Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞ NG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÀ TÍM (SOLANUM MELONGEANA) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 51 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1 UBND TỈNH QUẢNG NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH </b>

<b>*** </b>

<b>TRẦN THỊ KIM NGỌC </b>

<i><b>NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÀ TÍM (Solanum Melongeana) TẠI THÀNH PHỐ TAM </b></i>

<i><b>KỲ TỈNH QUẢNG NAM </b></i>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<i>Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2 UBND TỈNH QUẢNG NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH </b>

<b>*** </b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<i><b>NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÀ TÍM (Solanum Melongeana) TẠI THÀNH PHỐ TAM </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Qua đây tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:

- Th.S Nguyễn Hồng Lan Anh – cơ giáo đã tận tình hướng dẩn, chỉ bảo tơi suốt qúa trình thực hiện đề tài.

- BGH trường ĐH Quảng Nam đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất cho chúng tôi có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu.

- Qúy thầy cô giáo trong tổ bộ môn Sinh đã cho phép chúng tôi sử dụng thiết bị, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm để thực hiện đề tài.

- Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện cơng trình nghiên cứu.

<b>Tác giả </b>

<b>Trần Thị Kim Ngọc </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

4

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Hoàng Lan Anh.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng cơng bố trong cơng trình nào khác.

Tác giả

<b> Trần Thị Kim Ngọc </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

8. NSLT : Năng suất lý thuyết 9. NSTT : Năng suất thực thu 10. USDA : Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

6

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng của cà tím sống trong 100g Bảng 1.2 Mười nước sản xuất cà tím lớn nhất thế giới (2005) Bảng 3.1 Tỉ lệ nảy mầm của hạt cà tím

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của GA3 đến chiều cao cây qua các giai đoạn Bảng 3.3 Ảnh hưởng GA đến số lá/cây qua các giai đoạn

Bảng 3.4 Diện tích lá (dm<small>2</small>) trên cây qua các thời kì Bảng 3.5 Thời gian thu hoạch (ngày) cà tím

Bảng 3.6 Số lượng hoa/cây cà tím Bảng 3.7 Tỉ lệ đậu quả

Bảng 3.8 Chiều dài quả (cm) cà tím khi thu hoạch Bảng 3.9 Đường kính quả (cm) cà tím khi thu hoạch Bảng 3.10 Trọng lượng quả (gam) cà tím khi thu hoạch Bảng 3.11 Ảnh hưởng của GA lên năng suất cà tím

Bảng 3.12 Hiệu quả kinh tế của việc phun GA lên cây cà tím

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

7

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ nảy mầm của hạt cà tím Biểu đồ 3.2 Chiều cao cây qua các giai đoạn Biểu đồ 3.3 Số lá/cây qua các giai đoạn

Biểu đồ 3.4 Diện tích lá (dm<small>2</small>) trên cây qua các giai đoạn Biểu đồ 3.5 Số lượng hoa/cây cà tím

Biểu đồ 3.6 Tỉ lệ đậu quả

Biểu đồ 3.7 Chiều dài quả (cm) cà tím khi thu hoạch Biểu đồ 3.8 Đường kính quả (cm) cà tím khi thu hoạch Biểu đồ 3.9 Trọng lượng quả (gam) cà tím khi thu hoạch Biểu đồ 3.10 Ảnh hưởng của GA lên năng suất cà tím

Biểu đồ 3.11 Hiệu quả kinh tế của việc phun GA lên cây cà tím

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1. Lý do chọn đề tài ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>4. Phương pháp nghiên cứu ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.1. Khái quát về cây cà tím ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.1.1. Nguồn gốc và phân loại ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây cà tím ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.1.3. Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà tím ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.2. Giá trị của cây cà tím... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.2.1. Giá trị dinh dưỡng ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.2.2. Giá trị sử dụng ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.4. Tình hình nghiên cứu và sản suất cà tím trên thế giới và Việt Nam ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.4.1. Trên thế giới ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.4.2. Ở Việt Nam ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.5. Giới thiệu về chất điều hòa sinh trưởng Gibberellin ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.5.1. Lịch sử nghiên cứu Gibberellin ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.5.2. Cấu tạo, phân bố, sinh tổng hợp ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.5.3. Tác động sinh lí của gibberellin ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>1.5.4. Nguyên tắc và phương pháp sử dụng chất sinh trưởng gibberellin ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

2 1.6. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của Gibberellin đến các loài cây trồng khác

<b>nhau ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

1.7. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

<b> ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

<b> ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>2.1. Vật liệu nghiên cứu ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>2.2. Địa điểm và thời gian ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>2.3. Nội dung nghiên cứu ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>2.4. Phương pháp nghiên cứu ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN .. Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.1. Ảnh hưởng của GA đến tỉ lệ nảy mầm của hạt cà tím ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.2. Ảnh hưởng của gibberellin đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà tím ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.2.1. Chiều cao cây ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.2.2. Số lá trên cây qua các giai đoạn ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.2.3. Diện tích lá cây qua các giai đoạn ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.3. Ảnh hưởng của gibberellin đến các chỉ tiêu phát triển, năng suất của cây cà tím ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.3.1. Thời gian sinh trưởng ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.3.2. Số lượng hoa ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.3.3. Tỉ lệ đậu quả ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.3.4. Chiều dài quả ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.3.5. Đường kính quả ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.3.6. Trọng lượng quả ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>3.3.7. Ảnh hưởng của GA đến năng suất cây cà tím Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Error! Bookmark not defined.</b><small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

3

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

<i>Cà tím hay cà dái dê (Solanum melongena L.) thuộc họ Cà Solanaceae, là cây trồng </i>

xếp vị trí thứ 4 trong những cây rau quả trên thế giới. Đây là cây kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á, châu Phi, vùng cận nhiệt đới (Ấn Độ, Trung Mỹ). Ở nước ta, cây cà tím được trồng khá phổ biến do năng suất cao. Cây có thể trồng quanh năm nên góp phần khơng nhỏ vào tổng sản lượng rau quả của cả nước.

