Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

nguyên lý về sự phát triển liên hệ vấn đề nghiên cứu đối với quá trình phát triển kinh tế của việt nam trong thời kỳ hội nhập và đổi mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 32 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM</b>

<b>KHOA: CHÍNH TRỊ - LUẬT</b>

<b>MƠN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN</b>

<b>TIỂU LUẬN</b>

<b>NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN, LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ ĐỔI MỚI HIỆN NAY</b>

4. Đinh Hoàng Phương 23133059 5. Mai Quốc Thái 23133071

<b>Mã lớp học: LLCT130105_23_1_41</b>

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Để hoàn thành bài tiểu luận “Lý luận của Triết học Mác – Lênin về nguyên lý sự phát triển, liên hệ vấn đề nghiên cứu đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và đổi mới kinh tế hiện nay” nhóm chúng em xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Tri Lý người đã truyền đạt cho chúng em nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiết, những lời khuyên chỉ bảo đúng lúc của cơ, nhờ đó mà nhóm chúng em đã có thể vượt qua những khó khăn để hồn thành bài tiểu luận này.

Tiếp đến, nhóm chúng em xin gửi lời tri ân đến các thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp chúng em có được nền tảng như ngày hơm nay. Ngồi ra, khơng thể khơng nhắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã là hậu phương vững chắc, chỗ dựa tinh thần cho chúng em trong thời gian qua. Sự thành công của bài tiểu luận không thể không nhắc tới công của mọi người.

Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức được rằng với lượng kiến thức, trình độ chun mơn cũng như kinh nghiệm của chúng em còn nhiều hạn chế nên chắc chắn khơng thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía thầy, cơ để bài tiểu luận của nhóm em có thể hồn thiện hơn.

Tập thể nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤST</b>

<b>1</b> Nguyễn Đình Tấn Lộc <sup>2313304</sup><sub>1</sub> Phần 2.2, chỉnh word

<b>3</b> Nguyễn Vũ Minh <sup>2313304</sup><sub>4</sub> Phần 3.2, kết luận, in ấn

<b>4</b> Đinh Hoàng Phương <sup>2313305</sup><sub>9</sub> <sup>Phần 3.3, kết luận, chỉnh</sup><sub>word</sub>

<b>NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

TS. NGUYỄN THỊ TRI LÝ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1 Lý do chọn đề tài...1</b>

<b>1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...3</b>

<b>1.3 Phương pháp nghiên cứu...3</b>

<b>1.4 Kết cấu của bài tiểu luận...3</b>

<b>PHẦN 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN LÝ LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ NGUYÊN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN 2.1 Lý luận chung về sự phát triển...5</b>

2.1.1Quan niệm siêu hình về sự phát triển...5

2.1.2Quan niệm của triết học Mác - Lênin về sự phá triển...6

2.1.3Tính chất và đặc điểm cảu sự phát triển ...7

<b>2.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguyên lý sự phát triển...9</b>

2.2.1Nội dung nguyên lý sự phát triển...9

2.2.2Ý nghĩa nghiên cứu nguyên lý sự phát triển...11

<b>PHẦN 3: KIẾN THỨC LIÊN HỆ LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾCỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ ĐỔI MỚI KINH TẾ3.1 Khái quát sơ lược nền kinh tế Việt Nam...12</b>

3.1.1Tình hình kinh tế nước Việt Nam hiện nay...12

3.1.2Một số thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đạt được...14

3.1.3Một số nguyên nhân tác động đến nền kinh tế Việt Nam...15

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3.2 Những thách thức và yêu cầu đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam...17</b>

3.2.1Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam sau đổi mới...17

3.2.2Những thách thức về kinh tế mà nước ta đang phải đối mặt...18

3.2.3Những yêu cầu cấp bách đặt ra cho nền kinh tế...19

<b>3.3 Những giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển...21</b>

3.3.1Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Phần 1PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài</b>

Triết học là một môn khoa học quan trọng trong đời sống con người, giúp con người khái quát hóa và xây dựng những kiến thức lý luận tổng quát nhất về thế giới cũng như vị trí của mình trong thế giới đó. Kể từ khi ra đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển và có được nhiều thành tựu rực rỡ thì triết học ln phản ánh sự phát triển của trí tuệ lồi người và thúc đẩy tư duy lồi người, thậm chí có lúc cịn trở thành vũ khí đắc lực nhất dùng để thúc đẩy sự phát triển đó. Ngày nay, triết học đã trở thành khoa học, đã hoàn chỉnh hơn, là động lực cho sự phát triển của đời sống xã hội càng rõ nét hơn, con người càng được hoàn thiện hơn về tư duy lý luận.

