Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Anh/chị hãy lựa chọn một hoặc một số quy định về thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng trong BLDS năm 2015 (từ Điều 409 đến Điều 429) mà anh/chị cho là bất cập. Hãy phân tích, đánh giá bất cập đó và đưa ra định hướng hoàn thiện.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.54 KB, 9 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>Anh/chị hãy lựa chọn một hoặc một số quy định vềthực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng trong BLDSnăm 2015 (từ Điều 409 đến Điều 429) mà anh/chịcho là bất cập. Hãy phân tích, đánh giá bất cập đóvà đưa ra định hướng hồn thiện.</b></i>

<b>HỌ VÀ TÊN : </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

1.2 Đặc điểm pháp lí của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện...4

<b>2. Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng tặngcho tài sản có điều kiện...5</b>

2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Hợp đồng tặng cho tài sản nói chung là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không cần đền bù và bên được tặng cho đồng ý nhận. Bên cạnh việc đơn thuần chỉ là hợp đồng tặng cho, còn có một trường hợp đặc biệt cần đến những điều kiện ràng buộc thêm, đó là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Bài viết sau đây sẽ phân tích, đánh giá những bất cập cũng như đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến vấn đề này.

<b>NỘI DUNG</b>

<b>1. Lý luận chung về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện1.1 Khái niệm</b>

<i> Điều 457 BLDS 2015 quy định:“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa</i>

<i>thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình vàchuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù,bên được tặng cho đồng ý nhận”. Dựa trên yêu cầu của bên tặng cho, hợp</i>

đồng tặng cho được chia thành: hợp đồng tặng cho có điều kiện và hợp đồng tặng cho khơng có điều kiện.

Về tặng cho tài sản có điều kiện. Điều 462 BLDS 2015 quy định như

<i>sau:“1) Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một</i>

<i>hoặc nhiều nghĩa vụ trước...”</i>

<b>1.2 Đặc điểm pháp lí của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện</b>

<i> Thứ nhất, tính khơng có đền bù: HĐTCTSCĐK là hợp đồng khơng có</i>

đền bù vì hợp đồng này hồn tồn vì lợi ích của bên được tặng cho. Điều kiện trong hợp đồng phải là những cơng việc khơng mang lại lợi ích cho

<i>bên tặng cho; Thứ hai, tính song vụ: Bên tặng cho có nghĩa vụ bàn giao</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho, có quyền yêu cầu bên được tặng cho thực hiện đúng điều kiện của hợp đồng tặng cho tài sản, cịn bên được tặng cho có quyền từ chối nhận hoặc nhận tài sản và quyền yêu cầu bên tặng cho phải bàn giao và chuyển quyền sở hữu tài sản cho mình đồng thời phải có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên

<i>tặng cho yêu cầu mình thực hiện; Thứ ba, Tính thực tế: Đặc điểm thực tế</i>

của hợp đồng được thể hiện khi bên được tặng, cho nhận tài sản thì khi đó quyền của các bên mới phát sinh. Như vậy, mọi thỏa thuận chưa có hiệu lực khi chưa giao tài sản.

<b>2. Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện</b>

<b>2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện</b>

HĐTCTS nói chung và HĐTCTSCĐK nói riêng là căn cứ pháp lý của sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chủ thể sở hữu tài sản thông qua HĐTCTS thực hiện một trong những quyền định đoạt của mình đối với tài sản là quyền tặng cho tài sản. Các quy định pháp luật về HĐTCTS là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp thực tế phát sinh từ giao dịch tặng cho tài sản trong đời sống.

<b>2.2 Những vấn đề bất cập</b>

<small> </small><i><b>Thứ nhất, điều kiện của hợp đồng tặng cho có được coi là mang lại</b></i>

lợi ích cho bên tặng cho không? khoản 1 Điều 462 BLDS 2015 quy

<i>định:“Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho tài sản thực hiện</i>

<i>một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng chokhông được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Như</i>

vậy nhà làm luật mới chỉ ghi nhận yêu cầu tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Câu hỏi đặt ra ở đây rằng điều kiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tặng cho có được mang lại lợi ích vật chất cho bên tặng cho hoặc bên thứ ba khác hay không? Nếu chỉ cho rằng HĐTCTSCĐK khơng mang lại lợi ích cho bên tặng cho thì khơng hồn tồn chính xác.

<i><b> Thứ hai, chưa dự liệu phương thức giải quyết khi bên được tặng cho</b></i>

đã thực hiện một phần điều kiện. Thực tế tồn tại rất nhiều trường hợp bên được tặng cho có thực hiện điều kiện nhưng chỉ thực hiện một phần, trong từng khoảng thời gian, đặc biệt là đối với những điều kiện có thời gian thực hiện lâu, khơng xác định được thời điểm chấm dứt như điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc,..

