Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN DAP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC VẠN THỌ LÙN (TAGETES PUTALA L ) TẠI TAM KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 50 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA - SINH </b>

------

<b>CAO THỊ HẢI VỌNG </b>

<b>NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN DAP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN </b>

<b>CỦA CÂY HOA CÚC VẠN THỌ LÙN </b>

<i><b>(TAGETES PUTALA L.) TẠI TAM KỲ </b></i>

<i><b>Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

<i><b>Tam Kỳ, tháng 04 năm 2017 </b></i>

<b>Tác giả khóa luận </b>

<b>Cao Thị Hải Vọng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b> LỜI CẢM ƠN </b>

Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cơ, gia đình và bạn bè. Qua đây, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:

- Th.S Trần Thị Phú – cô giáo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

- Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trong khoa Lý – Hóa – Sinh trường đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất cho tơi để tơi có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu.

- Quý thầy cô giáo trong tổ bộ môn Sinh đã cho phép tôi sử dụng thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện đè tài nghiên cứu.

- Gia đình và bạn bè đã ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

<b>Tác giả </b>

<b>Cao Thị Hải Vọng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.1 Lượng phân bón cho cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (g) 13 3.1 Kết quả chiều cao cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (cm) 18-19 3.2 Kết quả diện tích lá cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (dm<small>2</small>) 20 3.3 Kết quả phân nhánh cấp 1 của cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (nhánh) 22 3.4 Kết quả ra nụ của cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (nụ/cây) 23 3.5 <sup>Ảnh hưởng của phân bón DAP đến thời gian ra nụ và nở hoa </sup>

3.6 Kết quả đường kính hoa Cúc Vạn Thọ lùn (cm) 25

3.8 <sup>Kết quả cường độ quang hợp của cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số biểu </b>

3.1 Kết quả chiều cao cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (cm) 20 3.2 Kết quả diện tích lá cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (dm<small>2</small>) 21 3.3 Kết quả phân nhánh cấp 1 của cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (nhánh) 22 3.4 Kết quả ra nụ của cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (nụ/cây) 23 3.5 <sup>Ảnh hưởng của phân bón DAP đến thời gian ra nụ và nở hoa </sup>

3.6 Kết quả đường kính hoa Cúc Vạn Thọ lùn (cm) 26

3.8 <sup>Kết quả cường độ quang hợp của cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4. Phương pháp nghiên cứu ... 2

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

1.1. Tình hình nghiên cứu hoa Cúc Vạn Thọ lùn ở Việt Nam ... 3

1.2. Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thời tiết tại Tam Kỳ, Quảng Nam ... 4

1.2.1. Vị trí địa lý ... 4

1.2.2. Đặc điểm địa hình ... 4

1.2.3. Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đơng Xuân 2016 – 2017 ... 4

1.2.4. Giới thiệu sơ lược Vườn thực nghiệm sinh học – BVTV của trường Đại Học Quảng Nam, Tp Tam Kỳ, Quảng Nam ... 6

<i>1.3. Nguồn gốc cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (Tagetes putala L.) ... 6 </i>

1.4. Phân loại cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn ... 7

1.5. Đặc điểm hình thái ... 7

1.5.1. Cơ quan sinh dưỡng ... 7

1.5.2. Cơ quan sinh sản ... 7

1.6. Đặc điểm sinh thái ... 8

1.7. Giá trị sử dụng của cây ... 9

1.8. Kỹ thuật chăm sóc hoa vạn thọ lùn ... 9

1.8.1. Giống ... 9

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1.9. Giới thiệu sơ lược về phân DAP ... 11

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 12

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 12

2.2. Nội dung nghiên cứu ... 12

2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 12

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ... 12

2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ... 13

2.3.3. Phương pháp xác định chỉ tiêu ... 13

<i>2.3.3.1. Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển ... 14 </i>

<i>2.3.3.2. Chỉ tiêu sinh sản (hoa) ... 14 </i>

<i>2.3.3.3. Chỉ tiêu sinh lý của cây ... 15 </i>

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: ... 16

2.4. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu ... 17

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 18

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3.3.3. Đường kính hoa ... 25

3.3.4. Độ bền tự nhiên của hoa ... 26

3.4. Ảnh hưởng của phân bón DAP đến các chỉ tiêu sinh lý của cây ... 27

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Hoa là một sản phẩm đặc biệt vì hoa mang một giá trị tinh thần không thể thiếu được đối với con người. Mỗi lồi hoa đều gắn liền với tình cảm của con người và nó mang sắc thái riêng cho từng vùng, từng dân tộc. Hoa đã trở thành sản phẩm nơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, nó thúc đẩy ngành sản xuất và kinh doanh hoa phát triển mạnh mẽ.

