Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

luận án tiến sĩ kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.42 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>VŨ DƯƠNG HÒA</b>

<b>NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA</b>

<b>CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DỆT MAY VIỆT NAM</b>

<b>Chuyên ngành : Thương mại</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:</b>

<b>1. PGS.TS. VÕ PHƯỚC TẤN2. TS. PHẠM NGỌC HẢI</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

<i><b>Tác giả xin cam đoan Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa dệt may Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu độc lập của</b></i>

tác giả, với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Võ Phước Tấn và TS. Phạm Ngọc Hải. Cơng trình được tác giả nghiên cứu và hoàn thành tại Viện Nghiên cứu Thương mại từ năm 2011 đến năm 2015.

Các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu cơng trình này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà nước.

Trong q trình nghiên cứu, tác giả có cơng bố một số kết quả trên các tạp chí khoa học của ngành và của lĩnh vực kinh tế. Kết quả nghiên cứu của Luận án này chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác ngồi các cơng trình nghiên cứu của tác giả.

Tác giả xin cam đoan những vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2017</i>

<b>Tác giả</b>

<b>Vũ Dương Hòa</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5</b>

<b>1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án5</b>

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước...5

1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ngồi nước...8

<b>2. Những vấn đề cịn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và hướngnghiên cứu của luận án10</b> 2.1. Những vấn đề tồn tại... 10

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu... 11

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH DỆT MAY 121.1. Khái niệm về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh12</b> 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh... 12

1.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh... 14

1.1.3. Khái niệm năng lực và năng lực cạnh tranh...16

1.1.4. Khái niệm về đối thủ cạnh tranh... 18

1.1.5. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa...18

<b>1.2. Đặc điểm ngành dệt may 19</b> 1.2.1. Đặc điểm chung...19

1.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Dệt May... 21

<b>1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngànhdệt may 23</b> 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài... 23

1.3.2. Các yếu tố bên trong... 26

<b>1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệpvừa và nhỏ ngành Dệt May29</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1.5. Đề xuất mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngành Dệt May31</b>

1.5.1. Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh ngành/doanh nghiệp..31 1.5.2. Đề xuất mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Dệt May...33

<b>1.6. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ vàvừa của một số nước và các tham vấn cho Việt Nam39</b>

1.6.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV...39 1.6.2. Một số gợi ý tham vấn cho Việt Nam... 48

<b>Kết luận chương 152</b>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁCDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DỆT MAY VIỆT NAM 54</b>

<b>2.1. Tổng quan ngành Dệt May Việt Nam và Thế giới54</b>

2.1.1. Vai trò của ngành Dệt May Việt Nam<small>[23]</small>... 54 2.1.2. Năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu của ngành Dệt May<small>[23]</small>...56

<b>2.2. Phân tích chung về năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May61</b>

2.2.1. Phân bố và chuỗi giá trị trong ngành Dệt May<small>[23]</small>... 61

<b>2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các DNNVV ngành Dệt May 63</b>

2.3.1. Phân tích áp lực cạnh tranh của DNNVV ngành dệt may...63 2.3.2. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong 2.3.5. Đánh giá cụ thể năng lực cạnh tranh của các DNNVV ngành Dệt May qua kết quả khảo sát thực tế... 85 2.3.6. Tổng hợp so sánh năng lực cạnh tranh của DNNVV so với đối thủ cạnh tranh chính...95 2.3.7. Phân tích ma trận SWOT của DNNVV ngành dệt may Việt Nam... 101

<b>2.4. Một số vấn đề đặt ra107Kết luận chương 2108</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦADNNVV DỆT MAY VIỆT NAM109</b>

<b>3.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh của các DNNVV dệtmay Việt Nam 109</b>

<b>3.2. Quan điểm, định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển các DNNVVdệt may Việt Nam114</b>

