Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Ôn tập Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.49 KB, 60 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>1. Ngân hàng Nhà nước luôn là chủ thể bắt buộc có trong mọi hoạt quan hệ pháp luậtngân hàng</b>

Đúng. Quan hệ pháp luật ngân hàng là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng, trong quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các TCTD, trong quá trình hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác được các quy phạm pháp luật ngân hàng điều chỉnh.

<b>2. Quá trình hình thành và phát triển NH ở VN là kết quá tất yếu của sự phát triểnkinh tế</b>

Đúng. Vì đây là kết quả của sự phân công lao động xã hội, sự tích lũy của cải dưới dạng tiền tệ, hơn nữa sự xuất hiện của tiền tệ trong hoạt động nhận gửi tiền và nhu cầu sử dụng vốn trong quá trình vay mượn là nhu cầu tất yếu để hình thành và phát triển Ngân hàng ở Việt Nam.

<b>3. Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi tiền?</b>

Sai. Vì tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh tiền tệ chứ không phải là hoạt động tiền gửi.

<b>4. Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống NH trong đó các NH vừa phát hành tiền</b>

Sai. Vì hoạt động ngân hàng được xây dựng và tồn tại rất nhiều từ lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng Vì tin tưởng người dân mới gửi tiền vào các ngân hàng và ngân hàng sử dụng tiền huy động được để cấp tín dụng Do vậy, khi cần thiết, các ngân hàng cần hỗ trợ nhau để đảm bảo khả năng thanh tốn, củng cố lịng tin của người gửi tiền vào trong hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>6. NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ PL NH với tư cách là chủ thể mang quyền lựcnhà nước?</b>

Đúng. NHNN đóng vai trị là người điều hành các chính sách tiền tệ cũng như quản lý tổng thể các TCTD hoạt động trong nền kinh tế. Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 và Điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước 2010

<b>7. NHNNVN không bảo lãnh cho cá nhân, doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tíndụng.</b>

Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương và phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho chính phủ. Ngân hàng nhà nước khơng đứng ra bảo lãnh cho cá nhân, doanh nghiệp

<b>8. Nguồn của luật NH là các văn bản quy phạm PL do NN ban hành?</b>

Sai. Vì nguồn của Luật NH bao gồm: hiến pháp, các đạo luật, bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp, hợp tác xã , luật đầu tư, ... ngồi ra cịn có điều ước quốc tế, tập qn, thông lệ quốc tế chứ không phải riêng các văn bản quy phạm PL do NN VN ban hành.

<b>9. Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh có điều kiện?</b>

Đúng. Vì hoạt động NH là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản trong nền kinh tế khá đặc biệt, mang tính chất nhạy cảm nên phải đưa ra các điều kiện để đạt được hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động tránh ảnh hưởng chung đến nền kinh tế quốc gia. (khoản 1 điều 6 Luật NHNN 2010)

<b>10. Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải đủ 18 tuổi?</b>

Sai. Vì trẻ em dưới 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể tham gia QHPL ngân hàng thông qua các hoạt động gửi tiết kiệm, gửi tiền qua thẻ, sử dụng thẻ... (Căn cứ tại Điều 16 Thông tư số Số: 19/2016/TT-NHNN ngày 30 /6 /2016 của NHNNVN)

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>11. Mọi tổ chức, cá nhân đều được quyền tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng.</b>

Sai. Vì khi tham gia vào quan hệ pháp luật, các chủ thể tham gia phải có năng lực chủ thể, năng lực hành vi khi tham gia quan hệ. Tùy theo các trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định nhưng cần phải thỏa mãn mới tham gia

<b>12. NHNNVN được phép KD tiền tệ?</b>

Sai. NHNNVN hiện nay chỉ đóng vai trị quản lý Nhà nước về tiện tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, phát hành tiền, cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, điều phối các TCTD nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ được đưa ra sẽ đạt hiệu quả cao nhất. (khoản 3 điều 2).

<b>13. Đối tượng điều chỉnh của luật NH có thể là đối tượng điều chỉnh của các luật khác?</b>

Đúng. Vì Đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Phương pháp điều chỉnh của Luật ngân hàng là phương pháp tác động bình đẳng, thỏa thuận.

<b>14. NHNNVN là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt độngNH cho các TCTD khác?</b>

sai theo Nghị định 96/2008/NĐ-CP thì trừ 1 số trường hợp sẽ do Thủ tướng quyết định (ví dụ như ngân hành chính sách xã hội).

<b>15. Chủ tịch hiệp hội NH có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chánh trong lĩnh vựcKD tiền tệ?</b>

Sai. Vì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ không phải là chủ tịch Hiệp hội ngân hàng mà bao gồm các chủ thể sau: Thanh tra viên ngân hàng đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục Thanh tra, Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng, Trưởng đoàn thanh tra do Thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

đốc Ngân hàng Nhà nước và các chủ thể quy định tại Điều 50 NĐ số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

<b>16. NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của CP.</b>

Sai. Cơ quan quản lý nợ nước ngồi của chính phủ là Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại thuộc Bộ tài chính quy định tại điều 1 Quyết định Số 2328/QĐ-BTC ngày 09/09/2014 của Bộ tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại.

Điều 2 và Điều 4 luật ngân hàng Nhà nước

<b>17. Ngân hàng nhà nước là người mua, người bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệliên ngân hàng</b>

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi mua, bán ngoại tệ giữa các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là hình thức liên kết giữa các ngân hàng để kinh doanh ngoại hối có tổ chức. Theo quy định tại khoản 5 điều 31 Luật NHNN thì NHNN có trách nhiệm tổ chức, quản lý,…..Như vậy, Ngân hàng nhà nước– cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ, quản lý tiền tệ cho Chính phủ và Chính phủ sẽ mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương. Vậy…..