Việt Nam là nước có truyền thống chơi hoa từ rất lâu đời, việc trồng hoa và sử dụng hoa theo nhiều hình thức: hoa cắt cành, hoa chậu, hoa vườn, hoa bonsay. Hiện nay, quá trình phát triển đơ thị ngày càng mở rộng, đất đai nông nghiệp càng bị thu hẹp, chính vì thế xu hướng trồng hoa trong chậu càng được ưa chuộng, bởi lẽ nó tận dụng được không gian nhỏ hẹp trong các nhà ở thành phố, dễ vận chuyển, dễ tiêu thụ. Bên cạnh đó, các phụ phẩm như mùn cưa, bã mía, sơ dừa, rơm rạ,… để trồng hoa là nguyên liệu rất dồi dào với chi phí thấp, giá thành hạ, phù hợp với sản xuất qui mô nông hộ và gia đình.

Tuy nhiên từ trước đến nay kĩ thuật trồng hoa chậu nói chung và trồng hoa Cúc Vạn Thọ lùn trên giá thể nói riêng ít được quan tâm nghiên cứu. Mặc dù, hoa Cúc Vạn Thọ lùn là loại hoa có khả năng sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt, và đem lại giá trị kinh tế cao. Nhưng việc sử dụng phân bón DAP hợp lý phù hợp với quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng cũng như thích hợp với điều kiện tại Tam Kỳ, Quảng Nam là vấn đề rất cần thiết.

<b>Từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân DAP đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa Cúc Vạn </b>

<i><b>Thọ lùn (Tagetes putala L.) tại Tam Kỳ”. </b></i>

<b>2. Mục tiêu đề tài </b>

- Đánh giá ảnh hưởng của phân DAP đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn trên giá thể mùn cưa.

- Đánh giá ảnh hưởng của phân DAP đến các chỉ tiêu sinh lý của cây hoa

<i>Cúc Vạn Thọ lùn trên giá thể mùn cưa. </i>

- Xác định liều lượng phân DAP thích hợp cho sự sinh trưởng và phát

<i>triển nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn tại Tam </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Kỳ.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng </b>

<i>- Giống hoa Cúc Vạn Thọ lùn (Tagetes putala L.) </i>

- Liều lượng phân bón DAP.

<b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

- Địa điểm: Đề tài được thực nghiệm tại vườn thực nghiệm sinh học – BVTV của trường Đại Học Quảng Nam, Tp Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

- Thời gian: Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập thông tin, thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trong chậu theo kiểu ngẫu nhiên (CRD: Complety randomisied design) với 3 công thức, lặp lại 3 lần.

- Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu: phương pháp quan sát, cân, đo, đếm số lượng, phương pháp làm thí nghiệm.

- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu được qua các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu hoa Cúc Vạn Thọ lùn ở Việt Nam </b>

Theo Khuất Thị Hoan, 2014, đã nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của loại hoa vạn thọ lùn trồng chậu, kết quả là công thức 3 (xơ dừa + bèo hoa dâu + Compot) cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất, tốc độ ra lá nhanh nhất 6,8 lá/thân chính, lá có màu xanh đậm hơn, số lượng cành cấp 1nhiều 5,3 cành/ cây, số nụ hoa nhiều, đường kính hoa to, độ bền của hoa đạt 35,7 ngày nổi trội hơn các cơng thức cịn lại.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương, 2009, phun chế phẩm dinh dưỡng qua lá Chitôsan đối với cây hoa Vạn Thọ lùn làm tăng chiều cao cây, số lá/cây, giúp cây ra hoa sớm, chất lượng hoa đạt cao: chiều cao cây đạt 33,3 cm, số lá trên thân chính đạt 15,2 lá; thời gian trồng đến ra hoa rộ là 42,3 ngày, đường kính hoa đạt 7,43 cm và độ bền trồng thảm là 55 ngày.

