Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NĂM 2023 GẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.38 MB, 31 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO THỊ TRƯỜNGNĂM2023GẠO</b>

Báo cáo cập nhật bức tranh tồn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường gạo trong nước và thế giới.

<b>Nội dung:</b>

<small>Hoàng Hiệp</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Trong báo cáo tháng 1/2024, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 đạt kỷ lục 522,1 triệu tấn, giảm 2,95 triệu tấn so với dự báo trước đó, nhưng tăng gần 1,7 triệu tấn so với niên vụ 2022-2023 và vượt sản lượng 8,6 triệu tấn.

Lượng gạo bán ra của Ấn Độ đã giảm một nửa kể từ sau khi nước này áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu vào tháng 7/2022. Trong tháng 11/2023, xuất khẩu gạo của nước này tiếp tục giảm mạnh 54,8% so với cùng kỳ xuống chỉ còn 760.449 tấn. Lũy kế trong 11 tháng, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 16,7 triệu tấn.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho biết, xuất khẩu gạo của nước này trong năm 2023 đã vượt mục tiêu 8,5 triệu tấn và tăng lên mức cao nhất trong 5 năm, vào khoảng 8,8 triệu tấn. Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến sẽ giảm xuống 7,5 triệu tấn trong năm 2024 do cuộc đua tranh giành vị trí xuất gạo tồn cầu đang dần hạ nhiệt.

Theo số liệu được công bố bởi Cục Thống kê Pakistan (PBS), tổng lượng gạo xuất khẩu của Pakistan trong 5 tháng đầu năm tài chính 2023-2024 (tháng 7 đến tháng 11) đã vượt 1,7 triệu tấn, với doanh thu đạt kỷ lục 1,12 tỷ USD, tăng 22,8% về lượng và 49,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2023, chỉ số giá gạo thế giới ghi nhận mức tăng 21% so với năm 2022. Trong đó, giá gạo của các nhà sản xuất lớn như Thái Lan, Việt Nam đã tăng từ 35 – 45% lên mức cao nhất trong 15 năm qua, chủ yếu do lo ngại về tác động của El Niño đối với sản xuất lúa gạo khiến nhiều nước tăng cường bổ sung kho dự trữ và các hạn chế xuất khẩu do Ấn Độ đặt ra.

2023 được đánh giá là một năm thành công đối với ngành gạo Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng đạt hơn 8,1 triệu tấn, với kim ngạch thu về 4,67 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với năm 2022. Đây là con số cao kỷ lục kể từ năm 1989 khi Việt Nam bắt đầu tham gia xuất khẩu gạo.

Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 tăng 18,3% so với năm 2022 lên mức bình qn 575 USD/tấn. Đặc biệt, có nhiều thời điểm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới, vượt cả Thái Lan và Ấn Độ.

Tại trong nước, giá lúa gạo đã tăng khoảng 40 – 53% trong năm 2023. Mức tăng này thậm chí cịn cao hơn so với mức tăng của giá xuất khẩu, có thể nói năm 2023 là một năm được mùa được giá của người nông dân trồng lúa.

Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu đều nhận định năm 2024 sẽ tiếp tục là một năm thuận lợi đối với ngành lúa gạo Việt Nam. Một số doanh nghiệp cho biết đã nhận được các đơn đặt hàng từ đối tác với mức giá khá cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>THỊ TRƯỜNG GẠOTHẾ GIỚI</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Năm 2023, giá gạo thế giới đã tăng lên mức cao nhất 15 năm do lo ngại về tác động của El Niđo đối với sản xuất lúa gạo tồn cầu và các hạn chế xuất khẩu do Ấn Độ đặt ra. Trong khi đó, USDA dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 đạt kỷ lục 522,1 triệu tấn, vượt sản lượng 8,6 triệu tấn. </b>

<b>1. Sản xuất – Tiêu thụ</b>

<b>• Sản xuất:</b>

Trong báo cáo tháng 1/2024, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 sẽ đạt mức kỷ lục 513,5 triệu tấn (xay xát), giảm 4,5 triệu tấn so với dự báo tháng trước nhưng vẫn tăng nhẹ 500.000 tấn so với niên vụ 2022-2023. Trong tháng này, USDA đã hạ dự báo sản lượng gạo niên vụ 2023-2024 đối với

Bangladesh, Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, Trung Quốc chiếm phần lớn sự điều chỉnh với mức giảm 4,4 triệu tấn so với dự báo trước.

