Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
Lời Mở Đầu
Sau hơn 3 năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đổi mới
mạnh mẽ và sôi động cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, các sản phẩm,
dịch vụ và công nghệ ngân hàng không ngừng được nâng cao. Triển vọng
và tiềm năng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất khả quan.
Tuy nhiên, với việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO, đồng
nghĩa với việc cuộc cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu. Đặc biệt trong
lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các tổ chức nước ngoài đã, đang và sẽ tiếp
tục vào Việt Nam với con đường thông thoáng hơn. Với sự cạnh tranh gay
gắt như vậy, các ngân hàng Việt Nam đang cố gắng thu hút khách hàng,
nâng cao tính cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần và Ngân hàng thương mại
cổ phần (TMCP) Á Châu (ACB) cũng không ngoại lệ. Là một trong những
ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu
(ACB) đang tìm đủ mọi cách nâng cao chất lượng phục vụ và thu hút được
khách hàng và làm mới thêm các hoạt động của mình với những thay đổi
không ngừng của nền kinh tế thị trường đầy thách thức và cơ hội.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Vĩnh Phúc tuy mới
được thành lập vào cuối năm 2008 nhưng cũng đã có những đóng góp quan
trọng vào sự phát triển chung của toàn hệ thống, giúp cho ACB luôn giữ vững
được vị thế hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam và
định hướng trở thành một trong ba tập đoàn tài chính lớn nhất Việt Nam vào
năm 2015.
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chương 1: Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại
cổ phần Á Châu (ACB) và ngân hàng Á Châu-chi nhánh
Vĩnh Phúc.
1.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á
Châu (ACB).
1.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
- Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank
- Tên viết tắt : ACB
- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q 3, TP.Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84.3.8) 9290999
- Website: www.acb.com.vn
- Logo:
- Vốn điều lệ: 2.530.106.520.000VNĐ
- Giấy phép thành lập: Số 533/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh
cấp ngày 13/5/1993
- Giấy phép hoạt động: Số 0032/NH-GP do thống đốc ngân hàng nhà nước
cấp ngày 24/4/1993
- Giấy CNĐKKD: Số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí
- Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký thay đổi lần
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
thứ 10 ngày 11/5/2007
- Mã số thuế: 0301452948
1.1.2 Quá trình hình thành.
● Bối cảnh thành lập: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về
NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng
5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo
Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số
533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày
04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
● Tầm nhìn: Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là
trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế
xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng
mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối
với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB
● Chiến Lược:
a. Chiến lược tăng trưởng ngang: thể hiện qua ba hình thức:
+ Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: Hiện nay trên phạm vi toàn
quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường
mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị
trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức
tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa
Kỳ.
+ Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh: Hiện nay, ACB đã xây dựng được
mối quan hệ với các định chế tài chính khác, thí dụ như các tổ chức phát hành
thẻ (Visa, MasterCard), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Nhà
Rồng), Công ty chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
đại lý chấp nhận thẻ,đại lý chi trả kiều hối, v.v.. để thực hiện mục tiêu tăng
trưởng. ACB còn hợp tác với các định chế tài chính và các doanh nghiệp khác
để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách
hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã
có một đối tác chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered nổi tiếng về các
sản phẩm ngân hàng bán lẻ đang nỗ lực trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng chuyên
môn cũng như công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
cho quá trình hội nhập.
+ Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: ACB từng bước xây dựng
năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện
chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.
b. Đa dạng hóa:
Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện.
ACB đã có Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ
và khai thác tài sản ACB (ACBA), Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á
Châu (ACBL) và đang thành lập Công ty Quản lý quỹ. Với vị thế cạnh tranh
đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB
có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở
thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các hoạt động sau
đây:
+ Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối
hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.
+ Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công
ty tài trợ mua xe.
+ Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.
1.1.3 Quá trình phát triển
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB
đồng tâm và bám sát trong suốt 15 năm hoạt động của mình và những kết quả
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
đã đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó
cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong
hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột
mốc đáng nhớ của ACB:
- Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard
- Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Cùng trong năm
này, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình thức của
một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm.
Thông qua chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên
tắc vận hành một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý
rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện
Việt Nam.
- Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin
ngân hàng, xây dựng mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt
động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công
nghệ lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn
diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao
dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.
