Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

môn biến thể địa lý và biến thể xã hội của ngôn ngữ đề tài đặc điểm từ vựng nghề làm muối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.61 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA NGÔN NGỮ HỌC</b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ</b>

<b>MƠN: BIẾN THỂ ĐỊA LÝ VÀ BIẾN THỂ XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ</b>

<b>ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG NGHỀ LÀM MUỐIHọ và tên: Nguyễn Thị Kim Phụng</b>

<b>Mã số sinh viên: 2156020142Lớp: CNTN</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Lư Giang</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Nghề làm muối là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của các cộng đồng người dân sinh sống gần các vùng biển hoặc hồ nước mặn. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và thay đổi nhanh chóng của xã hội, việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ chuyên ngành, đặc biệt là từ vựng nghề làm muối, trở nên cần thiết để duy trì bản sắc văn hóa và cộng đồng địa phương. Kết quả nghiên cứu hướng đến việc thu thập được hệ thống từ vựng của nghề làm muối, đồng thời phản ánh đúng đắn và sinh động về đặc điểm của vốn từng vựng ngành nghề này, góp phần vào việc khám phá sự đa dạng và phong phú của ngơn ngữ và văn hóa của mỗi cộng đồng nghề nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất muối của diêm dân.

<b>1. Đặt vấn đề</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Hiện nay, một trong những hướng nghiên cứu rất quan trọng trong phương ngữ học xã hội là nghiên cứu về các nhóm xã hội hay cịn gọi là các nhóm tiểu văn hóa. Những nhóm tiểu văn hóa này, mỗi nhóm sẽ có những cách ứng xử, nguyên tắc, quy định trong ngơn ngữ của họ có thể khác với những nhóm khác trong xã hội, tạo nên một cộng đồng văn hóa riêng, đặc thù, khơng đại diện cho toàn dân, chỉ đại diện cho những thành viên trong nhóm đó. Trong một xã hội khơng ngừng phát triển và thay đổi như hiện nay, ngôn ngữ không chỉ là cơng cụ giao tiếp mà cịn là một phần quan trọng trong việc xây dựng và phản ánh nền văn hóa, lối sống và cách làm việc của mỗi cộng đồng. Tiêu biểu trong các nhóm xã hội, là nhóm xã hội nghề nghiệp, từ vựng nghề nghiệp đóng một vai trị quan trọng, đặc biệt là trong mơi trường làm việc chuyên nghiệp. Nghiên cứu về lớp từ vựng trong các nghề nghiệp không chỉ đơn giản là việc khám phá đặc điểm của những từ vựng đó mà còn là một cơ hội đặc biệt để khám phá sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ và văn hóa của mỗi cộng đồng nghề nghiệp. Các từ vựng chuyên ngành không chỉ phản ánh sự chuyên mơn và nhiệm vụ của người làm nghề mà cịn là một biểu hiện sâu sắc của sự đa dạng trong ngôn ngữ và vốn từ của họ. Dựa trên lý thuyết về đặc điểm từ ngữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

nghề nghiệp, bài viết muốn nêu lên một số đặc điểm của từ vựng lĩnh vực nghề làm muối.

<b>2. Định nghĩa</b>

2.1. Từ nghề nghiệp “là một sáng tạo về ngôn ngữ của đại đa số nhân dân lao động" và “nó chẳng những cần thiết cho sự giao tiếp của từng ngành nghề mà còn cần thiết cho mọi người khi cần diễn đạt một cách chính xác, sinh động, ngắn gọn về những sản phẩm, sự kiện và hoạt động của xã hội” (Đỗ Hữu Châu, 1981, tr.151). Từ vựng nghề nghiệp được hiểu là một tập hợp các từ và cụm từ chuyên ngành được sử dụng trong một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Điều này dẫn đến việc các nhóm từ này thường có sự hạn chế trong việc sử dụng xã hội, không được phổ biến như từ vựng toàn dân mà mọi người sử dụng.

2.2. Dựa trên lý thuyết định nghĩa về từ vựng nghề nghiệp, có thể hiểu từ vựng nghề làm muối là tập hợp các từ và cụm từ chuyên ngành được sử dụng trong ngành sản xuất muối. Tuy nhiên, các từ này thường không được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng mà thường chỉ được hiểu và sử dụng bởi những người làm việc trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

lĩnh vực này. Việc áp dụng lý thuyết này vào ngành làm muối giúp chúng ta nhận ra rằng, những từ vựng và cụm từ chuyên ngành trong ngành này thường không thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, và do đó có thể gây khó khăn trong việc giao tiếp hoặc hiểu biết đối với những người không làm việc trong ngành sản xuất muối.