Còn so với niên vụ trước, sản lượng gạo trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng tại Argentina, Australia, Brazil, Myanmar, Campuchia, Colombia, Ai Cập, Liên minh Châu Âu (EU), Ghana, Guyana, Kazakhstan, Triều Tiên, Malaysia, Pakistan, Nga, Sri Lanka,

Tanzania, Mỹ, Urugay và Việt Nam.

Pakistan và Mỹ được dự đoán sẽ là hai nước có sản lượng tăng mạnh nhất trong niên vụ 2023-2024, sau khi có một vụ mùa thấp bất thường trong năm 2022-2023 do thời tiết bất lợi.

Ngược lại, sản lượng gạo niên vụ 2023-2024 được dự báo sẽ giảm gần 3,8 triệu tấn ở Ấn Độ xuống còn 132 triệu tấn - mặc dù vậy đây vẫn là vụ thu hoạch cao thứ hai được ghi nhận tại nước nay. Sản lượng niên của Trung Quốc trong niên vụ 2023-2024 dự kiến sẽ giảm 1,3 triệu tấn so với niên vụ trước xuống còn 144,6 triệu tấn do diện tích thu hoạch nhỏ hơn.

Sản lượng gạo niên vụ 2023-2024 của Thái Lan dự kiến giảm 0,9 triệu tấn so với niên vụ trước xuống còn 20 triệu tấn do mùa mưa đến muộn hơn mọi năm. Tương tự, sản lượng gạo niên vụ 2023-2024 của Indonesia dự kiến giảm 500.000 tấn xuống còn 33,5 triệu tấn, do mùa mưa bắt đầu muộn.

Sản lượng lúa gạo được dự báo sẽ tiếp tục giảm ở Nhật Bản và Hàn Quốc do đa dạng hóa chế độ ăn uống cũng như dân số giảm và già hoá. Dự kiến sản lượng cũng giảm tại

Bangladesh, Costa Rica, Ecuador, Lào, Mali, Nepal, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan trong niên vụ 2023-2024.

Với sự điều chỉnh này, tổng nguồn cung gạo toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 dự kiến đạt 689,3 triệu tấn, giảm 3,5 triệu tấn so với dự báo trước và thấp hơn 6,9 triệu tấn so với niên vụ 2022-2023. Qua đó đánh dấu sự sụt giảm trong năm thứ hai liên tiếp của nguồn cung gạo tồn cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>• Tiêu thụ:</b>

Tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 được USDA dự báo ở mức kỷ lục 522,1 triệu tấn, giảm 2,95 triệu tấn so với dự báo trước đó, nhưng tăng gần 1,7 triệu tấn so với niên vụ 2022-2023 và vượt sản lượng 8,6 triệu tấn.

USDA cho biết, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc trong niên vụ 2023-2024 dự báo giảm gần 2 triệu tấn so với niên vụ trước xuống còn 149,9 triệu tấn do việc sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi đã giảm. Hoạt động nhập khẩu gạo tấm giá rẻ từ Ấn Độ gần như đã chấm dứt sau lệnh cấm xuất khẩu được công bố vào tháng 9/2022 của Ấn Độ và giá ngô cũng như các loại ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi khác giảm.

<b>• Tồn kho:</b>

USDA dự báo tồn kho cuối kỳ gạo toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 ở mức 167,2 triệu tấn, thấp hơn 513.000 tấn so với dự báo trước đó và giảm 8,6 triệu tấn so với niên vụ trước. Đây cũng là lượng tồn kho thấp nhất trong 6 niên vụ trở lại đây.

Trung Quốc và Ấn Độ chiếm phần lớn sự sụt giảm tồn kho cuối kỳ tồn cầu trong niên 2023-2024. Theo đó, tồn kho cuối niên vụ 2023-2024 của Trung Quốc được dự đốn sẽ giảm 4,6 triệu tấn xuống cịn 102 triệu tấn và của Ấn Độ được dự đoán sẽ giảm 2 triệu tấn xuống còn 33 triệu tấn. Bất chấp sự sụt giảm dự kiến về lượng tồn kho này, Trung Quốc và Ấn Độ cùng nhau vẫn chiếm gần 81% lượng tồn kho cuối kỳ toàn cầu.

