Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật thương mại ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.01 MB, 85 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAM THỊ VAN ANH

QUANG CÁO MỸ PHAM DƯỚI GÓC ĐỘ

PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYÊN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI - 2014

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Tôi xin cam đoan Luận văn “Quang cáo mỹ phâm dưới góc độ pháp</small>

<small>luật thương mại ở Việt Nam là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. So liệu,kêt quả nghiên cứu đê cập trong Luận văn là trung thực, có ngn gơc trích</small>

<small>dân rõ ràng.</small>

<small>Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014Tác giả luận văn</small>

<small>Phạm Thị Vân Anh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Trước khi trình bày nội dung đề tài này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn

chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Vân Anh, người đã tận tình chỉ bảo,

hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Pháp luật Kinh tế và Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã trang bị cho em kiến thức trong suốt quá trình học tập, cùng những người bạn đã giúp đỡ, đóng

góp ý kiến dé luận văn được hoàn thành tốt nhất.

<small>Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014</small>

<small>Tác giả luận văn</small>

<small>Phạm Thị Vân Anh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Thông tư số 06/2011/TT-BYT

Nghị định số 181/2013/NĐ-CP

Nghị định số 93/2011/NĐ-CP

Nghị định số 158/ND-CP

Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 <small>thang 01 năm 2011 của Bộ Y tê quy định vê</small>

<small>quản lý mỹ phâm</small>

<small>Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng</small>

<small>11 năm 2013 quy định chi tiết một số điềucủa Luật quảng cáo</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE QUANG CÁO MỸ PHAM VA PHÁP LUAT VE QUANG CAO MY PHẨM...-. 2 5-5-5° << s£seseesssesesese 6 1.1.Khái quát về mỹ pham...ccccscscscssscssssssssssessssssscsssssssssssessssssssssesesssssseseees 6 1.1.1. Khái quát và đặc điểm của mỹ phẩH...- - 5S tcE‡EvEEEzEekererred 6 1.1.2. Phân loại mỹ phiẨHM... 5S E2EEEEEE E111. trrkg 7

1.2. Khái quát về quảng cáo mỹ phẩm...- 2-5 << ssesessss=sesesesesse 9

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quảng cáo mỹ phẩm...- - -ccccsss¿ 9 1.2.2. Các tác động của quảng cáo mỹ phẩằ...- c5 5c +cccscsrsszxecez 13 1.3. Khái quát về pháp luật quảng cáo mỹ phẩm ...5- << << 16 1.3.1. Khái niệm pháp luật quảng cáo mỹ PRAM ieecececcccccscecsesvecscesesesesesseees 16 1.3.2. Các lĩnh vực cơ bản được pháp luật điều chỉnh liên quan đến quảng COO MP PNG RRRRRRERERERERERRh... 18 1.3.2.1. Quảng cáo mỹ pham dưới góc độ pháp luật thương mại... 18 1.3.2.2. Quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật cạnh tranh... 19 1.3.2.3. Quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật bảo vệ quyền lợi <small>người tiêu đÙng... -- - - - -- c2 22210 111111112011 111111118 0111111 ng vn ngờ 20</small> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO MỸ PHẨM DƯỚI GÓC ĐỘ

PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM...--5-5c << csesess< 23

2.1. Sự hình thành và phát triển của quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật thương mại (gọi tắt là pháp luật quảng cáo mỹ phẩm) ở Việt Nam...23