2.3. Từ vựng nghề sản xuất muối giúp những người thợ cùng ngành làm muối có thể dễ dàng truyền đạt thông điệp cho nhau khi cần sự cộng tác, giúp đỡ, điều hành quy trình sản xuất hay đơn giản là truyền nghề lại cho người sau. Dù không thường xảy ra nhưng từ ngữ nghề làm muối cịn có thể được sử dụng như một rào cản để những người ngồi nghề khơng thể hiểu được một số thứ, liên quan đến bí quyết nghề nghiệp của diêm dân. Ngoài ra, từ vựng nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất muối cịn phản ánh sự chun mơn, sự hiểu biết về quy trình và kỹ thuật làm muối của họ. Sử dụng chính xác khi dùng từ vựng nghề nghiệp là cần thiết để truyền đạt thông tin một cách chính xác và hiệu quả.

<b>3. Đặc điểm từ vựng nghề làm muối</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Bài viết này tập trung vào việc mơ tả và phân tích các đặc điểm từ vựng liên quan đến nghề sản xuất muối. Dữ liệu từ vựng nghề làm muối trong bài viết này được thu thập từ 68 từ vựng từ các luận án và bài báo chuyên ngành, tập trung vào các từ vựng liên quan đến các phương pháp, quy trình và cơng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất muối. Bảng biểu từ vựng [1] đã thu thập được đính kèm ở mục tham khảo.

<i><b>3.1. Là các từ, cụm từ đặc biệt chỉ riêng cho một lĩnh vực sản xuất muối</b></i>

Trong lĩnh vực sản xuất muối có một loạt các từ vựng đặc thù để mơ tả các quy trình, phương pháp và cơng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất muối. Các từ này không chỉ là biểu hiện của sự hiểu biết chun sâu trong ngành mà cịn là nguồn thơng tin quan trọng cho việc giao tiếp giữa những người làm việc trong lĩnh vực này.

<i>Ví dụ, "Hộc" được sử dụng để mô tả dụng cụ đựng muối, làm bằng gỗ, hình khối</i>

chữ nhật, dùng để đựng muối khi cân hoặc vận chuyển muối. Hay "muối hóa" là q trình biến muối thành dạng rắn thông qua việc loại bỏ nước. Ngoài ra, “Đùm”

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

được dân trong nghề làm muối hiểu là hố nhỏ chứa nước biển, nằm ngay cạnh sân phơi muối. Các từ vựng này chỉ được sử dụng trong ngữ cảnh sản xuất muối và không phổ biến trong giao tiếp hàng ngày.

<i><b>3.2. Dùng để gọi tên những phương tiện, công cụ sản xuất, nguyên vật liệu,sản phẩm và quá trình sản xuất trong lĩnh vực làm muối.</b></i>

Ngành sản xuất muối sử dụng một loạt các từ vựng để mô tả các yếu tố khác nhau liên quan đến quá trình sản xuất. Các từ vựng này có thể liên quan đến các

<i>cơng cụ và máy móc. Chẳng hạn như "bàn cạo” (cơng cụ để thu gom muối), “dát”</i>

<i>(phần dùng để lọc nước biển, được làm bằng tre hay nứa đập dập có tác dụng nhưtấm lưới để ngăn không cho cát chảy xuống nhăng), bừa (cơng cụ có răng, dùng taykéo trên mặt cát.), “Chổi quét ô” (công cụ quét nước trong sân kết tinh),... hay các</i>

<i>nguyên vật liệu sản xuất muối như: “ô tua” (ống dẫn nước từ dát chảy xuống</i>

<i>nhăng), “trang cạo” (công cụ dùng để thu gom muối), “nước chượm” (nước trongô phơi muối), “bầu diệc” (công cụ dùng để múc nước biển, giống như cái gáo múcnước),...và các sản phẩm muối như: muối chiêm (muối làm tháng 7- 11 âm lịch),muối già (muối làm được ở nhiệt độ 36-38 độ, hạt muối to, trắng và khô, muối đã bị</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>chảy bớt nước ót), muối mùa (muối làm tháng 3-7 âm lịch), muối non (muối làm ởnhiệt độ thời tiết 28- 30 độ nên hạt muối nhỏ, ướt, muối vừa mới làm xong, cịnướt),... </i>

