Tải bản đầy đủ (.pdf) (396 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu đưa nội dung pháp luật về giá vào giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.25 MB, 396 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU DUA NỘI DUNG PHAP LUẬT VE GIÁ VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài: TS. TRAN VU HAI Thư ký đề tài: ThS. ĐÀO ÁNH TUYẾT

HÀ NOI - 2017

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>STT</small> Tên chuyên đề <small>Tên tác giảGia va cơ sở giá thị trường và yêu</small>

<small>câu đặt ra đôi với Pháp luật vê giá</small>

ThS. Nguyễn Văn Truyên

<small>(Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính)</small> TS. Trần Vũ Hải

<small>(Trường Dai học Luật Hà Nội)</small> Sự cần thiết đưa Pháp luật về giá vào

<small>giảng dạy trong chương trình dao tao</small> cử nhân Luật và xác định chuẩn đầu <small>ra đôi với người học</small>

TS. Trần Vũ Hải

<small>(Trường Dai học Luật Hà Nội)</small>

<small>Nghiên cứu giảng dạy nội dung:</small> Những vấn đề lý luận cơ bản của Pháp luật về giá

TS. Trần Vũ Hải

<small>(Trường Dai học Luật Hà Nội)</small>

<small>Nghiên cứu giảng dạy nội dung:</small> Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản ly giá của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ <small>nghĩa ở Việt Nam</small>

NCS. Nguyễn Thị Thanh Tú <small>(Trường Dai học Luật Hà Nội)</small>

<small>Nghiên cứu giảng dạy nội dung:</small> Pháp luật điều chỉnh hoạt động điều tiết giá là bình ồn giá

ThS. Đào Ánh Tuyết

<small>(Trường Dai học Luật Hà Nội)</small>

<small>Nghiên cứu giảng dạy nội dung:</small> Pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động điều tiết giá (trừ bình ổn giá) và Pháp luật điều chỉnh về công khai thông tin về giá

NCS. Nguyễn Ngọc Yến

<small>(Trường Dai học Luật Ha Nội)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Nghiên cứu giảng dạy nội dung: | ThS. Nguyễn Văn Truyền

Pháp luật về thâm định giá (Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính) ThS. Đào Ánh Tuyết

<small>(Trường Dai học Luật Ha Nội)</small> Nghiên cứu giảng dạy nội dung: | ThS. Nguyễn Tiến Thỏa

Pháp luật thâm định giá của Nhà | (Hội Tham định giá Việt Nam) <small>nước</small>

<small>Nghiên cứu giảng dạy nội dung Tiêu | ThS. Khương Thanh Tùng</small> chuẩn thâm định giá (Công ty CP TDG Thăng Long)

ThS. Dao Ánh Tuyết

<small>(Trường Dai học Luật Hà Nội)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dé đưa pháp luật về giá <small>vào giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội với tư cách</small> một môn học (học phần)

Lý luận về giá và tong quan quá trình phát triển của pháp luật về giá

<small>Khái niệm giá và giá thị trường</small>

Sự cần thiết và phương thức quản lý về giá của nhà nước

Tổng quan quá trình phát triển Pháp luật về giá tại Việt Nam

Sự cần thiết đưa pháp luật về giá vào giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân luật và xác định chuẩn đầu ra đối với người học

Vị thế của Trường Đại học Luật Hà Nội và nhu cầu đa dạng

<small>hóa chương trình đào tạo</small>

Ra sốt việc đào tạo Pháp luật về giá ở các cơ sở đào tạo hiện nay

Đánh giá nhu cầu người học về sự cần thiết của môn học

Pháp luật về giá trong đào tạo cử nhân luật

Tổng quan khả năng đưa môn học Pháp luật về giá vào giảng <small>dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội</small>

Phần 2: Nội dung môn học pháp luật về giá giảng dạy <small>trong chương trình đào tạo cứ nhân luật</small>

Vấn đề 1: Tổng quan pháp luật về giá

Lý luận Pháp luật về giá: khái niệm, vai trò của Pháp luật về

giá, nguyên tắc của Pháp luật về giá

Đối tượng điều chỉnh và cấu trúc Pháp luật về giá

Các thiết chế nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện Pháp luật về giá Vấn đề 2: Địa vị pháp lý của các chủ thể trong lĩnh vực giá

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Cơ quan quản lý nhà nước về giá, nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sản xuất, kinh doanh, người

tiêu dùng trong lĩnh vực giá và các hành vi bị cam

Thanh tra chuyên ngành về giá và xử lý vi phạm pháp luật về giá

Vấn đề 3: Pháp luật về hoạt động điều tiết giá của nhà nước và công khai thông tin về giá

Pháp luật về hoạt động điều tiết giá của nhà nước Pháp luật công khai thông tin về giá

Vấn đề 4: Pháp luật về thẩm định giá Tổng quan về thâm định giá

Nội dung pháp luật về thâm định giá

Vấn đề 5: Hoạt động thẩm định giá của nhà nước và tiêu

chuẩn thẩm định giá

Thâm định giá của nhà nước

Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn thâm định giá

<small>Việt Nam</small> KÉT LUẬN

<small>Tài liệu tham khảo</small>

Phụ lục A: Đề cương môn học Pháp luật về giá

Phụ lục B: Nội dung khảo sát và kết quả thống kê phiếu khảo sát thông tin nhằm xây dựng môn học pháp luật về giá

BÀI BAO CONG BO KET QUA DE TÀI

CAC CHUYEN DE

Chuyên dé 1: Giá và co sở giá thị trường và yêu cầu đặt ra đối với pháp

<small>luật vê giá</small>

Chuyên đề 2: Sự cần thiết đưa pháp luật về giá vào giảng dạy trong chương

<small>trình đào tạo cử nhân luật và xác định chuân đâu ra đôi với người học</small>

Chuyên đề 3: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Những vấn đề lý luận

<small>cơ bản của Pháp luật vê giá.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

hoạt động quản lý giá của nhà nước trong nên kinh tế thị trường theo <small>định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.</small>

Chuyên đề 5: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh

hoạt động điều tiết giá là bình ồn giá

Chuyên đề 6: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh

đối với hoạt động điều tiết giá (trừ bình ổn giá) và Pháp luật điều

chỉnh về công khai thông tin về giá

Chuyên đề 7: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật về thâm định giá Chuyên dé 8: Nghiên cứu giảng day nội dung: Pháp luật thắm định

<small>gia của nhà nước.</small>

Chuyên dé 9: Nghiên cứu giảng dạy nội dung Tiêu chuẩn thấm định giá

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong gan 30 năm đổi mới, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thi trường theo định hướng XHCN dẫn đến cơ chế quan lý thị trường nói chung và quản lý giá nói riêng có những đổi thay căn bản. Rõ ràng đã có một bước tiến rất dài từ chỗ nhà nước là chủ thể quyết định hầu hết các mức giá phân phối chính thức đến chỗ thị trường là nơi hình thành giá cả giao

dịch, ngoại trừ một số ít hàng hịa, dịch vụ nhất định. Chính vì vậy, thay vì nhà nước “quyết định” giá thì trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,

nhà nước chỉ “quản lý” giá nhằm đảm bảo giá cả phù hợp với thị trường, bảo vệ lợi ich của các chủ thé tham gia, lợi ích của nhân dân và của nhà nước.

Với mục tiêu đạt hiệu quả trong quản lý, hệ thống Pháp luật về giá đã dần

hình thành và phát triển, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam. Pháp luật về giá hiện nay không chỉ bao gồm Luật

Giá và các văn bản quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành mà còn quy định ở

nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bat động sản, <small>Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước v.v..</small>

Trong khi đó, hiện ở hầu hết các cơ sở đào tạo cử nhân luật chưa có mơn học

nghiên cứu về Pháp luật về giá mà chỉ đề cập ở những lĩnh vực có liên quan với cách tiếp cận chưa đủ chuyên sâu, trong khi lĩnh vực quản lý giá hàng ngày đều có những ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà nước. Chính vì vậy, việc xây dựng và đưa vào chương trình đào tạo cử nhân luật môn học Pháp luật về giá đã đến lúc trở nên rất cần thiết vì những lý do cơ bản sau: Ä⁄2/ /à, đây là một bộ

phận pháp luật chun ngành có tính đặc thù riêng, nhưng lại có sự gắn kết sâu sắc với các lĩnh vực khác trong hệ thống pháp luật kinh tế; Hai /à, một số lượng cử

nhân luật sẽ tham gia vào công tác pháp chế của các cơ quan quản lý nhà nước về giá và các doanh nghiệp nên rất cần trang bị kiến thức Pháp luật về giá; Ba /à, đáp ứng u cầu đa dạng hóa các mơn học dé đáp ứng nhu cầu của người học trong quá trình đôi mới, nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội với mục tiêu xây dựng trường trọng điểm trong lĩnh vực đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 04/4/2013! của Thủ tướng Chính phủ.

<small>' Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thê “ Xây dựng Trường</small>

<small>Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộvề pháp luật”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Qua khảo sát các chương trình đào tạo của nhiều trường đại học lớn có đào tạo cử nhân luật như Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật

(Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Luật (Đại học Huế) và một số chương

trình đạo tạo khác thì pháp luật về giá chưa được đưa vao giảng day, do đó, chưa

có thơng tin về việc nghiên cứu dé đưa vào giảng day trong chương trình đào tạo

<small>cử nhân luật ở những cơ sở đào tạo này.</small>

Ở các chương trình đào tạo của những chuyên ngành khác, pháp luật về giá

là một bộ phận kiến thức được trang bi cho các chuyên ngành như tai chính, kinh

tế, thương mai, giá và thâm định giá của một số trường đại học khối kinh tế (có thé là môn tự chọn hoặc bắt buộc) và thường nam trong mơn hoc cua khoa hoc về Giá.

Do đó, nội dung pháp luật nằm trong những chương trình này thường chỉ cung cấp

cho người học những quy định pháp luật thực định với tư cách là những khối kiến thức bổ trợ. Bên cạnh đó, một số chương trình đào tạo nghiệp vụ ngắn han cũng cung cấp kiến thức pháp luật về giá, ví dụ như chương trình đào tạo thâm định viên về giá, kế toán viên, kiểm tốn viên, định giá viên v.v..

Như vậy, có thê khẳng định, việc nghiên cứu dé đưa nội dung pháp luật về <small>gia vào giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân luật chưa được thực hiện và</small> triển khai, trong khi pháp luật về giá là khối tri thức về pháp luật tài chính rat cần

thiết nên được trang bị cho cử nhân Luật. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu với những mục đích sau đây:

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn dé đưa nội dung Pháp luật về giá vào

<small>giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội.</small>

- Xây dựng nội dung giảng dạy Pháp luật về giá vào giảng dạy với tư cách <small>là môn học tự chọn, thời lượng 2 tín chỉ.</small>

4. Nhu cầu kinh tế xã hội và địa chỉ áp dụng

- Hiện nay, Pháp luật về giá là bộ phận pháp luật quan trọng trong quản lý nên kinh tế thị trường và liên quan đến nhiều lĩnh vực. Do đó, việc am hiểu và

vận dụng Pháp luật về giá rất có ý nghĩa và cần thiết đối với công tác quản lý nhà nước, pháp chế, hành nghề tư vẫn luật v.v.. Đặc biệt, trong các chuyên ngành đào tạo ở bậc cử nhân được quyền dự thi cấp Thẻ thấm định viên về giá thì bao gồm

<small>cả cử nhân luật.</small>

- Sản phẩm của đề tài hướng tới việc áp dụng trong đào tạo cử nhân Luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

-3-tại Trường Dai học Luật Ha Nội. Sản phẩm của đề tài cũng là tài liệu tham khảo

tốt cho các cơ sở đảo tạo khác, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên các

<small>chuyên ngành luật.</small>

5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài được giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Nội dung của đề tài gắn liền với thực tế đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Những thông tin về các cơ sở đảo tạo khác chỉ ý nghĩa tham khảo.

- Nội dung của đề tài tập trung vào hệ thống các quy định chuyên ngành về

giá như Luật Giá và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Các văn bản có liên quan chỉ nghiên cứu trong phạm vi các quy định về giá.

