Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 87 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

<b>NGUYỄN TRUNG KIÊN </b>

<b>THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG VÀ MỘT SỐ </b>

<b>YẾU TỐ LIÊN QUAN </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC </b>

<b>Thái Nguyên – Năm 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

<b>NGUYỄN TRUNG KIÊN </b>

<b>THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG VÀ MỘT SỐ </b>

<b>YẾU TỐ LIÊN QUAN </b>

<b>Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 8720110 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM KHẢI HOÀN </b>

<b>Thái Nguyên – Năm 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tôi là Nguyễn Trung Kiên, học viên cao học khóa 24 Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên chuyên ngành Y học dự phòng xin cam đoan:

1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đàm Khải Hồn.

2. Cơng trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

<b>Tác giả luận văn </b>

<b>Nguyễn Trung Kiên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Để hoàn thành tốt luận văn này, cũng như tồn khóa học, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đàm Khải Hoàn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn. Thầy đã truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu và các kỹ năng cần thiết phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Tơi xin chân thành Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang, các cán bộ của 5 Trung tâm Y tế, 10 Trạm Y tế xã/phường và các cán bộ y tế thôn bản trên địa bàn trực tiếp tham gia nghiên cứu đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình thu thập số liệu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Phú Bình đã động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập.

Cuối cùng, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu nhất đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tất cả mọi người sức khỏe, thành công trong cuộc sống./.

<i><b>Thái Nguyên, ngày 28 tháng 12 năm 2022 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Chữ viết tắt Nghĩa của từ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.1.3. Chẩn đốn tăng huyết áp ... 4

1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam ... 8

1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới ... 8

1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam ... 11

1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ... 15

1.3.1. Nhóm yếu tố có sẵn ( yếu tố khơng thể thay đổi) ... 15

1.3.2. Nhóm yếu tố có thể thay đổi được ... 17

<b>Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25</b>

2.1. Đối tượng nghiên cứu... 25

2.2. Địa điểm nghiên cứu ... 25

2.3. Thời gian nghiên cứu ... 25

2.4. Phương pháp nghiên cứu ... 26

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang ... 26

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ... 26

2.5. Các chỉ số nghiên cứu ... 27

2.5.1. Nhóm các chỉ số về thực trạng THA ở người từ 40 tuổi trở lên. ... 27

2.5.2. Nhóm các chỉ số về các yếu tố liên quan đến THA ở người từ 40 tuổi trở lên .. 27

2.6. Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin ... 28

2.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá và định nghĩa biến số ... 28

2.6.2. Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin ... 30

2.7. Phương pháp khống chế sai số ... 32

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ... 33

<b>Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 34</b>

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ... 34

3.2. Thực trạng tăng huyết áp tại tỉnh Tuyên Quang ... 35

3.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ... 39

<b>Chương 4: BÀN LUẬN ... 47</b>

4.1. Thực trạng tăng huyết áp ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên tại các cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021 ... 47

4.1.1. Tỷ lệ THA nói chung ... 47

4.1.2. THA phân bố theo tuổi ... 47

4.1.3. Phân bố THA theo giới ... 48

4.1.4. Phân bố THA theo học vấn và nghề nghiệp ... 49

4.1.5. Phân bố THA theo các đặc điểm kinh tế hộ gia đình ... 49

4.1.6. Phân bố THA theo BMI ... 49

4.2. Các yếu tố liên quan đến THA của đối tượng từ 40 tuổi trở lên tại các cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021 ... 50

4.2.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân, chỉ số nhân trắc với tình trạng mắc tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ... 50

4.2.2. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố lối sống của đối tượng nghiên cứu ... 51

<b>KẾT LUẬN ... 59</b>

<b>KHUYẾN NGHỊ ... 60</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... </b>

<b>PHỤ LỤC ... </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bảng 1.1. Phân độ huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế ... 3

Bảng 1.2. Phương pháp đo huyết áp ... 4

Bảng 2.1. Phân loại thừa cân và béo phì theo Tổ chức y tế thế giới ... 32

Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu... 34

Bảng 3.2. Phân loại BMI người trưởng thành ... 35

Bảng 3.3. Tỷ lệ và phân loại THA người trưởng thành ... 35

Bảng 3.4. Tỷ lệ tăng huyết áp phân theo nhóm tuổi ... 36

Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính ... 36

Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ THA theo nghề nghiệp ... 37

Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ THA theo trình độ học vấn ... 37

Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ THA theo kinh tế hộ gia đình ... 37

Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo tình trạng BMI ... 38

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa giới và tăng huyết áp ... 39

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình THA và tăng huyết áp ... 39

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tăng huyết áp ... 40

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kinh thế gia đình và tăng huyết áp ... 40

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tỷ lệ THA theo trình độ học vấn ... 41

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa chế độ ăn mặn và tăng huyết áp ... 41

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tập thể dục hàng ngày và THA ... 42

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc và THA ... 42

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tần suất hút thuốc và THA ... 43

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa stress (lo âu, căng thẳng quá mức) và THA .. 43

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa uống rượu/bia và THA ... 44

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tần suất uống rượu, bia và THA ... 44

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa chỉ số BMI và THA ... 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Tăng huyết áp (THA) là một trong 8 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có 9,4 triệu người tử vong do THA [64]. Theo gánh nặng toàn cầu về THA, ước tính trên tồn thế giới có khoảng 1,56 tỷ người bị THA vào năm 2025 [55]. Theo điều tra quốc gia gần đây (2015) của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế ở người trưởng thành từ 18 - 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 18,9% [9].

Ở Việt Nam, THA là một vấn đề y tế công cộng, là yếu tố nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến bệnh lý về tim mạch [56]. Sự phát triển về kinh tế - xã hội, dân số và thay đổi về lối sống, chế độ dinh dưỡng người dân Việt Nam trong những năm gần đây làm cho mơ hình bệnh tật có những thay đổi rõ rệt. Các bệnh khơng lây truyền, đặc biệt là bệnh liên quan đến THA đang có chiều hướng tăng nhanh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng THA liên quan đến tuổi, giới, chế độ ăn, tình trạng béo phì và các yếu tố kinh tế-xã hội khác tác động [10], [27], [31].

Theo nghiên cứu của Viện Tim Mạch Quốc gia, từ năm 1990 đến 2017, số bệnh nhân bị THA đã gia tăng với tốc độ trung bình xấp xỉ 1% mỗi năm. Cụ thể theo báo cáo năm 1992 thì tỷ lệ tăng huyết áp (THA) ở người trưởng thành là 11,2 %, đến năm 2008 tỷ lệ này đã là 25,1% và đến năm 2015 thì tỷ lệ này là >40% [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thi Thơ tại Thành phố Hà Nội năm 2016 tỷ lệ THA ở trưởng thành từ 18-69 là 18.97% [35]. Năm 2018, Nghiên cứu của Lâm Chi Cường tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa cho thấy tỷ lệ THA ở người từ 40 tuổi trở lên là 22,2 % [10]. Bệnh THA ngày càng phổ biến nhưng số người chẩn đốn sớm cịn thấp, số bệnh nhân được điều trị cịn ít so với số được phát hiện. Người bị tăng huyết áp không những

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tỉnh Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía bắc, kinh tế văn hóa xã hội ở mức trung bình thấp trong tồn quốc. Trong cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND) Tỉnh Tuyên Quang đã và đang thực hiện chương trình phịng chống bệnh THA của Bộ Y tế từ năm 2011. Tuy nhiên trên thực tế việc phát hiện, quản lý và dự phòng THA tại cộng đồng hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn nghèo chưa đủ tiền theo dõi, điều trị, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng chưa có nghiên cứu nào về bệnh THA tại cộng đồng. Câu hỏi đặt ra là thực trạng tỷ lệ THA hiện nay ở Tuyên Quang ra sao? Phân bố như thế nào? Các yếu tố nào liên quan đến những người THA?

