 45
2.1.2.2 Bậc thuế ( khung thuế) và thuế suất 49
2.1.3 Đóng góp của thuế thu nhập cá nhân 50
2.2 Khấu trừ gia cảnh 51
2.2.1 Tính hợp lý về khấu trừ gia cảnh hiện nay ở Việt Nam 51
2.2.2 Các nhân tố tác động đến sự hình thành mức khấu trừ gia cảnh 52-53-54
2.2.2.1 Phƣơng án 1 - dựa vào mức lƣơng tối thiểu 55
2.2.2.2 Phƣơng án 2 - dựa vào mức chi tiêu bình quân đầu ngƣời 58
2.3. Những thành công 60
2.4 Những khuyết điểm cần khắc phục 61
Kết luận 62



Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

5

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH KHẤU TRỪ THUẾ TRONG THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM 63
3.1. Định hƣớng phát triển của thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 63
3.1.1. Đảm bảo tƣơng đồng giữa hệ thống thuế thu nhập cá nhân của Việt nam với
giữa hệ thống thuế thu nhập cá nhân của các quốc gia mà Việt nam ký kết tham
gia 64
3.1.2. Phát huy tính hiệu quả của Luật thuế thu nhập cá nhân 65
3.1.3. Tầm quan trọng của thuế thu nhập cá nhân trong tƣơng lai 66
3.2. Giải pháp chính 66
3.2.1. Phân nhóm đối tƣợng nộp thuế 66
3.2.2. Xây dựng quy trình xác định thuế theo tiêu chuẩn quốc tế 67
3.2.3. Xây dựng cơ chế điều chỉnh mức thuế và miễn giảm thuế theo thời gian 68
3.2.4. Hình thành khoản khấu trừ thuế 69
3.3. Giải pháp phụ trợ 74
3.3.1 Phát triển hạ tầng vật chất của ngành thuế 74
3.3.1.1 Hệ thống thông tin nội bộ 74
3.3.1.2 Phần mềm khai báo thuế thu nhập cá nhân 74
3.3.2 Kiểm tra thuế 75
3.3.2.1 Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế
75
3.3.2.2 Kiểm tra thuế dựa theo rủi ro 76
3.3.2.3 Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan nhƣ thuế, ngân hàng, công
an… 76
Kết luận 77

PHẦN KẾT LUẬN 78
MỤC LỤC HÌNH
CHƢƠNG 1
1.1 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và mức độ bất bình đẳng về thu nhập 5
1.2 Thuế lũy tiến và chặn trên 14
1.3 Đánh thuế lũy tiến bằng cách lấy lƣợng tuyệt đối về độ hữu dụng bằng nhau 15
1.4 Đánh thuế lũy tiến bằng cách lấy lƣợng tƣơng đối về độ hữu dụng bằng nhau 16
1.5 Đánh thuế lũy tiến để độ hữu dụng sau thuế bằng nhau 16
1.6 Thƣớc đo thuế thu nhập tuyến tính 18
1.7 Ảnh hƣởng của thuế đến sự công bằng trong phân phối thu nhập 23
1.8 Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế 26










Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

8

MỤC LỤC BẢNG
CHƢƠNG 1
1.1 So sánh mức khởi điểm chịu thuế của một số quốc gia trên thế giới 36
1.2 Bảng so sánh giữa khấu trừ thuế và miễn thuế theo Bruce và Rosen 38

1.3 Khấu trừ thuế tại Mỹ 39
CHƢƠNG 2
2.1 So sánh Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao giai đoạn 1991
– 2004 41-42
2.2 Biểu thuế suất đối với công dân Việt Nam và cá nhân là đối tƣợng cƣ trú tại
Việt Nam 43
2.3 Biểu thuế suất đối với ngƣời nƣớc ngoài, cƣ trú và lao động ở Việt Nam và
công dân Việt Nam cƣ trú và lao động ở nƣớc ngoài 44
2.4 Biểu thuế luỹ tiến từng phần 49
2.5 Các nhân tố tác động đến sự hình thành mức khấu trừ gia cảnh 52-53-54
2.6 Theo phƣơng pháp forward 55
2.7 Theo phƣơng pháp stepwise 56
2.8 Tóm tắt mô hình theo biến độc lập là mức lƣơng tối thiểu 57
2.9 Kết quả tổng hợp 58
2.10 Phƣơng án 2: Theo biến độc lập là mức chi tiêu bình quân đầu ngƣời 58
CHƢƠNG 3
3.1 So sánh mức khởi điểm chịu thuế trƣớc đây và thu nhập chịu thuế hiện
nay 69
3.2 Mức lƣơng tối thiểu vùng 70
3.3 Mức khấu trừ gia cảnh theo phƣơng án 1 dựa vào mức lƣơng tối thiểu 71
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 2007 đến năm 2010, bội chi ngân sách nhà nƣớc đã tăng từ 56.500
tỷ đồng lên đến 119.700 tỷ đồng, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nƣớc so với tổng sản

