Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

báo cáo cuối kỳ hệ thống điện sử dụng biến tần có hòa lưới và thiết bị statcom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 37 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC</b>

<b>BÁO CÁO CUỐI KỲ</b>

<b>HỆ THỐNG ĐIỆN SỬ DỤNG BIẾN TẦN CĨ HỊA LƯỚI</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>DANH SÁCH SINH VIÊN VIẾT BÁO CÁOHỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024MÃ LỚP HỌC: POEP331734_23_1_02</b>

STT Họ và tên Mssv Phân công cơng việc <sup>Đánh giá tỷ lệ</sup> hồn thành 1 Dương Đình Diệp Phát 21154022 Tìm nội dung 100%

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC</b>

LỜI CẢM ƠN...5

DANH MỤC HÌNH ẢNH...6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...7

Chương 1: Giới thiệu bài báo cáo...8

1.1 Giới thiệu chung...8

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của bài báo cáo...9

1.3 Các bước tiến hành...9

Chương 2: Thiết bị bù đồng bộ tĩnh statcom...10

2.1 Tổng quan về STATCOM...10

2.2 Các thế hệ bù công suất phản kháng...12

2.3 Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của STATCOM...13

2.4 Ý nghĩa của STATCOM trong hệ thống điện mặt trời có hịa lưới...21

2.5 Ứng dụng của STATCOM trong thực tế...23

Chương 3: Biến tần điện mặt trời hịa lưới...24

3.1 Bộ biến tần hịa lưới là gì?...24

3.2 Phân loại inverter hòa lưới...24

3.3 Nguyên lý hoạt động của bộ inverter hịa lưới...25

3.4 Lợi ích của việc sử dụng inverter hòa lưới...26

Chương 4: Thực hành lắp đặt hệ thống điện mặt trời sử dụng biến tần hòa lưới ... 27

4.1 Các thiết bị cần thiết...27

4.2 Sơ đồ nguyên lý...30

4.3 Nguyên lý hoạt động...30

4.4 Sơ đồ đấu dây...31

4.5 Tiến hành lấy số liệu...31

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN...35

TÀI LIỆU THAM KHẢO...36

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Lời nói đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên Th.S Nguyễn Thành Công, giảng dạy môn “Thực tập thiết bị chuyển đổi năng lượng điện” của Trường Đại Học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Trong suốt quá trình tìm hiểu cũng như học tập, giảng viên là người đã chỉ dạy tận tình; truyền đạt những kiến thức mà chúng em cịn thiếu sót và chưa hồn thiện từ đó đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích rất cần thiết cho q trình học tập cũng như là cơng việc sau này của chúng em.

Bộ môn Thực tập thiết bị chuyển đổi năng lượng điện là một môn rất bổ ích, vì nó đã giúp chúng em hiểu được về các phương pháp đo điện áp, dòng điện và cách đấu dây cho các thiết bị được hoạt động, ứng dụng phần mềm LVDAC-EMS được sử dụng như thế nào, giúp ích như thế nào cho sinh viên ngành Năng lượng tái tạo như chúng em. Do hiện tại em chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như những hạn chế về kiến thức. Vì vậy trong bài báo cáo chúng em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lỗi sai và thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía giảng viên để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn và giúp em có nhiều kinh nghiệm hơn cho sau này.

Lời cuối cùng, chúng em kính chúc giảng viên có thật nhiều hạnh phúc, sức khỏe và nhiều thành công lớn trên con đường sự nghiệp giảng dạy của mình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy rất nhiều!

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH</b>

Hình 1 : Sơ đồ mạch STATCOM tương đương 1 pha...10

Hình 2 : Sơ đồ mạch STATCOM tương đương 3 pha...12

Hình 3 : Mạch sơ đồ nguyên lý của STATCOM...18

Hình 4 : Sơ đồ nguyên lý cơ bản của STATCOM...18

Hình 5 : Quan hệ điện áp V và V<small>1 2</small>...19

Hình 6 : Trạng thái hấp thụ cơng suất phản kháng của bộ bù...20

Hình 7 : Trạng thái phát cơng suất phản kháng của bộ bù...20

Hình 8 : Sơ đồ ngun lý của inverter hịa lưới...25

Hình 18 : Sơ đồ đấu dây cho hệ thống điện hịa lưới...31

Hình 19 : Giao diện điều khiển inverter...32

Hình 20 : Bảng số liệu...32

Hình 21 : Dạng sóng của các thơng số...33

Hình 22 : Bảng số liệu theo thời gian...33

Hình 23 : Biểu đồ thông số theo thời gian...34

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT</b>

STATCOM (Static Synchronous Compensator) : bộ bù đồng bộ tĩnh SSSC (Static Synchronous Series Compensator) : dãy bù đồng bộ tĩnh FACTS (Flexible Alternating Current Transmission System): hệ thống truyền tải điện xoay chiều.

