Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SƠ KHẢO TƯ LIỆU HỌC GIẢ TRUNG QUỐC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU BIỂN ĐẢO VŨ VIỆT BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>sơ KHẢO TưLIỆU HỌCGIẢ TRUNG QUÓC</b>

<b>vũ VIỆT BẰNG<small>*</small></b>

<b>*NCS, **TS. Viện nghiên cứu Hán nơm</b>

<b>VƯƠNG THỊ HƯỜNG**</b>

<i><small>Tóm tăt: Những năm gần đây, nghiên cứu về biển đảo từ nhiều góc nhìn và cấp độ khác nhau đã </small></i>

<small>được học giới Trung Quốc quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, số lượng nghiên cứu tư liệu biển đảo của nước này đã gia tăng đáng kể. Dưới góc nhìn tổng thuật, bài viết hướng tới đánh giá khách quan tư liệu dùng trong nghiên cứu biển đảo của học giả Trung Quốc trong các cơng trình đã cơng bố. Từ đó đối chiếu tư liệu, thư tịch cổ mà học giả Việt Nam dùng để nghiên cứu, chứng minh chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với các đảo, quần đảo trên Biển Đơng.</small>

<i><small>Từ khóa: Thư tịch cổ, biển đảo, học giả Trung Quốc, học già Việt Nam</small></i>

<b>Đe dẫn</b>

Trong những năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau mà chủ đề Việt Nam được giới học giả Trung Quốc quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện. Trong hệ thống thư viện điện tử của Trung Quốc, mạng học thuật Trung Quốc TBBlM (CNKI)(1) là một trong những địa chỉ đăng tải đầy đủ nhất các nghiên cứu về Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có các vấn đề về biển đảo liên quan đến Việt Nam.

Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi trên CNKI, nếu ở thời điểm trước năm 1993, hầu như mỗi năm chỉ xuất hiện 1 đến 2 bài nghiên cứu về Việt Nam, thì đến năm 2000 đã có 29 bài/năm, số lượng các cơng trình ngày càng tăng: năm 2010 có 173 bài/năm, năm 2020 có 132 bài/năm, riêng năm 2014 có 283 bài/năm. Cùng với nghiên cứu chủ đề Việt Nam nói chung, nghiên cứu biển đảo và mối quan hệ Việt - Trung cũng có xu hướng gia tăng đáng kể.

Chủ đề biển đảo được hiểu là các vấn đề về biển và hải đảo. Chủ đề này được nhiều học giả Trung Quốc chú ý từ năm 1975 đến nay với hàng vạn bài nghiên cứu, luận án, luận văn. Tính trên CNKI, với từ khóa “hải đảo” (ỳặ có đến trên 1.5 vạn bài nghiên cứu, chủ yếu là bài tạp chí với trên 1 vạn bài, cịn lại là tập san, luận án, luận văn, tham

<b>46<small>NGHIÊN CƯU TRUNG QUÓC số 2 (246) - 2022</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>Sơ<small> khảotư liệuhọc </small>giả...</b></i>

luận hội thảo, báo giấy... được thực hiện chủ yếu từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay.

Những tên gọi liên quan đến biển đảo có sự khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc. “Biển Đông” là cách gọi của Việt Nam để chỉ vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (Biển Nam Trung Quốc). Tên gọi “Nam Trung Quốc” là cách gọi theo thông lệ quốc tế và không mang hàm nghĩa mặc định chủ quyền, cũng như Ấn Độ Dưcmg không phải thuộc chủ quyền Ấn Độ, vịnh Thái Lan không phải thuộc chủ quyền Thái Lan... Biển Đông được Trung Quốc gọi là “Nam Hải”, cách gọi này thống nhất ở tất cả các bài viết công bố tại Trung Quốc về chủ đề liên quan. Trong bài viết này, “Nam Hải” theo cách gọi của Trung Quốc, “Nam Trung Quốc” theo cách gọi quốc tế, được chúng tôi thống nhất cách gọi là “Biển Đông”, chỉ gọi là “Nam Hải” trong một số trường hợp đặc biệt như tên cơ quan, tổ chức của Trung Quốc, như Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Nam Hải... Tương tự, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo cách gọi của Việt Nam, mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa”, “Nam Sa”, chúng tôi thống nhất gọi là “Hoàng Sa”, “Trường Sa”. Trường hợp tên những bài viết, vì cần thể hiện rõ ý đồ của tác giả, đồng thời cần có sự phân biệt với những bài viết không gọi là “Tây Sa”, “Nam Sa” mà gọi trực tiếp là “Hoàng Sa”, “Trường Sa”, nên chúng tơi thống nhất trình bày dưới dạng chú thích trong ngoặc vng: “Tây Sa [Hoàng Sa]”; “Nam Sa [Trường Sa]”, Nam Hải [Biển Đơng]. Đồng thời, trong bài viết này, khi nói là “chủ quyền” là chỉ “chủ quyền biển đảo”, không nói chủ quyền ở phạm vi khác.

