Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

lhstp buổi 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.09 KB, 47 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

MỤC LỤC

<b>PHẦN NHẬN ĐỊNH...1</b>

1. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi cơng gây tai nạn chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông

<i>đường bộ (Điều 260 BLHS)...1</i>

2. Không cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) khi hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây

<i>thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác...1</i>

3. Mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng người khác thì chỉ cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường

<i>bộ (Điều 260 BLHS)...2</i>

4. Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người

<i>khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS). 2</i>

5. Mọi hành vi đua trái phép các phương tiện giao thông đường bộ đều cấu thành

<i>Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS)...3</i>

6. Hành vi đua xe trái phép gây hậu quả chết người thì cấu thành Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) và Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

<i>đường bộ (Điều 260 BLHS)...3</i>

7. Đối tượng tác động của Tội phá hủy cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS) có thể là cơng trình tuy chưa được quy định trong danh mục cơng trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia nhưng đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về tính chất quan trọng của cơng trình liên quan đến an ninh quốc

<i>gia... 4</i>

8. Vũ khí thể thao là đối tượng tác động của các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật

<i>quân sự...4</i>

9. Tàng trữ trái phép vũ khí qn dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép vũ khí

<i>quân dụng (Điều 304 BLHS)...5</i>

10. Hành vi hủy hoại vũ khí quân dụng là hành vi cấu thành Tội hủy hoại tài sản

<i>(Điều 303 BLHS)...5</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

11. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng cơng trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy cơng trình, phương tiện quan trọng

<i>về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS)...5</i>

12. Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ cấu <i>thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS)...6</i>

<i>13. Tiền thu giữ được trên người con bạc là tiền dùng để đánh bạc...6</i>

<i>14. Hành vi tổ chức đánh bạc có thể cấu thành tội đánh bạc...6</i>

<i>15. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc...6</i>

16. Đối tượng tác động của Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS) chỉ là tài sản do người khác phạm tội có được trực tiếp từ việc thực <i>hiện hành vi phạm tội...7</i>

17. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có <i>(Điều 323)...7</i>

18. Mục đích phổ biến các văn hóa phẩm đồi trụy là dấu hiệu định tội của Tội <i>truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 BLHS)...8</i>

19. Hành vi của người quản lý khách sạn gọi gái mại dâm cho khách để họ mua bán dâm tại nơi mình đang quản lý sẽ cấu thành Tội chứa mại dâm và Tội môi giới mại <i>dâm (Điều 327 và Điều 328 BLHS)...8</i>

20. Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành Tội mua dâm <i>người chưa thành niên (Điều 329 BLHS)...8</i>

27. Các tội phạm được quy định trong Chương các tội phạm về chức vụ đều phải <i>do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện...8</i>

28. Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu <i>thành các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS)...9</i>

29. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô <i>tài sản (Điều 353 BLHS)...9</i>

30. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS). <i>... 10</i>

31. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) có <i>thể được thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt...10</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

32. Mọi hành vi vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái cơng vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đều cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi

<i>thi hành công vụ (Điều 356 BLHS)...10</i>

33. Hành vi vượt quá quyền hạn được giao để làm trái công vụ chỉ là hành vi <i>khách quan của Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357 BLHS)...11</i>

34. Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc khơng được phép làm thì chỉ cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 358 <i>BLHS)...11</i>

35: Mọi hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành Tội <i>thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS)...11</i>

36. Mọi trường hợp làm lộ bí mật cơng tác đều cấu thành Tội cố ý làm lộ bí mật <i>cơng tác (Điều 361 BLHS)...11</i>

37. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ <i>động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là khơng có tội...12</i>

38. Động cơ vụ lợi là dấu hiệu định tội của Tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS)

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN NHẬN ĐỊNH</b>

<b>1. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi cônggây tai nạn chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).</b>

Nhận định sai. Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2013<small>1</small> thì hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia đường bộ, như: di chuyển, hoạt động trong công trường thi công, trong trường học… mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ không bị truy cứu TNHS về Tội vi phạm quy định về tham gia đường bộ (Điều 260 BLHS). Mà bị truy cứu TNHS về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó: Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS); Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 BLHS) hoặc Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, về an tồn ở những nơi đơng người (Điều 295 BLHS).

<b>2. Không cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) khi hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.</b>

Nhận định đúng. Vì đây là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất nên việc truy cứu TNHS chỉ đặt ra đối với hành vi phạm tội này khi có hậu quả xảy ra. Dựa vào khoản 1 Điều 260 BLHS<small>2</small> thì chỉ khi có hậu quả xảy ra và hậu quả đó phải là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định tại khoản 1 này hoặc gây thiệt hại về tài sản từ

100.000.000 triệu đồng đến dưới 500.000.000 triệu đồng thì mới cấu thành tội này.