SVC (Static Var Conpensator) : bộ bù công suất phản kháng VSC (Voltage Source Converter) : bộ chuyển đổi nguồn áp GTO : Gate-Turnoff Thyristor

IGBT : Insulated Gate Bipolar Transistor AC (Alternating Current) : dòng điện xoay chiều DC (Direct Current) : dòng điện một chiều TCR : Thyristor-Controlled Reactor TSC : Thyristor-Switched Capacitor CSPK: Công suất phản kháng

TSSR: Total System Support Responsibility TCSC: Thyristor Controlled Series Capacitor TCSR: Temperature-Compensated Self-Refresh TCBR: Thyristor-Controlled Braking Resistor

TCPST: Thyristor-Controlled Phase-Shifting Transformer

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU BÀI BÁO CÁO1.1 Giới thiệu chung</b>

Hiện nay, nhu cầu phát triển của các hộ tiêu thụ điện trong nước cũng như trên thế giới ngày càng đa dạng và phong phú. Ngành điện Năng lượng tái tạo nói riêng và Ngành điện Việt Nam nói chung hiện đang phải đối mặt với nhiều thử thách trong giai đoạn tái cơ cấu ngành điện: đáp ứng đủ nhu cầu tải điện, xây dựng cơ sở hạ tầng truyền tải, phân phối, an ninh hệ thống, chất lượng điện năng và cạnh tranh giá cả,…Tất cả những thử thách này nhằm đáp ứng cho sự phát triển bền vững và toàn diện cho hệ thống điện Việt Nam. Trong đó, điện áp khơng ổn định đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong vận hành hệ thống, có những sự cố mất điện đã xảy ra liên quan đến mất ổn định điện áp của hệ thống. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật điện tử, công nghiệp chế tạo các linh kiện điện tử công suất, các thiết bị bù ứng dụng thyristor đã góp phần đáng kể đến giải pháp nâng cao ổn định hoạt động truyền tải điện năng và ổn định điện áp. Trên thế giới hiện nay đã sử dụng rất nhiều các thiết bị bù công suất phản kháng điều chỉnh bằng thyristor đã mang lại hiệu quả cao như: thiết bị bù tĩnh điều khiển bằng thyristor (SVC), thiết bị bù dọc điều khiển bằng thyristor (TCSC, UPFC), thiết bị bù đồng bộ tĩnh (STATCOM).

Hệ thống truyền tải điện Việt Nam chúng ta hiện nay chưa sử dụng thiết bị STATCOM, chỉ sử dụng các bộ Tụ bù tĩnh, các Cuộn kháng cố định để điều chỉnh điện áp và bù cơng suất phản kháng cịn rất cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Vì vậy việc nghiên cứu STATCOM vào hệ thống điện là việc làm cần thiết nhằm mở rộng hướng mới trong việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh điện áp và bù công suất phản kháng của hệ thống điện.

Bên cạnh đó, Ngành điện Năng lượng tái tạo cũng đang được ứng dụng và đầu tư mạnh mẽ một cách có hệ thống, nó có xu hướng trở thành một nguồn năng lượng điện thay thế cho thủy điện, nhiệt điện trong tương lai bởi sự nóng lên toàn cầu của Trái Đất. Và với nhiều lợi ích mang lại, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới ngày càng quan tâm và đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng này. Trong đó có mơ hình “Hệ thống điện sử dụng biến tần có

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hòa lưới” là một hệ thống đang được sự quan tâm rất lớn. Chính vì thế bài báo cáo này cũng đi sâu vào nghiên cứu hệ thống này thơng qua việc thực hành mơ phỏng trong phịng thí nghiệm, tiến hành thu thập dữ liệu thơng qua phần mềm LVDAC-EMS.

<b>1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của bài báo cáo</b>

Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị bù đồng bộ tĩnh (STATCOM), các ứng dụng của nó trong việc vận hành hệ thống điện trên thực tế.

