Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 10 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Tài liệu Hướng dẫn Kỹ thuật REDD+ của Dự án LEAF |Mô-đun AD-D 1
Các biểu tượng dưới đây được sử dụng xuyên suốt tài liệu này nêu rõ lĩnh vực mà người đọc cần đặc biệt chú ý:
Quyết định quan trọng phải được thực hiện.
Bước kỹ thuật quan trọng phải được thực hiện trước khi tiến lên bước tiếp theo. Cần nhân sự có các kỹ năng cụ thể
Ví dụ
Một thuật ngữ quan trọng được mơ tả trong khuôn khổ Tham chiếu đến nguồn tài liệu có liên quan
Mơ-đun này cung cấp hướng dẫn ước tính Dữ liệu Hoạt động (AD) mất rừng, tức là mức độ hoạt động mất rừng trên mặt đất, sử dụng bộ dữ liệu không gian được xây dựng từ trước. Đầu ra của mô-đun này là một hợp phần của một hệ thống giám sát các-bon trên mặt đất cho REDD+.
Dữ liệu Hoạt động được xác định theo không gian dựa vào lớp sử dụng đất sau mất rừng và tầng các-bon rừng. Dữ liệu Hoạt động mất rừng cần được theo dõi các hoạt động mất rừng tương tự hoặc sự chuyển đổi che phủ đất trong giai đoạn tham chiếu lịch sử và thời gian theo dõi, cùng với các hoạt động mất rừng mới không được tính trong thời kỳ lịch sử.
Mô-đun này được áp dụng để ước tính tổng mất rừng, được định nghĩa như là việc chuyển đổi dài hạn hoặc vĩnh viễn đất lâm nghiệp sang đất khơng có rừng. Quyết định mang tính tiên quyết quan trọng, dữ liệu và năng lực kỹ thuật (ví dụ: phần cứng, phần mềm và các chuyên gia) phải được thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng hệ thống giám sát các-bon trên mặt đất cho tài liệu khung của REDD+. Kỹ năng cần thiết để áp dụng mô-đun này là kinh nghiệm phân tích khơng gian.
Mơ-đun này cung cấp các phương pháp và quy trình ước tính Dữ liệu Hoạt động mất rừng được báo cáo bởi nguyên nhân chính và các tầng các-bon được thể hiện theo héc-ta mỗi năm. Dữ liệu thay đổi diện
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Tài liệu Hướng dẫn Kỹ thuật REDD+ của Dự án LEAF |Mơ-đun AD-D 2
tích rừng phải được thể hiện như sự thay đổi chung, các dữ liệu này phải có khơng gian rõ ràng, và có thể được theo dõi trong tương lai.
Đầu ra của mô-đun này là Dữ liệu Hoạt động mất rừng được báo cáo hàng năm (ha năm<small>-1</small>) và được sử dụng để ước tính lượng phát thải liên quan đến mất rừng (Mô-đun EM-H). Độ bất định của Dữ liệu Hoạt động thu được từ bộ dữ liệu khơng gian.
Để hồn thành mô-đun này, các dữ liệu sau đây phải được xây dựng từ trước:
1) Bản đồ che phủ đất bao gồm cả các lớp rừng và các lớp khơng có rừng ít nhất là trong thời điểm bắt đầu giai đoạn cần quan tâm (ví dụ như giai đoạn tham chiếu lịch sử hoặc giai đoạn theo dõi). Dữ liệu không gian bổ sung cần bao gồm cả bản đồ che phủ đất với các loại che phủ đất hoặc các hình ảnh vệ tinh cho các điểm tiếp theo cùng thời điểm. Cần lưu ý đến độ bất định của các bản đồ che phủ đất.
Hướng dẫn trên hình ảnh vệ tinh sẵn có và các kỹ thuật viễn thám khác nhau để tạo độ phủ đất và bản đồ thay đổi rừng có thể được tìm thấy trong nguồn tài liệu của GOFC-GOLD - COP 18, phiên bản 1 (
2) Bản đồ phân tầng các-bon rừng cho điểm thời gian đầu tiên.
Hướng dẫn về phương pháp thiết lập bản đồ phân tầng các-bon rừng có thể được tìm thấy trong mơ-đun phân tầng sử dụng dữ liệu kiểm kê rừng tồn quốc (Mơ-mơ-đun STR-NFI) và mơ-mơ-đun phân tầng sử dụng dữ liệu trữ lượng các-bon khác (Mô-đun STR-OTH).
3) Các nguyên nhân mất rừng (ví dụ như nơng nghiệp, khai thác mỏ, v.v) và liên kết với các lớp sử dụng đất sau mất rừng phải được xác định từ trước.
