Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

môn kỹ thuật ô tô chuyên dùng bài báo cáo giữa kì đề tài máy ủi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.02 KB, 48 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

<b>KHOA CƠNG NGHỆ ĐỘNG LỰC</b>

<b>MƠN: KỸ THUẬT Ơ TƠ CHUN DÙNGBÀI BÁO CÁO GIỮA KÌ</b>

<i> tài<b> : MÁY ỦI</b></i>

Lớp học phần: KTOTCD_DHOT16B Nhóm: 6

GVHD: Ths.VÕ LÂM KIM THANH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

<b>KHOA CƠNG NGHỆ ĐỘNG LỰC</b>

<b>MÔN : KỸ THUẬT Ô TÔ CHUYÊN DÙNGBÀI BÁO CÁO GIỮA KÌ</b>

<i><b>Đề tài: MÁY ỦI</b></i>

Lớp học phần: : KTOTCD_DHOT16B Nhóm: 6

GVHD: Ths.VÕ LÂM KIM THANH

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC</b>

Chương I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI...1

1.1. Sơ lược về sự phát triển chung của máy ủi hiện nay ở Việt Nam...1

1.2. Công dụng của máy ủi...2

1.3. Phân loại máy ủi...2

1.3.1. Phân loại theo bộ di chuyển: có hai loại...2

1.3.2. Phân loại theo hệ thống điều khiển...3

1.3.3. Phân loại theo khả năng quay của lưỡi ủi...4

1.3.4. Phân loại theo công suất và lực kéo của máy...4

1.4. Yêu cầu...4

1.5. Các quy tắc an toàn khi sử dụng máy ủi...5

Chương II: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC TRÊN MÁY ỦI...7

2.1. Giới thiệu chung về hệ thống truyền thủy lực trên máy ủi...7

2.2. Sơ đồ mạch thủy lực trên máy ủi và nguyên lí hoạt động...9

2.3.2. Nguyên lý làm việc của một vài phần tử quan trọng trong mạch thủy lực trên máy ủi...12

Chương III: NHỮNG HƯ HỎNG, CÁCH KHẮC PHỤC VÀ BẢO DƯỠNG XE ỦI...16

3.1. Những hư hỏng của máy ủi và cách khắc phục...16

<small>iii</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.1.1. Bơm phát ra tiếng ồn hoặc rung động quá mức...16

3.1.2. Áp suất đầu ra của bơm thấp hoặc không ổn định...16

3.1.3. Xylanh thuỷ lực rung động , không ổn định...17

3.1.4. Nhiệt độ dầu thuỷ lực quá cao...18

3.1.5. Máy bị lịm do thủy lực có những nguyên nhân sau...18

3.1.6. Máy làm yếu một thao tác gồm những nguyên nhân sau...18

3.1.7. Máy làm yếu hai hay nhiều thao tác...18

3.1.8. Máy mất 1/2 thao tác có những nguyên nhân sau:...19

3.1.9. Sáng làm khỏe, nóng máy làm yếu một thao tác có những nguyên nhân sau...19

3.1.10. Quay toa được một bên có những nguyên nhân sau...20

3.1.11. Máy mất qoay toa cả hai bên nhưng nặng máy...20

3.1.12. Quay toa mất cả hai bên không nặng máy...21

3.1.13. Yếu quay toa...21

3.1.14. Quay toa yếu nhưng nặng máy...21

3.1.15. Máy tiến được lùi không được...21

3.1.16. Máy tiến lùi cả hai bên khơng được...22

3.1.17. Có nhớt đen lọt lên thùng thủy lực cộng theo mạt mịn trắng...22

3.1.18. Có mạt sắt dài lọt vào thùng thủy lực...22

3.1.19. Máy có mạt sắt trắng mịn lọt vào thùng thủy lực...22

3.1.20. Máy nóng làm được nguội làm không được...22

3.1.21. Máy làm bị rung một hay hai ơng bơm...23

3.1.22. Có tiếng kêu ở bộ phận phối...23

3.1.23. Mất thủy lực đột ngột:...23

3.1.24. Mất thủy lục đột ngột nhưng di chuyển được...23

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3.1.25. Ga nhỏ máy làm khỏe, ga lớn máy làm yếu ( yếu do thủy lực)...24