<b>18. NHNN phải đóng thuế TNDN cho phần chênh lệch thu chi tài chính của mình?</b>

Sai. NHNN hoạt động phi lợi nhuận, khơng có nghiệp vụ kinh doanh nên khơng đóng thuế TNDN. Điều 44 + 45 luật ngân hàng Nhà nước

<b>19. Cán bộ thẩm định của ngân hàng khơng được vay tại chính ngân hàng đó.</b>

Sai. Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng và Điều 10 Thơng tư

<i>23/2020/TT-NHNN quy định về hạn chế, giới hạn cấp tín dụng: "Điều 10. Hạn chế, giới hạn cấptín dụng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng tuân thủ quy định về những trường hợp không được cấp tíndụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng theo Điều 126, Điều 127 và Điều 128 LuậtCác tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).</i>

<i>2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng căn cứ vốn tự có riêng lẻ theo quy định tại Điều 9 Thông tưnày tại cuối ngày làm việc gần nhất để xác định hạn chế, giới hạn cấp tín dụng theo quy định tạikhoản 1 Điều này."</i>

Như vậy, người thẩm định, xét duyệt đi vay tại chính ngân hàng mình đang làm việc sẽ hạn chế cấp tín dụng. Mức hạn chế cấp tín dụng sẽ được ngân hàng căn cứ theo vốn tự có riêng lẻ của khách hàng cuối ngày làm việc gần nhất để xác định.

<b>20. Ngân hàng khơng được trao cổ đơng lớn của chính tổ chức tín dụng đó vay</b>

Sai. Điều 126 luật CTCTD

<b>21. BTC là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho cơng tyTC, Cty CTTC?</b>

<b>Sai. Vì căn cứ tại Điều 18 Luật Các TCTD 2010 thì Ngân hàng Nhà nước mới có thẩm quyền</b>

cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho CTTC, CTCTTC.

<b>22. NHNNVN là cơ quan trực thuộc QH?</b>

Sai. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung

<b>ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam</b>

<b>23. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn là một pháp nhân.Sai. Vì Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực</b>

hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp theo ủy quyển của Ngân hàng Nơng

<b>nghiệp chứ khơng có quyền tự chủ và quyền quyết định toàn bộ. (Điều 43 Quyết định số</b>

117/2002/QĐ/HĐQT-NHNo ngày 03/6/2002)

<b>24. Thống đốc NHNN là thành viên Chính Phủ.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Đúng. Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật ngân hàng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

<b>25. Chỉ có thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD và tình trạngkiểm sốt đặc biệt.</b>

Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thơng tư 11/2019/TT-NHNN, đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là chủ thể có quyền ra quyết định đặt TCTD này vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt. Do đó, khơng chỉ có thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt, mà cịn có Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

CSPL: Khoản 2 Điều 6 Thơng tư 11/2019/TT-NHNN quy định về kiểmsốt đặc biệt đối với TCTD do NHNNVN ban hành

<b>26. NHNNVN chỉ cho TCTD vay vốn</b>

Sai. Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thờiquỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàntrả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định (Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Điểm c k1 điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng).

<b>27. NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng CP.</b>

Sai. NHNN Việt Nam chỉ bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngồi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 25 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

<b>28. NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi.</b>

Sai. Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định. (Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>29. Mọi tổ chức thực hiện hoạt động NH đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc?</b>

Sai vì ngân hàng chính sách khơng phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Theo quy định tại Điều 17 Luật các TCTD thì NHCSXH được thành lập theo QĐ số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002. Theo đó, NHCSXH hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, được NN đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% và một số ưu đãi khác.

<b>30. dự trữ bắt buộc chỉ áp dụng cho loại hình tổ chức tín dụng là ngân hàng</b>

Sai. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về dự trữ bắt buộc cụ thể như sau:

<i>1. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiệnchính sách tiền tệ quốc gia.</i>

<i>2. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng vàtừng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.</i>

<i>3. Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dựtrữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.</i>

Theo đó, dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Tổ chức tín dụng bao gồm:

- Ngân hàng, bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm: cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

- Tổ chức tài chính vi mơ. - Quỹ tín dụng nhân dân.

<b>31. Hội đồng chính sách tiền tệ QG là đơn vị thuộc NHNNVN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Sai. Là đơn vi trực thuộc Chính Phủ Điều 3 Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ thì Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia làm việc theo nguyên tắc tư vấn và theo Quy chế làm việc của Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quy định.

<b>32. Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần.</b>

Sai. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng

CSPL: khoản 1 điều 55 luật các tổ chức tín dụng

<b>33. Hoạt động tín dụng của NHNN và hoạt động tín dụng của TCTD là giống nhau.</b>

Sai. - Về nội dung hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng của ngân hàng gồm: tái cấp vốn cho các TCTD (Điều 11 Luật Ngân hàng NNVN), tạm ứng cho NSNN (Điều 26 Luật NHNNVN), bảo lãnh cho các TCTD (Điều 25 Luật NHNNVN).

Hoạt động tín dụng của TCTD gồm: hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng (Khoản 14 Điều 4 Luật các TCTD)

- Về đối tượng cấp tín dụng: NHNN hạn chế hơn. VD: Cho vay chỉ cho các đối tượng như TCTD là ngân hàng hoặc TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả và có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống TCTD (Điều 24 Luật NHNNVN). Chi bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngồi (Điều 25 Luật NHNNVN).

