Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tiểu luận môn học tổng quan logistics đề tài đánh giá thực trạng quản lý logistics đến chi phí sản xuất tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.36 KB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM</b>

<b>NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG</b>

<b>    </b>

<b>-TIỂU LUẬN </b>

<b>MÔN HỌC : TỔNG QUAN LOGISTICS</b>

<b>Đề tài : Đánh giá thực trạng quản lý logistics đến chi phí sản xuất tạiViệt Nam hiện nay</b>

<b><small>Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Nam ThanhSinh viên thực hiện : Trần Thảo Hà 056305000084</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Lời mở đầu</b>

Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hố q trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ… giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính logistics đóng vai trị then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn, địa điểm quy định. Vì thế, dịch vụ logistics đã, đang và sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (HĐKD) của các doanh nghiệp

<b>1. Đề tài nghiên cứu</b>

Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang phát triển như Việt Nam, logistics được các nhà quản lý coi như là một công cụ, phương tiện để thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Hoạt động logistics ngày nay không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận, giao nhận vận tải, mà còn lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên, vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, sau đó luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tạo nên sự liên thơng trong tồn xã hội theo những phương án tối ưu hóa, giảm chi phí ln chuyển và lưu kho. Chuỗi logistics thực hiện tốt sẽ giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, đưa sản phẩm, dịch vụ đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích hợp với chi phí được giảm thiểu tối đa trong khi vẫn thỏa mãn được các yêu cầu của xã hội, của người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp đã đạt được thành cơng lớn nhờ có chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn. Nhưng cũng khơng ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, như: chọn sai địa điểm, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Theo kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu thì chi phí logistics có thể vượt q 25% chi phí sản xuất. Bất luận một công ty nào, dù ngành nghề kinh doanh là sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ, mục tiêu hoạt động của họ vẫn là nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận trong khi vẫn đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp phải lựa chọn: hoặc tăng giá vốn hàng bán hoặc cắt giảm chi phí sản xuất. Trong tình hình cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị trường như hiện nay, giải pháp cắt giảm chi phí bằng việc quản lý tốt các hoạt động logistics đang được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn.

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu</b>

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các dịch vụ logistics đối với hiệu quả HĐKD của các DNMM

<b>3. Phạm vi nghiên cứu </b>

Phạm vi nghiên cứu của đề tài quản lý logistics đến chi phí sản xuất tại Việt Nam hiện nay này có thể bao gồm các nội dung sau:

Khái quát về quản lý logistics và chi phí sản xuất Đánh giá thực trạng quản lý logistics tại Việt Nam

Phân tích sự ảnh hưởng của quản lý logistics đến chi phí sản xuất tại Việt Nam

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý logistics nhằm giảm chi phí sản xuất Kết luận

<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Phương pháp nghiên cứu của đề tài đánh giá sự ảnh hưởng của quản lý logistics đến chi phí sản xuất tại Việt Nam hiện nay bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu Bước 2: Xây dựng khung nghiên cứu Bước 3: Thu thập dữ liệu

Bước 4: Phân tích dữ liệu Bước 5: Kết luận

<b>5. Bố cục luận văn</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:

<b>Chương I. Khái niệm chung:1.1.1. Khái niệm quản lý logistics:</b>

- Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain management - SCM) là quá trình quản lý cung và cầu, lập kế hoạch, quản lý các hoạt động như tìm nguồn cung ứng, sản xuất,... để biến đổi từ nguyên liệu thô thành sản phẩm. Đảm bảo mang lại giá trị cho doanh nghiệp, khách hàng và đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

- Những hoạt động cơ bản của quản lý logistics: + Dịch vụ khách hàng

+ Dự báo nhu cầu

+ Thông tin trong phân phối + Kiểm soát lưu kho

+ Vận chuyển nguyên vật liệu + Quản lý quá trình đặt hàng

+ Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho + Thu gom hàng hóa

+ Đóng gói, xếp dỡ hàng + Phân loại hàng

<b>1.1.2. Vai trò của quản lý logistics:</b>

- Logistics đóng vai trị quan trọng trong q trình thúc đẩy dòng chảy của các giao dịch kinh tế và cũng là một hoạt động quan trọng đối với hầu hết các hàng hóa và dịch vụ.

<b>1.1.3. Tầm quan trọng của logistics và quản lý chuỗi cung ứng:</b>

a. Đối với các doanh nghiệp:

- Logistics và quản lý chuỗi cung ứng giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

+ Tiết kiệm và giảm thiểu các chi phí phát sin

+ Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

+ Trở thành cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa đến các thị trường quốc tế. + Giảm chi phí, hồn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế.