2.2. Nội dung pháp luật quảng cáo mỹ phẩm ...- 5-5-5 5s se<¿ 26

2.2.1. Chủ thể quảng cáo mỹ PRAM ...- - 5+ Set E‡E‡ESEEEEEEEEEEekererees 26 2.2.2. Nội dung quảng cáo MP phẨẩTH... - - 5S tt EEEEEEEEEEEEEEEEEekerrrees 32 2.2.3. Phương tiện quảng cáo mỹ phẩh ... .---c- SE St‡E‡k‡EvEztetererees 33 2.2.4. Diéu kiện quảng cáo mỹ phẩm và đăng ký quảng cáo mỹ phẩm ... 37 2.2.5. Những hành vi quảng cáo mỹ phẩm bị CAM ...-- 5z 5sssscsecec: 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.2.7. Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo mỹ phẩm ...--- 46 2.3. Đánh giá pháp luật quảng cáo mỹ phẩm và tình hình thực thỉ... 49 b1... n5... 49 2.3.1.1. Đối với các quy định của pháp luật quảng cáo mỹ phẩm ... 49

2.3.1.2. Đối với tình hình thực thi pháp luật quảng cáo mỹ pham... 50

2.3.2. Những Nan Che ssssvsresssssssrerescssscsssssssscsscsescsssssssscssscssessscsssssssscsssssseseees 53 2.3.2.1. Đối với các quy định của pháp luật quảng cáo my pham... 53

2.3.2.2. Đối với tình hình thực thi pháp luật quảng cáo mỹ phâm... 54

CHƯƠNG 3: MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHAP LUAT VÀ NANG CAO HIEU QUÁ THỰC THỊ PHAP LUAT VE QUANG CÁO MỸ PHAM Ở VIET NAIM...5-£ << 5s e3 E3ESeEeEESESESEESEsEseeerrsrsrsree 62

3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quảng cáo mỹ phẩm ở Việt Nam... 62 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật quảng cáo mỹ phẩm. 66

3.2.1. Hoàn thiện hệ thong quản lý nhà nước VỀ quảng cáo ...--- 66 3.2.2. Tăng cường kiểm tra, giảm sát việc thực hiện pháp luật quảng cáo mỹ

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1. Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Người ta thường nói “Khơng có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ khơng biết làm đẹp”. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ làm đẹp, mọi thứ đều dé dang trở thành “có thé”, trong đó mỹ phẩm đóng vai trị rất quan

trọng. Mỹ phẩm có thể can thiệp vào bàn tay của tạo hóa, “có thể” biến trắng

thành đen, biến chú vịt xấu xí thành cô thiên nga duyên dáng, xinh đẹp. Mỹ phẩm đã và đang đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống phụ nữ va gần đây,

mỹ phâm cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới cả các dang mày râu. Đã có nhiều

người phụ nữ bày tỏ rằng mình khơng đủ tự tin đi ra phố nếu khơng trang điểm

<small>kỹ càng.</small>

Có cau at sẽ có cung, hàng loạt thương hiệu mỹ phẩm ra đời. Và giữa một “rừng” đối thủ cạnh tranh, các thương hiệu mỹ phẩm luôn nghĩ ra những chiêu thức để nhắc nhở, tạo ấn tượng về sự tồn tại của mình trong lịng khách hàng. Cơng nghệ quảng cáo ngày nay dường như trở thành công cụ đắc lực cho quảng

bá sản pham.

Hàng ngày, chúng ta thấy trên tivi liên tục có những quảng cáo về mỹ phẩm

từ dầu ĐỘI, stra tắm, phần trang điểm, son môi đến nước hoa, sữa rửa mặt...

Quảng cáo nào cũng hay, hap dẫn, bắt mat, thu hút người xem va rất dé dẫn họ

đến việc mua sản pham. Nào là trang hồng, trạng rạng ngời chỉ sau 7 ngày, 14 ngày sử dụng. Nào là phục hồi tái tạo làn da, xóa seo, giảm mụn... Dé người

tiêu dùng càng tin tưởng hơn, họ lại tiếp tục tung hỏa mù băng những cụm từ

như không gây dị ứng, không gây mụn, không gây độc, đã kiểm nghiệm...

Khơng biết đã có bao nhiêu phụ nữ bị dẫn dụ bởi những quảng cáo trên tivi, lầm tin mỹ phẩm là tiên được, có thé cải lão hồn đồng, thay đơi tức khắc vẻ ngồi của cơ thê chỉ trong vài ngày.