Cà tím là loại quả rất giàu dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Ngồi ra nó cịn chứa nhiều chất khoáng với hàm lượng lớn như kali, photpho, lưu huỳnh, clo, sắt, mangan, kẽm, … các vitamin B1, B12,… và nhiều chất nhầy. Cà tím khơng chỉ mang giá trị về mặt dinh dưỡng, kinh tế cao mà còn được dùng làm thuốc, làm cảnh. [12]

Trong sản xuất nông nghiệp mục đích cuối cùng là nâng cao sản lượng thu hoạch. Tuy nhiên, sản xuất cà tím ở tỉnh Quảng nói chung và thành phố Tam Kì nói riêng vẫn cịn mang tính tự phát và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Do đó năng suất và chất lượng còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng và cạnh tranh với các khu vực sản xuất khác. Hiện nay người ta đã và đang quan tâm đến vấn đề sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất của cà tím. Gibberellin là chất kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do Gibberellin kích thích mạnh lên pha dãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lí gibberellin cho cây sẽ làm tăng sự sinh trưởng dinh dưỡng giúp tăng sinh khối của cây. Ngồi ra, gibberellin cịn kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, kích thích sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

4 vươn dài của cụm hoa, làm tăng kích thước của quả. Gibberellin đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và đã mang lại những hiệu quả to lớn như kích thích sự sinh trưởng của cây để tăng sản lượng (như với các rau ăn lá), kích thích ra hoa nhanh và nhiều, hạn chế rụng hoa, rụng quả non và tăng kích thước của quả (với cây lấy quả), kích

<b>thích hạt nảy mầm (với lúa…) và nhiều ứng dụng khác. [1] </b>

Việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng Gibberellin tác động tăng năng suất cây trồng đã được thực hiện rất thành công ở các nước trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam vẫn cịn rất hạn chế. Chính vì vậy, để xác định sự ảnh hưởng của Gibberellin và nồng độ thích hợp để nâng cao năng suất nhằm áp dụng rộng rãi trong sản xuất cần có một nghiên cứu đánh giá sát thực về hiệu quả của Gibberellin đối với cây cà tím. Do đó, tơi đã chọn

<i><b>nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Gibberellin đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà tím (Solanum melongeana) tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam”. </b></i>

<i><b>2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài </b></i>

- Đánh giá ảnh hưởng của Gibberellin đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây cà tím.

- Đánh giá ảnh hưởng của Gibberellin đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà tím.

- Xác định nồng độ Gibberellin cho hiệu quả cao nhất.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i>- Đối tượng nghiên cứu: cây cà tím (Solanum melongeana). </i>

- Phạm vi nghiên cứu: cây cà tím trồng ở vườn thực nghiệm vào vụ Đông Xuân năm 2016.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.

- Phương pháp bố trí nghiên cứu thực nghiệm trên vườn thực nghiệm. - Phương pháp xử lí thống kê sinh học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

5

<b>PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 1.1. Khái quát về cây cà tím. </b>

<i><b>1.1.1. Nguồn gốc và phân loại. </b></i>

Cà tím là một loại rau ăn quan trọng được trồng để lấy quả lớn có màu tím mọc rủ xuống. Nó được trồng tại miền Nam và miền Đông châu Á từ thời tiền sử, nhưng chỉ được thế giới phương Tây<i> biết đến khoảng thập niên 1500. Tên khoa học melongena có </i>

nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho một giống cà tím. [11]

<i>Danh pháp: Solanum melongena </i>

<i><b>+ Bộ (ordo): Solanales </b></i>

<i>+ Họ (familia): Solanaceae + Chi (genus): Solanum </i>

<i>+ Loài (species): S. melongena [11] </i>

<i><b>1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây cà tím </b></i>

<i>Lá: Lá mọc cách, đơn hoặc từng cặp không đều, rất hiếm khi mọc thành cụm ở mấu. Lá đơn, khơng có lá kèm; đơi khi có răng hay có thuỳ hoặc xẻ thuỳ. </i>

<i>Cụm hoa: Cụm hoa thường tập hợp ở nách lá, ngoài nách lá, đối diện với lá, ở chạc </i>

nhánh hay ở đỉnh cành. Cụm hoa ở họ Solanaceae có nhiều dạng khác nhau: cụm hoa xim, cụm hoa chùm hay chỉ là hoa (mọc) đơn độc. Một số chi có cụm hoa đặc trưng riêng, nhưng cũng có chi vừa xuất hiện cụm hoa xim lại vừa có cụm hoa chùm.

<i>Hoa: Hoa phần lớn lưỡng tính, đơi khi cả hoa lưỡng tính và hoa đực cùng xuất hiện </i>

trên cùng một cụm hoa (Solanum). Hoa thường mẫu 5.