<i><b> Thứ ba, chưa dự liệu được hậu quả pháp lý khi người được tặng cho</b></i>

không thực hiện điều kiện do sự kiện bất khả kháng, do lỗi cố ý của người tặng cho. Trường hợp bên được tặng cho không thực hiện được điều kiện nhưng không phải do lỗi của bên được tặng cho, mà do bất khả kháng hay do lỗi cố ý của bên tặng cho thì bên tặng cho có quyền địi lại tài sản tặng cho hay khơng vẫn chưa có phương thức giải quyết.

<i><b> Thứ tư, chưa dự liệu cách thức giải quyết đối với hoa lợi, lợi tức phát</b></i>

sinh trong thời gian bên được tặng cho chiếm hữu tài sản và tài sản tặng cho được đầu tư tăng thêm giá trị. Trong thời gian bên được tặng cho chiếm hữu tài sản thì tài sản tặng cho phát sinh hoa lợi, lợi tức. Vậy hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản tặng cho ở đây sẽ thuộc sở hữu của chủ thể nào. Hay trường hợp tài sản tặng cho được đầu tư tăng thêm giá trị, sau khi bên tặng cho chuyển giao tài sản cho bên được tặng cho. Với tình huống này, khi bên tặng cho địi lại tài sản thì cần phải giải quyết như thế nào. Đây là một vấn đề gây lúng túng cả khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn do BLDS 2015 không ghi nhận<small>.</small>

<i><b> Thứ năm, việc xác định hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản</b></i>

tại khoản 1 Điều 459 BLDS 2015 được xác định dựa theo hai trường hợp: Bất động sản phải đăng ký, hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; là bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng có

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Tuy nhiên, quy định này đã bộc lộ sự không thống nhất về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho nhà ở giữa BLDS 2015 và Luật Nhà ở 2014.

<b>3. Kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện</b>

<i><b> Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện của hợp đồng</b></i>

tặng cho tài sản có điều kiện. Điều kiện ấy nếu là nghĩa vụ thực hiện công việc nào đó thì cơng việc đó có cần là cơng việc có thể thực hiện được hay khơng? Nó có đem lại lợi ích cho bên tặng cho tài sản hay không?

<i><b> Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về thời điểm của hợp đồng</b></i>

tặng cho tài sản có điều kiện. Quy định thống nhất về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có đối tượng là bất động sản phải đăng ký theo pháp luật, cụ thể là loại đối tượng nhà ở thương mại trong BLDS 2015 và Luật Nhà ở 2014.

<i><b> Thứ ba, hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện thực hiện nghĩa vụ</b></i>

(điều kiện) của HĐTCTSCĐK. Quy định rõ ràng hơn về việc nếu nghĩa vụ được nêu trong điều kiện của HĐTCTSCĐK không thể thực hiện được khi hồn cảnh thay đổi cơ bản, có yếu tố khách quan tác động ngăn cản việc thực hiện nghĩa vụ của bên tặng cho tài sản thì có được áp dụng Điều 420 BLDS 2015 hay không.

<i><b> Thứ tư, hoàn thiện quy định pháp luật về hoa lợi, lợi tức và tài sản</b></i>

hình thành trong tương lai. Bổ sung quy định về hoa lợi, lợi tức sinh ra trong quá trình bên tặng cho sở hữu tài sản, nhưng sau đó khơng thực hiện nghĩa vụ (điều kiện của hợp đồng) thì hoa lợi, lợi tức sinh ra khi ấy thuộc về bên tặng cho hay bên được tặng cho.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>KẾT LUẬN</b>

Tặng cho tài sản là quyền của cá nhân trong việc định đoạt tài sản của mình, tuy nhiên việc tặng cho tài sản phải đảm bảo được các quy định của pháp luật. Trên đây là phần phân tích, đánh giá và hướng hoàn thiện pháp luật theo quan điểm của em. Cảm ơn thầy cô trong xuốt thời gian qua đã tận tần giảng dạy, chỉ bảo.

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<i>1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập</i>

<i>2), Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2019.</i>

2. Bộ Luật Dân sự năm 2015.

<i>3. Đặng Hồng Dương, Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp</i>

<i>luậ hiện hành về hợp đồng tặng cho có điều kiện theo quy định của bộluật Dân sự 2015, Tạp chí điện tử.</i>

<i>4. Lê Thị Giang, Hồn thiện pháp luật đối với trường hợp bên được tặng</i>

<i>cho không thực hiện điều kiện tặng cho khi bên tặng cho đã giao tài sản,</i>

Khoa học kiểm sát, sô 01/2018.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>5. Phạm Thị Hăng, Tặng cho tài sản có điều kiện và một số vướng mắc từ</i>

<i>thực tiễn, tạp chí Tịa án nhân dân. Số 5/2017, tr15-18.</i>

</div>

×