Dù là thời đại nào, mỗi trường phái Triết học sẽ ln có những phương pháp luận khác nhau để giải thích các sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta. Ở bộ môn Triết học Mác-Lênin sẽ tập trung vào hai phương pháp luận chính: phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. Đặc biệt, phương pháp luận biện chứng là một trong những phương pháp luận được nhận xét là rất quan trọng trong cả nền Triết học phương Đông và triết học phương Tây ở thời cổ đại. Bên cạnh đó, phương pháp luận biện chứng đóng vai trị nhận thức sự vật, hiện tượng ở trong các mối liên hệ phổ biến với nhau, chúng ảnh hưởng và ràng buộc lẫn nhau. Nhận thức được đối tượng ở trong trạng thái vận động và phát triển. Đây là một quá trình thay đổi về chất đối với các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của những sự thay đổi ấy chính là do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nhằm để giải quyết các mâu thuẫn nội tại của chúng. Như vậy, có thể thấy phương pháp luận biện chứng thể hiện được tư duy mềm dẻo, linh hoạt sau khi trải qua ba giai đoạn phát triển, đó là phép biện chứng cổ đại, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.

Quan trọng hơn hết, phép biện chứng duy vật cũng là phương pháp luận chung nhất cho tất cả mọi hoạt động thực tiễn của xã hội, giúp nâng cao nhận thức của con người về thế giới. Trong đó, nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng sẽ là nguyên lý được đề cao, tập trung phân tích trong bài tiểu luận này. Nguyên lý đã phản

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

ánh rõ về các trạng thái vận động, biến đổi không ngừng của tất cả sự vật, hiện tượng đôi khi nhanh hoặc chậm, tiến lên hoặc thụt lùi, nhưng tất cả đều có xu hướng chung là phát triển. Nếu xét sự phát triển trong lĩnh vực xã hội thì sự phát triển biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội để tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người. Những nội dung trong quan điểm trên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam thể hiện từ rất sớm, ngay khi còn là một thanh niên đang tìm đường cứu nước. Nội dung tư tưởng của Người luôn dựa trên sự hệ thống quan điểm toàn diện nền tảng thế giới quan và các phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Người đã từng nói rằng: “Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là một trǎm chương trình to tát mà làm khơng được”. Lời nói trên đã thể hiện tư tưởng của Người về nguyên lý về sự phát triển của các sự vật hiện tượng, nhắc nhở dân tộc Việt Nam sự phát triển là quá trình dài, đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, địi hỏi chúng ta khơng ngừng cải tiến, đổi mới trong các lĩnh vực kinh tế -xã hội, khoa học – lý luận và chính trị để kịp sánh bước cùng chiều với quy luật của tự nhiên, khai thác, sử dụng và tái tạo hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Bước sang thế kỷ 21, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng một cách bùng nổ, có những tác động mạnh mẽ đến tồn thế giới. Song song với đó, chúng ta cịn tích cực tồn cầu hóa, hội nhập với thế giới. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam mong muốn cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước thì đều phải phát triển hết mức năng lực mỗi cá nhân, tận dụng được nguồn tài nguyên dồi dào của đất nước. Giai đoạn sinh viên là một trong những giai đoạn vơ cùng quan trọng của cuộc đời để có thể phát triển toàn diện, mỗi sinh viên chúng ta cần hiểu rõ bản chất quá trình phát triển một cách rõ

<b>ràng. Đó là lý do đề tài “Nguyên lý về sự phát triển, liên hệ vấn đề nghiên cứu đối</b>

với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và đổi mới hiện

<b>nay” được thực hiện.</b>

<b>1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu</b>

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Mục tiêu của tiểu luận là nghiên cứu nội dung, các tính chất của nguyên lý phát triển và ý nghĩa phương pháp luận vào quá trình với nhận thức và hoạt động thực tiễn của sinh viên nói chung và quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và đổi mới hiện nay nói riêng.