phẩm quốc nội GDP từ 5% tăng lên 6,2%; chi trả nợ và viện trợ từ 49.160 tỷ
đồng tăng lên 70.250 tỷ đồng, tỷ lệ nợ công xấp xỉ 50% tổng sản phẩm quốc nội
GDP
1
. Thêm vào đó, giá vàng và giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao đã tác
động tiêu cực đến đời sống vật chất và tâm lý của các tầng lớp dân cƣ gồm cả
ngƣời thu nhập thấp lẫn ngƣời thu nhập cao. Do đó, nếu chính sách thuế thu nhập
cá nhân không có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời, đặc biệt là mức khấu trừ
gia cảnh, thì trạng thái bất ổn của kinh tế vĩ mô cộng hƣởng với khó khăn của các
hộ gia đình có thể sẽ tạo nên những sóng ngầm tiêu cực cho nền kinh tế.
Tháng 3/2011 khi trình Chính phủ một số đề xuất đối với vấn đề này, Bộ
Tài chính cho biết mức khấu trừ gia cảnh 4 triệu đồng/tháng/ngƣời đƣợc căn cứ
vào chính sách lƣơng đang áp dụng, GDP bình quân trên đầu ngƣời, và mức chi
tiêu bình quân hằng năm. Tại thời điểm xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân năm
2006 mức lƣơng tối thiểu Nhà nƣớc quy định là 450.000 đồng/tháng, thu nhập
bình quân đầu ngƣời một năm lấy làm căn cứ xây dựng là 720USD của năm 2006
và mức 1.000USD giai đoạn (2009-2010). Đến năm 2011 cả tiền lƣơng tối thiếu
lẫn GDP bình quân đầu ngƣời đều thay đổi. Mức lƣơng cơ bản của công chức từ
năm 2011 đạt 830.000 đồng/tháng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời cả nƣớc năm
2010 là 1.168USD
2
, riêng Hà Nội con số này là 1.900USD
3
. Những dẫn chứng
bằng số liệu cho thấy mức khấu trừ 4 triệu đồng/tháng/ngƣời đã không còn phù
hợp cho giai đoạn mới.


1
Tổng cục thống kê (2011), số liệu về bội chi Ngân sách Nhà nƣớc.

2
Tổng Cục Thống kê (2010), số liệu thống kê về Thu nhập bình quân đầu ngƣời.
3
Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hà Nội (2010), bài phát biểu tại Hội Nghị khóa 15 .


Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

2

Nhƣ vậy, cần thiết phải xây dựng một chính sách khấu trừ thuế hợp lý phù
hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đây cũng là lý do
chính khiến Tác giả tập trung nghiên cứu đề tài “Xây dựng mức khấu trừ trong
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam ”.
2. Tình hình nghiên cứu
Về thuế thu nhập cá nhân nói chung đã có nhiều tác giả đã nghiên cứu. Tiêu
biểu là công trình nghiên cứu năm 2009 của TS Diệp Gia Luật với đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở “Đẩy mạnh triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt
Nam” mã số: CS 2008, và công trình dự thi giải thƣởng nghiên cứu khoa học sinh
viên năm 2009 của Võ Nguyễn Ái Mi với đề tài “ Luật thuế thu nhập cá nhân:
Thực thi và hoàn thiện”. Hai công trình này nghiên cứu hoàn thiện thuế thu nhập
cá nhân ở Việt Nam trên góc độ tổng thể, từ bậc thuế, thuế suất đến chính sách
quản lý nhà nƣớc đối với thuế thu nhập cá nhân mà chƣa nghiên cứu chuyên sâu
vào một cấu phần của thuế thu nhập cá nhân.
Luận văn này không nghiên cứu thuế thu nhập cá nhân trên diện rộng mà
tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào một cấu phần của thuế, đó là miễn thuế, giảm
thuế và khấu trừ thuế nhằm xác định mức thuế một cách hợp lý vừa hƣớng theo
thông lệ quốc tế vừa phù hợp bối cảnh hiện tại của Việt Nam.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào những mục tiêu cơ bản nhƣ sau:
- Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về vấn đề miễn thuế và khấu trừ thuế nhằm
xác định thu nhập tính thuế trong thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
- Đề xuất đƣợc những giải pháp xác định hợp lý các khoản giảm trừ trong thuế thu
nhập cá nhân tại Việt Nam.
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