3.1.26. Bị nóng nhớt thủy lực...24

3.1.27. Chạy chậm không được...24

3.1.28. Chạy chậm không chạy được nhanh...24

3.1.29. Hạ không xuống...24

3.1.30. Nâng tự di chuyển (pan này tất cả các máy cũ thường gặp )...25

3.1.31. Di chuyển tự quay toa...25

3.1.32. Máy đang làm vỡ ống thay ông mới đề không nổ...25

3.1.33. Máy đang làm vỡ ống thay ống mới quay toa không được hoặc yếu. ...25

3.1.34. Nổ máy tự động làm:...25

3.2. Quy trình bảo dưỡng xe ủi...26

3.2.1. Trước khi khởi động máy...26

3.2.2. Cơng việc bảo dưỡng, bảo trì máy ủi sau 250 giờ làm việc...27

3.2.3. Công việc bảo dưỡng máy ủi sau khi làm việc 500 giờ...28

3.2.4. Công việc bảo trì máy ủi sau khi làm việc được 1000 giờ...28

Chương 4 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÁY ỦI...29

4.1. Ưu điểm của máy ủi...29

4.2. Nhược điểm của máy ủi...29

Chương 5 TỔNG KẾT...30

<small>v</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Hình 2. 3 Cấu tạo máy ủi...11

Hình 2. 4 Sơ đồ nguyên lý của cơ cấu điều chỉnh góc nghiêng bơm...12

Hình 2. 5 Sơ đồ cấu tạo của hệ thống điều khiển góc nghiêng bơm...12

Hình 2. 6 Sơ đồ nguyên lý của cụm van hãm...12

Hình 2. 7 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều khiển cơ cấu lái...13

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Chương I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI</b>

<b>1.1. Sơ lược về sự phát triển chung của máy ủi hiện nay ở ViệtNam.</b>

Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì máy làm đất nói chung và máy ủi nói riêng đóng vai trị hết sức quan trọng, nó góp phần giải quyết một số lượng công việc lớn thay cho con người. Ở nước ta thì tình hình sử dụng máy làm đất chỉ phát triển mạnh từ những năm đầu của thập kỷ 90. Khi đó đã có sự cạnh tranh gay gắt của các hãng máy tư bản đối với các hãng máy truyền thống như Liên Xô, Trung Quốc,… Bên cạnh các hãng máy quen thuộc như Komatsu, Hitachi, Mitsubishi, Volvo, … đã có sự xuất hiện của các hãng mới như daewoo, Dynapac, Fiat, Caterpillar,… Ngoài các máy nhập về đã qua sử dụng thì hiện nay người ta còn nhập về các máy mới hiện đại có giá trị cao, có nhiều tính năng ưu việt, cho năng suất và hiệu quả sử dụng cao.

Trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của các loại máy làm đất thì để xây dựng một cơng trình lớn cần phải huy động với một số lượng rất lớn các công nhân. Từ khi máy làm đất xuất hiện thì số cơng nhân đã được giảm đi với số lượng đáng kể và với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì số lượng cơng nhân sẽ được giảm đi đến mức tối thiểu, lúc đó máy móc sẽ thay công nhân làm việc.

Trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước hiện nay thì lao động thủ cơng không thể đáp ứng được nhu cầu về xây dựng và khai thác. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hầu hết các công việc sẽ được cơ giới hóa. Khi đó máy móc sẽ thay thế cơng việc lao động chân tay, góp phần làm giảm sức lao động của con người và tăng năng suất lao động lên mức tối đa.

Nước ta là một nước có nền cơng nghiệp chậm phát triển, nói chung cho đến nay thì chưa sản xuất được các loại máy làm đất, đặc biệt là máy đào và máy ủi. Do vậy các máy làm đất được sử dụng ở nước ta hiện nay chủ yếu là được nhập từ nước ngoài về nên hiệu quả khai thác và sử dụng nó chưa được cao. Ngày nay do địi hỏi về chất lượng cơng trình, thời gian và cơng nghệ xây dựng,… nên các loại máy mới và hiện đại được nhập về

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

khá nhiều. Do đó đặt ra một vấn đề là cần có những người kỹ sư giỏi có khả năng nắm bắt được cơng nghệ của các loại máy đó, hiểu và sử dụng được nó, phát huy được hết hiệu quả của nó.

