Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thi công dầm sàn hệ kết cấu dầm chuyển, sàn chuyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 75 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1

<b>MỤC LỤC </b>

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀTÀI………... 4</b>

1.1. Tổng quan kết cấu chuyển ... 4

1.2. Mục đích của kết cấu chuyển ... 4

1.3. Đặc điểm kết cấu chuyển ... 4

1.4. Dạng kết cấu chuyển ... 5

1.4.1. Dầm chuyển ... 5

1.4.2. Sàn chuyển ... 6

1.5. Vấn đề kỹ thuật liên quan đến kết cấu dầm chuyển- sàn chuyển ... 7

<b>CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM, PHẠM VI ỨNG DỤNG KẾT CẤU </b>

3.4. Yếu tố 4 – Quá trình căng cáp ... 17

3.5. Yếu tố 5 – Thi công chống phụ ... 17

<b>CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THI CÔNG ... 18 </b>

4.1. Thiết bị thi công ... 18

4.5.1.1. Yêu cầu chung ... 20

4.5.1.2. Giàn giáo sử dụng chống đỡ khi thi công kết cấu chuyển ... 21

4.6. Công nghệ thi công ... 24

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2

4.6.1. Định lượng và trộn bê tông ... 24

4.6.2. Vận chuyển bê tông ... 24

4.6.3. Đổ và đầm bê tông ... 25

4.6.4. Bảo dưỡng bê tông ... 25

<b>CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN LIỆU TRONG </b>

5.5. Thiết kế thành phần bê tông kết cấu chuyển ... 28

<b>CHƯƠNG 6: QUY TRÌNH THỰC HIỆN THI CƠNG KẾT CẤU CHUYỂN<small>]</small> ... 28 </b>

6.1. Thi công giai đoạn 1 ... 29

6.2. Thi công giai đoạn 2 ... 39

6.3. Thi công giai đoạn 3 ... 43

<b>CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH SỰ CỐ VÀ KHẮC PHỤC TRONG VIỆC ỨNG DỤNG THỰC TẾ ... 47 </b>

7.1. Những sự cố thường gặp ... 47

7.1.1.1. Ứng suất nhiệt trong bê tơng ... 48

7.1.1.2. Sự co ngót trong bê tông... 48

7.1.1.3. Mạch ngừng trong thi công ... 48

7.2. Biện pháp giải quyết ... 49

7.2.1. Giải quyết vấn đề thi công bê tông khối lớn : ... 49

7.2.2. Giải quyết vấn đề về hệ ván khuôn, xà gồ và cột chống ... 49

7.2.3. Giải quyết vấn đề về đợt đổ bê tông ... 49

7.2.4. Giải quyết vấn đề về thi công dầm DƯL ... 50

7.2.5. Biện pháp phịng chống nứt bê tơng : ... 50

7.2.6. Biện pháp hạn chế tốc độ phát nhiệt thuỷ hố xi măng trong bê tơng ... 50

7.2.7. Biện pháp hạn chế độ chênh lệch nhiệt độ khối bê tông : ... 51

7.2.8. Biện pháp bảo dưỡng ... 52

7.2.9. Công tác kiểm tra 7.2.10.Biện pháp hạn chế co khô của bê tông ... 54

7.2.11. Biện pháp hạn chế bề mặt bê tông bị sốc nhiệt ... 54

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3

<b>CHƯƠNG 8: TRÌNH BÀY QUY TRÌNH BIỆN PHÁP AN TỒN LAO ĐỘNG ... 54 </b>

8.1. An tồn lao động khi thi công cốt thép... 54

8.2. Lắp dựng và tháo dỡ dàn giáo ... 55

8.3. Công tác gia công và lắp dựng cốp pha ... 55

8.4. Công tác gia công lắp dựng cốt thép ... 56

8.5. Đổ và đầm bê tông ... 56

8.6. Bảo dƣỡng bê tông ... 57

8.7. Tháo dỡ cốp pha ... 57

8.8. An toàn trong cẩu lắp vật liệu ... 57

8.9. An toàn lao động điện ... 57

<b>CHƯƠNG 9: THUYẾT MINH TÍNH TỐN BIỆN PHÁP CHỐNG ĐỠ ... 58 </b>

<b>CHƯƠNG 10: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 74 </b>

10.1. Kết luận ... 74

10.2. Kiến nghị ... 74

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ………..75 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

4

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan kết cấu chuyển </b>

- Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay đang phát triển rất mạnh và đa dạng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao để đáp ứng được việc tăng dân số, mọi người đều đổ dồn về các đô thi, các thành phố lớn để sinh sống, học tập và làm việc nên các cơng trình nhiều tầng được xây dựng nhiều tại các thành phố lớn.

- Từ những nhu cầu thực tế đó, đòi hỏi các kỹ sư xây dựng phải nghiên cứu thiết kế các cơng trình có khơng gian lớn ở các tầng bên dưới để phục vụ cho các nhu cầu về phòng ở khách sạn hay căn hộ gia đình.

- Một trong những giải pháp kết cấu có thể đáp ứng được yêu cầu thiết kế để tạo được không gian lớn ở các tầng bên dưới và không gian nhỏ hơn ở các tầng trên là hệ kết cấu “ Dầm chuyển, sàn chuyển” để đỡ các vách cứng hay các cột trong nhà nhiều tầng.

- Kết cấu “dầm chuyển, sàn chuyển” dùng để chuyển đổi hệ kết cấu từ cột sang vách hay từ vách sang cột, hoặc được dùng khi chân cột phần trên khơng trùng vị trí với các cột phần dưới. Kết cấu chuyển là dạng kết cấu có tính chất làm việc đặc biệt phức tạp, thường chiếm chi phí rất lớn trong cơng trình.

<b>1.2. Mục đích của kết cấu chuyển </b>

- Kết cấu chuyển có nhiệm vụ chuyển tiếp giữa hai khơng gian khác nhau của cơng trình như: tầng dưới là khơng gian nhịp lớn, thống đãng dành cho siêu thị, thương mại, còn tầng trên là không gian nhịp nhỏ dành cho căn hộ, khách sạn, văn phịng làm việc…Có 3 vùng chuyển tiếp là :

+ Vùng chuyển tiếp 1: giữa 2 tầng có kết cấu giống nhau + Vùng chuyển tiếp 2 giữa 2 tầng có kết cấu khác nhau

+ Vùng chuyển tiếp 3 giữa 2 tầng có kết cấu và vị trí lưới cột khác nhau

- Tạo ra không gian rộng lớn, đẹp hơn rất nhiều với hệ lưới cột thưa, đáp ứng được những yêu cầu thẩm mỹ kiến trúc, đồng thời lại có khả năng chịu lực tốt hơn, bền hơn. Kiến trúc cơng trình nhà được linh hoạt, đa dạng và phong phú hơn.

- Kết cẩu chuyển đã ứng dụng được những vật liệu cường độ cao, chất lượng tốt của các ngành khoa học kỹ thuật khác như : thép có cường độ cao, cáp dự ứng lực…

- Kết cấu chuyển có khả năng vượt nhịp lớn, nhịp có thể lên đến 16-20m, giảm kích thước cấu kiện của các tầng trên kết cấu chuyển.

<b>1.3. Đặc điểm kết cấu chuyển </b>

- Các kết cấu chuyển có khẩu độ lớn và chịu tải trọng lớn từ trên truyền xuống nên kết cấu này thường có độ cứng lớn và kích thước về chiều dài, chiều cao, chiều rộng của kết cấu chuyển đều lớn hơn nhiều so với kết cấu bê tông cốt thép thông thường nên thi công kết cấu chuyển có khối lượng cơng việc lớn hơn, phức tạp và khó khăn hơn.