TCTD: rộng hơn, có khả năng thực hiện đối với các đối tượng như của NHNN, đối tượng của TCTD là mọi tố chức cá nhân có nhu cầu và đủ điều kiện được cấp tín dụng

<b>34. Cơng ty tài chính là một loại hình tượng tổ chức tín dụng ngân hàng</b>

Sai. Theo khoản 4 điều 4 luật các tổ chức tín dụng thì: cơng ty tài chính là một loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Mà tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác tổ chức tín dụng là ngân hàng

<b>35. Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn?</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Sai. Các tố chức tín dụng đang bị đặt vào tình trạng kiếm sốt đặc biệt sẽ khơng được vay tái cấp vốn từ ngân hàng nhà nước mà chi có thể được vay đặc biệt theo quy định tại Điều 151 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

CSPL: Khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2011/TT-NHNN, khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2012/TT-NHNN, khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2013/TT-01/2012/TT-NHNN, khoản 1 Điều 12 Thông tư 24/2019/TT-NHNN.

<b>36. Khi tổ chức tín dụng muốn thay đổi mức vốn điều lệ thì phải xin phép ngân hàngnhà nước</b>

Đúng. Việc thay đối mức vốn điều lệ của TCTD thuộc trường hợp phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận. Vì vậy, khi TCTD muốn thay đổi mức vốn điều lệ thì phải xin phép Ngân hàng nhà nước để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các thủ tục thay đối.

CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 29 Luật các tố chức tín dụng 2010, khoản 2 Điều 26 Thơng tư 04/2015/TT-NHNN.

<b>37. TCTD được nhận tiền gửi bằng vàng</b>

Sai. Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, tiền lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Tổ chức tín dụng chỉ được nhận tiền gửi bằng tiền.

CSPL: khoản 13 điều 4 luật các tổ chức tín dụng

<b>38. TCTD được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ</b>

Đúng. Vì đối với các TCTD được phép hoạt động ngoại hối thì có thể thực hiện các giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước trong đó có hoạt động nhận tiền gửi= ngoại tệ.

CSPL: khoản 1 điều 1 Thông tư 15/2015/TT-NHNN

<b>39. Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kd ngoại tệ?</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Sai. Điều 31 luật ngân hàng Nhà nước chỉ có các tổ chức tín dụng được cấp giấy phép kinh doanh ngoại tệ + Điều 105 + 116 Luật Các tổ chức tín dụng.

<b>40. TCTD nước ngoài muốn hoạt động NH tại VN chỉ được thành lập dưới hình thứcchi nhánh NH nước ngồi.</b>

Sai. Vì căn cứ tại Khoản 8 Điều 4 Luật các TCTD 2010 tổ chức tín dụng nước ngồi là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngồi.

Tổ chức tín dụng nước ngồi được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi, cơng ty cho th tài chính liên doanh, cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngoài.

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngồi là loại hình ngân hàng thương mại; cơng ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi là loại hình cơng ty tài chính; cơng ty cho th tài chính liên doanh, cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi là loại hình cơng ty cho th tài chính theo quy định của Luật này.

<b>41. Chủ tịch HĐQT của TCTD này có thể tham gia điều hành TCTD khác.</b>

Đúng. Căn cứ tại điều 34 Luật các TCTD 2010 thì các trường hợp ngoại trừ được phép tham gia điều hành.

<b>42. TCTD không được KD BĐS?</b>

Sai. Vì căn cứ tại khoản 1, 2, 3 điều 132 Luật các tổ chức tín dụng thì các TCTD được phép kinh doanh.

<b>43. Mọi TCTD đều được nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân, hộ gia đình?</b>

Sai. Điều 112 Luật các tctd thì cơng ty tài chính chỉ được phép nhận tiền gửi từ tổ chức.

<b>44. Mọi TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Sai. Theo điều 6 luật bảo hiểm tiền gửi 2012 thì các TCTD được nhận tiền gửi của cá nhân thì phải tham gia bảo hiểm ngoại- ngân hàng chính sách. Như vậy, TCTD chỉ nhận tiền gửi của tổ chức như công ty tài chính và ngân hàng chính sách khơng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi

<b>45. Mọi TCTD đều được nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân, hộ gia đình</b>

Sai. căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật CTCTD thì tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân. Nhưng chỉ có ngân hàng là TCTD được nhận tiền gửi không kỳ hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật CTCTD. Còn những tổ chức còn lại không được theo quy định tại khoản 4 Điều 4, khoản 1 Điều 108 và khoản 1 Điều 118 Luật CTCTD.CSPL: khoản 1 Điều 98 Luật TCTD

<b>46. Mọi tổ chức tín dụng đều hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận</b>

Sai. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó có ngân hàng chính sách hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội của nhà nước

CSPL: khoản 1 điều 4, khoản 1 điều 17 luật các tổ chức tín dụng

<b>47. TCTD chỉ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.</b>

Sai. Căn cứ tại Điều 6 Luật các TCTD tùy từng tctd mà được phép thành lập dưới hình thức khác nhau bao gồm cty cổ phần, công ty TNHH, Cty TNHH 1 thành viên...

<b>48. Tổ chức tín dụng khơng được thành lập dưới hình thức hợp tác xã.</b>

Sai. Khoản 1 Điều 4 Luật Các TCTD quy định tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân. Trong hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng có thể được thành lập dưới hình thức là hợp tác xã, bao gồm: ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân (Điều 73 Luật Các TCTD)

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập với mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

trợ tài chính, điều hồ vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân(khoản 7 Điều 4 Luật Các TCTD)

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân tự nguyện thànhlập dưới hình thức hợp tác xã, hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay bằngđồng Việt Nam với mục đích tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. (khoản 6 Điều 4 Luật Các TCTD)

Vì vậy, tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức hợp tác xã

<b>49. Mọi tổ chức tín dụng đều được thực hiện HD kinh doanh ngoại tệ.</b>

Sai. theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối thì đối tượng được hoạtđộng cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngânhàng và các tổ chức khác được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối. Và căn cứtheo Điều 118 Luật các TCTD thì quỹ tín dụng nhân dân khơng có quyền kinh doanhngoại tệ. Vì vậy, khơng phải mọi TCTD đều được quyền kinh doanh ngoại tệ.