Hiện nay các loại máy làm đất hiện đại có tính năng kỹ thuật tốt, hiệu quả sử dụng cao được nhập về nước ta từ các hãng nổi tiếng như: Komatsu, Hitachi, Mitsubishi (Nhật), Daewoo (Hàn Quốc), Volvo (Thụy Điển), Fiat (Italy), Caterpillar (Mỹ),…

<b>1.2. Công dụng của máy ủi.</b>

Máy ủi là một loại máy quan trọng, chiếm số lượng lớn trong các loại máy làm đất. Nó là loại máy chủ đạo trong nhóm máy đào và vận chuyển đất. Máy ủi được sử dụng rộng rãi trong công tác xây dựng công nghiệp và dân dụng, trong giao thông, thủy lợi, khai thác mỏ, … do máy có cấu tạo đơn giản, năng suất cao, cơ động, có thể làm được nhiều cơng việc.

Máy ủi có thể thực hiện một số cơng việc sau:

- Làm công tác chuẩn bị cho các công trình như: nhổ gốc cây, làm sạch hiện trường, bóc bỏ lớp thực vật để khai thác mỏ,…

- Đào đắp các cơng trình có độ cao, độ sâu của nền là ± 2 m

- Định hình mặt đường, san bằng bề mặt cơng trình, làm phẳng các mái dốc, tạo độ chênh cao,…

- Ủi hoặc san rải vật liệu như đá dăm, cát, đá, sỏi,…vun đống vật liệu. - Ngồi ra máy ủi cịn thực hiện nhiều các công việc khác như kéo đẩy các phương tiện khác di chuyển (máy cạp), lắp thêm các bộ công tác để thực hiện nhiều chức năng khác,…

<b>1.3.Phân loại máy ủi . </b>

Hiện nay số lượng và chủng loại máy ủi ở nước ta nhiều nên việc phân loại để quản lý nó cũng quan trọng. Máy ủi đang sử dụng ở nước ta hiện nay chủ yếu là của các hãng như:Liên Xô (cũ), Komatsu, Caterpillar,… với chủng loại rất đa dạng.

Máy ủi thường được phân loại theo công suất động cơ, lực kéo, cơ cấu điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1.3.1.Phân loại theo bộ di chuyển: có hai loại . </b>

Máy ủi bánh lốp: được dùng chủ yếu trong các trường hợp đặc biệt như: di chuyển trong thành phố, làm việc ở những nơi có khối lượng công việc không tập trung, hay phải di chuyển, yêu cầu tốc độ di chuyển lớn, trên nền đất bền, chắc,…

Hình 1. 1 Máy ủi bánh lốp

Máy ủi bánh xích: đây là loại máy được sử dụng rộng rãi trong các cơng trình giao thơng khi thi công trong điều kiện nền đất yếu. Bộ di chuyển bánh xích làm cho máy ủi có thể di chuyển dễ dàng trên nền đất ướt, đất cát,… nó làm giảm áp suất phân bố lên nền, thích hợp với các loại nền không bằng phẳng. Bộ di chuyển bánh xích này cịn cho lực bám lớn và khả năng vượt dốc tốt. Do đó nó được sử dụng phổ biến hơn loại bánh lốp.

Hình 1. 2 Máy ủi bánh xích

<b>1.3.2.Phân loại theo hệ thống điều khiển . </b>

Máy ủi có hệ thống điều khiển cơ học: sử dụng cáp để nâng bộ công tác, khi ấn lưỡi ủi vào đất chủ yếu là nhờ vào trọng lượng bản thân của bộ cơng tác.

Máy ủi có hệ thống điều khiển thủy lực: đây là loại máy ủi được sử dụng phổ biến hiện nay. Việc ấn sâu lưỡi ủi vào đất khác với máy ủi có hệ thống điều khiển cơ học, nó sử dụng hệ thống thủy lực nhờ cặp xylanh ấn sâu bộ cơng tác xuống, do đó trọng lượng của bộ công tác giảm đi đáng kể, và nó cho phép máy

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

ủi có thể đào ở những nơi đất cứng mà loại máy ủi truyền động cơ khí khó có thể làm được.