• Hướng dẫn về cách thức các lớp sử dụng đất sau mất rừng gắn với nguyên nhân mất rừng có thể được tìm thấy trong các tài liệu khung và Mô-đun DR-D.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Tài liệu Hướng dẫn Kỹ thuật REDD+ của Dự án LEAF |Mô-đun AD-D 3
Việc ước tính dữ liệu Hoạt động cho khoảng thời gian có thể được chia thành bốn bước chính: (1) tạo bản đồ độ che phủ rừng cho Thời gian 1 của khoảng thời gian; (2) xác định sự thay đổi rừng; (3) Xác định hình thức sử dụng đất sau mất rừng và lớp các-bon rừng cho sự thay đổi rừng; (4) báo cáo dữ liệu hoạt động cho mất rừng (Hình 1). Các bước tương tự có thể được sử dụng để ước tính dữ liệu hoạt động về tình trạng mất rừng để tham chiếu lịch sử hoặc cho giai đoạn giám sát.
<b>Hình 1: Các bước ước tính dữ liệu hoạt động mất rừng sử dụng bản đồ về độ che phủ đất xây dựng từ dữ liệu viễn thám. </b>
Để minh họa các quy trình, một ví dụ giả thuyết được trình bày đưa độc giả đi qua các bước để ước tính dữ liệu hoạt động trong một khoảng thời gian tham chiếu lịch sử đối với một quốc gia "X". Trong ví dụ này, bản đồ về độ che phủ đất cho 3 điểm thời gian (năm 2000, 2005 và 2010) trong một khoảng thời gian tham chiếu lịch sử giai đoạn 2000-2010 có sẵn và mỗi bản đồ mô tả bốn kiểu rừng và ba loại khơng có rừng, bao gồm cả nước. Một bản đồ phân tầng các-bon rừng cho năm 2000 bao gồm 4 tầng các-bon rừng đã được xây dựng trước đó.
Bản đồ rừng (cũng được gọi là bộ mặt của rừng) định nghĩa các khu vực mất rừng sẽ được theo dõi như mất rừng trong khoảng thời gian quan tâm. Tất cả các thay đổi do mất rừng phải được xác định từ bản đồ rừng Thời gian 1. Thời gian 1 đề cập đến ngày mà bản đồ đầu tiên được sử dụng trong khoảng thời gian lịch sử hoặc thời gian giám sát.
Bản đồ về độ che phủ rừng Thời gian 1 phải được tạo ra bằng cách kết hợp các loại rừng từ một bản đồ về độ che phủ đất hiện tại cho Thời gian 1. Trong giai đoạn giám sát, bản đồ này đại diện cho các bản đồ tiêu chuẩn rừng.
Trong ví dụ giả định của chúng tôi, bản đồ rừng cho năm 2000 được tạo ra bằng cách kết hợp tất cả các lớp rừng vào bản đồ độ che phủ đất năm 2000 (Hình 2).
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Tài liệu Hướng dẫn Kỹ thuật REDD+ của Dự án LEAF |Mô-đun AD-D 4
<b> </b>
<b>Hình 2: Kết hợp tất cả các lớp rừng từ bản đồ độ che phủ đất hiện có cho quốc gia "X" để tạo ra một bản đồ rừng năm 2000, trong đó mức độ mất rừng sẽ được phân tích trong năm 2005 và năm 2010.</b>
Hai kỹ thuật để xác định sự thay đổi diện tích rừng thường được sử dụng bao gồm - (1) Phát hiện sự thay đổi sau khi phân loại và (2) phát hiện sự thay đổi đa thời gian .
Kỹ thuật đầu tiên, phát hiện sự thay đổi sau phân loại, yêu cầu rải (hoặc 'chồng xếp') hai bản đồ độ che phủ đất đã được phân loại. Để xác định sự thay đổi sử dụng rừng sử dụng kỹ thuật phát hiện sự thay đổi sau phân loại, bản đồ độ che phủ đất cho Thời gian 2 sẽ chồng xếp lên bản đồ rừng của Thời gian 1. Kỹ thuật phát hiện sự thay đổi sau phân loại được sử dụng trong ví dụ giả thuyết, khi bản đồ rừng trong năm 2000 được chồng xếp lên bản đồ độ che phủ đất trong năm 2005 để xác định sự thay đổi rừng giai đoạn 2000-2005 (Hình 3).