1<b><small> Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC</small></b>

2<b><small> Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ</small></b>

<small>"1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gâythiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:</small>

<small>a) Làm chết người;</small>

<small>b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thểcủa những người này từ 61% đến 121%;</small>

<small>d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng."</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3. Mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng người khác thì chỉ cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).</b>

Nhận định sai. Mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng người khác khơng đương nhiên cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) mà căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC, phải xem xét việc điều khiển trên có phải là tham gia giao thơng đường bộ khơng, vì nếu khơng tham gia giao thơng đường bộ, như các trường hợp: di chuyển, hoạt động trong công trường thi công, trong trường học… mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu TNHS về Tội vi phạm quy định về tham gia đường bộ (Điều 260 BLHS). Mà bị truy cứu TNHS về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó: Tội vơ ý làm chết người (Điều 128 BLHS); Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 BLHS) hoặc Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 295 BLHS). Bên cạnh đó, theo Thơng tư 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC cần xét cả yếu tố lỗi để cấu thành các tội tương ứng như đã nêu ở trên.

<b>4. Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).</b>

Nhận định sai. Vì căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC, cần nhìn nhận yếu tố lỗi như căn cứ xác định trường hợp định tội danh tương ứng:

<b> Có 02 trường hợp:</b>

+ <i><b>Trường hợp 1: Người phạm tội đua xe trái phép gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây</b></i>

thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác chỉ phải chịu TNHS theo điểm a khoản 2 Điều 266 BLHS mà không phải chịu TNHS thêm về “Tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS).

+ <i><b>Trường hợp 2: Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản</b></i>

của người khác với lỗi cố ý thì ngồi việc bị truy cứu TNHS theo Điều 266 BLHS thì cịn phải bị truy cứu TNHS theo các điều luật tương ứng (Điều 123, 134, 178) BLHS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>5. Mọi hành vi đua trái phép các phương tiện giao thông đường bộ đều cấu thành Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).</b>

Nhận định sai. Hành vi khách quan của Tội đua xe trái phép được quy định tại khoản 1 Điều 266 BLHS là hành vi đua trái phép các phương tiện như xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ và hành vi đó chỉ cấu thành tội này khi:

○ Có thiệt hại về sức khỏe ○ Có đặc điểm xấu về nhân thân

■ Đã bị xử phạt hành chính mà cịn vi phạm; hoặc

■ Đã bị kết án và chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.

Như vậy, nếu có hành vi đua trái phép các phương tiện giao thông đường bộ nhưng không thuộc các phương tiện quy định tại khoản 1 và khơng gây thiệt hại hay có đặc điểm xấu về nhân thân thì sẽ khơng cấu thành tội này mà sẽ cấu thành những tội khác như Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS) - nếu đua các phương tiện khơng gắn động cơ...

Do đó, có thể kết luận rằng, dù là cùng một hành vi là đua trái phép nhưng nếu không đạt được điều kiện về phương tiện phạm tội cũng như gây thiệt hại hay có đặc điểm xấu về nhân thân thì sẽ không cấu thành tội này. Như vậy, đây là nhận định sai.

<b>6. Hành vi đua xe trái phép gây hậu quả chết người thì cấu thành Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) và Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).</b>

Nhận định sai, căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2013, nhận thấy, khơng phải trong tất cả trường hợp thì hành vi đua xe trái phép gây hậu quả chết người thì luôn đương nhiên cấu thành hai tội quy định tại Điều 266 và 260 BLHS 2015. Cụ thể:

+ Nếu người phạm tội đua xe trái phép gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 2 Điều 266 BLHS về "Tội đua xe trái phép" mà không phải chịu trách nhiệm hình sự thêm về "Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" quy định tại Điều 260 BLHS.

+ Bên cạnh đó, trong trường hợp người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác với lỗi cố ý thì ngồi việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) thì cịn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng như Tội giết người (Điều 123 BLHS), Tội cố ý gây thương tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) hoặc Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS).

<b>7. Đối tượng tác động của Tội phá hủy cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS) có thể là cơng trình tuy chưa được quy định trong danh mục cơng trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia nhưng đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về tính chất quan trọng của cơng trình liên quan đến an ninh quốc gia.</b>

Nhận định này là đúng. Bởi lẽ, căn cứ theo mục 2 Công văn 99/2009 quy định về Điều 231 Bộ luật hình sự “Tội phá hủy cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc

<i>gia” (nay được sửa đổi thành Điều 303 BLHS 2015): “Trong trường hợp chưa đượcquy định trong danh Mục cơng trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì chỉđược coi là “cơng trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia” khi có kết luận củacơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày11-12-2008 của Chính phủ”. Như vậy, đây là nhận định đúng.</i>

<b>8. Vũ khí thể thao là đối tượng tác động của các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.</b>

Nhận định trên là sai. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 304 BLHS thì đối tượng tác động của tội này phải là vũ khí quân dụng mà căn cứ theo khoản 1, 2 và 5 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ thì vũ khí thể thao khơng phải là vũ khí qn dụng. Vì vậy, vũ khí thể thao khơng phải là đối tượng tác động của các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà có thể là đối tượng tác động của Tội chế tạo, tàng trữ,

<b>vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thơ sơ, vũ khí</b>

thể thao hoặc cơng cụ hỗ trợ theo khoản 1 Điều 306 BLHS 2015<small>3</small>.