Nghiên cứu về biển đảo có số lượng lớn, được trải rộng theo nhiều hướng nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi tài liệu, phạm vi không gian khảo sát. Các bài viết được chia thành 3 hướng tiếp cận cơ bản: một là lịch sử tranh chấp và luật pháp quốc tế; hai là thực trạng và giải pháp; ba là văn hiến lịch sử. Bài viết này giới hạn phạm vi tổng thuật những nghiên cứu cơng bố ở Trung Quốc có liên quan đến văn hiến biển đảo.

Văn hiến biển đảo chỉ các loại hình tư liệu cổ có nội dung ghi chép về biển đảo hoặc những khía cạnh liên quan đến biển đảo. Trong bài viết này, chúng tôi gọi chung là tư liệu biển đảo. Phạm vi tư liệu mà học giới Trung Quốc quan tâm có tính đa dạng và khơng giới hạn biên giới, gồm tư liệu lưu trữ ở Trung Quốc và ngồi Trung Quốc, trong đó có tư liệu ở Việt Nam.

<b>1. Bước đầu thống kê các bài viết liên quan tư liệu biển đảo</b>

Trên CNKI, với từ khóa “Hồng Sa”, “Trường Sa” (học giới Trung Quốc gọi là “Nam Sa’7 “Tây Sa”/0^) có khoảng trên 70 bài, chủ yếu là bài tạp chí, thực hiện chủ yếu từ năm 1981 đến nay. Trong đó năm 2020 có 4 bài cơng bố. Với từ khóa

<b><small>NGHIÊN CỨU TRƯNG QUỐC số 2 (246) - 2022--- 47</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>vũ VIỆT BÃNG -VƯƠNG THỊ HƯỜNG</b>

“các đảo Biển Đông” (học giới Trung Quốc gọi là các đảo Nam Hải/ có khoảng 3.000 cơng bố khoa học thực hiện từ năm 1975 đến nay, bao gồm nhiều loại hình, tập trung là bài tạp chí.

Để khẳng định chủ quyền biển đảo của mình, từ thế kỷ XX, đặc biệt là từ năm 1975 đến nay, học giả nhiều ngành khoa học của Trung Quốc đã tích cực nghiên cứu biển đảo từ nhiều góc độ. Dưới góc nhìn khảo cổ học, học giả Trung Quốc cho rằng việc phát lộ đồ gốm sứ Trung Quốc có niên đại thời Nguyên, Minh cho thấy người Trung Quốc đã từng đến quần đảo Hoàng Sa từ thời Nguyên, như: bài viết “Bước đầu tìm hiểu về đồ gốm Thanh Hoa đời Nguyên phát hiện ở hải vực quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa]” của Mạnh Nguyên Triệu đăng trên Trung Quốc quốc gia Bác vật quán san, năm 2011(2); hay luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu đồ gốm Thanh Hoa đời Minh của trấn Cảnh Đức phát hiện ở quần đảo Tây Sa [Hồng Sa]” của tác giả Nghiêu Trì Nguyệt, Đại học gốm sứ trấn Cảnh Đức, Giang Tây, năm 2013(3)...

Dưới góc nhìn địa chí học, học giả Trung Quốc cho rằng, người Trung Quốc đã đặt tên cho các đảo thuộc quần đảo Hồng Sa, qua đó khẳng định chủ quyền lịch sử của mình đối với các đảo đó, như: bài viết “Căn cứ tên địa danh chứng minh chủ quyền lãnh thổ quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], Nam Sa [Trường Sa] thuộc về Trung Quốc” của Lưu Nam Uy đăng trên Hoa Nam sư phạm Đại học học báo năm 2011(4); bài viết “Quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], Nam Sa [Trường Sa]: Nguồn gốc địa danh và giá trị văn hóa lịch sử” của tác giả Lưu Nam Uy, Trương Tranh Thắng đăng trên Nhiệt đới địa lý năm 2015(5)... Và nhiều bài viết từ các góc nhìn đã được học giả Trung Quốc tận dụng để tuyên truyền và khẳng định chủ quyền “lịch sử” của nhà nước Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn dĩ thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Là đối tượng nghiên cứu trực tiếp hoặc là tài liệu tham khảo thường xuyên khi nghiên cứu biển đảo từ các khía cạnh lịch sử, tư liệu biển đảo đã được học giả Trung Quốc tích cực tận dụng như một biện pháp duy nhất. Theo số liệu thống kê được từ CNKI, từ năm 1975 đến năm 2020, học giả Trung Quốc đã cơng bố khoảng 140 cơng trình với trên 1.500 trang viết nghiên cứu trực tiếp tư liệu biển đảo hoặc có liên quan đến tư liệu biển đảo, trong đó chủ yếu là các bài tạp chí (gần 90%). Trên thực tế, những bài viết này có sự phân khúc rõ nét về nội dung nghiên cứu và số lượng tùy vào từng giai đoạn. Nghiên cứu tư liệu biển đảo tuy đã được thực hiện từ năm 1975, nhưng số lượng công bố chủ yếu từ năm 2010 đến nay (chiếm khoảng trên 60% tống số bài viết) trong bối cảnh nhà nước Trung Quốc đẩy mạnh nghiên cứu biển đảo và có những mục đích riêng ở Biển Đơng.