3.2.1. Quan điểm phát triển dệt may... 114 3.2.2. Các định hướng của Nhà nước về phát triển DNNVV ngành Dệt May... 115

3.2.3. Quan điểm của Nhà nước về phát triển DNNVV dệt may...117 3.2.4. Quan điểm của tác giả về nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV dệt may Việt Nam... 118 3.2.5. Mục tiêu phát triển... 120

<b>3.3. Các giải pháp đột phá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVVDệt May Việt Nam121</b>

3.3.1. Tập trung và đẩy mạnh liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường năng lực tài chính của DNNVV... 121 3.3.2. Cần chủ động hơn nữa về nguồn nguyên liệu sản xuất, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia hiệp định TPP... 125 3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho DNNVV dệt may một cách bền vững và dài hạn... 128 3.3.4. Cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh theo hướng ưu đãi về tín dụng; ưu đãi về thuế; ưu đãi về thuê mặt bằng, nhà xưởng nhằm thúc đẩy phát triển loại hình DNNVV ngành dệt may, làm tăng khả năng tự chủ của DNNVV và nâng cao lợi thế cạnh tranh của các DN này... 132 3.3.5. Nâng cao năng lực Marketing, xây dựng kế hoạch và triển khai hành động một cách khoa học...139

<b>3.4. Các khuyến nghị vĩ mô143</b>

3.4.1. Khuyến nghị với Nhà nước và đơn vị hữu quan khác...143 3.4.2. Khuyến nghị với Bộ Công Thương...150

<b>Kết luận chương 3152KẾT LUẬN 154</b>

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢTÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

SXKD Sản xuất kinh doanh

GO Giá trị sản xuất công nghiệp

USD United States dollar Đô la Mỹ

VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

VA Added value Giá trị gia tăng FDI <sup>Foreign Direct</sup>

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

TPP <sup>Trans Pacific</sup> Partnership

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do BTA <sup>Bilateral Trade</sup>

EU European Union Liên minh Châu Âu WB World Bank Ngân hàng Thế giới ADB <sup>The Asian Development</sup>

Ngân hàng phát triển Châu Á

IMF <sup>International Monetary</sup>

Business to Business Giao dịch trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau trong Thuong mại điện tử

SWOT <sup>Strengths, Weaknesses,</sup> Opportunities, Threats

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Dệt May 37

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất ngành Dệt May qua các năm 57

Bảng 2.2. Năng lực sản xuất ngành Dệt May qua các năm 58

Bảng 2.3. Phân bố doanh nghiệp trong ngành Dệt May theo các tiêu chí 62 Bảng 2.4. Điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính 63

Bảng 2.5. Năng suất lao động của công nghiệp cả nước, chế biến chế tạo và ngành Dệt May năm 2012 và qua các giai đoạn 69

Bảng 2.6. Cơ cấu sản phẩm dệt may Việt Nam 75

Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của DNNVV ngành Dệt May 86

Bảng 2.8. Thực trạng lực lượng lao động của DNNVV DM giai đoạn 2010 – 2014 92

Bảng 2.9. So sánh giá trị năng lực cạnh tranh của DNNVV so với đối thủ cạnh tranh chính là các DN quy mơ lớn và DN FDI 95

Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả phân tích và so sánh lợi thế cạnh tranh của DNNVV so với các đối thủ cạnh tranh chính 97

Bảng 2.11: Ma trận SWOT của DNNVV dệt may Việt Nam 101 Bảng 3.1. Dự báo như cầu nguồn nhân lực ngành Dệt May<i><small>[23]</small></i> 129

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1.1. Mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh SWOT 38

Hình 2.1. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường chính 61 Hình 2.2. Năng suất lao động các nước trong khu vực 70

Hình 2.3. So sánh năng suất lao động dệt may của Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam sản xuất trên nền sợi cotton71

Hình 2.4. Tỷ lệ trình độ nhân lực của DNNVV ngành dệt may 82

Hình 2.5. Cơ cấu lao động DNNVV ngành DM theo trình độ năm 2014 93

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành Dệt May đã có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của giá trị sản xuất ngành Dệt May giai đoạn 2005 – 2015 đạt 13,64%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn này đạt 18,61%,đưa ngành Dệt May trở thành ngành có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế-xã hội Việt Nam (năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 22,8 tỷ USD, chiếm 14,06% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước), và ngành Dệt May Việt Nam cũng có vị trí quan trọng trên thị trường dệt may thế giới. Cụ thể, Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may tồn cầu.

