Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Bản án số 61 2023 kdtm st ngày 21 07 2023 tand quậngò vấp, thành phố hồ chí minh về việc tranh chấphợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Mục lục</b>

<b>BẢN ÁN SỐ 61/2023/KDTM-ST NGÀY 21/07/2023 TAND QUẬNGỊ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC “TRANH CHẤP </b>

<b>3. Thời hạn khởi kiện:...4</b>

<b>4. Quyết định của Tịa án:...4</b>

<b>5. Quan điểm của nhóm:...5</b>

<b>III. Bài viết bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn:...6</b>

<b>3. Thời hạn khởi kiện:...11</b>

<b>4. Quyết định của Tòa án:...12</b>

<b>III. Bài viết bảo vệ quyền lợi của bị đơn...14</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>BẢN ÁN SỐ 61/2023/KDTM-ST NGÀY 21/07/2023 TAND QUẬNGÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC “TRANH CHẤP</b>

<b>HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA”I. Tóm tắt bản án:</b>

<b>Vấn đề tranh chấp: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng</b>

<b>Nguyên đơn: Công ty TNHH A</b>

Địa chỉ: Số 63 đường K, Phường I, Quận F, Thành phố Z. Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Trần Thanh T Địa chỉ: Số 63 đường K, Phường I, Quận F, Thành phố Z (Theo Giấy ủy quyền số 01/2020-GUQ, ngày 06 tháng 10 năm 2020), (Có mặt).

<b>Bị đơn: Công ty TNHH B</b>

Địa chỉ: Số 458/15 đường Q, Phường Y, quận G, Thành phố Z. Người đại diện theo pháp luật của bị đơn: Ông Phan Nhật C(vắng mặt).

<b>Trình bày của Ngun đơn: </b>

Ngày 29/08/2020, Cơng ty TNHH A ký hợp đồng thương mại với Công ty TNHH B, theo đó, Cơng ty B bán hàng cho Công ty A, giá trị hợp đồng là 1.339.800.000 đồng. Công ty A thanh tốn tiền cọc 10% giá trị hợp đồng cho Cơng ty B trước ngày 30/8/2020 và sau 2 ngày kể từ ngày nhận được tiền cọc, Công ty B sẽ chuyển hàng cho Công ty A tại trụ sở Công ty A.

Do 30/8/2020 là chủ nhật, ngân hàng không làm việc nên ngày 31/8/2020, Công ty A đã thanh toán tiền cọc 10% giá trị hợp đồng nhưng sau đó Cơng ty B khơng giao hàng như cam kết.

Ngày 7/10/2020, Công ty A gửi thông báo yêu cầu Cơng ty B thanh tốn số tiền cọc đã nhận và số tiền phạt hợp đồng 0,2%/ ngày trên phần giá trị hợp đồng bị vi phạm. Ngày 24/11/2020, Công ty B gửi cơng văn xác nhận sẽ thanh tốn số tiền đặt cọc đã nhận và số tiền vi phạm hợp đồng 0,2% tổng giá trị hợp đồng. Đến thời hạn thanh tốn, Cơng ty B xin gia hạn thanh tốn, Cơng ty A đồng ý gia hạn và có nêu rõ thời gian gia hạn. Ngày 15/12/2020, Cơng ty B tiếp tục gửi công văn xác nhận sẽ thanh toán số tiền đặt cọc đã nhận và số tiền vi phạm hợp đồng 0,2% tổng giá trị hợp đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Tuy nhiên đến nay, Công ty B vẫn khơng thanh tốn đúng cam kết nên Cơng ty A khởi kiện u cầu Tịa án buộc Cơng ty B phải thanh tốn:

<b>Về quan hệ pháp luật: Đây là tranh chấp hợp đồng</b>

mua bán hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự

<b>Về thẩm quyền: Công ty B có trụ sở tại số 458/15</b>

đường Quang Trung, phường 10, quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, điểm b khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

<b>Về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: </b>

- Xét yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn thanh toán số tiền đặt cọc 10% theo Hợp đồng tương đương 133.980.000 đồng: Có cơ sở để xác định giữa Công ty A và Công ty B có giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa. Đồng thời, bị đơn cũng thừa nhận vi phạm nghĩa vụ thanh toán số tiền đã nhận cọc với nguyên đơn. Vì vậy, yêu cầu này của nguyên đơn là có cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận.