+ Các phần mềm logistics hiện nay sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong vận chuyển và lưu thơng hàng hóa.

b. Đối với nền kinh tế Việt Nam:

- Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế đất nước. - Khi logistics phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và giao dịch quốc tế diễn ra dễ dàng hơn, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mở rộng quy mô sản xuất ra quốc tế, mang lại nguồn lợi nhuận lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Hơn thế nữa, logistics phát triển sẽ kéo theo rất nhiều các ngành khác phát triển như thương mại quốc tế, bảo hiểm, đóng tàu, hàng khơng… góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường quốc tế

<b>1.2. Khái niệm chi phí logistisc:</b>

<b>- Chi phí logisitcs được hình thành từ chi phí của các hoạt động trong chuỗi cung ứng,</b>

chi phí logistics bao gồm:

<b>+ Chi phí phục vụ khách hàng </b>

+ Chi phí vận tải + Chi phí kho bãi

+ Chi phí hệ thống thơng tin

+ Chi phí sản xuất, thu mua và chi phí dự trữ

<b>- Trong đó, thơng thường chi phí vận tải và chi phí kho bãi chiếm tỉ trọng lớn nhất trong</b>

tổng chi phí logisitics của doanh nghiệp.

<b>II. Thực trạng áp dụng quản lý logistics để giảm chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.</b>

<b>2.1 Những thành công khi áp dụng quản lý logistics ở các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay.</b>

<b>2.1.1 Thành công của các doanh nghiệp</b>

<i><b>Bee Logistics</b></i>

 Với doanh số đạt 111 triệu USD năm 2019, Bee Logistics không chỉ là “ông lớn” trong ngành logistics tại Việt Nam mà cịn tiến mạnh ra thế giới khi có tới 28 văn phịng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

trên tồn cầu và đã đầu tư tại thị trường Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.

<i><b>Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần ( Indo Trans Logistics Corporation- ITL Corp)</b></i>

 ITL là Chuyên gia Cung cấp Giải pháp Logistics Tích hợp Hàng đầu về Vận chuyển Hàng không, Vận tải quốc tế, Logistics tổng hợp, Dịch vụ đường sắt, Hải quan và Dịch vụ Phân phối tại Đông Dương, Hậu cần Thương Mại điện tử, Chuyển phát nhanh, Dịch vụ kho bãi với hệ thống đạt tiêu chuẩn quốc tế trải dài khắp Việt Nam và có diện tích hơn 300.000m2.

<i><b>Tổng cơng ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post)</b></i>

 Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) mới đây đã được vinh danh là doanh nghiệp dẫn đầu trong top 5 cơng ty uy tín ngành logistics năm 2022, nhóm ngành Chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối tại Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022.

<b>2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến thành công của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.</b>

<i><b>Bee Logistics:</b></i>

 Hiện nay các doanh nghiệp logistics khơng thể kiểm sốt được cung cầu trên thị trường mà hầu hết phụ thuộc vào khả năng cung ứng của các nhà vận tải. Chính vì vậy, Bee Logistics đã “bắt tay” với các hãng tàu, hãng hàng khơng để kí các hợp đồng, cam kết về sản lượng để được hưởng ưu đãi, từ đó có thể giảm giá thành vận tải cho doanh nghiệp.

 Các phương tiện vận tải hàng hóa đến các địa bàn xa xơi như châu Mỹ, châu Âu phần lớn nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngồi. Bee Logistics đã tìm cách tối ưu hóa về phương tiện vận tải, nhằm đáp ứng như cầu về mặt thời gian.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

 Đồng thời, doanh nghiệp này cũng rất chú trọng đến việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã kí kết với các nước để hưởng ưu đãi về thuế.

<i><b>Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (Indo Trans Logistics Corporation- ITL Corp):</b></i>

Được biết đến là một trong những đầu tàu của ngành logistics, Indo Trần đã trải qua hơn một khoảng thời gian để đạt được những thành tựu như hiện nay. Để có được sự bứt phá, doanh nghiệp này đã có những chiến lược kinh doanh độc đáo và bài bản:  Tập trung để dẫn đầu: Thay vì phát triển đa ngành, Indo Trần đã phát triển theo chiến lược tập trung vào đúng thế mạnh và lĩnh vực của mình, từ đó ITL đã có những bước phát triển thần tốc, mạng lưới trải dài trên 6 quốc gia Đông Nam Á.

