Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và sự vận dụng cặp phạm trù này vào việc giải quyết tình trạng ngập nước ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 26 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA </b>

<b>BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN</b>

ĐỀ TÀI:

<b>CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀ SỰ VẬN DỤNG CẶPPHẠM TRÙ NÀY VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG </b>

<b>NGẬP NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAYLỚP CC08--- NHĨM 15 --- HK221</b>

<b>NGÀY NỘP ../../2022</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐOÀN VĂN RE</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

<b>BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ</b>

<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHĨM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL</b>

<i><b>Mơn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN (MSMH: SP1031)</b></i>

<i>Nhóm/Lớp: CC08 Tên nhóm: Nhóm 15 HK 212 Năm học 2022Đề tài:</i>

<b>CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀ SỰ VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY VÀO VIỆCQUYẾT TÌNH TRẠNG NGẬP NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAYST</b>

2 2153883 Trần Ngọc Mỹ Tiên <sup>Mở bài, kết luận chương 1, kết luận</sup><sub>chương 2, tổng kết</sub> 20%

5 2153908 Đồn Trần Tú Trâm 1.1 và 2.4, hình thức 20%

<i>Họ và tên nhóm trưởng: Trần Ngọc Mỹ Tiên, Số ĐT: 0961274987 Email </i>:

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>MỤC LỤC………..1</b>

<b>I. MỞ ĐẦU……….</b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài...3</b>

<b>2. Đối tượng nghiên cứu...5</b>

<b>3. Phạm vi nghiên cứu...5</b>

<b>4. Mục tiêu nghiên cứu...6</b>

<b>5. Phương pháp nghiên cứu...6</b>

<b>6. Kết cấu của đề tài...6</b>

<b>II. NỘI DUNG...7</b>

<b>Chương 1. LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙNGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ...7</b>

<b>1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả...7</b>

<b>1.2. Tính chất của mối quan hệ nhân – quả...7</b>

<b>1.2.1 Tính khách quan...7</b>

<b>1.2.2 Tính phổ biến...7</b>

<b>1.2.3 Tính tất yếu...8</b>

<b>1.3. Mối quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả...8</b>

<b>1.4. Ý nghĩa phương pháp luận...10</b>

<b>Chương 2. VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀOGIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NGẬP NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHHIỆN NAY... 13</b>

<b>2.1. Khái niệm ngập nước và các yếu tố liên quan đến ngập nước...13</b>

<b>2.1.1. Khái niệm ngập nước...13</b>

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2.1.2. Các yếu tố liên quan đến ngập nước...132.2. Thực trạng ngập nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay...152.3. Nguyên nhân ngập nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay...162.4. Giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ngập nước ở thành phố Hồ Chí Minhhiện nay...18III. KẾT LUẬN...21IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...23</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>I. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại và du lịch quốc tế của nước ta, là đầu mối giao thông thuận lợi cho khu vực phía Nam và giao lưu trong và ngồi nước. Từ khi miền Nam hồn tồn giải phóng, Đảng và chính quyền ln sẵn sàng đầu tư xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ngày một hiện đại và quy mô hơn với đúng mong muốn vào yêu cầu đặt ra. Theo các quy hoạch đã được phê duyệt, thành phố đã cố gắng đầu tư xây dựng nhiều hệ thống giao thông, nhà cao tầng hiện đại, nhiều khu đơ thị mới,... Tuy Thành phố Hồ Chí Minh đã đổi thay trở nên văn minh, hiện đại hơn song vẫn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế, trong đó tình trạng ngập úng đơ thị chiếm được nhiều sự quan tâm và theo dõi đến từ người dân đang sinh sống và làm việc tại thành phố này. Đặc biệt, các số liệu thống kê gần đây cho thấy rằng không chỉ mưa càng ngày càng nặng hạt mà cường độ các trận mưa giông cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Dù đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhưng tình trạng ngập nước tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn khơng thun giảm và tái diễn hàng năm theo cấp độ tăng dần. Dựa trên báo cáo của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập trong năm 2016 và 2017, 15 tuyến đường trục chính ngập do mưa đã được giải quyết. Trong đó, có đường Ung Văn Khiêm, Nguyễn Xí, Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), Lương Văn Can (quận 8), Tân Hương (quận Tân Phú). Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng từ đầu mùa mưa đến nay, các tuyến đường này vẫn liên tục ngập úng nặng mỗi khi có mưa và điều đó gây khó khăn cho người dân về rất nhiều khía cạnh từ việc đi lại đến sinh hoạt thường ngày. Đỉnh điểm vào ngày 10/05/2019, cơn mưa đầu mùa kéo dài chỉ 30 phút nhưng khiến nhiều tuyến đường ở nhiều quận huyện như Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận 2, Quận 9… bị ngập nước nặng gây ùn tắc giao thông và nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng nặng nề đến người dân. Thậm chí các tuyến đường đã từng được cơng bố xố ngập như Nguyễn Xí, Ung Văn Khiêm, Tân Hương cũng cùng chung cảnh ngộ.