<i>- Đài hoa: Đài hoa hợp thành hình chng, hình chén hay hình ống; phần lớn có </i>

thuỳ hoặc có răng. Đài thường tồn tại cùng với quả, đơi khi còn phát triển cùng với sự lớn lên của quả hay có khi nứt theo đường vịng chỉ giữ lại phần gốc.

- Bộ nhị: Nhị thường 5, đôi khi 4, đính trên ống tràng và thường nhiều hơn thuỳ tràng, toàn bộ giống nhau hoặc một tiêu giảm hơn nhiều, cũng có khi số lượng nhị khơng giống thuỳ tràng. Bao phấn hình trứng, hình bầu dục hoặc hình mũi mác, mở dọc hoặc mở lỗ ở đỉnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

6

<i>- Bộ nhuỵ: Bầu thường 2 ơ, đơi khi 3 – 5 ơ; nỗn nhiều, đính trụ giữa. Núm nhuỵ </i>

cụt, hình đầu, 2 thuỳ.

<i>Quả: gồm quả mọng và quả nang </i>

+ Quả mọng hình cầu, hình bầu dục, hình bầu dục hẹp; cũng có khi có hình dạng khác gặp ở các lồi cây trồng hoặc có vú, thường nhẵn cũng có khi có lơng.

+ Quả nang: mở bằng 2 van hay 4 van.

<i>Hạt: Hạt thường nhiều, đơi khi ít, thường dẹt, có khi hình bầu dục dẹt, hình trứng hay gần hình cầu. Phơi phần lớn cong, hơi cong hoặc thẳng. [8] </i>

<i><b>1.1.3. Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà tím </b></i>

- Nhiệt độ: Cây yêu cầu nhiệt độ ấm cho sinh trưởng và phát triển. Cà tím phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 21- 29<small>0</small>C. Nhiệt độ ban ngày 25- 32<small>0</small>C, nhiệt độ ban đêm 21- 27<small>0</small>C là tốt nhất cho sản xuất hạt giống. Nhiệt độ thấp hơn thì tỷ lệ đậu quả giảm, ở nhiệt độ và độ ẩm cao cũng làm giảm năng suất đáng kể.

- Độ ẩm: Cà tím có khả năng chịu hạn và mưa cao nhưng không chịu được đất sũng nước trong một thời gian dài vì độ ẩm cao kéo dài làm cây dễ bị bệnh nấm thối rễ. Độ ẩm đất 60-80%, độ ẩm khơng khí 65-75% là thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển.

- Ánh sáng: Cây cà nói chung, cà tím nói riêng khơng u cầu khắc khe ánh sáng dài ngày để ra hoa, hoa cà tím có thể là hoa đơn hoặc hoa chùm hoàn chỉnh phù hợp cho tự thụ phấn.

- Đất đai: Đây là yếu tố quan trọng trong suất quá trình từ gieo hạt, sinh trưởng phát triển đến thu hoạch của cây cà tím. Ở giai đoạn gieo hạt cần chọn đất tốt, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Khi mang cây ra ngoài trồng cần chọn đất tốt, dễ chủ động tưới tiêu để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Độ pH: pH thích hợp cho cây phát triển là 6,5-7,0. [9]

<b>1.2. Giá trị của cây cà tím 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng </b>

<b> Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng của cà tím sống trong 100g [12] </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>- Làm thực phẩm: Cà tím là một loại thực phẩm được nhiều người biết đến và ưa </i>

thích. Cà tím có chứa nhiều vitamin C, K, B6, các khoáng chất magie, đồng, phốt pho, mangan, kali, chất xơ, các loại chất chống oxy hóa nên nó được chế biến thành những món ăn thơm ngon, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Cà tím ăn sống có vị

<i>hơi đắng, khi được chế biến chín thì có mùi thơm và vị ngon rất hấp dẫn người ăn. </i>

- Tăng cường sức đề kháng: với giàu hàm lượng vitamin C, các loại khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng chất sắt trong cà tím cịn rất tốt đối với những người bị bệnh thiếu máu.

- Tốt cho hệ tiêu hóa: cà tím cịn có thể nói là một loại rau, chứa nhiều hàm lượng chất xơ, do đó kích thích dạ dày tiết ra các loại dịch, enzym giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các triệu chứng khó tiêu, táo bón, ợ chua, tiêu chảy, …Hơn nữa, hàm lượng chất xơ này còn gây cảm giác no tốt cho người đang giảm cân, chống béo phì hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

8 - Phịng ngừa ung thư: Hàm lượng chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều trong cà tím, giúp ngăn chặn quá trình xâm nhập của các tế bào tự do, làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa một số căn bệnh ung thư.

- Làm đẹp da, mượt tóc: Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tái tạo và kích thích tiết ra các collagen, giúp gắn kết giữa các tế bào da chặt chẽ, tăng độ đàn hồi cho da, giảm thiểu những vết nhăn, ngăn ngừa lão hóa, làm khỏe chân tóc,. …

Có thể trồng cà tím trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải được tưới tiêu tốt. Đất cần phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 20-30 ngày để đất thơng thống, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất. 20 ngày trước khi trồng, xử lý đất bằng vôi và tro bếp. [7]

<i><b>- Gieo hạt </b></i>

<i><b>Hạt giống: </b></i>Hạt giống cần phải ngâm ủ trước khi gieo, hạt bắt đầu nẩy mầm gieo vô bầu. Hạt giống cà tím từ ngâm ủ đến bắt đầu nảy mầm khoảng 50 – 70 giờ. Nhiệt độ ủ thích hợp nhất là từ 25 – 30<small>o</small><b>C. </b>

<i><b>Gieo hạt: Thành phần đất, phân vô bầu thông thường theo tỷ lệ: 2 đất + 1 phân </b></i>

chuồng + 20% tro trấu. Vùng đất cát pha thịt sử dụng tỷ lệ tro trấu ít hơn. Hỗn hợp này phải được sàng (rây) kỹ để loại bỏ rác hoặc cục đất to để hạt dễ nảy mầm.