<b>1.3.3.Phân loại theo khả năng quay của lưỡi ủi . </b>

Máy ủi có lưỡi ủi cố định: lưỡi ủi vng góc với trục dọc của máy, dùng để

<i>ủi đất về phía trước, có góc quay φ cố định (φ =90</i><small>0</small>)

Máy ủi vạn năng: có thể thay đổi được góc quay của lưỡi ủi, nó có thể dùng để ủi đất sang một bên. Bàn ủi được liên kết với khung ủi qua khớp cầu nên bàn ủi có thể quay được trong mặt phẳng ngang và đặt nghiêng so với trục dọc của

<i>máy một góc φ = 45</i><small>0</small> ÷ 60<small>0</small>

<b>1.3.4.Phân loại theo công suất và lực kéo của máy . </b>

Có thể phân loại máy ủi thành các loại: rất nhỏ, nhỏ ,trung bình, lớn, rất lớn

Xu hướng phát triển của máy ủi hiện nay: chế tạo những máy ủi có cơng suất nhỏ và trung bình, điều khiển bằng thủy lực vì các máy điều khiển bằng thủy lực rất hiện đại, thao tác dễ dàng, trọng lượng của máy nhỏ hơn, làm việc hiệu quả, đồng thời các máy ủi nhỏ và trung bình có năng lượng riêng (công suất trên một đơn vị trọng lượng) lớn hơn nhiều so với loại máy ủi có cơng suất lớn.

<b>1.4. u cầu.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Áp dụng thiết kế nhân bản Nước ta rất coi trọng hình thức bên ngồi của sản phẩm và sự thoải mái của nội thất cabin. Hệ thống điều khiển đang dần tiếp cận với các ngành công nghiệp máy xúc và ô tô để giảm bớt cường độ lao động của người lái xe. Thiết bị đo thông qua thiết bị giám sát điện tử với cảnh báo ba cấp độ và thiết bị chẩn đoán lỗi tự động. Cabin sử dụng cabin kín, có máy lạnh với thiết bị lọc khơng khí, và bổ sung các thiết bị điện tử tiên tiến như máy ghi âm và thậm chí là DVD để tối đa hóa tính nhân văn của người lái xe.

Ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng:

- Hệ thống thủy lực của thiết bị làm việc áp dụng công nghệ tràn vi sai cố định. Theo cách này, khi van đảo chiều thiết bị làm việc đang trong quá trình tiết lưu mở nhỏ và điều tốc, lượng dầu thừa do bơm dầu cung cấp có thể được đưa trở lại thùng nhiên liệu mà khơng cần van an tồn, nhưng trực tiếp tràn ra van chênh áp. trở lại thùng nhiên liệu, để áp suất hệ thống trong quá trình điều khiển tốc độ chỉ cao hơn áp suất làm việc. Cao một giá trị nhất định của △P để đạt được mục đích giảm tổn thất cơng suất thủy lực và hạ nhiệt độ dầu.

- Hệ thống thủy lực và hệ thống truyền động của động cơ và thiết bị làm việc áp dụng cơng nghệ kết hợp tồn bộ cơng suất. Động cơ có thể tự động điều chỉnh cơng suất phát vào hệ thống truyền lực và hệ thống thủy lực của thiết bị làm việc theo điều kiện làm việc thực tế nhằm sử dụng tối đa công suất động cơ nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng.

- Công nghệ truyền động thủy tĩnh. Bộ truyền động thơng qua bộ truyền động thủy tĩnh. Tồn bộ máy làm giảm các bộ phận truyền động như hộp số, bộ biến mơ (ly hợp chính), ly hợp lái, ... do đó giảm đáng kể tổn thất cơng suất cơ học và dễ dàng đạt được tồn bộ cơng suất phù hợp với động cơ để đạt được mục đích tiết kiệm năng lượng.

Động cơ phát thải đạt tiêu chuẩn Euro Với sự gia tăng xây dựng và bảoⅡ Với sự gia tăng xây dựng và bảo trì hệ thống giao thơng và cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn và vừa và các yêu cầu bảo vệ môi trường dần dần nghiêm ngặt hơn của thị trường trong nước và quốc tế, các yêu cầu về khí thải của động cơ đã đạt ít nhất tiêu chuẩn Euro I và một số nước phát triển thậm chí đã yêu cầu Tiêu chuẩn Euro II. Do đó, động cơ

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

được trang bị cho máy ủi phải đáp ứng yêu cầu thị trường này càng sớm càng tốt.