Tuy có tốc độ phát triển cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng giá trị gia tăng trong các mặt hàng dệt may của Việt Nam thấp, tỷ suất lợi nhuận trong gia công chỉ vào khoảng 5 – 8%, và chỉ được xếp vào nước có nền cơng nghiệp sản

<i>xuất dệt may và thời trang vào loại trung bình trên thế giới (Theo BMI, 2012) nhưng</i>

năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May còn nhiều khuyết điểm, sự liên kết giữa các mắt xích chưa chặt chẽ khiến giá trị gia tăng còn thấp. Một trong những yếu tố quan trọng khiến cho năng lực cạnh tranh của ngành còn nhiều khiếm khuyết và thiếu tính bền vững là do tuy số lượng doanh nghiệp trong ngành lên đến gần 6.800 doanh nghiệp nhưng phần lớn các doanh nghiệp này là những doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc nhỏ với nguồn vốn yếu, sản xuất phân tán khắp cả nước. Do hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ, vốn yếu, khả năng đầu tư phát triển công nghệ không cao, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới cơng nghệ, trang thiết bị. Chính quy mơ nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường hoặc chuyển đổi sang thị trường khác.

Trước thực trạng yếu kém về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

và vừa (DNNVV) của ngành Dệt May cũng đang đứng trước thách thức cạnh tranh gay gắt cả ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các các DNNVV ngành Dệt May Việt Nam cần thiết có những nghiên cứu tổng thể nhằm đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV trong ngành từ đó đề xuất được các chính sách và giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp này có thể tồn tại và phát triển bền vững ngay trong nước cũng như thị trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế nước ta hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã lựa chọn

<i><b>vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa DệtMay Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ.</b></i>

<b>2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án</b>

<i><b>2.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>

Làm rõ các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Dệt May làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng năng lục cạnh tranh của các DNNVV ngành Dệt May Việt Nam, đồng thời cung cấp các luận cứ khoa học trong việc đề xuất các định hướng và các giải pháp cốt yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV ngành Dệt may phục vụ cho việc thực hiện các chiến lược phát triển ngành trong thời gian tới.

<i><b>2.2. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Đối tượng nghiên cứu của luận án là DNNVV ngành Dệt May và năng lực cạnh tranh của các DNNVV ngành Dệt May trong mối quan hệ phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế của Việt Nam.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

− <i>Về thời gian: Các DNNVV dệt may Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014.</i>

− <i>Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các DNNVV dệt may</i>

sản xuất may mặc, không nghiên cứu lĩnh vực dệt trong phạm vi cả nước.

<b>3. Những đóng góp của luận án</b>

<i>Thứ nhất, hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở lý luận về nâng cao năng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

lực cạnh tranh của DNNVV của một số tác giả trong nước và thế giới. Trên cơ sở tổng quan về mặt lý luận tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã phân tích và đề xuất sử dụng các nhóm chỉ tiêu, yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DNNVV ngành Dệt May.

<i>Thứ hai, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của</i>

một số DNNVV trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rõ các tham vấn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV dệt may Việt Nam.

<i>Thứ ba, trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng năng lực</i>

cạnh tranh của DNNVV dệt may giai đoạn 2010- 2014, Luận án rút ra được các thành tựu nổi bật và phát hiện được những bất cập làm hạn chế năng lực cạnh tranh của DNNVV dệt may Việt Nam trong thời gian qua.