Việc đào tạo và nghiên cứu theo hướng chuyên gia được nhà nước Trung Quốc thúc đẩy nên ngoại trừ một số học giả nghiên cứu theo kiểu “lướt sóng” thì đại đa số

<b>48---“•---<small>NGHIÊN CỨU TRUNG QC số 2 (246) - 2022</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b><small>Sff</small> khảo <small>tưliệuhọc</small> giả...</b></i>

đều là các học giả chuyên nghiên cứu biển đảo được đào tạo bài bản và công bố không chỉ một công trình đơn lẻ. Học giả Trung Quốc tiêu biểu trong nghiên cứu tư liệu biển đảo có thể kể đến: Hạ Tăng Dân Vương Tiểu Lơi (zEd'®), Vương Thắng (3EHỈ), Lưu Vĩnh Liên (ẰO/kìí), Thường Tơng Chính (^;Ệ;ĩEỈ[), Quách Uyên (7|ỉìl*l). Vương Hiểu Bằng (ĨBOậ), Lý Kim Minh Lưu Nam Uy (£<small>ị</small>JW<small>ĩ</small>)... Công bố về nghiên cứu biển đảo được tất cả các tạp chí khoa học xã hội nhân văn Trung Quốc đăng tải nhưng tập trung ở một số tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu như: Nam

<i>Dương vẩn đề nghiên cứu Hoa Trung quốc học ; Vân Namsư phạm đại học Học báo Trung Quốc biên cương sử địa nghiêncứu</i> (d’lSiiiiiiOf^): Trung Quốc xã hội khoa học bảo <i>Địa línghiên cứu </i>(itfeSISlJt); Lĩnh Nam văn <i>sử </i> ... Những bài viết này đều được học giả và quần chúng Trung Quốc quan tâm với trên 5 vạn lượt tải về nói chung; mỗi bài viết nói riêng đều có hàng trăm lượt tải, cá biệt có nhiều bài đạt đến trên 1.000 lượt tải như Luận án “ứng phó của mơi trường sinh thái trước biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người ở quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa] trong 2.000 năm qua” của Từ Lợi Cường, Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, năm 2012(6) (1.100 lượt tải về); bài viết “Khảo về việc Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo trên Nam Hải [Biển

<i>Đơng]” của Hình Quảng Mai, đăng trên Nghiên cứu phương pháp so sánh, năm 2013(7) </i>

(1.100 lượt tải về); Luận án “Khảo sát lịch sử chủ quyền, hành sử của Chính phủ Trung Quốc thời Dân Quốc đối với các đảo trên Nam Hải [Biển Đông] (1912 - 1949)” của Đàm Vệ Nguyên, Đại học Vũ Hán, Hồ Bắc năm 2013(8) (trên 1.200 lượt tải về)... Cá biệt có cơng bố đạt được trên 1 vạn lượt tải về, như bài viết “Pháp lý quốc tế về vấn đề Nam Hải [Biển Đông]” của Giả Vũ đăng trên Trung Quốc pháp học, năm 2012(9)...