Đồng thời, nghiên cứu, thực hành mô phỏng hệ thống điện sử dụng biến tần có hịa lưới kết hợp với phần mềm để thu thập dữ liệu, đưa ra nhận xét và kết luận

<b>1.3 Các bước tiến hành</b>

Thu thập và đọc hiểu các tài liệu có liên quan từ giảng viên, sách, các bài báo, phiên dịch các phương tiện bằng tiếng Anh thông qua mạng internet. Sau đó phân tích và tổng hợp dựa trên cơ sở của bài báo cáo.

Thực hành đấu nối dây cho hệ thống mô phỏng hệ thống điện sử dụng biến tần có hịa lưới kết hợp với sử dụng phần mềm LVDAC-EMS.

Xây dựng các mơ hình mạch điện, mơ hình cấu tạo của thiết bị bù tĩnh STATCOM và hệ thống điện sử dụng biến tần có hòa lưới.

Đọc các dữ liệu thu thập được từ phần mềm và đưa ra nhận xét, đánh giá.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ BÙ ĐỒNG BỘ TĨNH STATCOM2.1 Tổng quan về STATCOM</b>

Bộ bù đồng bộ tĩnh (STATCOM) là một phần của hệ thống truyền tải dòng điện xoay chiều linh hoạt (FACTS), là thiết bị chuyển đổi nguồn áp (VSC), được định nghĩa là một bộ tự biến đổi công suất cung cấp từ một nguồn điện thích hợp và hoạt động tạo ra một bộ điều chỉnh điện áp nhiều pha, thiết bị này được dùng trong lưới điện xoay chiều ba pha để thực hiện điều chỉnh, điều khiển một cách độc lập công suất tác dụng và công suất phản kháng. Mục đích chính của chúng là cung cấp lượng công suất phản kháng tác dụng nhanh, chính xác và có thể điều chỉnh cho hệ thống điện xoay chiều mà chúng được kết nối.Để điều khiến bù công suất phản kháng trong hệ thống điện thường sử dụng cấu hình STATCOM biến đổi. STATCOM đã được định nghĩa với ba chức năng hoạt động. Chức năng đầu tiên là bộ chuyến đối tĩnh: nguyên lý dựa trên các thiết bị chuyển đổi khơng có thành phần quay, chức năng thứ hai là thiết bị đồng bộ: tương tự như một máy đồng bộ lý tưởng với điện áp ba pha hình sin tại tần số cơ bản, chức năng thứ ba là khả năng bù: cung cấp bù công suất phản kháng. Chức năng của STATCOM thì tương tự như của một tụ bù đồng bộ nhưng thời gian phản ứng cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. Tóm lại, STATCOM cung cấp bù cơng suất phản kháng để giải quyết một loạt những yêu cầu chất lượng cho hệ thống điện như điện áp, tần số của hệ thống lưới điện công nghiệp khi bản thân nó có biến động và nguy cơ mất ổn định.

Mạch tương đương 1 pha :

<i>Hình 1: Sơ đồ mạch STATCOM tương đương 1 pha</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Cơ sở của công nghệ STATCOM là sử dụng các bộ biến đổi điện tử công suất ở dạng một bộ biến đổi điện tạo nguồn điện áp để tổng hợp điện áp đầu ra Vc từ nguồn điện áp một chiều. Điện áp xoay chiều Vc của bộ biến đổi điện được đấu nối với hệ thống điện (được thể hiện bằng điện áp hệ thống Vs và điện kháng hệ thống Xs), thông qua điện kháng đệm Xc. thể hiện mạch điện tương đương một pha của STATCOM. Bằng cách khống chế điện áp Vc của STATCOM, cùng pha với điện áp hệ thống Vs, nhưng có biên độ lớn hơn, dịng điện và cơng suất phản kháng chạy từ STATCOM vào hệ thống, để nâng điện áp lên. Ngược lại, nếu điều khiển điện áp Vc thấp hơn điện áp hệ thống Vs, thì dịng điện và dịng cơng suất chạy từ lưới vào STATCOM, do vậy hạn chế quá điện áp trên lưới điện Điện áp xoay chiều được tạo ra từ nguồn điện áp một chiều nhờ các bộ biến đổi công suất sử dụng điện tử tác động nhanh. Từ nhiều năm nay. Thyristor trong SVC ( thiết bị bù tĩnh công suất phản kháng) có thể được sử dụng để điều khiển mở để dẫn dịng nhưng khơng thể điều khiển khóa thyristor tức là điều khiển khóa dịng điện. Đặc điểm khác biệt của STATCOM là nó sử dụng các cơng tắc hai chế độ, ví dụ như các thyristor cắt (GTO) hoặc transistor lưỡng cực cửa cách điện (IGBT) có khả năng điều khiển dẫn dịng cũng như cắt mạch. Dạng sóng đầu ra đơn giản nhất từ bộ biến đối điện nguồn điện áp là điện áp có dạng sóng vng. Tuy nhiên, dạng sóng mong muốn và tối ưu nhất phải là dạng hình sin, STATCOM thực hiện được dạng sóng với chất lượng u cầu bằng cách tổng hợp dạng sóng hình sin theo một chuỗi các bậc, với việc sử dụng kỹ thuật nhân xung được áp dụng từ nhiều năm nay để giảm sóng hài trong điện áp xoay chiều của các bộ chỉnh lưu và biến đối điện. Bằng cách tăng số bậc, có thể giảm thành phần sóng hài và nhờ đó điện áp tạo ra gần đúng hơn với sóng hình sin tần số cơ bản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Mạch tương đương 3 pha :