- Do có khối lượng bê tơng lớn nên cần địi hỏi một lượng lớn hệ cây chống giàn giáo trong quá trình thi công.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

5

- Kết cấu chuyển có thể thi cơng bằng đổ bê tơng thường hoặc ứng dụng công nghệ bê tông ứng lực trước. Phổ biến hiện nay đối với các kết cấu chuyển là dùng cáp ứng lực trước cường độ cao kết hợp với bê tông mác cao. Việc thi cơng kết cấu chuyển có dùng cáp dự ứng lực thường phức tạp hơn rất nhiều so với thiết kế kết cấu bê tông cốt thép thường.

- Trong kết cấu chuyển dùng cáp dự ứng lực, thường phải thiết kế kéo cáp rất nhiều giai đoạn theo q trình thi cơng xây dựng tầng chuyển. Trong công đoạn căp cáp ứng lực cần phải có những dụng cụ chuyên dụng cho thi công kết cấu chuyển như: kích thủy lực, máy bơm vữa, máy luồn thép, và một số thiết bị khác…

- Kết cấu chuyển sử dụng những vật liệu có cường độ chịu lực cao, công nghệ thi cơng tiên tiến nên kích thước của kết cấu chuyển nhỏ hơn nhiều so với kết cấu BTCT thơng thường có cùng khẩu độ.

<b>1.4. Dạng kết cấu chuyển 1.4.1. Dầm chuyển </b>

Là một loại dầm thường có độ cứng và tiết diện hình học tương đối lớn, có tác dụng thay đổi trạng thái làm việc của hệ kết cấu từ hệ dầm cột chịu lực sang hệ dầm vách chịu lực hoặc hệ dầm nhưng với số lượng cột phía trên dầm nhiều hơn số lượng cột phía dưới dầm.

Thường áp dụng đối với vùng chuyển tiếp 1, khi mà kết cấu của tầng trên tầng chuyển và kết cấu của tầng dưới tầng chuyển giống nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

6

<i>Hình 1.3: Dầm đỡ vách liên tục Hình 1.4: Dầm đỡ vách không liên tục </i>

<b>1.4.2. Sàn chuyển </b>

Là hệ sàn tại nơi có sự chuyển đổi hệ lưới kết cấu nhịp nhỏ phía trên xuống hệ lưới kết cấu nhịp lớn phía dưới hoặc ngược lại.

Thường được sử dụng cho vùng chuyển tiếp 2 và 3. Có 2 kiểu sàn chuyển: - Sàn đỡ nhiều hơn 1 cột.

- Sàn đỡ vách.

Hình 1.5: Sàn đỡ nhiều cột Hình 1.6: Sàn đỡ vách

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

7

<b>1.5. Vấn đề kỹ thuật liên quan đến kết cấu dầm chuyển- sàn chuyển </b>

- Về cơng tác thiết kế kết cấu chuyển đặc biệt khó khăn và còn nhiều vấn đề tồn tại chưa được giải quyết thấu đáo, cũng chưa có phần mềm thương mại nào có thể cho phép phân tích sự làm việc của kết cấu chuyển và của tổng thể cơng trình có dùng tầng chuyển một cách hồn chỉnh và tự động. Vì vậy, khi thiết kế tầng chuyển, phần lớn các kỹ sư đang phải chọn cách tính gần đúng, thiên về an tồn và chấp nhận lãng phí tương đối lớn.

- Về công tác thi công kết cấu chuyển cũng gặp những vấn đề khó khăn khi thi cơng đổ bê tông cùng một lần như:

+ Dầm chuyển-sàn chuyển thi cơng với khối lượng bê tơng lớn do đó tải trọng truyền xuống kết cấu chống đỡ cực kì lớn cần phải tính tốn, thiết kế, lựa chọn biện pháp thi cơng cẩn thận, hợp lí

+ Do bề dày kết cấu chuyển lớn nên phải thi công theo biện pháp bê tông khối lớn nên chịu ảnh hưởng của ứng suất nhiệt, sự co ngót của bê tơng, sự chênh lệch nhiệt độ trong lịng bê tơng với mơi trường bên ngồi… làm cho bê tơng dễ bị nứt. Cần phải có biện pháp thi cơng thích hợp, kiểm sốt được các vấn đề trên.

+ Việc thi công kết cấu chuyển được chia thành từng đợt nên vấn đề liên kết bề mặt bê tông, giữa các đợt với nhau cần được quan tâm và thực hiện cẩn thận.

+ Với kết cấu chuyển sử dụng công nghệ dự ứng lực, việc chống đỡ sức nặng của các tầng phía trên chủ yếu do lực cân bằng (balance loading) trong cáp đảm nhiệm. Do sức nặng của các tầng phía trên truyền xuống kết cấu chuyển tăng dần theo quá trình xây dựng nên lực cân bằng trong cáp cũng phải tăng dần để tương ứng theo. Nếu ngay sau khi thi công xong kết cấu chuyển mà ta kéo cáp để đạt 100% tổng lực cân bằng thì sàn sẽ bị nứt ngay do hiện tượng overbalance. Phải chia thành từng đợt kéo và phải được tính tốn chính xác cho mỗi đợt kéo.

+ Khối lượng bê tông, thiết bị thi công kết cấu chuyển lớn hơn rất nhiều so với sàn tầng điển hình nên tải trọng truyền xuống các tầng dưới là rất lớn do đó dễ xảy ra hiện tượng chọc thủng sàn tầng dưới thông qua cột chống, cần phải tính tốn biện pháp chống đỡ cho các tầng dưới mà điều này chưa được quy định trong tiêu chuẩn hiện hành.

+ Do ảnh hưởng của ứng suất nhiệt, sự co ngót của bê tông nên các thiết bị phục vụ thi công và sử dụng trong kết cấu phải được tính tốn lựa chọn cẩn thận, không bị hư hỏng trong q trình thi cơng cũng như trong q trình phát triển cường độ của bê tông, đặc biệt là cáp dự ứng lực.

Cần phải thiết kế hệ thống ván khuôn, đà giáo để đủ sức chống đỡ sức nặng của “Dầm chuyển, sàn chuyển”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

8

<b>CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM, PHẠM VI ỨNG DỤNG KẾT CẤU CHUYỂN </b>

<b>2.1. Ưu điểm: </b>

- Tạo ra những cơng trình có hệ lưới cột thưa hơn, có khơng gian rộng hơn, đồng thời lại có khả năng chịu lực tốt hơn, bền hơn.

- Đáp ứng được đồng thời các công năng yêu cầu của công trình.

- Kết cấu chuyển cũng góp phần làm cho cơng trình nhà có khơng gian đẹp hơn rất nhiều, đáp ứng được những yêu cầu thẩm mĩ kiến trúc cho cơng trình.

- Kết cấu chuyển đã ứng dụng được những vật liệu cường độ cao, chất lượng tốt của các ngành khoa học kĩ thuật khác như: thép cường độ cao, cáp dự ứng lực,… đồng thời dẫn đến kích thước của kết cấu chuyển nhỏ hơn nhiều so với kết cấu BTCT có cùng khẩu độ.

- Giải quyết được việc trốn cột, tạo không gian lớn cho tầng bên dưới, kết cấu chuyển có khả năng vượt nhịp lớn, nhịp có thể lên đến 16 – 20 (m), giảm hình thức cấu kiện của các tầng trên kết cấu chuyển.

<b>2.2. Nhược điểm: </b>

- Do có khối lượng lớn, nhất là trong trường hợp hệ kết cấu chuyển nằm ở tầng trên của nhà cao tầng sẽ đòi hỏi một lượng lớn hệ cây chống giàn giáo cần thiết trong q trình thi cơng.

- Hệ kết cấu phức tạp đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao trong qua trình thi cơng, mang tính chun mơn hóa. Cần phải có những cán bộ kĩ thuật và cơng nhân có kinh nghiệm và trình độ cao.

