Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BIỆN PHÁP TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG THAM GIA MẠNG XÃ HỘI AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.65 KB, 4 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BIỆN PHÁP</b>

<b>TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG THAM GIA MẠNG XÃ HỘIAN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH</b>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, internet và các trang mạng xã hội nói riêng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội và sinh hoạt của con người. Thời gian sử dụng mạng xã hội bằng nhiều hình thức của người Việt Nam là khoảng 7 giờ/ngày. Môi trường mạng mang đến cho học sinh nhiều lợi ích về học tập, giải trí, nhưng việc dành nhiều thời gian trên các nền tảng ảo khiến các em phải đối mặt với khơng ít rủi ro.

<b>II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG</b>

Đặc biệt là sau thời điểm đại dịch Covid 19 bùng phát, ngành giáo dục kết hợp vời nhà trường và gia đình học sinh trang bị thiết bị như điện thoại, máy tính và mạng internet để các em có điều kiện học online thì hiện nay đa số các em điều có đủ điều kiện để tham gia vào mạng xã hội. Tuy nhiên các em tham gia với mục đích học tập thì ít mà dùng nó để tán ngẫu, mua bán, chơi game, xem phim, nghe nhạc, you tube, tiktok...thì lại nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian học tập và tâm trí của các em. Theo tìm hiểu tơi biết được khoảng 81% HS có thiết bị để tham gia mạng xã hội hàng ngày. Trong tổng số học sinh đó thì có đến 95% các em tham gia Zalo, Face book, Tiktok,... Với thời gian hơn 5 giờ mỗi ngày.

Nắm bắt được vấn đề quan trọng và cấp thiết đó, tôi đã suy nghĩ, trăn trở làm sao để học sinh sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn phục vụ cho học tập và giải trí lành mạnh, khơng nghiện làm tiêu tốn thời gian vơ ích, không tham gia hay chia sẻ những nội dung xấu, không bị lừa gạt, đe dọa hay bắt nạt trên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến tâm lí lứa tuổi học sinh. Từ đó chú tâm hơn vào học tập.

<b>III. BIỆN PHÁP </b>

Đối với chương trình Tin Học trung học sở thì việc giáo dục ý thức của học sinh khi tham gia mơi trường mạng có trong chương trình Lớp 6, Lớp 7. Tuy nhiên thời lượng để triển khai thì q ít, học sinh khơng tiếp thu được hết nội dung cần thiết khi sử dụng mạng xã hội. Chương trình Lớp 8 và Lớp 9 thì hầu như không đề cập đến vấn đề này trong khi đó hiện tại thì vấn đề mạng xã hội là vấn đề nóng bổng cần được tâm.

Trong các chủ đề của bộ mơn Tin học nói về mạng máy tính tơi thường tích hợp thêm một số nội dung về vấn nạn của mạng xã hội ngày nay để học sinh biết cách đề phịng và khơng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nó. Tơi sưu tầm các bài báo, video nói về vấn đề này và hình ảnh các đoạn bình luận trái chiều gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội để các em tiếp cận vấn đề một cách chân thực về thế giới ảo từ đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

nhận thức được mặt trái của mạng xã hội từng bước tránh xa các vấn nạn khi tham gia mạng xã hội. Một số nội dung tơi thường tích hợp, lồng ghép như sau:

<b> 1. Lợi ích của mạng xã hội</b>

Khơng thể phủ nhận rằng mạng xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Mạng xã hội cho phép chúng ta kết nối, chia sẻ cùng nhau ngay cả khi không đến lớp. Có thể liên lạc với bạn để chia sẻ tài liệu, trao đổi học tập hay giúp nhau giải đáp thắc mắc ở lớp.

Bên cạnh đó, rất nhiều tài liệu học tập bổ ích được chia sẻ trên mạng xã hội. Đây sẽ là nguồn tài nguyên to lớn để phục vụ việc học tập và nghiên cứu của học sinh.

<b>2. Những mối nguy hại tiềm ẩn khi sử dụng mạng xã hội</b>

Chắc chắn việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách sẽ mang lại nhiều mối nguy hại, đặc biệt là cho học sinh – lứa tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống, dễ bị kẻ xấu lợi dụng.

<b>2.1. Nguy cơ bị lừa đảo</b>

Mạng xã hội là nơi hoạt động của nhiều đối tượng lừa đảo. Học sinh lại là thành phần còn non nớt về kiến thức cũng như kỹ năng sống nên dễ trở thành mục tiêu của kẻ xấu. Chúng tìm hiểu và tiếp cận với các em học sinh, dò hỏi thông tin cá nhân của trẻ để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như bắt cóc tống tiền hay bị bán thông tin.

<b>2.2. Ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh hưởng tới học tập</b>

Nghiện mạng xã hội cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Nhiều em sử dụng mạng xã hội trong thời gian dài gây đau mỏi mắt, đau lưng, mất ngủ. Ngày càng có nhiều học sinh bị cận thị, nhược thị, béo phì do nguyên nhân lớn là dùng mạng xã hội, dùng máy tính, điện thoại khơng kiểm sốt.

Mạng xã hội có sức hút rất lớn có nhiều bạn bỏ bê học tập, khơng làm bài về nhà chỉ vì nghiện mạng xã hội. Điều này làm tình hình học tập của các em bị sa sút, lâu dần dẫn tới mất gốc, chán học thậm chí làm nảy sinh tâm lý muốn bỏ học.