Gần đây, báo chí đã vạch trần những sự thật ân giấu đăng sau những quảng <small>cáo hàng ngày, lật mặt những chiêu thức quảng cáo của các nhà sản xuât mỹ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

phẩm. Dang sau những lời quảng cáo có cánh là một sự thật hồn tồn khác, có

thê khiến người tiêu dùng phải “tiền mất tật mang”.

Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quảng cáo mỹ

phẩm trong điều kiện hiện nay ở nước ta đang là van dé cần được quan tâm và

có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Bởi mỹ phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, nó

khơng chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngồi mà cịn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe

của người tiêu dùng. Đó chính là lý do tơi chọn đề tài: “Quảng cáo mỹ phẩm <small>dưới góc độ pháp luật thương mại ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật họccủa mình.</small>

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gan đây, những van dé liên quan đến pháp luật quảng

cáo thương mại đã được đề cập rất nhiều trên các diễn đàn, hoạt động nghiên cứu khoa học. Hiện đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết của một số học

giả liên quan đến van đề này, có thé ké đến:

<small>- Trinh Thị Liên Huong (2010), Pháp luật cạnh tranh không lành mạnhtrong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại họcLuật Hà Nội;</small>

- Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011), Quảng cáo truyền hình - Thực trạng

và cơ chế hồn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Nguyễn Thùy An (2012), Cơ sở ly luận và thực tiễn góp phan hồn thiện

pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường <small>Đại học Luật Hà Nội;</small>

- Chu Diệu Huyền (2012), Pháp luật thương mại về quảng cáo thuốc,

Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội...

Ngồi ra, trên mạng internet cũng có nhiều bài viết về quảng cáo như: Một số vấn đề về quảng cáo trên báo chí; hồn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, Nghiên cứu so sánh pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo so sánh của

Liên Minh Chau Âu và Việt Nam,...

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

luật quảng cáo của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào hoạt

động quảng cáo thương mại nói chung, chưa có nhiều bài viết đề cập đến quảng cao đối với các loại hàng hóa đặc biệt, chỉ duy nhất có một loại hàng hóa đã được nghiên cứu đó là quảng cáo về thuốc. Trong khí đó, mỹ phẩm là loại hàng

hóa khi sử dụng có tác động khơng nhỏ tới sức khỏe và thâm mỹ của người tiêu

dùng. Vì vậy, tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến van đề quảng cáo mỹ pham là điều cần được quan tâm.

Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa những giá trị của các tác giả nói trên, tơi tiếp tục tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến van đề quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật thương mai, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn

thiện quy định của pháp luật về lĩnh vực quảng cáo mỹ phâm ở Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài <small>3.1. Mục dich nghiên cứu:</small>

Mục đích nghiên cứu lớn nhất của tác giả là nghiên cứu thực trạng pháp

luật về quảng cáo mỹ pham dưới góc độ Luật thương mại ở Việt Nam đề từ đó

đề ra các giải pháp, phương hướng hoàn thiện hơn nữa pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo mỹ phẩm. Cụ thé như sau:

- Chỉ ra và đánh giá những ưu điểm, đồng thời đánh giá những điểm còn

hạn chế, tồn tại của pháp luật quảng cáo mỹ phẩm trong thời gian qua;

- Tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm, những nhược điểm, hạn chế dé

đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới.