3

Về phạm vi nghiên cứu, Luận văn chỉ tập trung vào phân tích các khoản
khấu trừ thuế nhằm xác định thu nhập tính thuế từ tiền lƣơng và kinh doanh trong
thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.
Luận văn không bàn đến những khoản thu nhập chịu thuế khác nhƣ: thu
nhập từ đầu tƣ vốn, thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn, thu nhập từ chuyển nhƣợng
bất động sản, thu nhập từ trúng thƣởng, thu nhập từ bản quyền,…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định
lƣợng. Nghiên cứu định tính nhằm xác định các nhân tố tác động đến miễn thuế và
khấu trừ thuế. Nghiên cứu định lƣợng nhằm xác định mức tác động của các nhân
tố đến miễn thuế và giảm thuế ở Việt Nam thời gian qua nhằm đƣa ra những giải
pháp có tính trọng số chứ không chung chung.
Nguồn số liệu
Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Tổng Cục Thống kê và Bộ Tài
chính từ năm 1995 đến nay.
5. Đóng góp của đề tài
- Tổng hợp lý luận về miễn thuế, giảm thuế và khấu trừ thuế trong xác định
số thuế thu nhập cá nhân.
- Một số gợi ý về mặt chính sách về việc xác định các khoản miễn thuế,

giảm thuế và khấu trừ thuế vừa hƣớng theo thông lệ quốc tế vừa phù hợp bối cảnh
hiện tại của Việt Nam theo thời gian.
6. Hƣớng phát triển của đề tài
Trong thuế thu nhập cá nhân còn nhiều vấn đề khác rất quan trọng, đó là:
thuế suất, bậc thuế và quản lý thuế. Một trong những hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

4

có liên quan đến đề tài là mối quan hệ giữa miễn thuế, khấu trừ thuế với độ giãn
cách giữa các bậc thuế và thuế suất.
Ngoài ra, còn một hƣớng phát triển nữa là nghiên cứu quan hệ giữa chính
sách thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản.
7. Nội dung của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
đƣợc trình bày thành 3 chƣơng:
Chương 1: Lý luận chung về khấu trừ trong thuế thu nhập cá nhân
Chương 2: Khấu trừ thuế trong thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam giai
đoạn 1991 – 2011 .
Chương 3: Giải pháp xác định khấu trừ thuế trong thuế thu nhập cá nhân
ở Việt Nam.

Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

5

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẤU TRỪ TRONG
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1.1. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
1.1.1. Sự bất bình đẳng thu nhập và thuế thu nhập cá nhân
1.1.1.1. Sự bất bình đẳng thu nhập
Trong xã hội mà nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trƣờng thì sự bất bình
đẳng về thu nhập là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến cần đƣợc nghiên cứu
để nhà nƣớc với chức năng tác động và điều chỉnh cần can thiệp ở mức độ hợp lý
nhằm thiết lập công bằng xã hội.
Sự bất bình đẳng về thu nhập là hiện tƣợng phổ biến và gắn liền với sự phát
triển của nền kinh tế thị trƣờng. Một trong những cách tiếp cận mối quan hệ giữa
tăng trƣởng, phát triển kinh tế và sự bất bình đẳng về thu nhập đƣợc thể hiện trong
hình 1.1 nhƣ sau.
Hình 1.1
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và mức độ bất bình đẳng về thu nhập








(Nguồn: Joeseph E. Stiglitz(1995), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học kỹ thuật)

Hình 1.1 cho thấy trong giai đoạn đầu, nền kinh tế đang phát triển, đang
trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, nền kinh tế bắt đầu có tăng trƣởng,
mục tiêu của nền kinh tế là gia tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế, huy động mọi
Phát triển kinh tế
Mức độ bất
bình đẳng
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng

thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

6

nguồn lực cho mục tiêu này. Trong thời gian này, các quốc gia có thể chấp nhận
sự bất bình đẳng và chƣa thể phân phối lại, ngƣời nào sở hữu nhiều nguồn lực hơn
sẽ có thu nhập cao hơn. Vì vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập có thể ngày càng gia
tăng do mục tiêu tăng trƣởng kinh tế thƣờng đƣợc ƣu tiên đặt lên hàng đầu. Nhƣng
khi nền kinh tế đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định thì nền kinh tế càng
phát triển, cơ hội gia tăng thu nhập cao hơn cho mọi ngƣời dân và nhà nƣớc có
điều kiện phân phối lại nhiều hơn nên mức độ bất bình đẳng về thu nhập sẽ giảm
xuống.
Sự bất bình đẳng về thu nhập trong nền kinh tế thị trƣờng do nhiều nguyên
nhân:
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trƣờng thì mọi hoạt động phân phối đều thông
qua cơ chế tự điều tiết theo các quy luật kinh tế của thị trƣờng. Nói một cách cụ
thể, trong điều kiện cơ chế thị trƣờng, các yếu tố sản xuất thông qua thị trƣờng
(thuê, mua) để tham gia vào quá trình sản xuất, và rồi sau đó, các kết quả của quá
trình sản xuất lại đƣợc phân phối cho các yếu tố sản xuất theo mức độ mà chúng
tham gia (năng suất biên hay sản phẩm biên của mỗi yếu tố sản xuất) trong kết quả
đó. Điều này nghĩa là tổng sản phẩm xã hội sẽ đƣợc phân phối theo mỗi loại yếu tố
sản xuất nhƣ vốn, lao động, đất đai… tùy theo năng lực tham gia của chúng vào
kết quả cuối cùng. Phƣơng thức phân phối này là động lực thúc đẩy ngƣời sở hữu
cũng nhƣ sử dụng phải lựa chọn và phát huy hiệu quả tối ƣu của mỗi yếu tố sản
xuất - điều kiện bắt buộc để nền kinh tế thị trƣờng có thể phát triển hiệu quả. Song
do nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử khác nhau mà các thành
viên trong xã hội không phải ai cũng có tình trạng nhƣ nhau về các yếu tố sản
xuất. Chẳng hạn, đối với yếu tố lao động, bản thân từng cá nhân có sự khác nhau
đáng kể về khả năng nhận thức, thể lực, trình độ giáo dục, đào tạo, hoàn cảnh,
năng lực, vị trí công tác… Thêm vào đó, mỗi cá nhân trong xã hội cũng rất khác

nhau trong việc sở hữu những của cải và tài sản sinh lợi. Những khác nhau này
cùng với nguyên tắc bình đẳng trong các giao dịch thị trƣờng và phân phối kết quả
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

7

hoạt động kinh tế đã đƣa đến hệ quả là sự khác biệt trong thu nhập và sự bất bình
đẳng giữa ngƣời này và ngƣời khác, tầng lớp xã hội này với tầng lớp xã hội khác.
Thứ hai, những nhân tố có tính chất xã hội, khách quan tác động đến tất cả
ngƣời lao động và tài sản của họ cũng gây ra hiện tƣợng bất bình đẳng về thu
nhập. Trình độ phát triển chung của quốc gia, các biện pháp hành chính mà nhà
nƣớc sử dụng để can thiệp vào việc phân phối thu nhập: chính sách trợ cấp xã hội,
quy định mức lƣơng tối thiểu… cũng ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập của từng cá
nhân trong xã hội.
Nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển, nếu không có sự can thiệp của nhà
nƣớc thì sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn và khoảng cách giàu
nghèo trong xã hội càng sâu sắc, tác động tiêu cực đến sự phát triển của mỗi quốc
gia. Hình 1.1 cho thấy, đối với các quốc gia đang phát triển, hiện tƣợng bất bình
đẳng về thu nhập sẽ ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển kinh tế. Hiện
tƣợng này chỉ giảm dần khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển cao nhất
định trên hình 1.1. Khi đó, của cải vật chất đƣợc sản xuất ra đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu của con ngƣời và những nhƣợc điểm của thị trƣờng cũng dần đƣợc
giải quyết.
Bất bình đẳng về thu nhập gây ra hiện tƣợng mất công bằng trong xã hội.
Theo quy luật độ thỏa dụng giảm dần, bất bình đẳng về thu nhập sẽ làm giảm lợi
ích chung của toàn xã hội. Mặt khác, bất bình đẳng về thu nhập vừa là hậu quả
song cũng là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng về giáo dục và đào tạo, duy trì
"chu kỳ nghèo khổ", cản trở sự phát triển của đất nƣớc và gây mất ổn định xã hội.
Phân phối lại và giải quyết bất công sẽ góp phần nâng cao độ thỏa dụng toàn xã

hội.
Tình hình nói trên khiến mỗi nhà nƣớc cần thiết phải can thiệp vào nền kinh
tế để giảm thiểu sự bình đẳng về thu nhập. Một công cụ rất quan trọng và mang lại
hiệu quả cao để giải quyết vấn đề này là thuế thu nhập cá nhân. Các chính phủ sử
dụng thuế thu nhập cá nhân để phân bổ gánh nặng thuế giữa các tầng lớp, nhóm
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