Theo Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thế Hùng, Lê Phúc Bình, Phạm Minh Phượng, Trịnh Thị Mai Dung, 2012, đã nghiên cứu ảnh hưởng của thảm tưới bón và giá thể đến chu kỳ tưới, lượng nước, các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng hoa của cây Cúc Vạn Thọ lùn trồng chậu, kết quả thí nghiệm cho thấy: dùng thảm tưới bón hạn chế được nước thất thốt xuống dưới, nước được cấp đúng, đủ theo nhu cầu của cây, không dư thừa, giá thể giữ ẩm lâu hơn, giúp chu kỳ tưới kéo dài, lượng nước cần tưới và cơng chăm sóc cây trồng giảm so với cách tưới thông thường; các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng của hoa cúc vạn thọ lùn trồng trong các công thức sử dụng cách tưới bằng thảm tưới bón đều lớn hơn so với cách tưới thông thường. Sử dụng giá thể 3 (đất phù sa, phân chuồng, trấu hun, xơ dừa theo tỉ lệ 1,5:1:1:0,5) để trồng cây Cúc Vạn Thọ lùn khi dùng phương pháp tưới bằng thảm tưới bón và phương pháp tưới thông thường tốt hơn hai loại giá thể 1 (100% đất phù sa) và 2 (đất phù sa, phân chuồng, trấu hun theo tỉ lệ 3:1:1); chiều cao của cây 33,3 cm, đường kính tán 30,1 cm, chiều cao hoa 82,7 mm, đường kính hoa 78,1 mm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>1.2. Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thời tiết tại Tam Kỳ, Quảng Nam 1.2.1. Vị trí địa lý </b>

Tam Kỳ là thành phố nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Nam. Tọa độ địa lí: 15<small>0</small>34’30’’ vĩ độ Bắc, 108<small>0</small>28’30’’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Thăng Bình, phía nam giáp huyện Núi Thành, phía tây giáp huyện Phú Ninh, phía đơng giáp biển Đơng. Thành phố Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam, là địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và phong trào cách mạng.

Hiện nay thành phố Tam Kỳ gồm 9 phường: phường Tân Thạnh, Hòa Thuận, An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh với diện tích tự

<b>nhiên 9.263,56 ha. </b>

<b>1.2.2. Đặc điểm địa hình </b>

Thành phố có địa hình nhìn chung nghiêng theo hướng Tây Nam và Đông Bắc. Độ dốc trung bình của nội thị từ 2% đến 4%. Cao độ trung bình của các khu vực ven sông và khu trung tâm thay đổi từ 2,0m đến 4,0m độ cao so mực nước biển. Địa hình khu vực phía Tây của thành phố có cao độ lớn hơn 6,0m và những quả đồi nằm tách biệt có đỉnh ở độ cao đến tới 40m.

Thành phố Tam Kỳ có địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thêm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông.

Đất đai có dạng đồi thấp, đồng bằng được tạo thành do bồi tích của sơng, biển và q trình rửa trơi. Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đơng. Nhìn chung địa hình tồn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sơng Trường Giang.

<b>1.2.3. Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 </b>

Thời tiết khí hậu là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, phẩm chất cuối cùng của các loại cây trồng nói chung và cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn nói riêng. Thời tiết tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, người ta đã đưa hoa vào trồng trong các nhà lưới, đặc biệt hơn là nhà kính để

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

điều chỉnh kiểm soát các yếu tố thời tiết. Việt Nam là nước ngành công nghệ khoa học cịn thấp hoặc trung bình, chưa có nhiều nhà lưới cơng nghệ cao hay nhà kính nên chưa điều khiển được các yếu tố thời tiết trong khi sản xuất các loại