Do vậy, để xác định được thực trạng bệnh tăng huyết áp và các yếu tố

<b>liên quan chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tăng huyết áp ở </b>

<b>người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Tuyên Quang và một số yếu tố liên quan”, với 2 mục tiêu sau: </b>

<i>1. Đánh giá thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Tuyên Quang, năm 2021. </i>

<i>2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Tuyên Quang. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Chương 1: TỔNG QUAN </b>

<b>1.1. Định nghĩa, phân loại và chẩn đoán tăng huyết áp </b>

<i><b>1.1.1. Định nghĩa </b></i>

Theo tổ chức Y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế đã thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg [39].

<i><b>1.1.2. Phân độ </b></i>

Tại Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế) con số huyết áp thu được sau khi thực hiện đo huyết áp đúng cách, sẽ xác định huyết áp của người đó bằng bảng sau [5]:

<i>Bảng 1.1. Phân độ huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế </i>

<b>Phân độ HA <sup>Huyết áp tâm </sup>thu (mmHg) </b>

<b>Huyết áp tâm trương (mmHg) </b>

Tăng huyết áp tâm thu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>* Xác định mức huyết áp có ý nghĩa </b></i>

<b>Những người có mức huyết áp tối ưu hoặc mức huyết áp bình thường thì nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp. </b>

<b>Những người có huyết áp ở mức tiền tăng huyết áp: Sau 1 năm có 20% những người tiền tăng huyết áp chuyển thành tăng huyết áp thực sự. Vì vậy, những người tiền THA phải định kỳ kiểm tra huyết áp ít nhất 1 năm/lần [49].</b>

<i><b>1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp </b></i>

Chẩn đoán xác định THA dựa vào trị số huyết áp đo được đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng phương pháp đo [5].

<i>Bảng 1.2. Phương pháp đo huyết áp </i>

<b>Phương pháp đo <sup>Huyết áp tâm </sup>thu </b>

<b>Huyết áp tâm trương </b>

1. Đo tại phòng khám hoặc bệnh viện: đo 2-3 lần, mỗi lần đo ít nhất 2 lượt

2. Đo bằng máy đo huyết áp Holter 24 giờ (trung bình cả ngày)

<i><b> *Cách thức đo huyết áp: Sử dụng HA kế thủy ngân, và đo theo </b></i>

các nguyên tắc sau

Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.

Tư thế đo chuẩn: người được đo HA ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngồi ra, có thể đo ở các tư thế nằm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh ĐTĐ, đo thêm HA tư thế đứng nhằm xác định có hạ HA tư thế hay khơng.

Khơng nói chuyện khi đang đo HA. Lần đo đầu tiên, cần đo HA ở cả hai cánh tay, tay nào có con số HA cao hơn sẽ dùng để theo dõi HA về sau.

Đo HA ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo HA giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị HA ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.

Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg), khơng làm trịn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo.

<i>Bảng 1.3. Xử trí sau khi đo huyết áp lần đầu </i>

160-179 100-109 Điều trị và đánh giá lại trong vòng 1 tháng

<i><b>1.1.4. Dự phòng tăng huyết áp </b></i>

<b>Áp dụng thay đổi lối sống cho mọi bệnh nhân THA hoặc người có HA </b>

bình thường cao hoặc tiền sử gia đình THA rõ. Tác dụng của phương thức này

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>tương đương với uống một loại thuốc và hiệu quả tăng lên khi kết hợp nhiều cách thay đổi lối sống. Tuy nhiên để đạt được và duy trì được sự thay đổi lối sống là khó khăn, để khắc phục điều này cần nguồn chi phí rất lớn [46]. </b>

<i>Bảng 1.4. Bảng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp </i>

Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm chất béo tồn phần và các loại hịa

<i><b>1.1.5. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp </b></i>

<i><b>* THA nguyên phát: Chiếm 95% tổng số người bệnh THA, cơ chế bệnh </b></i>

sinh của THA nguyên phát chưa rõ ràng, người ta cho rằng một số yếu tố sau có thể gây THA nguyên phát [39]:

1) Tăng hoạt động của thần kinh giao cảm;

2) Vai trò của hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron (RAA); 3) Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh THA;

4) Giảm chất điều hòa huyết áp: Prostaglandin E2 và Kallikrein ở thận có chức năng sinh lý điều hòa huyết áp, hạ canxi máu, tăng canxi niệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>* THA thứ phát: Khoảng 5% người bệnh THA có nguyên nhân rõ ràng: </b></i>

- THA do bệnh thận và dị dạng máu thận. - Cường aldosterone và hội chứng Cushing.

- U tủy thượng thận: Chiếm 1-2% tổng số người bệnh THA thứ phát. - Hẹp ep động mạch chủ: THA ở phần trước chỗ hẹp và giảm ở phần sau chỗ hẹp.

- THA ở phụ nữ mang thai: bệnh THA xuất hiện hoặc nặng lên trong giai đoạn thai kỳ và là một trong những nguyên nhân gây tử vong của người mẹ cũng như thai nhi.

- Sử dụng oestrogen: sử dụng thuốc tránh thai kéo dài sẽ gây THA vì oestrogen gây tăng tổng hợp tiền chất renin.

<i><b>1.1.6. Biến chứng của Tăng huyết áp </b></i>

Bệnh THA tiến triển lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể được gọi là những cơ quan đích và gây nhiều biến chứng nặng nề.

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa đột quỵ là sự tiến triển nhanh chóng các triệu chứng lâm sàng của mất chức năng não toàn thể hoặc một phần, với các dấu hiệu kéo dài 24h hoặc hơn 24h hoặc gây tử vong không do các nguyên nhân khác. Bệnh lý này ảnh hưởng đến gần 20 triệu người trên toàn thế giới, khoảng 1/4 bệnh nhân sẽ tử vong, đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong. Trong 15 triệu bệnh nhân đột quỵ cịn sống sót, 1/3 sẽ bị tàn phế và quan trọng là khoảng 1/6 sẽ bị đột quỵ tái phát trong vòng 5 năm [9].<small> </small>

<i>1.1.6.2. Suy tim, nhồi máu cơ tim </i>

Tăng huyết áp đã được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch, người ta đã thấy nguy cơ tai biến mạch vành tăng song song với mức THA, nghiên cứu của Framingham (Hoa kỳ) đã cho thấy nguy cơ đó tăng lên đến 4 lần nếu HA tâm thu từ 120 lên 180 mmHg. Nhiều nghiên cứu ở các nước trong những năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

qua cũng khẳng định chỉ riêng thất trái to do bệnh THA cũng làm tỉ lệ tai biến tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch [39].

<i>1.1.6.3. Phình tách thành động mạch </i>

Thành động mạch chủ gồm 3 lớp. Phình tách động mạch chủ là tình trạng cần điều trị cấp cứu. Nếu rách toàn bộ thành động mạch chủ sẽ dẫn tới chảy máu ồ ạt và bệnh nhân tử vong nhanh chóng [46].

<i>1.1.6.4. Suy thận </i>

Có mối liên quan mật thiết giữa THA và thận, tỷ lệ THA tăng đi kèm với sự giảm đi chức năng thận, khoảng 80-90% bệnh nhân thận giai đoạn cuối có kèm theo THA. Tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị tăng huyết áp tiên phát tiến triển thành bệnh thận mạn, tỷ lệ mới mắc suy thận tăng lên khi huyết áp tâm thu tăng lên mỗi 10 mmHg [46]

<i>1.1.6.5. Tổn thương mắt </i>

Tổn thương đáy mắt và bệnh lý võng mạc trong bệnh THA liên quan trực tiếp với sự gia tăng HA. THA gây hẹp động mạch võng mạc lan tỏa nhưng không đều, tiến triển gây xuất huyết và phù gai thị.

Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Tú và Lê Minh Tuấn thì tỷ lệ tổn thương võng mạc của bệnh nhân THA: bắt chéo tĩnh-động mạch chiếm 38,3%, hẹp tiểu động mạch toàn bộ 89,8%; hẹp tiểu động mạch khu trú 13,3%, xuất huyết võng mạc 22,6%, xuất tiết 19,5%, nốt dạng bông 14,6% và phù gai 8,6% [40].

