Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

đề tài tiểu vùng văn hóa bình trị thiên học phần văn hóa vùng và tiểu vùng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 34 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKHOA LỊCH SỬ</b>

<i><b>Đề tài: Tiểu vùng văn hóa Bình - Trị - Thiên</b></i>

<b>Học phần: Văn hóa vùng và tiểu vùng ở Việt Nam </b>

Giảng viên: Tăng Chánh Tín Lớp: 21CVNH01

Nhóm 5

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Thành viên nhóm 1. Trần Diệu Tường Vỹ 2. Lê Thị Diệu Trà 3. Đinh Thị Hà

4. Nguyễn Thị Diệu Linh 5. Ngô Bùi Thu Hà

6. Võ Thị Tú Trinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MỤC LỤC

<small>MỞ ĐẦU</small>

<small>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VĂN HĨA XỨ HUẾ...5</small>

<small>1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN...5</small>

<small>1.7. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN...7</small>

<small>CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HĨA XỨ HUẾ...13</small>

<small>2.1. Văn hóa vật chất...13</small>

<small>2.1.1. Lăng Khải Định...13</small>

<small>2.1.2. Trường Quốc học Huế...17</small>

<small>2.2. Văn hóa tinh thần...23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

MỞ ĐẦU

Huế là một mảnh đất lãng mạn, mộng mơ, đậm chất thơ, một di sản có một không hai về vẻ đẹp rất riêng biệt, rất ngọt ngào mà lại tĩnh lặng, đây có thể coi là những mỹ từ để giới thiệu về Huế. Hiện nay, thành phố Huế là một trong ba vùng du lịch lớn của cả nước, có bề dày lịch sử văn hóa lâu năm. Đây là nơi phát triển, bảo tồn nhiều danh lam thắng cảnh cùng quần thể di tích lịch sử được thế gới công nhận.

Để có được như ngày hơm nay, Huế đã trải qua hơn 7 thế kỉ hình thành và phát triển, từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và cuối cùng là Huế ngày nay, cố đơ vẫn giữ trong mình nét đẹp trầm mặc, cổ kính mà du khách khơng thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào trên dải đất hình chữ S. Được hình thành trên nền đất Sa Huỳnh, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu tạo nên một bản sắc riêng cho mảnh đất xứ Huế. Cố đô Huế hiện nay là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VĂN HĨA XỨ HUẾ</b>

Tiểu vùng văn hố Bình – Trị - Thiên (xứ Huế) nằm trong khu vực của vùng văn hoá Duyên hải Bắc Trung Bộ ở vị trí trung tâm của đất nước và trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế đã được Trung ương xác định là đô thị loại I, là Thành phố di sản văn hóa thế giới, một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc, là thành phố Festival của Việt Nam. Thành phố Huế là kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam, vốn có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời với những giá trị và bản sắc độc đáo. Các giá trị di sản văn hóa nơi đây thể hiện những nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa, vừa mang tính đặc thù - bản địa, vừa mang tính dân tộc - phổ biến, vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hóa Á Âu.

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

<b>1.1. Tọa độ</b>

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:

- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đơng tại bờ phía Đơng đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cơ, huyện Phú Lộc.

<b>1.2. Giới hạn, diện tích</b>

Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với Lào) và giáp biển Đơng. Diện tích: 5.048,2 km², Dân số: 1163500 (2018). - Phía Bắc, từ Đơng sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km.

- Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km.

- Phía Đơng, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 5025,30 km2, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

- Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý

- Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

- Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đơng Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo khơng lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phịng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. - Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km.

- Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với cơng suất lớn, có cảng hàng khơng Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.

<b>1.3. Khí hậu, thời tiết</b>

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đơng gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

<b>1.4. Đặc điểm địa hình</b>

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt.

- Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.

- Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét.

- Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mịn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2.

<b>1.5. Giao thông:</b>

Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy đều thuận lợi. ThừaThiên-Huế cách Hà Nội 654km, Tp. Hồ Chí Minh 1.051km, Đà Nẵng

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

85km. Tỉnh cósân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh.

