Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(Tiểu luận) bài thu hoạch chuyến tham quan bảotàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.7 MB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT</b>

<b>BÁO CÁO MƠN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH(Phần thực hành “điển cứu” - Đi bảo tàng)BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THAM QUAN BẢO</b>

<b>TÀNG HỒ CHÍ MINH</b>

<b>Nhóm thực hiện: Nhóm 9 GVGD: TS. GVC. Nguyễn Thị Mộng Tuyền</b>

<b>Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỘT SỐ THƠNG TIN CHUNG1. Về mơn học</b>

Tên mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh (DÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHÔNG CHUYÊN NGÀNH MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH). Mã mơn học: POLI1208

Mã nhóm học: CF2101C

Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC. Nguyễn Thị Mộng Tuyền

<b>2. Về các thành viên tham gia thực hiện báo cáo</b>

Nguyễn Phan Tường Vy 2054010913 Nguyễn Diễm Bảo Ngọc 2154030464 Nguyễn Quốc Đạt 2154033025 Nguyễn Thị Ngọc Linh 2054032198

Ảnh thành viên nhóm 9:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Nguyễn Diễm Bảo Ngọc Nguyễn Quốc Đạt

Nguyễn Phan Tường Vy - 2054010913 iii

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Bài báo cáo này mở đầu bằng lòng biết ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Mộng Tuyền, người đã tận tâm hướng dẫn chúng em trong suốt quãng thời gian nghiên cứu mơn "Tư tưởng Hồ Chí Minh". Nhờ sự nhiệt huyết và kiến thức sâu sắc của cô, chúng em đã không chỉ nắm vững nội dung môn học mà cịn phát triển cái nhìn sáng tạo và kỹ năng làm việc với tài liệu.

Qua Bài thu hoạch và chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng em được trải nghiệm sâu sắc về Bến Nhà Rồng - Chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng em hy vọng rằng bài thu hoạch này sẽ thể hiện đầy đủ những kiến thức và giá trị mà chúng em đã học từ môn học.

Chúng em mong nhận được những đề xuất quý báu từ cơ để bài thu hoạch trở nên hồn thiện hơn. Nhận thức rõ ràng rằng kiến thức không có giới hạn và ln tồn tại những hạn chế, chúng em sẵn lòng tiếp thu mọi phản hồi từ cô, nhằm nâng cao kỹ năng và chất lượng công trình của mình.

Chân thành biết ơn cơ vì sự hỗ trợ và đóng góp quan trọng cơ đã mang lại cho quá trình học tập của chúng em!

<b>Too long to read onyour phone? Save to</b>

read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Bài thu hoạch này được thực hiện dựa trên sự nỗ lực nghiên cứu và hiểu biết của nhóm, cam đoan đầy đủ về tính trung thực và độc lập trong q trình xây dựng. Tất cả hình ảnh trong bài thu hoạch được chúng em tự chụp tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, đồng thời chúng em đã tổng hợp thông tin từ địa điểm Bến Nhà Rồng -Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) và chỉnh sửa chúng để tạo thành bản thu hoạch này.

Chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Mộng Tuyền, người đã hướng dẫn chúng em suốt quá trình thực hiện bài thu hoạch này. Mọi thông tin trong bài thu hoạch đều được chúng em xác thực và không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào khác. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã tham khảo thông tin từ một số nguồn tư liệu và tài liệu, và chúng em đã ghi chú rõ ràng về nguồn gốc tất cả các thơng tin tham khảo. Nếu có bất kỳ sai sót nào xuất hiện, chúng em xin chịu trách nhiệm hồn tồn và sẵn lịng điều chỉnh. Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và sự chỉ dẫn tận tâm của cơ trong q trình chúng em thực hiện bài thu hoạch này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu...6

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu...6

<b>PHẦN III: NỘI DUNG...7</b>

3.1. CHỦ ĐỀ THỨ NHẤT: THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH. BƯỚC ĐẦU HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1890 - 1920)...7

3.1.1. Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh...7

3.1.2. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh...8

3.2. CHỦ ĐỀ THỨ HAI- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO ĐƯỜNG LỐI CỦA V.I.LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SÁNG LẬP CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM (1920 - 1930)...9

3.3. CHỦ ĐỀ THỨ BA- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THẮNG LỢI VÀ SÁNG LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HỊA, ĐẤU TRANH GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1930 - 1954)...13

3.3.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi...13

3.3.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp...15

3.4. CHỦ ĐỀ THỨ TƯ: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG MỸ XÂM LƯỢC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 - 1969)...16

<b>PHẦN IV: KẾT LUẬN...19</b>

<b>PHẦN V: TÀI LIỆU KHAM KHẢO...20</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>PHẦN II: MỞ ĐẦU2.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>

Chúng em ln có mong muốn tìm hiểu và hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa di sản tại quê hương. Để thỏa mãn mong muốn, chúng em đã tổ chức một chuyến tham quan đặc biệt tới Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nơi này khơng chỉ là di tích kiến trúc độc đáo mà cịn là ngơi nhà của những câu chuyện lịch sử quan trọng. Tại đây, chúng em đã chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ngất ngưởng trước kiến trúc cổ kính đậm chất lịch sử.