8

dân cƣ khác nhau trong xã hội theo khả năng chi trả của họ để thiết lập sự bình
đẳng về thu nhập và tạo nguồn để chính phủ thực hiện các chƣơng trình công cộng
khác.
1.1.1.2 Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá
nhân trong xã hội trong một khoảng thời gian nhất định.Thuế thu nhập cá nhân là
một trong những sắc thuế không thể thiếu và là công cụ để nhà nƣớc quản lý điều
tiết vĩ mô nền kinh tế -xã hội. Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò khuyến khích,
hạn chế hoặc ổn định kinh tế.
Thuế thu nhập cá nhân đã đƣợc áp dụng từ rất lâu ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Cho đến nay, trên thế giới đã có khoảng trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ
áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng phát triển
đều coi thuế thu nhập cá nhân là một trong những sắc thuế có tầm quan trọng đặc
biệt trong việc huy động nguồn thu ngân sách, thực hiện phân phối công bằng xã
hội và góp phần điều tiết nền kinh tế.
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thuế thu nhập cá nhân do 2 nguyên nhân
cơ bản:
Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân ra đời bắt nguồn từ yêu cầu đảm bảo sự công
bằng trong phân phối thu nhập. Điều này là thật sự cần thiết trong nền kinh tế thị
trƣờng bởi sự tồn tại phổ biến của sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng gia tăng

cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, việc áp dụng thuế gián thu mới
chỉ đảm bảo sự công bằng theo chiều ngang. Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế
trực thu, thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của ngƣời nộp thuế và điều tiết thu nhập
của ngƣời nộp thuế theo khả năng của họ. Vì thế, thuế thu nhập cá nhân còn đảm
bảo sự công bằng theo chiều dọc. Hơn thế nữa, một trong những lý thuyết của
Keynes về tính hữu dụng giảm dần của thu nhập cho rằng mức thu nhập càng cao
thì tính hữu dụng của nó càng thấp. Việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

9

làm tăng phúc lợi xã hội bằng cách điều tiết bớt thu nhập của những ngƣời có thu
nhập cao và phân phối lại cho những ngƣời có thu nhập thấp hơn.
Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân ra đời còn bắt nguồn từ nhu cầu chi tiêu ngày
càng tăng của nhà nƣớc cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng
của mỗi quốc gia. Trƣớc xu thế toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, sự giảm dần hàng
rào thuế quan do yêu cầu của tự do hóa thƣơng mại là một tất yếu, ảnh hƣởng và
làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nƣớc. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hƣớng nguồn thu
tích lũy từ trong nƣớc tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu
ngân sách nhà nƣớc.Vì vậy, nguồn thu chủ yếu cho ngân sách quốc gia là từ thuế
hàng hóa, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Trong đó, thuế
thu nhập cá nhân là nguồn tài chính lớn, góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để
ổn định thu ngân sách nhà nƣớc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.1.3 Các nguyên tắc xây dựng Luật thuế Thu nhập cá nhân
Những nguyên tắc này đƣợc xem là nguyên tắc cơ bản đƣợc thừa nhận phổ
biến trên thế giới trong việc xem xét, đánh giá tác động của thuế, tuân thủ nguyên
tắc chung trong xây dựng, ban hành và thực hiện Luật thuế.
a) Nguyên tắc khấu trừ tại nguồn

Nguyên tắc quốc tịch, nguyên tắc quốc tịch phát biểu rằng mỗi công dân phải
có nghĩa vụ đóng thuế cho đất nƣớc. Benjamin Franklin (17/1/1706-17/4/1790) có
một câu nói nổi tiếng: “Trên cỏi đời này không có gì chắc chắn ngoài cái chết và
thuế”
4
. Câu nói này toát lên một sự thật hiển nhiên và đơn giản: đã là dân thì phải
nộp thuế. Nguyên tắc này làm cơ sở cho quy định đánh thuế lên khoản thu nhập
phát sinh ngoài nƣớc của doanh nghiệp Việt Nam và của công dân Việt Nam.
Nguyên tắc quốc tịch không chỉ nêu rõ nghĩa vụ công dân mà còn bảo vệ công dân


4
Nguyễn Hồng Thắng ( 2009), Benjamin Franklin nghĩ về thuế,Tạp chí phát triển kinh tế số 02 .
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