<small>6. Phương pháp nghiên cứu</small>

Đề thực hiện mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, phương pháp luận nghiên

cứu là quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với phép biện chứng duy vật,

chủ trương của Đảng và nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường theo định

<small>hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp</small>

quyên xã hội chủ nghĩa.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thê gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và điều tra xã hội học. Trong đó, phương pháp phân tích được sử dụng phố biến để xây dựng các luận điểm khoa học của đề tài. Các phương pháp này được thê hiện tông thê tại các chuyên đề của nhóm tác giả.

7. Kết cau của Đề tài

Báo cáo đề tài gồm hai phan sau đây: Báo cáo tổng quan của Đề tài

Báo cáo tông quan của Dé tài, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sẽ bao gồm

<small>những nội dung chính sau:</small>

- Phan 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dé đưa Pháp luật về giá vào giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội với tư cách một môn học (học phần) - Phần 2: Nội dung môn học Pháp luật về giá được giảng dạy trong

<small>Chương trình đào tạo cử nhân luật</small>

- Phụ lục A: Đề cương môn học Pháp luật về giá (dự thảo)

- Phu lục B: Nội dung va két qua khao sat điều tra xã hội học về sự cần thiết của môn học Pháp luật về giá

Các chuyên đề nghiên cứu:

<small>Phân này bao gôm 9 chuyên đê nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau của</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Chuyên đề 1: Giá và cơ sở giá thị trường và yêu cầu đặt ra đối với Pháp

luật về giá.

- Chuyên dé 2: Sự cần thiết đưa Pháp luật về giá vào giảng day trong chương trình đào tạo cử nhân Luật và xác định chuẩn dau ra đối với người học.

- Chuyên đề 3: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Những vấn đề lý luận cơ

bản của Pháp luật về giá.

- Chuyên đề 4: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh hoạt

động quản lý giá của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã

<small>hội chủ nghĩa ở Việt Nam.</small>

- Chuyên đề 5: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh hoạt động điều tiết giá là bình 6n giá.

- Chuyên đề 6: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động điều tiết giá (trừ bình 6n giá) và Pháp luật điều chỉnh về công khai

thông tin về giá.

- Chuyên đề 7: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật về thẩm định giá - Chuyên đề 8: Nghiên cứu giảng day nội dung: Pháp luật thâm định giá

<small>của nhà nước.</small>

- Chuyên dé 9: Nghiên cứu giảng dạy nội dung Tiêu chuẩn thẩm định giá 8. Những luận điểm khoa học rút ra từ kết quả nghiên cứu Đề tài Qua nghiên cứu dé tài, có thé rút ra những luận điểm khoa học sau:

1. Việc xây dựng và đưa vào giảng dạy môn học Pháp luật về giá là cần thiết đối với Chương trình đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

2. Thời gian trước mắt, môn học Pháp luật về giá là môn học tự chọn dành cho các chuyên ngành, về lâu dai sẽ là môn học bắt buộc dành cho chuyên ngành

Luật Kinh tế.

3. Pháp luật về giá là hệ thống quy định pháp luật tương đối phức tạp, có sự đan xen với các lĩnh vực chuyên ngành và đang trong q trình phát triển, hồn thiện. Việc giảng day cần bám vào ban chất quan hệ giá cả trong nền kinh tế thi trường và nguyên tắc xây dựng nên kinh tế thị trường cũng như vai trò của nhà

nước để luận giải, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như nghiên cứu đề xuất <small>những giải pháp hoàn thiện trong tương lai.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

-5-PHẢN 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN ĐỀ ĐƯA PHÁP LUẬT VỀ GIÁ VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VỚI TƯ CÁCH MỘT MÔN HỌC (HỌC PHÀN)

1.1. LÝ LUẬN VE GIA VA TONG QUAN QUA TRÌNH PHÁT TRIEN

CUA PHAP LUAT VE GIA

<small>1.1.1. Khái niệm gia và gia thị trường</small>

Trong nền kinh tế, song song với sự vận động của hàng hóa, dịch vụ là q trình vận động của tiền tệ. Ngay trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vai trị

của tiền tệ và giá cả cũng khơng bị phủ nhận mà được xem là công cụ dé điều hành kế hoạch kinh tế quốc dân, theo đó tiền tệ làm thước đo giá trị, phương tiện

lưu thông, phương tiện tích lũy xã hội chủ nghĩa và phương tiện dé dành của người lao động”. Còn trong nền kinh tế thị trường, khái niệm giá gắn liền với các giao

dịch trao đơi, mua bán hàng hóa, dịch vụ và phần lớn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên giao dịch. Với sự vận động và thông tin của thị trường sẽ dần hình

thành một mặt bằng giá và được gọi là giá thị trường.

Lịch sử đã ghi nhận nhiều quan niệm, học thuyết khác nhau về giá. Theo <small>Adam Smith, giá tri của hang hóa là cơ sở của giá cả và giá được phân loại thànhgiá tự nhiên và gia thị trường. Gia tự nhiên là giá trị thực cua hàng hóa và do lao</small>

động quyết định, còn giá thị trường phụ thuộc vào quan hệ cung cau và các yếu tố ảnh hưởng khác (vi dụ, tình trạng độc quyên) và trên thực tế trong nhiều trường

<small>hợp, giá thị trường có khuynh hướng lệch khá xa so với gia tự nhiên. David Ricardo</small>

đã phát triển thêm cách tiếp cận này khi cho rằng, cái quyết định đến giá cả là quá trình trao đổi (cung cầu) chứ không phải là giá trị thực của hàng hóa (giá tự nhiên).

Trong khi đó, theo Karl Marx (1818 — 1883) thì hàng hóa là sản phẩm của

lao động, có giá trị sử dụng dé thỏa mãn nhu cầu của con người. Giá tri sử dụng là giá trị của hàng hóa đối với xã hội thong qua mua, bán, trao đôi chứ không phải giá trị sử dụng cụ thể của người sử dụng. Giá tri sử dụng là vật mang gia tri trao đơi. Cịn giá trị trao đôi là quan hệ tỷ lệ giữa giá trị sử dụng này với giá trị sử dụng khác mà cơ sở dé trao đổi là hao phí lao động. Từ đó, Karl Marx cho rang, giá cả thi

<small>? K.A.Đa-ri-a-nốp và M.K.Kha-man-nhi-ép (chủ biên), Tài chính và Tin dụng Liên Xô, Nxb.Giáo dục, 1960, tr.17 - 26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

trường là biểu hiện của giá trị thị trường của hang hóa, là kết quả của q trình san

băng các giá trị cá biệt của hàng hóa trong một ngành thông qua cạnh tranh.

Hiện nay, kinh tế học hiện đại mà đại diện là Alfred Marshall (1842 - 1924)

lại cho rằng, giá trị là phạm trù siêu hình, vơ nghĩa trong khi đó giá cả là phạm trù

thiết thực, có thé năm bắt, nghiên cứu, tiên liệu được, theo đó giá cả là hình thức

quan hệ về lượng giữa hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ. Giá cả người mua và giá cả

người bán hình thành nên mối quan hệ cung cầu. Ở bình diện thị trường, cung và

cầu gặp nhau sẽ hình thành nên giá thị trường. Yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất d66i với giá thị trường là thời gian, theo đó thời gian nghiên cứu giá càng dai thì

ảnh hưởng đến giá thị trường càng nhiều. Đồng thời, mức độ thay đôi của giá thị

trường của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ cịn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu đối với hàng hóa đó.

Từ việc điểm qua một số học thuyết cơ bản trên, có thể rút ra bản chất của

<small>gia cả như sau:</small>

- Giá cả là mối quan hệ trao đôi giữa hàng hóa, dịch vụ với tiền tệ. Tiền tệ là phương tiện đo lường giá trị hàng hóa. Ngay cả khi phương thức trao đổi là hàng đổi hang thì tiền tệ van là đơn vị trung gian dé xác định tỷ lệ trao đôi.

- Gia cả và giá trị hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ. Gia tri sử dụng cua hàng hóa nào nhiều hơn thì sẽ được ưa chuộng hơn và do đó có giá cả cao hơn.

Có thé có những trường hợp giá cả và giá trị hàng hóa nào đó khơng đồng nhất

nhưng thơng qua cạnh tranh, cung cau về loại hàng hóa ấy sẽ dan cân bằng trở lại.

- Giá cả chịu sự tác động của nhiều quy luật (quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu). Những quy luật này sẽ ảnh hưởng đến những mức giá cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể, và ở mức độ rộng hơn, có ảnh hưởng đến

<small>giá thị trường.</small>

- Giá cả hướng dẫn tiêu dùng, theo đó, nếu mức giá cao, người tiêu dùng sẽ

có khuynh hướng lựa chọn sử dụng ít đi hoặc hàng hóa khác thay thế với mức giá rẻ hơn. Do đó, nhà nước khi tác động vào giá cả sẽ hướng dẫn tiêu dùng xã hội.

Từ những học thuyết trên, có thê xác định bản chất giá thị trường như sau: Thứ nhất, giá thị trường hình thành trên cơ sở giá trị thị trường của hàng hóa. Bởi vì để sản xuất một mặt hàng nhất định, nhà sản xuất phải bỏ chi phí cho các

yếu tố đầu vào dé tạo nên sản phẩm ở đầu ra. Mặc dù giá trị của mỗi mặt hàng là cá biệt nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến quyết định về giá cả. Khi người sản xuất đem bán hàng hóa ra và được thị trường chấp nhận thì đó là giá trị thị trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>- 1#»</small>

Thứ hai, giá thị trường là mức giá được số đơng người mua chấp nhận trên thị trường. Có thé từng giao dich cụ thé thì mức giá là khác nhau, nhưng dan dan

hình thành một mức giá phố biến, có thé so sánh được thì khi đó là giá thị trường. <small>Thứ ba, giá thị trường là mức giá thuận lợi cho việc xác lập quan hệ trao</small> đối trên thị trường giữa người mua và người bán. Nếu có giá thị trường, người bán khơng thể mặc ý bán quá cao hoặc ngược lại, người mua không thê trả giá

q thấp dẫn đến tình trạng khơng thẻ giao dịch.

Thứ tư, giá thị trường giúp nhà nước định giá chính xác đối với hàng hóa,

<small>dịch vụ cơng, tài sản của nhà nước hoặc với những hàng hóa, dịch vụ khác mà</small>

nhà nước cần thiết phải định giá. Mặc dù với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân và trong nhiều trường hợp nhà nước cần phải định giá đối với hàng hóa tư thì cơ quan nhà nước có thầm quyền cũng khơng thé bỏ qua bản chat và các quy luật chỉ phối giá thị trường. Việc định giá của nhà nước, một khi phù hợp với giá thị trường, sẽ có hiệu ứng tích cực, cịn nếu ngược lại có thê phát sinh những hiệu

<small>ứng tiêu cực (tham nhũng, buôn lậu, gian lận v.v..).</small>

Tiếp thu những quan điểm phổ biến hiện nay như đã trình bay ở trên, Luật

Giá đã đưa ra định nghĩa về giá thị trường như sau: Giá thi trường là giá hàng

hóa, dich vụ hình thành do các nhân tổ chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định”.

1.1.2. Sự cần thiết và phương thức quản lý về giá của nhà nước

Sự can thiệp của Nhà nước đối với giá đã được ghi nhận quá trình lịch sử hơn 4000 năm, tại Ai Cập cổ đại vào thé kỷ thứ 3 trước công nguyên” và từ thời

La Mã, khi Hoang dé La Mã Diocletian cố gắng định giá tối đa cho tat cả các mặt hàng nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Sự can thiệp vào lĩnh vực giá

của Nhà nước được cho là phô biến trong lịch sử các nước Phương Tây, điều này

được lý giải bởi những lợi ích chính trị, khi mà Chính phủ được lợi từ việc điều <small>chỉnh giá theo xu hướng giảm giá (sự ủng hộ từ cử chi va dân chúng) và ngay ca</small> khi tăng giá (sự ủng hộ từ các nhà vận động hang lang và các công ty)”. Sự can

thiệp vào giá, ban hành các quy định điều chỉnh giá cũng được ghi nhận từ khá

<small>sớm tại các nước châu A, Mỹ và nhiêu quôc gia trên thê giới nhăm mục đích điêu</small>

<small>3 Luật Giá, Điều 4 khoản 4.</small>

<small>“Indrani Thuraisingham, “Price Control and Monitoring in Development Countries”, 2010° Fiona M.Scott Morton, “The Problems of Price Controls” , truy xuất</small>

<small> ngay 8/8/2017</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

tiết kinh tế, ôn định thị trường và bao gồm ca mục tiêu chính trị.