Qua bảng số liệu 1.1 cho ta thấy: thời tiết vụ Đông Xuân 2016 -2017 diễn ra rất thất thường, nhiệt độ trung bình của tháng 11 cao nhất trong các tháng trồng hoa (11/2016 – 2/2017) là 25,2<small>0</small>C, độ ẩm và lượng mưa cao nhất rơi vào tháng 12 là 93% và 1205,3 mm. Tháng 12 là lúc thời gian cây cúc vạn thọ đang sinh trưởng và phát triển mà với độ ẩm và lượng mưa như vậy đã làm chậm quá trình và kéo dài thời gian sinh trưởng. Trong thời gian này, ta cần phải kéo lưới che để giảm tác động mạnh của các hạt mưa gây ra dập nát cây, đồng thời phải ln xới đất và tìm cách thốt nước ở vị trí để chậu để chống ngập úng lâu ngày dẫn đến tình trạng thối rễ. Tháng 1 nhiệt độ tăng lên 24,5<small>0</small>C, lượng mưa và độ ẩm giảm đáng kể còn 74% và 495 mm so với tháng 12 nên thời gian này ta cần phải thường xuyên tưới nước, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để cây ra nụ to, số lượng nhiều trên một cây. Sang tháng 2, nhiệt độ còn 23,1<small>0</small>C, độ ẩm tăng lên 83%, lượng mưa giảm xuống 167,5 mm, trời nắng nóng, bốc hơn nước nhiều. Thời gian này, hoa bắt đầu nở rộ, ta cần phải cung cấp nước nhiều hơn, để hoa nở tươi tắn cho hương thơm. Tóm lại, thời tiết ảnh hưởng trược tiếp và tác động rất lớn đến chất lượng và khả năng ra hoa của cây Cúc Vạn Thọ lùn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.2.4. Giới thiệu sơ lược Vườn thực nghiệm sinh học – BVTV của trường Đại Học Quảng Nam, Tp Tam Kỳ, Quảng Nam </b>

Vườn thực nghiệm sinh học – BVTV của trường Đại Học Quảng Nam nằm ở phía sau của trường đối diện với giảng đường A2, bên phải của cổng vào nhà khách, đường Nguyễn Đình Chiểu. Đây là khu vườn dành cho các sinh viên chuyên ngành sinh học và bảo vệ thực vật nghiên cứu thực nghiệm. Diện tích vườn khoảng 350m<small>2</small>, địa hình đất tương đối bằng phẳng, độ phì nhiêu cịn thấp, nên cần phải canh tác nhiều hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là chất hữu cơ để tăng độ phì. Vườn thuộc địa phận Thành Phố Tam Kỳ, có thời tiết tương đối thuận lợi cho việc nghiên cứu sinh lý cây trồng. Bên cạnh đó, vườn cịn gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa như khả năng thoát nước chậm gây ngập úng ảnh hưởng đến cây trồng nên cần khắc phục thêm.

<i><b>Vườn thực nghiệm Sinh học – Bảo vệ thực vật </b></i>

<i><b>1.3. Nguồn gốc cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn (Tagetes putala L.) </b></i>

Trên thế giới, hoa Vạn Thọ chia ra làm ba loài nguyên và loài lai

<i>(hybirds). Ba loài nguyên: loài Vạn Thọ Phi Châu (Tagetes erecta), loài Vạn Thọ Pháp (Tagetes patula), loài Vạn Thọ Nhỏ (Tagetes tenuifolia). Lồi lai có tên là American Marigold: lồi lai Antigua Yellow, loài lai Inca Hybrid, giống tam </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

nhiễm lai triploid, thuộc nhóm Solar series F1.

Hoa Cúc Vạn Thọ lùn có nguồn gốc tại khu vực Tây Nam Hoa Kỳ qua Mexico và về phía Nam tới khắp Nam Mỹ. Sau đó du nhập vào Trung Quốc và qua Việt Nam.

<i><b>1.4. Phân loại cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn </b></i>

<i>Ngành: Hạt kín (Angiospermatophyta) </i>

Lớp: Hai lá mầm (Dicotyledonae)

<i>Bộ: Bộ Cúc (Asterales) Họ: Họ Cúc (Asteraceae) Chi: Chi Cúc vạn thọ (Tagetes) Loài: Tagetes putala L. </i>

Hiện nay trên thị trường có nhiều giống hoa Cúc Vạn Thọ lùn phổ biến như: loài lai Antigua Yellow, vạn thọ lùn F1 (VA.27), vạn thọ Pháp (VA.43), vạn thọ Thái lùn F1 vàng chanh,… Tôi đã chọn giống Vạn thọ lùn F1 (VA.27) để tiến hành trồng nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân DAP đến sinh trưởng và phát triển của cây.