CSPL: khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối

<b>50. TCTD khơng được thành lập dưới hình thức công ty TNHH?</b>

Sai. Căn cứ tại Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì được thành lập.

<b>51. Khi TCTD bầu các chức danh Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT, thành viên BamKiểm soát phải được NHNN chấp thuận danh sách dự kiến</b>

Sai. Vì chi đối với tố chức tín dụng là cơng ty cố phần, cơng ty TNHH thì mới có quy định về việc chấp thuận danh sách dự kiến băng văn bản của Ngân hàng Nhà nước trước khi bầu, bỗ nhiệm các chức danh Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiếm Sốt.

CSPL: Khoản 1 Điều 51 Luật Các tố chức tín dụng.

<b>52. TCTD được dùng vốn huy động để góp vốn mua cổ phần của DN và của TCTDkhác theo quy định của PL?</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Sai. Vì căn cứ tại điều 115 luật các TCTD Góp vốn, mua cổ phần của cơng ty cho th tài chính Cơng ty cho th tài chính khơng được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công ty liên kết dưới mọi hình thức.

<b>53. Tố chức có thế sở hữu 50% vốn điều lệ của tố chức tín dụng.</b>

Đúng. Đối với TCTD là công ty TNHH hai thành viên trở lên thì nếu tố chức là pháp nhân thì có thế sở hữu tối đa lên đến 50% vốn điều lệ của tố chức tín dụng. CSPL: khoản 1 Điều 70 LTCTD

<b>54. Tố chức tín dụng khơng được sở hữu giấy tờ có giá do TCTD khác phát hành.</b>

Sai. Vì căn cứ Điều 104 LCTCTD thì ngân hàng thương mại (thuộc một trong các đối tượng của TCTD) được quyền tham gia thị trường tiền tệ, được tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán cơng cụ chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường. Và pháp luật về các TCTD không cấm trường hợp này.

<b>57. TCTD khơng được cho chính GĐ của TCTD vay vốn?</b>

Đúng , Căn cứ tại điều 126 khoản 1 điểm a.

<b>58. Mọi TCTD khi thực hiện cấp TD đều phải tuân theo hạn mức tín dụng?</b>

sai. k3 k7 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng.

<b>59. TCTD được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu? </b>

Đúng. Căn cứ khoản 2 điều 92 luật các tctd.

<b>60. Chủ thể cho vay trong quan hệ cấp TD cho vay là mọi TCTD?</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Sai. Vì chỉ những tổ chức tín dụng được cấp phép thõa điều kiện tại điều 20 và điều 21 luật các tctd.

<b>61. Con của GĐ NH có thể vay tại chính NH đó nếu như có TSĐB? </b>

Sai. Điểm b khoản 1 điều 126 Luật các TCTD.

<b>62. TCTD chỉ cho vay trên cơ sở nhu cầu vốn của KH và VTC của TCTD đó?</b>

Sai. Hoạt động cho vay phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản: sử dụng vốn đúng mđích, phương án vay vốn khả thi, thanh tốn nợ vay đúng hạn. (yếu tố phụ: có TSĐB)

<b>63. Chủ tịch HĐQT của TCTD này không được tham gia điều hành TCTD khác?</b>

Đúng. Căn cứ tại điều 34 Luật các TCTD 2010 thì các trường hợp ngoại trừ được phép tham gia điều hành.

<b>64. Mọi TCTD đều được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản?</b>

Sai. điểu 1 quyết định 226 thì quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mơ khơng được thực hiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản => Nhận định này chỉ có ngân hàng được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (Nghị định 16, Nghị định. 59).

<b>65. TCTD được nộp đơn xin phá sản khi hoạt động thua lỗ mà không muốn khôi phụchoạt động.</b>

Sai. Theo quy định của pháp luật thì khi ngân hàng nhà nước có văn bản về việc chấm dứt kiểm sốt đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh tốn mà TCTD vẫn lâm vào tình trạng phá sản thì TCTD mới được nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. CSPL: điều 155 luật các tổ chức tín dụng

<b>66. Ban kiểm sốt đặc biệt nộp đơn xin phá sản TCTD khi hết kiểm sốt mà TCTDkhơng thể hoạt động bình thường</b>

Sai. Ban kiểm sốt đặc biệt chỉ có quyền u cầu TCTD nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản theo quyết định của pháp luật về phá sản chứ khơng tự mình nộp đơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

CSPL: điểm đ khoản 2 điều 148 luật các tổ chức tín dụng

<b>67. Kiểm sốt đặc biệt áp dụng đối với TCTD hoạt động động NH khi bị mất khả năngthanh tốn?</b>

Sai vì căn cứ tại khoản 1 điều 3 thơng tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 thì Kiểm sốt đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.

<b>68. Ban KSĐB có quyền yêu cầu NHNN cho TCTD vay khoản vay đặc biệt?</b>

Sai. Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 148 luật Các TCTD năm 2010 thì yêu cầu NHNN cho TCTD vay khoản vay đặc biệt không nằm trong quyền hạn và chức năng của Ban KSĐB.

<b>69. Ban kiểm soát đặc biệt được quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc biệt.</b>

Sai. CSPL: Khoản 2 Điều 24 Luật NHNN 2010 , khoản 6 Điều 146b Luật CTCTD2010.

Tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt có thể được Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt để phục hồi khả năng thanh toán (cho vay cứu cánh) theo quy định của Luật NHNN. Do đó, quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc biệt thuộc về Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định tại khoản 6 Điều 146b Luật Các TCTD 2010, Ban kiểm sốt đặc biệt chỉ có quyền kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho TCTD vay khoản vay đặc biệt. Vì vậy, Ban kiểm sốt đặc biệt khơng có thẩm quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc biệt

<b>70. Ban KSĐB và cơ quan có thẩm quyền quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạnkiểm soát đặc biệt đối với TCTD</b>

Sai. Ban kiểm soát đặc biệt khơng có quyền quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với TCTD mà chỉ có thể kiến nghị ngân hàng nhà nước quyết định Gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tctd

CSPL: điểm d, khoản 2, điều 148 luật các tổ chức tín dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>71. Khoản vay đặc biệt khơng cần hồn trả khi sau khi hết kiểm soát đặc biệt mà TCTDphá sãn hoặc phát nhập với TCTD khác.</b>

Sai. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của TCTD hoặc được chuyển đổi thành phần phần vốn góp, vốn cổ phần TCTD liên quan quy định tại điều 149 của luật các tổ chức tín dụng. CSPL: khoản 2 điều 151 luật các tổ chức tín dụng

<b>72. Bảo hiếm tiền gửi chi áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi.</b>

SAI. CSPL: Điều 2 thơng tư số 24/2014/TT-NHNN. Vì căn cứ vào Điều 2 thơng tư số 24/2014/ TT-NHNN hướng dẫn về một số nội dung vê hoạt động bảo hiểm tiên gửi thì: Đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 2 là:

1. Bảo hiểm tiên gửi Việt Nam.

2. Tô chức tham gia bảo hiểm tiên gửi gồm: ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và tố chức tài chính vi mơ. 3. Người được bảo hiểm tiền gửi.

4. Các tố chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiên gửi

Điều đó cho thấy ngồi TCTD thì cịn có các chủ thế khác là đối tượng áp dụng của bảo hiểm tiền gửi.

<b>73. Mục đích của người gửi tiền gửi thanh tốn là nhằm tìm kiếm lãi suất cao.</b>

Sai. Tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà người gửi tiền mong muốn sử dụng các dịch vụ thanh tốn thơng qua tài khoản. Do vậy, đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khả năng sử dụng số tiền này kinh doanh rất thấp vì vậy họ được trả lãi suất rất thấp.

<b>74. Cty cho th tài chính khơng được cho Giám đốc của chính cơng ty ấy th tài sảndưới hình thức cho thuê tài chính. </b>

Đúng. Căn cứ theo k1 điều 126 Luật các TCTD quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>75. Cty tài chính khơng được mở tài khoản và cung cấp dịch vụ thanh toán cho kháchhàng? </b>

Sai. Khoản 4 điều 109 Luật các TCTD 2010 thì được phép.

<b>76. Cơng ty tài chính có thể tiến hành hoạt động cho th tài chính</b>

Đúng. Căn cứ vào điểm g khoản 1 điều 108 luật các tổ chức tín dụng.

<b>77. Cty cho thuê tài chính được phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn?</b>

sai. Vì căn cứ tại Điều 112 luật các tctd 2010 thì Hoạt động ngân hàng của cơng ty cho thuê tài chính. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức.

<b>78. Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi?</b>

Sai. TCTD là chủ thể đóng phí BHTG căn cứ tại khoản 1 điều 6 Luật bảo hiểm tiền gửi.

<b>79. Người gửi tiền là thành viên HĐQT không được bảo hiểm theo chế độ tiền gửi?</b>

Sai. Người gửi tiền phải là thành viên của hội đồng quản trị của chính tổ chức tín dụng đó thì mới khơng được bảo hiểm theo chế độ bảo hiểm tiền gửi CSPL: Căn cứ tại khoản 2 điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012.

<b>80. Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bão hiểm tiền gửi?</b>

Sai. Vì Căn cứ tại điều 18 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012. chỉ đồng Việt Nam của cá nhân gửi mới được bảo hiểm

Cá nhân gửi tiền tại chính TCDT mà cá nhân sở hữu trên 5% thì khơng đượctham gia bảo hiểm tiền gửi

<b>81. Mọi tổ chức giáo dục đều được vay tái cấp vốn từ ngân hàng nhà nước</b>

Sai. Các tổ chức tín dụng đang bị đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt sẽ khơng được vay tái cấp vốn từ ngân hàng nhà nước mà chỉ có thể được vay đặc biệt theo quy định tại điều 151 luật các tổ chức tín dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

CSPL: khoản 1 điều 10 thông tư 17/2011/NHNN, khoản 1 điều 8 thông tư 01/2012/TT-NHNN, khoản 1 điều 4 thông tư 20/2013/TT-NHNN, khoản 1 điều 12 thông tư 24/2019/TT-NHNN

<b>82. Tài sản đang cho thuê không được dùng để đảm bảo nghĩa vụ? </b>

<i>sai. Điều 24 ND163/2006/NĐ-CP: “Điều 24. Thế chấp tài sản đang cho thuê: Trong trườnghợp thế chấp tài sản đang cho th thì bên thế chấp thơng báo về việc cho thuê tài sản cho bênnhận thế chấp; nếu tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ thì bên thuê được tiếp tục thuê chođến khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.”</i>

<b>83. Tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm phải thuộc sở hữu của người đăng ký giao dịchbảo đảm </b>

Sai. Điều 12 ND163/2006/NĐ-CP Người đăng ký GDĐB là bên nhận thế chấp, chủ tài sản là bên thế chấp. Ngoài ra ở điều 13 quy định trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc ở hữu của bên bảo đảm.