Quy định do cơ quan quản lý ban hành điều chỉnh về giá trong giai đoạn đầu thường nhắm đến một số mặt hàng thiết yếu, quan trọng hoặc mục tiêu điều tiết tạm thời. Ví dụ tại Anh, chính quyền London đã can thiệp vào việc điều chỉnh giá bán buôn và bán lẻ mặt hàng rượu, bánh mỳ và một số loại lương thực thiết yếu”. Tại Pháp, sự điều chỉnh đầu tiên về giá được ghi nhận đôi với mặt hàng thực pham khi giá mặt hàng có sự gia tăng về giá khơng kiểm sốt”.

Có thê nhận định, trong nền kinh tế thị trường, nhất là nền kinh tế thị trường

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng trong

nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giá nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, hạn chế

những tác động tiêu cực của nền kinh tế tự do cạnh tranh mà khơng có kiểm sốt.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá được hiểu là tổng thé các biện pháp mà pháp luật quy định dé thực hiện vai trò của nhà nước trong lĩnh vực giá, đảm

bảo xây dựng hiệu quả nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc nhà nước quản lý về giá là sự cần thiết khách quan của nền kinh tế bởi

<small>những lý do cơ bản sau:</small>

Thứ nhất, xuất phát từ những khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế thị trường (hay còn gọi là “mặt trái” của nền kinh tế thị trường dưới góc độ kinh tế).

Trong nén kinh tế thị trường, hai yếu tổ được xem là quan trọng nhất đó là <small>đa hình thức sở hữu và tự do cạnh tranh. Với đa hình thức sở hữu thì sở hữu nhà</small>

nước chỉ là một bộ phận, và trong nhiều trường hợp, bộ phận này cũng phải cạnh

tranh bình đăng với các hình thức sở hữu khác. Với tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền làm những gì mà luật khơng cam dé tìm kiếm lợi nhuận và vì thé ho chi sản xuất, cung ứng những sản phẩm có lợi nhất cho họ chứ khơng hắn là có lợi nhất cho xã hội. Vì thế, ở chừng mực nhất định, sự vận hành tự do không điều tiết của nền kinh tế thị trường sẽ ảnh hưởng đến đại bộ phận dân chúng khi có hiện tượng tiêu cực như độc quyền, độc quyền nhóm, lợi dụng hồn cảnh bat thường v.v..

Đề phịng và tránh những khuyết tật của thị trường, hầu hết các quốc gia <small>đêu có những quy định đê nhà nước can thiệp ở những mức độ khác nhau đôi với</small>

<small>° Robert L.Schuettinger and Eamonn E. Butler, “Forty Centuries of Wage and Price Controls, How not to fight</small>

<small>inflation”, 1979, trang 29.</small>

<small>7 Fiona M.Scott Morton, “The Problems of Price Controls” , truy xuất ngay 8/8/2017</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

-9-hàng hóa, dich vụ, bao gồm một số hang hóa dich vu thiết yếu với người dân hoặc nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm, nhất là năng lượng và

<small>khống sản.</small>

Ví dụ như ở Nga, nhà nước định giá đối với gas, điện, sản phâm cơng nghiệp quốc phịng, chân tay giả và thuốc; ở Cộng hòa Séc, nhà nước định giá đối với <small>điện, nước sinh hoạt, dịch vụ thoát nước, gas, giá thuê nhà, dịch vụ xe bus; ở Ba</small>

Lan, nhà nước định giá đối với giá sữa, gas, điện, thuốc chữa bệnh và dịch vụ xe bus công cộng; ở Indonesia, nhà nước định giá xăng dầu, dịch vụ xe bus công cộng và điện vv.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò đại diện chủ sở hữu của nhà nước.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 53 quy

định: “Đất dai, tài nguyên nước, tài nguyên khoảng sản, nguôn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đâu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dan do Nhà nước đại điện chủ sở hữu va thống nhất quan ly’. Bởi lẽ đó, nhà nước sẽ thay mặt toàn dân định giá tài sản thuộc sở hữu toàn dân là hợp lý nhằm đảm bảo phân bổ một cách hài hòa các nguồn lực

trong xã hội dé phục vụ lợi ich của toàn dan.

Thứ ba, xuất phát từ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong việc xây

dựng nên kinh tế thi trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 51 quy

định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phan kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò

chủ đạo. Là thành phần kinh tế chủ đạo, nhà nước sẽ là chủ thể cung cấp hầu hết các hàng hóa, dịch vụ cơng và một số hang hóa thiết yếu nhằm đảm bảo sự ổn

định trong việc phục vụ nhân dân như: dịch vụ y tế, giáo dục, quốc phòng, điện...

Ngay cả trong trường hợp những hàng hóa, dịch vụ này được chuyền giao cho các

thành phần kinh tế khác thì nhà nước cũng cần định giá để đảm bảo sự cơng bằng, tránh tình trạng vì mục tiêu lợi nhuận và sự khó khăn của người dân dé trục lợi.

Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu xây dựng một xã hội công băng và nhân văn,

trong đó những bộ phận yếu thế trong xã hội được quan tâm và bảo vệ.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 34 có quy định: <small>“Cong dân có quyên được bao đảm an sinh xã hội. Chính vi thê, trong các trường</small>

<small>ở PGS,TS.Vũ Trí Dũng và Nguyễn Duy Thiện (2017), Chuyên đề “Nguyên lý hình thành giá cả thị trường”, Tài</small>

<small>liệu đào tạo, bôi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thâm định giá, Nxb.Tài chính, 2017, tr.295.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

hợp nhằm đảm bảo sự bình dang về cơ hội tiếp cận các dich vụ thiết u của cơng dân, nhất là những khu vực cịn nhiều khó khăn, nhà nước cần phải ban hành các chính sách và quy định nhằm đảm bảo mặt băng giá cả phù hợp, vừa đảm bảo giữ nên tảng kinh tế thị trường, vừa khỏa lấp được những khiếm khuyết của cơ chế <small>thị trường trong đảm bảo an sinh xã hội. Đó chính là vai trị của nhà nước và chỉ</small> có nhà nước mới có thể thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi rộng.

<small>Với những lý do trên, nhà nước sẽ quản lý giá theo các phương thức cơ bảnsau đây:</small>

Phương thức trực tiếp là phương thức mà theo đó, cơ quan nhà nước có thâm quyền xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo những mức độ khác nhau như quy định giá cụ thé, xác định khung giá, giá tối da, giá tối thiểu, giá tạm thời

trong hiệp thương giá, thậm chí xác định mức trợ giá đối với hàng hóa, dịch vụ.

Bởi phương thức trực tiếp thường can thiệp mạnh vào giá thị trường nên chỉ được sử dụng một cách hạn chế theo các mặt sau: 1) Đối tượng hàng hóa, dịch vụ được <small>xác định giá; 2) Mức độ xác định giá; 3) Thời hạn xác định giá.</small>

Phương thức gián tiếp là phương thức mà theo đó, cơ quan nhà nước có thâm quyền khơng xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ mà thơng qua các chính sách khác nhau nhăm điều tiết thị trường, bao gồm cả những hoạt động kinh tế

-tài chính nhằm hướng dẫn giá cả thị trường theo đúng nguyên tắc cung cầu ví dụ như chính sách tín dụng, mua bán hàng hóa dự trữ nhà nước, u cầu cơng khai minh bạch về giá, nghiêm cắm hiện tượng chuyền giá, khuyến khích phát triển

dich vụ thẩm định giá v.v..

Mỗi phương thức trên thực tế có những tác động khác nhau đến thị trường

và nền kinh tế theo cả hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực. Do đó, trong từng

điều kiện hoàn cảnh cụ thể, cơ quan nhà nước có thâm quyền sẽ thực hiện các

hành vi quản lý phù hợp trên nguyên tắc tôn trọng giá cả thị trường và tự do thỏa <small>thuận giữa các bên trong lĩnh vực giá.</small>

1.1.3. Tổng quan quá trình phát triển Pháp luật về giá tại Việt Nam

Giai đoạn trước đổi mới, khi nền kinh tế được xây dựng theo mô hình kế hoạch hóa tập trung thì giá cả hàng hóa, dịch vụ được nhà nước điều hành theo phương thức nhất quán, theo đó, nhà nước sẽ xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ trong trao đổi, mua bán giữa các đơn vi của nhà nước và giữa nhà nước với công dân. Văn bản chuyên ngành cao nhất về giá trong giai đoạn trước đôi mới là

Điều lệ quản lý giá ban hành kèm theo Nghị định 33/HDBT ngày 27/02/1984 của

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

-J]-Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), theo đó khăng định:

<small>“Phải lay kế hoạch làm chính, làm cho hệ thống giá hình thành một cách có kế hoạch là</small>

<small>chủ yếu, dựa trên cơ sở giá thành được tính tốn theo những định mức hợp lý về tiêuhao vật chất, hao phí lao động và có lãi thoả đáng, khuyến khích mạnh mẽ các sản phẩmcó dau chất lượng cao; đồng thời sử dung đúng dan các quan hệ thị trường, quan hệ cungcầu, có phân biệt theo loại hàng, theo các nhu cầu khác nhau, các đối tượng tiêu dùng</small>

<small>khác nhau, ở các thị trường khác nhau...</small>

<small>...Phải bảo đảm cho hệ thống giá chỉ đạo có kế hoạch của Nhà nước chi phối đượcnhững mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, đời sống và ngày càng mở rộng phạm vi. Hệthống này bao gồm giá thu mua trong nghĩa vụ hoặc theo hợp đồng kinh tế hai chiều(dưới đây gọi tắt là giá thu mua nghĩa vụ) đối với các loại nông sản, lâm sản, hải sảnchủ yếu; giá gia công, giá thu mua các loại sản phẩm tiểu công nghiệp và thủ cơng</small>

<small>nghiệp quan trọng; giá bán bn xí nghiệp, giá bán buôn công nghiệp và giá bán buôn</small>

<small>vật tư đối với những sản phẩm quan trọng của kinh tế quốc doanh; giá bán lẻ Nhà nướcđối với những mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân lao động. Đồng</small>

<small>thời có những giá được vận dụng linh hoạt dưới những hình thức khác nhau (giá mua</small>

<small>khuyến khích, giá mua thoả thuận, giá cao có hướng dẫn, giá kinh doanh thương</small>

<small>nghiệp...); kết hợp hai loại giá (giá ôn định và giá linh hoạt) nhằm thu hút ngày càng</small>

<small>nhiều sản phẩm hàng hố đi vào lưu thơng có tô chức, tăng cường trận địa của kinh tế</small>

<small>xã hội chủ nghĩa và dau tranh có hiệu quả với thị trường tự do.”</small>

Trên thực tế giai đoạn này cịn có hệ thống giá thứ hai hoàn toàn tự phát <small>trong giao dịch gitra người dân với nhau, thường được gọi là gia “chợ đen”, tức làkhông được nhà nước thừa nhận.</small>

Với mục tiêu xây dựng nên kinh tế thi trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa, kế từ khi đổi mới đến nay, hệ thống Pháp luật về giá đã được hình thành và ngày càng hồn thiện hơn. Với sự ra đời của Pháp lệnh Giá năm 2002 do Ủy ban

Thường vụ Quốc hội ban hành, đây có thé nói là văn bản luật chuyên ngành có

hiệu lực cao, điều chỉnh khá toàn diện trong lĩnh vực giá mà trước đó chưa có.