3<small> “</small><b><small>Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thơ sơ, vũ khí thể thao hoặc cơng cụ hỗ trợ </small></b><small>318</small>

<small>1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thơ sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc cơng cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.</small>

<small>...”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>9. Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).</b>

<b>Nhận định sai. Vì căn cứ theo phần A mục 8 Thơng tư liên ngành 01/1995/TTLN thì</b>

khơng phải mọi trường hợp tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu

<b>thành 2 tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bántrái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS). Cụ thể:</b>

+ Nếu người phạm tội này mà thực hiện 2 hành vi (tàng trữ vũ khí qn dụng và bán vũ khí đó) riêng lẻ, độc lập (thực hiện hành vi phạm tội này kết thúc rồi mới thực hiện hành vi phạm tội kia) thì sẽ cấu thành 2 tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng

+ Nếu trong trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà những hành vi phạm tội này liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện, là hậu quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) đối với cùng nhiều đối tượng hay một đối tượng, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội với tên tội danh đầy đủ các hành vi đã được thực hiện, đó là Tội tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng

<b>(Điều 304 BLHS).</b>

<b>10. Hành vi hủy hoại vũ khí quân dụng là hành vi cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 303 BLHS).</b>

<b>Nhận định trên là sai. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 303 thì hành vi đó phải là hành vi</b>

hủy hoại hoặc hành vi làm hư hỏng cơng trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc

<b>gia; nếu đó là hành vi hủy hoại vũ khí quân dụng thì phải định tội theo khoản 1 Điều413 thuộc trường hợp hủy hoại vũ khí quân dụng. Hành vi hủy hoại cấu thành Tội hủy</b>

hoại tài sản khi đối tượng tác động của hành vi đó là tài sản thông thường, thuộc quyền sở hữu của một chủ thể cụ thể và khơng phải là vật có tính năng, công dụng đặc biệt.

<b>11. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng cơng trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS).</b>

<b>Sai. Vì trong tội Điều 303 khơng u cầu động cơ hay mục đích, do đó, dù đối tượng tác</b>

động là cơng trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia nhưng có mục đích hoặc động cơ khác nhau thì sẽ cấu thành các tội khác nhau như: nếu có mục đích chống chính quyền nhân dân thì sẽ có thể cấu thành Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước

<b>Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); Tội khủng bố nhằm chống chínhquyền nhân dân (Điều 113) hoặc nếu có mục đích gây ra tình trạng hoảng sợ trong cơngchúng thì có thể cấu thành Tội khủng bố (Điều 299). Như vậy, hành vi hủy hoại hoặc cố</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

ý làm hư hỏng cơng trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia khơng phải ln

<b>cấu thành Tội phá hủy cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều303).</b>

<b>12. Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ cấu thành Tội gây rối trật tự cơng cộng (Điều 318 BLHS).</b>

<b>Sai. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 318 BLHS, Tội gây rối trật tự công cộng chỉ cấu </b>

thành tội phạm khi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt hành chính; hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích. Tuy nhiên tùy vào trường hợp có sử dụng phương tiện phạm tội của người phạm tội mà có thể cấu thành các tội khác ví dụ: Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) hoặc Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265 BLHS) nếu đối tượng tác động là phương tiện có gắn động cơ; hoặc tùy vào mục đích nếu mục đích đó là để chống chính quyền nhân dân thì có thể cấu thành

<b>Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113) hoặc nếu có mục đích gây ra tình trạng hoảng sợ trong cơng chúng thì có thể cấu thành Tội khủng bố (Điều 299).13. Tiền thu giữ được trên người con bạc là tiền dùng để đánh bạc.</b>

<b>CSPL: khoản 3 Điều 1 NQ 01/2010</b>

<b>Căn cứ vào đối tượng tác động của Tội đánh bạc (Điều 321 BLHS), tiền thu giữ trong</b>

người con bạc chỉ được xem là tiền dùng để đánh bạc khi có căn cứ chứng minh rằng tiền đó đã hoặc sẽ được dùng để đánh bạc. Do đó, nếu khơng có căn cứ chứng minh rằng tiền trên người con bạc đó đã hoặc sẽ được dùng để đánh bạc thì tiền thu giữ được trên người con bạc không đương nhiên bị xem là tiền dùng để đánh bạc.

<b>14. Hành vi tổ chức đánh bạc có thể cấu thành tội đánh bạc</b>

Đây là nhận định đúng.

<b>Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 321 và khoản 1 Điều 322 BLHS</b>

Mặc dù hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi khách quan của Tội tổ chức đánh bạc

<b>theo Điều 322 BLHS nhưng nếu hành vi tổ chức đánh bạc không đủ yếu tố để cấu thànhtội này theo khoản 1 Điều 322 BLHS nhưng đủ yếu tố để cấu thành Tội đánh bạc theokhoản 1 Điều 321 BLHS thì người có hành vi tổ chức đánh bạc được xem là đồng</b>

phạm trong tội đánh bạc. Vì thế, hành vi tổ chức đánh bạc có thể cấu thành tội đánh bạc.

<b>15. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc</b>

Đây là nhận định sai.

<b>CSPL: khoản 3 Điều 1 NQ 01/2010</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bởi vì, tiền dùng để đánh bạc khơng chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc mà tiền dùng để đánh bạc cịn có thể là tiền thu giữ được trong người của các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được sử dụng để đánh bạc; hoặc tiền được thu giữ ở những nơi khác mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

<b>16. Đối tượng tác động của Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS) chỉ là tài sản do người khác phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội.</b>

Đây là nhận định sai.