- Thi công kết cấu chuyển trải qua nhiều công đoạn, dẫn đến thời gian thi công dài hơn so với thi công kết cấu BTCT thông thường.

- Sử dụng nhiều nhân lực, thiết bị chuyên dụng, dẫn đến giá thành còn cao, chiếm nhiều chi phí cho cơng trình.

- Tải trọng tập trung bên trên kết cấu chuyển khá lớn, trọng lượng bản thân cơng trình phân bố khơng đồng đều, tập trung khối lượng lớn ở các tầng có kết cấu chuyển do vậy dễ mất ổn định khi có ngoại lực (động đất, gió bão,…) tác dụng vào cơng trình.

<b>2.3. Phạm vi ứng dụng </b>

- Với tính ưu việt đã phân tích ở trên, kết cấu chuyển đã được ứng dụng và triển khai rộng rãi trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là trong các cơng trình khách sạn, khu phức hợp văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại,… để tích hợp nhiều cơng năng khác nhau phục vụ được nhu cầu sử dụng lẫn đáp ứng yêu cầu về thẩm mĩ.

- Riêng tại Đà Nẵng trong vòng 15 năm trở lại đây đã bắt đầu có một số cơng trình có sử dụng kết cấu chuyển. Các cơng trình đã xây dựng trên địa bàn thành phố có dùng sàn chuyển bằng bê tông cốt thép là cao ốc Azura Tower (34 tầng), khách sạn Mercure Đảo Xanh (21 tầng), khách sạn Silver shores (18 tầng)… và sàn chuyển bê tông dự ứng lực là khách sạn Novotel Sông Hàn (36 tầng), khách sạn Mường Thanh Đà Nẵng (27 tầng), vũ trường Phương Đông (9 tầng) và mới đây là Khu phức hợp Bạch Đằng (29 tầng).

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

9

<i>Hình 1: Thi cơng sàn chuyển dự ứng lực tại cơng trình Novotel Sơng Hàn </i>

<i>Hình 2: Thi cơng sàn chuyển dự ứng lực tại cơng trình Novotel Sơng Hàn </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

10

<i>Hình 3: Sàn chuyển dự ứng lực dày 4m tại cao ốc Langham Place </i>

<i>Hình 4: Thi cơng sàn chuyển dự ứng lực tại cơng trình Bạch Đằng Hilton- Đà Nẵng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

11

<i>Hình 5: Thi cơng sàn chuyển cơng trình Pacific Place Building </i>

<i>Hình 6: Khách sạn Mường Thanh – Đà Nẵng dùng sàn chuyển dự ứng lực </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

12

<i>Hình 7: Dầm chuyển của tịa nhà Ideo MORPH 38 Bangkok- Thái Lan </i>

<i>Hình 8 : Lắp đặt cốt thép dầm chuyển – Tòa nhà The Issara Ladprao- Thái Lan</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

13

<i>Hình 9: Dầm chuyển ULT cao 3m, vươt nhịp 28,4m – Tòa nhà Donphin Plaza </i>

<i>Hình 10: Cơng trình tịa tháp Ngơi Sao (Hà Nội) sử dụng dầm chuyển có tiết diện 1500x2000mm ở sàn tầng 8 để chuyển hệ cột cho toàn bộ các tầng trên </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

14

<i>Hình 11: Tịa nhà Worth The Wait (Mỹ) sử dụng dầm chuyển ở tầng 3 để đỡ các cột phía trên nhằm chuyển công năng từ tầng trưng bày lên các tầng văn phịng cho th </i>

<i>Hình 12: Tịa nhà Brunswick Building (Mỹ) sử dụng dầm chuyển ở tầng 3 để đỡ cột </i>

<i><b>cho 17 tầng phía trên </b></i>

<b>CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN KẾT CẤU CHUYỂN <small>[1]</small></b>

<b>3.1. Yếu tố 1 – Các thiết bị chống đỡ </b>

- Thông thường kết cấu chuyển có kích thước rất lớn theo cả 3 phương. Theo dẫn chứng từ các cơng trình đã thi cơng ngồi thực tế, ta thấy để đảm bảo truyền được các lực tập trung với trị số lớn tới hàng trăm tấn ở chân cột, vách các tầng phía trên trực tiếp lên kết cấu chuyển rồi truyền xuống hệ thông cột vách ở các tầng dưới một cách an toàn, kết cấu chuyển thường phải có độ cứng và khả năng chịu lực cực lớn. Khi thiết kế kết cấu chuyển không chỉ cần thỏa mãn điều kiện chịu uốn mà đặc biệt quan trọng là còn phải thỏa mãn khả

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

15

năng chống lực cắt và chọc thủng ( u cầu về chọc thủng đơi khi cịn quan trong hơn cả điều kiện chịu uốn). Do vậy kết cấu chuyển thường có chiều dày lớn, khoảng từ 1m đến 5m. Do chiều dày lớn như vậy nên tải trọng dùng để tính tốn, thiết kế hệ thơng ván khuôn – đà giáo rất phực tạp để đủ chống đỡ sức nặng của kết cấu chuyển (lượng bê tông khi lên đến 3000m<sup>3</sup> bê tông).

- Với tải trọng lớn như vậy việc bố trí cột chống cần phải tính tốn một các cẩn thận chi tiết đối với từng bộ phận chịu lực trong công tác chống đỡ : ván khuôn, xà gồ, cột chống.

- Việc tính tốn lựa chọn được thiết bị chống đỡ hợp lý không chỉ đảm bảo cho công tác thi công kết cấu chuyển được diễn ra mà cịn đảm bảo về điều kiện an tồn cũng như sự cân bằng hài hòa giữa hai yếu tố kinh tế và kỹ thuật thi công sàn chuyển.

- Việc tính tốn thiết kế hệ chống đỡ phải quan tâm đến các yếu tố:

+ Các loại giàn giáo phải đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, cấu tạo, lắp dựng, vận hành, tháo dỡ ghi trong hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ quản lý, chứng nhận chất lượng của nhà chế tạo. Không được lắp dựng, sử dụng hoặc tháo dỡ loại giàn giáo không đủ các tài liệu nêu trên.

+ Các bộ phận dùng để lắp đặt giàn giáo phải phù hợp với hồ sơ kỹ thuật, bảo đảm các yêu cầu về cường độ, kích thước và trọng lượng. Giàn giáo phải được thiết kế và lắp dựng đủ chịu lực an toàn tải trọng thiết kế.

<b>3.2. Yếu tố 2- Thi công bê tông khối lớn </b>

- Kết cấu chuyển bê tông cốt thép là kết cấu bê tơng khối lớn nên trong q trình thi cơng cần chú ý đến vấn đề phát sinh nhiệt thủy hóa trong lịng bê tơng gây ra ứng suất kéo ( do thủy hóa của xi măng) vượt quá ứng suất kéo giới hạn của bê tông làm nứt bê tông.

- Bê tông khối lớn bị nứt do hiệu ứng nhiệt thủy hóa xi măng có đủ hai yếu tố sau: + Độ chênh lệch nhiệt độ T giữa các điểm hoặc vùng trong bê tông vượt quá 20<small>0</small>

C. + Mô đun độ chênh lệch nhiệt độ MT giữa các điểm trong khối bê tông đạt khoảng dưới 50<small>0</small>C/m MT. Mô đun độ chênh lệch nhiệt độ - mức chênh lệch nhiệt độ giữa hai điểm trong khối bê tông cách nhau 1m. Đơn vị tính là <sup>0</sup>C/m.

- Để xác định 2 thơng số nói trên trong thi cơng, cần đặt hệ thống các điểm đo trong khối bê tông để khảo sát diễn biến nhiệt độ bê tông trong quá trình đóng rắn. Trong đó, phải có các điểm đo tại khối bê tơng, tại sát cạnh ngồi và tại điểm cách mặt ngồi bê tơng khoảng 40-50cm.