Với 5 chương gồm 40 điều, nhiều nội dung quan trọng trong quản lý giá đã được quy định cụ thể như: nguyên tắc quản ly giá, bình 6n giá, định giá, thâm định giá, kiểm sốt giá độc quyên và chống bán phá giá, quy định hoạt động về giá của các

tổ chức, cá nhân kinh doanh như niêm yết giá, công khai giá và những hành vi bị

cam v.v.. Cùng với đó, một loạt các văn bản dưới luật đã được ban hành dé quy

dinh chi tiét, hướng dẫn Pháp lệnh Giá như: Nghị định 170/2003/NĐ-CP, Nghị

định 75/2008/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Giá, Nghị định 101/2005/NĐ-CP về

thâm định giá, Nghị định 169/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2011/NĐ-CP quy định

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

vé xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, Nghị định 188/2004/NĐ-CP, Nghị định 123/2007/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Thông tư 15/2004/TT-BTC, Thông tư 104/2008/TT-BTC, Thông tư

<small>122/2010/TT-BTC hướng dẫn Pháp lệnh Giá và các nghị định, Thông tư</small>

114/2004/TT-BTC, Thông tư 145/2007/TT-BTC hướng dẫn về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất v.v..

Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Gia, bên cạnh những ưu điểm, Pháp lệnh

Giá đã bộc lộ một số bat cập chủ yếu như quy định về trợ giá, van đề xác định giá

tài sản nha nước khi khơng có hoặc khơng thé dé doanh nghiệp thấm định giá, một số khái niệm chưa chuẩn xác, sự chồng chéo điều chỉnh khi Quốc hội đã ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật Dat dai năm 2013, Luật Kinh doanh bat động sản năm 2014 v.v... Chính vì vậy, Luật Giá năm 2012 đã ra đời thay thế cho Pháp lệnh Gia và được kỳ vọng là giải quyết được những bat cập nêu trên '?.

Luật Giá bao gồm 5 chương và 48 điều, ngoài những nội dung kế thừa từ

Pháp lệnh Giá, Luật Giá có một số điểm mới cơ bản, bao gồm: (i) Luật Giá quy

định cụ thé các tiêu chí dé xác định nhằm thu hẹp phạm vi định giá của Nhà nước;

(ii) Luật Giá nhất quán nguyên tắc giá những hàng hóa, dich vụ do Nhà nước định

giá phải theo nguyên tắc thị trường; (iii) Luật quy định cụ thé hơn về các hành vi bị cắm trong lĩnh vực gia; (iv) Luật xác định rõ trách nhiệm công khai thông tin về giá bằng các hình thức thích hợp của các chủ thé cung cấp hàng hóa, dich vụ; (v) Đặc biệt, Luật Giá quy định về hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước đối với một số loại tài sản nhất định và trong những trường hợp cụ thể, bên cạnh hoạt

động dịch vụ thâm định giá do doanh nghiệp thâm định giá cung cấp với tư cách

là một dịch vụ theo cơ chế thị trường.

<small>Cùng với việc Luật Giá có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ có</small> liên quan cũng lần lượt ban hành nhiều văn bản quy định chỉ tiết và/hoặc hướng

<small>dẫn thi hành như: Nghị định 177/2013/NĐ-CP, Nghị định 149/2016/NĐ-CP quy</small>

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định

89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá về thẩm định giá, Nghị định

<small>109/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản ly giá, lệ phí, hóa</small> đơn; Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất; Nghị định 01/2017/NĐ-CP

<small>? Tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Giá, 2012. Nguồn: duthaoonline.quochoi.vn' Luật Giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>- </small>

13-sửa đôi, bố sung một số nghị định quy định chỉ tiết thi hành Luật Dat dai, Thông tư 56/2014/TT-BTC, Thông tư 233/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 177/2013/NĐ-CP, Thơng tư 38/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 89/2013/NĐ-CP, Thong tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp

định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thé và tư van xác định giá đất cùng nhiều văn bản khác.

Theo lát cắt chiều ngang, ngoài Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thi hành, Pháp luật về giá còn được đề cập đến ở nhiều luật, pháp lệnh, nghị định và thông tư của các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật kinh tế như pháp luật về doanh nghiệp, thương mại, tài chính, đất đai, tài nguyên, môi trường, cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... Như vậy, có thé khang định, Pháp luật về giá là tổng thé các quy định pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực giá, với nguồn là Luật Giá và các văn bản pháp luật có liên quan, bao gồm cả các văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thẻ.

Trong Luật Doanh nghiệp, quy định về giá tập trung chủ yếu vào việc định

giá tài sản góp vốn và định giá vốn. Về nguyên tắc, Luật Doanh nghiệp tôn trọng cơ chế giá thị trường khi xác định giá tài sản góp vốn và định giá vốn. Điều 37

Luật Doanh nghiệp quy định tài sản góp vốn khơng phải là Đồng Việt Nam, ngoại

tệ tự do chuyền đổi, vàng thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc tổ chức thấm định giá chuyên nghiệp định giá va được thê hiện thành đơn vị đồng Việt Nam.'' Ngồi ra, Luật Doanh nghiệp cịn quy định cụ thé nguyên tắc thỏa thuận hoặc xác định giá của phần vốn góp hoặc cơ phần trong các trường hợp cơng ty mua lại phần vốn góp hoặc cô phần của thành viên/cô đông theo nguyên tắc giá thị trường ”. Trong khi đó, gid thi trường của phan von góp hoặc cổ phan được Luật Doanh nghiệp ghi nhận là giá giao dịch trên thị trường cao nhất ngày hôm trước, giá thỏa thuận giữa người bán và người mua, hoặc giá do một tổ chức thâm định giá chuyên nghiệp xác định Ỷ.

Trong pháp luật về đất đai, các quy định về giá đất và xác định giá đất có ý

nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ pháp luật giữa nhà nước (với

tư cách là đại điện chủ sở hữu đất đai — toàn dân) với các tổ chức, cá nhân được

<small>giao đât, cho thuê đât, được công nhận quyên sử dụng đât và giữa các tô chức, cá</small>

<small>' Luật Doanh nghiệp, Điều 37 khoản 2!2 Luật Doanh nghiệp, các điêu 52, 129, 130...'3 Luật Doanh nghiệp, Điều 4 khoản 13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nhân với nhau trong quá trình chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế... quyền

sử dung đất theo quy định. Nghị định 44/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi

Nghị định 01/2017/NĐ-CP) về giá đất đã quy định những vấn đề hết sức cụ thể như thâm quyên xác định giá đất, khung giá đất, bảng giá dat và tư van xác định giá đất, bao gồm cả tư vấn xác định giá đất trong khi xác định giá đất của nhà nước và tư vẫn xác định giá đất đối với các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thê hiện vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành khi ban hành văn bản hướng dẫn xác định giá đất và tư vẫn xác định giá đất °.

<small>Trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 đã quy định</small>

nguyên tắc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cùng với đó là Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá có quy định, việc mua sắm, chuyển nhượng, thanh lý tài sản nhà nước đều phải thực hiện theo pháp luật về đấu thầu hoặc đấu giá dé dam bao xác định phù hợp với giá thị trường. Tương tu, có thể tìm được nhiều ví dụ khác về những quy định pháp luật trong lĩnh vực giá tại các Luật chuyên ngành

như Luật Điện lực, Luật Dầu khí, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Dược, Luật <small>Khám bệnh, chữa bệnh....</small>

1.2. SỰ CAN THIẾT DUA PHÁP LUAT VE GIÁ VÀO GIẢNG DẠY

TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT VÀ XÁC ĐỊNH

CHUAN ĐẦU RA DOI VỚI NGƯỜI HỌC

1.2.1. Vị thế của Trường Đại học Luật Hà Nội và nhu cầu đa dạng hóa

chương trình đào tao”

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập ngày 10/11/1979, là đơn vị</small>

trực thuộc Bộ Tư pháp và chiu sự quản ly nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường tự định hướng và xây dựng cho mình sứ mạng: “Cung cấp nguôn nhân lực pháp luật, sản phẩm nghiên cứu khoa học và dịch vụ pháp lí chất lượng cao cho cơ quan nhà nước và toàn xã hội, góp phan thực hiện thành cơng các mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc té”.

Trong chiến lược phát trién, mục tiêu của Trường Đại học Luật Hà Nội là

<small>‘4 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tu 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chitiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thé và tư van xác định giá dat.'S Nguồn tham khảo, lược trích: Dự thảo Báo cáo tự đánh giá của Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 10/2017</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>- l5 </small>

-xây dựng dé trở thành trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu cán bộ pháp lý phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Dé thực hiện mục tiêu trên, Trường đã xây dựng Đề án đưa Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành trường trọng điểm Quốc gia về đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật ở Việt Nam và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án theo Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 04/4/2013. Đồng thời, trong thời gian tới Trường sẽ day mạnh việc thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp đảo tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ; đây mạnh NCKH; mở rộng

hợp tác quốc tế.

Trường Đại học Luật Hà Nội luôn nhận thức rõ và đầy đủ vai trị của chương

trình đào tạo trong việc thực hiện sứ mệnh của Trường là đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước. Từ đó, xuyên suốt nhiều năm qua, Trường

Đại học Luật Hà Nội luôn chú trọng việc xây dựng và phát triển các chương trình

đào tạo đối với bậc đại học, bậc thạc sĩ và bậc tiến sĩ, theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa các chương trình đào tạo nhăm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, trên cơ sở thực hiện phương châm và triết

<small>lý dao tao “coi người học là trung tâm” của quá trình dao tạo. Trường Đại học</small> Luật Hà Nội nhận thức rõ rằng: Chương trình đào tạo là thành tố quan trọng dé

tạo nên chất lượng của các sản pham dao tạo, do đó trong những năm gần đây, Trường đã chủ động triển khai việc xây dựng, chỉnh sửa, cập nhật thường xuyên các Chương trình đào tạo đối với các bậc, hình thức đào tạo hiện nay của Trường.

Theo thống kê khơng chính thức thì tính đến năm 2016, trên phạm vi cả <small>nước có 33 cơ sở có dao tạo ngành luật ở bậc cử nhân, trong đó có 22 cơ sở có</small>

đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế (hoặc Luật kinh doanh), trong đó có nhiều cơ sở đào tạo lớn, có truyền thống như Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh, Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà Nội), Trường Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chi Minh), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Luật (trực thuộc Đại học Huế), Viện Đại học Mở Hà Nội, Viện Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh v.v.. Điều đó cho thấy

nhu cầu xã hội, sức hap dẫn của chuyên ngành dao tạo là những yếu tô quyết định

đến khả năng cạnh tranh đang ngày càng cao giữa các cơ sở đào tạo. Trong tương <small>lai, sô các cơ sở đào tạo ngành luật nói chung và Luật Kinh tê nói riêng sẽ cịn</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

tăng, từ đó sức ép cạnh tranh về chất lượng đào tạo sẽ còn tiếp tục mạnh hơn nữa '°.

Trong bối cảnh chung và định hướng của nhà trường, việc nghiên cứu đưa vào một nội dung giảng dạy mới, cần thiết theo nhu cau của xã hội được xem là phủ hợp, nhằm góp phan nâng cao chất lượng đào tạo, góp phan khang định vị thé của một cơ sở đào tạo ngành luật trọng điểm của cả nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút người học và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội.

1.2.2. Rà soát việc đào tạo Pháp luật về giá ở các cơ sở đào tạo hiện nay Ở nhiều quốc gia, nhà nước ban hành các quy định nhăm đảm bảo sự công bang, minh bach trong việc xác định giá, đặc biệt là liên quan đến các hàng hóa thiết yếu và tài sản nhà nước. Ở Việt Nam, Pháp luật về giá đã được quy định từ khá lâu và được xem là một công cụ quan trọng dé nhà nước điều hành giá cả theo cơ chế thị trường. Do đó, Pháp luật về giá được xem là một bộ phận pháp luật quan trọng điều chỉnh đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng và các chủ thê có liên quan. Bộ phận pháp luật này điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng dé trả lời những câu hỏi cơ bản như: Cơ chế nào dé nhà nước định giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ? Những biện pháp nào dé bình én giá, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và nhân dân? Việc thâm định giá trị tài sản sẽ do ai thực hiện và thực hiện như thé nào, làm sao dé đảm bảo khách

<small>quan và phù hop với giá thi trường v.v..</small>

Chính vì thế, kiến thức Pháp luật về giá nên được xem là một bộ phận tri

thức quan trọng cần được trang bị cho cử nhân luật thuộc nhiều chuyên ngành,

nhất là chuyên ngành Luật Kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các trường đại học có chương trình đào tạo cử nhân

luật đều chưa xây dựng và đưa vào giảng dạy Pháp luật về giá với tư cách là một

môn học hoặc học phan riêng với nội dung cụ thé và chuyên sâu.