<i>Hình 2: Sơ đồ mạch STATCOM tương đương 3 pha</i>

<b>2.2.2 Các thiết bị bù đóng ngắt dựa trên Thyristor</b>

- Kháng điều khiển bằng thyristor (TCR). - Tụ đóng mở bằng thyristor (TSC).

- Thiết bị bù tĩnh điều khiển bằng thyristor (SVC).

- Tụ (kháng) bù dọc chuyển đổi bằng thyristor (TSSC/ TSSR). - Tụ (kháng) bù dọc điều khiển bằng thyristor (TCSC/TCSR). - Điện trở hãm điều khiến bằng thyristor (TCBR).

- Máy biến áp chuyển pha điều khiển bằng thyristor (TCPST). - Thiết bị bù chuyên đối mạch đường dây (LCC).

<b>2.2.3 Các thiết bị bù dựa trên bộ chuyển đổi</b>

-Thiết bị bù đồng bộ tĩnh (STATCOM). - Thiết bị bù dọc đồng bộ tĩnh (SSSC).

- Thiết bị điều khiển dịng cơng suất hợp nhất (UPFC).

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>2.3 Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của STATCOM2.3.1 Cấu tạo của hệ thống truyền tải STATCOMa. Inverter</b>

<b>Inverter (Biến đổi mức điện áp): Inverter là trái tim của hệ thống</b>

STATCOM, đóng vai trị quyết định trong việc chuyển đổi dịng điện từ hình thức liên tục (DC) sang hình thức xoay chiều (AC). Với khả năng linh hoạt cao, inverter đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của hệ thống và có những đặc tính quan trọng sau đây:

<b>- Điều Chỉnh Biên Độ và Pha: Inverter được điều khiển một cách chặt</b>

chẽ để tạo ra dòng AC với biên độ và pha được điều chỉnh theo nhu cầu của hệ thống. Điều này giúp duy trì ổn định điện áp và dòng điện tại điểm kết nối với lưới điện.

<b>- Kiểm Soát Độ Ảnh Hưởng Harmonic: Inverter đảm bảo giảm thiểu ảnh</b>

hưởng của các thành phần harmonic trong dịng điện, giúp duy trì chất lượng điện năng và tránh những tác động có thể gây nhiễu loạn trong hệ thống.

<b>- Tích Hợp Hệ Thống Phản Hồi: Inverter tích hợp hệ thống phản hồi để</b>

liên tục đo lường và điều chỉnh dòng điện đầu ra, đảm bảo rằng nó ln tn thủ các thơng số đã đặt ra.

<b>- Phục Hồi Công Suất Biến Động: Inverter chịu trách nhiệm phục hồi</b>

công suất biến động trong hệ thống, giảm thiểu sự dao động của điện áp và dịng điện.

<b>-</b> Điều Khiển Đa Cấp Độ Inverter có khả năng hoạt động ở nhiều cấp độ<b>:</b>

công suất khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của hệ thống. Điều này tăng tính linh hoạt và hiệu quả của hệ thống.