Đặc biệt, đường Nguyễn Hữu Cảnh, nơi được xem là “rốn ngập” của thành phố xảy ra tình trạng ngập nặng, nước ngập gần 1 mét chỉ sau 15 phút khiến hàng loạt

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phương tiện lưu thông qua đây chết máy khiến giao thơng tắc nghẽn, trì trệ. Khơng chỉ ngồi đường, các con hẻm, nhà dân trên hai tuyến đường này cũng bị nước tràn vào ngập sâu gần nửa mét gây hư hỏng, cuốn trôi nhiều tài sản, cơng việc kinh doanh ngưng trệ. Tình trạng ngập nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh còn lan sang các tuyến đường, hẻm lân cận như đường Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Thương, nước ngập kéo dài trong nhiều giờ liền mới rút. Trong khi đó, cơn mưa ngày 11/05/2019, nhiều khu vực khác như đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), quốc lộ 1 đoạn qua ấp 3, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh cũng lênh láng nước, hàng loạt phương tiện di chuyển qua đây hết sức khó khăn. Cũng trong cơn mưa ngày 11/05/2019, nhiều hộ dân sống trong khu vực Đường số 6 (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) phản ánh, cứ mưa xuống họ lại phải sống chung với ngập. Tại đây có một số vị trí trũng thấp, khơng có hệ thống thoát nước nên mỗi lần ngập phải mất vài tiếng đồng hồ nước mới rút. Tình trạng này khơng chỉ ảnh hưởng đến đi lại của người dân mà còn khiến việc kinh doanh của nhiều tiểu thương bị trì trệ.

Gần đây nhất, tình trạng ngập nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ cuối giờ chiều 06/09/2022 khiến nhiều tuyến đường ở Thành phố Thủ Đức như Tô Ngọc Vân, Phạm Văn Đồng, Đặng Văn Bi, Lã Xuân Oai, Kha Vạn Cân,... ngập lênh láng. Đáng chú ý, tại đại lộ Phạm Văn Đồng đoạn giao với đường Tơ Ngọc Vân, cống khơng kịp thốt nước mưa. Áp lực nước lớn đẩy bật nắp cống rồi phun trào ngược lên mặt đường. Nhiều người di chuyển xe máy qua đây bị chết máy, xe chao đảo. Dòng nước phun trào từ nắp cống được ghi nhận là ban đầu cao đến gần một mét.