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Tài liệu Hướng dẫn Kỹ thuật REDD+ của Dự án LEAF |Mơ-đun AD-D 5
<b>Hình 3: Thay đổi độ che phủ rừng cho khoảng thời gian 2000-2005. </b>
Kỹ thuật thứ hai, phát hiện sự thay đổi đa thời gian, so sánh hình ảnh vệ tinh cho hai điểm thời gian để xác định vị trí của sự thay đổi rừng, dựa trên sự khác biệt về đặc tính quang phổ cho mỗi điểm ảnh. Kỹ thuật này địi hỏi trình độ chun mơn cao về viễn thám (RS) nhưng được ưa chuộng trong việc xác định phạm vi mất rừng. Ví dụ, để ước tính sự thay đổi rừng cho khoảng Thời gian 1 đến Thời gian 2, các điểm ảnh rừng trong Thời gian 1 thay đổi tới các điểm ảnh khơng có rừng tại Thời gian 2 được theo dõi và tổng hợp để cung cấp diện tích mất rừng. Các khu vực khơng có rừng che phủ được loại ra khỏi phân tích và kiểm tra việc giảm diện tích, và do đó làm tăng hiệu quả. Kỹ thuật này được sử dụng trong trường hợp bản đồ che phủ đất cho nhiều điểm trong khoảng thời gian đã khơng được xây dựng trước đó.
Để đảm bảo phát hiện được sự thay đổi tình trạng mất rừng chung trong khoảng thời gian thứ hai, sự mất rừng được xác định trong khoảng Thời gian 1 đến Thời gian 2 cần được loại khỏi bản đồ rừng Thời gian 1 trước khi ước tính sự thay đổi rừng cho khoảng Thời gian 2 và Thời gian 3.
Khi áp dụng kỹ thuật phát hiện sự thay đổi sau phân loại, các lớp sử dụng đất sau mất rừng cho sự thay đổi rừng phải được xác định bằng cách chồng xếp bản đồ thay đổi rừng được xác định trong bước 2 bằng bản đồ che phủ đất tiếp theo trong chuỗi thời gian. Điều này tạo ra bản đồ về sự thay đổi rừng được phân loại bằng hình thức sử dụng đất sau mất rừng.
Khi áp dụng kỹ thuật phát hiện sự thay đổi đa thời gian, sự thay đổi được nhận diện phải được phân loại sử dụng các kỹ thuật phân loại tiêu chuẩn thành các lớp sử dụng đất sau mất rừng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Tài liệu Hướng dẫn Kỹ thuật REDD+ của Dự án LEAF |Mô-đun AD-D 6
Sau khi sự thay đổi rừng được phân thành các lớp sử dụng đất sau mất rừng, sự thay đổi này phải được chồng xếp bằng bản đồ phân tầng các-bon rừng. Dữ liệu Hoạt động mất rừng phải được báo cáo trên cơ sở hàng năm (ha năm<small>-1</small>) cho mỗi khoảng thời gian, lớp sử dụng đất sau mất rừng và lớp các-bon rừng. Trong ví dụ giả thuyết, sự mất rừng trong giai đoạn 2000-2005 được chồng xếp bằng các lớp khơng có rừng trong các bản đồ năm 2005 để xác định các lớp sử dụng đất sau mất rừng và sau đó chồng xếp lên bằng bản đồ phân tầng các-bon rừng. Điều này giúp tạo ra bản đồ về diện tích mất rừng giai đoạn 2000-2005 được phân loại bằng lớp sử dụng đất sau mất rừng và tầng các-bon rừng (Hình 4).
<b>Hình 4: Bản đồ hiển thị dữ liệu hoạt động mất rừng giai đoạn 2000-2005 (bản đồ phía dưới) được tạo ra bằng cách kết hợp bản đồ các lớp sử dụng đất sau mất rừng (không bao gồm nước) cho sự thay đổi rừng (trên cùng bên trái) và bản đồ tầng các-bon rừng (trên cùng bên phải). </b>
Dữ liệu hoạt động mất rừng phải được báo cáo theo bảng biểu trên cơ sở hàng năm (ha năm<small>-1</small>) cho từng khoảng thời gian cho mỗi hoạt động sử dụng đất sau mất rừng (nguyên nhân mất rừng) và tầng các-bon
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Tài liệu Hướng dẫn Kỹ thuật REDD+ của Dự án LEAF |Mô-đun AD-D 7
rừng kết hợp với các yếu tố phát thải (EF). Mối liên hệ giữa lớp sử dụng đất sau mất rừng và nguyên nhân chính của tình trạng mất rừng phải được xác định trước đó (xem Phần 4).
Trong ví dụ giả thuyết, bản đồ từ bước trước đó có thể được sử dụng để ước tính tổng thay đổi rừng cho mỗi lớp sử dụng đất sau mất rừng và tầng các-bon rừng và bằng cách chia tổng diện tích cho 5 (số năm trong giai đoạn 2000-2005), các dữ liệu hoạt động cho mất rừng có thể được báo cáo trong một bảng (Bảng 1). Theo cách tương tự, dữ liệu hoạt động cho khoảng thời gian 2005-2010 được báo cáo.
<b>Bảng 1: Ví dụ về Dữ liệu hoạt động được báo cáo cho mỗi tầng sử dụng đất sau mất rừng, tầng các-bon và khoảng thời gian. </b>
</div>