- Nứt do chênh lệch nhiệt độ có nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ khâu thi công và bảo dưỡng cơng trình, vì vậy việc phân tích thời điểm và yếu tố gây nứt do chênh lệch nhiệt độ để xác định biện pháp thích hợp để chủ động phòng chống nứt ngay từ khâu thiết kế ( bố trí cốt thép chống nứt cho bê tơng), cũng như trong giai đoạn thi công và bảo dưỡng bê tơng khối lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

16

<b>3.3. Yếu tố 3 – Liên kết bề mặt </b>

- Do chiều dày kết cấu chuyển lớn, thi công bê tông khối lớn phát sinh những yếu tố có hại cho kết cấu bê tơng. Để giảm chi phí cho hệ thống cây chống và cốp pha thi công sàn chuyển cũng như giảm bớt khả năng nứt cho bê tông khi thi công bê tông khối lớn của sàn chuyển, người ta thường chia công tác đổ bê tông thành nhiều đợt thi công, mỗi đợt đổ bê tông với khối lượng không quá lớn, thông thường với chiều dày khoảng trên dưới 1m. Sau mỗi đợt đổ bê tông, chờ sau khi bê tông vừa đổ đạt cường độ thiết kế người ta tiến hành kéo căng cáp và dùng chính các lớp bê tông đã thi công xong ở bên dưới làm đáy cốp pha tự mang cho các lớp bê tông sắp đổ ở phía trên.

- Tuy nhiên, việc đổ bê tông kết cấu chuyển thành nhiều lớp riêng biệt cũng làm phát sinh vấn đề cần giải quyết là phải có cách để liên kết các lớp bê tông mới của lớp sàn đổ sau với lớp bê tông cũ với nhau thành một khối sàn làm vuệc thống nhất.

- Việc liên kết giữa các lớp bê tơng có thể áp dụng các giả pháp sau:

+ Đối với dầm chuyển: vì phạm vi thực hiện nhỏ có thể được giải quyết một các hồn hảo nhờ sử dụng phụ gia kết dính chuyên dụng như sikadur 732.

Quy trình thực hiện:

 Chuẩn bị bề mặt: tất cả bề mặt bê tông phải được làm sạch, không đọng nước và khơng dính các tạp chất dễ bong tróc. Bụi xi măng phải được loại bỏ bằng các phương tiện cơ học

 Trộn: trộn 2 thành phần Sikadur A:B theo tỉ lệ 2:1 lại với nhau cho đến khi hỗn hợp đạt yêu cầu ( độ mịn, độ sệt và màu sắc)

 Thi công: sau khi trộn thi công bằng chổi, con lăn hay thiết bị phun trực tiếp lên bề mặt đã chuẩn bị. Đổ bê tông mới trong thời gian chỉ định khi lớp kết nối được thi cơng bằng Sikadur 732 vẫn cịn dính.

+ Đối với sàn chuyển : vì diện tích cần tạo kết dính q lớn ( có thể lên đến 1000m<sup>2</sup>) nếu sử dụng Sikadur 732 cho mặt sàn lớn như vậy thì giá thành quá cao đồng thời thời gian thi công Sikadur không kịp để đổ bê tông. Thay vào đó, trong trường hợp sàn chuyển, để liên kết các lớp bê tơng ta có thể dùng đồng thời giải pháp:

 Thiết kế cốt thép phân bố theo phương vng góc với sàn để liên kết các lớp sàn được đổ bê tông khác thời điểm với nhau. Các thanh thép này vừa dùng để nâng đỡ các lớp cốt thép phía trên của sàn.

 Ngay lúc đổ xong một lớp bê tông sàn, tiến hành rải 1 lớp bột đặc chủng của hãng Sika là Rugasol – C để tạo nhám bề mặt của lớp bê tông vừa đổ. Với sàn được rải Sika Rugasol – C này, sau khi đơng cứng chỉ cần qt đi là đã có bề mặt bê tông đủ nhám để liên kết tốt hơn với lớp bê tơng sắp đổ phía trên.

 Sử dụng phụ gia kết dính rẻ tiền hơn Sikadur 732 là Sika-latex để đổ lên bề mặt lớp bê tơng sàn cũ để kết dính với lớp bê tông mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

17

<b>3.4. Yếu tố 4 – Quá trình căng cáp </b>

Với kết cấu chuyển sử dụng công nghệ dự ứng lực, việc chống đỡ sức nặng của các tầng phía trên chủ yếu do lực cân bằng (blance loading) trong cáp đảm nhiệm. Do sức nặng của các tầng phía trên truyền xuống kết cấu chuyển tăng dần theo quá trình xây dựng nên lực cân bằng trong cáp cũng phải tăng dần để tương úng theo. Nếu ngay sau khi thi công xong kết cấu chuyển mà ta kéo cáp để đạt 100% tổng lực cân bằng thì sàn sẽ bị nứt ngay do hiện tượng overbalance. Phải chia thành từng đợt kéo và phải được tính tốn chính xác cho mỗi đợt kéo.

Để tránh hiện tượng overbalance thì việc căng cáp phải được thực hiện theo quy trình cụ thể đã được kiểm duyệt bởi thiết kế và tư vấn giám sát.

Quy trình thi cơng chung được tiến hành như sau: + Đổ bê tông lớp dưới cùng của sàn chuyển

+ Sau khi lớp bê tông dưới cùng đạt cường độ, tiến hành căng tồn bộ hay một số bó cáp trong lớp sàn chuyển tới mức độ nào đó sao cho đủ sức chịu được sức nặng của lớp sàn chuyển , rồi thi cơng lớp sàn kế tiếp. Sau đó bơm vữa rồi tháo cốp pha.

+ Đổ bê tơng các lớp phía trên tiếp theo của sàn chuyển

+ Chờ khi các lớp bê tơng vừa đổ phía trên đạt cường độ, tiến hành căng cáp tiếp một số bó hay tới mức độ nào đó sao cho chịu được một số n1 tầng (ví dụ 10 tầng) thi công tiếp theo mà không bị trạng thái overblance ngay lúc kéo cáp. Nếu điều kiện overbalance ngay lúc kéo cáp khơng thỏa mãn thì ta bổ sung một số cốt thép phụ để chống nứt do bục sàn.

+ Xây tiếp n<sub>1</sub> tầng tiếp theo

+ Tiếp tục kéo các bó cáp cịn lại hay kéo tăng lực các bó đã kéo trước đó sao cho chịu đủ được một số n<sub>2</sub> tầng (ví dụ 9 tầng) thi cơng tiếp theo mà khơng bị overbalance. Nếu điều kiện overbalance ngay lúc kéo tiếp khơng thỏa mãn thì ta bổ sung một số cốt thép thép phụ để chống nứt do bục sàn.

Và cứ thế tiếp tục cho đến khi chất đủ số tầng của cơng trình.

<b>3.5. Yếu tố 5 – Thi công chống phụ </b>

- Kết cấu sàn chuyển có khẩu độ lớn, do đó kích thước kết cấu sàn chuyển theo ba phương đều lớn hơn nhiều so với kết cấu sàn bê tơng cốt thép thơng thường do đó trọng lượng bản thân của sàn chuyển rất lớn, đồng thời kết cấu sàn chuyển thường nằm ở các tầng trên mặt đất, nên khi thi công không chỉ cần có biện pháp chống đỡ cốp pha đảm bảo cho q trình thi cơng cho chính kết cấu chuyển đó được diễn ra mà phải bố trí cột chống cho các sàn tầng dưới được an tồn khơng bị phá hoại trong thời gian thi công kết cấu chuyển.