<b>Thời gian cây con trong bầu khoảng 15 - 20 ngày sau khi gieo thì đem trồng.[7] </b>

<i><b>- Cấy cây </b></i>

Trước khi đem cây con ra trồng ngoài đồng cần thiết phải phun một lượt thuốc phòng trừ sâu bệnh. Chọn vào buổi chiều mát đem trồng. Đặt cây con xuống đất sao cho mặt bầu đất bằng với mặt líp. Nếu đặt sâu quá cây phát triển kém, cạn quá cây dễ bị đổ ngã vì bộ rễ khơng được ăn sâu chắc chắn vào giai đoạn đầu. Sau khi trồng 2–3 ngày cần phải trồng dặm lại những cây bị chết do lúc trồng cây, bầu đất

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Bón lót tồn bộ phân chuồng, phân lân trộn đều phân bón theo hốc. Bổ hốc sâu 15-18cm, cho phân vào đảo với đất rồi mới trồng cây.

Cần bón thúc kịp thời, có thể chia thành 4 thời kỳ bón thúc cho cà như sau:

Lần 1: Bón sau khi trồng 7 ngày, bón 20% lượng đạm và 20% số kali, hoà vào nước để tưới, kết hợp xới xáo, vun gốc cho cây.

Lần 2: Bón vào lúc cây có nụ đến khi có quả, bón 20% lượng đạm và 20% kali, bón cách xa gốc, sau đó tưới rãnh hoặc tưới gốc. Đợt này khơng nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa, rụng quả.

Lần 3: sau lần 2 từ 7 - 10 ngày, thời kỳ này cần bón nhiều phân, bón 40% lượng đạm và 40% số kali có thể bổ sung thêm phân chuồng đã ủ mục hoà vào nước để tưới.

Lần 4: bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi, bón nốt số phân đạm và kali còn lại.[7]

<i><b>- Chăm sóc </b></i>

<i>Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để </i>

ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nơng nghiệp có

<i>thể 3 - 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ. </i>

<i>Dẫn nhánh: sau khi trồng khoảng 20 – 25 ngày, tiến hành dẫn nhánh chính bằng dây </i>

nhựa đen, mỗi dây dẫn 4 nhánh (2 nhánh mỗi bên 2 líp).

<i>Tỉa và cắt cành: 2 tuần sau khi bắt đầu thu hoạch, tiến hành tỉa nhánh phụ, khơng tỉa </i>

nhánh chính, loại bỏ trái hư. Nhánh đã thu trái, chừa lại mầm tốt để tiếp tục lấy trái. Thông thường mỗi tuần tỉa một lần tùy theo cây rậm rạp nhiều hay ít. Khi cây cà tím cao khoảng 1m, bấm đọt 4 nhánh chính để cho ra nhiều nhánh phụ để tăng lượng trái. [13]

<i><b>- Phòng trừ sâu bệnh </b></i>

Sau khi trồng, chú ý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sau khi điều tra sinh vật hại định kỳ hàng tuần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

10 Sâu hại: trên cây cà tím thường xuất hiện các loại sâu hại như rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu xanh, sâu đục đọt, sâu đục trái.

+ Rầy xanh, bọ trĩ: xuất hiện ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Thường tập trung ở mặt dưới lá, đọt non, chích hút nhựa làm cây khó phát triển. Có thể dùng các bẫy xanh bám dính để phịng trừ, nếu mật độ cao có thể sử dụng thuốc Pyrinex 20 SC, Netoxin 18 SL.

+ Nhện đỏ: xuất hiện lúc cây đã lớn đến giai đoạn thu hoạch. Thường tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm cây khó phát triển, mất sức, năng suất giảm. Dùng thuốc Confidor 100 SL, Danitol 10 EC để phòng trừ.

+ Sâu xanh, sâu đục trái: xuất hiện mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Sâu cắn phá đọt lá non, bông và đục vào trái. Phun thuốc Regent 800 WG, Lexus 800WP.

Bệnh hại: một số bệnh thường xuất hiện trên cây cà tím như bệnh héo xanh, bệnh đốm lá, bệnh lở cổ rễ cây con, bệnh khảm virus.

+ Bệnh lở cổ rễ cây con: từ khi cây nẩy mầm. Nấm bệnh tấn công phần tiếp giáp giữa rễ và thân làm cây chết nhanh. Phun Validacin 3 L, Bendazol 50 WP, Thane M 80 WP.

+ Bệnh héo xanh: bệnh do vi khuẩn gây ra. Cây bệnh, lá mất màu nhẵn bóng, tái xanh, cụp xuống, ở giai đoạn cây con thì héo tồn cây, cây trưởng thành triệu chứng thường thể hiện ở lá ngọn trước, cũng có thể héo từng nhánh sau đó héo tồn cây. Ở 1 – 2 ngày đầu cây có thể phục hồi phục hồi lại được vào lúc trời mát hoặc về đêm nhưng 2 – 3 ngày sau lá héo không thể phục hồi lại được và toàn cây héo rũ rồi chết.