Để đạt được những mục tiêu đó, tiểu luận có nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, bài tiểu luận tập trung giải thích những kiến thức, định nghĩa của quan điểm phát triển, làm sáng tỏ ý nghĩa lý luận để mọi người có thể hiểu thêm về các nguyên tắc cũng như sự vận động phát triển của nó.

Thứ hai, bài tiểu luận vận dụng một số tính chất, ý nghĩa của nguyên lý phát vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và đổi mới hiện nay. Đồng thời làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn nhằm củng cố, phát triển năng lực học tập của sinh viên từ đó sinh viên có thể hiểu và áp dụng q trình học tập của mình để phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và đổi mới hiện nay.

<b>1.3 Phương pháp nghiên cứu</b>

Ngoài dựa vào cơ sở lý luận của học thuyết Mác – Lênin, để hoàn thành đề tài này thì chúng em cịn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phương pháp luận, phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp quy nạp và diễn dịch. Đồng thời tiểu luận cũng vận dụng quan điểm toàn diện và tham khảo các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong nước về vấn đề này.

<b>1.4 Kết cấu của bài tiểu luận</b>

Bài tiểu luận ngoài Phần mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm hai phần sau:

<b>Phần kiến thức cơ bản: </b>Lý luận triết học Mác - Lênin về nguyên lý sự

<b>phát triển.</b>

<b>Phần kiến thức liên hệ: L</b>iên hệ vấn đề nghiên cứu với quá trình phát triển kinh tế của việt nam trong thời kỳ hội nhập và đổi mới kinh tế.

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Phần 2 KIẾN THỨC CƠ BẢN</b>

<b>LÝ LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ NGUYÊN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN2.1 Lý luận chung về sự phát triển</b>

2.1.1 Quan niệm siêu hình về sự phát triển

Sự phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trong không gian và thời gian, nếu thốt ly chúng thì khơng thể có phát triển. Trong quá trình phát triển của sự vật, trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hồn thiện hơn. Ngày nay, khái niệm phát triển đã được lượng hóa thành tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ trưởng thành của các dân tộc, các lĩnh vực của đời sống con người…

Sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau giữa quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng.

Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng. Phát triển ở đây chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự tuần hoàn, lặp đi, lặp lại mà khơng có sự thay đổi về chất, khơng có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới và nguồn gốc của sự “phát triển” đó nằm ngồi chúng. Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, khơng có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp.

Quan điểm biện chứng đối lập với quan điểm siêu hình về sự phát triển ở chỗ, nó coi sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là sự vận động đi lên, là q trình tiến lên thơng qua bước nhảy; sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế. Nó chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật,

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong sự vận động, phát triển và chuyển hóa khơng ngừng. Cơ sở của sự vận động đó là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về sự phát triển V.I. Lênin viết: “Hai quan niệm cơ bản (...) về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại, và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập (sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập ấy) ... Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan niệm thứ hai là sinh động ... cho ta chìa khóa của sự “tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “bước nhảy vọt”, của sự “gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”. Vì thế, VI. Lênin cho rằng, học thuyết về sự phát triển của phép biện chứng duy vật là “hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện”. Do vậy, quan điểm này được xây dựng thành khoa học nhằm phát hiện ra các quy luật, bản chất và tính phổ biến của vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới .<small>1</small>

2.1.2 Quan niệm của triết học Mác – Lênin về sự phát triển

Tuỳ theo các lĩnh vực khác nhau mà sự vận động đó có thể là vận động từ thấp lên cao, vận động từ đơn giản đến phức tạp và vận động từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đặc điểm chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xốy ốc, có kế thừa, có sự dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa có những bước nhảy vọt làm cho sự phát triển mang tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự tiến lên. Trong phép biện chứng duy vật, phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận

<small>1 Giáo trình triết học Mác-Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật,2019. Tr.89-91.</small>

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

động, nó chỉ khái quát xu hướng chung của vận động là vận động đi lên của sự vật, hiện tượng mới trong quá trình thay thế sự vật, hiện tượng cũ. Tùy thuộc vào hình thức tồn tại của các tổ chức vật chất cụ thể, mà “phát triển” thể hiện khác nhau.

Phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, chứ khơng phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt khơng phụ thuộc vào ý thích, ý muốn chủ quan của con người.

Phát triển mang tính phổ biến, sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển; chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù, mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển.

Phát triển có tính kế thừa, sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, chứ không phải ra đời từ hư vơ, vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới cịn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố cịn tác dụng, cịn thích hợp với chúng, trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mới tiếp tục phát triển.

Phát triển cịn có tính đa dạng, phong phú, tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có q trình phát triển khơng giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau. Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đơi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Ví dụ, trong thời đại hiện nay, thời gian cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do họ đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.

2.1.3 Tính chất và đặc điểm của sự phát triển

Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất, nắm được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Nguyên tắc này yêu cầu:

Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để khơng chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà cịn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.

Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.

Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.

Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.

Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó. Sự vận dụng nội dung của nguyên lý về sự phát triển trên vào hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tuân theo nguyên tắc lịch sử cụ thể. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể cỏ đặc trưng cơ bản là muốn nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng cần xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện, mơi trường, hồn cảnh vừa trong q trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của q trình đó, tức “xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào”, bản chất của nguyên tắc này là khi nhận thức sự vật, hiện tượng trong sự

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

vận động, trong sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng ấy.

Nội dung nguyên tắc lịch sử - cụ thể này được V.I. Lênin nêu rõ và cô đọng: “xem xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động ... trong sự tự biến đổi của nó”. Nói như vậy khơng có nghĩa ngun tắc lịch sử chỉ dừng lại ở chỗ liệt kê những giai đoạn phát triển lịch sử mà khách thể nhận thức đã trải qua, mà còn đòi hỏi chủ thể nhận thức phải vạch ra được tính tất yếu và các quy luật chi phối sự thay thế lẫn nhau của các khách thể nhận thức (do khách thể nhận thức chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác), đặc biệt là phải tách ra được “cái cơ bản nhất trong chiều hướng phát triển, hay trong cái dây xích phát triển” của khách thể nhận thức. V.I. Lênin viết “trong mỗi thời kỳ đặc biệt, cần phải tìm cho ra cái mắt xích đặc biệt mà người ta phải đem toàn lực ra nắm lấy để giữ vững được tồn bộ cái xích và chuẩn bị để chuyển vững chắc sang mắt xích kề bên; hơn nữa, trình tự nối tiếp, hình thức, mối liên hệ của (chúng) và những đặc điểm khác nhau của (chúng) trong ... những biến cố lịch sử đều không đơn giản..” Qua đoạn trích này, V.I. Lênin nhắc nhở rằng, nhận thức về một khách thể nào đó, nhất là trong lĩnh vực xã hội, dù cho nhận thức đó đã là chân lý, cũng khơng phải là một cái gì cứng nhắc, luôn luôn đúng trong mọi biến cố của lịch sử.

<b> 2.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguyên lý sự phát triển</b>

2.2.1 Nội dung nguyên lý sự phát triển

Sự vận dụng nội dung nguyên lý biện chứng duy vật vào hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tuân theo nguyên tắc lịch sử cụ thể xuất phát đồng thời từ chúng. Nói cách khác, là phương pháp tìm hiểu bản chất và sự phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xem xét quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của chúng trong bối cảnh lịch sử. Nguyên tắc này đòi hỏi phải tái tạo lại quá trình vận động và phát triển khi nhận thức sự vật, hiện tượng. Bởi vì chính Lênin đã nêu rõ rằng, nguyên tắc lịch sử không chỉ liệt kê các giai đoạn phát triển của khách thể của nhận thức mà còn đòi hỏi phải có sự phân loại, nghiên cứu quy luật phát triển khách thể của nhận thức. Ông cũng lưu ý rằng, nhận thức không phải lúc nào cũng đúng đối với sự kiện lịch sử.

2.2.2 Ý nghĩa nghiên cứu nguyên lý sự phát triển 8

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Khi nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển của sự vật, hiện tượng cần nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển thì cần phải tuân theo những nguyên tắc.