Khảo sát sơ bộ về các nghiên cứu tư liệu biển đảo hoặc có liên quan đến tư liệu biển đảo cho thấy hầu hết các công bố của Trung Quốc từ năm 1975 đến nay đều xuất phát từ góc nhìn liên ngành, sử dụng sử liệu có liên quan đến biển đảo, chỉ có một số rất ít bài viết thuần tủy về văn hiến học. Ngoại trừ một số bài nằm trong chuỗi chun đề liên thơng, thì hầu hết các bài viết đều rời rạc, đủ các môn loại. Thông qua số lượt tải về cho thấy học giới và người dân Trung Quốc khơng hoặc ít chú ý đến các bài viết thuần túy văn hiến học. số lượt tải về nhiều thường tập trung ở những bài viết liên quan vấn đề pháp luật quốc tế và chứng cứ pháp lý. Do đó, nghiên cứu của học giả Trung Quốc thuần túy về tư liệu biển đảo từ góc nhìn văn hiến học, văn bản học càng bị thu hẹp và ít được khai thác. Chính vì thế, trong hàng vạn bài viết nghiên cứu về biển đảo thì chỉ có khoảng 140 bài viết nghiên cứu các vấn đề từ tư liệu biển đảo. Và

<b>NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 2 (246) - 2022---<small>49</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>vũ VIỆT BẰNG -VƯƠNG THỊ HƯỜNG</b>

trong số 140 bài viết có liên quan tư liệu biển đảo đó thì có rất ít bài viết nghiên cứu xuất phát từ văn hiến học, văn bản học.

<b>2. Tư liệu cổ về biển đảo được học giói Trung Quốc nghiên cứu hoặc sử dụng làm cứ liệu nghiên cứu</b>

<i><b>2.1. Tư liệu lịch sử, địa chi lịch đại</b></i>

Hầu hết các bài nghiên cứu của Trung Quốc về Biển Đông và các quần đảo thuộc Biển Đơng nói chung (bất kể là nghiên cứu lịch sử hay nghiên cứu kinh tế, chính trị...) đều khẳng định Trung Quốc có chủ quyền khơng tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các bài viết này đều cho rằng người Trung Quốc đã phát hiện, sinh sống tại đây từ 2.000 năm trước.

<i>Sách Trung Quốc Nam Hải chư quần đảo văn hiến vựng biên, Đài Loan học sinh </i>

thư cục, xuất bản năm 1974<10); Ngã quốc Nam hải chư đảo sử liệu vựng biên, Đông Phương xuất bản xã, xuất bản năm 1988(11) và các bài viết có sử dụng sử liệu thường đề cập đến các tư liệu sau:

<i>Tây Dương tạp trở (IO0JIW) của Đồn Thành Thức/ (thời Đường); Chư </i>

<i>phồn chỉ (ìẫírầO của Triệu Nhữ Thích/ ÍXỈ&ÌỄ (thời Tống); Đảo di chí lược (&M-ẾB&) </i>

của Uông Đại Uyên/ (đời Nguyên); Hải tra dư lục của cố Giới/ ft (đời Minh); Đông tây dương khảo (£ĩSỶ¥#) của Trưcmg Nhiếp/ <3/ (đời Minh);

<i>Hải ngữ (Win) của Hồng Trung/ /ậ ỳí (đời Minh); Hải quốc vãn kiến lục (WB HJÃL^) </i>

của Trần Luân Quýnh/ (đời Thanh); Hải lục (ỳặ^)của Dương Bính Nam/

<i>w (đời Thanh); Doanh hoàn khảo lược (iỀĩ^^Bẵ) của Từ Ke Dư/ (đời Thanh); </i>

<i>Dương phòng tập yếu</i> (ỲặEỪSS) của Nghiêm Như Dục/ (đời Thanh) biên tập;

<i>Tiểu Thương Hồ Trai dư địa tùng sao (dÝ^3E^Wtìfe/Ả#) của Vương Tích Kì/ </i>

<i>(đời Thanh) biên tập; Quốc triều nhu viền kí (BỆ^iẵìB) của Vương Chi Xuân/ 2EZ </i>

# (đời Thanh)...

Mặc dù các tư liệu này được học giả Trung Quốc nhắc đến trong q trình nghiên cứu, nhưng cứ liệu trong đó ít được trích dẫn một cách trọn vẹn nên rất khó để nắm bắt nội dung tồn diện. Như bài viết “Đền miếu trên các đảo thuộc Nam Hải [Biển Đơng]: Di tích và biến thiên” của Trần Tiến Quốc (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc) đăng trên Thế giới <i>tơn giáo vãn hóa1'2' khi dẫn sử liệu cũng chỉ nói một cách sơ lược </i>

và vu khoát (thiếu thực tế): “Ngay từ thời Tam Quốc, Phù Nam truyện của Khang Thái đã dùng [cách gọi] “Trướng Hải” để chỉ các đảo thuộc Nam Hải [Biển Đông] bao gồm quần đảo Nam Sa [Trường Sa], ‘Thiên lý trường sa’ được nói đến trong sử sách

<b>50<small>NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 2 (246) - 2022</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b><small>Sơ </small>khảo <small>tưliệuhọcgiả...</small></b></i>

đương nhiên cũng bao hàm quần đảo Nam Sa [Trường Sa]”

Đoạn phân tích này đã cho thấy sự gò ép trong việc sử dụng và dẫn nguồn tư liệu. Trần Tiến Quốc đã cố gắng suy diễn rằng: “Thiên lý trường sa được nói đến trong sử sách đương nhiên cũng bao hàm quần đảo Nam Sa [Trường Sa]”. Đến nay, bài viết đã đạt trên 1.100 lượt tải về, cho thấy nội dung bài viết có sức hút nhất định đối với người Trung Quốc.