- Xét yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn thanh toán số tiền phạt vi phạm hợp đồng với mức phạt 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm là 107.184.000 đồng: Có cơ sở để xác định Công ty B đã vi phạm hợp đồng và giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng mà Công ty B vi phạm là 1.339.800.000 đồng. Đồng thời xác định giữa nguyên đơn và bị

<b>Too long to read onyour phone? Save</b>

to read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đơn có thỏa thuận về mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và mức phạt là 0,2% giá trị hợp đồng trên số ngày vi phạm. Do vậy, yêu cầu này của nguyên đơn là có cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận.

- Xét yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn thanh toán số tiền lãi phát sinh từ số tiền đã đặt cọc từ ngày vi phạm hợp đồng tạm tính từ ngày 31/8/2020 đến ngày 21/7/2023 là 38.742.536 đồng. Từ những phân tích nêu trên, xác định bị đơn phải có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn số tiền đã nhận cọc là 133.980.000 đồng nhưng đến nay, bị đơn vẫn khơng thanh tốn số tiền này cho ngun đơn. Như vậy, căn cứ Điều 306 Luật Thương mại 2005, bị đơn phải chịu khoản lãi do chậm thanh toán số tiền đã nhận cọc cho nguyên đơn. Căn cứ Điều 11 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP và các Công văn của các ngân hàng, nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả tiền lãi của số tiền mà bị đơn chậm thanh toán với mức lãi suất 10%/năm là mức lãi suất thấp hơn lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của 3 ngân hàng là không trái với quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử ghi nhận.

<b>- Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử chấp</b>

nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty A.

<b>Quyết định của HĐXX: Hội đồng xét xử chấp nhận</b>

yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn trả số tiền cọc đã nhận là 133.980.000 đồng, số tiền phạt vi phạm hợp đồng là 107.184.000 đồng và số tiền lãi (10%/năm) phát sinh từ số tiền đã đặt cọc từ ngày 31/08/2020 tạm tính đến ngày 21/07/2023 là 38.742.536 đồng. Tổng số tiền buộc bị đơn thanh toán cho nguyên đơn tính đến ngày 21/07/2023 là 279.906.536 đồng, thanh toán một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật.

<b>II. Phân tích, nhận xét và đánh giá bản án1.Về thẩm quyền:</b>

<b>Theo cấp: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Đây là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 do đó sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Án .

Căn cứ theo Điểm b khoản 1 Điều 31 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp Huyện.

<b>Theo lãnh thổ: </b>

Địa chỉ của Công ty TNHH B ở Số 458/15 đường Q, Phường Y, quận G, Thành phố Z. Do đó Tịa Án có thẩm quyền giải quyết là TAND quận Gị Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

<b>2. Về quan hệ pháp luật:</b>

Ngày 29/08/2020, Công ty TNHH A ký hợp đồng thương mại với Công ty TNHH B, theo đó, Cơng ty B bán hàng cho Cơng ty A, giá trị hợp đồng là 1.339.800.000 đồng. Công ty A thanh toán tiền cọc 10% giá trị hợp đồng cho Công ty B trước ngày 30/8/2020 và sau 2 ngày kể từ ngày nhận được tiền cọc, Công ty B sẽ chuyển hàng cho Công ty A tại trụ sở Công ty A.

Tuy nhiên, 30/8/2020 là chủ nhật, ngân hàng không làm việc nên ngày 31/8/2020, Công ty A đã thanh toán tiền cọc 10% giá trị hợp đồng nhưng sau đó Cơng ty B khơng giao hàng như cam kết.

Theo đó, vì Cơng ty B khơng thực hiện nhiệm vụ chuyển hàng cho Công ty A tại trụ sở Công ty A theo giao kết trong hợp đồng thương mại đã ký kết giữa hai bên thế nên Công ty A đã gửi thông báo yêu cầu Cơng ty B thanh tốn số tiền cọc đã nhận và số tiền phạt hợp đồng 0,2%/ ngày trên phần giá trị hợp đồng bị vi phạm. Tuy rằng sau đó cơng ty B gửi cơng văn xác nhận sẽ thanh toán số tiền đặt cọc đã nhận và số tiền vi phạm hợp đồng 0,2% tổng giá trị hợp đồng nhưng tiếp đó lại xin gia hạn thanh tốn, và cho đến nay Công ty B vẫn không thanh tốn đúng cam kết. Việc trì hỗn thanh tốn của công ty B vi phạm nghiêm trọng giao kết của hai bên thế nên Công ty A khởi kiện yêu cầu Tịa án buộc Cơng ty B phải thanh tốn.