<b>1.5.Các quy tắc an toàn khi sử dụng máy ủi.</b>

- Người vận hành máy ủi là người đã qua đào tạo, có chứng chỉ phù hợp. Người đã được huấn luyện An toàn lao động. phải sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định. Phải thường xuyên theo dõi tình trạng kỹ thuật của máy trong ca làm việc;

- Chỉ được phép làm việc với máy ủi có lý lịch máy, có bảng hướng dẫn bảo quản sử dụng, có sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật hàng ngày của máy;

- Chỉ cho phép vận hành máy ủi gần đường dây cao thế khi đảm bảo khoảng cách theo quy định;

- Công nhân lái máy ủi phải tuân theo sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng;

- Trước khi làm việc, công nhân phải kiểm tra lại tất cả các bộ phận của máy như: Trục truyền động, bánh đai, bánh xích, nối trục, khớp nối, các tín hiệu âm thanh, ánh sáng phải đảm bảo ở trạng thái tốt;

- Cấm máy ủi hoạt động ở trên mái dốc 30<small>°</small> ; cấm thò ben ra khỏi mép hố rộng, đường đào khi ủi, không vận hành máy ủi trên đất yếu, sình lầy;

- Khi kết thúc cơng việc phải làm vệ sinh máy và hạ lưỡi ben xuống đất, ghi chép sổ vận hành và lấy chữ ký đầy đủ theo quy định.

Yêu cầu người công nhân máy ủi phải chấp hành nghiêm chỉnh quy phạm pháp luật này. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Chương II: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNGTRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC TRÊN MÁY ỦI</b>

<b>2.1. Giới thiệu chung về hệ thống truyền thủy lực trên máy ủi . </b>

Hình 2. 1 Hệ thống thủy lực

Máy ủi là một trong các loại máy chủ đạo nằm trong nhóm máy đào và vận chuyển đất. Hiện nay số lượng máy ủi chiếm tỉ trọng khá lớn trong các máy làm đất, nó được sử dụng rộng rãi trong công tác xây dựng công nghiệp và dân dụng, trong giao thông, thủy lợi, khai thác mỏ,… Do máy ủi dùng để đào và vận chuyển đất nên bộ cơng tác của nó chủ yếu gồm lưỡi ủi và khung ủi. Để điều khiển hoạt động của bộ công tác hiện nay người ta sử dụng hệ thống truyền động thủy lực với các xylanh nâng hạ lưỡi ủi.

<i>Ở các máy ủi thường: có sử dụng hệ thống truyền động thủy lực thì nó chỉ</i>

gồm có bơm thủy lực để tạo ra lưu lượng dầu qua các van an toàn, van phân phối, van một chiều,… tới các xylanh thủy lực để nâng hạ lưỡi ủi, với một số máy ủi khác thì cịn có xylanh nâng hạ lưỡi xới.

Đây chính là hệ thống truyền động thủy lực được sử dụng với các máy ủi được áp dụng đầu tiên như các máy ủi của Liên Xô (cũ) và các máy ủi đời cũ của Komatsu,…

<i>Với các máy ủi hiện đại: ngồi các hệ thống trên nó cịn có thêm nhiều các</i>

hệ thống tiên tiến, nhiều chi tiết hiện đại khác để phục vụ cho hoạt động của máy ủi như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Hệ thống tự điều chỉnh góc nghiêng của bơm theo tải trọng

- Hệ thống lái hiện đại với việc sử dụng mô tơ lái thủy lực điều khiển bằng van phân phối (khác với các máy ủi cũ sử dụng ly hợp để ngắt chuyển động cho một đĩa xích để lái)

- Sử dụng hệ thống thủy lực để điều khiển các cấp (số I,II,III) của hộp số. - Sử dụng hệ thống thủy lực để điều khiển van phân phối

- Sử dụng biến tốc thủy lực

- Sử dụng các cụm van ưu tiên, van hồi nhanh, van hút, van không tải, van hồi áp suất,…

Tất cả các hệ thống, chi tiết này được sử dụng với mục đích giảm tiêu hao cơng suất, nâng cao năng suất của máy ủi, tận dụng hết công suất của máy,… Ngoài ra trên các máy ủi hiện đại cịn có các hệ thống cảm biến về áp suất, cảm biến về tốc độ quay, cảm biến về nhiệt độ,…tất cả các tín hiệu này đều được đưa về hộp đen để sử lý. Với một biến cố bất thường nào sảy ra đều được đưa về hộp đen để phân tích và báo về màn hình hiển thị cho người lái biết để có biện pháp kiểm tra và sử lý. Do vậy mà máy có thể tránh khỏi các sự cố gây nguy hiểm, máy luôn làm việc ổn định, đảm bảo các chỉ tiêu về kỹ thuật, tiến độ và kinh tế.