Qua khảo sát các chương trình đào tạo của nhiều trường đại học như Trường

Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Luật (Đại học Huế) và nhiều cơ sở

đào tạo cử nhân luật khác thì Pháp luật về giá chưa được đưa vào giảng dạy với tư cách là một học phần độc lập mà rải rác chỉ là một hoặc một số van đề thuộc

<small>nội dung của môn học Luật thương mại.</small>

Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, phần pháp luật về quản lý giá được xem

<small>'6 Trường Dai hoc Luật Hà Nội, Báo cáo sơ kết đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế năm 2016</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

-Ï7-là một nội dung trong môn học Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại do Bộ môn Luật Thương mại thuộc Khoa Pháp luật Kinh tế đảm <small>nhiệm giảng dạy. Day là môn học lựa chọn chuyên ngành thuộc chuyên ngành</small> Luật Kinh tế. Với thời lượng khoảng 3 giờ tín chỉ gồm 2 tiết giờ giảng lý thuyết và 01 giờ thảo luận, trên thực tế giảng viên chỉ có thể khái quát giới thiệu về cơ sở lý luận và những điểm quan trọng nhất của hệ thống Pháp luật về giá tại Việt Nam hiện nay ' ”.

Ở các chương trình đào tạo của những chuyên ngành khác, Pháp luật về giá là một bộ phận kiến thức được trang bị cho các chuyên ngành như tài chính, kinh tế, thương mại, giá và thâm định giá của một sé truong dai hoc khối kinh tế (có thé là môn tự chọn hoặc bắt buộc) và thường nằm trong môn học của khoa học về Giá. Do đó, nội dung pháp luật nam trong những chương trình này thường chi cung cấp cho người học những quy định pháp luật thực định với tư cách là những khối kiến thức bồ trợ. Bên cạnh đó, một số chương trình đào tạo nghiệp vụ ngắn

hạn cũng cung cấp kiến thức Pháp luật về giá, ví dụ như chương trình đào tạo thâm định viên về giá, kế tốn viên, kiểm toán viên, định giá viên v.v..

Pháp luật về giá cũng nhận được sự quan tâm và mong muốn được nghiên cứu từ phía người học. Qua việc khảo sát ý kiến từ người học đo nhóm tác giả thực hiện (sẽ được trình bày kỹ ở phần sau) có thể nhận thấy đa số người học đều ít hiểu biết về Pháp luật về gia và có nhu cầu được nghiên cứu, học tập nội dung Pháp luật về giá trong chương trình đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Như vậy, có thé khang định, việc nghiên cứu dé đưa nội dung Pháp luật về

<small>gia vào giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân luật chưa được thực hiện và</small>

triển khai một cách có hệ thống với tư cách là một mơn học (hoc phan) riêng,

trong khi Pháp luật về giá là khối tri thức pháp luật kinh tế - tài chính rất cần thiết <small>nên được trang bị cho cử nhân Luật.</small>

1.2.3. Đánh giá nhu cầu người học về sự cần thiết của môn học Pháp

luật về giá trong đào tạo cử nhân luật 1.2.3.1. Tổng quan

Tập thé tác gia đã tiến hành khảo sát ý kiến của người học về việc xây dựng môn học Pháp luật về giá vào tháng 6 năm 2017 tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

<small>'”Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, môn học Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại (thời lượng</small>

<small>2 tín chỉ) do Bộ mơn Luật Thương mại cung cap. Qua tim hiểu thực tế thì nội dung pháp luật vê quản lý giá không</small>

<small>đủ điều kiện triển khai tương xứng với khối lượng tri thức vốn có của vấn đề này.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Cuộc khảo sat được thực hiện với tổng SỐ lượng 230 phiếu, bao gồm 187 phiếu dành cho các sinh viên luật hệ đào tạo chính quy và 43 phiếu dành cho học viên văn băng hai hệ chính quy. Do hạn chế về nguồn kinh phí nên tập thé tác giả chưa thé tiến hành khảo sát với phạm vi rộng hơn, ví dụ như đơi với các đối tượng là doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về giá.

Phiếu khảo sát được thiết kế với hệ thống các câu hỏi và phương án trả lời dành cho người được hỏi. Các câu hỏi tiếp cận theo các nhóm như sau:

Thr nhất, nhóm câu hỏi tập trung khảo sát những kiến thức rất cơ bản về Pháp luật về giá. Trong trường hợp người được hỏi đã hiểu rõ thì vẫn đề đưa mơn học vào giảng dạy là khơng cần thiết. Cịn nếu người được hỏi cịn mơ hồ, khơng

rõ thì mới xác định được nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy đối với mơn học.

Thứ hai, nhóm câu hỏi tập trung khảo sát quan điểm của người học rằng

liệu có nên có mơn học Pháp luật về giá hay khơng và họ có mong muốn được nghiên cứu lĩnh vực Pháp luật về giá với tư cách là môn học độc lập hay không. Trong trường hợp người học khơng có nhu cầu, khơng mong muốn nghiên cứu thì

với nguyên tắc lẫy người học làm trung tâm cùng với việc tiếp cận gắn với thực tiễn, có thể việc đưa môn học Pháp luật về giá vào giảng dạy, nghiên cứu là khơng thực tế.

Thứ ba, nhóm câu hỏi tập trung khảo sát về thời lượng cần thiết dé nghiên cứu môn học Pháp luật về giá. Mặc dù đây chỉ là kênh tham khảo vì người được hỏi chưa có đủ thơng tin và chun mơn để đánh giá, nhưng cũng rất cần thiết. Mỗi một mức độ về số lượng tín chỉ sẽ quyết định nội dung chương trình phù hợp.

1.2.3.2. Thuận lợi và hạn chế của cuộc khảo sát

<small>Những thuận lợi của chương trình khảo sát đã thực hiện:</small>

- Một là, đối tượng khảo sát là những sinh viên, học viên hệ chính quy đang

tham gia hoc tập chương trình cử nhân luật nên có mức độ hiéu biết và nhận thức

được trọng tâm của cuộc khảo sát, do đó những ý kiến đã thể hiện đúng quan điểm

<small>của người được khảo sát.</small>

- Hai là, do đối tượng khảo sát là những sinh viên năm thứ ba chương ngành Luật Kinh tế và học viên văn băng 2 đã hồn thành ít nhất 2/3 chương trình học nên có kiến thức nền tảng khá tốt về pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói

riêng nên quan điểm của họ phản ánh sự cần thiết hoặc không cần thiết của việc tham gia môn học Pháp luật về giá.

- Ba là, hoạt động khảo sát được phân nhóm gồm sinh viên chính quy bằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

-19-1 và học viên chính quy văn bang 2. Đối với học viên chính quy văn bang 2, hau hết đều là những người học đã đi làm và đa số làm việc tại doanh nghiệp nên ý kiến của họ phan nào đã phan ánh được ý kiến như lay ý kiến tại doanh nghiệp.

Bên cạnh những thuận lợi, chương trình khảo sát cũng có một số hạn chế <small>sau đây:</small>

- Một là, chương trình khảo sát chưa có điều kiện khảo sát sâu về từng nội dung cần có trong mơn học. Ngun nhân là việc khảo sát như vậy chỉ nên thực

hiện cho nhóm đối tượng đang cơng tác, tham gia hoạt động trực tiếp hoặc có liên quan đến lĩnh vực giá, không thể khảo sát đối với đối tượng chưa tiếp cận sâu về <small>pháp luật giá.</small>

- Hai là, chương trình khảo sát chưa thực hiện đối với đối tượng là người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về giá. Nguyên nhân như đã trình bày ở trên, chủ yêu là do quy mô và nguồn kinh phí dành cho đề tài cịn hạn chế

<small>nên nhóm tác giả khơng có khả năng thực hiện.</small>

Nội dung và kết quả khảo sát sẽ được trình bày ở Phụ lục B của Báo cáo. 1.2.3.3. Kết luận cơ bản rút ra từ cuộc khảo sát

Tư nhất, nhận thức tông quan về Pháp luật về giá của những người được

hỏi còn khá mơ hồ nhưng đa số đều khăng định tầm quan trọng của kiến thức Pháp luật về giá. Có 44,3% số người được hỏi khơng biết trong hệ thống pháp luật

Việt Nam có văn bản Luật chuyên ngành về giá, 18,7% khăng định là khơng có và 37% cho rằng có biết. Một câu hỏi đơn giản rằng giữa sách giáo khoa, sữa dành cho trẻ em dưới 6 ti và nước sinh hoạt thì đâu là hàng hóa thuộc diện bình ồn

giá, chỉ có 28,5% trả lời đúng là sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Và đa số (gồm

58,7% số người được hỏi) cho rằng chỉ hiểu khái niệm giá thị trường một cách

mơ hồ. Chính vì vậy, đa số người được hỏi (khoảng 83,5%) đồng ý là việc có đầy

đủ kiến thức về Pháp luật về giá thực sự cần thiết đối với cử nhân luật thuộc tất

<small>cả các chuyên ngành luật.</small>

Thứ hai, đa sô những người được hỏi cho rang trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước trong việc quản lý về giá thông qua công cụ pháp luật là cần thiết (trong đó tỷ lệ cho rằng là không cần thiết chỉ là 16%). Với tỷ lệ đồng ý là

46,5% số người được hỏi đồng ý mục đích mà nhà nước thực hiện quản lý giá là

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và nhà nước (so với 30,2% cho rằng chỉ để bảo vệ người tiêu

<small>dùng và 23,3% cho răng là dé bảo vệ nên sản xuât trong nước).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Thứ ba, đa sô những người được hỏi (chiếm 76%) cho rang môn học (học phần) Pháp luật về giá nên là một mơn học (học phân) riêng, mặc dù có một SỐ nội dung cụ thê liên quan đến những lĩnh vực hẹp.

Có thé nhận thay là ké từ năm 2001 cho đến nay, hệ thống Pháp luật về giá đã có sự phát triển theo hướng bao quát các hoạt động về quản lý giá và độc lập tương đối với các lĩnh vực khác. Nhiều nội dung của Pháp luật về giá rất đặc thù

như: Quyền và nghĩa vụ của tô chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong lĩnh vực giá; Hoạt động điều tiết giá của nhà nước bao gồm: bình ồn

giá, định giá, hiệp thương giá, kiểm tra u tơ hình thành giá; Công khai thông tin

về giá như niêm yết giá, đăng ký giá, kê khai giá; Thâm định giá gồm hoạt động thâm định giá, thâm định viên về giá, doanh nghiệp thâm định giá, thâm định giá của nhà nước v.v.. Bên cạnh đó, mặc dù một số lĩnh vực pháp lý hẹp như pháp luật đất đai, doanh nghiệp, bất động sản...có đề cập đến vấn đề giá, nhưng chỉ ở

những nội dung cụ thé nhất định và nhiều khi dẫn chiếu hoặc quy định tương tự

theo Luật Giá. Trên thực tế trong các mơn học thì nội dung này cũng chưa dành được nhiều sự chú ý của người giảng và người hoc mà bằng chứng cụ thé nhất là

hầu như vắng bóng những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề giá. °

Tứ tr, qua khảo sát ý kiến thì đa số người được hỏi (khoảng 66,5%) cho

rằng, mơn học này nên có thời lượng 2 tín chỉ (khoảng 30 giờ học trên lớp). Với giả định Pháp luật về giá là môn học tự chọn thì một SỐ lượng đáng kê người được hỏi (47,5%) cho rằng sẽ sẵn sàng lựa chọn tham gia môn học, 35% cịn phân vân

và chỉ có 17,5% bày tỏ ý kiến không lựa chọn môn học.

Kết luận chung rút ra từ cuộc khảo sát là: Pháp luật về giá là khối kién thức

<small>pháp luật chuyên ngành nên được đưa vào giảng dạy trong chương trình Cử nhân</small>

Luật, với tư cách là môn học chuyên ngành Luật Kinh tế. Môn học nên được thiết kế với thời lượng 2 tín chỉ và trước mắt nên là môn học tự chọn.