 Liên kết để phát triển: Thành lập từ những năm đầu thời kỳ đất nước mới mở cửa với nhiều khó khăn về mơi trường kinh doanh, ITL thấu hiểu được sự bất lợi nếu một doanh nghiệp phải “đơn độc” chinh chiến trên thương trường. Vì vậy, chiến lược của ITL từ trước đến nay luôn là chọn liên kết, hợp tác để tận dụng sức mạnh của nhau, cùng nhau phát triển và tạo ra giá trị cho ngành. Tiêu biểu là các thương vụ hợp tác thành công với các đối tác chiến lược như: Công ty Cổ phần Kho Vận Miền Nam (Sotrans); ICD Tân Cảng Sóng Thần – Thành viên của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gịn; Singapore Post (Singapore),…

 Đầu tư vào cơng nghệ: Với đối tượng khách hàng ngày càng mở rộng như hiện nay, bài tốn vận chuyển hàng hóa đa dạng, nhanh chóng, chính xác,… ngày càng trở nên nan giải. Để giải bài toán ấy, các doanh nghiệp logistics “truyền thống” (được hiểu là hoạt động công tác hậu cần liên quan đến dịch vụ vận chuyển, phân phối, kho bãi, nhà xưởng) bắt buộc phải thay đổi, ứng dụng công nghệ mới nhất vào hoạt động kinh doanh. Nắm bắt được điều này, nhiều năm qua ITL đã đầu tư vào nền tảng công nghệ, trong đó có việc phát triển E-commerce (Thương mại điện tử).

<i><b>Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post):</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Vietnam Post đã không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ hiện đại và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ nhằm tối ưu các công đoạn tổ chức sản xuất, rút ngắn thời gian giao hàng cũng như nâng cao trải nghiệm khách hàng.

 Triển khai áp dụng các mơ hình tổ chức sản xuất mới.  Điều chỉnh quy trình theo hướng tăng hiệu suất.

 Giảm thời gian tồn trình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trên toàn mạng lưới.  Vận hành hệ thống kho ngoại quan mơ hình cung ứng VMI hiện đại bậc nhất Việt Nam, Trung tâm Vận chuyển và Kho vận khu vực phía bắc tại Hà Nội cùng hàng loạt trung tâm phân phối vùng làm vững chắc thêm cơ sở hạ tầng bưu chính - logistics của doanh nghiệp.

 Nâng cao năng suất, Hiệu quả cung ứng dịch vụ Chất lượng phục vụ cho khách hàng.

<b>2.2 Những khó khăn khi áp dụng quản lý logistics ở các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay.</b>

<b>2.2.1 Khó khăn của các doanh nghiệp</b>

 Q II/2023, Tổng cơng ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) ghi nhận doanh thu đạt 3.363 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 635 tỷ đồng, giảm 46% và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 367 tỷ đồng.  Công ty CP Hàng hải Đông Đô trong quý II có kết quả kinh doanh riêng lỗ 25,6 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2022, doanh thu quý 2/2023 giảm 58,5 tỷ đồng.

 Theo Vosco, thị trường tàu hàng khô và tàu container giảm sút mạnh so với cùng kỳ khiến kết quả kinh doanh của đội tàu khô và tàu container bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ số tàu hàng khô Baltic Dry Index (BDI) trong 6 tháng thường xuyên duy trì

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

quanh mức 1.000 điểm và có thời điểm chỉ còn 530 điểm. Trong khi cùng kỳ 2022, BDI thường xun duy trì ở mức trên 2.000 điểm, có những thời điểm lên đến 3.300 điểm.

<b>2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến khó khăn của các doanh nghiệp Logistics tại ViệtNam.</b>

 Theo đại diện VIMC , VIMC không dám mạnh tay đầu tư cho các loại tàu chuyên dụng do khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng.

 Ngồi ra, đại diện VIMC cũng cho biết sở dĩ chỉ dám mua các tàu cũ để khai thác là do tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cịn hạn chế.

 Khó khăn về nguồn hàng, năng lực quản lý… nhiều doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng hải phải cho đối tác thuê trọn gói tàu. Đây cũng là mầm mống cho rất nhiều vụ tranh chấp hàng hải, dẫn tới các vụ bắt giữ tàu.

<b>2.3 Những khó khăn chung các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải đối mặt.</b>

 Hạ tầng giao thông chậm phát triển.