<b>84. TS trong biện pháp thế chấp ln là BĐS?</b>

Sai. Cịn có thể có máy móc thiết bị, xe ơ tơ…..và các thế chấp địi nợ quy định tại điều 22 Điều 12 ND163/2006/NĐ-CP

<b>85. Giao dịch đảm bảo chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng ký? </b>

<i>Sai. Căn cứ tại Điều 10 ND163/2006/NĐ-CP: “1. Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp phápcó hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây: a) Các bên có thoả thuậnkhác; b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; c)Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừngtrồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp; d) Giao dịch bảo đảm cóhiệu lực kể từ thời điểm cơng chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định.”</i>

<b>86. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp TD?</b>

Đúng căn cứ theo khoản 18 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

<b>87. Cơng chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháp lý như nhauvà có thể thay thế cho nhau</b>

Sai. Theo quy định của pháp luật, công chứng giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm là hai loại việc khác nhau, quan hệ pháp lý khác nhau và không thể thay thế cho nhau.

Công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm: là việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của nội dung các HĐ, giao dịch đó là việc áp dụng pháp luật về nội dung. Trong một số trường hợp là điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm.

Đăng ký giao dịch bảo đảm: việc đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm mục đích sau: - cơng khai các giao dịch bảo đảm

- xác định thứ tự ưu tiên thanh toán - đối kháng với người thứ 3

- trong một số trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm cũng là điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm: điều 3 nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010

<b>88. Hợp đồng tín dụng phải được lập thành VB và có cơng chứng chứng thực mới cóhiệu lực pháp luật?</b>

Sai. Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hốn trả cả gốc và lại, dựa trên sự tín nhiệm có thể có cơng chứng hoặc khơng

<b>89. TD ngân hàng là một hình thức của hoạt động cho vay?</b>

Sai. TD ngân hàng bao gồm nhiều hình thức cấp TD như cho vay, bảo lãnh, phát hành LC

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>90. NH phải có nghĩa vụ cho vay nếu bên vay có TSĐB?</b>

Sai. Căn cứ điều 7 luật các tctd Quyền tự chủ hoạt động

<b>91. Một KH không được vay quá 15% VTC tại 1 NH? </b>

sai. Khoản 3 Điều 128.

<b>92. HĐTD vơ hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ cho HĐTD đó đương nhiên chấmdứt hiệu lực pháp lý?</b>

Sai . Hợp đồng tín dụng vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng đó mới chấm dứt. Nếu đã thực hiện một phân hoặc tồn bộ hợp đồng tín dụng thì giao dịch bảo đảm khơng chấm dứt, trừ trường hợp có thoa thuận khác; bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hồn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.

CSPL: Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP

<b>93. Giá trị TSĐB phải lớn hơn nghĩa vụ của bảo đảm</b>

<i>Sai. Căn cứ tại điều 5 NĐ 163/2006/NĐ-CP: “Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản đểbảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự thìcác bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị cácnghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.</i>

<b>94. TSDB phải thuộc sở hữu bên vay</b>

<i>Sai. Căn cứ tại điều 4 NĐ 163/2006/NĐ-CP: “1. Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận vàthuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kếtdùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tàisản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giaodịch. 2. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thờiđiểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm,nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.”</i>

<b>95. Một TS có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều NH khác nhau nếu giátrị TS lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ</b>

<i>Đúng. Căn cứ tại điều 5 NĐ 163/2006/NĐ-CP: “Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản đểbảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự thìcác bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị cácnghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”</i>

<b>96. Người bị ký phát sec có trách nhiệm thanh tốn nếu tờ séc được xuất trình?</b>

sai khoản 1 Điều 71 Luật các công cụ chuyển nhượng.

<b>97. Người thụ hưởng được quyền truy đòi bất kỳ chủ thể nào liên quan đến việc ký pháthành séc?</b>

sai. Điều 48 Luật các công cụ chuyển nhượng.

<b>98. Người ký phát hành sec phải đảm bảo khả năng thanh tốn để chi trả tồn bộ sốtiền ghi trên sec cho người thụ hưởng tại thời điểm phát hành séc?</b>

Sai, vì căn cứ tại Điều 3 Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 của thống Đốc ngân

<i>hàng NN: Điều 3. Nghĩa vụ của người ký phát: “1. Bảo đảm có đủ khả năng thanh tốn để chitrả tồn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanhtốn trong thời hạn xuất trình…..”</i>

Căn cứ theo khoản 3 điều 8 thơng tư 22/2015/TT-NHNN: Người ký phát séc phải bảo đảm có đủ khả năng thanh tốn để chi trả tồn bộ số tiền ghi trên séc cho người hưởng thụ tại thời điểm xét được xuất trình để thanh tốn trong thời hạn xuất trình chứ khơng phải tại thời điểm ký phát hành séc

<b>99. Tờ séc nếu khơng đảm bảo tính liên tục cũa dãy chữ ký chuyển nhượng thì khơng cógiá trị thanh toán?</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Đúng căn cứ tại điểm a khoản 1 điều 17 và điểm b khoản 3 điều 18 Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 của thống Đốc ngân hàng NN

<b>100.Người bị ký phát phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng do chậmthanh toán séc?</b>

Đúng, căn cứ tại điều 25 và điều 29 Nghị định số 30 của CP ngày 09/5/1996 thì Điều 25. Đối với séc hợp lệ được nộp đòi thanh tốn, đơn vị thanh tốn có trách nhiệm thanh toán ngay. Nếu thanh toán chậm do lỗi của đơn vị thanh toán, gây thiệt hại cho người thụ hưởng thì đơn vị thanh tốn phải bồi thường.

Điều 29. Sau khi nhận séc, đơn vị thu hộ phải nộp séc ngay cho đơn vị thanh toán. Nếu nộp séc chậm gây thiệt hại cho người thụ hưởng, đơn vị thu hộ phải bồi thường. Trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể nộp séc ngay, khi hết thời gian bất khả kháng, đơn vị thu hộ phải kịp thời nộp séc đơn vị thanh toán kèm theo văn bản xác nhận lý do bất khả kháng của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi đơn vị thu hộ đóng trụ sở.