<b>1.6. Hệ thống sơng ngịi</b>

Tổng chiều dài sơng suối và sơng đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới 4.195km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi

Trong đó sơng Hương là con sơng lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dịng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đơng rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dịng này gặp nhau và tạo nên sơng Hương.Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển).

Ngồi các sơng thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế cịn gặp nhiều sơng đào như:

- Sơng An Cựu (có tên là Lợi Nông) dài 27km nối sông Hương với đầm Cầu Hai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang;

- Sông Đông Ba dài khoảng 3km là sông đào từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh; - Sông Kẻ Vạn dài 5,5km nối sông Hương (cầu Bạch Hổ) với sơng Bạch Yến và sơng An Hịa, vịng ngồi kinh thành Huế rồi lại đổ vào sông Hương ở Bao Vinh.

Trên đồng bằng dun hải cịn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sơng Hương với sơng Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai.

<b>1.7. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN</b>

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Nhóm khống sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối. - Nhóm khống sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc

- Nhóm khống sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng.

- Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khống nóng) được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày.

- Bảy nguồn nước khống nóng

Sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngơ Quyền, biên giới Đại Việt mở rộng dần về phía năm 192 sau CN vùng đất này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó là vương quốc Champa kéo dài gần 12 Nam. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ơ - Rí. Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9 km về phía hạ lưu sơng Hương) là trị sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và quân sự của châu Hóa. Sau hơn hai thế kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI, lộ Thuận Hóa đã thành nơi "đơ hội lớn của một phương". Năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đơ thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lơi, đổi là PHÚ XUÂN, ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-1738) phủ chúa dời ra BÁC VỌNG, song khi Võ Vương lên ngơi lại cho dời phủ chính vào Phú Xn nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đơng nam Kinh thành Huế hiện nay. Sự nguy nga bề thế của Đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khốt đã được Lê Q Đơn mơ tả trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776. Đó là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà. Tiếp đó, Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và là kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945).

Ngày 20-10-1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày 30-8-1899 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo dụ và ngày 12-12-1929

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

được nâng thành thành phố Huế (địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằm ngoài Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm 1934 được sắp xếp thành 11 phường).

Sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế bao gồm cả khu vực nội ngoại thành, là tỉnh lỵ của Thừa Thiên.

Năm 1956, chính quyền Ngơ Đình Diệm cải cách hành chính, Huế là thành phố (về sau là thị xã) ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế.

Sau năm 1975, Huế là thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm 18 phường và 22 xã, đến năm 1989, Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế.

<b>Thành phố Huế xây dựng và phát triển trong thời kỳ đổi mới</b>

Từ năm 1990 đến 2010, thành phố Huế đã thực hiện nhiều lần chia tách các phường, xã trực thuộc:

Ngày 29-9-1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 345/HĐBT về việc điều chỉnh lại các địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó thành phố Huế có 18 phường, 5 xã. Ngày 29-7-1992, Huế được nâng cấp là thành phố loại 2. Ngày 22-11-1995, Chính phủ ban hành Nghị định 80/CP. Theo đó: Chia phường Vĩnh Lợi thành 2 phường là Phú Hội và Phú Nhuận; chia phường Phú Hiệp thành 2 phường Phú Hiệp và Phú Hậu (thành phố Huế gồm 20 phường, 5 xã).