Luân canh cây trồng với các loài cây kháng bệnh, làm sạch cỏ dại, thoát nước tốt, trồng cây con khỏe mạnh và cây ghép trên những gốc ghép kháng bệnh là một trong những biện pháp kiểm soát bệnh quan trọng.

+ Bệnh đốm lá: xuất hiện giai đoạn cây lớn. Nâm bệnh xâm nhập vào biểu bì lá tạo thành hình bất định và lan rộng. Phun Bendazol 50 WP, Topsin M 700 WP.

+ Bệnh khảm virus: cây bị bệnh thường có ngọn xoăn vàng, nhăn nheo, màu vàng xen kẽ, lá nhỏ dị hình, làm cho lá và ngoạn xoăn lại. Nếu cây bị bệnh giai đoạn đầu thì cịi cọc, khơng phát triển và không ra trái. Nếu cây bị bệnh giai đoạn sau thì sinh trưởng

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

11 giảm, trái nhỏ và khô nước, chất lượng kém và không tiêu thụ được. Côn trùng là tác nhân truyền bệnh từ cây này sang cây khác. [15]

<b>1.4. Tình hình sản suất cà tím trên thế giới và Việt Nam </b>

<i><b>1.4.1. Trên thế giới </b></i>

Theo USDA, sản xuất cà tím có tính tập trung cao, với 93% sản phẩm đến từ 7 quốc gia. Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất (55% tổng sản phẩm của thế giới) và Ấn Độ đứng thứ 2 với 28%; tiếp đến là Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản là một trong mười quốc gia sản xuất nhiều cà tím nhất trên thế giới. Mỹ là nước có diện tích trồng cà tím đứng thứ 20 trên thế giới. Với hơn 4.000.000 vùng trồng (16.000km<small>2</small>) được giành cho việc trồng trọt cà tím trên thế giới.

<b>Bảng 2.2. Mười nước sản xuất cà tím lớn nhất thế giới – 2005 Tên nước Số vùng trồng Thu nhập (1000$) </b>

Ở Ấn Độ đã có cây cà tím biến đổi gen Bt, cry1Ac, kháng sâu đục thân, sâu đục quả. Vào tháng 5/2008, Uỷ ban xét duyệt công nghệ di truyền Ấn Độ (GEAC) nhận đơn yêu cầu của Maharashtra Hybrid Seed Co. (Mahyco) để bắt đầu sản xuất hạt giống cà tím này. Trên thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu quy trình cấy mơ hiệu quả đối với cà tím dại. Các nhà nghiên cứu Nhật bản là Yuzuri Iwamoto và Hiroshi Ezura đã thông báo về một quy trình có hiệu quả trong việc sử dụng lá, lá mầm và trụ dưới lá mầm của 4 loại cà tím hoang dại tái tạo thể nguyên sinh (protoplast). Họ cũng trình bày việc tái tạo thành công lần đầu tiên đối với loại cà dại solanum scabrum từ thể nguyên sinh. Các nhà nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

12 cứu tin rằng quy trình này có thể giúp ích trong việc thực hiện lai giống sơma ở cà tím, một cơng nghệ sẽ cho phép chuyển giao các đặc tính mong muốn từ cà dại vào các giống cà hiện đang được trồng ngồi sản xuất. Cà tím có tính kháng mạnh đối với các bệnh héo rũ do khuẩn đất gây ra như nấm Fusarium và Verticillum. Do vậy, chúng có thể được coi là nguồn cung cấp gene kháng bệnh tiềm năng để sử dụng cải tiến các giống cà đang trồng ngoài sản xuất (S. melongena). Cà dại hiện cũng được sử dụng như một nguồn cung cấp thân rễ trong khi các giống cà đang được trồng ngoài sản xuất được ghép để ngăn ngừa từ việc mắc bệnh trong quá trình nhân giống. Các tác giả cho biết quy trình cải tiến này có thể hỗ trợ việc phát triển các giống cà kháng bệnh và không cần phải ghép cành trong q trình nhân giống.[14]

<b>Các giống cà tím </b>

Phần lớn các giống trồng hiện nay tại châu Âu và Bắc Mỹ có quả dạng trứng thn dài, kích thước khoảng 12 -25 cm dài và 6 -9 cm rộng với lớp vỏ màu tím sẫm. Các giống trồng ở Ấn Độ và Đông Nam Á có hình dạng, kích thước và màu sắc đa dạng hơn. Tại khu vực này, các giống trồng tương tự như quả trứng gà về cả kích thước lẫn hình dáng được trồng rộng rãi; màu sắc cũng đa dạng, từ trắng tới vàng, lục hay tía đỏ và tía sẫm. Trong tiếng Anh, người ta gọi các giống hình ơvan hay ơvan thn dài, vỏ đen là: Harris special hibush, Burpee hybrid, Black magic, Classic, Dusky hay Black beauty còn các giống dạng quả dài, thon với vỏ màu tía-đen là: Little fingers, Pingtung long và Tycoon; với vỏ xanh lục là: Lousisiana long green và Thai (Long) green; với vỏ trắng: Dourga. Các giống truyền thống vỏ trắng, hình trứng có Casper và Easter egg. Các giống hai màu với sự chuyển 18 dải màu có Rosa bianca, và Violetta di Firenze. Các giống hai màu với các sọc màu có Listada de Gandia và Udumalapet. Matti Gulla hay Matti brinjal là thứ duy nhất của brinjal trồng tại làng Matti ở Udupi, quả của nó có màu lục nhạt và hình dạng trịn. Một số quả của giống brinjal này cân nặng trên 1 kg.