<b>1.5. Đặc điểm hình thái 1.5.1. Cơ quan sinh dưỡng </b>

<b>- Rễ: Hoa Cúc Vạn Thọ lùn có bộ rễ chùm, phân nhánh nhiều. </b>

<b>- Thân: Thân đứng, cao 25 - 35 cm, phân nhánh thành bụi có cành nằm trải ra rất thích hợp cho trồng chậu. </b>

- Lá: Lá mọc cách nhẵn, xẻ lông chim, có thuỳ hẹp; dài nhọn, khía răng cưa, răng trên cùng kết liều bằng một mũi nhọn, xếp thành vịng xoắn trên thân. Lá có mùi hăng hắt khi vò nát.

<b>1.5.2. Cơ quan sinh sản </b>

- Hoa dạng đầu tỏa trịn, khơng cồi, màu vàng tươi, đường kính từ 6 - 8 cm, có cuống dài, dày, phình và rỗng ở dưới đế hoa; bao chung gồm những lá bắc nhọn, gắn liền nhau. Cánh hoa mềm mại với mép lượn sóng nhẹ nhàng. Hoa ở phía ngồi phát triển hình lưỡi nhỏ x ra, hoa ở phía trong hình ống và nhỏ.

- Quả hoa vạn thọ lùn là loại quả bế.

- Trong quả có một hoặc nhiều hạt, trọng lượng 1000 hạt khoảng 1g.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>1.6. Đặc điểm sinh thái 1.6.1. Nhiệt độ </b>

Nhiệt độ là yếu tố quyết định ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và phát dục của hoa Cúc Vạn Thọ lùn, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng và phát triển của cây qua các giai đoạn.

Nhiệt độ gieo thích hợp 20 - 30<small>0</small>C, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp 25 - 35<small>0</small>C. Độ ẩm thích hợp nhất là 60 - 70%. Nếu gieo ở nhiệt độ quá thấp hay quá cao so với ngưỡng giới hạn thì hạt sẽ không nảy mầm hay tỉ lệ nảy mầm là rất thấp. Nếu nhiệt độ sinh trưởng quá thấp hay quá cao so với ngưỡng giới hạn thì cây sẽ kém và đôi khi không sinh trưởng phát triển được, dẫn đến chết.

<b>1.6.2. Ánh sáng </b>

Ánh sáng là một yếu tố sinh thái, ánh sáng có vai trò quan trọng đối với các cơ thể sống. Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật tiến hành quang hợp. Tùy theo cường độ và chất lượng của ánh sáng mà nó ảnh hưởng nhiều hay ít đến quá trình trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều quá trình sinh lý của các cơ thể sống.

Cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn là cây ưa sáng nên cây cần ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp cho cây 15.000 - 20.000 lux.

<b>1.6.3. Nước </b>

Hoa Cúc Vạn Thọ lùn yêu cầu trồng ở vùng đất thốt nước, khơ ráo. Khi trồng chậu cần chú ý việc chọn đất, chọn chậu trồng phải có 3 – 4 lỗ thơng thống đất và khí ở đáy, khơng để chậu nơi ngập nước mà phải để nơi khơ ráo có ánh sáng đầy đủ cho cây. Vì cây khơng chịu được ngập úng, nếu ngập úng cây sẽ dễ bị thối rễ, mà đây là loài cây ưa sáng nên cần ánh sáng trực tiếp.

<b>1.6.4. Giá thể </b>

- Mùn cưa đã ủ hoai mục cùng với phân chuồng theo tỉ lệ 1:1 trong thời

<b>gian 3 tháng. </b>

- Đất dùng để gieo giống là đất thịt nhẹ, được trộn với phân chuồng rồi ủ theo tỉ lệ 1:1 trong thời gian 3 tháng.

<b>1.6.5. Dinh dưỡng </b>

Hoa Cúc Vạn Thọ lùn yêu cầu dinh dưỡng sớm, nhất là vào thời gian cây

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>được 3 - 4 cặp lá cho đến khi ra nụ đầu tiên. 1.7. Giá trị sử dụng của cây </b>

- Hoa Cúc Vạn Thọ lùn dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày dịp Tết Nguyên Đán. Hoa còn mang ý nghĩa cầu mong sức

<i>khỏe, sự trường thọ và may mắn cho mọi người. </i>

- Trong y học: Cúc vạn thọ điều trị các bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, tiêu chảy, đau bụng, làm mát dạ dày, gan, mật, trị nơn mửa, kiểm sốt ký sinh trùng trong ruột và chữa chứng đầy hơi, khó tiêu, chữa đau răng ở trẻ em.