<i><b>3.3. Khơng phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày và chỉ được hiểu rõ bởi nhữngngười có chun mơn, hiểu biết trong ngành làm muối</b></i>

Các từ vựng chuyên ngành trong sản xuất muối thường không được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và chỉ được hiểu rõ bởi những người có kiến thức chun mơn trong ngành. Điều này có thể làm cho giao tiếp về các vấn đề liên quan đến sản xuất muối trở nên khó khăn đối với những người khơng có kinh nghiệm hoặc hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực này. Trong một cuộc trị chuyện thơng thường, sử dụng các từ vựng này có thể dẫn đến sự hiểu nhầm hoặc gây khó chịu cho người nghe. Việc hiểu rõ các từ vựng này yêu cầu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành, điều này có thể tạo ra rào cản trong việc truyền đạt thông tin giữa những người trong ngành và những người ngồi ngành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Ví dụ như trong cuộc giao tiếp hằng ngày, chỉ những diêm dân với nhau mới

<i>sử dụng những từ vựng như trang cạo, bàn diệc, nước chạt, sịn, đụn muối. Đối với</i>

những người ngồi ngành, họ khơng sử dụng những từ này trong giao tiếp hằng ngày vào mục đích gì cả bởi họ không phải là diêm dân. Tương tự như vậy, khi diêm dân giao tiếp với người ngoài ngành, việc họ dùng những từ vựng này cũng sẽ gây khó hiểu cho người ngồi ngành vì họ vốn khơng có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về những từ vựng chuyên ngành như vậy.

<i><b>3.4. Đơn nghĩa, có nghĩa rõ ràng và chính xác trong ngữ cảnh làm việc ,nhưng có thể gây khó hiểu hoặc nhầm lẫn cho những người ngoài nghề</b></i>

Trong lĩnh vực sản xuất muối, các từ vựng thường có ý nghĩa đơn nghĩa và chính xác trong ngữ cảnh của ngành làm muối. Tuy nhiên, khi sử dụng trong các tình huống giao tiếp với những người không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này, các từ vựng này có thể gây hiểu nhầm hoặc khó hiểu. Điều này đặt ra một thách thức trong việc truyền đạt thông tin hiệu quả cho những người khơng có kiến thức chun mơn về sản xuất muối.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Ví dụ như "muối già" trong ngữ cảnh ngành sản xuất muối được sử dụng để mô</i>

tả loại muối đã bị chảy bớt nước, hạt muối to, trắng và khô, thường được sản xuất ở nhiệt độ 36 - 38 độ. Tuy nhiên, đối với người ngồi ngành, "muối già" có thể gây hiểu lầm là muối đã cũ hoặc khơng cịn sử dụng được, khi thực tế nó chỉ là một trạng thái cụ thể của muối trong quá trình sản xuất.

<i><b>3.5.Thường là những từ ghép (chính phụ)</b></i>

Trong lĩnh vực làm muối, các từ vựng có thể được tạo ra bằng các tổ hợp từ có

<i>cấu trúc ghép chính phụ. Chẳng hạn như từ muối non, muối già, muối chiêm (từ</i>

<i>muối đứng trước là chính , yếu tố sau muối là phụ chỉ trạng thái của muối) hay nướcđùm, nước khắt, nước nguồn (từ nước đứng trước là chính, yếu tố sau nước là phụ</i>

<i>chỉ trạng thái của nước). Tương tự như vậy với các từ như: bàn (chính) cạo (phụ),</i>

<i>cạo (chính) muối (phụ), muối (chính) mùa (phụ),....</i>

<i><b>3.6. Có thể mượn hoặc trùng với các các ngành nghề liên quan</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Từ vựng nghề làm muối thường liên quan đến ngành công nghiệp hoặc nghề nghiệp sản xuất muối. Bao gồm các khái niệm và các từ vựng cụ thể liên quan đến quy trình sản xuất muối, các cơng cụ, máy móc, và các sản phẩm liên quan.