<b>CSPL: khoản 1 Điều 1 TTLT 09/2011; Điều 323 BLHS</b>

Đối tượng tác động của Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khơng chỉ là tài sản do người khác phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện phạm tội mà còn có thể là tài sản do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (VD: Xe hơi có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

<b>17. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323).</b>

Đây là nhận định sai.

<b>Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 10 Điều 2 TTLT 09/2011; Điều 323, Điều 249,Điều 304, Điều 311 BLHS</b>

Để cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có thì đối với đối tượng tác động là tài sản khơng có cơng dụng đặc biệt như: vật, tiền, giấy tờ có giá, và quyền tài sản. Cịn nếu đối tượng tác động là tài sản có cơng dụng đặc biệt như: ma túy, tiền chất ma tuý, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, cơng cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng cấm, hàng giả, thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị xử lý về các tội tương ứng nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm

<b>của các tội đó như: Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249), Tội chế tạo, tàng trữ,</b>

vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương

<b>tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304), Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc muabán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 311).</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>18. Mục đích phổ biến các văn hóa phẩm đồi trụy là dấu hiệu định tội của Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 BLHS).</b>

Đây là nhận định đúng. Bởi vì, xét mục đích phổ biến các văn hóa phẩm đồi trụy đây là mặt khách quan của Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, là dấu hiệu định tội

<b>được quy định ngay trong cấu thành tội phạm theo khoản 1 Điều 326 “Người nào làm</b>

ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy…”.

<b>19. Hành vi của người quản lý khách sạn gọi gái mại dâm cho khách để họ mua bán dâm tại nơi mình đang quản lý sẽ cấu thành Tội chứa mại dâm và Tội môi giớimại dâm (Điều 327 và Điều 328 BLHS).</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, căn cứ theo NQ 02/2003 thì hành vi của người quản</b>

lý khách sạn gọi gái mại dâm cho khách để họ mua bán dâm tại nơi mình đang quản lý

<b>chỉ cấu thành Tội chứa mại dâm theo Điều 327 BLHS. Và hành vi nói trên của ngườiquản lý khách sạn chỉ cấu thành cả hai tội Tội chứa mại dâm theo Điều 327 BLHS vàTội môi giới mại dâm theo Điều 328 BLHS khi vừa gọi gái mại dâm đến cho khách để</b>

họ mua bán dâm tại khách sạn mình đang quản lý, vừa gọi gái mại dâm khác cho khách mua dâm khác để họ thực hiện việc mua bán dâm tại nơi khác.

<b>20. Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 329 BLHS).</b>

Đây là nhận định sai. Bởi vì, không phải mọi trường hợp mua dâm người chưa

<b>thành niên đều cấu thành Tội mua dâm người chưa thành niên theo Điều 329 BLHS mà</b>

phải dựa vào đối tượng tác động là người chưa thành niên, có thể tùy vào độ tuổi mà có thể cấu thành các tội khác nhau. Chẳng hạn như: Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo

<b>điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS nếu mua dâm người dưới 13 tuổi,... Thêm nữa, về mặt</b>

chủ thể của Tội mua dâm người chưa thành niên, phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên (chủ thể đặc biệt), nếu chủ thể là người dưới 18 tuổi thì sẽ khơng cấu thành tội này mà có thể cấu thành tội khác.

<b>27. Các tội phạm được quy định trong Chương các tội phạm về chức vụ đều phải do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.</b>

Nhận định sai. Không phải các tội phạm được quy định trong Chương các tội phạm về chức vụ đều phải do chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Vẫn có một số tội phạm dù được quy định tại Chương này nhưng không cần là người có chức vụ, quyền hạn. Bởi chủ thể trong các tội phạm sau là chủ thể thường, chỉ cần là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Tội cố ý làm lộ bí mật

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

cơng tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu, bí mật công tác (Điều 361 BLHS); Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS); Tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS) và Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS). Chủ thể ở các tội phạm trên, mặc dù là chủ thể thường nhưng đã có hành vi tác động hoặc lợi dụng người có chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội, qua đó làm biến dạng xử sự của người có chức vụ, quyền hạn nhằm xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

<b>28. Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS).</b>

<b> Nhận định sai. Không phải mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền</b>

hạn thực hiện đều cấu thành các tội phạm về chức vụ mà còn có thể được quy định ở các tội phạm thuộc các chương khác. Như:

+ Điều 377 BLHS quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật thì đây là hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện nhưng không được quy định tại chương này mà quy định trong Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương XXIV BLHS)

<b>29. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS).</b>

Nhận định sai. Bởi lẽ, nếu tài sản của Nhà nước mà chủ thể đó lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt được là các vật có tính năng, cơng dụng đặc biệt thì sẽ cấu thành các tội khác như:

+ Nếu tài sản đó là ma túy, tiền chất ma túy: cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS) hoặc Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS)

+ Nếu tài sản đó là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự: cấu thành Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304 BLHS)

+ Nếu tài sản đó là vật liệu nổ: cấu thành Tội chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305 BLHS) + Nếu tài sản đó là chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân: Tội chiếm đoạt chất phóng xạ, vật

liệu hạt nhân (Điều 309 BLHS)

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>30. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS).</b>

Sai. Vì hành vi này cịn có thể cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358) nếu người nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trên (người nhận hối lộ) là người có chức vụ nhưng khơng có thẩm quyền giải quyết theo yêu cầu của người đưa tiền, tài sản để hối lộ và đã dùng sự ảnh hưởng từ chức vụ, quyền hạn để thúc đẩy người có thẩm quyền giải quyết theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