- Năm 2000: ACB, sau những bước chuẩn bị từ năm 1997, đã thực hiện cấu
trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000
(2000-2004). Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ
trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng
doanh nghiệp, và Khối ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối công nghệ
thông tin, Khối giám sát điều hành, Khối phát triển kinh doanh, Khối
quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo.
Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch
(TP.HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ
thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển
kinh doanh và quản lý rủi ro.
- Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: (i) huy động
vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv)
cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
- Năm 2005: ACB và ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa
thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược
của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần: (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế
phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng
tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
- Năm 2006: ACB niêm yết tại trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
- Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh
và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các
đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt
lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành
và quản lý, hợp tác với ngân hàng Standard Chartered về việc phát hành
trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền
thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.
- Năm 2008: kỷ niệm 15 năm ngày thành lập ACB và được đón nhận cờ thi
đua của chính phủ. Đồng thời, mở rộng mạng lưới kênh phân phối lên tới 186
chi nhánh và phòng giao dịch.
- Năm 2009: Được nhiều tạp chí quốc tế bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt
Nam. Được NHNN Việt Nam trao tặng huân chương lao động hạng nhì và cờ
thi đua
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.1.4.Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Á Châu
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
Hội Đồng Quản
trị
Ban Tổng Giám
Đốc
Các Hội Đồng
Đại Hội Đồng Cổ
Đông
Ban kiểm soát
Văn phòng HĐQT
Ban đảm bảo chất
lượng
Ban Chiến lược
Ban kiểm tra-
Kiểm soát Nội bộ
Phòng Quan hệ
Quốc tế
BanChính sách&
Quản lý Tín dụng
Phòng Thẩm định
tài sản
Khối
Khách
hàng cá
nhân
Khối
Khách
hàng
Doanh
nghiệp
Khối
Ngân
quỹ
Khối
Phát
triển
kinh
doanh
Khối
Giám
sát điều
hành
Khối
Quả
n trị
Nguồn
lực
Khối
Công
nghệ
thông
tin
Phòng Huy động
Vốn và DV Tài
chính cá nhân
Phòng Kinh
doanh
Phòng Tín dụng
Phòng Ngân hàng
Điện tử
Phòng Phân tích
Thông tin
Phòng Phân
tích
Tín dụng
Phòng Thanh
toán Quốc tế
Phòng Phân
tích Sản phẩm
& Khách hàng
Bộ phận Bao
Thanh toán
Phòng Kinh
doanh Vốn
Phòng Kinh
doanh Ngoại
hối
Phòng Kinh
doanh Vàng
Phòng
Quản lý Quỹ
Phòng Hỗ trợ
& Phát triển
Chi nhánh
Phòng
Marketing
Phòng Nghiên
cứu Thị trường
TT chuyển tiền
Nhanh ACB-
Western Union
Phòng Kế toán
Phòng
Quản lý rủi ro
Phòng
Tổng hợp
Ban Pháp chế
Bộ phận Giám sát
& Quản lý Danh
mục đầu tư
Phòng Nhân sự
Phòng
Hành chính
Trung tâm Đào
tạo
Phòng Kỹ thuật
Công nghệ
Thông tin
Phòng Hệ thống
Công nghệ
thông tin
Phòng Phát triển
Công nghệ
thông tin
Phòng
Kỹ thuật Thẻ
TT Dịch vụ Khách
hàng Tổng đài 247
Sở Giao dịch, Các chi nhánh, Phòng
Giao dịch & Trung tâm Thẻ
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.1.5. Nhân Sự Và Tiền Lương.
● Số lượng cán bộ, nhân viên:
Tính đến 30/9/2009, tổng cán bộ nhân viên của ACB là 6.587 người, trong đó
93% là trình độ đại học
Bảng 1: Số lượng cán bộ, nhân viên
Theo cấp quản lý
Theo trình độ
học vấn
Cán bộ quản lý 762
Nhân viên 5.825
Sau đại học 115
Đại học 6.126
Cao đẳng, trung cấp 180
Phổ thông 166
Tổng cộng 6.587 6.587
Nguồn ACB
Bảng 2:Mức lương bình quân
12/2005 4.628.000 đồng/tháng
12/2006 5.763.862 đồng/tháng
12/2007 8.456.000 đông/tháng
12/2008 7.180.000 đồng/tháng
09/2009 8.236.000 đồng/tháng
Nguồn ACB
1.2. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á
Châu- chi nhánh Vĩnh Phúc
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.