10

của một nƣớc khỏi nghĩa vụ thuế của quốc gia khác, tức là “dân xứ nào phải và chỉ
nộp thuế cho xứ đó”, nếu nhƣ họ không có thu nhập phát sinh ở một xứ nào khác.
Nguyên tắc nguồn gốc (nguyên tắc lãnh thổ), bất luận thu nhập đƣợc tạo ra
bởi công dân mang quốc tịch nào, hễ phát sinh trong khuôn khổ lãnh thổ quốc gia
nào thì phải nộp thuế cho chính phủ nuớc chủ nhà bởi những bảo hộ, bảo đảm và
tiện ích công cộng mà nƣớc chủ nhà đã cung cấp.
Trƣờng hợp xuất hiện xung đột giữa nguyên tắc quốc tịch và nguyên tắc
nguồn gốc thì các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ thỏa thuận tránh đánh thuế hai lần
bằng một hiệp định. Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc
nặng hơn so với luật thuế trong nƣớc.
Tiêu chuẩn cho một thuế thu nhập tốt, hiệu quả chi phí của những phản ứng
hành vi trƣớc thuế, tối thiểu hóa tổn thất xã hội (đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và lợi

ích xã hội trong việc ban hành thuế thu nhập cá nhân), sử dụng thuế để nội bộ hóa
ngoại tác, cụ thể là các tác động ngƣợc chiều nay nhƣ đã phân tích . Công bằng
trong việc phân bổ gánh nặng thuế, công bằng ngang: những ngƣời có khả năng
chi trả bằng nhau thì đóng thuế bằng nhau, công bằng dọc, những ngƣời có khả
năng chi trả nhiều hơn thì đóng thuế nhiều hơn (thuế suất lũy tiến: thuế suất trung
bình tăng khi thu nhập tăng).
Về quản lý thuế, đối với ngƣời nộp thuế thì giảm chi phí của những ngƣời
đóng thuế về thời gian, tiền, những bất tiện, về cơ quan quản lý, giảm chi phí hành
chính. Thực tế, chi phí hành thu của thuế Thu nhập cá nhân thƣờng rất cao, điều
này làm cơ sở để áp dụng biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn chi trả, đó cũng là một
biện pháp để giảm chi phí hành thu.
b) Nguyên tắc thu khi phát sinh thu nhập
Đảm bảo nguyên tắc công bằng, giải quyết yêu cầu này, những vấn đề phát
sinh trong công tác hành thu nhƣ khai man tiền thuế, trốn lậu thuế sẽ đƣợc giảm
thiểu; hệ thống pháp luật thuế dễ đƣợc ngƣời dân chấp nhận, tự giác tuân thủ, đảm
bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

11

Nhƣ đã phân tích ở trên, các điểm thể hiện sự mất công bằng trong Luật thuế
thu nhập cá nhân cần phải đƣợc điều chỉnh: Qui định thu thuế ngay từ đồng đầu
tiên với mức thuế suất 0%, điều này đảm bảo vai trò đúng của Luật thuế thu nhập
cá nhân chứ không phải thuế thu nhập cao đã thực hiện vừa qua.
c) Nguyên tắc khả năng nộp thuế
Thuế nên trích xuất nhiều hơn vào thu nhập cao và giảm xuống cho thu nhập
thấp sao cho mức hy sinh thỏa dụng là nhƣ nhau khi đồng thuế cuối cùng đƣợc
nộp Từ đó, trên thực tế nguyên tắc công bằng theo khả năng tài chính làm cơ sở
của thuế lũy tiến trên những đồng thu nhập vƣợt qua các ngƣỡng nhất định.

Nguyên tắc bình đẳng, đòi hỏi địa vị thế của mỗi chủ thể phải ngang nhau
hoặc mỗi đối tƣợng nộp thuế phải đƣợc đối xử không thiên vị. Đóng thuế là trách
nhiệm công dân, là nghĩa vụ của mọi ngƣời bất kể giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp
và địa vị xã hội.
Thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch, minh bạch của hệ thống pháp
luật thuế yêu cầu các qui phạm pháp luật thuế thu nhập cá nhân phải rõ ràng, giảm
thiểu những qui định dẫn chiếu từ văn bản pháp luật này sang văn bản pháp luật
khác hoặc hạn chế dẫn chiếu những qui định chung.
Để đảm bảo sự minh bạch, các qui định trong đạo luật thuế liên quan đến
phạm vi áp dụng, đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng tính thuế, cách xác định mức thuế
phải nộp, thời hạn nộp thuế, cách thức nộp thuế, các cơ quan thu, hành vi nào bị
coi là vi phạm, thẩm quyền phạt và mức phạt cần phải đƣợc qui định cụ thể, rõ
ràng, dễ hiểu để đa số dân chúng đều có thể hiểu đƣợc quyền và nghĩa vụ về thuế
của mình. Đây cũng chính là phƣơng án phòng ngừa tốt đối với những hành vi vi
phạm pháp luật thuế.
Ngoài ra, cần áp dụng những biện pháp có hiệu quả cả về tổ chức bộ máy
hành chính để đảm bảo sự độc lập ngày càng cao giữa các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tƣ pháp.
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