<b>- Ứng Phó Nhanh Chóng với Biến Động Hệ Thống: Inverter được thiết</b>

kế để phản ứng nhanh chóng đối với biến động trong hệ thống, đảm bảo duy trì

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>b. Bộ lọc điện áp (Voltage Source Converter - VSC)</b>

Bộ lọc điện áp, hay còn gọi là Voltage Source Converter (VSC), đóng vai trị quan trọng trong hệ thống STATCOM, mang lại những ảnh hưởng tích cực đặc biệt trong việc cải thiện chất lượng và ổn định của điện năng:

<b>- </b>Làm Mềm Đường Dòng Điện VSC giúp làm mềm đường dòng điện,<b>: </b>

giảm ảnh hưởng của các dao động và biến động không mong muốn, làm tăng sự linh hoạt và ổn định của hệ thống.

<b>- </b>Giảm Nhiễu và Biến Động Bộ lọc này giảm nhiễu và biến động trong<b>: </b>

dòng điện, cung cấp một nguồn điện áp ổn định cho hệ thống và đồng thời giảm các vấn đề liên quan đến các thành phần harmonic.

<b>- </b>Tạo Nguồn Điện Áp Ổn Định VSC tạo ra một nguồn điện áp ổn định<b>: </b>

để cấp cho hệ thống, giúp duy trì điện áp ổn định tại nút kết nối và giảm rủi ro mất đồng bộ trong hệ thống.

<b>- Kiểm Sốt Hệ Số Cơng Suất Tương Ứng (Power Factor): Bộ lọc điện</b>

áp cũng giúp kiểm soát hệ số công suất tương ứng, làm giảm tác động tiêu cực của các tải khơng có cơng suất phản kháng lên hệ thống.

<b>- </b>Chống Quá Tải và Bảo Vệ Hệ Thống VSC thường được thiết kế với<b>: </b>

chức năng chống quá tải và các tính năng bảo vệ khác, đảm bảo an toàn và ổn định của hệ thống trong mọi điều kiện hoạt động.

<b>- Tích Hợp Các Chức Năng Bảo Vệ: Bộ lọc điện áp có thể tích hợp các</b>

chức năng bảo vệ như quá dòng, ngắn mạch, và bảo vệ quá áp để đảm bảo sự ổn định của hệ thống và bảo vệ các thành phần khỏi những tác động không mong muốn.

<b>c. Bộ điều khiển (Controller)</b>

Bộ điều khiển trong hệ thống STATCOM đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì và điều chỉnh các thông số quan trọng của hệ thống, giúp bảo đảm ổn định và hiệu suất cao:

<b>- Điều Chỉnh Biên Độ và Pha Dòng Điện Đầu Ra: Bộ điều khiển đảm</b>

bảo rằng đầu ra của inverter được điều chỉnh với biên độ và pha thích hợp để duy trì điện áp ổn định và giảm biến động trong hệ thống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>- Kiểm Soát Độ Ảnh Hưởng Harmonic: Bộ điều khiển giúp kiểm soát và</b>

giảm thiểu các thành phần harmonic trong dòng điện đầu ra, đảm bảo chất lượng điện năng tốt nhất cho hệ thống.

<b>- Điều Khiển Tương Tác với Hệ Thống Lưới Điện: Bộ điều khiển được</b>

thiết kế để tương tác linh hoạt với hệ thống lưới điện, phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với biến động và thay đổi trong hệ thống.

<b>- Kiểm Sốt Hệ Số Cơng Suất Tương Ứng (Power Factor): Bộ điều</b>

khiển giúp duy trì hệ số cơng suất tương ứng ổn định, làm giảm tác động tiêu cực của các tải khơng có cơng suất phản kháng lên hệ thống.

<b>- Điều Khiển Các Thông Số Bảo Vệ: Bộ điều khiển thường tích hợp các</b>

chức năng bảo vệ như q dịng, ngắn mạch, và bảo vệ quá áp để đảm bảo an toàn và ổn định của hệ thống.

<b>- Chức Năng Tự Điều Chỉnh: Bộ điều khiển thường có chức năng tự</b>

điều chỉnh để thích ứng với biến động trong điều kiện hoạt động và duy trì hiệu suất cao của hệ thống.

<b>- Tích Hợp Các Giao Thức Liên Lưới: Bộ điều khiển có khả năng tích</b>

hợp với các giao thức liên lưới để tương tác thông tin với các thành phố lớn hơn trong hệ thống điện. Bộ điều khiển chính là não bộ của hệ thống STATCOM, đảm bảo rằng mọi thành phần hoạt động một cách đồng bộ và hiệu quả để cung cấp ổn định và chất lượng cao cho hệ thống truyền tải điện.