Tháng 9-2005, Huế tiếp tục được nâng cấp thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến ngày 27-3-2007, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2007/NĐ-CP. Theo đó: chia xã Hương Sơ thành 2 phường là An Hòa và Hương Sơ; chia xã Thủy An thành 2 phường An Đông và An Tây. Ngày 25-3-2010, chuyển 3 xã: Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều thành 3 phường có tên tương ứng. Đến đầu năm 2021, thành phố Huế có 27 phường: An Cựu, An Đơng, An Hịa, An Tây, Hương Long, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Thủy Biều, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Song, dù là Thủ phủ - Đô thành - Thị xã hay Thành phố, thì Huế vẫn ln luôn một TRUNG TÂM quan trọng về nhiều mặt. Ngày nay, sau Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Huế là một trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học kỹ thuật quan trọng của đất nước Việt Nam. Với độ dày về văn hóa, lịch sử của quá trình hình thành và phát triển, thành phố Huế đã xác lập cho mình một bản sắc riêng, đó là “bản sắc Huế” cùng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của Huế đã tạo ra sức hấp dẫn, thu hút và thuyết phục sâu rộng đối với trong nước và cả quốc tế. Ngày nay Huế là Thành phố Anh hùng, Thành phố sở hữu 7 Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Thành phố văn hóa ASEAN; Thành phố bền vững về môi trường ASEAN, thành phố xanh quốc gia, thành phố du lịch sạch ASEAN, thành phố Festival,… một trong những đô thị cấp quốc gia.

<b>3. CON NGƯỜI, DÂN CƯ</b>

Văn hóa, đạo đức, lối sống và cốt cách của người Huế là “đặc sản” làm nên bản sắc riêng có của vùng đất cố đơ. Nhịp sống chậm rãi, từ tốn của Huế giúp con người trầm tư, chiêm nghiệm, không vội vàng chạy theo cái mới, giúp họ giữ những nét đẹp xưa. Người Huế sống nặng lòng với tổ tiên, quyến luyến với văn hóa truyền thống. Người Huế vốn coi trọng văn hóa, lễ giáo, hiếu học, tơn sư trọng đạo trong mỗi gia đình; sống khoan dung, hịa thuận; mẫu mực, nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên. Chính các giá trị đặc sắc nêu trên là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của Thừa Thiên Huế ngày nay. Tất cả đã tạo nên cốt cách con người Huế, văn hóa Huế đặc trưng, phát triển trong sự hài hịa với thiên nhiên.

<b>3.1. Dân tộc</b>

Tỉnh Thừa Thiên Huế có các dân tộc thiểu số đó là: - Dân tộc Bru-Vân Kiều

- Dân tộc Cơ tu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Trung tâm BTDTCĐ Huế);

- Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung (Sở Khoa học và Cơng nghệ); - Bảo tàng Văn hóa Huế (Ủy quyền UBND thành phố Huế quản lý).

Tư nhân

- Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu Triều Nguyễn (86 Mai Thúc Loan - Huế của Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn).

<b>4.2. Nhà trưng bày: 03</b>

- Nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị,

- Nhà trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng (Sở VHTT&DL); - Nhà trưng bày nông cụ Thủy Thanh (Hương Thủy).

<b>4.3. Thư viện</b>

Thư viện Tổng hợp tỉnh, Thư viện 8 huyện, thị xã. Thư viện của khối trường học.

<b>4.4. Nhà văn hóa</b>

Trung tâm văn hóa thơng tin tỉnh

Nhà văn hóa thơng tin 9 huyện, thị xã, thành phố.

<b>4.5. Nhà hát: 02</b>

Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế (Trung tâm BTDTCĐ Huế), Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế (Sở VHTT&DL).

<b>4.6. Di tích</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế bao gồm: quần thể di tích cố đơ Huế (1993 - di sản vật thể), nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam (2003 di sản phi vật thể), mộc bản triều Nguyễn (2009 -di sản tư liệu), châu bản triều Nguyễn (2014 - -di sản tư liệu), thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016 - di sản tư liệu). Hai di sản chung với các địa phương khác là nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Ngồi ra ở Huế cịn có các điểm tham quan như là: - Di tích lịch sử, văn hố:

Ðàn Nam Giao, Ðan viện Thiên An, Ðiện Hịn Chén, Ðiện Thái Hoà và sân Ðại Triều Nghi, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, Cầu ngói ThanhTồn, Cửu Ðỉnh, Cửu vị thần công, Chùa Diệu Ðế, Chùa Từ Ðàm, Chùa Từ Hiếu,Chùa Thiên Mụ, Duyệt Thị Ðường, Hổ Quyền, Hiển Lâm Các, Kỳ Ðài, Kinh thànhHuế, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Ðức, Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng), Lăng Khải Định (Ứng Lăng), Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Ðức (Khiêm Lăng), Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), Ngọ Mơn, Nhà thờ Chính tịa Phú Cam, Nhà thờ dòng chúa Cứu Thế, Phân viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, Phu Văn Lâu, Thế Miếu, Trường Quốc học Huế, Văn Miếu Huế,…

- Thắng cảnh: Ðồi Vọng Cảnh, Bãi biển Cảnh Dương, Bãi biển Lăng Cô, Bãi biển Thuận An, Khu nghỉ dưỡng suối nước khoáng nóng Thanh Tân, Núi Bạch Mã, Núi Ngự Bình, Phá Tam Giang, Sơng Hương, Suối nước khống Mỹ An, Vườn Quốc GiaBạch Mã,…

- Du lịch văn hoá: Cồn Ràng - khu mộ chum thuộc văn hố Sa Huỳnh, Hội đình làng Phú Xuân, Hội An Truyền, Hội làng Cổ Bi, Hội làng Chí Long, Hội Minh Hương, Hội Thái Dương, Hội Thanh Phước, Hội vật võ làng Sình, Hội xuân Gia Lạc, Làng cổ PhướcTích, Làng Dương Nỗ, Làng làm nón bài thơ Tây Hồ, Làng nón Phú Cam, Lễ hội điện Hòn Chén, Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ, Lễ tế Phong Sơn, Lễ Thu tế làng Dương Nỗ, Phường đúc đồng, Tranh làng Sình

- Khu du lịch sinh thái: Nhà vườn An Hiển

<b>5. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH</b>

Tỉnh Thừa Thiên – Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hố nhất Việt Nam. Ðến nay, khơng cịn một vùng nào trên cả nước có một số lượng lớn các di tích giữ được hình dạng ngun bản của nó như ở cố đơ này. Ở bờ phía Bắc của sơng Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theokiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Cơng trình qúy giá này gồm hơn 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn. Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm mà mỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách của mỗi vua và kiểu kiến trúc của mỗi lăng. Ðó là lăng Gia Long uy nghi, lăng Minh Mạng oai phong, lăng Tự Ðức thơ mộng và lăng Khải Ðịnh tráng lệ.Thừa Thiên – Huế

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

đồng thời còn là một trung tâm quan trọng của Ðạo Phật. Ở Huế và những vùng lân cận vẫn còn tồn tại hàng chục chùa đã được xây dựng cách đây trên 300 năm và hàng trăm đền, chùa được xây dựng đầu thế kỷ 20. Ngồi ra, Huế cịn được xem như là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình, là nơi có nhiều món ăntruyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo. Là thành phố duy nhất trong nướcvẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời phong kiến và nguyên vẹn kiếntrúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vơ giá. Chính vìvậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đơ Huế như là một tài sản vơ cùng qgiá. Tháng 12/1993 quần thể các di tích văn hóa cố đơ Huế đã được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới. Đến tháng 11/2003, UNESCO công nhận nhã nhạcHuế là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

<b>CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA XỨ HUẾ</b>

Ai đã từng đến Huế một lần đều thương nhớ khôn nguôi mảnh đất cố đô này. Khám phá 3 nét đẹp trong 6 nét đẹp văn hóa Huế đặc trưng với kiến trúc, ẩm thực và ca Huế.