1.2.4. Tổng quan khả năng đưa môn học Pháp luật về giá vào giảng <small>dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội</small>

1.2.4.1. Về năng lực của đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy môn học Pháp luật về giá chủ yếu thuộc Bộ mơn Luật Tài chính Ngân hàng của Khoa Pháp luật Kinh tế. Với tong

<small>'3 Tại Trường Dai học Luật Hà Nội, tinh từ cấp độ khóa luận tốt nghiệp đại học trở lên hầu như khơng có nghiên</small>

<small>cứu độc lập vê Pháp luật vê giá. Những bài báo khoa học lại còn it hơn, trừ lĩnh vực dat dai thì có dé cập nhưng itbai viet nghiên cứu độc lập về giá dat.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>tì 2 ƒ =</small>

số lượng giảng viên là 11 người, trong đó có 01 Phó Giáo sư - Tiến sĩ, 02 Tiến sĩ, <small>02 Thạc sĩ —- Nghiên cứu sinh và 7 Thạc sĩ (trong đó có 02 Thạc sĩ được dao tạo ở</small> nước ngoai), có thé nói đội ngũ giảng viên của Bộ mơn đạt chuẩn và có thể thực hiện nghiên cứu và giảng dạy môn học Pháp luật về giá, cụ thé:

<small>- Tai Bộ môn hiện nay, PGS,TS.Pham Thi Giang Thu - Trưởng Bộ mơn là</small> người thường xun tham gia đóng góp ý kiến, phản biện chính sách và xây dựng pháp luật tại Bộ Tài chính, trong đó có lĩnh vực Pháp luật về giá.

- TS.Trần Vũ Hải là người đã trực tiếp tham gia biên soạn tài liệu chính thức của Bộ Tài chính và tham gia giảng dạy, đào tạo kiến thức Pháp luật về giá

cho học viên thi Thẻ tham định viên về giá, cập nhật kiến thức thường niên cho

các Tham định viên về giá và bồi dưỡng kiến thức Pháp luật về giá cho đội ngũ

<small>cán bộ, công chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực giả.</small>

<small>- Các giảng viên khác được phân công cũng đã nghiên cứu và có khả năng</small>

biên soạn, hồn thành tốt chương trình giảng dạy mơn Pháp luật về giá khi triển

khai trên thực tế.

<small>- Bên cạnh đó, Bộ mơn cũng có khả năng mời thỉnh giảng từ các giảng viên,chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giá thuộc Cục Quản lý giá (Bộ Tài</small> chính) và Hội Thâm định giá Việt Nam cùng tham gia giảng dạy và nghiên cứu.

Như vậy, có thé khang định, Khoa Pháp luật Kinh tế (mà trực tiếp là Bộ

<small>mơn Luật Tài chính Ngân hàng) có đủ khả năng đảm nhiệm giảng dạy mơn học</small>

Pháp luật về giá nếu được triển khai trên thực tế.

1.2.4.2. Vẻ nội dung khải quát và mục tiêu môn học

Môn học Pháp luật về giá là môn học chuyên sâu thuộc chuyên ngành Luật Kinh tế cung cấp những kiến thức pháp luật trong lĩnh vực giá trong nền kinh tế <small>thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngoài nội dung khái</small> quát Pháp luật về giá như khái niệm, nguyên tắc và cấu trúc của Pháp luật về giá, môn học đi sâu nghiên cứu những nội dung cơ bản của Pháp luật về giá bao gồm

pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực giá, hoạt động điều

tiết giá (định giá, bình 6n giá, hiệp thương giá, kiểm tra yếu tơ hình thành giá, kê khai giá...), thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Pháp luật về giá, công khai thông

tin về giá và lĩnh vực dịch vụ thấm định giá.

<small>Thơng qua việc hồn thành mơn học, người học đạt được những mục tiêu</small>

khái quát bao gồm những mục tiêu về kiến thức và mục tiêu về kĩ năng theo chuẩn

<small>đâu ra đôi với người học.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Căn cứ vào chuẩn đầu ra đối với cử nhân luật nói chung và cử nhân chuyên

ngành Luật Kinh tế nói riêng, chuan dau ra đối với người học của môn học Pháp luật về giá sẽ được xác định như sau:

Về kiến thức, người học sau khi đã hồn thành mơn học sẽ nắm vững kiến thức Pháp luật về giá để có năng lực giải quyết công việc thực tế một cách hiệu quả va sáng tạo, kế cả những công việc tương đối phức tạp trong lĩnh vực Pháp

luật về giá cũng như các lĩnh vực khác có liên quan đến giá như đất đai, bất động sản, đấu giá, quan lý tài sản nhà nước... Cụ thé:

- Một là, am hiểu tổng quát Pháp luật về giá. Người học nắm được những nội dung cơ bản của Pháp luật về giá như nguyên tắc của Pháp luật về giá, nội dung cơ bản của Pháp luật về giá bao gồm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thê trong lĩnh vực giá, hoạt động điều tiết giá, thâm định giá, thanh tra, kiểm

tra và xử ly vi phạm Pháp luật về giá v.v..

- Hai là, vận dung được các quy định Pháp luật về giá dé áp dụng giải quyết cơng việc thực tiễn. Người học có khả năng nhận biết, xử lý các vụ việc, tình huống thực tế, có khả năng tra cứu, áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết công việc theo đúng tinh thần của văn bản pháp luật dé đạt được lợi ích cao nhất, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các chủ thê có liên quan.

- Ba là, có khả năng đánh giá, phản biện chính sách và Pháp luật về giá,

đóng góp hồn thiện Pháp luật về giá. Người học sẽ có tư duy phân tích, nhận diện những mặt tích cực và hạn chế của các quy định pháp luật dudi cả hai giác độ là lý luận và thực tiễn, từ đó có khả năng đánh giá những quy định pháp luật còn bất

<small>cập và tìm tịi giải pháp hồn thiện.</small>

Về kỹ năng, người học sau khi hồn thành mơn học Pháp luật về giá sẽ tiếp

tục hoàn thiện và nâng cao kỹ năng mềm rất cần thiết cho cử nhân luật, bao gồm:

kỹ năng phân tích, tong hợp, đánh giá và giải quyết các công việc liên quan đến Pháp luật về giá, kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực Pháp luật về giá và kỹ năng giải

quyết các tranh chấp pháp luật. Bên cạnh đó, thơng qua các u cầu của mơn học, người học sẽ được trang bị những kỹ ndng mém khác bao gồm: khả năng sáng tạo va đổi mới trong quá trình nghiên cứu và học tập, khả năng làm việc theo nhóm,

<small>khả năng tự học và nâng cao trình độ, khả năng thích nghi với mơi trường làm</small> việc thực tế, khả năng chịu áp lực và hợp tác, v.v..

1.2.4.3. Về nội dung chi tiét của môn học

Với thời lượng 2 tín chỉ và thực hiện trong 5 tuần, môn học Pháp luật về

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

-23-giá được thiết kế nhằm đảm bảo 02 mục tiêu: 1) Giới thiệu những nội dung pháp luật quan trọng nhất tại các giờ học trên lớp bao gồm giờ lý thuyết và giờ thảo luận; và 2) Tạo điều kiện gợi mở dé sinh viên, học viên có kha năng tự nghiên cứu và chia sẻ những nội dung đã nghiên cứu với các sinh viên khác nhằm tăng cường khả năng tiếp nhận và chuyên hóa kiến thức bài học.

Số giờ giảng theo tiết thực tế trong 5 tuần như thiết kế hiện hành đối với

<small>mơn học 2 tín chỉ tại Trường Đại học Luật Hà Nội là: 6.6.6.6.6, (trong đó mỗi</small>

tuần có quy đổi gồm 02 giờ tín chỉ lý thuyết và 02 giờ tín chỉ dành cho seminar) Với cách tiếp cận như vậy, nội dung chi tiết môn học Pháp luật về giá bao

gồm những van dé sau đây:

Vấn đề 1: Tổng quan Pháp luật về giá (Thời lượng 02 giờ lý thuyết và 02

<small>gid seminar)</small>

1. Ly luận Pháp luật về giá: khái niệm, vai trò của Pháp luật về giá,

nguyên tắc của Pháp luật về giá

2. Đối tượng điều chỉnh và cấu trúc Pháp luật về giá

3. Các thiết chế nhăm đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về giá

Vấn đề 2: Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực giá (02 giờ giảng lý thuyết, 02 giờ seminar)

1. Cơ quan quản lý nhà nước về giá: khái niệm, vị trí pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về giá, nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước về giá

trong nền kinh tế thị trường.

Di Quyên va nghĩa vu của tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu

<small>dùng trong lĩnh vực giá</small>

Sân Thanh tra chuyên ngành về giá và xử lý vi phạm Pháp luật về giá Vấn đề 3: Pháp luật về hoạt động điều tiết giá của nhà nước và công

khai thông tin về giá (02 giờ giảng lý thuyết, 02 giờ seminar) 1. Khái niệm và những cơ chế điều tiết giá của nhà nước

2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động điều tiết giá chủ yếu: bình ổn giá,

<small>định giá, hiệp thương giá</small>

3. Pháp luật về công khai thông tin về giá: đăng ký giá, kê khai giá và niêm yết giá và hoạt động kiểm tra yếu tố hình thành giá

Vấn đề 4: Pháp luật về thẩm định giá (02 giờ lý thuyết, 02 giờ seminar)

1. Tổng quan về thẩm định giá và pháp luật thâm định giá 2. Địa vị pháp lý doanh nghiệp thâm định giá

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

3. Địa vị pháp lý thâm định viên về giá 4. Quy trình thâm định giá

Vấn đề 5: Hoạt động thâm định giá của nhà nước và Tiêu chuẩn thẩm

định giá (02 giờ lý thuyết, 02 giờ seminar) 1. Hoạt động Thẩm định giá của nhà nước 2. Tiêu chuẩn thấm định giá

1.2.4.4. Về hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá

Hình thức tơ chức dạy học mơn Pháp luật về giá theo quy định chung của Trường Đại học Luật Hà Nội, bao gồm lịch trình chung và lịch trình chỉ tiết. Mỗi

tuần giảng dạy sẽ bao gồm giờ học lý thuyết, giờ seminar, giờ làm việc nhóm và

giờ tự nghiên cứu, tơng cộng đảm bao 30 giờ tín chỉ trong đương với 2 tin chỉ của <small>môn học.</small>

Việc kiểm tra, đánh giá bao gồm quy trình kiểm diện trên lớp và các bài tập

gồm bài tập nhóm (01 bai), bài tập lớn học kỳ và bai thi kết thúc học phan. Việc tơ chức thuyết trình bài tập nhóm sẽ thực hiện vào tuần cuối cùng của mơn học. Ngồi ra, Bộ mơn sẽ tơ chức gid tư van học tập dành cho sinh viên trong quá trình

<small>nghiên cứu môn học.</small>

Đề cương môn học Pháp luật về gia được thể hiện tại Phụ lục A của Báo

<small>cáo này.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>-_ 25 </small>

-PHẢN 2

NỘI DUNG MON HỌC PHÁP LUAT VE GIÁ

GIẢNG DẠY TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT

2.1. VAN DE 1: TONG QUAN PHÁP LUẬT VE GIÁ

Giới thiệu: Muc dich nghiên cứu vấn dé 1 là giới thiệu cho người học những van dé cơ bản về Pháp luật về giá như khái niệm, vai trò, nguyên tắc của Pháp luật về giá; cấu trúc Pháp luật về giá và các thiết chế đảm bảo hiệu quả thực hiện Pháp luật về giá. Đây là những tri thức cân thiết để người học tiếp cận môn học, hiểu được những khải niệm hết sức cơ bản của Pháp luật về gid với những mục tiêu nhận thức cụ thể. Kết thúc Van dé 1, người học có thể từng bước tự học tập và có thể tiếp tục nghiên cứu sáu hơn ở Van dé 2.