12

Trong quá trình ban hành luật thuế, tính công khai đƣợc thể hiện ở việc công
bố văn bản pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong thời gian luật
định, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho quá trình quản lý, thu và nộp thuế.
Đảm bảo tính ổn định, tính ổn định của hệ thống pháp luật thuế thực chất
cũng thể hiện sự công bằng, minh bạch của pháp luật. Tính ổn định của hệ thống
pháp luật thuế yêu cầu nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ cơ quan lập pháp- ở
đây là Quốc Hội cần có dự báo về xu hƣớng phát triển và những vấn đề phát sinh,

cần điều chỉnh bằng pháp luật đối với những nội dung gắn với phạm vi điều chỉnh
của Luật thuế thu nhập cá nhân, điển hình nhƣ thuế suất đối với thu nhập từ
chuyển nhƣợng vốn phải có xu hƣớng giảm để tăng tính cạnh tranh quốc gia trong
thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp quốc tế; Thuế suất đánh trên lợi tức và trên thu nhập
chuyển nhƣợng vốn có khuynh hƣớng xích lại gần nhau để thúc đẩy quá trình tái
đầu tƣ trong doanh nghiệp;
Đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật thuế thu nhập cá nhân sẽ dễ
dàng hơn trong việc thực hiện, ổn định và thu hút nhân lực có trình độ cao và tăng
trƣởng kinh tế. Tuy vậy, cũng cần phải hiểu rõ rằng, Việt Nam vừa là quốc gia có
nền kinh tế chuyển đổi, vừa là nƣớc có nền kinh tế đang phát triển nhƣng ở mức
độ thấp, tính ổn định của hệ thống pháp luật thuế bị hạn chế.
Trong quá trình áp dụng có thể có những điều chỉnh chính sách pháp luật
thuế cũng nhƣ từng luật thuế cụ thể nhƣng sự điều chỉnh đó phải tuân thủ đúng lộ
trình đã dự liệu, hoạch định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng.
Nguyên tắc minh bạch, thuế làm thu nhập chuyển dịch bắt buộc và không
ngang giá từ khu vực tƣ vào ngân sách nhà nƣớc. Vậy nên, thuế phải minh bạch và
đƣợc giải thích cũng nhƣ hƣớng dẫn thống nhất cả nƣớc. Nguyên tắc này cũng đòi
hỏi chính phủ phải công bố cho dân chúng biết thuế đã đƣợc sử dụng nhƣ thế nào.
Những khoản thuế ngầm (nhƣ lạm phát) và thuế tƣơng lai (nhƣ nợ công) cũng phải
minh bạch. Sự không minh bạch trong thuế khóa là nguyên nhân dẫn đến những
căn bệnh nhƣ: bất bình đẳng, tham nhũng, lạm thu,….đồng thời làm suy yếu tính
pháp định của thuế. Nguyên tắc này thể hiện tại Khoản 3 Điều 4 của Luật Quản lý
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

13

thuế Việt Nam:“ Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng;
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời nộp thuế”.
Nguyên tắc trọng pháp (Nguyên tắc pháp định), thuế phải do Quốc hội thông

qua do đó nó đƣơng nhiên là một đạo luật, kể cả cơ quan quản lý thuế lẫn đối
tƣợng nộp thuế và những bên có liên quan đều bị chi phối và buộc phải chấp hành.
Nguyên tắc này thể hiện trong một cụm từ nổi tiếng “Không đánh thuế mà không
có đại diện” do giáo sỹ Jonathan Mayhew đƣa ra trong một buổi thuyết pháp tại
Boston năm 1750. Đến năm 1765 cụm từ này đƣợc sử dụng phổ biến tại Boston và
đƣợc chính trị gia James Otis phát triển thành câu: " Thuế mà không có đại diện là
chuyên chế". Gọi là nguyên tắc hành chính vì không chứa đựng yếu tố kinh tế,
Chính phủ thƣờng có nhiều lý lẽ và đủ sức mạnh hành thu, nên nguyên tắc này
nhằm ngăn chặn chính phủ và chính quyền địa phƣơng tự đặt ra các khoản thu đối
với ngƣời dân và bảo vệ dân chúng trƣớc những nguy cơ lạm thu của cơ quan
hành pháp. Điều đó có nghĩa là, về mặt nguyên tắc, mọi sắc thuế không đƣợc ban
hành dƣới hình thức một đạo luật thì không có giá trị và không có khả năng ràng
buộc đối với ngƣời đóng thuế - cử tri. Và, ngay cả cơ quan quản lý thuế cũng có
khả năng bị kiện nếu làm trái luật.
Nguyên tắc mang tính kinh tế, khi một khoản thuế đƣợc ban hành nó không
chỉ điều chỉnh nghĩa vụ và hành vi công dân mà sẽ tác động đến phân phối và hoặc
tái phân phối thu nhập giữa chính phủ và khu vực tƣ, giữa các nhóm dân cƣ với
nhau.
1.1.2 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
1.1.2.1 Thuế thu nhập cá nhân thường mang tính lũy tiến
Đặc điểm đầu tiên của thuế thu nhập cá nhân là mang tính lũy tiến: thu nhiều
phần trăm hơn vào thu nhập của ngƣời có thu nhập cao và ít phần trăm vào thu
nhập của ngƣời có thu nhập thấp.
Tính lũy tiến của thuế thu nhập cá nhân dựa trên hai cơ sở:
- Cơ sở lý thuyết: độ hữu dụng biên của thu nhập giảm dần
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