- Ngoài ra Cúc Vạn Thọ lùn còn là nguồn nguyên liệu được sử dụng trong công nghiệp làm tinh dầu gọi là dầu cúc vạn thọ.

<b>1.8. Kỹ thuật chăm sóc hoa vạn thọ lùn </b>

Vụ Đơng Xn, trồng vào đầu tháng 11 âm lịch, trồng muộn nhất vào 5/11 hay 6/11 âm lịch hằng năm.

<b>1.8.3. Xử lý mùn cưa </b>

- Mùn cưa được làm cho thấm đều nước, trộn với phân chuồng theo tỉ lệ 1:1, sau đó cho men ủ sinh học TRICHO BIO99 vào trộn đều rồi ủ lại cho hoai

<b>mục trong thời gian 3 tháng. </b>

- Đất dùng để gieo giống là đất thịt nhẹ, được trộn với phân chuồng rồi ủ theo tỉ lệ 1:1 trong thời gian 3 tháng.

<b>1.8.4. Gieo giống </b>

- Ủ hạt: hạt giống được ngâm trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong vịng 3 tiếng sau đó vớt và ủ trong tấm vải 1 ngày 2 đêm rồi đem hạt ra gieo.

- Chuẩn bị bầu đất để gieo giống, đất dùng để gieo giống là đất thịt nhẹ, được ủ với phân chuồng theo tỉ lệ 1:1 trong vòng 3 tháng, phải tơi xốp, sạch và thoát nước nhanh. Từ khi gieo hạt đến khi cây được 2 - 3 cặp lá thì tiến hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

mang cây con ra trồng vào chậu. Chậu có đường kính từ 18cm. Chậu chuẩn bị sẵn giá thể mùn cưa và phân chuồng hoai mục tỉ lệ 1:1 vào 2/3 chậu.

- Chúng ta tưới nước cho cây bằng bình phun sương, mỗi ngày tưới khoảng 2 lần vào sáng sớm, 16h30 - 17h chiều. Nếu thấy nước nhiều quá cần xới mùn cưa cho thốt nước nhanh hơn.

<b>1.8.5. Bón phân </b>

+ cây được 3 - 4 cặp lá: 0.015 kg DAP hồ tan trong 4 lít nước rồi tưới đều vào cho 15 cây bằng cách phun trên lá.

+ cây được 4 - 5 cặp lá ta bón lại 0,03 kg DAP hồ tan trong 4 lít nước rồi tưới đều vào cho 15 cây bằng cách phun trên lá.

+ cây được 5 - 6 cặp lá ta sử dụng 0,045 kg DAP hoà tan trong 4 lít nước rồi tưới đều vào cho 15 cây bằng cách phun trên lá.

+ cây được 6 - 7 cặp lá ta bón thúc cho đầy chậu, dùng phân chuồng + mùn cưa đã ủ hoai mục theo tỉ lệ 1:1.

<b>1.8.6. Tưới nước </b>

- Ta tưới nước cho cây bằng cách phun qua lá khi cây con mới được trồng vào chậu cho tới khi cây được 4 cặp lá hoàn chỉnh. Và tưới trực tiếp vào gốc cây

<b>khi cây bắt đầu từ 5 cặp lá cho đến hết quá trình còn lại. </b>

- Khi cây con mới được trồng vào chậu ta tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối khi trời nắng gắt. Nếu gặp trời mưa mà lượng mưa ít thì ta tưới ngày 1 lần, nếu mưa to thì ta đem chậu vào để trong phạm vi có lưới rào chắn, không tưới nước đồng thời xới cho đất tơi xốp bề mặt để khỏi bị ngập úng.

<b>1.8.7. Bấm ngọn </b>

- Khi cây có từ 7 - 8 cặp lá (cây trồng được khoảng 35 - 40 ngày), ta tiến hành bấm ngọn như sau:

+ Dùng kéo hay dao bấm đọt từ 2 - 3cm. Khi bấm phải bấm cẩn thận, tránh làm gãy các chồi nách ở bên.

+ Mục đích: để cho các chồi nách phát triển, chuẩn bị cho sự hình thành nụ đầu tiên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>1.8.8. Phòng bệnh </b>

- Sâu và côn trùng gây hại:

+ Kiến, dế, sâu đất, trùng phá hại rễ và hạt mầm  xử lý bằng Furadan,

+ Vàng lá đốm: phòng trừ bằng thuốc bavisan, Thane M.