<b>d. Máy biến áp (Transformer)</b>

Máy biến áp chơi một vai trò quan trọng trong hệ thống STATCOM, kết nối STATCOM với hệ thống điện và cung cấp những ảnh hưởng quan trọng để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả:

<b>- Điều Chỉnh Mức Điện Áp: Máy biến áp có khả năng điều chỉnh mức</b>

điện áp đầu ra, giúp STATCOM kết nối với các mức điện áp khác nhau trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>- Tích Hợp Chức Năng Bảo Vệ: Máy biến áp thường tích hợp các chức</b>

năng bảo vệ như bảo vệ quá tải, quá dòng, và ngắn mạch để đảm bảo an toàn và bền vững cho toàn bộ hệ thống.

<b>- Kiểm Sốt Tín Hiệu Điện Áp và Dịng Điện: Máy biến áp cung cấp tín</b>

hiệu về điện áp và dòng điện đầu vào cho hệ thống điều khiển, giúp bộ điều khiển của STATCOM điều chỉnh hoạt động theo đúng u cầu.

<b>- Tích Hợp Các Cơng Nghệ Mới: Máy biến áp hiện đại thường tích hợp</b>

các cơng nghệ mới như cảm biến và giao thức liên lưới, tối ưu hóa khả năng theo dõi và kiểm sốt.

<b>- Chịu Được Các Điều Kiện Môi Trường Khác Nhau: Máy biến áp được</b>

thiết kế để chịu được các điều kiện môi trường khác nhau, bảo vệ STATCOM và các thành phần khác khỏi ảnh hưởng của thời tiết và điều kiện làm việc khắc nghiệt.

<b>e. Các cảm biến và thiết bị đo lường (Sensors and Measurement Devices) </b>

Các cảm biến đo lường các thông số quan trọng như điện áp, dịng điện và các thơng số khác để hệ thống điều khiển có thể phản ứng nhanh chóng và chính xác đối với biến động trong hệ thống điện.

<b>f. Bộ lọc đầu ra (Output Filter): </b>

Bộ lọc đầu ra là một thành phần quan trọng trong hệ thống STATCOM, đảm bảo rằng dòng điện đầu ra của inverter là ổn định và có chất lượng cao:

<b>- </b>Giảm Nhiễu và Cải Thiện Dạng Sóng Bộ lọc đầu ra giúp giảm nhiễu<b>: </b>

trong dòng điện đầu ra và làm cho dạng sóng trở nên gần với một sóng Sin tinh khiết. Điều này cải thiện chất lượng điện năng và giảm ảnh hưởng của các thành phần harmonic lên hệ thống.

- Chống Ảnh Hưởng Tiêu Cực Liên Quan Đến Cơng Suất: Bộ lọc đầu ra giúp kiểm sốt và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến công suất không đồng đều, đảm bảo rằng dòng điện đầu ra là ổn định và không tạo ra biến động không mong muốn.

- Kiểm Soát Thành Phần Harmonic: Bộ lọc đầu ra đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các thành phần harmonic trong dòng điện, giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đối với hệ thống và các thiết bị khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>- </b>Tăng Khả Năng Chịu Nhiễu Bộ lọc được thiết kế để tăng khả năng<b>: </b>

chịu nhiễu của hệ thống, giảm các tác động của nhiễu và biến động không mong muốn đến dòng điện đầu ra.

<b>- </b>Điều Chỉnh Tần Số Đầu Ra Bộ lọc đầu ra có thể được điều chỉnh để<b>: </b>

tương thích với tần số của hệ thống, đảm bảo sự ổn định và hiệu suất cao trong mọi điều kiện hoạt động.

<b>-Tối Ưu Hóa Khả Năng Lọc: Bộ lọc được thiết kế để tối ưu hóa khả</b>

năng lọc tại các tần số quan trọng, đảm bảo rằng chỉ các thành phần cần được lọc, giữ lại và các thành phần không mong muốn được loại bỏ.

<b>2.3.2 Sơ đồ nguyên lý của STATCOM</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Hình 3: Mạch sơ đồ nguyên lý của STATCOM</i>

<b>2.3.3 Nguyên lí hoạt động của STATCOM</b>

- VSC sử dụng các linh kiện điện tử công suất (GTO, IGBT hoặc IGCT) để điều chế điện áp xoay chiều ba pha V từ nguồn 1 chiều lấy từ tụ điện<small>2</small>

<i>Hình 4: Sơ đồ nguyên lý cơ bản của STATCOM</i>

</div>

×