<b>1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam </b>

<i><b>1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới </b></i>

Từ năm 2000, các báo cáo quốc gia đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng huyết áp đang gia tăng ở các nước thu nhập thấp và trung bình, trong khi đó là ổn định hoặc giảm ở các nước thu nhập cao và THA là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trên tồn thế giới. Phịng ngừa, phát hiện, điều trị và kiểm sốt tình trạng này nên được ưu tiên cao [55]. Tuy nhiên, các ước tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hiện tại về gánh nặng do tăng huyết áp gây nên vẫn là mối quan ngại đối với sức khỏe cộng đồng ở tất cả các khu vực trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới hiện nay bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu của tử vong không những ở các quốc gia đã phát triển mà ngay cả quốc gia đang phát triển. Tử vong do bệnh tim mạch chiếm 1/3 tử vong chung của toàn thế giới (17 triệu ca tử vong) trong đó 80% tập trung ở các quốc gia đang phát triển. [64].

Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp được công bố rất khác nhau giữa các khu vực trên thế giới, khoảng từ 3,4% trong số nam giới sống ở nông thôn tại các nước đang phát triển như Ấn Độ, Serbia, đến 72,5% phụ nữ ở nước phát triển như Ba Lan. Tại phần lớn những nước có nền kinh tế phát triển tỷ lệ hiện mắc THA khoảng 20-50% [63], [62].

Theo dữ liệu điều tra của NHANES ở Hoa kỳ giai đoạn 1999-2000, tỷ lệ THA ở nam là 27,1% và 30,1% ở nữ xét trên quần thể người Mỹ trưởng thành. Còn ở các nước Châu Âu như Tây Ban Nha tỷ lệ này là 49,1% và 43,2% ở thành thị. Mặc dù mọi người thường nghĩ rằng tỉ lệ hiện mắc THA ở những vùng đang phát triển sẽ thấp hơn nhưng những thông tin gần đây cho thấy điều đó khơng hồn toàn đúng. Tại Ai Cập (Châu Phi), kết quả từ chương trình THA quốc gia cho thấy tỷ lệ hiện mắc là gần 30%, ở các nước như Othiopia, Nigeria, Afganistan cũng cho tỷ lệ gần tương tự [51].

Nhiều nghiên cứu cắt ngang đã chỉ ra rằng những người uống nhiều rượu có trị số huyết áp cao hơn và tỷ lệ hiện mắc huyết áp cao hơn. Lượng rượu tiêu thụ tăng cao gấp ba lần lượng rượu tiêu chuẩn cho phép mỗi ngày làm tăng gấp hai lần nguy cơ mắc THA. Huyết áp giảm trở lại trong một vài ngày sau khi ngừng uống rượu.

Chế độ ăn nhiều chất béo được coi là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ hiện mắc THA tại Nga và Phần Lan. Theo tính chất vùng địa lý, nơi nào có lượng tiêu thụ acid béo hịa tan nhiều hơn thì nơi đó tỷ lệ mắc tăng huyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

áp thường cao. Một vài nghiên cứu chỉ ra một chế độ ăn đảo ngược với nhiều acid khơng bão hịa xu hướng làm giảm huyết áp. Điều này giải thích tại sao huyết áp của những người sinh sống tại các vùng ăn ít thịt lại thấp hơn những người có chế độ ăn tạp [62].

Trước sự gia tăng và tác động to lớn của THA, WHO (2013) đã có báo cáo tồn cầu về tăng huyết áp: “kẻ sát nhân thầm lặng, cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng toàn cầu”, vào đầu thế kỷ 21, THA là một vấn đề y tế công cộng tồn cầu. Theo đó, Trong năm 2008, trên toàn thế giới, khoảng 40% người lớn từ 25 tuổi trở lên đã được chẩn đoán bị tăng huyết áp; số lượng người với điều kiện tăng từ 600 triệu năm 1980 lên 1 tỷ năm 2008 (3). Tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất ở khu vực Châu Phi là 46% của người lớn từ 25 tuổi trở lên, trong khi thấp nhất tỷ lệ phổ biến ở mức 35% được tìm thấy ở Châu Mỹ. Nhìn chung, các nước thu nhập cao có tỷ lệ cao huyết áp thấp hơn - 35% - hơn các nhóm khác ở mức 40% [64]. Tài liệu này cũng hướng dẫn để bệnh nhân THA có thể phịng ngừa và điều trị được và làm thế nào để các chính phủ, nhân viên y tế, khu vực tư nhân, gia đình và cá nhân cùng hợp sức để giảm sự tăng huyết áp và tác động của nó.

Tara Kessaram, Jeanie McKenzie và cộng sự (năm 2015) nghiên cứu về các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ ở quần thể người lớn ở một số quần đảo thuộc Thái Bình Dương: kết quả từ phương pháp tiếp cận theo phương pháp của WHO về giám sát, cho thấy tỷ lệ THA đã vượt quá 20% ở một số quần thể. Tăng huyết áp ít phổ biến ở quần đảo Solomon và phổ biến nhất ở Samoa thuộc Mỹ và quần đảo Cook, nơi có hơn 30% phụ nữ và 40% nam giới bị THA [58].

Các tác giả Tej K. Khalsa, Norm R.C. Campbell và cộng sự (2015) tiến hành Đánh giá Nhu cầu các Tổ chức THA Quốc gia Châu Phi Tiểu vùng Sahara, về các chương trình phịng ngừa và kiểm sốt THA cho thấy: Ở khu vực Châu Phi, THA là một trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất, với tỷ lệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hiện mắc THA ở người lớn trên 25 tuổi là 46% và tỷ lệ THA đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia ở Châu Phi vùng hạ Sahara [57].

Theo tác giả Ahmed M. Sarki và cộng sự (2015), Phân tích và đánh giá tỷ lệ tăng huyết áp ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cho thấy: Tổng số 242 nghiên cứu, bao gồm dữ liệu về 1.494.609 người trưởng thành từ 45 quốc gia. Tỷ lệ phổ biến chung của tăng huyết áp là 32,3% (95% CI 29,4– 35,3), trong đó khu vực Mỹ Latinh và Caribe báo cáo ước tính cao nhất (39,1%, 95% CI 33,1–45,2) [55]. Ước tính tỷ lệ hiện mắc chung cũng cao nhất ở các nước có thu nhập trung bình trên (37,8%, KTC 95% 35,0– 40,6) và thấp nhất ở các nước thu nhập thấp (23,1%, KTC 95% 20,1– 26,2). Ước tính tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi (65 tuổi) cao hơn đáng kể so với người trẻ tuổi (<65 tuổi) [61].

Theo Norm R. Campbell, Tej Khalsa và cộng sự (2016), THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tử vong và tàn tật trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ra khoảng 10,3 triệu người chết và 208 triệu người tàn tật năm 2013. Cứ 10 người lớn trên 25 tuổi thì có khoảng 4 người mắc THA, và ước tính 9 trong số 10 người lớn sống đến 80 tuổi sẽ bị THA. Hai phần ba số người bị THA là ở các nước đang phát triển [53].

<i><b>1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam </b></i>

Ở Việt Nam (2012), tỷ lệ tăng huyết áp chung là 25,1%, ở nam là 28,3% và 23,1% ở nữ. Trong số tăng huyết áp có 48,4% đã biết về tình trạng THA của họ, 29,6% đã điều trị và 10,7% đạt được HA mục tiêu. Tăng huyết áp ở thành thị 32,7%, cao hơn đáng kể so với nông thôn 17,3%. Trong số những người đã biết bị THA, có 61,1% đã điều trị và trong số các bệnh tăng huyết áp được điều trị có 36,3% đã kiểm soát tốt. Như vậy, tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Tỷ lệ THA trong số người lớn là khá cao, trong khi tỷ lệ nhận thức đúng, tham gia điều trị và kiểm sốt THA cịn thấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Việt Nam cần cấp thiết để xây dựng chiến lược quốc gia để cải thiện công tác phịng chống và kiểm sốt THA [56].