Đánh giá về thiệt hại của ngập nước ảnh hưởng đến kinh tế, ông Lê Văn Thành, chuyên viên tư vấn của Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Vấn đề ngập nước không chỉ tác động lớn đến đời sống người dân mà còn gây thiệt hại về kinh tế. Diện tích bị ảnh hưởng do ngập nước chiếm khoảng 2/3 diện tích tồn thành phố, tác động đến đời sống, sinh hoạt, việc làm của gần 3 triệu người. Tổn thất kinh tế do ngập nước gây ra vô cùng lớn, ảnh hưởng ở hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch, giao thông, nhà cửa, phương tiện, sức khỏe người dân. Thống kê sơ bộ, ước tính tổn thất do ngập nước nặng nề trong ngày 25-26/11 vừa qua khoảng 200 tỷ đồng; mỗi năm ước tính thiệt hại do ngập nước gây ra trên toàn thành phố khoảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hơn 1.500 tỷ đồng theo thống kê từ Hội thảo tìm giải pháp chống ngập tại Thành phố Hồ Chí Minh do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 05/12.”<small>1</small>

Chúng tôi nhận thấy rằng, kể từ khi Thành phố Hồ Chí Minh bước vào mùa mưa, người dân sinh sống ở tuyến đường nói trên ln phải chống chọi với mưa ngập và nhiều hậu quả kèm theo đó. Danh sách các “liều thuốc chữa ngập” của thành ph bao năm qua gần như không thay đổi, vẫn những dự án nằm dài từ báo cáo năm này qua tới năm sau. Ngoài việc loay hoay tìm vốn để đẩy các dự án đã bị trì hỗn q lâu, Thành phố Hồ Chí Minh gần như khơng có thêm giải pháp gì mới mang tính đột phá khiến người dân quanh năm vẫn phải chịu cảnh nước tràn vào nhà, gây hư hỏng, thiệt hại về các vật dụng, nội thất trong nhà. Nhiều năm qua, tình trạng này vẫn khơng được khắc phục khiến người dân bày tỏ sự lo ngại.

Và đó chính là lý do chúng tơi chọn đề tài “CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀ SỰ VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT

<b>TÌNH TRẠNG NGẬP NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY” để</b>

nghiên cứu và tìm ra giải pháp cho tình trạng này.

<b>2. Đối tượng nghiên cứu</b>

<i>Thứ nhất, lý luận của Triết học Mác-Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân và</i>

kết quả.

<i>Thứ hai, vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào giải quyết tình trạng</i>

ngập nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

<b>3. Phạm vi nghiên cứu</b>

Đề tài nghiên cứu sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào giải quyết tình trạng ngập nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

<i><small>1 Cổng Thơng Tin Điện Tử Bộ Giao Thông Vận Tải. (06/12/2018). TP.HCM đang chịu thiệt hại hơn 1.500 tỷđồng mỗi năm do ngập nước. Truy cập từ: </small></i>

<small> 5

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>4. Mục tiêu nghiên cứu</b>

<i>Thứ nhất, làm rõ lý luận của Triết học Mác-Lênin về cặp phạm trù nguyên</i>

nhân và kết quả.

<i>Thứ hai, làm rõ sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào giải quyết</i>

tình trạng ngập nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu phương pháp;

phân tích và tổng hợp phương pháp lịch sử; - logic;…

<b>6. Kết cấu của đề tài</b>

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Lý luận của Triết học Mác-Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.

Chương 2: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào giải quyết tình trạng ngập nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>II. NỘI DUNG</b>

<b>Chương 1. LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙNGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ</b>

<b>1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả</b>

Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, gây ra một biến đổi nhất định . <small>1</small>

Có thể phân loại nguyên nhân thành: nguyên nhân khách quan - nguyên nhân chủ quan; nguyên nhân bên trong - nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân chủ yếu - nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân tất yếu - nguyên nhân ngẫu nhiên,...

Kết quả là một phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên .<small>1</small>

<i>Ví dụ: sự tác động của dịng điện lên dây dẫn (nguyên nhân) khiến cho dây dẫn nóng</i>

lên (kết quả).

<b>1.2. Tính chất của mối quan hệ nhân – quả1.2.1 Tính khách quan</b>

Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có trong bản thân sự vật và khơng phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không. Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.