+ Vạn thọ nên được bố trí trồng ở những nơi thoáng mát, khơng bị rợp bóng.

<b>1.9. Giới thiệu sơ lược về phân DAP </b>

Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trị rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Phân DAP là viết tắt của cụm từ hóa học Điamonphotphat, có cơng thức (NH<small>4</small>)<small>2</small>HPO<small>4</small>, với thành phần 18% N (Nitrogen - đạm), 46% P<small>2</small>O<small>5 </small>(lân). Là loại phân bón phức hợp, có tỷ lệ hấp thu cao, cây dễ hấp thu. DAP là loại phân trung tính, lân trong DAP đều tan nhanh trong nước nên cây rất dễ hấp thu. DAP được dùng để thể bón lót, bón thúc cho tất cả các đối tượng cây trồng trên tất cả các chân đất khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

<i>- Hoa Cúc Vạn Thọ lùn (Tagetes putala L.) - Liều lượng phân bón DAP. </i>

- Các dụng cụ, vật tư sử dụng trong nghiên cứu: phân bón, sổ sách ghi chép, lưới che, chậu…..

<b>2.2. Nội dung nghiên cứu </b>

- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân DAP đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn trên giá thể mùn cưa.

+ Chiều cao cây. + Diện tích lá.

+ Khả năng phân nhánh cấp 1.

- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân DAP đến các chỉ tiêu sinh sản của cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn trên giá thể mùn cưa.

+ Thời gian trồng đến ra nụ, thời gian từ nụ đến nở hoa. +Số nụ trên cây.

+ Đường kính hoa và độ bền tự nhiên của hoa.

- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân DAP đến các chỉ tiêu sinh lý của cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn trên giá thể mùn cưa.

+ Tỷ lệ nảy mầm của giống cây. + Trọng lượng tươi, trọng lượng khô. + Hàm lượng nước tổng số chứa trong cây. + Cường độ quang hợp của cây.

- Xác định liều lượng phân DAP thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn tại Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

<b>2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết </b>

- Phương pháp thu thập thông tin, thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Tìm tài liệu trong sách, báo, tạp chí khoa học, các đề tài đã nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

về ảnh hưởng của phân bón đến các loại cây trồng, thông tin trên mạng,…. - Hỏi ý kiến chuyên gia.

<b>2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm </b>

- Thí nghiệm được bố trí trong chậu theo kiểu ngẫu nhiên với 3 công thức và lặp lại 3 lần (theo tác giả Remera dẫn từ Dospekhov (1979)), mỗi lần lặp lại 5 chậu, mỗi công thức 15 chậu, mỗi công thức theo dõi 15 cây.

+ CTĐC: Nền phân bón mà nơng dân sử dụng ở địa phương. + CT1: CTĐC + mỗi lần bón tăng hàm lượng DAP lên 0,005 kg. + CT2: CTĐC + mỗi lần bón giảm đi 0,005 kg.

+ CT3: CTĐC + mỗi lần bón tăng lên 0,01 kg.

<b>Bảng 2.1. Lượng phân bón cho cây hoa Cúc Vạn Thọ lùn </b>

- Cây được trồng trong chậu (1 cây/ chậu), tổng số chậu thí nghiệm: 5 chậu x 4 công thức x 3 lần lặp lại = 60 chậu.

- Chậu trồng đường kính 18cm. - Khoảng cách giữa các chậu là 18cm. - Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 30cm. - Thí nghiệm được bố trí như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>2.3.3.1. Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển </b></i>

- Chiều cao cây: đo từ gốc đến điểm cao nhất. Xác định bằng thước đo để đo. Đo 2 lần ( tính theo đơn vị: cm).

Lần 1: khi cây được 4 cặp lá hồn chỉnh. Lần 2: khi 10% cây có nụ.

Lần 3: khi cây có hoa và nở đạt 80%.

- Diện tích lá: Lấy giấy sạch cắt một hình vng có diện tích 1dm<small>2</small>, cân miếng giấy được khối lượng A. Cùng trên loại giấy vẽ hình lá cây thí nghiệm rồi cắt miếng giấy có hình lá cây cân được khối lượng B. Lá cây ở cặp lá thứ 6 sử dụng để đo diện tích.