<b> 3. Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an tồn</b>

Nếu cấm tuyệt đối, khơng cho phép học sinh dùng điện thoại và mạng xã hội rất dễ phản tác dụng vì trẻ con thường thích khám phá và tị mị, điều mình cấm đơi khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

lại là điều kích thích khiến học sinh lén dùng mạng xã hội. Thay vì cấm cản mình có thể hướng dẫn học sinh sử dụng mạng xã hội an tồn, hiệu quả, có văn hóa.

<b>3.1. Bảo mật thông tin cá nhân</b>

Những thông tin như tên thật, tuổi, trường lớp, địa chỉ nhà, ảnh cá nhân hay các loại mật khẩu là những thông tin cá nhân, cần được bảo mật, không nên chia sẻ những thông tin này trên mạng. Hướng dẫn học sinh bảo mật tài khoản 2 lớp để tránh bị lấy cắp tài khoản phục vụ cho những mục đích xấu.

Những bài đăng trên mạng cũng nên giới hạn người xem là bạn bè, để tránh sự nhịm ngó từ người lạ.

<b>3.2. Suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ bất cứ điều gì</b>

Mạng xã hội vẫn ln là con dao hai lưỡi, vì vậy trước khi bình luận, chia sẻ hay đăng tải bất cứ thơng tin gì con cần phải tìm hiểu và suy nghĩ kỹ. Vì những bài đăng trên mạng sẽ có nhiều người xem, có thể sẽ bị người khác soi mói, đánh giá, bình luận tiêu cực khiến học sinh thấy buồn hay lo sợ.

Bên cạnh đó, thơng tin được đăng tải trên mạng xã hội khơng phải lúc nào cũng đúng. Có rất nhiều tin sai sự thật, tin kích động chống phá nhà nước,… được lan truyền trên mạng. Nếu khơng tìm hiểu kỹ thì con có thể chia sẻ, tin tưởng vào các nguồn tin sai trái, ảnh hưởng đến nhận thức, tiếp tay cho kẻ xấu lan truyền tin giả.

<b>3.3. Ứng xử văn minh trên mạng</b>

Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng mạng xã hội là ảo, có làm gì thì cũng khơng ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Tuy nhiên, Tất cả những hành động khơng suy nghĩ đều có thể làm người bị chỉ trích thấy buồn và mặc cảm. Nghiêm trọng hơn, nhiều từ ngữ q khích có thể khiến người khác tổn thương tinh thần, dẫn đến trầm cảm, thậm chí là tự tử.

Vì vậy hãy sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, không hùa theo cộng đồng mạng để chửi rủa, miệt thị người khác.

<b>3.4. Nhận biết các dạng lừa đảo qua mạng</b>

Hiện này có rất nhiều dạng lừa đảo qua mạng. Kẻ xấu có thể tạo một tài khoản ảo, kết bạn và trò chuyện với học sinh để lấy lòng tin sau đó dị hỏi những thơng tin của học sinh. Chúng có thể đóng vai một người bạn, muốn mình cung cấp thông tin để gửi quà. Tuy nhiên học sinh luôn nhớ nguyên tắc “không chia sẻ thông tin cá nhân”, đặc biệt là chia sẻ trên mạng xã hội để không trở thành nạn nhân của lừa đảo. Bên

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

cạnh đó, chúng ta cũng cần cẩn thận với các trị chơi trúng thưởng, khơng nên nhấn vào đường link lạ để tránh bị mất tài khoản hay bị đánh cắp thơng tin. Nếu có người yêu cầu gửi ảnh cá nhân, đặc biệt là ảnh nhạy cảm, hãy từ chối ngay và nói với bố mẹ. Đây cũng là một dạng lạm dụng cần được đề phòng và tránh xa.

<b>3.5. Giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội</b>

Với các bạn còn nhỏ, bố mẹ nên giới hạn mục đích sử dụng của con, việc dùng mạng xã hội chỉ để liên lạc, trao đổi học tập với bạn và thầy cô dưới sự giám sát của bố mẹ.

<b>IV. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP</b>

Qua các tiết dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung trên các em một phần nào đó đã nắm được một số kĩ năng cần thiết cho việc sử dụng hiệu quả và an tồn mạng xã

<b>hội như: Bảo mật thơng tin cá nhân, suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ bất cứ điều gì, ứng</b>

xử văn minh trên mạng, nhận biết các dạng lừa đảo qua mạng... Đa số các em học sinh rất hứng thú khi học những tiết học có lồng ghép những kiến thức về mạng xã hội, bởi vì nó sát với thực tiễn đời sống của các em, nó đang là chủ đề nóng bỏng của giới trẻ, là công cụ mà hầu hết các em đều tham gia và sử dụng hàng ngày, các em ham thích được tìm hiểu, làm cho các tiết học trở nên sơi động. Các em khơng cịn lén lúc sử dụng điện thoại trong giờ học để lướt Face, tiktok, hay nhắn tin qua Zalo... không chú ý nghe thầy cô giảng bài. Các em tập trung vào học và sử dụng mạng để trao đổi hay tìm kiếm nội dung, kiến thức đáp ứng cho việc học của mình từ đó nắm được nội dung bài tốt hơn và thêm cả hiểu biết, kỹ năng cho bản thân về mạng xã hội.

<b>V. KIẾN NGHỊ</b>

Nhà trường cần tích hợp, lồng ghép nội dung trên vào các tiết chào cờ, sinh hoạt lớp. Kết hợp với Tổng phụ trách đội và Bí thư chi đồn để tổ chức các buổi sinh hoạt cho thanh thiếu niên về nội dung giáo dục kỹ năng tham gia mạng xã hội.

</div>

×