Theo thơng báo của Bộ Y tế tại Hội nghị về công tác phịng, chống bệnh khơng lây nhiễm, ở Việt Nam, các BKLN đã chiếm đến 66% tổng gánh nặng bệnh tật và 73% tổng số ca tử vong hằng năm. Có đến 60% người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện bệnh, chỉ có 14% bệnh nhân THA và gần 30% người có nguy cơ tim mạch được quản lý, dự phòng và dùng thuốc theo quy định, có một tỷ lệ lớn về THA được phát hiện tình cờ qua các cuộc điều tra [6]. Cùng với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ người mắc bệnh được phát hiện và quản lý tại cộng đồng còn rất thấp.

Theo nghiên cứu Lê Hoàng Ninh và cộng sự (2011) về tỷ lệ hiện mắc một số bệnh mạn tính khơng lây và những yếu tố liên quan ở những người từ 40 tuổi trở lên tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm 2011 cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh THA tại nghiên cứu này là 30,6%. Có mối liên quan giữa THA với nhóm tuổi, ở nhóm tuổi dưới 60 có nguy cơ THA thấp hơn nhóm tuổi ≥ 60. Ở nhóm tuổi từ 45‐64 có tỷ lệ hiện mắc bệnh là 56,4% và nguy cơ mắc bệnh tăng 1,87 lần. Trong mối liên quan giữa bệnh THA với hành vi về ăn uống thì cho thấy rằng chỉ có những người ăn nhạt và ăn mặn có mối liên quan với THA. Trong đó, ăn nhạt có khả năng phịng bệnh tăng huyết áp, cịn ăn mặn có nguy cơ tăng huyết áp đến 2,94 lần [27].

Nghiên cứu tỷ lệ hiểu biết đúng của người dân về bệnh THA trên 2085 đối tượng từ 25 tuổi trở lên sống tại Hà Nội, năm 2012 của tác giả Chu Thị Thu Hà cho thấy: Hiểu biết của người dân về bệnh THA, có 99% đối tượng trả lời phỏng vấn biết phải theo dõi huyết áp để phát hiện bệnh THA; 99,6% nắm được bệnh THA là nguy hiểm, và 93,4% đối tượng được hỏi biết cần phải đo huyết áp thường xuyên, hằng ngày. Nhưng đạt cả 10 nội dung về hiểu biết về bệnh THA chỉ có 2,4%; có 55,7% nắm được trên 5/10 nội dung về bệnh THA. Hiểu biết của người dân về các biến chứng liên quan đến bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

THA: 90% số người được hỏi cho rằng biến chứng của THA là đột quỵ, tiếp sau đó là suy tim chiếm (76,7%), đau đầu (51,8%), suy thận (14,3%), giảm thị lực và mù lòa (12,9%), mệt mỏi và gầy sút (10,3%) [14].

Tác giả Hồng Mùng Hai (2014), nghiên cứu tình hình tăng huyết áp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan, đồng thời đánh giá kết quả can thiệp kiểm soát bệnh tăng huyết áp. Với thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang và can thiệp cộng đồng, ở những người từ 25 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 20,75%. Riêng ở nữ giới là 21,6% và ở nam giới là 19,8%. Tỷ lệ tăng huyết áp tăng lên theo tuổi [15].

Theo Ngơ Trí Tuấn, Hồng Văn Minh và cộng sự (2012), nghiên cứu về: Tăng huyết áp ở người dân 40-79 tuổi tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA của nhóm ĐTNC là 35,7%, tỷ lệ THA ở nam cao hơn nữ là 1,53 lần. Nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng cao [42]. Nghiên cứu của Văn Công Minh và Huỳnh Văn Bá (2015) nghiên cứu tình hình và các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp người từ 40 tuổi trở lên tại xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung là 33,7% trong đó THA độ I chiếm 56,1%, THA độ II là 31,4%, độ III là 12,5% [25].

Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Quang (2014). Tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở những người ≥ 40 tuổi ở xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai năm 2012 là 34,3%: THA độ I: 21,1%; THA độ II: 8,6% và THA độ III: là 4,6%. Tỷ lệ THA ở nam (43,8%) cao hơn nữ (25,2%). Có mối liên quan giữa tăng huyết áp với những yếu tố sau: giới, tiền sử gia đình THA, hút thuốc lá, ăn mặn, hiểu biết về bệnh THA [31].

Nghiên cứu của Mai Đình Tâm (2016) về Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố Tuyên Quang cho thấy tỷ lệ THA của những người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên ở thành phố

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Tuyên Quang là 16,8%. Tỷ lệ THA ở nam giới 17,8%, nữ giới 16%. Trong đó, tăng huyết áp độ I là 73,3%, độ II là 20,3%, độ III là 6,4%. Có mối liên quan giữa người trong gia đình có tiền sử bị THA, ăn mặn, ăn mỡ, thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, lười tập thể dục, stress và tình trạng BMI với bệnh THA [32].

Nghiên cứu của Chu Hồng Thắng (2017) đặc điểm dịch tễ bệnh tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp kết quả cho thấy Tỷ lệ tăng huyết áp chung là 18,7%, trong đó tăng huyết áp độ I là 70,%; độ II là 23,4%; độ III là 6,6%. Phân bố tăng huyết áp: 30,6% lứa tuổi 55-64, 20,4% nam giới, 16,9% nữ giới; 32,0% công chức viên chức, 20,2% trình độ ≤ tiểu học. Một số nguy cơ chung như trình độ học vấn thấp, khơng có phương tiện truyền thơng, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp, ít tập luyện, tâm lý lo âu căng thẳng, hộ nghèo; kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng tăng huyết áp chưa tốt. Người Nùng có những yếu tố nguy cơ cao như thói quen uống nhiều rượu OR=2,04 (1,28-3,25), ăn mặn OR=4,2 (2,46 – 7,21), nước chấm mặn OR =1,59 (1,03 – 2,47), thích ăn nhiều mỡ OR=8,8 (5,4-14,4), ăn nhiều thức ăn xào, rán OR =1,53 (1,01 – 2,31), hút nhiều thuốc lá OR=2,19 (1,33–3,64) [34].

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huy về thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở đồng bào dân tộc Chăm từ 18 tuổi trở lên tại khu vực Nam Trung Bộ năm 2017, kết quả cho thấy, tỷ lệ đồng bào Chăm mắc tăng huyết áp là 31,5% (nam 34,4% và nữ 30,3%). Tỷ lệ đồng bào Chăm mắc tăng huyết áp mới phát hiện là 20,8% (nam 22,7% và nữ 20,1%). Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp đặc trưng ở đồng bào dân tộc Chăm được tìm thấy gồm béo phì, hút thuốc lá, ăn mặn, ăn nhiều mỡ, không hoạt động thể lực, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, tình trạng kinh tế (p < 0,05) [19].

Theo nghiên cứu của Lâm Chi Cường và Lâm Chi Quốc (2019) về thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người 40 tuổi trở lên tại thị

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

xã Ninh Hòa, tỉnh khánh hòa giai đoạn 2012 – 2018. Tỷ lệ THA chung là 22,2%, tiền THA 23,6%, THA độ I 8,6%, THA độ II 8,8% và THA độ III 4,8%; Tỷ lệ THA ở nữ cao hơn nam 23,2% so với 20,9% (p<0,01). Phân độ THA tăng lên theo tuổi. Tỷ lệ THA độ I cao nhất ở nhóm tuổi 50 - 59 (25,3%), THA độ II cao nhất ở nhóm tuổi 60 - 69 (27,4%) và THA độ III ở tuổi 70 trở lên chiếm 50,5% (p<0,001); Tỷ lệ THA ở người có BMI ≥23 cao hơn người có BMI <23 (27,3% vs. 19,5%), với p <0,001. Có mối liên quan chặt chẽ giữa THA với tuổi, đái tháo đường, gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm, béo bụng, béo phì, ít vận động thể lực, giới, và thói quen ăn mặn [10].