Thứ nhất, khi nghiên cứu cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát triển. Đặt đối tượng vào sự vận động có nghĩa là quan sát và theo dõi sự thay đổi của đối tượng theo thời gian. Bằng cách này, ta có thể phân tích xu hướng và khuynh hướng phát triển của đối tượng, qua đó dự báo được những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Việc dự báo xu hướng sự vận động và phát triển là cần thiết để kịp thời để đề ra các kế hoạch và thực hiện các biện pháp nhằm ứng phó hợp lý với những thay đổi trong tương lai.

Nguyên tắc này sẽ tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ - tư duy giáo điều. Việc mà ta chấp nhận một cách hiểu thông thường về những sự vật, hiện tượng trong một bối cảnh cụ thể và coi đó là cách hiểu đúng đắn duy nhất về sự phát triển kế tiếp của toàn bộ sự việc dễ khiến chúng ta mắc sai lầm, và đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng.

Thứ hai, cần nhận thức được rằng phát triển sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn. Phát triển là quá trình tiến hóa từ một hệ thống ở trạng thái ban đầu sang trạng thái phát triển hoặc tiến bộ hơn. Q trình này khơng diễn ra thống nhất mà trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm, tính chất khác nhau.

Mỗi giai đoạn của q trình phát triển đều có những yếu tố cần được cân nhắc và xử lý khác nhau. Vì vậy ta cần nhận biết được những giai đoạn này và hiểu rõ đặc điểm của từng giai đoạn để xác định những hình thức, phương pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển.

Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới phù hợp quy luật. Việc phát hiện và ủng hộ đối tượng mới phù hợp với quy luật cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tạo điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Điều này là quan trọng vì nếu ta khơng nhận ra và ủng hộ những ý tưởng mới thì ta có thể bỏ qua tiềm năng về sự phát triển của đối tượng.

9

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ và định kiến cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Nếu ta không chấp nhận cái mới bằng cách mở lòng mà tiếp tục giữ thái độ bảo thủ khơng thay đổi thì sẽ khó thích nghi và phát triển trong một xã hội đang ngày càng thay đổi. Những định kiến và quan niệm bảo thủ có thể cản trở sự tiến bộ và gây ra những hạn chế trong sự phát triển.

Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới thì phải biết kế thừa các yếu tố tích cực và phát triển sáng tạo trong điều kiện mới.

Trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới cần phải kế thừa những yếu tố tích cực để đảm bảo tính liên tục và ổn định. Tức là giữ lại những khía cạnh, quy trình hoặc những điều đã được chứng minh là hiệu quả và có giá trị trong q trình chuyển đổi.

Ngồi ra, cần phải phát triển sáng tạo trong điều kiện mới, thích ứng với những yêu cần mới, thay đổi mới để tạo ra những cải tiến từ đó nâng cao cả hiệu suất lẫn hiệu quả. Điều này bao gồm việc khám phá, thử nghiệm và áp dụng những ý tưởng, kỹ thuật công nghệ mới hoặc tiếp cận đến những phương pháp mới để đạt được những kết quả tốt hơn.

Tóm lại, theo quan điểm của Mác – Lênin thì nguyên lý về sự phát triển đòi hỏi chúng ta phải đi xa hơn nữa. Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ “gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta khơng thể làm điều đó một cách đầy đủ, nhưng thật sự cần thiết khi phải xét tất cả các mặt để đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc. Đây là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai phép biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật hiện tượng trong sự phát triển, “trong sự vận động” (như Heghen đã từng nói), trong sự biến đổi của nó. Điểm thứ ba là tồn bộ thực tiễn của con người – thực tiễn này vừa với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý, vừa với tính cách là kẻ xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa sự vật với những điều cần thiết đối với con người, – cần được bao hàm trong “định nghĩa” đầy đủ của sự vật. Và điểm cuối cùng dạy rằng khơng có chân lý trừu tượng, rằng “chân lý luôn luôn cụ thể” như Plê – kha – nốp thường nói khi cịn sống .<small>2</small>

<b>Phần 3</b>

<small>2 V.I. Lênin: Toàn tập, sđd, t.42, tr.364.</small>

10

</div>

×