 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm.  Chi phí losgistics cao.

 Xâm nhập của thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn khá thấp.

<b>2.3.1.Nguyên nhân chung dẫn đến khó khăn của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.</b>

Các doanh nghiệp logistics trong nước đang đối mặt với những thách thức như giảm số lượng đơn hàng do kinh tế tăng trưởng chậm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Cạnh tranh về giá lẫn dịch vụ diễn ra gay gắt, nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường với mục tiêu chiếm lĩnh, sẵn sàng lỗ từ 3 - 5 năm để giành được thị phần Bên cạnh đó, yếu tố chi phí còn liên quan tới cơ sở hạ tầng phục vụ ngành logistics. Cuối cùng, khó khăn về nguồn nhân lực và làm hạn chế năng lực trong doanh nghiệp. Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực trên 200.000 lao động. Trong khi đó, chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu thị trường.

Do khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải còn yếu, khơng khai thác hết tiềm năng sẵn có của các phương thức vận tải khác để chia sẻ áp lực với vận tải đường bộ. Vận tải đa phương thức chưa phát triển do cơ sở hạ tầng bến bãi chưa được quy hoạch và bố trí hợp lý.

Đầu tư cho việc kết nối các phương thức vận tải thiếu đồng bộ.

Chi phí logistics cao, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp và cản trở sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Các chính sách cịn chưa thực sự phát triển.

<b>Rào cản: Trong lĩnh vực logistics, tư duy nhận thức là một trong những yếu tố quan </b>

trọng giúp cho các chuyên gia logistics có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả.

Tuy nhiên, ngành này đang gặp phải nhiều hạn chế về tư duy nhận thức, bao gồm: Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, thiếu trung tâm logistics cấp quốc gia, quốc tế tại khu vực kinh tế trọng điểm để làm đầu mối phân phối hàng hóa.

Vận tải đa phương thức để kết hợp ưu điểm của các phương thức vận tải cũng chưa phát triển hiệu quả ở Việt Nam.

Kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến chi phí vận tải tại Việt Nam cịn q cao, thiếu tính cạnh tranh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Ví dụ : Chi phí logistics tại Việt Nam hiện nay cao hơn các quốc gia trong khu vực, chiếm 18% GDP, cao hơn đáng kể so với Thái Lan (8.5%) và các nước phát triển khác (8-15%). Trong khi đó, logistics chiếm 30-40% chi phí sản xuất – kinh doanh.

Do đó, hành hóa Việt Nam trở nên kém cạnh tranh so với các quốc gia khác.

<b>PHẦN III.GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS</b>

<i><b>3.1. Tối ưu hố quy trình chuyển đổi </b></i>

Tìm kiếm đối tác vận hành có chi phí hợp lý và đáng tin cậy.

Sử dụng phần mềm quản lý chuyển đổi để tối ưu hố trình duyệt và giảm thời gian chuyển đổi.

<i><b>3.2. Quản lý kho hiệu quả </b></i>

Tối ưu hóa cấu trúc kho vận và Lưu trữ. Sử dụng hệ thống quản lý kho thông minh. Áp dụng phương thức FIFO (First In First Out)

<i><b>3.3.Tự động hố và cơng nghệ </b></i>

Áp dụng cơng nghệ tự động hố trong q trình hậu cần chẳng hạn như hệ thống đọc mã vạch và robot tự động...

Đầu tư vào ứng dụng quản lý chuỗi phần mềm để tối ưu hóa quy trình và giảm lỗi. VD: FPT đã đưa ra giải pháp Akachain áp dụng blockchain nhằm truy xuất guồn gốc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

<i><b>3.4.Đối tác logistics </b></i>

Xem xét đối tác logistics để đảm bảo nhận được dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý. Xem xét hợp đồng với đối tác để đảm bảo chi phí tranh chấp.

Đánh giá định kỳ sau một khoảng thời gian hợp tác để xem xét lại các điều khoản hợp lý.

<i><b>3.5.Quản lý đơn hàng và dịch vụ khách hàng </b></i>

Sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng để giảm lỗi và tăng hiệu suất khi làm việc. Cung cấp dịch vụ xuất hàng cho khách hàng.

<i><b>3.6.Đào tạo và phát triển nhân sự </b></i>

Đảm bảo nhân viên có đủ kỹ năng và hiểu biết để quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng và hậu cần.

Tổ chức đào tạo định kỳ để cập nhật nhân sự về các phương pháp và công nghệ mới.

</div>

×