Hầu hết nghiên cứu của học giả Trung Quốc đều viện dẫn sử liệu theo kiểu nêu trên, nghĩa là có dẫn nguồn tư liệu nhưng khơng trích dẫn cụ thể, chỉ trích dẫn những từ những câu theo suy luận chủ quan của tác giả khiến người đọc khó hiểu được chính xác nguồn gốc ngữ cảnh của tư liệu, về cơ bản, một số tư liệu cổ mà Trung Quốc liệt kê dùng để chứng minh lịch sử phát hiện các quần đảo thuộc Biển Đơng tuy có niên đại tác phẩm khá sớm, nhưng việc trích dẫn đều theo lối dẫn dụ như trên, vấn đề này rất cần học giới nước ta khảo cứu sâu sắc hơn.

Trên thực tế, chúng tôi chưa được tiếp cận nguồn tư liệu gốc mà học giả Trung Quốc trích dẫn, nhưng căn cứ theo cách “dẫn dụ chủ quan” của các bài viết cho thấy sự khuyết yếu về chứng cứ pháp lý từ những tài liệu đó. Chính bởi vậy, trong những năm gần đây, học giới Trung Quốc thúc đẩy tìm kiếm những tư liệu mới có nói về biển đảo song kết quả khơng được như ý. Vì khơng có nhiều tư liệu nhất là những tư liệu văn hiến có sức mạnh pháp lý nên dù chỉ phát hiện một vài tư liệu mới, học giả Trung Quốc cũng tận dụng khai thác triệt để. Một trong số tư liệu mà các học giả Trung Quốc gần đây viện dẫn nhiều là Canh <i>lộ bạ </i> và họ coi đây là tư liệu “tiêu biểu” cho những tư liệu “cổ xưa, có giá trị” trong nghiên cứu, khẳng định chủ quyền của họ. Và vì thế, chúng tơi sẽ đề cập cụ thể những nghiên cứu của học giả Trung Quốc về văn bản này.

<i><b>2.2. Văn bản chép tay Canh lộ bạ</b></i> (5ỈÌ&B)

về nội dung sách Canh <i>lộ bạ, Trịnh cẩm Hà, Thi Hỉ Liên trong bài viết “Tìm hiểu </i>

giá trị tư liệu của Canh <i>lộ ốạ”(13) cho biết, Canh lộ bạ hay còn gọi là Nam hải canh lộ kinh</i> là tri thức đi biển do người Hải Nam truyền miệng hoặc ghi chép lại. Sách này ghi chép đường biển, hải vực, các loại hải sản, biến động hải lưu... mà ngư dân các đời đi qua. Theo bài viết “Luận về Canh lộ bạ của ngư dân Hải Nam”(14), đến nay Hải Nam bảo tồn được ít nhất 15 văn bản, đều là bản chép tay từ đời Thanh đến thời Dân quốc. Trong 15 bản đó, có bản của Tơ Thành Phần có nguồn gốc “tổ truyền/ ÌỄbPệ”, bản của Tơ Đức Liễu được xác định niên đại 1921, còn lại đều là bản

<b>NGHIÊN CỨU TRUNG QUÓC số 2 (246) - 2022---<small> 51</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>vủ VIỆT BẢNG -VƯƠNG THỊ HƯỜNG</b>

sao chép không có nguồn gốc, niên đại rõ ràng. Sách Nam hải thiên thư: Hải Nam <i>ngư dân “Canh lộ bạ” văn hóa thun thích^ cho biết Canh lộ bạ của ngư dân vùng Hải </i>

Nam là văn bản dân gian viết tay lưu truyền lại. Bản viết tay này vốn là những lời truyền miệng của ngư dân, đến thời Minh mới thành bản, nội dung đề cập đến việc ra khơi đánh cá của người Trung Quốc trên biển. Bài viết “Con đường số hóa Nam Hải

<i>‘Canh lộ bạ Bình luận về sách ‘Nam hải Canh lộ bạ so tự hóa thun thích”'^ của </i>

Vệ Thục Hà cho biết, mãi đến thập kỷ 50 của thế kỷ XX, Canh lộ bạ mới được người Trung Quốc chú ý nghiên cứu. Sau khi được đưa vào danh mục di sản phi vật chất cấp quốc gia vào năm 2008, sách này càng được giới học thuật và xã hội Trung Quốc quan tâm đặc biệt.