<i><b>1.4.2. Ở Việt Nam </b></i>

Ở nước ta, cà tím đã được trồng lâu đời nhưng quy mơ cịn nhỏ lẻ, mỗi nhà chỉ trồng 2-3 thước để lấy quả ăn. Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ cà tím thuận lợi, giá bán ổn định, do vậy khoảng vài năm trở lại đây cà tím đã được bà con chú ý và mở rộng diện tích trồng ở nhiều nơi như Lâm Đồng, Sóc Trăng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

13 Giang … và cho hiệu quả kinh tế cao, xóa đói giảm nghèo cho nhiều gia đình. Một số vùng trồng cà tím ngon có tiếng là huyện Nghi Lộc (Nghệ An), Láng (Hà Nội), Cái Sắn (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang), huyện Lục Yên (Yên Bái)...

Ở Việt Nam giống cà tím rất đa dạng về dạng quả và màu sắc. Hiện nay, ở nước ta chưa có các giống cà tím chọn tạo được công nhận giống, mà chủ yếu là giống địa phương và nhập nội.

- Giống cà tím EG 203: Đây là giống có nguồn gốc từ trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á năm 1999. Sau khi khảo nghiệm vụ xuân hè năm 2000 cho thấy giống cà tím này sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Giống này có khả năng kháng được vi khuẩn héo xanh, chịu được ngập úng, chống được tuyến trùng rễ do Meloigogyne incognital, chịu được bệnh thối gốc do nấm Sclerotium rolfsii, nên thường được chọn làm gốc ghép với cà chua.

- Giống cà tím địa phương: Văn Đức, Bắc Ninh.

- Giống cà tím CE – 1 cho năng suất khoảng 50 – 60 tấn/ha. Giống này đang được trồng nhiều ở Cát Tiên – Lâm Đồng. Nó đang là một trong những cây đem lại thu nhập cao ở vùng lũ Cát Tiên.

- Các giống lai: Hai Mũi Tên đỏ, Kiều Nương, Triệu Quân, ... cho năng suất rất cao. [14]

<b>1.5. Giới thiệu về chất điều hòa sinh trưởng Gibberellin </b>

<i><b>1.5.1. Lịch sử nghiên cứu Gibberellin </b></i>

Gibberellin là nhóm phytohormon thứ hai được phát hiện sau auxin. Từ việc nghiên cứu bệnh lí “bệnh lúa von” do lồi nấm Gibberella fujikuroi gây nên, giai đoạn gây bệnh

<b>nấm này có tên là Fusarium moniliforme. </b>

Năm 1962, nhà bệnh lí thực vật Kurosawa (Nhật) đã thành cơng trong thí nghiệm “bệnh von” nhân tạo cho lúa và ngô. Nhưng cho đến năm 1955 các nhà nghiên cứu Anh, Mỹ mới chiết xuất được acid gibberellin (GA3). Hiện nay người ta đã xác định được trên 126 loại gibberellin. Trong đó loại quan trọng, có tác dụng sinh lí mạnh nhất là GA3. [16]

<i><b>1.5.2. Cấu tạo, phân bố, sinh tổng hợp. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

14 Gibberellin là những terpenoid, được cấu tạo

từ 4 đơn vị isopren (C5): CH<small>2</small>=C(CH3)-CH=CH<small>2</small>. Các đơn vị này ít nhiều bị biến đổi trong phân tử Gibberellin. Các Gibberellin có 20C, nhưng nhiều chất chỉ cịn 19C (do một -CH<small>3</small> bị oxi hóa thành –COOH và nhóm này khử cacboxyl).

Acid mevalonic (C6), có nguồn gốc tử acetyl CoA trong con đường hô hấp, là chất khởi đầu của các sinh tổng hợp terpenoid. Từ acid mevalonic, các isoprene được thành lập và kết hợp nhau qua nhiều giai đoạn để cho kauren (C20), sản phẩm chuyên biệt đầu tiên trong con đường sinh tổng hợp gibberellin. Mọi chất có hoạt tính gibberellin đều có nhân gibberelan, khởi đầu là GA12-aldehyd.

Tóm lại, các giai đoạn chính của con đường sinh tổng hợp gibberellin là: Acetyl CoA acid, mevalonic Kauren, GA12-aldehid,… Trong số các gibberellin, GA1 là chất chính kích thích sự kéo dài thân ở thực vật. GA3 ít gặp ở thực vật nhưng là chất có hoạt tính trong các sinh trắc nghiệm và được xem như chất chuẩn cho các gibberellin.

Gibberellin được sinh tổng hợp trong phôi đang sinh trưởng, trong các cơ quan đang sinh trưởng như lá non, rễ non, quả non,… và trong tế bào thì được tổng hợp mạnh ở trong lục lạp. Gibberellin vận chuyển khơng phân cực, có thể hướng ngọn và hướng gốc tùy nơi sử dụng. Gibberellin được vận chuyển trong hệ thống mạch dẫn với vận tốc từ 5-25mm trong 12 giờ. Gibberellin ở trong cây tồn tại ở dạng tự do và dạng liên kết, chúng có thể liên kết với glucose và protein. Gibberellin liên kết với các chất đường: nhiều gibberellin-glycosid được tìm thấy ở thực vật, nhất là trong các hột. Khi các gibberellin được áp dụng vào thực vật, một phần gibberellin thường bị glycosyl hóa và ngược lại, gibberellin-glycosid có thể được đổi thành gibberellin tự do. [2]

<i><b>1.5.3. Tác động sinh lí của gibberellin. </b></i>

Gibberellin xúc tiến hoạt động của auxin, hạn chế sự phân giải auxin. Do chúng có tác dụng kìm hãm hoạt tính xúc tác của Enzim phân giải auxin (auxinoxydaza, flavinaxydaza) khử tác nhân kìm hãm hoạt động của auxin.