Nghiên cứu của Đoàn Văn Khôi (2021) về thực trạng tăng huyết áp ở người 40 tuổi trở lên trở lên tại xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc THA là 38,7%; tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ lần lượt là 46,1% và 34,4%; tỷ lệ THA cao nhất ở nhóm 70 - 79 tuổi (66,0%), thấp nhất ở nhóm 40 - 49 tuổi (18,2%). Tỷ lệ mắc THA đã được phát hiện từ trước là 51,1%, đa số người dân phát hiện THA khi khám sức khỏe định kỳ (61,8%). Tỷ lệ mắc THA đang được quản lý điều trị là 36,8%; 63,2% người dân mắc bệnh chưa được điều trị. Tỷ lệ THA độ I là 67,6%, THA độ II là 29,4% và THA độ III là 3,0% [23].

<b>1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp </b>

<i><b>1.3.1. Nhóm yếu tố có sẵn ( yếu tố không thể thay đổi) </b></i>

<i>1.3.1.1. Tuổi </i>

Tuổi càng cao tỷ lệ THA càng nhiều, nguyên nhân do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi trở nên cứng hơn dẫn đến huyết áp tâm thu cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần [54]. Theo WHO ở độ tuổi 35 cứ 20 người lại có 1 người bị THA, ở độ tuổi 45 cứ 7 người lại có 1 người bị THA và 1/3 số người ở độ tuổi 65 bị THA [50].

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi có mối liên quan chặt chẽ với THA. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thi Thơ và Cộng sự (2016) về thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

trạng THA ở người trưởng thành 18-69 tuổi tại thành phố Hà Nội, kết quả phân tích hồi quy đơn biến cho thấy tuổi càng cao nguy cơ mắc THA càng cao, nhóm 45- 69 tuổi có nguy cơ mắc THA cao hơn nhóm 18 - 44 tuổi (OR=4,45; 95%CI=3,47-5,7; p<0,001) [35]. Nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương (2016) cũng chỉ ra Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo độ tuổi. Đặc biệt độ tuổi từ 50 trở lên, tuổi càng cao nguy cơ tăng huyết áp càng cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [12].

<i>1.3.1.2. Giới </i>

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ THA ở nam nhiều hơn nữ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thi Thơ và Cộng sự (2016) về thực trạng THA ở người trưởng thành 18-69 tuổi tại thành phố Hà Nội. Kết quả phân tích hồi quy đơn biến cho thấy: Nam giới có nguy cơ mắc THA cao hơn nữ (OR= 2,77; 95%CI=2,24-3,42; p<0,001) [35]. Theo nghiên cứu của Chu Hồng Thắng (2017) kết quả cho thấy tỷ lệ THA ở nam (20,4%) cao hơn nữ (16,9%) [34].

Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Hoa Lê và cộng sự (2020). Kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao gấp 5,4 lần so với nữ giới (95%CI = 3,3-8,8). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p<0,01. Tỉ lệ tăng huyết áp nam giới chiếm 60,0% còn nữ giới chiếm 21,8% [24]. Nghiên cứu của Ngô Thị Hải Vân về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người Mông từ 30 đến 69 tuổi tại xã Đắk Drông, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk nông năm 2020 cũng cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm nam giới (20,2%) cao hơn nữ giới (18,1%) [43].

Điều này cũng có thể lý giải vì lối sống của nam giới uống rượu, hút thuốc hơn nữ giới, cường độ làm việc cũng cao hơn nữ giới. Hơn nữa có thể có liên quan về gen, về sinh lý học của giới tính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>1.3.1.3. Yếu tố di truyền </i>

Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy bệnh THA có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ơng, bà, cha, mẹ bị THA thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn.

Theo nghiên cứu của Mai Đình Tâm (2016) về thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố Tuyên Quang. Trong nhóm người bị THA mà có tiền sử gia đình mang bệnh THA là 24,7% cao hơn nhóm khơng có tiền sử gia đình bị THA là 12,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 [32].

Nghiên cứu của Phạm Thế Xuyên (2019) cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa những người có tiền sử gia đình có người THA với tình trạng mắc THA của ĐTNC. Những người trong gia đình có tiền sử THA thì có xác suất mắc THA cao hơn những người trong gia đình khơng có tiền sử THA là 2 lần (CI95% = 1, 0 - 3,30) [48].

<i><b>1.3.2. Nhóm yếu tố có thể thay đổi được </b></i>

<i>1.3.2.1. Ăn mặn </i>

Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn hàng ngày, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ rất nguy hiểm. Chế độ ăn mặn (thừa muối) dẫn đến nguy cơ bị THA và các biến chứng nặng nề của THA như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận…

Phân tích gộp của Feng J He và cộng sự (2013) cho thấy, có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ giảm muối và mức độ giảm huyết áp, so với điều trị thông thường, chế độ ăn giảm muối làm giảm huyết áp 2,6/1,1 mmHg [59]. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và cách điều trị mà không phải dùng thuốc tốt nhất.

Lê Đức Hạnh và cộng sự (2013), nghiên cứu trên 115 bệnh nhân có tăng huyết áp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả, những yếu tố nguy cơ chính của THA nguyên phát lần lượt là: tuổi cao > 60 chiếm 57,39%; rối

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

loạn lipid máu 88,69%; đái tháo đường 33,91%; ăn mặn 21,74% [17]. Tác giả Hồng Mùng Hai (2014), nghiên cứu tình hình tăng huyết áp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho thấy, ăn mặn có nguy cơ tăng huyết áp gấp 1,1 lần [15]. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Hoa Lê và cộng sự (2020). Nguy cơ tăng huyết áp ở những người ăn mặn cao gấp 64 lần so với người không ăn mặn (95%CI = 27,3-149,6). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỉ lệ tăng huyết áp trên những người có chế độ ăn mặn chiếm 91,9% [24].

<i>1.3.2.2. Sử dụng rượu, bia </i>

Hàng ngày, mỗi người có thể uống khoảng 300 ml bia hoặc 30 ml rượu mạnh hay 50 ml rượu vang. Nhưng nếu uống rượu biatrên 100ml/ngày liên tục trong 3 năm sẽ là nguy cơ gây tăng huyết áp Ở Việt Nam tỷ lệ lạm dụng rượu bia ước tính 8% dân số và 4% là nghiện rượu Rượu bia được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, chủ yếu đoạn đầu ruột non và đạt hàm lượng trong máu cao nhất sau khi uống từ 30 đến 90 phút. Đã có một số nghiên cứu được báo cáo về sự liên quan của uống rượu nhiều và tăng huyết áp, nhưng cơ chế của liên quan này vẫn còn chưa rõ ràng. Có những ý kiến chưa thống nhất nhưng đa số thừa nhận uống nhiều rượu bia làm tăng huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp ở 20 - 30% số người lạm dụng rượu bia [4]. Nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương (2016) tại Hà Nam cũng cho thấy uống rượu có mối liên quan với THA (OR = 1,19; CI 95%: 0,85-1,67) [12].

Theo nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng (2008) thì tỷ lệ THA ở nhóm uống rượu cao gấp 1,28 lần so với nhóm khơng uống rượu [33].

Nghiên cứu của Đặng Oanh và cộng sự (2009) kết quả cho thấy nhóm người có thói quyen uống rượu bia (31,1%) có tỷ lên THA cao hơn nhóm không uống rượu (24,3%). Về tấn suất,những người uống rượu bia hằng ngày có tỷ lên THA cao hơn những người uống hàng tuần và cao hơn rõ rệt người uống ít (p < 0,001) [28].

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Hoa Lê và cộng sự (2020) người có hành vi uống rượu/bia có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn người không uống rượu/ bia là 19,4 lần (95%CI = 4,4-85,2) [24].