<i>Ví dụ như “trải bạt” là một từ chỉ một phương pháp sử dụng để che phủ các</i>

khu vực phơi muối, bảo vệ muối khỏi tạp chất và thời tiết. Tuy nhiên, từ này còn liên quan và trùng với một lĩnh vực ngành nghề khác là nghề làm nông với nghĩa là phủ một tấm bạt, thường là bạt nhựa, lên mặt đất hoặc luống trồng cây. Tương tự

<i>như vậy với từ “bừa”, nếu trong ngành làm muối là dụng cụ có răng thưa, diêm dân</i>

dùng tay để kéo trên mặt cát thì trong nghề nơng nó là nơng cụ dùng sức kéo để làm nhuyễn đất hoặc làm cho sạch cỏ. Do tính chất giữa hai nghề có phần giống nhau, nên việc dùng chung những từ vựng ngành nghề như vậy là rất phổ biến.

<i><b>3.7. Mang tính khẩu ngữ</b></i>

Trong ngành làm muối, từ vựng chuyên ngành chỉ được sử dụng bởi các nhóm nhỏ hoặc trong cộng đồng ngành sản xuất muối. Những từ vựng này thường phát sinh từ sự tương tác hàng ngày, nhu cầu trao đổi, truyền đạt nhanh chóng giữa các

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

diêm dân trong quá trình sản xuất muối. Các từ vựng này có thể khơng được chấp nhận hoặc hiểu biết rộng rãi trong cộng đồng ngôn ngữ chung và thường chỉ sử dụng trong các bối cảnh nội bộ hoặc trong các cuộc trị chuyện giữa những người có kinh nghiệm trong ngành sản xuất muối. Vì vậy mà những từ vựng này được dùng nhiều trong phong cách nói, có sắc thái biểu cảm cao. Đây là yếu tố khác với “thuật ngữ”, là những từ mang tính khoa học cao, có tính quốc tế, được sử dụng trong văn viết.

<i><b>3.8. Có tính địa phương</b></i>

Từ vựng liên quan đến nghề làm muối mang đậm tính địa phương, thể hiện qua những từ vựng đặc trưng cho từng khu vực. Ví dụ, ở xã An Hồ, Quỳnh Lưu, Nghệ An, từ ngữ nghề làm muối được sử dụng cũng sẽ khác với những khu vực khác. Một số từ ngữ đặc trưng của nghề làm muối ở xã An Hịa, Quỳnh Lưu, Nghệ

<i>An có thể kể đến như: lò muối, vạc muối, nước mẹ,...Nghề làm muối ở các địa</i>

phương khác như Ninh Thuận hay Bạc Liêu cũng có những từ ngữ đặc thù, phản ánh điều kiện tự nhiên và phương pháp sản xuất muối của từng vùng. Chẳng hạn như từ “khn lóng”, “khn rang”, đến “khn chứa” và “khuôn ăn” là những từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

vựng kỹ thuật trong quá trình sản xuất muối tại Cần Giờ, mỗi từ mang một ý nghĩa cụ thể trong chuỗi công đoạn tạo ra hạt muối trắng tinh khiết.

Những từ ngữ này không chỉ là công cụ giao tiếp trong cộng đồng làm muối mà còn là những từ thể hiện bản sắc văn hóa nói năng của người dân làm muối ở nơi đây. Chúng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng và phong phú của từ vựng nghề muối ở Việt Nam, mỗi vùng sẽ khó vốn từ khác biệt.

<i><b>3.9. Có thể đi vào vốn từ toàn dân</b></i>

Mặc dù nhiều từ vựng trong lĩnh vực sản xuất muối chỉ được sử dụng bởi các diêm dân trong ngành sản xuất muối, một số từ vựng có thể trở nên phổ biến và

<i>được chấp nhận trong ngơn ngữ hàng ngày của cộng đồng. Ví dụ, từ vựng "muối</i>

<i>biển" , “muối ăn” là các từ vựng phổ biến được sử dụng để chỉ loại muối được sử</i>

dụng trong việc nấu ăn và trong gia đình hàng ngày. Khi sử dụng những sản phẩm muối như vậy, dĩ nhiên các từ vựng này sẽ đi vào vốn từ của ngơn ngữ tồn dân. Sự phổ biến của các từ vựng này có thể phản ánh sự quan trọng của ngành sản xuất muối trong cuộc sống hàng ngày và trong văn hóa đại chúng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>MỤC LỤC THAM KHẢO</b>

1. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1999.

2. Phạm Tất Thắng, Từ nghề nghiệp và cách nhận diện chúng (Qua tư liệu nghề làm muối ở Xã An Hoà, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Viện Ngôn ngữ học, 2016.

</div>

×