- Việc bố trí chống phụ cho các sàn tầng dưới phải được tính tốn cụ thể và trình phương án cho đơn vị thẩm tra để kiểm tra và phê duyệt đạt yêu cầu trước khi thi công.

- Việc bố trí cột chống phụ tăng dần theo chiều cao nhà, sàn kế dưới kết cấu chuyển đang thi cơng được chống dày nhất sau đó giảm dần từ trên xuống dưới ( phụ thuộc vào tính tốn) vì theo sự phát triển của chiều cao nhà thì kết cấu tầng dưới có các đặc tính chịu lực ưu việt hơn các tầng trên vì thi công sau, hơn nữa tải trọng từ kết cấu chuyển truyền từ trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

18

xuống dưới do đó tải trọng sẽ giảm dần vị được truyền vào kết cấu chịu lực theo phương đứng ( cột, vách , lõi).

<b>3.6. Yếu tố 6 – Hư hỏng vật liệu trong q trình thi cơng kết cấu chuyển </b>

Như đã nói ở trên, thi cơng kết cấu chuyển là q trình thi cơng bê tơng khối lớn do đó ứng suất nhiệt và sự co ngót trong bê tông, đồng thời khối lượng thiết bị tham gia q trình thi cơng lớn ( vật liệu, máy móc, nhân cơng) có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến các thiết bị chịu lực của kết cấu mà thường là cáp dự ứng lực.

- Khuyết tật cáp: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các sợi cáp bị khuyết tậ là do bị dính hàn xỉ trong q trình thi cơng. Cáp bị dính hàn xỉ làm cho tiết diện cáp bị thu hẹp lại đồng thời các tao cáp sẽ dính lại với nhau dẫn đến khi căng cáp sẽ bị đứt do khả năng chịu lực của cáp giảm ( tiết diện giảm) và các sợi cáp dính với nhau khi kéo cáp sẽ không đạt được các thông số như trong q trình tính tốn ( độ dãn dài, cường độ kéo). Từ đó ảnh hưởng chung đến khả năng chịu lực của toàn bộ kết cấu chuyển.

- Khuyết tậ ống gen: thi công kết cấu chuyển cáp dự ứng lực được bao bọc bởi ống gen đặt trong lịng kết cấu do đó sẽ chịu tác động trực tiếp của ứng suất nhiệt và sự co ngót. Nếu vật liệu làm ống gen khơng đảm bảo yêu cầu về các khả năng chịu tác động từ ứng suất nhiệt trong bê tông sẽ làm cho ống gen bị hỏng bê tông xâm nhập vào trong ống gen báo vào sợi cáp. Điều này rất nguy hiểm vì khi đó cáp hầu như sẽ khơng kéo căng được và khi đó khả năng chịu lực của cáp dự ứng lực trong kết cấu chuyển bị loại bỏ dẫn đến kết cấu chuyển không đảm bảo được khả năng chịu lực.

<b>CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THI CƠNG </b>

<b>4.1. Thiết bị thi cơng </b>

- Lập kế hoạch và thống kê số lượng vật tư, thiết bị trước khi thi công

- Chủ động liên hệ với các công ty thành viên để mượn hoặc thuê thiết bị của các đơn

- Cần phải có phương án để thay thế và gia cơng thêm nếu thiết bị không đủ.

- Phải thống kê số lượng gông để phục vụ thi công, nếu thiếu cần có kế hoạch gia công.

<b>4.2. Vật tư phục vụ thi công </b>

- Bản vẽ thép sàn, dầm phải được chuẩn bị hồn thành trước

- Tính tốn số lượng thép chi tiết để lên kế hoạch nhập về công trường, thực hiện q trình gia cơng thép.

- Tính tốn cắt thép sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất. kiểm soát khối lượng thép gia công, giả công phải cực kỳ chính xác, do khối lượng thi cơng lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

19

- Thép gia công xong phải được sắp xếp từng loại, từng khu vực. Thép nào cần thi cơng trước thì gia cơng trước.

<b>4.3. Cáp Dự ứng lực khi thi công </b>

- Đảm bảo số lượng thiết bị phục vụ cho công tác thi công cáp: tao cáp, đầu chết, bản mã…

- Đề ra phương án để đi cao độ cáp

- Gia công và sắp xếp các tao cáp theo đúng số lượng, chiều dài, đúng trình tự và chuẩn bị sẵn để vận chuyển lên sàn.

<b>4.4. Bê tông </b>

- Mục đích sư dụng bê tơng lạnh để đảm bảo khối bê tông lớn không bị phá hủy hoặc biến dạng quá mức cho phép do ứng suất nhiệt gây ra bởi quá trình thủy hóa xi măng và truyền thốt nhiệt chậm khi đơng kết.

- Làm việc với đơn vị cung cấp bê tông: - Báo số lượng bê tông dự kiến

- Kiểm tra modul cát, đá và nguồn xuất sứ, nguồn dự trữ của nhà cung cấp. - Chất lượng xi măng dùng để trộn bê tông

- Báo cáo kế hoạch đổ bê tông để lên kế hoạch lắp đặt ống bơm và quá trình chuẩn bị - Cam kết đảm bảo đúng chất lượng, đúng sô lượng và đúng thời gian phục vụ thi công.

- Khi sử dụng bê tơng lạnh thì cần phải biết quy trình sản xuất của nhà cung cấp, phải đảm bảo điều kiện nhiệt độ tốt.

<b>4.5. Công tác ván khuôn </b>

- Công tác ván khuôn cho bê tông kết cấu sàn chuyển cần đảm bảo về độ chính xác hình học, vị trí, độ kín khít để chống mất nước xi măng, độ cứng và độ ổn định dưới tải trọng thi công theo yêu cầu của TCVN 4453:1995.

- Đối với kết cấu bê tông được bảo dưỡng bằng tưới nước, để thốt nhiệt nhanh thì nên dùng ván khuôn thép hoặc ván khuôn hợp kim. Ván khn gỗ, thép và hợp kim có thể dùng cho kết cấu có yêu cầu giữ nhiệt thủy hóa trong q trình bảo dưỡng.

- Ván khn thành kết cấu sàn chuyển chỉ được tháo khi bê tông đã có tuổi khơng ít hơn 5 ngày đêm.

- Thời gian tháo ván khuôn phải căn cứ vào cường độ đạt được của bê tông đồng thời xem xét khả năng khống chế vết nứt vì nhiệt. Tránh tháo ván khn khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa khối bê tông và nhiệt độ môi trường, khơng tháo ván khn khi có luồng gió lạnh. Khi nhiệt độ trong lịng bê tơng và nhiệt độ môi trường chênh lệch nhau q 15<sup>0</sup> C-20<sup>0</sup>C thì phải có lớp phủ bảo vệ bề mặt bê tông sau khi tháo ván khn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

20

<i>Hình 13: Lắp đặt cốp pha sàn chuyển tại cơng trình The Olympian City in Tai Kwok Tsui </i>

<b>4.5.1. Hệ thống giàn giáo chống đỡ 4.5.1.1. Yêu cầu chung </b>

- Giàn giáo sử dụng chống đỡ bê tông kết cấu sàn chuyển trong quá trình thi công phải đảm bảo yêu cầu theo chỉ dẫn tại TCXDVN 296:2004 “Giàn giáo-Các yêu cầu về an toàn”

- Các loại giàn giáo phải đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, cấu tạo, lắp dựng, vận hành, tháo dỡ ghi trong hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ quản lý, chứng nhận chất lượng của nhà chế tạo. Không được lắp dựng, sử dụng hoặc tháo dỡ loại giàn giáo không đủ các tài liệu nêu trên.