Mặc dù chi là một bản chép tay chưa được kiểm chứng một cách minh bạch về nguồn gốc, niên đại cũng như nội dung, nhưng cuốn sách này đã được học giới Trung Quốc cho rằng “tiến một bước” trong việc chứng minh phạm vi chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Vì đây là một tư liệu có thể ít nhiều có tác dụng “cứu cánh” nên từ năm 1985 đến nay, học giả Trung Quốc đã cơng bổ gần 200 cơng trình nghiên cứu về

<i>Canh lộ bạ hoặc lấy cứ liệu từ văn bản này. Và đương nhiên, mục đích của những </i>

cơng bố đó đều để góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Không ngẫu nhiên khi <i>Canh lộ bạ được học giả Trung Quốc gọi là chứng cứ “thép”(17), chứng </i>

cứ pháp lý(18), chứng nhân lịch sử(19), minh chứng quyền lợi mang tính lịch sừ(20)...

<i>Một trong số học giả tích cực nghiên cứu Canh lộ bạ từ nhiều góc độ là Lưu Nam Uy. </i>

Lưu Nam Uy (sinh năm 1931), người Quảng Đông, Giáo sư Đại học Sư phạm Hoa Nam, là một trong những học giả đầu tiên nghiên cứu về Canh <i>lộ bạ với tư cách là tư </i>

liệu biển đảo. Từ năm 1985 đến nay, vị học giả này đã công bố khoảng 10 bài viết có

<i>liên quan đến Canh lộ bụ để phục vụ việc chứng minh chủ quyền biển đảo của Trung </i>

Quốc. Nếu như tư liệu sử địa lịch đại của Trung Quốc đa phần đều viết sơ lược hoặc dần dụ gián tiếp về vấn đề biển đảo thì Canh <i>lộ bạ là cuốn sách của ngư dân nên có </i>

nội dung về biển đảo phong phú hơn so với các tư liệu sử địa các đời trước. Tuy nhiên, cần khẳng định văn bản <i>Canh lộ bạ chỉ là văn bản chép tay, tồn tại dưới dạng văn hiến </i>

dân gian, đặc biệt là niên đại chưa được kiểm chứng, khó đáp ứng tiêu chí của văn hiến học cổ điển. Việc nghiên cứu như vậy có vẻ đi ngược lại với truyền thống nghiên cứu văn hiến vốn đã đạt đến trình độ rất cao, thậm trí cịn đạt được nhiều thành tựu trong học giới quốc tế của Trung Quốc. Xét thành quả nghiên cứu tư liệu biển đảo của học giới Trung Quốc, chúng tôi cho rằng tư liệu sử địa lịch đại và Canh <i>lộ bạ đều khá </i>

yếu về chứng cứ pháp lý khi những cứ liệu viện dần từ đây hầu hết chỉ nói về việc đi

<b>52<small>NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 2 (246) - 2022</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b><small>Sơ </small>khảo <small>tưliệuhọcgiả...</small></b></i>

biển mà chưa bàn đến vấn đề liên quan đến hải phận, càng không đề cập đến sự khảo sát hay những con số dài rộng của mốc giới.

Chính vì tư liệu về biển đảo trong nước không nhiều nên các học giả Trung Quốc luôn đẩy mạnh sưu tầm tư liệu, nhất là việc tìm kiếm tư liệu mới ở nước ngoài, như tiếp cận tư liệu Hán Nôm, bản đồ lưu trữ tại Nhật Bản, Pháp và các nước khác.

<b>3. Một số nội dung nghiên cứu chủ yếu</b>

Xét trong phạm vi nghiên cứu tư liệu biển đảo, các công bố ở Trung Quốc từ trước đến nay ít nghiên cứu tư liệu cổ với tư cách là đối tượng nghiên cứu độc lập, ngoại trừ văn bản Canh <i>lộ bạ. Đại đa số các nghiên cứu chỉ sử dụng tư liệu cổ làm tài liệu tham </i>

khảo để trích dẫn cứ liệu cần thiết. Vì vậy, phương pháp được học giả Trung Quốc áp dụng thường xuyên là nghiên cứu liên ngành, lấy khảo chứng làm nền tảng (khảo chứng địa danh, sinh thái, môi trường...), chỉ một vài nghiên cứu thuần túy về văn hiến học, bảo tàng học. Những nghiên cứu tư liệu biển đảo ở Trung Quốc thường có mục đích chứng minh chủ quyền lịch sừ, phản biện cứ liệu lịch sử hoặc kết quả nghiên cứu của nước khác (trong đó có Việt Nam) và một số bài thúc đẩy nghiên cứu văn hiến học biển đảo.