Tồn kho cuối kỳ cũng dự kiến sẽ giảm trong niên vụ 2023-2024 tại Bangladesh, Nhật Bản, Nigeria, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Sự sụt giảm này được bù đắp một phần bởi dự báo về tồn kho tăng ở Indonesia, Hàn Quốc, Pakistan và Mỹ.

Tỷ lệ dự trữ để sử dụng cuối niên vụ 2023-2024 trên tồn cầu ước tính là 32%, giảm so với mức 33,8% một năm trước đó và là mức nhỏ nhất kể từ niên vụ 2016-2017.

<b><small>Biểu đồ 1: Cung – cấu gạo thế giới từ niên vụ 2019 – 2020 đến 2023-2024</small></b>

<i><small>((*) dự báo. Nguồn: USDA). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Về phía nhập khẩu năm 2024, USDA dự báo nhập khẩu của Brazil, Ai Cập, Ghana, Indonesia, Kenya, Mozambique, Triều Tiên, Singapore, Tanzania, Togo và Việt Nam sẽ giảm so với năm trước. Ngược lại, nhập khẩu sẽ tăng đối với Afghanistan, Angola, Bangladesh, Trung Quốc, Congo, Cuba, Ethiopia, Iran, Hàn Quốc, Liberia, Libya, Madagascar, Malaysia, Mexico, Nepal, Philippines...

Philippines được dự báo sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2024 với con số kỷ lục 3,8 triệu tấn, tiếp theo là Trung Quốc, Indonesia, EU, Nigeria và Iraq.

<b>• Thương mại</b>

Thương mại gạo tồn cầu trong năm 2024 dự kiến đạt 52,2 triệu tấn (xay xát), hầu như không thay đổi so với dự báo tháng trước nhưng thấp hơn 223.000 tấn so với ước tính 52,4 triệu tấn của niên vụ 2022-2023.

USDA cũng cho biết, thương mại gạo toàn cầu năm 2023 thấp hơn 3,7 triệu tấn so với mức cao kỷ lục của năm trước đó. Sự sụt giảm đáng kể trong thương mại gạo toàn cầu trong năm 2023 và mức giảm nhẹ vào năm 2024 phần lớn là do các lệnh cấm và các hạn chế xuất khẩu khác do Chính phủ Ấn Độ thực hiện trong năm 2022 và 2023.

Năm 2024, xuất khẩu gạo được dự báo sẽ giảm so với một năm trước tại Ấn Độ, Paraguay, Thái Lan và Việt Nam, nhưng tăng đối với Argentina, Brazil, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Pakistan, Mỹ và Uruguay.

<b><small>Biểu đồ 2:</small></b><i><small> Dự báo xuất khẩu gạo của các nước sản xuất hàng đầu trong năm 2023-2024</small></i>

<small>Thái Lan</small> <sub>Việt Nam</sub> <small>Pakistan</small>

<small>Campuchia Trung Quốc Myanmar</small> <sup>Brazil</sup> <small>Uruguay</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Ấn Độ: Vận chuyển gạo của Ấn Độ ra thế giới đã giảm một nửa kể từ sau khi </b>

nước này áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu vào tháng 7/2022.

Số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong tháng 11 tiếp tục giảm mạnh 54,8% so với cùng kỳ xuống chỉ còn 760.449 tấn.

<b>Lũy kế trong 11 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 16,7 triệu tấn, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2022. </b>Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ giảm nhẹ 1,7%, đạt 9,6 tỷ USD do giá gạo tăng cao.

Mới đây, Liên Hợp Quốc đã cấm các nhà xuất khẩu Ấn Độ tham gia đấu thầu mua sắm gạo cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) vì Ấn Độ đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu gạo của nước này.

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% thương mại quốc tế, đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm vào tháng 9/2022. Sau đó, Chính phủ nước này tiếp tục cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vào tháng 7/2023 và áp thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ và đặt giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) là 1.200 USD/tấn đối với gạo basmati vào tháng 8/2023, trong bối cảnh giá cả mặt hàng nông sản chủ chốt này tăng cao tại thị trường trong nước.

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn xuất khẩu gạo đến một số quốc gia như Indonesia, Senegal, Gambia, Nepal, Bhutan, Sri Lanka, Maldives, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Iran trên cơ sở hợp động giữa Chính phủ với Chính phủ.