<i>1.3.2.3. Hút thuốc lá, thuốc lào </i>

Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày liên tục trong 3 năm là nguy cơ gây tăng huyết áp. Hút thuốc làm tổn thương các mạch máu và tăng tốc độ xơ cứng động mạch. Hơn nữa, hút thuốc là một nguy cơ chính gây bệnh tim và đột quỵ. Khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hố chất. Trong đó có hơn 200 loại hố chất có hại cho sức khoẻ. Nicotin là chất có trong thuốc lá. Nicotin được hấp thụ qua da, niêm mạc miệng, mũi hoặc hít vào phổi. Khi hút một điếu thuốc, người hút đưa vào cơ thể từ 1 đến 2 mg nicotin. Nicotin có tác dụng chủ yếu làm co mạch ngoại biên, làm tăng nồng độ serotonin, catecholamin ở não, tuyến thượng thận làm tăng huyết áp<small> . </small>Hút một điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu có thể tăng lên tới 11 mmHg, huyết áp tâm trương tăng lên đến 9 mmHg, kéo dài 20 - 30 phút. Hút thuốc nhiều có thể có cơn tăng huyết áp kịch phát.

Hút thuốc là YTNC không chỉ của THA mà của hàng loạt BKLN khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư, đái tháo đường. Theo nghiên cứu của Đặng Oanh và cộng sự (2009) kết quả cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc là và tình trạng THA. Tỷ lệ THA ở người hút thuốc lá là 45,5% cao hơn so với nhóm khơng hút là 21% với (p<0,0001) [28].Nghiên cứu được tiến hành năm 2009-2010 của Trần Quốc Bảo, Phan Trọng Lân nghiên cứu yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm chỉ ra trong quần thể 25-64 tuổi tại thành phố Cần Thơ có tới 57,1% nam giới hút thuốc lá hàng ngày [2].

Nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc với THA (p < 0,05) [12].Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thi Thơ và cộng sự (2016) về thực trạng tăng huyết áp ở người trưởng thành 18-69 tuổi tại thành phố Hà nội, năm 2016 Người đang hút thuốc hàng ngày có nguy

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

cơ mắc THA cao hơn người không hút hàng ngày (OR 1,49; 95%CI 1,10-2,02) [35].

Theo nghiên cứu của Phạm Thế Xuyên (2019),kết quả khi phân tích yếu tố nguy cho thấy, những người có hành vi hút thuốc (lá, lào) có nguy cơ mắc THA gấp 2 lần so với người không hút thuốc (CI95% = 1,40 - 3,05) [48].

<i>1.3.2.4. Béo phì </i>

Thừa cân, béo phì ngày càng phổ biến trên thế giới. Hiện nay số người mắc béo phì trên tồn cầu đã vượt quá 250 triệu, chiếm 7,0% dân số người trưởng thành trên thế giới. Các nước ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ tỷ lệ béo phì đã lên trên 20%. Ở các nước phát triển tỷ lệ người béo phì cũng đang có xu hướng tăng nhanh. Béo phì rất có hại cho tim mạch vì dễ dẫn đến THA và xơ vữa động mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy thừa cân, béo phì có tương quan thuận với huyết áp. Chế độ ăn để giảm cân ở người thừa cân, béo phì: giảm lượng glucid (bánh các loại, đồ ngọt, chất bột) và tăng cường rau quả, ăn giảm mỡ động vật và thay bằng dầu thực vật, tăng cường vận động thể lực. Nhưng thực tế, phần lớn các trường hợp thừa cân, béo phì chưa áp dụng đúng chế độ ăn giảm cân.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa cân nặng cơ thể và huyết áp động mạch. Với những người có cân nặng cao, nếu giảm bớt cân nặng, huyết áp động mạch cũng giảm.

Nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang bệnh viện 109 về rối loạn lipid máu và huyết áp ở người thừa cân trên 162 bệnh nhân thừa cân và 162 bệnh nhân không thừa cân thì các chỉ số nhân trắc học có thấy. Tỷ lệ THA ở nhóm thừa cân (37,7%) cao hơn nhóm chứng (11,7%). Nhóm thừa cân có rối loạn cholesterol máu kết hợp rối loạn Triglycerit là 58,7% cao hơn nhóm chứng 39,2%. Bên cạnh đó tỷ lệ thừa cân có tăng huyết áp có rối loạn Lipid máu cũng cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê [44].

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Theo nghiên cứu của Lê Quang Đạo và Nguyễn Đỗ Nguyên (2011) về THA và các chỉ số nhân chắc ở người 25-64 tuổi tại Lám Đồng năm 2010. Tỉ lệ THA tăng dần theo mức độ BMI ở cả hai giới và cao hơn ở nhóm có tỉ số eo mơng cao, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ THA ở nhóm thừa cân béo phì theo BMI cao gấp 3,2 lần so với nhóm bình thường (KTC95%: 1,1-2,0) [11].

Theo nghiên cứu của Lê Thanh Chiến và Cộng sự (2011) kết quả cho thấy nguy cơ tăng huyết áp ở nhóm có BMI ≥23 cao gấp 4,7 lần so với nhóm có BMI<23 [8].

Theo Phạm Thế Xuyên (2019), những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc THA cao gấp 4,47 lần so với những người bình thường (CI95% = 2,013 - 9,940) [48].

<i>1.3.2.5. Lười vận động </i>

Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả, thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch. Nhưng nếu tăng cường vận động thể lực vừa sức hằng ngày đều đặn mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nóiriêng. Hoạt động thể lực bao gồm các hoạt động thường ngày và tập luyện thể dục thể thao. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hoạt động đều đặn 30 phút/ngày với cường độ trung bình, ít nhất 5 ngày/tuần, tức 150 phút/tuần hoặc với cường độ cao ít nhất 75 phút/tuần. Không nên ngừng tập 3 ngày liên tiếp trong một tuần<small> [66]s</small>.

Lười vận động có thể chiếm 5–13% nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp. Lối sống hiện đại, lây lan rộng và giảm hoạt động thể chất nói chung, có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng này, với tỷ lệ tăng huyết áp dự kiến sẽ đạt 30% ở người trưởng thành trên toàn thế giới vào năm 2025 [52]. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả, thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch. Nhưng nếu tăng cường vận động thể lực vừa sức hằng ngày đều đặn mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

và bệnh THA nói riêng. Hoạt động thể lực bao gồm các hoạt động thường ngày và tập luyện thể dục thể thao [12], [34].

Theo nghiên cứu của Phạm Thế Xuyên (2019), những người không tham gia các hoạt động thể dục thể thao có nguy cơ mắc THA cao hơn gấp 2,15 lần so với người có hoạt động thể dục thể thao (CI95% = 1,32-3,49) [48].

<i>1.3.2.6. Stress </i>

Gần đây, tình trạng stress, hay tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức, thường được đề cập đến rất nhiều trong lĩnh vực sức khỏe. Sự căng thẳng tâm lý, lo âu quá mức có thể thúc đẩy q trình làm xơ vữa động mạch vì chúng được các nhà khoa học, y học cho là một yếu tố quan trọng gây nên bệnh lý xơ vữa động mạch. Khi bị căng thẳng về tinh thần hay tâm lý cấp tính có thể gây rung tâm thất tim và bị đột tử do sự kích hoạt hệ thống bảo vệ dẫn đến hiện tượng giảm đột ngột trương lực thần kinh phó giao cảm. Trong khi đó, trương lực thần kinh giao cảm ở tim tăng dẫn đến triệu chứng tăng nhịp tim, tăng sức co bóp của cơ tim, tăng huyết áp tâm thu, gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân có xơ vữa động mạch vành dẫn đến nguy cơ bị rung tâm thất và đột tử. Đối với những người có sự hiểu biết về stress, có sức khỏe tốt và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động ảnh hưởng của stress và có được một cuộc sống vô tư, tươi vui, lành mạnh. Ngược lại, những người có cơ thể ốm yếu, tinh thần suy sụp, khơng thể vượt qua và thích nghi nổi với những sự kiện tiêu cực và stress thì dễ dàng phát sinh bệnh tật. Như vậy, stress hay trình trạng căng thẳng, lo âu quá mức có thể làm tăng huyết áp và gây nên các bệnh tim mạch [49].