<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>2.2. Sơ đồ mạch thủy lực trên máy ủi và nguyên lí hoạt động . 2.2.1.Sơ đồ mạch thủy lực . </b>

Hình 2. 2 Sơ đồ mạch thủy lực

<b>2.2.2.Nguyên lí hoạt động . </b>

Khi các van ở vị trí đóng, bơm sẽ bơm dầu đi một vịng tuần hồn qua lọc và trở lại bể chứa (nhằm lộc sạch dầu thủy lực trước khi đưa vào hệ thống)

Khi cần hạ lưỡi ủi, van số 4 sẽ được mở sẽ được mở ra ở vị trí 2. Lúc này xy lanh hạ lưỡi ủi lên thấp xuống mặt đất do có van tiết lưu trên đường hồi (ngồi ra cịn có một van xả nhanh trong trường hợp áp suất cao).

Khi đã đẩy đất đến vị trí cần thiết, lưỡi ủi sẽ được nâng lên để xe di chuyển đến vị trí khác. Lúc này van số 4 đang ở vị trí số 4. Xy lanh sẽ nâng lưỡi ủi cao lên khỏi mặt đất.

Trong quá trình nâng hạ có thể ngừng ở bất kỳ độ cao cần thiết nào để phù

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Đối với 2 xy lanh còn lại (gồm xy lanh điều hướng lưỡi ủi đất (xoay trái hoặc xoay phải) và xy lanh nâng hạ lưỡi cày đất ở phía sau máy) cũng tương tự như xy lanh nâng hạ lưỡi ủi đất.

Trước mỗi van đều có một van tràn để đề phòng các trường hợp xylanh hoạt động quá tải trọng làm cho hệ thống thủy lực phải chịu áp sức cao gây nguy hiểm. Lúc này van tràn có nhiệm vụ hịi dầu về bình chứa để đưa xylanh về vị trí an tồn, giảm áp suất lên hệ thống.

<b>2.3.Cấu t ạ o và nguyên lí làm việc của một vài phần tử quan trọng trênmáy ủi . </b>

Trên các máy ủi hiện đại, việc xuất hiện thêm một vài phần tử trong mạch thủy lực đã góp phần giảm tiêu hao cơng suất cho máy, giúp cho máy hoạt động an toàn và chắc chắn hơn, tăng tuổi thọ cho các chi tiết trong mạch, phát huy tối đa công suất của máy,…Như vậy chúng có một ý nghĩa rất quan trọng trong mạch thủy lực.

Phần dưới đây sẽ được trình bày về: chức năng nhiệm vụ, sơ đồ nguyên lý, cấu tạo, nguyên lý làm việc của một vài hệ thống và phần tử chính như: hệ thống tự điều chỉnh góc nghiêng bơm, hệ thống cân bằng tải trọng cho mô tơ thủy lực, các van bù áp suất, van an toàn, van ưu tiên, van xả nhanh, van hút, van giảm áp, van khơng tải,…

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Nhờ có khớp cầu 5 mà bàn ủi có thể quay trong mặt phẳng nằm ngang một góc thường là 45 đến 60 độ. Đó chính điểm khác biệt máy ủi vạn năng so với máy ủi thường.

<b>2.3.2.Nguyên lý làm việc của một vài phần tử quan trọng trong mạchthủy lực trên máy ủi . </b>

<b>2.3.2.1.Hệ thống tự điều chỉnh góc nghiêng bơm . 2.3.2.1.1.Nhiệm vụ . </b>

Nhiệm vụ của hệ thống này là nhận giá trị áp suất dầu từ đường điều khiển (nét đứt) từ các van bù áp suất (8) cùng với áp suất dầu từ bơm hiện có để cân đối và từ đó nó sẽ điều khiển góc nghiêng của bơm một cách hợp lý để đảm bảo cơng suất dành cho bơm là ít nhất nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng dầu cho các xl và mô tơ thủy lực.