- Ngày 01/4/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số
2224/NHNN-CNH chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(ACB) được mở chi nhánh tại tỉnh Vĩnh Phúc.
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
Phó Giám Đốc
DĐốc
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Chi nhánh ACB-Vĩnh Phúc được đặt tại số: 251 Mê Linh, P. Liên Bảo, thành
phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Là vị trí trung tâm của thành phố nên tiềm năng
phát triển của chi nhánh trong tương lai là rất lớn
- Với lịch sử là phòng giao dịch thuộc chi nhánh ACB Hà Nội bắt đầu hoạt
động vào tháng 12/ 2008. Thời gian hoạt động chưa lâu, chỉ mang tính chất
thăm dò một thị trường mới nên kết quả đạt được là không nhiều.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức:
Là Sở giao dịch thuộc hệ thống Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh ACB
Vĩnh Phúc nên cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch có phần đơn giản và gọn nhẹ.
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
Phó Giám Đốc
DĐốc
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức của ACB chi nhánh VP
● Giám đốc chi nhánh: Hoàng Ngọc Thắng- Thạc sĩ quản trị kinh doanh
● Phòng khách hàng doanh nghiệp: trưởng phòng: Nguyễn Mạnh Cường- Cử
nhân học viện tài chính, chuyên nghành ngân hàng
- Bộ phận tín dụng doanh nghiệp: xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định
cho vay, bảo lãnh, theo dõi quá trình cho vay để luôn quản lý tốt được nguồn
vốn của ngân hàng, đồng thời tư vấn đối với các khách hàng chủ yếu là các
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
DĐốc
Phòng
Khách
Hàng
Doanh
Nghiệp
DoanHà
ng
Doan
Phòng
Hành
Chính
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Công
Nghệ
Thông
Tin
Phòng
Thẩm
Định
Tài Sản
Phòng
Khách
Hàng
Cá
Nhân
Bộ phận tín
dụng doanh
nghiệp
Bộ phận
thanh toán
quốc tế
Bộ phận
dịch vụ
khách hàng
DN
Bộ phận tín
dụng cá nhân
Bộ phận dịch
vụ khách
hàng cá nhân
Bộ phận
Wester Union
- thẻ
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
doanh nghiệp và tổ chức vay và sử dụng nguồn vốn vay một cách hợp lý, đúng
mục đích, tránh những rủi ro cho ngân hàng.
Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ
cho mục đích quản lý nội bộ của Sở, của Ngân hàng Á Châu; Lập các báo
cáo về tín dụng theo quy định.
Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng thẩm
định và quản lý tín dụng; tham gia xây dựng chính sách tín dụng cho toàn
hệ thống ngân hàng Á Châu.
- Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện các giao dịch nghiệp vụ thanh toán
quốc tế theo quy định của Ngân hàng TMCP Á Châu. Hướng dẫn, tư vấn, hỗ
trợ khách hàng trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm nâng cao dịch vụ
khách hàng. Lập các báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định. Thực hiện
nhiệm vụ đối ngoại của SGD với các ngân hàng trong và ngoài nước.
Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc
tế. Thực hiện công tác đào tạo nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các
cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế.
- Bộ phận dịch vụ khách hành doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm xử lý các
giao dịch đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức khác như: thực hiện
việc giải ngân vốn vay; mở tài khoản tiền gửi khách hàng và chịu trách nhiệm
xử lý các yêu cầu của khách hàng; thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi
và rút tiền; thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ ngay đối với khách hàng
doanh nghiệp;thực hiện các giao dịch thanh toán và chuyển tiền…; tiếp nhận
các thông tin phản hồi từ khách hàng; duy trì và kiểm soát các giao dịch đối
với khách hàng.
● Phòng khách hàng cá nhân:
- Bộ phận tín dụng cá nhân:Xem xét các quyết định cho vay, bảo lãnh, tư vấn
cho các khách hàng cá nhân vay và sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả
và hợp lý. Chuẩn bị các báo cáo về các khoản cho vay và lập các báo cáo về tín
dụng theo quy định.
SVTH: Nguyễn Văn Thịnh Lớp: TCDN 48C
11