<b>31. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) có thể được thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt.</b>

Nhận định này là sai. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) không được thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt. Hình thức chiếm đoạt của Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản chỉ được thể hiện ở 3 hình thức là cưỡng đoạt, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm. Do vậy, các hình thức chiếm đoạt khác như cướp, trộm,… khơng là hình thức chiếm đoạt của Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà có thể cấu thành các tội Cướp tài sản (Điều 168), Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)…

<b>32. Mọi hành vi vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái cơng vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đều cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS).</b>

Nhận định này là sai. Không phải mọi hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân đều cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS). Tội lợi dụng, chức vụ trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 BLHS là trường hợp phạm tội chung của các Tội phạm về chức vụ, bên cạnh đó cịn có các tội phạm cụ thể tại Điều 353, 354, 355, 356, 357, 358, 359 BLHS 2015. Do đó, hành vi vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại sẽ tùy thuộc dạng hành vi khách quan trong các tội phạm cụ thể trên, hành vi có thể cấu thành các tội như Tội tham ô tài sản (Đ353), Tội nhận hối lộ (Đ354), Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng người khác để trục lợi (Đ357), Tội giả mạo trong công tác (Đ358).

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>33. Hành vi vượt quá quyền hạn được giao để làm trái công vụ chỉ là hành vi khách quan của Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357 BLHS).</b>

Sai. Vì hành vi nêu trên nếu có mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể cấu thành: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355) đối với tài sảncủa người khác. Hoặc nếu thực hiện hành vi trên nhưng xâm phạm đến các khách thể khác nhau thì có thể cấu thành các tội khác nhau. Ví dụ: Là người có quyền hạn trong việc bắt, giữ, giam người nhưng lại tra tấn người đó thì có thể cấu thành tội Cố ý gây thương tích Điều 134… Do đó, hành vi vượt quá quyền hạn được giao để làm trái công vụ không chỉ là hành vi khách quan của tội Điều 357 mà còn là hành vi của các tội khác tuỳ vào mục đích, khách thể… mà hành vi đó xâm phạm.

<b>34. Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc khơng được phép làm thì chỉ cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 358 BLHS).</b>

Sai. Vì việc dùng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn có thể được thực hiện bởi 1 trong 2 chủ thể sau: (i) người có chức vụ nhưng khơng có thẩm quyền giải quyết u cầu của người đưa hối lộ (ví dụ: cấp trên); (ii) người khơng có chức vụ, quyền hạn nhưng có sự ảnh hưởng cá nhân đối với người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ (ví dụ: người có quan hệ hơn nhân, huyết thống...). Do đó, tùy vào việc chủ thể nào thực hiện hành vi nêu trên thì sẽ cấu thành các tội khác nhau: Đối với chủ thể (i) sẽ cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358); đối với chủ thể (ii) sẽ cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366)

<b>35: Mọi hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS)</b>

Đây là nhận định sai. Bởi vì, để cấu thành Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì hành vi khách quan phải là hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn. Do vậy, nếu hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được thực hiện bởi chủ thể thường thì không cấu thành Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà có thể cấu

<b>thành tội khác như: Điều 179, Điều 308, Điều 376 BLHS nếu đủ yếu tố cấu thành tội</b>

phạm của các tội này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>36. Mọi trường hợp làm lộ bí mật cơng tác đều cấu thành Tội cố ý làm lộ bí mật công tác (Điều 361 BLHS)</b>

Đây là nhận định sai. Bởi vì, trường hợp làm lộ bí mật cơng tác cấu thành Tội cố ý làm lộ bí mật cơng tác khi và chỉ khi hành vi khách quan là hành vi làm lộ bí mật cơng tác với lỗi cố ý được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn. Vì thế, nếu hành vi nêu trên không được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt thì khơng cấu thành Tội cố ý làm lộ bí mật cơng tác mà có thể cấu thành các tội: Điều 110, Điều 337 và Điều 342 BLHS nếu đủ điều kiện cấu thành. Ngoài ra, nếu hành vi làm lộ bí mật trong cơng tác khơng với lỗi cố ý mà với lỗi vơ ý thì có thể cấu thành Tội vơ ý làm lộ bí mật công tác theo Điều 362 BLHS.

<b>37. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là khơng có tội.</b>

Đây là nhận định sai. Xét về của đưa hối lộ gồm có 2 loại: thứ nhất là tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên; thứ hai là các lợi ích phi vật chất. Mà, tại khoản 7 Điều 364 BLHS chỉ ghi nhận về đối tượng “của đã dùng để đưa hối lộ” chứ không phân biệt giữa hai loại này.

Xét về hành vi và mặt chủ quan, chỉ được coi là khơng có tội khi xét thấy họ “bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác”, với trường hợp “không bị ép buộc đưa hối lộ nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác” thì hậu quả pháp lý là có thể được miễn trách nhiệm hình sự, chứ khơng đương nhiên được coi là khơng có tội.