- Các bộ phận dùng để lắp đặt giàn giáo phải phù hợp với hồ sơ kỹ thuật, bảo đảm các yêu cầu về cường độ, kích thước và trọng lượng. Giàn giáo phải được thiết kế và lắp dựng đủ chịu lực an tồn theo tải trọng thiết kế.

- Cơng nhân lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo phải qua đào tạo và phải tuân thủ các yêu cầu của quy trình và được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động.

- Không được sử dụng giàn giáo trong các trường hợp:

- Không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và điều kiện an toàn loa động quy định trong hồ sơ thiết kế.

- Không đúng chức năng theo từng loại công việc.

- Các bộ phận của giàn giáo có biến dạng, rạn nứt, mòn rỉ

- Khoảng cách từ mép biên giới hạn công tác của giàn giáo, giá đỡ tới mép biên liền kề của phương tiện vận tải nhỏ hơn 0,6m

- Các cột hoặc khung chân giáo đặt trên nền kém ổn định như: nền đất yếu, thoát nước kém, lún quá giớn hạn cho phép của thiết kế…) có khả năng trượt lở hoặc đặt trên những bộ phận hay kết cấu nhà khơng được tính tốn đảm bảo chịu lực ổn định cho chính bộ phận, kết cấu và cho cột giàn giáo, khung đỡ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

21

- Không được xếp tải lên giàn giáo vượt quá tải trọng tính tốn. Nếu sử dụng giàn giáo chế tạo sẵn phải tuân theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

- Không cho phép giàn giáo di chuyển ngang hoặc thay đổi kết cấu hệ giàn giáo trong khi đang sử dụng, trừ các giàn giáo được thiết kế đặc biệt để sử dụng cho yêu cầu trên.

- Không được lắp dựng, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo khi thời tiết xấu như có giơng tố, trời tối, gió mạnh từ cấp 5 trở lên.

- Giàn giáo và phụ kiện không được dùng ở những nơi có hóa chất ăn mịn và phải có biện pháp bảo vệ thích hợp cho giàn giáo khơng bị hủy hoại theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

- Tháo dỡ giàn giáo phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế hoặc nhà chế tạo và bắt đầu từ đỉnh giàn giáo

- Các bộ phận và liên kết đã tháo rời phải hạ xuống an tồn, khơng để rơi tự do. Phải duy trì sự ổn định của phần giàn giáo chưa tháo dỡ cho đến khi tháo xong.

- Trong khu vực đang tháo dỡ, phải có rào ngăn, biển cấm người và phương tiện qua lại. Không tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ.

- Chân của các giàn giáo phải vững chắc và đủ khả năng chịu được tải trọng tính tốn lớn nhất. Các đồ vật khơng bền như thùng gỗ, gạch vụn hoặc các khối tự do, không được dùng làm chân đế đỡ giáo.

- Các cột chống, chân giáo hay thanh đứng của giàn giáo phải đảm bảo đặt thẳng đứng cũng như được giằng, liên kết chặt với nền để chống xoay và dịch chuyển.

- Khi dùng dây thừng, dây tổng hợp hay cáp thép trong các cơng việc có hóa chất ăn mịn hay khơng khí ăn mịn, cần phải có biện pháp khắc phục để chống lại sự phá hủy của các chất nói trên.

- Tất cả các loại dây cáp dùng để treo giàn giáo phải có khả năng chịu lực ít nhất gấp 6 lần tải trọng thiết kế.

<b>4.5.1.2. Giàn giáo sử dụng chống đỡ khi thi công kết cấu chuyển </b>

Kết cấu chuyển có khẩu độ lớn, do đó kích thước về chiều dài, chiều rộng, chiều cao đều lớn hơn nhiều so với kết cấu bê tông cốt thép thông thường, đồng thời kết cấu chuyển thường nằm ở các tầng trên mặt đất nên khi thi công cần phải có biện pháp chống đỡ cốt pha đảm bảo tải trọng bản thân của dầm sàn truyền xuống không gây ảnh hưởng cục bộ đến các kết cấu phía dưới. Vì vậy, u câu phải sử dụng hệ giàn giáo chống đỡ chịu được tải trọng rất lớn, thường là hệ giàn giáo chống tổ hợp. Hệ giàn giáo chống tổ hợp là hệ giàn giáo được cấu tạo từ các thanh thép ống như thanh trụ đứng, các thanh ngang, dọc giàn giáo và các thanh giằng, có tấm đỡ chân các thanh trụ và các bộ nối đặc biệt để nối các thanh trụ và liên kết các thanh khác.

Một số loại giàn giáo chống tổ hợp thường sử dụng chống đỡ khi thi công bê tông kết cấu sàn chuyển như sau:

<b>a. Giàn giáo nêm chống </b>

<b>Cấu tạo giàn giáo nêm chống </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

22

- Cấu tạo của giàn giáo nêm chống được làm bằng từ loại ống thép Q49 (dày 3mm), các thanh giằng dùng để liên kết chắc chắn các loại cây chống của hệ giàn giáo Vietform chống sàn.

- Các loại cây chống đà giữa đà biên và cây chống conson được làm chắc chắn với độ dày chuẩn.

- Các loại giàn giáo nêm chống Q49 thuộc hệ giàn giáo Vietform có nhiều kích thước khác nhau: giàn giáo Vietform dài 1m, 1.5m, 2m, 2.5m ( dày 2mm)

+ Thanh giằng Q42: dài 950mm, dài 1440mm (dày 2mm) + Cây chống conson: 1200mmx854mm (dày 2mm) + Cây chống đà: 1200mm (dày 2mm)

<i>Hình 14: Cấu tạo giàn giáo nêm chống </i>

- <b>Ưu điểm: </b>

+ Giảm chi phí cho 1m2 chống sàn so với các sản phẩm khác

+ Giảm 50% thời gian lắp ráp và tháo dỡ so với giàn giáo truyền thống. + Giảm 50% chi phí vận chuyển và lưu kho.

+ Chịu tải trọng lớn, an tồn hơn cho cơng trình.

+ Sử dụng giàn giáo nêm chống để chống sàn tạo không gian rất thống, thẩm mỹ cho cơng trình.

+ Lắp dựng nhanh, an tồn, chính xác. + Dễ dàng kiểm sốt số lượng chi tiết.

+ Kích cỡ chi tiết có thể thay đổi theo yêu cầu của chủ đầu tư.

<b>b. Giàn giáo Pal </b>

- Cấu tạo giàn giáo Pal : là hệ giàn giáo chống chữ A, hệ giáo chống được hình thành bởi các khung chữ A liên kết với nhau và các phụ kiện giằng chéo, dầu nối… Giáo PAL bao gồm các bộ phận:

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

23

+ Kích ren đƣợc hàn vào đế (kích SA-2) và tấm đầu (kích SA-1) + Các thanh giằng ngang và giằng chéo (SN-12 và SD-12) + Khung tam giác tiêu chuẩn (S_1215)

+ Khớp nối (SA-01)

+ Chốt giữ khớp nối (SA-02)

<i>Hình 15: Cấu tạo giàn giáo PAL </i>

- Ƣu điểm: Với ƣu thế là một chân chống “vạn nặng” bảo đảm an toàn và kinh tes, giàn giáo Pal có thể sử dụng thích hợp cho mọi cơng trình xây dựng với những kết cấu nặng, đặt ở chiều cao lớn, giàn giáo Pal làm bằng thép nhẹ, đơn giản, thuận tiện cho việc lắp dựng, tháo dỡ và vận chuyển, dẫn đến việc giảm giá thành cơng trình.

<b>c. Giàn giáo chén (Cuplock) </b>

- Hệ giàn giáo chén về cách thức sử dụng giống giàn giáo nêm chống nhƣng chỉ khác ở vị trí liên kết giáo chống, vị trí liên kết có hình bán nguyệt nên đƣợc goi là giàn giáo chén.