<i>Thứ tư, trên cơ sở kết quả phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của</i>

DNNVV dệt may thời gian qua, Luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp đột phá và các giải pháp hỗ trợ khác, đặc biệt là hệ thống các giải pháp đột phá mang tính trọng tâm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV dệt may thời gian tới.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận, trong quá trình nghiên cứu luận án đã sử dụng các phương pháp:

(1)- Phương pháp phân tích thống kê; tổng hợp; phương pháp chuyên gia, trong đó tổng hợp, trích dẫn, kế thừa một số cơng trình nghiên cứu của các học giả, các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DNNVV Dệt may và một số đối thủ cạnh tranh chính trong việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của DNNVV Dệt may.

(2)- Phương pháp thu thập thông tin qua việc thực hiện điều tra, khảo sát thực tế: điều tra phỏng vấn qua mẫu phiếu điều tra với số lượng 300 phiếu điều tra, có 285 phiếu trả lời, đối tượng điều tra là các nhà quản lý, các khách hàng sử dụng sản phẩm của các DNNVV trong ngành Dệt May.

(3)- Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp phân tích cả định tính và định lượng các số liệu từ các báo cáo tổng kết, từ kết quả điều tra thực tế, sử dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với DNNVV Dệt May trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh so với một số đối thủ cạnh tranh chính.

Việc sử dụng các phương pháp trên có phân tích và so sánh cho phù hợp với nội dung cần nghiên cứu của luận án, đặc biệt là có kế thừa, sử dụng các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các tư liệu hiện có trong sách báo, tạp trí, internet và các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu.

<b>5. Bố cục của luận án</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, danh mục từ viết tắt và tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:

<i>Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh</i>

nghiệp nhỏ và vừa

<i>Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa</i>

Dệt may Việt Nam

<i>Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp</i>

nhỏ và vừa Dệt may Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU</b>

<b>1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án</b>

Năng lực cạnh tranh là chủ đề được nhiều tác giả và các nhà khoa học khai thác trong nhiều năm qua. Đây là vấn đề nóng và là chủ đề rộng để các nhà khoa học cả trong và ngoài nước tiếp cận. Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, nên việc nghiên cứu để đưa ra được các giải pháp để giúp các DN tồn tại và phát triển là vấn đề các nhà khoa học quan tâm. Ngành Dệt may là một trong những ngành có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế VN, đến cuối năm 2015 ngành DM đứng thứ 3 cả nước về giá trị xuất khẩu. Việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh đã được nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, phạm vi, khơng gian và đối tượng nghiên cứu khác nhau trong thời gian qua. Một số cơng trình nghiên cứu liên quan có thể tổng hợp như sau:

<i><b>1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước</b></i>

Ở trong nước, đến nay đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, các bài viết nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các DN nói chung. Các đề tài, luận án, bài viết này nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của một ngành hoặc của nhóm sản phẩm cụ thể. Các cơng trình và đề tài nghiên cứu được tác giả tìm hiểu theo tiêu chí thời gian phát hành và có thể khái quát như sau:

<i>(1)- Nguyễn Thắng (2013), với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh chodoanh nghiệp nhỏ và vừa”. Bài viết đã đề cập một cách tổng quát đến năng lực</i>

cạnh tranh của các DN nhỏ và vừa hiện nay, bài viết cũng cho thấy năng lực yếu kém của các DN nhỏ và vừa, đã tác động đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Qua thực trạng năng lực cạnh tranh của DN nhỏ và vừa, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như: hình thành cụm cơng nghiệp; khu cơng nghiệp; liên kết giữa các DN nhỏ và vừa để phát huy những lợi thế của mỗi DN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

<i>(2)- Hà Phạm (2013), đề tài “Xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệpViệt” đã phân tích và đánh giá một cách tổng thể năng lực cạnh tranh của DN Việt</i>

Nam, bài viết đã nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của DN

</div>

×