Được biết, thời gian xảy ra tranh chấp giữa các bên là thời điểm Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có hiệu lực. Nên tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong vụ việc sẽ do Luật thương mại; Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự điều chỉnh. Bởi vậy, để giải quyết tranh chấp trong vụ việc trên, Tòa án áp dụng Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Do đó Hội đồng xét xử kết luận đây là vụ án “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” do

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Luật thương mại; Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự điều chỉnh đã phù hợp theo quy định của pháp luật.

<b>3.Thời hạn khởi kiện:</b>

Theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005 thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.

Trong bản án hai bên có thỏa

. Ngày 31/8/2020, cơng ty A đã thanh toán tiền cọc 10% giá trị hợp đồng. Như vậy, theo như thỏa thuận hợp đồng thì sau 02 ngày, tức vào ngày 02/9/2020 thì cơng ty B phải chuyển hàng cho công ty A, tuy nhiên, công ty B đã không giao hàng như cam kết, đây được coi là thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của công ty A bị xâm phạm. Theo Điều 319 LTM thì thời hiệu khởi kiện tính từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, như vậy, thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là 2 năm kể từ ngày 02/9/2020 (đến hết ngày 02/9/2022). }

<b>4.Quyết định của Tòa án:</b>

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH A.

Buộc Công ty TNHH B thanh tốn cho Cơng ty TNHH A tổng số tiền là 279.906.536 đồng (Hai trăm bảy mươi chín triệu, chín trăm lẻ sáu ngàn, năm trăm ba mươi sáu đồng). Trong đó, số tiền mà Cơng ty TNHH B đã nhận cọc của Công ty TNHH A là 133.980.000 đồng, số tiền Công ty TNHH B phải chịu phạt do vi phạm hợp đồng là 107.184.000 đồng và số tiền lãi phát sinh từ số tiền Công ty TNHH B đã nhận đặt cọc từ ngày 31/08/2020 tạm tính đến ngày 21/7/2023 là 38.742.536 đồng. Trả một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật. Thi hành tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kể từ ngày Cơng ty TNHH A có đơn u cầu thi hành án, nếu chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì Cơng ty TNHH B phải chịu thêm tiền lãi của số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo quy định tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005.

Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: Công ty TNHH B phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 13.995.327 đồng. Công ty TNHH A được hoàn lại số tiền tạm ứng án phí là 12.508.496 đồng theo biên lai thu số 0028065 ngày 05 tháng 2

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

năm 2021 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp,Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>Nhận xét:i</b>

Tịa án chấp nhận u cầu khởi kiện của cơng ty TNHH A là hồn tồn hợp lý căn cứ vào Điều 301, 306 Luật Thương mại 2005. Căn cứ vào thông báo số 20/CV-017 và thông báo số 20/CV-021 công ty B thừa nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ cụ thể là không thực hiện đúng hợp đồng, căn cứ vào ủy nhiệm chi ngày 31/8/2020 lập tại ngân hàng VP Bank thì cơng ty B nhận của công ty A cọc 10% giá trị hợp đồng đương đương 133.980.000 đồng. Dựa vào nội dung hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là 0,2% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, nguyên đơn có đơn đề nghị thay đổi 1 phần yêu cầu khởi kiện, theo đó nguyên đơn yêu cầu bên bị đơn phải thanh toán số tiền do vi phạm hợp đồng là 8% giá trị tương đương 107.184.000 đồng, theo quy định tại điều 301 Luật Thương mại 2005 thì Tịa có cơ sở chấp nhận u cầu này. về số tiền lãi (10%/ năm) phát sinh từ số tiền cọc tính từ ngày vi phạm hợp đồng tương đương 38.742.536 đồng thì căn cứ vào Điều 306 LTM 2005 thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền u cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng (mức 10%/ năm là mức lãi suất thấp hơn lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường 3 ngân hàng). từ những căn cứ trên tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn thanh toán 279.906.536 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Cũng dựa vào điều 306 Luật Thương mại 2005 thì nếu cơng ty B tiếp tục chậm trả thì áp dụng tính lãi suất chậm trả.