Khi bộ công tác chưa làm việc thì nó sẽ điều chỉnh góc nghiêng của bơm là nhỏ nhất, tránh tiêu hao công suất.

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Khi bộ công tác bắt đầu làm việc nó sẽ điều khiển tăng dần góc nghiêng của bơm và tăng lưu lượng để cung cấp đủ dầu cho xylanh, mơ tơ thủy lực hoạt động, khi đó máy sẽ hoạt động khỏe hơn.

<b>2.3.2.1.2.Sơ đồ nguyên lý . </b>

Hình 2. 4 Sơ đồ nguyên lý của cơ cấu điều chỉnh góc nghiêng bơm

(trường hợp điều chỉnh bơm cho góc nghiêng nhỏ nhất) Trong đó:

1. Bơm thủy lực điều chỉnh được góc nghiêng 2. Van điều chỉnh tiết lưu

3. Van LS

4. Cơ cấu chấp hành điều chỉnh góc nghiêng bơm

a: đường dầu ra khỏi bơm c: đường dầu vào bơm

b: đường dầu rò về thùng d: đường dầu điều khiển (LS) e: đường dầu về thùng

<b>2.3.2.1.3. Nguyên lý làm việc . </b>

Khi khởi động động cơ, qua hộp trích cơng suất sẽ dẫn động cho bơm, trường hợp bình thường: bơm sẽ hút dầu từ thùng qua đường (c) vào bơm và tạo ra lưu lượng dầu ra ngoài qua đường (a), dầu rò từ bơm sẽ quay trở về thùng dầu qua đường (b).

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Khi bộ công tác chưa làm việc (máy chạy không tải) thì áp suất dầu trên đường đường d (PLS) nhỏ, khi đó trên van LS (van 3) sẽ được thể hiện ở hình vẽ:

Áp suất dầu từ bơm sẽ thắng được áp suất dầu trên đường (d) và áp lực lò xo, và van (3) sẽ ở vị trí như trên hình vẽ. Do đó nó sẽ cho đường dầu từ bơm lên qua van (3) lên van (2) điều khiển cơ cấu (4). Khi dầu từ van (3) qua van (2) lên cơ cấu (4) tùy theo áp suất dầu từ bơm mà nó có thể phải qua tiết lưu hoặc khơng qua. Như vậy điều chỉnh tiết lưu (2) có nhiệm vụ tránh sự thay đổi đột ngột góc nghiêng của bơm khi áp suất dầu trong bơm đang lớn.

Khi áp suất bơm thấp không thắng được lực đẩy của lò xo: vị trí van(2) được thể hiện ở hình vẽ. Lúc này dầu khơng qua tiết lưu. Khi dầu qua van (2) lên cơ cấu (4) khi đó nó sẽ điều chỉnh góc nghiêng của bơm. Cấu tao của (4) giống như một xy lanh có tiết diện hai đầu piston khác nhau.

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Hai đầu của piston (4) có tiết diện khác nhau. Dầu từ van (2) vào khoang (2) và từ bơm sẽ vào khoang (1), tiết diện hai piston ở hai khoang này cũng khác nhau:

- Áp suất dầu từ bơm tác dụng lên piston (4) lực P1 - Áp suất dầu từ van (2) tác dụng lên piston (4) lực P2 - Lò xo tác dụng lên piston (4) lực Plx

Trong trường hợp này áp suất dầu từ (2) cũng bằng áp suất dầu từ bơm, do tiết diện khác nhau nên P2 > P1 + Plx như vậy nó sẽ đẩy piston (4) sang trái và do đó làm thay đổi góc nghiêng của bơm về vị trí có góc nghiêng nhỏ nhất.

Khi bộ công tác làm việc, qua hệ thống van bù áp suất (8) sẽ cho dầu có áp suất cao vào đường dầu điều khiển ( nguyên lý của nó sẽ được trình bày trong phần van bù áp suất (8) ). Như vậy đường dầu (d) sẽ có áp suất cao. Nhờ thêm áp lực của lị xo tác dụng lên van nên nó đủ thắng được áp lực dầu từ bơm tác dụng lên van. Vị trí van (3) được thể hiện ở hình vẽ:

Trong trường hợp này dầu từ bơm sẽ không lên được van (2), lúc đó dầu từ khoang (2) sẽ qua van (3) và van (2) quay trở về thùng bằng đường (e). Như vậy

</div>

×