<b>38. Động cơ vụ lợi là dấu hiệu định tội của Tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS)</b>

Sai. Xét mặt chủ quan của Điều 365 BLHS, tuy thơng thường người mơi giới hối lộ có thể vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, song động cơ phạm tội khơng có ý nghĩa định tội, thay vào đó, theo cấu thành tội phạm quy định chỉ xác định mục đích của tội này là “nhằm đạt được sự thỏa thuận về của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất về việc làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cầu của người đưa hối lộ”. Như vậy, động cơ vụ lợi không là dấu hiệu định tội của Tội môi giới hối lộ Điều 365 BLHS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>PHẦN BÀI TẬPBài tập 1</b>

<b>Sau khi đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng trận trong một trận bóng quốc tế, A đãtụ tập một số thanh niên có xe gắn máy và tuyên bố treo giải đua xe với giảithưởng một xe Dream "đập thùng" cho người thắng trong cuộc đua. Điều kiện củacuộc đua là các tay đua phải dùng xe không thắng. Nhiều thanh niên đã hưởng ứngvà tham gia vào cuộc đua ngay trên phố. Hãy xác định tội danh đối với các hành viđược nêu trong các tình huống sau:</b>

<b>a.Đám đua xe bị bắt giữ trong đó có cả A và họ khơng gây tai nạn gì.* Đối với A</b>

<b>Trong trường hợp này, tội danh của A là Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265BLHS).</b>

Xét các dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước.

- Mặt khách quan

+ Hành vi: hành vi của A là tổ chức trái phép việc đua xe gắn máy. Cụ thể, A đã tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy và tuyên bố treo giải đua xe với giải thưởng một xe Dream "đập thùng" cho người thắng trong cuộc đua và đưa ra điều kiện của cuộc đua là các tay đua phải dùng xe không thắng.

+ Phương tiện phạm tội: xe gắn máy.

- Mặt chủ quan: lỗi cố ý. A nhận thức được tính trái phép trong việc tổ chức đua xe nhưng vẫn thực hiện.

- Chủ thể: A là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.

<b>→ Tội danh của A là Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265 BLHS).</b>

<i><b>* Đối với đám đua xe </b></i>

<i><b> - Trường hợp 1: Trước đó đã bị kết án về tội đua xe trái phép chưa được xóa án tích</b></i>

<i><b>mà cịn tiếp tục thực hiện hành vi đua xe trái phép</b></i>

<b>Trong trường hợp này, tội danh của đám đua xe là Tội đua xe trái phép (Điều 266BLHS).</b>

Xét các dấu hiệu pháp lý:

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Khách thể: xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự công cộng. Qua đó đe dọa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. - Mặt khách quan

+ Hành vi: hành vi đua xe trái phép xe gắn máy. + Phương tiện đua xe trái phép: xe gắn máy.

+ Tại đây, mặc dù hành vi đua xe trái phép chưa gây ra hậu quả cho sức khỏe, tài sản của người khác nhưng trước đó đã bị kết án về tội tội đua xe trái phép hoặc tội Tổ chức đua xe trái phép chưa được xóa án tích mà cịn tiếp tục thực hiện hành vi đua xe trái phép. - Mặt chủ quan: lỗi cố ý.

- Chủ thể: đám đua xe là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.

<b>→ Tội danh của đám đua xe là Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).</b>

<i><b>- Trường hợp 2: Chưa bị kết án</b></i>

<b>Trong trường hợp này, tội danh của đám đua xe là Tội gây rối trật tự công cộng (Điều318 BLHS)</b>

Xét các dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: Xâm phạm trật tự ở nơi công cộng, vi phạm quy tắc, nếp sống văn minh, cản trở hoạt động lành mạnh, bình thường của những người khác ở nơi cơng cộng. - Mặt khách quan

+ Hành vi: Đám đua xe có hành vi cụ thể là tụ tập, hưởng ứng và tham gia đua xe gắn máy ngay trên phố để thể hiện thái độ coi thường trật tự chung nơi công cộng. Hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Chủ thể: đám đua xe là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS. - Mặt chủ quan

+ Lỗi cố ý. Đám đua xe nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở nơi công cộng và mong muốn thực hiện hành vi đó.

<b>→ Tội danh của đám đua xe là Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS)</b>

<b>b.Trong q trình đua xe, do khơng làm chủ được tốc độ B và C đã tông phải mộtchị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều làm chị này chết vì chấn thương sọ não.Trong trường hợp này, tội danh của B và C là Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS)</b>

Xét các dấu hiệu pháp lý:

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Khách thể: xâm phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ và trật tự cơng cộng. Qua đó đe dọa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. - Mặt khách quan:

+ Hành vi: B và C có hành vi đua xe trái phép xe gắn máy. Trong q trình đua xe, do khơng làm chủ được tốc độ nên B và C đã tông phải một chị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều.

+ Hậu quả: chị phụ nữ chết vì chấn thương sọ não.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi của B và C là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của chị phụ nữ.

+ Phương tiện phạm tội: xe gắn máy. - Mặt chủ quan: lỗi vô ý.

- Chủ thể: B và C là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.