Nghiên cứu của Trần Kim Trang tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh (2010) trên 414 bệnh nhân THA cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có điểm stress từ bình thường, nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 73,2%, 21,7%, 4,8%, 0,2%. Khơng có sự khác biệt stress theo giới tính. Điểm stress giảm dần theo tuổi, tình trạng hơn nhân ảnh hưởng đến stress [37], [38].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Theo nghiên cứu của Mai Đình Tâm (2016) về thực trạng THA của người trưởng thành tại thành phố Tuyên Quang. Tỷ lệ THA ở nhóm người bị stress 32,8% cao hơn ở nhóm người khơng bị stress là 9,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 [32].

<i>1.3.2.7 Kiến thức, thái độ phòng chống tăng huyết áp </i>

Trong nghiên cứu của Trần Thiện Thuần tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 cho thấy kiến thức về bệnh lý THA và nguyên nhân dẫn đến THA còn hạn chế: Có 44% ĐTNC có kiến thức về dấu hiệu bệnh THA, 62% có kiến thức về biến chứng THA, 52,7% có kiến thức về chế độ ăn trong điều trị THA, 66% cho rằng cần thiết kiểm tra huyết áp [36].

Trong nghiên cứu tìm hiểu kiến thức phòng chống THA của các bệnh nhân THA, theo Đào Ngọc Quân cho biết: Có 65% bệnh nhân cho rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, 13% bệnh nhân cho rằng hút thuốc lá không ảnh hưởng tới tim mạch và 22% bệnh nhân không biết, chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 19%. Có 59% bệnh nhân cho rằng ăn mặn làm ảnh hưởng đến huyết áp, 11,5% bệnh nhân cho rằng không và 29,5% bệnh nhân khơng biết, trong đó 25,5% là dân tộc thiểu số, 4% người kinh. Có 72% bệnh nhân cho rằng uống rượu bia làm ảnh hưởng đến huyết áp, 3,5% bệnh nhân cho rằng không và 24,5% bệnh nhân không biết,trong đó 22% dân tộc thiểu số, 2,5% người kinh. Kiến thức về điều trị tăng huyết áp còn nhiều hạn chế: 36% bệnh nhân cho rằng tăng huyết áp cần điều trị thường xuyên, 38,5% bệnh nhân cho rằng tăng huyết áp không cần điều trị thường xuyên, 25,5% bệnh nhân không biết [30].

Theo kết quả nghiên cứu KAP của NCT về bệnh và biến chứng của THA, Nguyễn Kim Kế (2013) cho thấy: Hơn một nửa số NCT điều tra có kiến thức tốt về bệnh (50,4%), tuy nhiên tỷ lệ kiến thức kém còn khá cao (20,0%). Về thái độ, tỷ lệ NCT đạt mức độ tốt thấp (36,0%), mức độ kém còn cao (28,0%). Về thực hành, tỷ lệ NCT điều tra có thực hành tốt thấp (19,5%),

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

14 tỷ lệ thực hành kém cao (45,0%); KAP của NCT về điều trị bệnh THA: Tỷ lệ NCT có kiến thức kém cịn cao (20,2%). Về thái độ, tỷ lệ NCT có mức độ kém còn cao (30,2%). Về thực hành, tỷ lệ NCT có thực hành tốt thấp (18,6%), tỷ lệ thực hành kém còn rất cao (46,1%) [21].

Cho đến nay, việc phòng chống THA vẫn cịn nhiều khó khăn và một trong các vấn đề khó khăn đó là vấn đề nhận thức của người dân. Để phòng tai biến do THA, vấn đề quan trọng nhất là phải phát hiện và điều trị sớm THA. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác TT-GDSK nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về THA, đồng thời phải gắn liền với việc phát triển tổ chức chăm sóc sức khỏe ở mỗi cộng đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>Chương 2: </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Người dân từ 40 tuổi trở lên đang sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang.

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Người dân từ 40 tuổi trở lên đang sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang. Chúng tôi lựa chọn lứa tuổi này do đây là lứa tuổi có tỷ lệ mắc THA cao đã được một số tác giả nghiên cứu [10], [31], [25].

<b>2.2. Địa điểm nghiên cứu </b>

Nghiên cứu được tiến hành tại 5 huyện/thành đại diện cho các vùng của tỉnh Tuyên Quang.

Thành phố Tuyên Quang: là trung tâm văn hóa – kinh tế - chính trị của tỉnh Tuyên Quang gồm 13 xã/phường. Diện tích là 119,06 km2, dân số 232.230 người (2019)

Huyện Sơn Dương: Nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, với tổng diện tích 787.95 km2, dân số 179.499 người, có 33 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Sơn Dương và 32 xã.

Huyện Hàm Yên: nằm ở phía Bắc của tỉnh, với tổng diện tích tự nhiên 900,55 km², dân số 115.026 người, có 18 đơn vị hành chính trực thuộc. Trung tâm huyện nằm trên quốc lộ 2, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 40 km về hướng Tây Bắc.

Huyện Chiêm Hóa: nằm ở phía Bắc của tỉnh với diện tích tự nhiên 1.278,83 km², dân số trên 129.836 người, có 25 xã và 01 thị trấn.

Huyện Yên Sơn: bao quanh thành phố Tuyên Quang với tổng diện tích tự nhiên là 1.133,01 km², dân số 165.908 người, và có 30 đơn vị hành chính trực thuộc.

<b>2.3. Thời gian nghiên cứu </b>

- Từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>2.4. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu </b></i>

<i>*Cỡ mẫu: áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mơ tả [16]. </i>

Trong đó:

n: cỡ mẫu tối thiểu.

Z<small>(1 - /2)</small> với độ tin cậy 95%. <small></small><sub> Z</sub><small>2</small>

<small>(1 - /2)</small> = 1,96.

p: tỷ lệ bệnh THA ở người cao tuổi từ nghiên cứu trước là 0,22 (Theo nghiên cứu của Lâm Chi Cường – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa [10]).

d: độ chính xác mong muốn = 0,022

Thay vào cơng thức ta có: n = (1,96)<small>2</small> x 0,22 x 0,78 / (0,022)<small>2</small> = 1.362. Trong thực tế quá trình sàng lọc lấy được 1.500 người.

<i>*Kỹ thuật chọn mẫu: </i>

- Tỉnh Tuyên Quang có 1 thành phố và 6 huyện, chúng tôi chọn 5 địa điểm nghiên cứu: thành phố Tuyên Quang, huyện Chiêm Hóa, Sơn Dương, Hàm Yên và huyện Yên Sơn là chọn chủ đích vì đại diện cho các vùng của tỉnh Tuyên Quang. Mỗi huyện/thành phố chọn 300 mẫu người trưởng thành.

- Chọn xã: Mỗi huyện/thành phố lại chọn chủ đích 2 xã/phường (một xã/phường gần trung tâm và một xã/phường xa trung tâm):

+ Thành phố Tun Quang gồm có 02 phường sau: Nơng Tiến và Minh Xuân + Huyện Chiêm Hóa gồm có 02 xã sau: Hòa Phú và Phú Thịnh

+ Huyện Sơn Dương gồm có 02 xã sau: Minh Thanh và Phú Thịnh + Huyện Hàm Yên gồm có 02 xã sau: Thái Sơn và Hùng Đức + Huyện Yên Sơn gồm có 02 xã sau: Thắng Quân và Tứ Quận

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

- Chọn đối tượng ở 1 xã/phường, chúng tôi họn các đối tượng bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống đến khi đạt đủ cỡ mẫu cho mỗi xã qua các bước như sau:

+ Liệt kê, lập danh sách tất cả người trưởng thành từ 40 từ tuổi trở lên của từng xã/phường.

+ Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với k được tính dựa trên số lượng người ≥ 40 tuổi tại mỗi xã/ phường. Như vậy tại mỗi xã/ phường chọn được 150 người Tổng số mẫu cần điều tra là 1500 đối tượng.

+ Đối tượng được chọn vào nghiên cứu theo khoảng cách mẫu K và được thông báo trước lịch khám. Trong trường hợp đối tượng được chọn nhưng cắng mặt hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu tiến hành chọn đối tượng liền kề trong danh sách mẫu để thay thế.