2.1. Văn hóa vật chất 2.1.1. Lăng Khải Định

Vua Khải Định (1885 – 1925) – vị vua thứ 12 triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là con trưởng của vua Đồng Khánh và là thân sinh của vua Bảo Đại. Ông lên ngơi năm 1916 và trị vì tới khi mất – năm 1925. Mặc dù ở ngôi chưa tới 10 năm nhưng ông đã cho xây rất nhiều cung điện, dinh thự cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức... Cũng như nhiều vị vua tiền nhiệm, vua Khải Định đã cho xây Ứng Lăng – lăng mộ của chính mình từ khi còn sống. Lịch sử hình thành Sau khi tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa, Khải Định chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) làm vị trí để xây cất lăng mộ. Tọa lạc tại vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi: Ứng Lăng. Lăng khởi công ngày 4-9-1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy với sự trưng tập nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng… Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ơng tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động nay của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt. Kiến trúc Lăng Khải Định có bố cục

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đối xứng theo một trục thần đạo, trải dài từ thấp lên cao trên sườn dốc của ngọn đồi. Diện tích xây dựng của lăng nhỏ nhưng mật độ xây dựng dày đặc, khơng có mặt nước, diện tích cây xanh rất khiêm tốn. Từ dưới lên trên, các cơng trình được bố trí trên 5 cấp sân với 127 bậc thang. Cơng trình Ứng Lăng hồn tồn khác biệt với các lăng và hệ thống kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở cả hình thức kiến trúc và sử dụng vật liệu. Nếu như phần lớn vật liệu xây dựng 6 lăng vua Nguyễn tiền nhiệm là gỗ, đá, vôi gạch... khai thác và sản xuất trong nước thì hầu hết vật liệu xây dựng lăng Khải Định phải nhập ngoại: Sắt, thép, xi măng, kính, ngói ardoise mua từ Pháp, sành sứ phải đặt ở Giang Tây (Trung Quốc). Hệ thống kết cấu là bê tông cốt thép – một loại vật liệu và kỹ thuật xây dựng du nhập từ phương Tây. Bên cạnh đó, cơng trình cịn có hệ thống điện, hệ thống chống sét.

Hình thức kiến trúc cơng trình là một sự pha trộn nhiều trường phái, phản ánh rất rõ lịch sử - văn hóa trong buổi giao thời và phần nào cả tính cách của vua Khải Định – khá “ăn chơi”, vọng ngoại. Có thể thấy điều đó qua những trụ cổng hình tháp mang phong cách kiến trúc Ấn Độ; trụ biểu dạng phù đồ (stoupa) của Phật giáo; hàng rào như những cây thánh giá của Thiên Chúa giáo, nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể... Tuy vậy, các kiến trúc này được xử lý khá khéo léo, ăn nhập và hòa hợp với nhau trong tổng thể. Đặt chân tới lăng Khải Định, khách thăm quan sẽ vô cùng ấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

tượng với cổng chào đầy uy nghiêm với 37 bậc với rồng cuộn từ trên xuống dưới. Và trụ cổng được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo. Phần cổng vào Ứng Lăng rất bề thế với rồng cuộn tại 37 bậc thang.

Qua phần cổng chào, các bạn sẽ đến với sân chầu Bái Đình với những pho tượng đá hình binh lính đứng canh gác hướng mặt vào giữa sân.

Bia đá ghi lại cuộc đời cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước vua Khải Định

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Cung Thiên Định – cơng trình chính của lăng nằm ở vị trí cao nhất, được chia thành 5 không gian: Hai bên là tả, hữu trực phịng; chính giữa phía trước là điện Khải Thành – nơi đặt án thờ vua; bên trong là chính tẩm (nơi đặt mộ vua), bên trên mộ có bức tượng đồng dát vàng vua Khải Định được đúc theo tỷ lệ 1:1; trong cùng là khám thờ đặt long khám, long vị và các đồ tế khí. Cung Thiên Định được trang trí nội thất tinh xảo bằng nghệ thuật khảm sành sứ. Những nghệ nhân giỏi đã dùng hàng vạn mẩu sành sứ và thủy tinh đủ màu sắc đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh sinh động, như bộ tranh tứ thời, ngũ phúc, bát bửu, bộ đồ trà, mâm ngũ quả... Đặc biệt, trên trần 3 gian giữa điện Khải Thành có bức tranh “Cửu long ẩn vân” do nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ rất cầu kỳ. Lăng Khải Định có những hạn chế về cảnh quan nhưng lại có nét độc đáo

</div>

×