<b>2. Tình hình xuất nhập khẩu</b>

<b>a. Xuất khẩu </b>

<b><small>Biểu đồ 3:</small></b><i><small> Dự báo nhập khẩu gạo của các quốc gia hàng đầu trong năm 2023-2024(Đơn vị: triệu tấn. Nguồn: USDA). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Thái Lan: </b>Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho biết, xuất khẩu gạo của nước này trong 11 tháng năm 2023 đạt 7,9 triệu tấn gạo, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2022. Tương ứng với kim ngạch đạt 4,61 tỷ USD, tăng 28,9%.

Tính riêng trong tháng 11/2023, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 1 triệu tấn, trị giá 657,6 triệu USD, tăng tương ứng 19,9% và 23,3% so với tháng trước đó. Đà tăng này là do các nhà nhập khẩu muốn bổ sung lượng hàng tồn kho đang sụt giảm trong bối cảnh giá gạo toàn cầu đạt mức cao nhất trong 15 năm.

Ước tính sơ bộ của TREA cho thấy, xuất khẩu gạo của Thái Lan đã vượt mục tiêu 8,5 triệu tấn và tăng lên mức cao nhất trong 5 năm, vào khoảng 8,8 triệu tấn trong năm 2023.

Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến sẽ giảm 15% xuống còn 7,5 triệu tấn trong năm 2024 do cuộc đua tranh giành vị trí xuất gạo tồn cầu đang dần hạ nhiệt.

<i>Theo Bangkok Post, Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông </i>

Chookiat Ophaswongse, dự báo rằng nhu cầu sẽ yếu hơn từ Indonesia, một trong những khách hàng lớn nhất của quốc gia Đơng Nam Á trong năm ngối. Đồng thời, đồng Baht biến động cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với Việt Nam.

Bên cạnh đó, nguồn cung của Ấn Độ cũng có thể được giải phóng sau cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới, làm dịu đi những lo ngại về nguồn cung toàn cầu.

<b>Pakistan: Hoạt động xuất khẩu gạo của Pakistan đã phục hồi mạnh trở lại </b>

trong năm tài chính hiện tại sau khi giảm vào năm trước.

Theo số liệu được công bố bởi Cục Thống kê Pakistan (PBS), tổng lượng gạo xuất khẩu của Pakistan trong 5 tháng đầu năm tài chính 2023-2024 (tháng 7 đến tháng 11) đã vượt 1,7 triệu tấn, với doanh thu đạt kỷ lục 1,12 tỷ USD, tăng 22,8% về lượng và 49,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đây là lần đầu tiên doanh thu từ xuất khẩu gạo vượt mốc tỷ USD trong 5 tháng đầu năm tài chính, làm gia tăng hy vọng về một nửa cuối năm thậm chí cịn ngoạn mục hơn cho ngành. Do đó, doanh thu xuất khẩu gạo trong tồn bộ năm tài chính 2023-2024 được cho là có thể tăng lên 2,7 tỷ USD, so với mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất từng đạt được là 2,5 tỷ USD được ghi nhận trong năm tài chính 2021-2022. Thậm chí một số nhận định lạc quan cho rằng kim ngạch xuất khẩu gạo của Pakistan có thể lên tới 3 tỷ USD vào năm tài chính hiện tại, dựa trên dự báo xuất khẩu đạt mục tiêu 5 triệu tấn.

Giá gạo xuất khẩu trung bình của Pakistan trong 5 tháng đầu năm tài chính 2024 dao động trên 650 USD/tấn, mức giá này được chứng kiến lần cuối trong siêu chu kỳ hàng hóa năm 2008-2009.

Về chủng loại, Pakistan đã xuất khẩu 243.894 tấn gạo Basmati và 1,5 triệu tấn gạo thường khác trong 5 tháng đầu năm tài chính 2023-2024, tăng lần lượt là 11,8% và 24,8% so với

<i>cùng kỳ năm tài chính trước, theo Brecorder.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Campuchia:</b> Theo số liệu từ Liên đoàn lúa gạo Campuchia, năm 2023, Campuchia đã xuất khẩu 656.000 tấn gạo, với giá trị thu về 466 triệu USD, tăng 3% về lượng và tăng 13% về trị giá so với năm 2022.

Trong đó, gạo thơm xuất khẩu nhiều nhất với tỷ trọng 62%, tiếp theo là gạo hạt dài 12%, gạo hữu cơ 2% và một số loại gạo khác.