<i><b>Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: </b></i>

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Độ tuổi, địa bàn nghiên cứu phù hợp.

<b>2.5. Các chỉ số nghiên cứu </b>

<i><b>2.5.1. Nhóm các chỉ số về thực trạng THA ở người từ 40 tuổi trở lên. </b></i>

- Tỷ lệ THA chung

- Tỷ lệ THA phân bố riêng theo các mức độ. - Tỷ lệ THA theo nhóm tuổi.

- Tỷ lệ THA theo giới. - Tỷ lệ THA theo khu vực. - Tỷ lệ THA theo nghề nghiệp. - Tỷ lệ THA theo trình độ học vấn. - Tỷ lệ THA theo điều kiện kinh tế. - Tỷ lệ THA theo BMI

<i><b>2.5.2. Nhóm các chỉ số về các yếu tố liên quan đến THA ở người từ 40 tuổi trở lên </b></i>

- Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

- Sử dụng rượu bia, thuốc lá.

- Tiền sử gia đình về tăng huyết áp - Chế độ ăn uống, vận động.

- Tình trạng thừa cân béo phì, stress.

- Kiến thức, thái độ của người dân về phòng bệnh THA

<b>2.6. Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin </b>

<i><b>2.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá và định nghĩa biến số </b></i>

- Các mẫu phiếu ghi kết quả phải đầy đủ rõ ràng, thơng tin chính xác và độ tin cậy cao, thơng tin về thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia.

<i><b>- Xác định hộ nghèo: Có sổ hộ nghèo do chính quyền cấp phù hợp với </b></i>

quyết định số 59/QĐ-TTg về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

<i><b>- Tiêu chí xác định chuẩn nghèo: </b></i>

Quyết định cũng quy định rõ chuẩn hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng từ giai đoạn 2016- 2020, cụ thể:

<i><b>Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong 2 tiêu chí sau </b></i>

1- Có thu thập bình quân đầu người/ tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống. 2- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức dộ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

<i>Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: </i>

1- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 trở xuống. 2- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

<b>Xác định stress (căng thẳng, lo âu quá mức): </b>

Người được hỏi trả lời thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hay qn, mất trí nhớ, khó chịu hay tức giận mất ngủ kéo dài, giảm hiệu quả công việc, mất

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

niềm tin trong cuộc sống. Người bị stress có thể do đau ốm khơng đủ chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn tới stress, bên cạnh đó cịn do mơi trường ngoại cảnh làm mất sự cân bằng, những mâu thuẫn trong xã hội, quan hệ trong gia đình cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới stress [32].

<b>Xác định người thích ăn mặn: </b>

Thói quen ăn mặn khá phổ biến trong chế biến thức ăn hàng ngày. Việc đánh giá tương đối khó khăn chủ yếu thông qua hỏi phỏng vấn đối tượng. Mỗi ngày chỉ nên ăn 6 gram muối (1 thìa cafe) là đủ, nếu ăn nhiều hơn trong ngày và liên tục từ 4-7 ngày là ăn mặn [32].

<i>2.6.1.1. Nếu đang hút có hút thuốc phân loại mức độ: </i>

<b>- Hút ít: < 5 điếu/ngày </b>

<b>- Hút trung bình: 5-10 điếu/ngày - Hút nhiều: > 10 điếu/ngày </b>

<i>2.6.1.2. Nếu đang uống rượu, bia: </i>

<b>- Uống ít: dưới 1 lần/tuần </b>

<b>- Thỉnh thoảng uống: 3-5 lần/tuần - Uống thường xuyên: Hàng ngày/ tuần </b>

<i>2.6.1.3. Tập thể dục: </i>

- Ít tập (ít hoạt động): dưới 3 lần/tuần, - Thỉnh thoảng: tập trên 3 lần/ tuần mỗi lần - Thường xuyên: tập đều đặn hàng ngày/tuần.

<i>2.6.1.4. Kiến thức- thái độ dự phòng THA </i>

- Kiến thức về dự phòng biến chứng của THA: Phần này bao gồm các câu B2, B5, B6, B8, B11, B12, B14, B36 vậy có 8 câu nên tổng điểm của phần này là 9 điểm. Trả lời với số điểm ≥ 5 điểm thì được đánh giá là tốt, nếu < 5 điểm là không tốt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- Thái độ về dự phòng biến chứng của THA: Phần này gồm 10 câu từ B19, B20, B22, B23, B24, B26, B27, B29, B30, B35. Trả lời với số điểm > 5 điểm thì được đánh giá là thái độ tốt, nếu ≤ 5 điểm là không tốt.

Thang điểm cho mỗi câu trả lời là 1 điểm, với: + Hoàn toàn đồng ý: 1 điểm hoặc Đồng ý: 1 điểm;

+ Trung lập: 0 điểm hoặc Khơng đồng ý: 0 điểm hoặc Hồn tồn khơng đồng ý: 0 điểm.

<i><b>2.6.2. Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin </b></i>

- Cán bộ thu thập thông tin bệnh tật cân đo tại trạm y tế xã gồm có:

+ Các Bác sỹ của Trạm Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang

+ Các cán bộ ở trạm y tế: Cân đo chiều cao, đo HA

<i>Đo huyết áp: </i>

- Phương tiện: Máy đo HA điện tử nhãn hiệu Omron, HEM – 7130 do Nhật Bản sản xuất và máy đo HA thủy ngân loại ALP K2 Nhật Bản sản xuất, được kiểm chuẩn.

- Cách đo huyết áp:

+ Nghỉ ngơi trong phịng n tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp. Khơng dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.

+ Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngồi ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay khơng.

+ Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.

+ Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.

+ Đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.

+ Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp).

+ Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg) khơng làm trịn số q hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo.

<i>Cân cơ thể: Sử dụng cân bàn Trung Quốc đã gắn thước đo khi bệnh nhân </i>

cân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng không đi dày dép, không cầm bất cứ vật gì, cân chính xác đến 0,1kg.

<i>Đo chiều cao: Đối tượng đi chân trần không đội mũ, khơng cầm bất cứ </i>

vật gì ở trong tư thế đứng thẳng thoải mái, 2 gót chân chạm vào nhau thành hình chư V, mắt nhìn thẳng về phía trước, kéo thước thẳng đứng hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đỉnh đầu và đọc kết quả trên thước đơn vị được tính là cm và sai số khơng q 0,5 cm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>Bảng 2.1. Phân loại thừa cân và béo phì theo Tổ chức y tế thế giới [65] </i>

Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, cân đo ghi vào phiếu in sẵn.

- Phỏng vấn trực tiếp: Nhóm nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp các đối tượng theo phiếu điều tra. Phỏng vấn trực tiếp kết hợp quan sát thu thập thông tin của các đối tượng nghiên cứu để mơ tả thực trạng bệnh và tìm các yếu tố liên quan đến bệnh THA (tuổi, tiền sử gia đình, nghề nghiệp cũ, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt như: hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn, hoạt động thể lực)...

<b>2.7. Phương pháp khống chế sai số </b>

- Tính đủ cỡ mẫu tối thiểu, chọn mẫu vào các nhóm nghiên cứu đủ, đúng chỉ tiêu, có kế hoạch phân tích số liệu đúng đắn;

- Sử dụng cùng một loại công cụ thống nhất trong nghiên cứu (dùng cùng một bộ câu hỏi, cùng một loại máy đo huyết áp, cân nặng, chiều cao …), để khi nhiều người sử dụng vẫn hiểu đúng và làm giống nhau;

- Trong bộ câu hỏi, đặt câu đơn giản, dễ hiểu, ám sát các mục tiêu nghiên cứu cũng như nhu cầu về số liệu (các biến số, các chỉ số nghiên cứu). Thảo luận, thống nhất và chỉnh sửa, thử nghiệm và hoàn thiện bộ câu hỏi, mã hóa thơng tin trước khi tiến hành trên đối tượng nghiên cứu;

- Sử dụng công cụ chuẩn (máy đo huyết áp, cân nặng, thước đo đã được Bộ Y tế khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng);

</div>

×