Hiệu quả rõ rệt nhất của GA3 là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng về chiều cao của thân, chiều dài của cành, rễ, sự kéo dài của lóng cây hịa thảo. Hiệu quả này có được là do

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

15 ảnh hưởng kích thích đặc trưng của GA3 lên sự giãn theo chiều dọc của tế bào (tăng auxin về vùng sinh trưởng mạnh). GA3 có hiệu quả trong việc phân hóa giới tính, ức chế sự hình thành hoa cái và kích thích hình thành hoa đực. Có thể sử dụng GA3 để tăng tỉ lệ hoa đực cho cây có hoa đực hoa cái riêng biệt như bầu bí...

Gibberellin kích thích sự nảy mầm, chồi của hạt và củ. Do nó có tác dụng phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. GA3 có tác dụng hoạt hóa sự hình thành các enzim thủy phân trong hạt như ∝-amylaza. Enzim này sẽ xúc tác phản ứng biến đổi tinh bột thành đường, tạo điều kiện cho sự nảy mầm..

Trong nhiều trường hợp, GA3 có hiệu quả kích thích sự ra hoa. Theo học thuyết của Trailakhian thì GA3 là một trong hai thành phần của horcmon ra hoa (florigen) là GA3 và antesin. GA3 cần cho sự hình thành và phát triển của cuống hoa, còn antesin cần cho sự phát triển của hoa. Xử lý GA3 có thể làm cho cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn hoặc làm cho bắp cải, su hào ra hoa trong điều kiện Việt Nam. Gibberellin ảnh hưởng rõ rệt đến trao đổi chất và các hoạt động sinh lí trong cây do chúng có tác dụng điều hòa sinh tổng hợp tế bào, nảy mầm, ra hoa.

Trong sự sinh trưởng của quả và tạo quả khơng hạt thì GA3 có vai trị gần giống với auxin. Một số cây trồng có phản ứng đặc hiệu với GA3 như nho, anh đào...Trong việc sản xuất nho, biện pháp xử lý GA3 có ý nghĩa quan trọng việc tăng tỉ lệ đậu quả và quả khơng hoặc ít hạt, tăng năng suất quả. Gibberellin được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Người ta tổng hợp GA3 bằng cách nuôi cấy nấm Gibberellin fujikura trong môi trường rồi chiết thành gibberellin dạng thương phẩm.

<i><b>1.5.4. Nguyên tắc và phương pháp sử dụng chất sinh trưởng gibberellin. </b></i>

<i>Nguyên tắc sử dụng </i>

Nguyên tắc về nồng độ: hiệu quả của chất điều hòa sinh trưởng lên cây trồng hoàn toàn phụ thuộc vào nồng độ sử dụng. Nồng độ thấp thường gây hiệu quả kích thích, nồng độ cao thường gây ảnh hưởng ức chế, cịn nồng độ rất cao có thể gây chết. Tùy theo chất sử dụng và loại cây trồng mà nồng độ kích thích, ức chế và hủy diệt khác nhau. Vì vậy, tùy theo mục đích sử dụng mà ta chọn nồng độ xử lý thích hợp.

Ngun tắc khơng thay thế: các chất điều hịa sinh trưởng chỉ có tác dụng hoạt hóa q trình trao đổi chất và sinh trưởng mà khơng có ý nghĩa về dinh dưỡng nên không thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

16 thay thế chất dinh dưỡng. Muốn áp dụng đạt kết quả tốt, cần phải thỏa mãn nhu cầu về dinh dưỡng, nước cho cây.

Nguyên tắc đối kháng sinh lí: khi xử lý các chất ngoại sinh phải quan tâm đến các phytohormon trong cây có hoạt tính sinh lý đối kháng nhau thì mới có hiệu quả tốt được. Sự đối kháng thường xảy ra giữa chất kích thích và chất ức chế sinh trưởng. Ví dụ xử lý GA3 thúc đẩy nảy mầm cần quan tâm đến hàm lượng abcixic acid trong cây…

Nguyên tắc chọn lọc: khi sử dụng chất điều hịa sinh trưởng cho mục đích diệt cỏ dại thì phải quan tâm đến tính độc chọn lọc của thuốc. Đảm bảo chất sử dụng khơng có hại cho cây trồng, thậm chí tính độc chọn lọc cho từng loại cỏ dại. Vì vậy, phải chọn thuốc diệt cỏ khơng có hại cho cây trồng hoặc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc để diệt được nhiều loại cỏ dại có tính mẫn cảm với các loại thuốc khác nhau.[4]

<i>Phương pháp sử dụng </i>

Phun lên cây: Dùng để phun cho các cây trồng lấy lá, hoa, quả và thân. Nồng độ phun được tính bằng mg/lít (ppm). Tùy từng giai đoạn phát triển của cây mà có nồng độ phun thích hợp.

Ngâm (hoặc nhúng) hạt, củ, cành vào dung dịch thuốc: thường áp dụng để phá ngủ nghỉ, kích thích nảy mầm cho hạt và củ, nhân nhanh các cây bằng phương pháp giâm cành để kích thích ra rễ.