Về thị trường, châu Âu và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Campuchia, với khối lượng đạt lần lượt là hơn 210.000 tấn và 260.000 tấn. Ngồi ra, có 93.000 tấn được xuất khẩu sang 7 nước ASEAN và hơn 85.000 tấn được vận chuyển tới các nước châu Phi, Trung Đông và một số nước khác.

Cùng với gạo, năm 2023, Campuchia đã xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn thóc sang các nước láng giềng, tăng 27% so với năm 2022, với kim ngạch thu về hơn 1,3 tỷ USD, tăng 56% so với năm 2022.

Như vậy, Campuchia đã thu được tổng cộng hơn 1,7 tỷ USD từ xuất khẩu gạo và thóc trong năm 2023.

<b>Philippines:</b> Theo Cục Cơng nghiệp Thực vật Philippines (BPI), Philippines đã nhập khẩu 3,57 triệu tấn gạo trong năm 2023, giảm 6,8% so với năm 2022. Dữ liệu của BPI cho thấy Việt Nam vẫn là nhà cung cấp gạo hàng đầu của Philippines trong năm 2023, chiếm 83% dung lượng thị trường với khoảng 2,97 triệu tấn, giảm 6,4% so với năm trước.

Tiếp đến là Thái Lan chiếm 9% thị phần với 326.162 tấn, tăng mạnh 78% so với năm 2022. Ngồi ra, Philippines cịn nhập khẩu gạo từ Myanmar, Pakistan và các thị trường khác. Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) cho biết, xu hướng tăng giá bán lẻ gạo tại nước này sẽ tiếp tục do giá gạo trên thị trường quốc tế cao. Đồng thời dự kiến sẽ có ít nhất 495.000 tấn gạo nhập khẩu từ Đài Loan và Ấn Độ scho đến tháng 2 để chuẩn bị cho tác động có thể xảy ra của El Niño đối với sản xuất lúa.

Cịn theo Cơ quan Thống kê Philippines (PSA), tính đến ngày 1 tháng 11/2023, tổng tồn kho gạo ở Philippines đạt mức gần 2 triệu tấn, giảm khoảng 25,3% so với 2,65 triệu tấn được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2022, nhưng tăng 6,4% so với tháng trước đó.

<b>b. Nhập khẩu</b>

<b>Trung Quốc: Số liệu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố cho thấy, </b>

trong 11 tháng năm 2023, Trung Quốc đã nhập khẩu 2,4 triệu tấn gạo, giảm 58,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, Trung Quốc giảm nhập khẩu gạo từ hầu hết các nhà cung cấp như Ấn Độ

(-88,8%), Pakistan (-85,7%), Thái Lan (-44%), Myanmar (-28,4%)… do ảnh hưởng bởi giá gạo thế giới tăng cao và các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ.

Ngược lại, <b>Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo duy nhất từ Việt Nam, với mức tăng 12,3% lên 916.213 tấn. Kết quả này đưa Việt Nam đã trở thành thị trường cung cấp gạo lớn nhất cho Trung Quốc với thị phần chiếm 38,6% so với mức 14,2% của cùng kỳ năm 2022.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Indonesia: </b>Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), nhập khẩu gạo của Indonesia chứng kiến mức tăng trưởng đột biến 613% trong năm 2023, đạt gần 3,1 triệu tấn.

Dữ liệu của BPS cho thấy nhập khẩu gạo tăng đều qua các năm, với 444.510 tấn vào năm 2019, 356.290 tấn vào năm 2020, 407.740 tấn vào năm 2021 và 429.210 tấn vào năm 2022.

Phần lớn gạo nhập khẩu của Indonesia năm 2023 đến từ Thái Lan và Việt Nam, với khối lượng lần lượt là 1,4 triệu tấn và hơn 1,1 triệu tấn. Ngoài ra, Indonesia còn nhập khẩu gạo từ Pakistan (309.000 tấn) và Myanmar (141.000 tấn).

Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, sản lượng gạo của Indonesia trong 2 tháng đầu năm 2024 dự báo chỉ đạt 2,25 triệu tấn, giảm khoảng 46,3% so với năm trước do ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện thời tiết El Nino tới vụ thu hoạch.