<small>3.2. Nhiệm vu nghién CỨUH:</small>

Nhiệm vụ nghiên cứu cua đề tài được đặt ra trên cơ sở mục đích nghiên <small>cứu. Tương ứng với mỗi mục đích nghiên cứu có những nhiệm vụ nghiên cứu</small>

riêng, đặc thù. Cụ thể:

- Tổng hợp những ý kiến, phân tích, đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh <small>vực quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo mỹ phâm;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Phân tích ý kiến, tổng hợp các văn bản để chỉ ra và phân tích kỹ các

nguyên nhân tích cực cũng như hạn chế của pháp luật trong thời gian qua;

- Đưa ra sự so sánh, đối chiếu giữa các văn bản pháp luật, số liệu về quảng

cáo mỹ phâm trong thời gian qua để có cái nhìn tổng quan về thực trạng cũng

như tìm ra nguyên nhân của những hạn chế còn ton tại trong hệ thống pháp luật quảng cáo mỹ phẩm ở Việt Nam;

- Tìm hiểu và đề xuất ý kiến đóng góp xây dựng pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm ngày càng hoàn chỉnh và phát huy được hiệu qua trong thực tiễn.

4. Đối tượng và phạm vi của việc nghiên cứu đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: những vấn đề lý luận về quảng cáo mỹ phẩm và pháp luật quảng cáo mỹ phẩm, những quy định hiện

hành của pháp luật thương mại Việt Nam về quảng cáo mỹ phẩm.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: Quảng cáo mỹ phẩm được quy định trong nhiều

<small>lĩnh vực pháp luật khác nhau, như: lĩnh vực pháp luật cạnh tranh, lĩnh vực pháp</small>

luật bảo vệ người tiêu dùng... Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp

cao học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật quảng cáo mỹ phẩm dưới góc

<small>độ pháp luật thương mại.</small>

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn “Quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật thương mại ở Việt

<small>Nam” được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác </small>

-Lénin, quan diém duy vat biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận van còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: phương

pháp tơng hợp, phân tích, khái quát hóa và phương pháp so sánh, khảo sát, đánh

giá. Các phương pháp nghiên cứu này dựa trên sự tiếp thu quan điểm của Đảng

và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới.

<small>6. Những đóng góp mới của luận văn</small>

Luận văn là kết quả của sự phân tích các quy định của pháp luật, trong đó chủ yếu là pháp luật thương mại về van đề quảng cáo mỹ pham ở Việt Nam,

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

mặt được, mặt còn hạn chế cả trong quy định lẫn cơ chế thực thi. Trên cơ sở đó,

đưa ra một số giái pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi

pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm ở Việt Nam.

7. Kết cầu của luận văn

Ngồi Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, dé tài được

triển khai với kết cầu ba chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về quảng cáo mỹ phẩm và pháp luật về quảng cáo

mỹ phẩm

Chương 2: Thực trạng quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật thương

<small>mại ở Việt Nam</small>

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực

thi pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm ở Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

VA PHAP LUAT VE QUANG CAO MY PHAM 1.1. Khai quát về mỹ phẩm

1.1.1. Khái quát và đặc điểm của mỹ phẩm

Hiểu theo nghĩa chung nhất, mỹ phẩm là những sản phẩm được chế tạo

nham mục đích làm sạch cơ thé, làm tăng vẻ đẹp, sự hấp dẫn, làm thay đôi diện

mạo bên ngồi, giúp bảo vệ và ni dưỡng cơ thé.

Tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm

2011 của Bộ. Y tế quy định về quan lý mỹ phẩm có định nghĩa như sau: “Sdn

phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngồi cơ thể con người (da, hệ thống lơng tóc, móng tay, móng <small>chân, mơi và cơ quan sinh dục ngồi) hoặc rang và niêm mạc miệng voi mục</small> đích chính là dé làm sạch, làm thom, thay đối diện mao, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt”. Định nghĩa mỹ phẩm của Bộ Y tế cũng là định nghĩa của Liên minh Châu âu (EU), trong khi đó

FDA của Mỹ định nghĩa: "mp phẩm dự định sẽ được áp dụng doi với cơ thể con

người để làm sạch, làm đẹp, tạo sự hấp dan hoặc làm thay đổi sự xuất hiện mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của cơ thể hoặc chức năng". Như vậy, mỹ pham là sản phẩm khi con người sử dụng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người,

nên mỹ phẩm được xem như là sản phẩm, hàng hóa đặc biệt.