<b>101.Séc bảo lãnh là cam kết trả tiền của NH đối với người thụ hưởng</b>

Sai. Căn cứ tại điều 14. Bảo lãnh séc Nghị định số 30 của CP ngày 09/5/1996

Bảo lãnh séc là việc người thứ 3 (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh tốn tồn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc khi người được bảo lãnh khơng thanh tốn hoặc khơng thanh tốn đầy đủ tờ séc.

Để bảo lãnh cho tờ séc, người bảo lãnh ghi cụm từ "bảo lãnh", số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên mặt trước tờ séc hoặc trên văn bản đính kèm. Trường hợp bảo lãnh khơng ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát.

Người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được tiếp nhận quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan đến séc, xử lý tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát và những người có trách nhiệm với người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>102.Thư tín dụng là cam kết bảo lãnh ngân hàng nhận mở thư tín dụng với ngườithụ hưởng Thương Tín dụng</b>

Sai. Thư tín dụng khơng phải là cam kết bảo lãnh mà thực chất là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (cam kết bảo lãnh hoặc là nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh còn đối với thư tín dụng thì ngân hàng mở thư tín dụng là chính phủ để thực hiện việc trả tiền)

<b>103. Bao thanh tốn chỉ có một dạng là bao thanh tốn khơng có quyền truy địi</b>

Sai. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ghi nhận những phương thức sau đây:

- Bao thanh tốn có quyền truy địi và bao thanh tốn khơng có quyền truy địi. - Bao thanh toán theo hạn mức và bao thanh toán từng lần.

- Bao thanh toán xuất khẩu và bao thanh tốn trong nước.

<b>1. Tại sao nói NHNN là NH của các NH?</b>

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật NHNN (0,25 điểm) thì “Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (0,25 điểm). NHNN sẽ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) vay vốn theo hình thức tái cấp vốn (0,5 điểm) hoặc cho vay trong trường hợp đặc biệt (0,5 điểm) theo qui định tại Điều 24 Luật NHNN (0,25 điểm) và điều 151 Luật các TCTD (0,25 điểm).

Nêu rõ thêm việc cấp tín dụng theo điều 24 Luật NHNN (1 điểm)

- Xuất phát từ vị trí pháp lý là ngân hàng trung ương, NHNN quản lý các NHTM theo một số cách

• Bắt buộc các NHTM phải lập một tài khoản tiền gửi thanh tốn tại NH trung ương • Bắt buộc các NHTM phải lập một tài khoản dự trữ bắt buộc tại NH trung ương

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Bên cạnh đó,

• NH trung ương cịn thực hiện vai trị “Cứu cánh cuối cùng” (trường hợp NH bị mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an tồn cho hệ thống các TCTD àNHNN cho vay tiền).

• NH trung ương thực hiện tái cấp vốn cho các NH. • khách hàng của NHNN là các NH

<b>2. Tại sao nói NHNN là NH của Chính Phủ?</b>

- NHNN là cơ quan của chính phủ, nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ và chịu sự điều hành của chính phủ; thống đốc NHNN địa vị ngang hàng với bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ.

- NHNN chịu trách nhiệm báo cáo cho CP, thống đốc chịu TN trước TTCP và QH về lĩnh vực mình phụ trách.

- NHNN Làm thủ quỹ cho kho bạc Nhà nước - NHNN Đảm bảo quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia

- NHNN Xây dựng và tư vấn cho Nhà nước về các chính sách tiền tệ quốc gia

- NHNN Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và ngân hàng…

- NHNN Cho chính phủ vay và nhận lãi suất từ khoản cho vay.

- NHNN cũng là đại lý của Chính phủ trong việc phát hành thanh tốn các loại chứng khốn chính phủ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp.

- NHNN cố vấn cho chính phủ về các chính sách tài chính , tiền tệ , ngân hàng..

<b>3. Thế nào là hệ thống ngân hàng hai cấp? Đặc điểm của hệ thống ngân hàng hai cấp.</b>

Hệ thống NH 2 cấp là hệ thống NH bao gồm: NHNN và các ngân hàng chuyên kinh doanh thương mại và các tổ chức tín dụng

Hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là hệ thống ngân hàng 2 cấp bởi vì: Trong hệ thống ngân hàng 2 cấp có những lợi thế hơn hắn so với ngân hàng 1 cấp như

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

*Hệ thống ngân hàng 1 cấp

- Đơn nhất với cơ chế quản lí bao cấp, quan liêu đã làm cho hoạt động toàn ngành ngân hàng trở nên đơn phương, cứng nhắc.

- Ngân hàng nhà nước khơng thể làm trịn chức năng kinh doanh theo đúng nghĩa của nó, cũng như chức năng quản lí nhà nước tiền tệ ngân hàng.

- Hoạt đơng của hệ thống ngân hàng 1 cấp đã dẫn tới sự phân bổ vốn và sử dụng bốn thiếu hiệu quả làm suy giảm lòng tin của dân chúng

Trong khi đó hệ thống ngân hàng 2 cấp

- Có sự vượt chội hơn hẳn như có sự phân định rõ ràng giữa 2 chức năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng và chức năng quản lí nhà nước.

Trong đó ngân hàng tw phát hành tiền là ngân hàng của các ngân hàng,ngân hàng của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước các hoạt động về tiền tệ và hệ thống trong phạm vi quốc gia. Chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thuộc về các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. chính ví thế sư phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kinh tế thị trường nên ngân hàng 2 cấp phải là ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

<b>4. So sánh hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp.</b>

<b>hệ thống ngân hàng một cấphệ thống ngân hàng hai cấpTư</b>

<b>cáchpháp lí</b>

Hỗn hợp, vừa có tư cách của cơ quan trực thuộc CP, vừa có tư cách của NHTW, và tư cách của NH trung gian.