2.1.1. Ly luận Pháp luật về giá: khái niệm, vai trò của Pháp luật về giá,

nguyên tắc của Pháp luật về giá

2.1.1.1. Khái niệm Pháp luật về giá

Trong nên kinh tế thị trường nói chung, giá hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là

giá cả) là do thị trường xác lập trên cơ sở các giao dịch giữa các chủ thể của nền

kinh tế. Ở một khía cạnh nhất định, giá thé hiện mối tương quan trao đổi giữa sản

phẩm hang hóa, dich vụ trong bối cảnh thị trường ”. Theo Bộ tiêu chuẩn thâm định giá quốc tế năm 2013 thì “giá là số tiền được yêu câu, được đặt hàng hoặc được

<small>trả cho một tài sản. Bởi vì năng lực tài chính, động cơ hoặc lợi ích đặc biệt cua</small>

một người mua có thể khác nhau, nên giá đã thanh tốn có thể khác với giá trị mà tài sản đó nếu nó là của người khác... Giá cả có liên quan đến chỉ phí vì giá thanh tốn của tài sản trở thành một phan hoặc toàn bộ chỉ phi của người mua”.

Trên thế giới, ở những mức độ khác nhau, các quốc gia cũng ban hành và thực hiện Pháp luật về giá nhằm dam bảo vận hành nên kinh tế hiệu quả cũng như

giải quyết những vấn đề xã hội như Luật Giá của Phillipines năm 1994, Luật Quản lý giá của Trung Quốc năm 1998, Luật Quản lý giá của Malaysia năm 1946, Luật

Định giá và chống độc quyền của Thái Lan năm 1979, Luật Quản lý giá của

Singapore năm 1985, Luật Quản lý giá của Slovenia năm 1999, Luật Kiểm soát <small>'? Châu Tiến Khương, Kinh tế học, Quyền II “Sản xuất - Thị trường”, Đại học Sài gịn, 1972, trang 217.</small>

<small>® International Valuation Standard Council (2013), International Valuation Standard 2013 — Framework and</small>

<small>Requirements, www.ivsc.org</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

giá năng lượng năm 1942 của Hoa Kỳ..., Trên thực tẾ, có những đạo luật về giá chỉ thực hiện trong những thời điểm nhất định, tuy nhiên, đa số các đạo luật vẫn đang được thi hành cùng với những sửa đối, b6 sung phù hợp trong từng giai đoạn. Kể từ khi Việt Nam chuyên sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách và Pháp luật về giá đã ngày càng rõ nét và đồng bộ, là công cụ quan trọng đề nhà nước, với tư cách là chủ thể quản lý, giữ vai trò “trọng tài” giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, đảm bảo cạnh tranh công bang và

chú ý ngày càng nhiều hơn việc bảo vệ các chủ thé dé bị tổn thương trong xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em, người dân tại các khu vực khó khăn...) khi sử dụng những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Trong “Chiến lược 6n định phát

triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII của Dang Cộng sản Việt Nam (năm 1991) đã xác định: “Tiếp tuc xoá

bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cap, hình thành đơng bộ va vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước... Giá cả, tỷ giá hồi đối, lãi suất tín dụng hình thành theo cơ chế thị trường. Nhà nước dùng các biện pháp kinh tế là chủ yếu dé tác động đến cung câu trên thị trường, 6n định giá cả, chỉ định giá một số rất ít sản phẩm thuộc diện độc qun và thiết yếu, có chính sách bảo hiểm giá cho một số nông sản và hàng xuất khẩu... Khi giá cả biến động lớn, Nhà nước bù đắp kịp thời và thoả đáng cho những người hưởng lương và trợ cấp cơ định””". Cho đến hiện nay, có thé một vài câu từ thay đổi, nhưng định hướng nêu trên của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực giá cả vẫn được giữ vững, đồng

thời tiếp tục phát triển, hoàn thiện thêm. “Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai

đoạn 2011 - 2020”, được Đại hội Đại biểu tồn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam

khóa XI thơng qua, tiếp tục xác định rõ: “Tiếp tuc hồn thiện chính sách và hệ

thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyên trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng... ”””.

Từ cách tiếp cận phơ biến hiện nay, có thé đưa ra khái niệm Pháp luật về <small>giá như sau:</small>

Pháp luật về giá là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể trong lĩnh vực giá, nhằm quy định quyên và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá cũng như hoạt động quản lý giá của nhà nước theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyên tự định giá, cạnh tranh về giá <small>ˆ Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIL, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 199122 Dang Cộng sản Việt Nam, Van kiện Đại hội dai biéu tồn qc lân thứ XII, Nxb. Chính tri quôc gia Sự that, 2016</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>- 27 </small>

-của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định -của pháp luật.

2.1.1.2. Vai trò của Pháp luật về giá

Sự can thiết điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực giá thé hiện qua các vai trò của bộ phận pháp luật này trong điều chỉnh các hành vi xã hội trong lĩnh vực giá. Có thé nhận thay, cùng với sự hoan thiện dan hành lang pháp lý đối với hoạt động trong lĩnh vực giá, Pháp luật về giá đã thé hiện những vai trò cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, Pháp luật về giá tạo ra hành lang pháp lý nhằm tôn trọng, bảo

vệ cơ chế giá thị trường, ngay cả trong những trường hợp đặc biệt mà giá cả hình <small>thành theo cách thức phi thị trường.</small>

Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành dựa trên giao dịch được thực hiện giữa bên mua và bên bán. Tiêu chuẩn thâm định giá số 02 ghi nhận “Giá tri thị trường là mức giá ước tinh của tài sản

tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua san sàng mua

và một bên là người bản sẵn sàng bản, trong một giao dịch khách quan, độc lập,

có đủ thơng tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc””. Giá thị trường, do đó, có vai trị thúc day phân bé nguồn lực kinh tế hiệu quả, thúc đây tiến bộ kỹ thuật và một trong những co sở quan trọng dé tính tốn chi phi”.

Sở di giá thi trường là quan trọng bởi lẽ, đó là mức giá phù hop dé thị trường

hàng hóa, dịch vụ nhất định có thê vận hành và phát triển trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Nhưng trên thực tế, hầu hết các nền kinh tế thị trường đều khơng

<small>là mơ hình cạnh tranh hoàn hảo nên việc đảm bảo làm sao cho giá cả hàng hóa,</small>

dịch vụ có khả năng trở thành giá thị trường sẽ đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả bên mua và bên bán. Việc bảo vệ này khơng đồng nghĩa với việc cơ quan nhà nước có thâm quyền can thiệp vào cách giao dịch mà tạo cơ chế dé các giao dịch được thực hiện một cách lành mạnh như quy định về niêm yết giá, kê khai giá,

thâm định giá, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá v.v..

- Thứ hai, Pháp luật về giá góp phần hạn chế tình trạng gian lận về giá, bảo

vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ Pháp luật về giá, của <small>xã hội và của nhà nước.</small>

<small>® Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hệ thống tiêu chuanthấm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04.</small>

<small>* PGS,TS.Vii Trí Dũng và Nguyễn Duy Thiện (2017), Chuyên đề “Nguyên lý hình thành giá cả thị trường”, Tàiliệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thâm định giá, Nxb. Tài chính, 2017, tr.222-223.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Trong lĩnh vực giá thường có sự khác biệt về thơng tin giữa bên bán (hoặc nha sản xuất) và bên mua (hoặc người tiêu dùng). Thơng thường bên bán có lợi

thế hơn về thơng tin liên quan đến giá, thậm chí có lợi thế hơn khi chủ động tạo

ra những thơng tin có lợi liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần bán. Chính vì thé, pháp luật cần đảm bảo sự cơng băng trong việc giám sát bên bán phải cập nhật

thông tin về giá, đồng thời hạn chế sự gian lận về giá, nhất là trong những hoàn cảnh “bát thường” và khi một bên bị yếu thế so với bên kia. Ngun tắc này được

thé hiện thơng qua các nhóm quy định như: đăng ký giá, hiệp thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá, xử phạt vi phạm Pháp luật về giá v.v..

- Thứ ba, Pháp luật về giá góp phần đảm bảo hài hịa lợi ích của các chủ thể

trong xã hội, hạn chế “mặt trái” của nền kinh tế thị trường.

Giá cả được coi là một hệ thống tín hiệu khách quan trên thị trường. Về cơ

ban, nó là những thơng tin đáng tin cậy dé định hướng sản xuất, đầu tư; đồng thời

dé giám sát sản xuất, phát hiện hiệu quả của sản xuất, cung cấp những thơng tin có căn cứ chính xác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng mặt hang; tác động làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cau dau tư, tổ chức sắp xếp lại sản xuất dưới sự kiểm sốt của thị trường. Do đó, giá cả có tác động mạnh đến việc đổi mới công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, ha giá thành, khuyến khích sản xuất phát triển, góp phan tích cực vào việc phân bơ nguồn lực của đất nước; phân phối

và phân phối lại sản phẩm trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, bản thân giá cả thị trường vốn chứa đựng mâu thuẫn. Do tính tự phát điều tiết vốn có, giá thị trường có thể khuyến khích sản xuất kinh doanh, thúc đây phát triển kinh tế nếu có hệ thống giá hợp lý. Nhưng ngược lại, nếu hệ thống

giá cả vận hành không hợp lý mà không bị điều tiết kịp thời cũng có thé dẫn đến

suy thối, khủng hoảng và thậm chí phá hủy cả một hệ thống kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ có những “tác dụng phụ” nhất định, ví dụ như độc quyền mua hoặc độc quyền bán ảnh hưởng đến tự do thương lượng về giá, lợi dụng hồn cảnh bat thường hay vì mục tiêu lợi nhuận bat hợp lý khi cung cấp

hàng hóa thiết yếu làm suy giảm phục lợi chung của xã hội. Ví dụ, Pháp luật về giá tại Ấn Độ rất chú trọng điều chỉnh các mặt hàng nông sản thiết yếu, đặc biệt thiết lập hệ thống phân phối công cộng nhằm cung cấp ngũ cốc, thực phẩm và

<small>` rosy 5 Nà ` 25</small>

<small>hàng hoá giá rẻ cho người nghèo”.</small>

<small>°° V.C.Shah, “Price Controls in India Economy- Do they Hamper Growth?”, 1965 và Indrani Thuraisingham,</small>

<small>“Price Control and Monitoring in Development Countries”, 2010</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>- 20 </small>

-Với tư cách là chủ thể quản lý, nhà nước thông qua pháp luật cần có sự can thiệp ở chừng mực nhất định nhằm cải thiện sự công bằng trong các giao dịch thị

trường, đồng thời tối thiêu hóa phan phúc lợi có thé bi mat do sự thất bại của thị

trường trong từng hoàn cảnh cụ thể. Nguyên tắc này thê hiện thơng qua các quy định như bình 6n giá, hiệp thương giá, nhà nước định giá, van dé trợ giá hoặc thâm định giá của nhà nước...

2.1.1.3. Những nguyên tắc của Pháp luật về giá

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Pháp luật về giá, các cơ quan nhà

nước có thâm quyền đã từng bước thê hiện và tơn trọng các nguyên tắc của Pháp luật về giá, bao gồm: 1) Nguyên tắc thé chế hóa chủ trương, đường lối của Dang Cộng sản Việt Nam và phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2) Nguyên tắc tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế kinh tế thị trường: 3) Nguyên tắc tăng cường minh bạch và công bằng trong quản lý giá; 4) Nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan đến giá.

Nguyên tắc thứ nhất: Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và phù hợp với Hién pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI cho đến nay, Đảng Cộng sản

Việt Nam ln khẳng định và kiên trì xây dựng nên kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nhiệm vu, giải pháp chủ yếu đầu tiên được khang định trong Kế

hoạch Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 — 2020 đó là: “Tap trung hồn thiện thê chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy

luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tiếp tục hồn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả, đồng bộ và khả thi các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bình đăng, minh bạch. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh và quản lý giá phải theo cơ chế thị trường.

Đồng thời, nhà nước sử dụng thê chế, các nguồn lực, cơng cụ điều tiết, cơ chế, chính sách phân phối, phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến <small>bộ, công băng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, từng bước nâng cao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>Lễ bạ ~ A? ` ` # RK ^ K » À xã A A 7)</small>

phúc lợi xã hội và đời sông vật chat, tinh thân của nhân dân” 6,

Ngay cả đối với hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu, chủ trương của Đảng cũng chuyển từ cơ chế phí sang cơ chế giá. “Đối với những hàng hóa, dịch vụ cơng thiết u, bao gồm dịch vụ y tế, giáo dục mà nhà nước đang kiêm sốt giá, phải bảo đảm cơng khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá, tính đúng, tính đủ chỉ phí và thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp.”””