<i>Hình 16: Điểm nối Hình 17: Mơ hình lắp dựn </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

24

<i>Hình 18: Cấu tạo giàn giáo chén chống lồng </i>

Ưu điểm: Giàn giáo chén có ưu điểm tương tư như giàn giáo nêm chống. Bên cạnh đó, liên kết giáo chống hình bán nguyệt giữa thanh đứng và thanh ngang làm tăng khả năng liên kết giữa các thanh.

Việc lựa chọn loại giàn giáo chống đỡ, lựa chọn kích thước của thành phần tổ hợp hệ giàn giáo phải được tính tốn cụ thể đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định trong quá trình thi công.

<b>4.6. Công nghệ thi công <sup>[2]</sup></b>

Kết cấu dầm chuyển, sàn chuyển thường thi công bằng phương pháp đổ bê tơng tồn khối tại chỗ. Sử dụng cột chống tổ hợp như ringlock, cuplock…kết hợp với các tấm ván khuôn phủ phim với bề dày theo thiết kế.

<b>4.6.1. Định lượng và trộn bê tông </b>

Việc định lượng vật liệu bằng cân đong và trộn bê tông được tiến hành tại các trạm trộn bằng các thiết bị chuyên dùng. Độ chính xác cân đong, thời gian trộn, chu kỳ trộn được quy định theo kinh nghiệm của trạm trộn.

<b>4.6.2. Vận chuyển bê tông </b>

Bê tông được vận chuyển đến cơng trình bằng xe trộn, ống bơm, băng chuyền. Khi vận chuyển bằng ống bơm hoặc băng chuyền thì cần có biện pháp che chắn để bê tông khơng bị nung nóng bởi bức xạ mặt trời. Thời gian chờ bê tông không nên quá 1,5 giờ. Cứ sau 0,5 giờ phải trộn lại 1 lần và trước khi đổ phải trộn lại bê tông. Nếu vận chuyển bằng bơm thì trong thời gian chờ bê tông, cứ 0,5 giờ lại phải đẩy bê tông trong ống bơm dịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

25

<b>4.6.3. Đổ và đầm bê tông </b>

Đầm bê tông là việc làm chặt kết cấu bê tơng, ngay khi cịn ở dạng vữa, trước khi bê tông bắt đầu đông kết, bằng các tác động chấn động từ bên ngồi bề mặt hay từ trong lịng của kết cấu bê tông.

Đối với kết cấu chuyển, trong quá trình đổ bê tơng dầm, sàn dùng các thiết bị đầm dùi bằng tay. Tùy theo khối lượng đổ bê tơng mà có thể bố trí số lượng máy đầm dùi sao cho phù hợp. Cần phải thay đổi người liên tục trong quá trình đầm dùi với khối lượng bê tông đổ lớn.

Bê tông kết cấu sàn chuyển được đổ và đầm theo phương pháp dùng cho bê tông nặng thơng thường theo TCVN 4453:1995. Ngồi ra cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Chiều cao mỗi đợt đổ: Một đợt đổ liên tục có chiều cao không quá 1,5m. Thời gian chờ để đổ tiếp đợt phía trên khơng ít hơn 4 ngày đêm tính từ lúc đổ xong đợt đổ dưới.

- Chiều cao lớp đổ: Chiều cao mỗi lớp đổ được quy định tùy theo đặc điểm của kết cấu và thiết bi thi công nhưng không nên vượt quá 50cm. Các lớp đổ cần được đổ và đầm liên tục quay vòng cho tới khi đạt đủ chiều cao của một đợt đổ. Thời gian quay một vòng lớp đổ không nên quá 1 giờ vào mùa hè và 2 giờ vào mùa đông, tùy theo thời tiết.

- Thi công ban đêm: Vào mùa hè, đổ bê tơng ban đêm có tác dụng hạn chế tốc độ phát nhiệt thủy hóa của xi măng.

- Xử lý bề mặt bê tông đợt đổ trước: Bề mặt bê tông của mỗi đợt đổ cần phải được giữ gìn để tránh những tác động cơ học như: đi lại, kéo thiết bị đi qua, va đập…) và tránh làm bẩn bề mặt bê tông như: rơi vãi vật liệu, rác, dầu mỡ…

- Trước khi đổ tiếp đợt sau, bề mặt đợt trước cần được làm nhám, rửa sạch, tưới nước + xi măng. Sau đó trải một lớp vữa xi măng cát dày 1-1.5cm có thành phần giống như vữa xi măng cát trong bê tông. Đổ bê tông đến đâu, trải vữa xi măng + cát đến đấy. Khi dùng chất trợ dính để xử lý bề mặt bê tơng thì thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất chất trợ dính.

<b>4.6.4. Bảo dưỡng bê tơng </b>

Bảo dưỡng bằng tưới nước được thực hiện theo yêu cầu của TCVN 8828:2011 “Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên”. Việc tưới nước phải đáp ứng yêu cầu thoát nhiệt nhanh khỏi khối bê tơng. Vì vậy chu kỳ tưới nước cần đảm bảo sao cho bề mặt bê tông luôn ướt. Nhiệt độ nước tưới và nhiệt độ bề mặt bê tông không nên chênh nhau quá 15<small>0</small>

C.

<i>Bảo dưỡng bằng lọc vật liệu cách nhiệt được thực hiện theo chỉ dẫn ở điều 2.3.2 </i>

Vào mùa hè, để hạn chế việc thúc đẩy q trình thủy hóa xi măng làm tăng nhiệt độ bê tông, khối bê tông đổ xong cần được che chắn nắng chiếu trực tiếp trong thời gian khoảng 2 tuần đầu tiên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

26

<i>Hình 19: Đổ bê tơng sàn chuyển tại cơng trình The Olympian City in Tai Kwok Tsui </i>

<b>CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN LIỆU TRONG KẾT CẤU CHUYỂN </b>

<b>5.1. Xi măng </b>

Xi măng dùng cho bê tông kết cấu sàn chuyển nên chọn các loại sau đây:

- Xi măng pc lăng thơng thường, có lượng nhiệt thủy hóa sau 7 ngày không quá 70cal/g.

- Xi măng ít tỏa nhiệt, có lượng nhiệt thủy hóa sau 7 ngày khơng q 60 cal/g.

- Xi măng Pooclăng - puzzơlan (có hàm lượng puzzơlan từ 15% đến 40% khối lượng), hoặc xi măng poolăng - xỉ (có hàm lượng xỉ lò cao 20% - 70% khối lượng). Các xi măng này nên sử dụng thi công bê tông kết cấu sàn chuyển cho các cơng trình xây dựng ở vùng ven biển có tiếp xúc với nước chua phèn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

27

<b>5.2. Cốt liệu </b>

- Cát: Cát dùng cho bê tông kết cấu sàn chuyển là cát sông hoặc cát đập từ đá, có mơ đun độ lớn khơng dưới 2,2. Ngồi ra cát cần có chất lượng thỏa mãn các yêu cầu ghi trong TCVN 7570 : 2006 “Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật”, hoặc trong các tiêu chuẩn hiện hành khác về chất lượng cát cho bê tông.

- Đá dăm, sỏi: Đá dăm hoặc sỏi, dùng cho bê tơng kết cấu sàn chuyển có D<sub>max</sub> khơng dưới 10 và khơng q 150. Kích thước D<small>max</small> của đá dăm, sỏi phải đảm bảo không vượt quá 1

3<sup> khoảng cách nhỏ nhất giữa các cốt thép, và không lớn hơn khoảng cách từ cốt thép biên </sup> tới thành cốp pha. Khi hỗn hợp bê tông được vận chuyển trong ống bơm thì D<sub>max</sub> của cốt liệu lớn phải khơng vượt q <sup>1</sup>

3<sup> đường kính ống bơm. </sup>

Ngoài các yêu cầu trên, đá dăm, sỏi sử dụng thi công bê tông kết cấu sàn chuyển phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật ghi trong TCVN 7570 : 2006 “Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật”, hoặc trong các tiêu chuẩn hiện hành khác về chất lượng cốt liệu lớn dùng cho bê tông.