<b>1.2.2 Tính phổ biến</b>

Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những ngun nhân nhất định. Khơng có sự vật, hiện tượng nào mà khơng có ngun nhân, nhưng vấn đề là chúng ta đã phát hiện, tìm ra nguyên nhân được hay chưa. Không nên

1<i><small> Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. tr.216.</small></i>

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.

<b>1.2.3 Tính tất yếu</b>

Khơng phải cứ có ngun nhân thì sẽ có kết quả mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hồn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Sự khác biệt giữa các ngun nhân càng ít thì các kết quả gây ra của chúng càng ít.

<b>1.3. Mối quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả</b>

Nguyên nhân và kết quả, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng có những mối quan hệ qua lại như sau:

<i>Mối quan hệ thứ nhất: Nguyên nhân sinh ra kết quả.</i>

Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân phải có trước kết quả. Kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra và bắt đầu tác động.

<i>Ví dụ: Các giọt nước lỏng ngưng tụ từ hơi nước trong khí quyển rồi trở nên đủ nặng</i>

để rơi xuống đất dưới tác động của trọng lực (nguyên nhân xuất hiện trước) dẫn đến hiện tượng mưa (kết quả xuất hiện sau).

Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.

<i>Ví dụ: Ngày (đến trước) khơng phải là nguyên nhân của đêm (đến sau)</i>

Nếu các nguyên nhân khác nhau nhưng tác động lên cùng một sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây ra ảnh hưởng cùng chiều dẫn đến sự hình thành kết quả xảy ra nhanh hơn và ngược lại. Các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật nhưng theo các hướng khác nhau sẽ làm suy yếu và có thể làm triệt tiêu các tác dụng của nhau.

<i>Ví dụ: Khơng cúp tiết, về nhà chịu khó tự học bài, xem bài trước khi đến lớp (các</i>

nguyên nhân khác nhau) sẽ thúc đẩy việc đi thi đạt kết quả tốt.

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau và ngược lại. Cùng một kết quả có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động vào những thời điểm giống hoặc khác nhau.

<i>Ví dụ: Biến đổi khí hậu (nguyên nhân) dẫn đến nhiều hệ quả như là: Nhiệt độ nóng</i>

hơn, hạn hán kéo dài, gây lũ lụt ở một số nơi,…

<i>Mối quan hệ thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.</i>

Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trị thụ động đối với ngun nhân, mà sẽ có ảnh hưởng ngược trở lại đối với nguyên nhân.

<i>Mối quan hệ thứ ba: Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau.</i>

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại.

<i>Ví dụ: Biến đổi khí hậu là nguyên nhân của hiện tượng nhiệt độ tăng nhưng là kết</i>

quả của hiệu ứng nhà kính, sự gia tăng của khí CO2 trong khơng khí. Ăngghen nhận xét rằng:

“Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với tồn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó ngun nhân và kết quả ln thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vơ cùng, khơng có bắt đầu và khơng có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể” .<small>1</small>

<i><small>1 Luật Dương Gia. (17/07/2022). Quan hệ nhân quả là gì? Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả theo Mác - Lênin.</small></i>

<small>Truy cập từ: 9

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và q trình này tiếp tục mãi khơng bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó khơng có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.

<b>1.4. Ý nghĩa phương pháp luận</b>

Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, Triết học Mác-Lênin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:

<i>Thứ nhất, mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến. Điều này có</i>

nghĩa là khơng có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại khơng có ngun nhân. Thế nhưng, khơng phải lúc nào con người cũng có thể nhận thức ngay được mọi ngun nhân. Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Do đó, muốn tìm ngun nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.

<i>Thứ hai, ngun nhân ln có trước kết quả nên muốn tìm ngun nhân của một</i>

hiện tượng nào đó cần tìm trong những sự kiện xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

<i>Thứ ba, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và những nguyên nhân này</i>

đóng vai trị khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó

10

</div>

×