<i><b>3.1. Phản biện sử liệu và kết quả nghiên cứu của Việt Nam về chủ quyền biển đảo</b></i>

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Giới học thuật lịch sử và Hán Nôm đã liên tiếp công bố nhiều tư liệu Hán Nôm, tư liệu lịch sử, nhất là những tư liệu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong khẳng định chủ quyền, quyền thực thi trên Biển Đông và các đảo, quần đảo được dư luận quốc tế quan tâm và công nhận. Vì những bài viết của học giả Việt Nam đều được học giới quốc tế quan tâm, nên học giả Trung Quốc đã có một số bài viết phản biện, phủ nhận thành quả nghiên cứu của học giả Việt Nam, đồng nghĩa với việc phủ nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam, như một số bài viết sau:

Từ năm 1980, Quách Vĩnh Phương đã cơng bố bài “Tây Sa khơng phải “Hồng Sa” - Sử sách Việt Nam đã vạch trần giới chức Việt Nam”, đăng trên Thế giới tri thức (số 14)(21), phản biện trực tiếp về cứ liệu Hoàng Sa, Trường Sa trong sử sách Việt Nam, cho rằng Việt Nam “đánh lừa dư luận” và “ngụy tạo lịch sử”. Quách Vĩnh Phương dẫn cứ liệu từ Phủ biên tạp lục (ỈỀiễmỀ) của Lê Q Đơn, Hồng Việt địa dư chi (V^ÍẺK/Ế) của Phan Huy Chú, Đại Nam nhẩt <i>thống chí (±w~'của Quốc sử </i>

quán triều Nguyễn... rồi cho rằng “Tây Sa” [Hoàng Sa] của Trung Quốc khơng phải

<b>NGHIÊN CỨU TRUNG QC số 2 (246) - 2022---<small> 53</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>vũ VIỆT BẢNG -VƯƠNG THỊ HƯỜNG</b>

của Việt Nam, với những lập luận rất khiên cưỡng như: “Quần đảo “Tây Sa” [Hoàng Sa] là đảo san hô, địa thế thấp, mỏm đá cao nhất chẳng qua cũng chỉ có 15,9m so với mặt nước biển, vốn khơng có cái gọi là “sơn/iLT [như trong sử sách Việt Nam]”. Lập luận này chưa thực sự thuyết phục để phản biện về hệ thống tên và danh xưng của các đảo và quần đảo của Việt Nam trong tài liệu Hán Nôm, bởi lẽ cách người Việt Nam gọi là “sơn/LÚ” chỉ cần phần đất đá nhô lên so với mặt đất bằng/mặt biển xung quanh, khác hẳn quan niệm về “sơn/LLT của người Trung Quốc. Có thể nhận thấy, Quách Vĩnh Phương đang phủ nhận sử liệu về Hoàng Sa của việt Nam chì bằng phân tích câu chữ và chưa có khảo cứu chi tiết tư liệu cổ trong sử sách Việt Nam.

Lý Kim Minh (1997) với bài “Khảo về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam không phải Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc”, đăng trong Trung Quốc biên cương sử

<i>địa nghiên cứu (số </i>2)(22), cũng cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa trong sử sách Việt Nam nhắc tới không phải các đảo được phía Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa. Tác giả dựa trên những lập luận võ đoán, như so sánh giữa thời gian đi đến các đảo (ghi trong

<i>Tồn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư) “mất vài ba ngày” với vận tốc trung bình của tàu </i>

đánh cá nhỏ của ngư dân Việt Nam để từ đó suy ra khoảng cách địa lý và chủ quyền của Việt Nam chi là các đảo gần bờ.

Lý Quốc Cường (2015) với công bố “Một số vấn đề trong nghiên cứu lịch sử Nam Hải [Biển Đơng] - Phân tích và phản biện quan điểm học thuật Việt Nam”, đăng trong

<i>Te Lo học san (số 2)(23), phản biện một số luận điểm của học giả Việt Nam về Biển </i>

Đông; phủ nhận các chứng cứ lịch sử của Việt Nam; cho rằng “Bãi Trường Sa/ Trường Sa chừ” không phải “quần đảo Nam Sa”... và mục đích cuối cùng của Lý Quốc Cường là phủ nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Tông Lượng (2015) trong bài viết “Thử luận “chứng cứ mới” châu bản của Việt Nam về các vấn đề Nam Hải [Biển Đông]”, Nam Hải học san (số 1)(24), phủ nhận giá trị của châu bản triều Nguyễn cũng như chứng cứ trong châu bản triều Nguyễn. Đồng thời, tác giả Tông Lượng cũng phủ nhận những chứng cứ chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam được đưa ra trong tập sách do Việt Nam xuất bản <i>Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa </i>(Nhà xuất bản Tri thức, 2013).