Trong khi đó, Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết Chính phủ đã đồng ý giao cho cơ quan này nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm 2024 để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Bulog không mấy lạc quan về giá gạo sẽ giảm trong năm nay, nhưng cơ quan này cho biết sẽ đảm bảo rằng lượng gạo dự trữ (CBP) của chính phủ trong kho được an tồn. Bulog sẽ đảm bảo cung cấp 1,3 triệu tấn gạo dự trữ cho hoạt động thị trường và phân phối viện trợ gạo bắt đầu từ tháng 1/2024.

Trước đó, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, cho rằng chính sách phân bổ nhập khẩu gạo vẫn khó dừng lại do sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu. Trong triển vọng kinh tế Indonesia năm 2024 do Bộ Điều phối Kinh tế Indonesia tổ chức, Tổng thống Jokowi xác nhận Indonesia sẽ nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ và 2 triệu tấn từ Thái Lan để đảm bảo an toàn cho kho dự trữ gạo quốc gia vào năm 2024.

<b>Châu Phi: Báo cáo mới đây của USDA cho biết, việc Ấn Độ áp dụng các </b>

biện pháp hạn chế xuất khẩu đã thay đổi đáng kể chuỗi cung ứng gạo của khu vực châu Phi cận Sahara.

Trong toàn khu vực, nhập khẩu chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ. Trong khi đó, các nước tại khu vực châu Phi cận Sahara đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào gạo của Ấn Độ trong những năm gần đây. Từ năm 2019 đến năm 2022, thị phần nhập khẩu gạo hàng năm của khu vực châu Phi cận Sahara từ Ấn Độ đã tăng từ 31% lên 66% do giá cả cạnh tranh.

Mới đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CAGG) đã nâng số lượng doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu gạo sang Trung Quốc lên 41 doanh nghiệp. Trong đó, có 22 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu đến ngày 2/1/2026 là hết hạn và 4 doanh nghiệp đến ngày 30/12/2026, số còn lại đến năm 2028.

Tuy nhiên, Trung Quốc có chính sách dự trữ gạo quốc gia khá tốt. Do đó, thương nhân ngành gạo ở quốc gia này chủ yếu mua vào khi giá gạo thế giới xuống thấp. Hiện nay, cả giá gạo nếp và gạo tẻ xuất khẩu của Việt Nam đều cao hơn so với giá các mặt hàng gạo cùng loại của Trung Quốc. Do đó, xuất khẩu gạo vào thị trường này có những khó khăn nhất định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trong tháng cuối cùng của năm 2023, chỉ số giá gạo tồn cầu của Tổ chức Nơng Lương Liên hợp quốc (FAO) đã tăng 1,6% so với mức tháng trước.

<b>Tính chung trong năm 2023, chỉ số giá gạo thế giới ghi nhận mức tăng 21% so với năm 2022. Trong đó, giá gạo của các nhà sản xuất lớn như Thái Lan, Việt Nam đã tăng từ 35 – 45% lên mức cao nhất trong 15 năm qua,</b> chủ yếu do lo ngại về tác động của El Niño đối với sản xuất lúa gạo khiến nhiều nước tăng cường bổ sung kho dự trữ và các hạn chế xuất khẩu do Ấn Độ đặt ra.

<b>3. Diễn biến giá</b>

Kể từ năm 2018, Ấn Độ đã xuất khẩu gạo tới 47/49 quốc gia tại khu vực châu Phi cận Sahara. Khoảng một nửa lượng xuất khẩu của Ấn Độ sang khu vực này hướng tới 5 quốc gia ở Tây Phi: Benin, Senegal, Bờ Biển Ngà, Togo và Guinea.

Theo USDA, đối với những thị trường nhạy cảm về giá, Pakistan có thể là nước dẫn đầu trong việc thay thế Ấn Độ trong thời gian tới do báo giá xuất khẩu của nước này thấp nhất trong số các nước xuất khẩu lớn và vụ thu hoạch bội thu gần đây. Ngoài ra, các nước châu Phi cận Sahara có thể quay trở lại Thái Lan, nhà cung cấp chính trước đây. Gạo Thái Lan chiếm phần lớn thị phần ở khu vực châu Phi cận Sahara trong giai đoạn năm 2014-2019, chỉ bị Ấn Độ vượt qua vào năm 2020.