<b>2.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN</b>

<b>2.2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu</b>

Trong hướng nghiên cứu, nhóm chúng em sẽ tập trung vào khám phá giá trị văn hóa đặc biệt của Bảo tàng Hồ Chí Minh và phân tích sâu sắc về vai trị và vị trí của nó trong bối cảnh đời sống văn hóa đơ thị. Đối tượng nghiên cứu của chúng em là giá trị di sản văn hóa của Bảo tàng Hồ Chí Minh, bao gồm cả các khía cạnh về văn hóa vật chất và tinh thần. Đồng thời, chúng em cũng sẽ dành thời gian để đào sâu vào vai trị và vị trí của Bảo tàng Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của đất nước. Mục tiêu là khám phá sâu rộng và truyền đạt hiểu biết sâu sắc về ảnh hưởng của Bảo tàng Hồ Chí Minh đối với diễn biến văn hóa và xã hội Việt Nam.

<b>2.2.2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu</b>

Về không gian nghiên cứu, nhóm chúng em đã hạn chế phạm vi tìm hiểu trong khn viên của di tích văn hóa Bảo Tàng Hồ Chí Minh. Ngồi ra, chúng em cũng đặt tâm huyết vào việc khám phá lịch sử của bảo tàng qua từng giai đoạn phát triển của nước nhà, cùng những mối liên kết quan trọng giữa Bảo Tàng Hồ Chí Minh và những người đóng góp và hoạt động tại đây qua các thời kỳ khác nhau.

Để làm nổi bật các yếu tố văn hóa của di tích văn hóa Bảo Tàng Hồ Chí Minh, chúng em đã áp dụng phương pháp hệ thống. Đồng thời, thơng qua phương pháp khảo sát thực tế, nhóm đã đưa ra cái nhìn chi tiết và chân thực về sự hình thành, ra đời, và các hoạt động diễn ra tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh. Mục tiêu là hiểu rõ hơn về bảo tàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

không chỉ là một khơng gian văn hóa mà cịn là bảo tàng của lịch sử và những câu chuyện đặc biệt của đất nước.

<b>PHẦN III: NỘI DUNG</b>

<b>3.1. CHỦ ĐỀ THỨ NHẤT: THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦTỊCH HỒ CHÍ MINH. BƯỚC ĐẦU HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCHMẠNG. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNINVÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1890 - 1920)3.1.1. Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh</b>

Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh ngày 19-5-1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình u nước và gốc nơng dân thuần chất.

<i>Hình 3.1 : Mơ hình ngơi nhà của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Hình 3.2. Gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh</i>

Thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ơng Nguyễn Sinh Sắc, là một người người có ý chí mạnh mẽ và tinh thần tự lập. Sinh năm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, ông đã mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng vẫn phát triển với tâm hồn thông minh và ham học.

Năm 1901, Nguyễn Sinh Sắc thi Hội và đậu Phó bảng, tuy đỗ cao nhưng ơng vẫn giữ được tính cách thanh bạch, khiêm tốn. Ơng từ chối tham gia vào thói xu nịnh và cam phận của quan lại triều đình Huế. Sau một thời gian ngắn làm quan, ơng chấp nhận cuộc sống bình dị, dạy học và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tư tưởng yêu nước và nhân cách cao thượng của ông đã góp phần lớn vào việc hình thành con người Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ơng Nguyễn Sinh Sắc qua đời tại Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào năm 1929, thọ 67 tuổi.

Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Hồng Thị Loan, sinh năm 1868 trong một gia đình nho học. Bà là một người phụ nữ thông minh, cần cù và giàu lòng nhân ái. Bằng nghề làm ruộng và dệt vải, bà đã tỏ ra rất quan tâm và chăm sóc chồng con. Mặc dù cuộc đời bà khá ngắn ngủi, nhưng hình ảnh về một phụ nữ Việt Nam sống có tình nghĩa và ảnh hưởng lớn đến tư cách của các con mình đã để lại dấu ấn sâu sắc. Bà Hoàng Thị Loan qua đời tại Huế vào năm 1901, khi mới 33 tuổi.

Chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1884. Chị đã tích cực tham gia vào nhiều phong trào yêu nước, trải qua nhiều khó khăn và bị bắt giam bởi thực dân Pháp và triều đình phong kiến. Nguyễn Thị Thanh qua đời tại quê hương vào năm 1954, thọ 70 tuổi.