Tiêm, chích lên cây: thường dùng trong chiết cành cây giống, làm cho cành mau ra rễ. Áp dụng trong công tác nghiên cứu để so sánh, xác định hiệu quả của chất điều hòa sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau.

Bôi lên cây: khi các phương pháp trên không thực hiện được thì người thực hiện phương pháp bôi trực tiếp dung dịch lên cây. Chất điều hịa sinh trưởng có thể được nhào trộn với các chất mang khác nhau như cao lanh … thành một chất dẻo để đắp lên cây. Trường hợp này thường dùng để chiết cành cây giống, tạo cho cành chiết nhanh ra rễ.[5]

<b>1.6. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của Gibberellin đến các loài cây trồng khác nhau </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

17 Trên thế giới có nhiều cơng trình và tác giả đã nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng GA3 lên các loại rau đều làm tăng năng suất quả, tăng sinh khối của các loại rau ăn lá và không gây độc cho con người và ô nhiễm môi trường. George Tsiakaras và Spyridon A.Petropoulos (2004) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của GA3 và Nitrogen được sinh ra và khả năng sử dụng của cây xà lách. Trong quá trình nghiên cứu, người ta thấy GA3 25mg/l làm cây tăng số lượng lá, chiều cao cây và trọng lượng cây.

Các nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy việc sử dụng GA3 trên cây rau ở nồng độ từ 10-30ppm cho kết quả tối ưu nhất, tuy nhiên trên từng loại rau, trên từng vùng sinh thái và trong từng thời vụ thì việc phun GA3 ở nồng độ bao nhiêu chưa được khuyến cáo cụ thể.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Phượng, trường Đại học Đồng Tháp khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng IAA và GA3 đến sự sinh trương, phát triển và năng suất cây cà chua tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy cà chua có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt khi xử lý phối hợp hoặc riêng lẻ IAA và GA3. Kết hợp tốt nhất khi kết hợp IAA+GA3, năng suất đạt cao nhất, cao hơn khi xử lý riêng lẻ và cao hơn đối chứng có ý nghĩa so sánh. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đều đạt cao nhất, khơng có dư lượng gây độc hại cho con người.[3]

Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Rau quả cũng cho thấy khi phun GA3 cho bắp cải, rau của các loại với nồng độ giao động trong khoảng 20-100ppm làm tăng năng suất rõ rệt. Đối với cải trắng khi cây bén rễ sau cấy có thể phun GA3 ở nồng độ 20ppm. Phun 3 lần mỗi lần cách 2 ngày. Một tháng sau lại tiếp tục phun 3 lần tương tự sẽ làm tăng sinh khối một cách rõ rệt. Trong sản xuất giá đậu, ngâm hạt một đêm trong dung dịch GA3 10ppm làm hạt nảy mầm đều, tăng năng suất giá đậu.[6]

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu công nghệ thành phố Hồ Chí Minh khi xử lý GA3 trên các loại rau ăn lá như rau cải, rau muống, rau dền,… phun 2-3 lần với nồng độ từ 20-100ppm ở giai đoạn cây sinh trưởng mạnh có thể tăng năng suất trên 30%.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Công và cộng tác viên nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 lên cây rau muống ở Thừa Thiên - Huế ở vụ Xuân- Hè năm 2008 cho thấy: Sử dụng GA3 xử lý hạt trước khi gieo đã có tác dụng tích cực đến các chỉ tiêu sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

18 trưởng và năng suất cây rau muống. Nồng độ xử lý có hiệu quả cao là 15ppm. Năng suất thực thu sinh vật tăng 25,24% và hiệu quả kinh tế tăng 31,71% so với đối chứng.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Phi Cảnh khi xử lý GA3 trên cây xà lách năm 2002 cho thấy nồng độ GA3 thích hợp với cây xà lách vụ Đơng-Xn là 5-10ppm.

<b>1.7. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam </b>

<i><b>1.7.1 Vị trí địa lý </b></i>

Tam Kỳ là thành phố trung tâm tỉnh lị và nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam. Tọa độ địa lí: 15<small>0</small>34’30” vĩ độ Bắc, 108<small>0</small>28’30” kinh độ Đơng, phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Phú Ninh, phía Đơng giáp biển Đơng. Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam. Thành phố Tam Kỳ là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Đơng giáp biển Đơng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Hiện nay thành phố Tam kỳ gồm 13 đơn vị xã, phường (9 phường, 4 xã đó là: phường Tân Thạnh, Hòa Thuận, An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Trường Xuân và các xã Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh) với diện tích tự nhiên là 9.263,56 ha; dân số 109.888 người (tính đến cuối năm 2011). [10]

<i><b>1.7.2. Đặc điểm địa hình </b></i>

Thành phố có địa hình nhìn chung nghiêng theo hướng Tây Nam và Đơng Bắc. Khu vực đơ thị của thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng ở phía Bắc, phía Đơng, phía Nam và có nhiều đồi núi ở phía Tây. Độ dốc trung bình của nội thị từ 2% đến 4%. Cao độ trung bình của các khu vực ven sông và khu trung tâm thay đổi từ +2,0m đến +0,4m. Địa hình khu vực phía Tây của thành phố có cao độ >+0,6m và những quả đồi nằm tách biệt có đỉnh ở độ cao đến tới 40m.

Thành phố Tam Kỳ có địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thêm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông.

</div>

×