Đinh Nhạn Nam (2015) trong bài viết “Sự thực lịch sử và tưởng tượng: Xét lại thuyết “vua Gia Long cắm cờ”, Nam Kinh đại học học báo (số 4)(25>, cho rằng sự kiện vua Gia Long dẫn thủy quân cắm cờ trên đảo Hoàng Sa năm 1816 chỉ là sự khoa

<b>54<small>NGHIÊN CƯU TRUNG QUÓC số 2 (246) - 2022</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>Sữ khảo <small>tưliệuhọcgiả...</small></b></i>

trương của giáo sĩ phương Tây, đồng thời hạ thấp trình độ tri thức địa lý của giáo sĩ phương Tây, từ đó phủ nhận nội dung mà họ đề cập.

Tần Ái Linh (2017) trong bài viết “Đánh giá và phân tích về yêu cầu chủ quyền và căn cứ lịch sử của Việt Nam đối với “Hoàng Sa”, “Trường Sa”, Quảng Tây sư phạm

<i>đại học học bảo (Triết học Xã hội Khoa học bản) (số 2)(26), cho rằng chứng cứ sử liệu </i>

của Việt Nam ở Phủ biên tạp <i>lục, Đại Nam thực lục</i> hay châu bản triều Nguyễn về Hoàng Sa, Trường Sa đều là những chứng cứ không rõ ràng, khơng cụ thể. Từ đó tác giả phủ nhận căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ các sách này.

Bài viết “Quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa] ghi trong sử liệu Việt Trung” của Trần Kinh Hòa viết bằng tiếng Nhật được Lương Văn Lực dịch sang Trung văn (2018) in trong

<i>Nguyên sử cập dân tộc dữ biên cương nghiên cứu tập san (số 2)(27). Mục đích bài viết </i>

của Trần Kinh Hịa thuần túy liệt kê sử liệu, không chủ tâm vào việc tranh chấp biển đảo. Tuy nhiên, học giả Trung Quốc dịch bài viết ra tiếng Trung lại dùng ý kiến cá nhân dẫn dụ người đọc về chủ quyền biển đảo theo ý riêng.

Tất cả các bài viết của học giới Trung Quốc khi trực tiếp dùng địa danh Hoàng Sa, Trường Sa đều để trong ngoặc kép (“ ”). Hầu hết các bài viết đều có lượt trích dẫn tương đối cao, trung bình khoảng 300 lượt tải về. Riêng bài viết của Trần Kinh Hòa sử dụng khá nhiều sừ liệu Việt Nam song vì chủ ý của tác giả “không chủ tâm vào việc tranh chấp biển đảo” mà chủ đích giới thiệu, tổng hợp tư liệu nên chỉ có khoảng 30 lượt tải về (tính đến thời điểm tháng 12/2020). Điều này cho thấy, đối với những tư liệu mang tính khách quan, khảo xét thuần túy về biển đảo ít được học giả Trung Quốc sử dụng.

<i><b>3.2. Chứng minh sự “tiên phát”, “tiên chiếm” để khẳng định chủ quyền mang tính lịch sử</b></i>

Khẩu hiệu “Bốn tơn trọng” là quan điểm ngoại giao trong giải quyết tranh chấp biển đảo được phía nhà nước Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với quốc tế đang diễn biến ngày càng phức tạp. Bốn tôn trọng bao gồm: tôn trọng lịch sử; tôn trọng luật pháp quốc tế; tôn trọng hiệp thương đối thoại trực tiếp giữa các quốc gia liên quan; tơn trọng nỗ lực duy trì hịa bình ổn định Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN. Vì vậy, lịch sử biển đảo được học giả Trung Quốc tích cực tận dụng nhằm tìm cứ liệu chứng minh tính lịch sử đồng thời khắng định tính hợp pháp của việc chiếm giữ biến đảo của họ. Trong quá trinh nghiên cứu đó, tư liệu biển đảo lịch đại đã được học giả Trung Quốc tận lực khai thác.

<b>NGHIÊN CỨU TRUNG QUÓC số 2 (246) - 2022---<small> 55</small></b>

</div>

×