<b>5. Quan điểm của nhóm: </b>

Yêu cầu của nguyên đơn là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

Căn cứ Thông báo số 20/CV-017 ngày 24 tháng 11 năm 2020 và Thông báo số 20/CV-021 ngày 15 tháng 12 năm 2020 của Công ty B đều có nội dung: “...chúng tơi sẽ thanh tốn số tiền đặt cọc 10% căn cứ theo Hợp đồng mua bán số B-632...”, “Vì một số lý do từ phía nhà máy đối tác nên đã không thực hiện đúng thỏa thuận và điều khoản của hợp đồng”,“chúng tôi sẽ thanh toán số tiền vi phạm thỏa thuận, điều khoản Hợp đồng là 0,2% căn cứ theo Hợp đồng mua bán số B-632 tính từ ngày 29/8/2020 đến ngày 25/01/2021 tương đương (1.339.800.000 đồng X 0,2%) X 138 ngày

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

= 369.784.800 đồng” có căn cứ để thể hiện rằng, cơng ty B đã thừa nhận có tồn tại Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa cơng ty A và công ty B, và đồng thời căn cứ cùng với Ủy nhiệm chi ngày 31/8/2020 lập tại Ngân hàng VP Bank có cơ sở để xác định rằng bị đơn thừa nhận có hành vi nhận tiền cọc của nguyên đơn và vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng. Do đó yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn thanh toán số tiền mà nguyên đơn đã đặt cọc là 133.980.000 là hợp lý.

Đồng thời căn cứ theo Điều 300 và Điều 301 Luật Thương mại 2005 Công ty B và Công ty A có thỏa thuận về việc phạt vi phạm trong hợp đồng là 0,2% giá trị hợp đồng trên một ngày vi phạm. Do tính đến nay số tiền phạt vi phạm dựa trên thỏa thuận này đã vượt quá mức 8% mà luật quy định nên Công ty A đã có sửa đổi yêu cầu khởi kiện là chỉ yêu cầu Công ty B trả số tiền phạt vi phạm là 8% giá trị hợp đồng, ít hơn số tiền vi phạm mà bên bị đơn xác nhận sẽ thanh toán cho bên nguyên đơn, nên đây là yêu cầu hoàn toàn phù hợp.

<b>III. Bài viết bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn:CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>

<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>

<b>BẢN LUẬN CỨ</b>

<b>Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cơng ty TNHH A</b>

Kính thưa Hội đồng xét xử,

Thưa vị đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa, Thưa Luật sư đồng nghiệp,

Tôi là Luật sư Nguyễn Văn A – Luật sư của Văn Phịng Luật Sư T&T thuộc Đồn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, theo yêu cầu của Công ty TNHH A – là nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa với bị đơn là Công ty TNHH B và được sự đồng ý của Quý Tòa qua giấy: “Chấp nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” số 07/CV-TA ngày 24/5/2023, hơm nay, trước phiên Tịa sơ thẩm này, tơi xin được trình bày quan điểm bảo vệ cho thân chủ tôi (Công ty TNHH A) như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Buộc bị đơn phải thanh toán số tiền đặt cọc là 133.980.000 đồng là có căn cứ. Ngày 29 tháng 08 năm 2020, Công ty TNHH A(sau đây gọi là Công ty A) và Công ty TNHH B (sau đây gọi là công ty B) ký hợp đồng thương mại số B-632. Theo thỏa thuận, bên mua thanh toán tiền cọc 10% giá trị hợp đồng cho bên bán trước ngày 30 tháng 8 năm 2020. Căn cứ Thông báo số 20/CV-017 ngày 24 tháng 11 năm 2020 và Thông báo số 20/CV-021 ngày 15 tháng 12 năm 2020 của Cơng ty B đều có nội dung: “...chúng tơi sẽ thanh tốn số tiền đặt cọc 10% căn cứ theo Hợp đồng mua bán số B-632...”, căn cứ Ủy nhiệm chi ngày 31/8/2020 lập tại Ngân hàng VP Bank thể hiện bên trả tiền là Công ty A và bên nhận tiền là Công ty B, có cơ sở để xác định giữa Cơng ty A và Cơng ty B có giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa mặc dù hiện nay Cơng ty A khơng cịn giữ Hợp đồng để cung cấp cho Tịa án. Như vậy, bị đơn đã thừa nhận vi phạm nghĩa vụ thanh toán số tiền đã nhận cọc với ngun đơn, đây là tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự.

Tại thông báo số 20/CV-017 và Thông báo số 20/CV-021, Công ty B đã thừa nhận không thực hiện đúng thỏa thuận và điều khoản của hợp đồng. Tại đơn đề nghị thay đổi một phần yêu cầu khởi kiện 20/7/2023, thân chủ tơi đưa ra u cầu bị đơn thanh tốn số tiền phạt vi phạm hợp đồng với mức phạt 8% giá trị của hợp đồng. Yêu cầu trên là phù hợp với quy định pháp luật, căn cứ Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng ...do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Cụ thể bên bị đơn phải thanh toán số tiền vi phạm hợp đồng là 8% x 1.339.800.000 đồng = 107.184.000 đồng.