<b> 5.3. Nước </b>

Nước dùng để trộn bê tông, bảo dưỡng bê tông và làm lạnh khối bê tông cần thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 4506: 2012 “Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật”, hoặc các tiêu chuẩn hiện hành khác về chất lượng nước cho bê tông và

+ Tăng độ công tác hoặc giảm lượng nước trộn; + Kéo dài thời gian ninh kết bê tông;

+ Điều khiển được độ tách nước; + Giảm độ phân tầng;

+ Giảm mức tổn thất độ sụt theo thời gian.

- Phụ gia dùng cho bê tông kết cấu sàn chuyển cần đạt hiệu quả sau đây đối với bê tơng ở trạng thái đóng rắn:

+ Giảm tốc độ phát nhiệt thủy hóa của xi măng khi đóng rắn; + Giảm hàm lượng xi măng trong bê tông;

+ Tăng cường độ bê tông;

+ Tăng độ chống thấm nước của bê tông;

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

28 + Tăng độ chống mài mịn của bê tơng.

<b>5.5. Thiết kế thành phần bê tông kết cấu chuyển </b>

Thành phần bê tông kết cấu chuyển được thế kế như đối với bê tông nặng thơng thường. Ngồi ra, cần đảm bảo những yêu cầu sau đây trong quá trình thiết kế thành phần bê tông kết cấu chuyển :

- Thành phần bê tông phải đảm bảo bê tông có cường độ và độ chống thấm đạt yêu cầu thiết kế. Bê tông phải sử dụng được các vật liệu sẵn có tại địa phương, đạt được yêu cầu về độ công tác để dễ thi công, và có hàm lượng xi măng ít nhất.

- Khuyến khích chọn kích thước cốt liệu lớn đến mức lớn nhất có thể, để giảm lượng xi măng sử dụng.

- Với trang thiết bị thi công hiện nay, cần thiết kế thành phần bê tông với độ sụt thấp nhất đến mức có thể.

<b>CHƯƠNG 6: QUY TRÌNH THỰC HIỆN THI CƠNG KẾT CẤU CHUYỂN<small>[3]</small></b>

Tùy vào khối lượng bê tông đổ của kết cấu chuyển mà quy trình thực hiện thi cơng sẽ khác nhau.

Đối với kết cấu chuyển ( dầm – sàn chuyển) có chiều dày từ 2m tới 5m ta phải thi công thành nhiều lớ. Tuy nhiên, với kết cấu chuyển bằng bê tông dự ứng lực, khi muốn thi cơng riêng biệt từng lớp sàn thì ta phả có cách bố trí cáp sao cho các bó cáp phải nằm trọn vẹn trong một lớp sàn nào đó nhằm đảm bảo an tồn cho các bó cáp.

<i>Ví dụ: Cơng trinh “Sandwich – Class Housing Devepment” dùng tấm sàn chuyển dày </i>

3.2m, khi thi công đổ bê tơng thì chia thành 2 lớp: lớp 1 dày 1.3m (sau đó chờ bê tơng đạt cường độ rồi kéo các bó cáp nằm trong lớp này và bơm vữa). Sau đó tháo dỡ cốp pha rồi dùng chính lớp phía dưới để làm cốp pha tự mang cho lớp sàn dày 1.9m phía trên. Sau khi các bó cáp nằm trong lớp sàn thứ 2 phía trên được căng kéo và bơm vữa xong thì mới bắt đầu xây các tầng phía trên sàn chuyển. Do vậy, việc cần thiết là phải thiết kế các bó cáp trong sàn chuyển thành 2 lớp nằm hoàn toàn riêng lẽ nằm trong 2 lớp bê tông đổ lần 1 và lần 2

<i>Ví dụ: Cơng trình Khách Sạn Mường Thanh – Đà Nẵng dầm chuyển cao 2m nhưng </i>

chỉ là dầm nên khối lượng thi công không lớn ( so với hệ thống dầm – sàn chuyển) do vậy có thể thi công theo giải pháp đổ bê tông 1 đợt cho toàn bộ hề dầm và sàn chuyển này.

<i>Trong đề tài này, nhóm chúng em đưa ra quy trình thực hiện thi cơng kết cấu chuyển như hình vẽ ( Cơng trình Khách Sạn Novotel) chia thành 3 đợt thi cơng. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

29

<i>Hình 20: Mặt cắt dầm (1400x3000)mm – sàn dày 1600mm </i>

<b>6.1. Thi cơng giai đoạn 1 </b>

Quy trình thực hiện thi công giai đoạn 1

<b>6.1.1. Thiết bị </b>

- Chuẩn bị thuyết minh biện pháp thi công kết cấu chuyển - Thuyết minh , bản vẽ cần phải đƣợc phê duyệt

- Dựa vào bản vẽ thống kê các vật liệu và nhập các thiết bị - Thi công thiết bị

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

30

<i>Hình 21 :Mặt cắt tổng thể cột chống thi công chống sàn tầng 7( Khách Sạn Novote – ĐN) </i>

- Bắn cao độ sàn, dầm để lấy mốc chuẩn, sau đó trải ván và định vị ván cố định. - Cốp pha thành biên là vị trí rất quan trọng trong thi công kết cấu chuyển, các hệ thống gơng, ty phải thật kiên cố, bố trí đúng khoảng cách trong bản vẽ thi công, phải kiểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

31

<i>Hình 23: Chi tiết bố trí giàn giáo chén chống dầm tầng L6-L7 </i>

<i> </i>

<i>Hình 24: Bố trí xà gồ cho dầm L7 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

32

<i>Hình 25: Chi tiết bố trí xà gồ cho dầm tầng L7 </i>

<i>Hình 26: Chi tiết bố trí ty ren dầm tầng L7 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

33

<i>Hình 27: Mặt cắt dầm biên tầng L7 </i>

<i>Hình 28: Bố trí giáo chén chống sàn tầng L6-L7 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

34

<i>Hình 29: Bố trí xà gồ 5x5cm sàn tầng L7 </i>

<i>Hình 30: Bố trí xà gồ 5x10cm sàn tầng L7 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

lúc thiết bị về cơng trường để có kế hoạch sắp xếp, hạn chế cơng vận chuyển.

+ Triển khai bố trí các thiết bị : từ dầm đến sàn

+ Cần đảm bảo thi công đúng bản vẽ thiết kế, đúng khoảng cách, đảm bảo thông thủy để phục vụ thi cơng.

- Quy trình thi cơng chống phụ:

+ Sắp xếp thiết bị (đúng số lượng, đúng chủng loại) <small></small>Triển khai chống giàn giáo (đúng bản vẽ, đúng khoảng cách)<small></small>Bố trí xà gồ + tăng kích tới cao độ dầm, sàn<small></small>Bố trí gơng giàn giáo nếu cần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

37 Đặt thép đai biện pháp B1 và thép đai B2

Buộc thép đai vào 2 thép chủ B4 và 2 thép giá B3 để định vị trí

Dùng 1 thanh tương tự xà ben để nâng thép đai biện pháp lên sau đó buộc con kê vào

<i>Hình 36:Bố trí xong thép dầm đợt 1 </i><small></small><i> đổ bê tông đợt 1 </i>

<b>6.1.3. Thi công đổ bê tông đợt 1 </b>

- Chiều cao đợt đổ là 1,6m nên chia thành 3 lớp đổ. Lớp 1 là 400mm, lớp 2 là 400mm, lớp 3 là 600mm.

</div>

×