Là cơ quan thuộc chính phủ và là ngân hàng trung ương

<b>Mơhình tổ</b>

tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam bao gồm: ở trung ương, chi nhánh liên khu, chi nhánh ở tỉnh và chi nhánh ở nước ngồi. Các chi nhánh khơng có tư cách pháp nhân, hoạt động với tư cách là cơ quan cấp dưới đại diện của Ngân hàng quốc gia Việt Nam.

Mơ hình tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam bao gồm 2 cấp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc

<b>Chức</b> Chức năng của ngân hàng bao gồm: phát Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

hành giấy bạc, điều hoà sự lưu hành tiền tệ, quản lý ngân sách quốc gia; huy động vốn trong nhân dân, điều hòa, mở rộng tín dụng; quản lý ngoại tệ và thanh tốn các khoản giao dịch với nước ngoài… =>> Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện đồng thời chức năng quản lý ngoại hối và trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch ngoại tệ

nhận vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các nghiệp vụ ngân hàng sẽ do hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian tiến hành. Các ngân hàng thương mại và những tổ chức tín dụng trung gian được pháp lệnh trao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình

Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ thực hiện chức năng quản lý ngoại hối mà khơng cịn trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch tiền tệ

<b>5. Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?</b>

Bởi đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tức là có yêu cầu về vốn pháp định cũng như phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh

Quy định của pháp luật về điều kiện tiến hành hoạt động Ngân hàng

1. Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;

b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn pháp định và có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;

c) Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả không được hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải toả sau khi tổ chức tín dụng hoạt động;

d) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

2. Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có trụ sở kinh doanh phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;

b) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.

3. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép, tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép phải hoạt động.

<b>6. So sánh</b>

<b>Tiêu chíHoạt động ngân hàngHoạt động kinh doanh khác trongnền kinh tế</b>

<b>Đối tượng Tiền tệ / dịch vụ ngân hàng</b>

Bao gồm các hoạt động tín dụng như nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng có dịch vụ thanh tốn nhằm thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để sinh lợi nhuận và ổn định lưu thông tiền tệ trong thị trường.

Tài sản hàng hoá

Các hoạt động gồm mua bán, trao đổi hàng hóa, các hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi nhuận là chủ yếu.

<b>Cơ cấu tổchức</b>

cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng rất chặt chẽ, được quy định theo luật Ngân hàng và những người trong ngành cần có chuyên mơn nghiệp vụ được đào tạo bài bản

có thể có hoặc khơng tổ chức theo một bộ máy, các mơ hình kinh doanh thì rất đa dạng có thể là hộ kinh doanh, thành lập các công ty, doanh nghiệp.

<b>Chủ thểthực hiện</b>

phải là các ngân hàng, hoặc các tổ chức tín dụng, được nhà nước cho phép hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Luật thương mại, luật doanh nghiệp

<b>Đốitượng</b>

– Các tổ chức tín dụng đang hoạt động bình thường.

– Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, khoản cho vay tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng đó được chuyển thành khoản cho tiện thanh tốn cho tổ chức tín dụng. Mục đích cuối cùng là nhằm cung ứng vốn cho nền kinh tế và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Nhằm phục hồi khả năng thanh toán của các TCTD khi các TCTD này lâm và tình trạng mất khả năng thanh toán để tránh trường hợp các TCTD này đi đến phá sản; từ đó gây ảnh hưởng đến và làm mất uy tín cũng như hoạt động bình thường của hệ thống ngân hàng. Hoạt động này không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà nghiêng về mục đích thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ.

<b>Hìnhthức</b>

– Cho vay theo hồ sơ tín dụng;

-Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>hạn</b> phương án phục hồi đã được phê duyệt

<b>Cáchoạtđộng</b>

1. Nhận tiền gửi: nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. 2. Cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

3. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

1. Nhận tiền gửi: nhận tiền của tổ chức dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

2. Cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng

Một là, khả năng tất toán tài khoản của tiền gửi có kỳ hạn sẽ bị hạn chế nhiều trong khoản thời gian bạn đang gửi tiết kiệm.

Trường hợp bạn muốn tất tốn sớm thì sẽ phải chịu một khoản phí phạt và chỉ được

Một là, khả năng tất tốn tài khoản linh động hơn. Có thể rút tiền bất cứ lúc nào khi có nhu cầu đột xuất phát sinh.

Tất nhiên, bạn sẽ khơng phải chịu khoản phí nào khi rút tiền trước hạn cả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

hưởng lãi suất trở về mức không kỳ hạn. Hai là, vì bạn đã gửi vào ngân hàng khoản tiết kiệm bị ràng buộc nên lãi suất theo kỳ hạn sẽ cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn.

Hai là, lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn sẽ thấp hơn có kỳ hạn và sẽ được tính theo số dư mỗi cuối ngày.

Ba là, bạn sẽ thường xuyên nhận được các chương trình ưu đãi từ ngân hàng như mở thẻ tín dụng khơng cần chứng minh thu nhập, ưu đãi lãi suất khi vay v.v.

Ba là, vì đã có tính linh hoạt cao nên bạn sẽ khơng nhận được nhiều ưu đãi khác

- Thứ nhất, có một nơi an toàn cất giữ khoản tiền lớn

- Thứ hai, sử dụng chính khoản tiền “nhàn rỗi” đó sinh lời thêm

Về mặt lãi suất, đa phần sẽ được quy định một mức trần bởi ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với từng sản phẩm khác nhau. Con số này thường sẽ thay đổi chứ không cố định trong thời gian dài.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tài khoản thanh tốn hay tài khoản giao dịch thơng thường.

<b>7. Nêu sự giống và khác nhau cơ bản giữa chi nhánh NHNN với văn phịng đại diện</b>

• + Chi nhánh NHNN thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo uỷ quyền của thống đốc. • + VP đại diện có nhiệm vụ đại diện theo sự uỷ quyền của thống đốc.

– Hoạt động:

</div>

×