→ Tội danh của B và C là Tội đua xe trái phép với tình tiết định khung tăng nặng tại

<b>điểm a khoản 2 Điều 266 BLHS.</b>

<b>c.Đám đua xe bị các chiến sỹ công an dùng biện pháp bắt giữ đã chạy thoát một sốtheo nhiều ngã ngách khác nhau. Trong q trình bỏ chạy do xe khơng thắng nênđã gây tai nạn ở một đường phố khác nhau làm một người bị thương với tỷ lệthương tật 35%.</b>

Trong trường hợp này, tội danh với đám đua xe là Tội vơ ý gây thương tích cho người

<b>khác (Điều 138 BLHS).</b>

Xét các dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: Xâm phạm đến sức khỏe của người khác.

- Mặt khách quan: Tội phạm cấu thành khi hội đủ các điều kiện:

+ Hành vi khách quan: Hành vi của đám đua xe là hành vi điều khiển xe không thắng (hành vi vô ý gây thương tích cho người khác)

+ Hậu quả: Gây thiệt hại về sức khỏe cho một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 35%. - Mặt chủ quan: Lỗi vơ ý.

- Chủ thể: Chủ thể thường có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

→ Tội danh của đám đua xe là Tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

<b>của người khác (Điều 138 BLHS).</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Bên cạnh đó, trong trường hợp này khơng thể định tội danh của đám đua xe này ở Tội

<b>đua xe trái phép (Điều 266 BLHS). Tại đây, vì để chạy thốt khỏi các chiến sỹ cơng an</b>

nên đám đua xe đã điều khiển phương tiện xe gắn máy trên để bỏ chạy chứ không phải để tiếp tục tham gia vào cuộc đua xe. Nên không thể định ở tội danh này.

<b>Bài tập 2</b>

<b>H trực tiếp điều khiển xe ô tô bị mắc lầy tại lễ đường quốc lộ 19 (Gia Lai).Để kéo xe lên, H đã kéo sợi dây cáp ngang qua đường quốc lộ và móc vào cây mítbên kia đường, đồng thời bảo hai người làm công đi theo xe là T và N đứng cáchsợi dây cáp khoảng 3 mét để báo hiệu xin đường ở hai hướng. Sợi dây cáp cảnhtrung qua đường cách mặt đường 1,2 mét. Lúc này, A điều khiển xe mô tô chở B điđến với tốc độ 50-60 km/h. T liền đưa tay báo hiệu nhưng A không biết để dừng xemà vẫn lái xe lao thẳng vào sợi dây cáp. A và B bị dây cáp cản văng ra khỏi xe, bịthương nặng, chiếc xe mô tô ngã, lao đi 29 mét mới dừng lại. H đưa hai nạn nhânđến bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng A đã chết. Hãy xác định tộidanh trong vụ án này.</b>

<b>Trong trường hợp này, H phạm Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 261BLHS). Cụ thể:</b>

- Khách thể: Xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của các phương tiện giao thơng đường bộ, qua đó gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. - Chủ thể: Chủ thể thường (có năng lực TNHS và đạt độ tuổi do luật định).

- Mặt khách quan: cấu thành vật chất

+ Hành vi: H đã đặt chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ - kéo sợi dây cáp ngang qua đường quốc lộ và móc vào cây mít bên kia đường. Mà theo đó, đây là hành vi sử dụng trái phép phần đường xe chạy, là hành vi khách quan cấu thành tội này.

+ Hậu quả: A - người đi mô tô lao thẳng vào sợi dây cáp và chết.

+ Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Hành vi đặt chướng ngại vật trên của H đã gây nên hậu quả A chết.

- Mặt chủ quan: Lỗi vô ý.

<b>Bài tập 3</b>

<b>Vào lúc 2h sáng ngày 15/10/2016, A điều khiển xe ơ tơ trên đường thì xe bịhỏng. A dừng xe sát lề phải đường và đi gọi thợ đến sửa xe. Do trời tối, B điềukhiển xe mô tô đi cùng chiều và đã tông vào xe của A dẫn đến hậu quả là B chết. Acó phạm tội hay khơng? Nếu có phạm tội gì trong các trường hợp sau:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>1. A để xe bên lề đường khơng có biển báo hiệu, đoạn đường này khơng cóđèn chiếu sáng cơng cộng.</b>

<b>A phạm Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260BLHS). Cụ thể:</b>

- Khách thể: xâm phạm đến sự an tồn giao thơng đường bộ, qua đó gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

- Mặt khách quan: cấu thành vật chất

+ Hành vi: A đã có hành vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ, cụ thể là để xe bên lề đường khơng có biển báo hiệu, đoạn đường này khơng có đèn chiếu sáng

<b>cơng cộng. Xét trường hợp này, xe của A đang ở trạng thái đỗ. Căn cứ theo điểm dkhoản 2 Điều 18 Luật GTĐB 2008 thì sau khi đỗ xe, A chỉ được rời khỏi xe khi đã</b>

thực hiện các biện pháp an toàn - phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết do A đang dừng xe ô tô chiếm một phần đường bên phải xe chạy. Tuy nhiên, theo tình huống, dù A đã thực hiện việc đỗ xe sát lề đường bên phải nhưng A đã khơng có hành vi cảnh báo người và phương tiện đi lại trên đường biết bằng cách bật đèn tín hiệu, cảnh báo bằng cây hoặc vật để ở phía trước và phía sau của phương tiện gặp trục trặc. Do đó, có thể xem đây là hành vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ do không thực hiện hết các biện pháp an toàn trước khi rời khỏi xe, cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

+ Hậu quả: Làm chết người.

+ Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Hành vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của B.