Từ những phân tích

trên, Cơng ty B phải có nghĩa vụ thanh tốn cho thân chủ tơi số tiền đã nhận cọc là 133.980.000 đồng. Nhưng đến nay ngày 21/7/2023 Cơng ty B vẫn khơng thanh tốn số tiền này cho thân chủ tôi. Căn cứ Điều 306 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh tốn thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh tốn tương ứng với thời gian chậm trả”. Như vậy Công ty B

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

phải chịu khoản lãi do chậm thanh toán số tiền đã nhận cọc. Xét yêu cầu của thân chủ tơi buộc cơng ty B thanh tốn số tiền lãi 10%/năm phát sinh từ số tiền đã đặt cọc từ ngày vi phạm hợp động là hợp lý. Bởi căn cứ Điều 11 Nghị Quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao quy định: Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phịng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Căn cứ các Công văn số 5021/SCB-TGĐ.23.00 ngày 18/7/2023 của Ngân hàng TMCP Sài Gịn, Cơng văn số 557/CV/CN9-TH ngày 11/7/2023 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, công văn số 990/NHNoGĐ-KHNV ngày 10/7/2023 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam thì lãi suất trong hạn trên thị trường từ 9%/năm đến 12,5%/năm. Mức lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Như vậy, Công ty A yêu cầu Công ty B phải trả tiền lãi của số tiền mà Cơng ty B chậm thanh tốn với mức lãi suất 10%/năm là mức lãi suất thấp hơn lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của 03 ngân hàng là không trái với quy định của pháp luật.

Trên cơ sở các luận cứ viện dẫn trên, chúng tôi khẳng định rằng yêu cầu của thân chủ tôi là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cho thân chủ mình, chúng tôi kiến nghị Hội Đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH A – thân chủ tôi. Yêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

cầu công ty B phải thanh toán số tiền 133.980.000 đồng tiền cọc đã nhận, 107.184.000 đồng tiền vi phạm hợp đồng và 38.742.536 đồng số tiền lãi, tổng cộng là 279.906.536 đồng cho cơng ty A -thân chủ tơi.

Kính thưa Hội đồng xét xử, trên đây là quan điểm của Luật sư. Chúng tôi rất tin tưởng vào sự công minh của Hội đồng xét xử, kính mong Hội đồng xét xử nghiên cứu chấp nhận các luận cứ và các kiến nghị cụ thể hợp tình, hợp lý và thỏa đáng nói trên, để đưa ra được một bản án khách quan, chính xác và đúng pháp luật.

Tơi xin chân thành cảm ơn. <b>Nguyên đơn: Công ty TNHH B</b>

Địa chỉ: Số 435 đường Nguyễn Văn Linh, phường Kênh Dương, quận L, thành phố H1.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Nguyễn Võ Thùy L(theo giấy ủy quyền ngày 17/8/2020) (có mặt).

<b>Bị đơn: Cơng ty TNHH Vận tải biển T1</b>

Địa chỉ:Số 28 đường số 67 phường Tân Phong, Quận B, Thành phố H.

Người đại diện hợp pháp cho bị đơn: Bà Võ Kim T(theo giấy ủy quyền ngày 22/9/2022) (có mặt).

<b>Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Lê Minh Sơn</b>

là chủ Doanh nghiệp tư nhân thủy sản SH (vắng mặt); Công ty TNHH ĐV - Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Kim Thúy – Giám đốc (vắng mặt) và Công ty TNHH Thương MHT -Người đại diện theo pháp luật: Bà Đinh Thị Thanh Tâm (vắng mặt).

<b>Trình bày của nguyên đơn: </b>

Ngày 01/01/2015 nguyên đơn là công ty B và bị đơn là công ty TNHH vận tải biển T1 ký hợp đồng nguyên tắc vận chuyển bằng văn bản với thời hạn từ 01/01/2015 đến 31/12/2015. Ngày 01/01/2016, nguyên đơn và bị đơn giao kết hợp đồng nguyên tắc vận chuyển qua thư điện tử với thời hạn từ 01/01/2016 đến 31/12/2016. Theo các hợp đồng thì bị đơn thuê xe của nguyên đơn để vận chuyển hàng, nguyên đơn sẽ

</div>

×