Hiến pháp Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng khăng định quan điểm về nền kinh tế thị trường. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhà nước cam kết xây dựng

và hoàn thiện thé chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy

luật thị trường”. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh hoặc vì

lợi ích quốc gia, tình trạng khân cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua

hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tơ chức, cá nhân theo giá thị trường””. Những quan điểm của Đảng và quy định trong Hiến pháp rất quan trọng và

được khang định tại nhiều quy định trong hệ thông Pháp luật về giá như nguyên

tắc quản lý giá, nguyên tắc định giá, thâm định giá, các hành vi bị cắm trong lĩnh

<small>Vực giá v.V..</small>

Nguyên tắc thứ hai: Tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế kinh tế thị

Cơ chế kinh tế thị trường, như trên đã phân tích, bao hàm trong nó cả những ưu điểm và hạn chế. Tuy nhiên, có thé nhận thấy những ưu điểm là cơ bản trong

quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các quy luật khách quan

của cơ chế thị trường bao gồm quy luật cung cầu và quy luật tự do cạnh tranh. Tôn trọng quy luật cung cầu là một điểm cốt yếu trong nền kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo thị trường có khả năng tự vận hành, tự cân đối. Nhà nước không được can thiệp vào cung cầu hàng hóa, dịch vụ làm thay đôi giá cả một cách trực

tiếp mà chỉ định hướng chính sách, trừ một số lĩnh vực đặc biệt nhất định.

<small>Tôn trọng quy luật tự do cạnh tranh theo đó giá cả hàng hóa dịch vụ được</small>

các chủ thể tham gia tự định đoạt. Ngay cả cơ quan nhà nước khi cung cấp hàng <small>°° Đảng Cộng sản Việt Nam, “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011— 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 — 2020”, Văn kiện Đại hội Đại biểutồn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, tr.273.</small>

<small>27 Dang Cộng sản Việt Nam, đã dẫn, tr.275</small>

<small>* Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, Điều 51 khoản 1* Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, Điều 52</small>

<small>*° Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, Điều 32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

-3]-hóa, dich vu cơng cũng theo ngun tắc xác định theo giá thi trường và cạnh tranh với khu vực kinh tế tư nhân.

Nhiều quốc gia cũng quy định nguyên tắc cơ chế kinh tế thị trường trong Pháp luật về giá. Ví dụ, tại Điều 3 Luật Giá của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) quy định: “Nhà nước thực hiện và từng bước hoàn thiện cơ chế giá hình thành chủ yếu là do thị trường tuân theo quy định về kinh tế vĩ mô và có sự

giám sát. Việc xác định giá phải phù hợp với quy luật giá trị, hau hết giá của các hàng hóa và dịch vụ là giá thị trường và chỉ có một số lượng rất nhỏ của hàng hóa và dịch vụ tuân theo giá tham chiếu của nhà nước hoặc giá do Chính phủ quy định.” Tơn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường đã thé hiện khá rõ nét trong hệ thông Pháp luật về giá ở Việt Nam như quyền và nghĩa vụ của doanh

nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực giá, dịch vụ thâm định giá, hoạt động điều tiết giá <small>của nhà nước v.v..</small>

Nguyên tắc thứ ba: Tang cường minh bach và công khai trong quản lý giá

Minh bạch trong lĩnh vực giá là một trong những nguyên tắc hết sức quan

trọng được đề ra trong Luật Gia. Minh bạch trong lĩnh vực giá được thể hiện dưới hai giác độ. Một là, co quan quan lý nhà nước có thâm quyên thực hiện các nội dung quản lý một cách rõ ràng. Hai là, các tổ chức, cá nhân trong việc định giá cũng cần đảm bảo yếu tố minh bạch, không gian lận.

Đề đảm bảo nguyên tắc minh bạch, Pháp luật về giá cần xây dựng các quy

định nhằm đảm bảo nghĩa vụ công khai của các chủ thể có liên quan. Do đó, Điều

6 của Luật Giá về cơng khai thơng tin về giá có quy định:

<small>- Cơ quan nhà nước thực hiện công khai chủ trương, chính sách, biện pháp</small>

quản lý, điều tiết, quyết định về giá của Nhà nước bằng một hoặc một số hình thức

<small>như họp báo, đăng tải trên phương tiện thơng tin đại chúng hoặc hình thức thíchhợp khác.</small>

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện cơng

khai thơng tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ thuật cơ bản

của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ồn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tô chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn

thêm một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin <small>đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.</small>

- Cơ quan thơng tin, truyền thơng có trách nhiệm đưa tin về giá chính xác,

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về việc đưa tin theo quy định của pháp

luật. Việc công khai thông tin về giá quy định tại Điều này không áp dụng đối với <small>trường hợp thông tin không được phép công khai theo quy định của pháp luật.</small>

Nguyên tac này thé hiện ở nhiều nội dung như quy định về niêm yết giá, đăng ky giá, công khai danh sách doanh nghiệp thâm định giá và thẩm định viên hành nghề, quy định về quy trình thẩm định giá v.v..

Nguyên tắc thứ tư: Tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan đến giả.

Kê từ khi chuyển sang nên kinh tế thi trường, Việt Nam luôn tuyên bố thực

thi đầy đủ các cam kết quốc tế. Do đó, Luật Giá cũng không ngoại lệ khi xác định tại Điều 3: “Các hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật, tuy nhiên trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà

<small>xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật</small>

Giá thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

Ví dụ: Trong van đề trợ giá đối với hàng hóa, dịch vụ, Luật Giá tại Điều 17 về van đề bình ổn giá có quy định rõ: “Ap dung biện pháp hỗ trợ vẻ giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tẾ”.

2.1.2. Đối tượng điều chỉnh và cấu trúc Pháp luật về giá

2.1.2.1. Đối tượng diéu chỉnh của Pháp luật về giá

Đối tượng điều chỉnh của Pháp luật về giá là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực giá như quyền và nghĩa vụ của tô chức, cá nhân trong lĩnh vực giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.

Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi Pháp luật về giá được chia thành

02 nhóm chính là quan hệ hành chính liên quan đến lĩnh vực giá và quan hệ dân

sự liên quan đến lĩnh vực giá, từ đó hình thành nhóm quan hệ pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật dân sự về giá.

Đối với nhóm quan hệ pháp luật hành chính về giá, phương pháp điều chỉnh chủ yếu là mệnh lệnh - quyền uy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Pháp luật

về giá lại có khuynh hướng ưu tiên cho các biện pháp kinh tế - tài chính. Ví dụ: Các biện pháp điều tiết giá của nhà nước có khuynh hướng sử dụng các biện pháp

kinh tế - tài chính, thậm chí cả thỏa thuận giữa các bên liên quan trước khi sử dụng <small>các biện pháp hành chính.</small>

Đối với nhóm quan hệ pháp luật dân sự về giá, phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp bình đăng, thỏa thuận, theo đó, các bên sẽ cùng nhau các quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>_ 33 =</small>

<small>hệ xã hội tự nguyện với nhau mà trong đó, cơ quan nhà nước chỉ g1ữ vai trị “trọng</small> tài”, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên theo thỏa thuận và phù hợp với <small>quy định của pháp luật.</small>

Trên thực tế ở từng nội dung điều chỉnh cụ thể, không phải lúc nào cũng có <small>thê tách bạch rõ ràng đâu là quan hệ pháp luật dân sự và đâu là quan hệ pháp luậthành chính. Ví dụ: quan hệ giữa các bên trong quá trình hiệp thương giá; quan hệ</small>

pháp luật trong việc cơ quan nhà nước thực hiện thâm định giá của nhà nước đối

<small>với tài sản nhà nước, v.V..</small>

2.1.2.2. Cấu trúc Pháp luật vẻ giá

Có nhiều cách thức tiếp cận cấu trúc Pháp luật về giá và mỗi cách có những

ý nghĩa và vai trò nhất định trong nghiên cứu cũng như áp dụng pháp luật.

Theo nghĩa hẹp, cấu trúc Pháp luật về giá đồng nghĩa với cấu trúc nội dung

<small>của văn bản Luật Gia. Những quy định pháp luật có liên quan của các lĩnh vực cu</small> thé cũng được xem xét theo từng nội dung của luật giá, có ý nghĩa bổ sung để

cùng điều chỉnh. Luật Giá được xem là văn bản luật chung, điều chỉnh trong lĩnh

<small>vực giá, còn các luật khác được xem là văn bản luật riêng, được ưu tiên áp dụng.</small> Theo nghĩa rộng, cấu trúc Pháp luật về giá là tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực giá. Cấu trúc Pháp luật về giá, do đó,

bao gồm hai bộ phận chính: Một là, hệ thống các văn bản quy định chung về lĩnh vực giá bao gồm Luật Giá, các nghị định và thông tư quy định và hướng dẫn thi

hành Luật Giá; Hai là, hệ thống các quy định về giá trong những lĩnh vực cụ thể. Trong quá trình điều chỉnh, sẽ căn cứ vào bản chất của từng quan hệ xã hội dé xác <small>định các quy định áp dụng cho phù hợp.</small>

Dưới góc độ nghiên cứu của mơn học Pháp luật về giá nam trong tổng thé các môn học thuộc chương trình cử nhân luật thì sẽ là hợp lý nếu xem xét cau trúc Pháp luật về giá theo nghĩa hẹp. Cấu trúc Pháp luật về giá sẽ bao gồm những bộ

<small>phận cơ bản sau:</small>

- Bộ phận pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ (dia vị pháp lý) co bản của

các chủ thé tham gia quan hệ Pháp luật về giá, bao gồm: các tổ chức, cá nhân trong hoạt động về giá, co quan quản lý nhà nước về giá và các tô chức xã hội nghề

nghiệp trong lĩnh vực giá, các hoạt động quản lý nhà nước về giá và xử phạt vi phạm hành chính về giá.

- Bộ phận pháp luật quy định hoạt động điều tiết giá, công khai thông tin <small>vê giá nhăm đảm bảo sự hài hòa của giá cả thị trường như bình ơn giá, định giá,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

hiệp thương giá, niêm yết giá, v.v..

- Bộ phận pháp luật quy định hoạt động thâm định giá với tư cách là một dịch vụ được cung cấp nhăm xác định giá thị trường của tài sản can thâm định như doanh nghiệp thấm định giá, thắm định viên về giá, thâm định giá của nhà nước, v.v..

2.1.3. Các thiết chế nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện Pháp luật về giá Các thiết chế nhăm đảm bảo hiệu quả thực hiện Pháp luật về giá là các tơ chức có thâm quyền bao gồm cơ quan quản lý nhà nước và các tơ chức xã hội, xã

hội nghề nghiệp có liên quan đến lĩnh vực giá.

2.1.3.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về giá

Theo Điều 8 của Luật Giá, các cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền

bao gồm Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với sự phân định thẩm quyền như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên phạm vi <small>cả nước.</small>

<small>- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức nang quanlý nhà nước trong lĩnh vực giá.</small>

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực được <small>pháp luật quy định.</small>

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

<small>có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địaphương theo quy định của pháp luật.</small>

(Tham quyên cụ thé của các chủ thé này sẽ được giới thiệu trong Vấn dé 2

<small>cua môn học).</small>

2.1.3.2. Các tô chức xã hội, xã hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực giá

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ngoài cơ quan quản lý nhà nước,

khơng thể khơng ké đến vai trị của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp là

những chủ thé có khả năng cùng phối hợp với co quan nhà nước dé cùng đảm bảo

thực hiện tốt các quy định Pháp luật về giá, cũng như đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Pháp luật về giá. Những chủ thé này có thé kế đến như: Hội Thâm định giá Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hội, hiệp hội ngành nghề

cụ thể khác.

Tổ chức nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực giá hiện nay chỉ có Hội thâm định giá Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo Điều 33 của Luật Giá và

</div>

×