- Mặt chủ quan: lỗi vô ý.

- Chủ thể: chủ thể thường (có năng lực TNHS và đạt độ tuổi do luật định).

<b>2. A đã thực hiện các biện pháp cảnh báo an toàn theo quy định của phápluật trước khi rời khỏi xe.</b>

A không phạm tội.

<b>Bài tập 4</b>

<b>Tối 9-1, A và B trèo tường vào khu vực W9B đường băng Sân bay Tân SơnNhất tháo trộm các bộ đèn tim đường băng, bị lực lượng an ninh phát hiện. Tạicông an, A và B khai đã ba lần lên vào đường băng tháo trộm các bộ đèn timđường để lấy nhôm đem bán. Tổng thiệt hại của 3 lần lấy các bộ đèn tim đường</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>băng của A và B là 506 triệu đồng. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A vàB trong vụ án này và giải thích tại sao.</b>

A và B phạm Tội phá hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh

<b>quốc gia (Điều 303 BLHS), cụ thể:</b>

- Khách thể: âm phạm sự an tồn của cơng trình quan trọng về an ninh quốc gia, qua đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

- <b>Đối tượng tác động: Căn cứ theo Quyết định 809/2018/QĐ-TTg Công trình cảng</b>

hàng khơng quốc tế Tân Sơn Nhất là cơng trình quan trọng liên quan an ninh quốc gia. - Mặt khách quan

+ Hành vi: A và B đã có hành vi cố ý làm mất giá trị sử dụng của các bộ đèn tim đường băng bằng cách tháo trộm các bộ đèn này để lấy nhôm đem bán, trong khi đó, nếu khơng có đèn tim đường lăn, máy bay sẽ không thể hạ, cất cánh vào ban đêm hoặc có thể gây tai nạn cho tàu bay. Thêm nữa, các bộ tim đường băng này thuộc công trình quan trọng liên quan an ninh quốc gia - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

+ Hậu quả: Gây thiệt hại 506 triệu đồng.

+ Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: hành vi phá hủy công trình quan trọng liên quan an ninh quốc gia trên là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại 506 triệu đồng.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.

- Chủ thể: chủ thể thường (có năng lực TNHS và đạt độ tuổi do luật định)

<b>Bài tập 5</b>

<b>A là bảo vệ của một cơng ty khai thác đá. Biết trong cơng ty có một lượng lớnthuốc nổ dùng để phá đá, A đã lấy trộm khoảng 15kg thuốc nổ rồi đem bán cho Blà một ngư dân để B đánh bắt cá. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Atrong vụ án này và giải thích tại sao?</b>

A có phạm tội. Tội mà A đã phạm Tội chiếm đoạt, mua bán trái phép vật liệu nổ

<b>(Điều 305 BLHS). Vì:</b>

- Khách thể:

+ Hành vi của A đã xâm phạm chế độ quản lý vật liệu nổ của Nhà nước, xâm phạm an tồn cơng cộng và trật tự cơng cộng

+ ĐTTĐ: Vật liệu nổ ở đây là thuốc nổ dùng cho hoạt động kinh tế, dân sự (dùng để khai

<b>thác đá) nên đây là vật liệu nổ công nghiệp căn cứ theo điểm a khoản 7 khoản 9 Điều3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ 2017.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Mặt khách quan

+ Hành vi: A đã lén lút chiếm đoạt khoảng 15kg thuốc nổ của công ty và hành vi bán trái phép thông qua việc trao đổi thuốc nổ cho B và nhận lại tiền mặt vì A chiếm được thuốc nổ từ phạm tội mà có nên việc mua bán này cũng là trái phép vì A khơng phải là chủ sở hữu của thuốc nổ.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý Chủ thể: A là chủ thể thường

⇒ A đã phạm Tội chiếm đoạt, mua bán trái phép vật liệu nổ (Điều 305 BLHS)

<b>Bài tập 6</b>

<b>A qua biên giới Trung Quốc mua trái phép một lượng pháo nổ khoảng 200kg rồivận chuyển bằng đường bộ sang biên giới Việt Nam. A bán số pháo nổ này cho Bthì bị bắt. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải</b>

+ Hành vi: Được thể hiện ở hành vi A đã buôn bán trái pháp luật qua biên giới cụ thể là ở Trung Quốc được thể hiện qua việc A mua số pháo nổ trên để nhằm bán lại không đúng với quy định của Nhà nước về việc đưa hàng hóa vào Việt Nam (đây là hành vi bị

<b>cấm theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP)</b>

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hành vi buôn bán được thực hiện nhằm mục đích kiếm lời vì động cơ vụ lợi.

- Chủ thể: A là chủ thể thường

<b>Bài tập 7</b>

<b>Khương, Duy (em của Khương), Hào, Quý rủ nhau ra khu du lịch Xuân Thiềuuống rượu. Khi Quý. Hào chuẩn bị ra về thì Khương vơ cớ gây sự với Quý và Hào,hai bên cãi nhau qua lại. Khương dùng thắt lưng đánh Quý, còn Duy đập vỡ 2 chaibia lấy phần còn lại đi sát vào cổ của Hào. Quý và Hào bỏ chạy, Khương và Duyđuổi theo làm mọi người đến khu du lịch bỏ chạy tán loạn, gây náo động ở khu du</b>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×