Anh trai của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh năm 1888. Từ khi còn thanh niên, Nguyễn Sinh Khiêm đã dành nhiều thời gian truyền thụ kiến thức và mở mang văn hóa. Tham gia vào các hoạt động yêu nước, chống thực dân và phong kiến, anh đã phải trải qua nhiều năm tù đày. Nguyễn Sinh Khiêm qua đời vào năm 1950, thọ 62 tuổi, để lại di sản của một người anh trai nhiệt huyết và đầy đủ tình yêu quê hương.

<b>3.1.2. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.</b>

Ngày 5-6-1911 với tên Văn Ba, Người làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville, Nguyễn Tất Thành rời thương cảng Sài Gịn bắt đầu cuộc hành trình tìm

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nơi, từ Châu Á sang Châu Âu, qua Châu Phi rồi đến Châu Mỹ, đi đến đâu Nguyễn Tất Thành cũng để ý xem xét tình hình và suy nghĩ những điều mắt thấy, tai nghe, mong sao thực hiện được hồi bão cao cả của mình.

Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, cùng lúc này cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga bùng nổ làm chấn động thế giới. Cuộc cách mạng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho xã hội loài người, thời kỳ tan rã của chủ nghĩa tư bản, kỷ nguyên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Phấn khởi và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Cách mạng Việt Nam và Cách mạng thế giới, Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng 10 Nga - con đường của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

Năm 1919, các nước đế quốc thắng trận họp hội nghị ở Versailles nhằm chia lại thị trường thế giới, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và các quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.

Tháng 7-1920, qua báo Nhân đạo của Pháp, “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đến với Nguyễn Ái Quốc, từ đây Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương. Người đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và Người cũng trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Từ một người với lý tưởng yêu nước, Người đến với Chủ nghĩa cộng sản và tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tư tưởng yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>3.2. CHỦ ĐỀ THỨ HAI- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO ĐƯỜNG LỐI CỦA V.I.LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SÁNG LẬP CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM (1920 - 1930).</b>

Nǎm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Điều lệ của Hội nêu rõ: "Mục đích của Hội là tập hợp và hướng dẫn cho mọi người dân các xử thuộc địa hiện sống trên đất Pháp để soi sáng cho những người dân ở thuộc địa về tình hình mọi mặt ở nước Pháp nhằm mục đích đồn kết họ; thảo luận và nghiên cứu tất cả những vấn đề chính trị và kinh tế của thuộc địa". Tuyên ngôn của Hội kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh tự giải phóng và nhấn mạnh "Vận dụng cơng thức của Các Mác chúng tơi xin nói với anh em rằng, cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Hội liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy".

Và để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cách mạng ở các thuộc địa, Hội liên hiệp thuộc địa đã xuất bản báo Le Paria (Người cùng khổ). Nguyễn Ái Quốc là linh hồn của tờ báo, vừa là chủ nhiệm, kiêm chủ bút, thủ quỹ, báo xuất bản bằng tiếng Pháp nhưng ở trang đầu cịn có tên báo bằng chữ Ả Rập và chữ Hán. Số 1 của tờ báo ra 1/4/1922, trong đó có lời kêu gọi nêu rõ: Báo Le Paria ra đời do sự thơng cảm chung của các đồng chí ở Bắc Phi, Trung Phi và Tây Phi thuộc Pháp, ở Ma-đa-gat-xca, ở Đông Dương, Ǎng ti và Guyannơ... Báo kêu gọi họ đoàn kết lại để đấu tranh về vật chất và tinh thần của chính họ, nhằm mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi những lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và hữu ái... Báo Le Paria là vũ khí chiến đấu. Sứ mệnh của nó đã rõ ràng: giải phóng con người.

Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc "Bản án chế độ thực dân Pháp" được xuất bản vào cuối nǎm 1925. Nhiều bài trong tác phẩm đã được đǎng báo Le Paria và một số báo, tạp chí ở Pháp và Liên Xô. Bằng những chứng cớ và số liệu cụ thể, những

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

người thật việc thật Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đồng thời chỉ ra con đường đấu tranh của cách mạng thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi thì cái vịi cịn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra".

Tháng 6 nǎm 1923, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xơ. Được thực tiễn cách mạng Nga lúc đó cổ vũ, Nguyễn Ái Quốc kiên trì đấu tranh bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự chú ý của Quốc tế Cộng sản tới phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tới tình cảnh của người nông dân trong các nước thuộc địa. Họ chiếm đại đa số trong xã hội và cách mạng thuộc địa không thể thắng lợi nếu khơng có sự tham gia của đông đảo nông dân. Tại Hội nghị lần thứ I Quốc tế Nông dân (tháng 10 nǎm 1923) Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và được cử vào đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người còn được mời làm chuyên gia của Ban thư ký giúp Hội đồng chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp và là chuyên gia về những công việc liên quan đến các thuộc địa.

Người viết nhiều bài báo về tình cảnh nơng dân Bắc Phi, nơng dân Trung Quốc, nông dân Việt Nam. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo những thủ đoạn thực dân để biến nông dân thành nô lệ với hai bàn tay

</div>

×