14


- Cơ sở thực tiễn: ngƣời thu nhập cao có nhiều khả năng trả thuế hơn ngƣời
thu nhập thấp
Hình 1.2
Thuế lũy tiến và chặn trên

(Nguồn : Nguyễn Hồng Thắng)
Tính lũy tiến thể hiện ở số thuế phải tỉ lệ gia tăng so với thu nhập. Nhƣ vậy
thu nhập cao thì nộp nhiều, thu nhập thấp thì nộp ít và thu nhập chƣa vƣợt qua
ngƣỡng thì tạm thời chƣa nộp. Đây chính là lý thuyết về sự hy sinh độ hữu dụng.
Ý tƣởng chính của lý thuyết nằm ở chỗ xây dựng mức thu thuế dựa trên nên tảng
mức hy sinh độ hữu dụng biên (MU
Y
) sinh ra từ thu nhập của cá nhân. Sử dụng
nguyên tắc này trong thực tiễn, chính phủ buộc ngƣời có thu nhập càng cao càng
phải hy sinh mức hữu dụng từ thu nhập theo một tỷ lệ nhiều hơn.
Có ba loại hy sinh hữu dụng:
- Loại thứ nhất là hy sinh mức hữu dụng tuyệt đối bằng nhau, mức giảm
tuyệt đối về độ hữu dụng của mọi cá nhân là nhƣ nhau nghĩa là chính phủ đánh
thuế sao cho mỗi cá nhân mất đi một hữu dụng tuyệt đối bằng nhau.
- Loại thứ hai là hy sinh tỷ lệ hữu dụng bằng nhau, mức giảm tƣơng đối về
độ hữu dụng của mọi cá nhân là nhƣ nhau nghĩa là chính phủ đánh thuế sao cho
mỗi cá nhân mất đi một tỷ lệ hữu dụng bằng nhau.
- Loại thứ ba là hy sinh hữu dụng biên bằng nhau, nộp thuế sao cho cân
bằng MU
Y
sau thuế.
Từ đó, trên thực tế nguyên tắc công bằng theo khả năng tài chính làm cơ sở
của thuế lũy tiến trên những đồng thu nhập vƣợt qua các ngƣỡng nhất định.
Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như


15

Gọi:
U
A
1
là tổng thỏa dụng của ngƣời A với thu nhập trƣớc thuế
U
A
2
là tổng thỏa dụng của ngƣời A với thu nhập sau thuế
U
B
1
là tổng thỏa dụng của ngƣời B với thu nhập trƣớc thuế
U
B
2
là tổng thỏa dụng của ngƣời B với thu nhập sau thuế

Hình 1.3
Đánh thuế lũy tiến bằng cách lấy lƣợng tuyệt đối về độ hữu dụng bằng nhau


(Nguồn : Nguyễn Hồng Thắng)
Đánh thuế lũy tiến bằng cách lấy lƣợng tuyệt đối về độ hữu dụng bằng
nhau, ngƣời A có thu nhập cao hơn ngƣời B thì ngƣời A phải chịu thuế nhiều hơn.




















Xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong GVHD: PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam HV: Phan Thị Tố Như

16

Hình 1.4
Đánh thuế lũy tiến bằng cách lấy lƣợng tƣơng đối về độ hữu dụng bằng nhau

(Nguồn : Nguyễn Hồng Thắng)
Đánh thuế lũy tiến bằng cách lấy lƣợng tƣơng đối về độ hữu dụng bằng
nhau, ngƣời A có thu nhập cao hơn ngƣời B thì ngƣời A phải chịu thuế nhiều hơn.
Hình 1.5
Đánh thuế lũy tiến để độ hữu dụng sau thuế bằng nhau



(Nguồn : Nguyễn Hồng Thắng)

×