Diện tích lá đo 2 lần, đo lá thứ 4: + Lần 1: Khi cây xuất hiện cặp lá thứ 6. + Lần 2: Khi cây xuất hiện 10% nụ. Diện tích lá cây: S = <sup>B</sup><sub>A (dm</sub><small>2</small>)

- Phân nhánh cấp 1: khi cây đạt 7 – 8 cặp lá ta tiến hành đếm số nhánh cấp

<b>1 và bấm ngọn. </b>

<i><b>2.3.3.2. Chỉ tiêu sinh sản (hoa) </b></i>

- Số nụ trên một cây (nụ) = <sub>Tổng số cây theo dõi (cây) </sub><sup>Tổng số nụ (nụ)</sup>

- Thời gian từ trồng đến khi ra nụ (ngày): được tính từ lúc trồng ra chậu đến lúc cây có 10% nụ.

- Thời gian từ nụ đến nở hoa (ngày): được tính từ lúc cây có 10% nụ đến lúc cây có 10% hoa nở.

- Đường kính hoa: đo từ mép cánh hoa bên này đến mép cánh hoa đối diện, đo vào thời điểm nở rộ, dùng thước Panme để đo hai đường kính vng góc với nhau của hoa, sau đó cộng vào để lấy giá trị trung bình.

Đường kính hoa (cm) = <sub> Tổng số hoa theo dõi (hoa) </sub><sup>Tổng đường kính hoa (cm)</sup>

- Độ bền tự nhiên của hoa (ngày): được tính từ lúc cây có 10% hoa nở cho đến khi cây có 75% hoa tàn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>2.3.3.3. Chỉ tiêu sinh lý của cây </b></i>

- Tỷ lệ nảy mầm của hạt

+ Ngâm 80 hạt trong vòng 3tiếng, sau đó vớt và ủ trong tấm vải 1 ngày 2 đêm. Sau đó tiếp tục đem ra đĩa đếm số hạt nảy mầm.

+ Tỷ lệ nảy mầm được tính theo cơng thức:

Để xác định trọng lượng khơ cần sấy mẫu ở 105<small>0</small>C trong thời gian 2 giờ, sau đó sấy lại ở nhiệt độ 80 - 90<small>0</small>C cho đến khi trọng lượng không đổi.

Tiến hành đo 2 lần, đo cặp lá thứ 4. + Lần 1: Khi cây xuất hiện cặp lá thứ 6. + Lần 2: Khi cây ra được 10% nụ.

Dùng 2 bình có dung tích như nhau: Một bình kiểm tra (khơng có lá), một bình thí nghiệm (có lá). Sau khi để hai bình mở nút ngồi khơng khí 30 phút, đậy hai bình bằng nút loại 1. Bình thí nghiệm có cành lá gắn với nút, đầu cành lá (chỗ cắt) được cắm trong một ống thí nghiệm nhỏ có chứa nước, lượng nước này sẽ cung cấp cho lá trong suốt thời gian đo quang hợp. Chú ý phải bịt kín miệng của hai bình bằng giấy thiếc. Đưa hai bình ra ngồi ánh sáng và tính thời gian quang hợp. Khi thí nghiệm kết thúc (20 - 30 phút), thay nhanh nút loại 1 bằng nút loại 2

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Tiến hành phân tích khơng khí trong bình bằng cách cho vào mỗi bình 20ml Ba(OH)<small>2</small> và 2 - 3 giọt phenolphthalein. Lắc nhẹ bình để tăng diện tích tiếp xúc giữa Ba(OH)<small>2</small> và CO<small>2 </small>trong 30 phút. Sau khi thấy có kết tủa của BaCO<small>3</small>

nhiều, tiến hành chuẩn độ bằng cách rót từng giọt HCl vào bình cho đến khi mất màu hồng của dung dịch trong bình. Ghi lượng HCl đã dùng để trung hòa

A: Lượng HCl cần để chuẩn độ ở bình thí nghiệm B: Lượng HCl cần để chuẩn độ ở bình kiểm tra S: Diện tích lá (dm<small>2</small>)

t: Thời gian quang hợp ( h)

<b>2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: </b>

- Các số liệu thu được qua các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

- Thống kê sinh học với các thông số

</div>

×