Bên cạnh đó, với giá gạo tồn cầu ở mức cao nhất trong 15 năm, người tiêu dùng có thể lựa chọn các lựa chọn thực phẩm thay thế trong nước như củ, củ và ngũ cốc trong nước, thay vì tìm kiếm nhà cung cấp gạo mới hoặc tăng sản lượng gạo trong nước.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), các loại củ và củ như sắn, khoai mỡ và khoai tây chiếm khoảng 20% lượng calo tiêu thụ ở một số vùng thuộc châu Phi cận Sahara. Tiêu thụ ngơ và lúa mì cũng dự kiến sẽ tăng nhẹ trong niên vụ 2023-2024, với nhập khẩu dự báo tăng lần lượt là 6% và 8%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Đầu năm 2024, giá gạo thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao do nhu cầu ổn định trong khi nguồn cung ở mức thấp.</b>

Tính đến ngày 19/1, giá gạo đồ của Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới dao động ở mức 525 – 535 USD/tấn, tăng 23 USD/tấn so với cuối năm 2023 và là mức cao nhất trong 4 tháng trở lại đây. Bất chấp nhu cầu yếu, giá gạo vẫn tăng do nguồn cung giảm sau khi Chính phủ đẩy mạnh thu mua.

Gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 665 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn so với cuối tháng trước. Các thương nhân Thái Lan cho biết nguồn cung giảm, trong khi nhu cầu mạnh mẽ từ Indonesia và một số thị trường châu Phi đã đẩy giá gạo tăng cao. Nguồn cung vụ mới dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào tháng tới.

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm ổn định ở mức 653 USD/tấn kể từ cuối năm ngoái đến nay. Một thương nhân tại Đồng bằng sông Cửu Long cho biết: “Nhu cầu hiện tại không mạnh do người mua đang chờ nguồn cung mới từ vụ thu hoạch Đông Xuân”.

Thương nhân này cho biết thêm: “Chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu năm nay có thể đạt 8 triệu tấn, tương đương với mức của năm 2023, do nhu cầu đối với gạo Việt Nam sẽ vẫn cao”,

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>THỊ TRƯỜNG GẠOVIỆT NAM</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1. Sản xuất</b>

<b>2. Xuất khẩu</b>

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng lúa cả nước năm 2023 đạt 43,5 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm 2022, do diện tích tăng 10.600 ha (tăng 0,1%) và năng suất đạt 61 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha (tăng 1,7%). Với sản lượng trên đã áp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu gạo.

Tính đến ngày 11/1/2024, theo số liệu của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL: Vụ Thu Đông 2023, phần lớn các tỉnh cơ bản đã thu hoạch xong, chỉ cịn lượng ít tại tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang.

Theo đó, sản lượng đã thu hoạch được là 665 nghìn ha với năng suất 5,76 tấn/ha, đạt trên 3,8 triệu tấn lúa. Vụ Đông Xuân 2023-2024 đã xuống giống được 952 nghìn ha/1,47 triệu ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được trên 175 nghìn ha, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An.

Sau khi tăng mạnh trong ba quý đầu năm, xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm 2023 đã phần nào chậm lại do nguồn cung khơng cịn nhiều.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 12 đạt 492.387 tấn, trị giá 338,7 triệu USD, giảm 18% về lượng và 15,4% về trị giá so với tháng trước, nhưng tăng 13,3% về lượng và tăng tới 53,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù vậy, <b>năm 2023 được đánh giá là một năm thành công đối với ngành gạo Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng đạt hơn 8,1 triệu tấn, với kim ngạch thu về 4,67 tỷ USD,</b> tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với năm 2022. Đây là con số cao kỷ lục kể từ năm 1989 khi Việt Nam bắt đầu tham gia xuất khẩu gạo.

Kết quả này cũng giúp Việt Nam giữ vững vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ. Đặc biệt, năm 2023 gạo ST25 của Việt Nam tiếp tục đoạt giải "Gạo ngon nhất thế giới" lần thứ hai. Giá trị gạo Việt Nam trên thế giới được khẳng định khi các đối tác nhập khẩu và người tiêu dùng đều ưa chuộng.

<b>2023 được đánh giá là năm được mùa được giá của ngành gạo Việt Nam. Theo đó, sản lượng lúa cả nước tăng 1,9%, trong khi xuất khẩu đạt kỷ lục hơn 8,1 triệu tấn, với kim ngạch thu về 4,67 tỷ USD.</b>

</div>

×