Từ định nghĩa trên về sản phẩm mỹ phẩm, có thé rút ra một vai đặc điểm

của mỹ phẩm như sau:

Thứ nhất, mỹ pham là chất hay chế phẩm dùng dé tiếp xúc với những bộ

phận bên ngoài cơ thé con người như da, tóc, móng tay, móng chân...

Thứ hai, tác dụng hay mục đích chính của sản phẩm mỹ phẩm là nhằm lam

sạch, làm thơm, hoặc thay đôi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo

vệ co thé hoặc giữ cơ thé trong điều kiện tốt. Thông thường, khi nói đến mỹ

phẩm, chúng ta chỉ quan tâm đến chức năng chính mà mỹ phẩm mang lại đó là

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

phẩm ngoài làm tăng vẻ đẹp và sự hấp dẫn cịn có chức năng bảo vệ, giữ gin cơ

thé một cách tốt nhất. Đây là một trong những tác dụng tích cực của mỹ phẩm đối với người sử dụng.

Tuy nhiên, thành phần công thức chủ yếu có trong mỹ phẩm bao gồm chất

bảo quản và chất tạo mùi thơm. Hai chất này lại là nguyên nhân phổ biến nhất

gây ra các van dé da. Chất bảo quản nhằm ngăn chặn vi khuẩn và nắm phát triển trong các sản phẩm va bảo vệ sản phẩm khỏi bị hư hại gây ra bởi khơng khí hoặc

ánh sáng. Nhưng chất bảo quản cũng có thể gây ra cho da bị kích thích và bị nhiễm bệnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng [11]. Trong khi đó, Khoản 12, Điều 2, Luật Quảng cáo năm 2012 có quy định: “Sản phẩm, hàng

hóa, dịch vụ đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến <small>sức khỏe con người và môi trưởng”. Do đó, dưới góc độ pháp luật thương mại</small>

nói chung và pháp luật quảng cáo nói riêng, mỹ phẩm được coi là một loại hàng

<small>hóa, một loại hàng hóa đặc biệt do tác dụng của nó khi sử dụng ảnh hưởng tới</small> sức khỏe, thâm mỹ của con người.

1.1.2. Phân loại mỹ phẩm

Mỹ phẩm là loại hàng hóa đặc biệt, không dé dàng dé phân loại sản phẩm.

Vi vậy, ngày 10 tháng 02 năm 2013, Cục quản lý dược đã ban hành Công văn số 1609/QLD-MP hướng dẫn về việc phân loại mỹ phẩm, cơng bố tính năng mỹ phẩm. Theo đó, “Tiéu chí dé phân loại sản phẩm mỹ phẩm dựa vào tinh năng, mục đích sử dụng, thành phân công thức, đường dùng của sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 06/2011/TT-BYT

ngày 25/01/2011”. Căn cứ vào hướng dan này, có có thé phân loại mỹ phẩm

<small>theo các tiêu chí sau:</small>

1.1.2.1. Căn cứ vào thành phần cơng thức mỹ phẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thực hiện quá trình sản xuất mỹ phẩm. Căn cứ vào thành phần cấu tạo của mỹ

phẩm, có 2 loại: mỹ phẩm từ thiên nhiên và mỹ phẩm hóa học.

- Mỹ phẩm thiên nhiên là các sản phẩm chứa thành phần chiết xuất từ thảo

dược như: lá, vỏ cây, rễ, dau chiết xuất từ hạt, các loại trái cây... Bên cạnh đó,

bùn, đất sét và các sản pham khoáng san, mật ong... cũng thường xuyên được sử

dụng với hàm lượng gan như tuyệt đối 100%, tùy thuộc vào từng dòng thương hiệu mà thành phần tự nhiên có thể dao động trong khoảng trên 98% - 99.8%, như: sữa dưỡng trắng da từ nam, phan trang điểm có thành phan bột ngọc trai, sữa rửa mặt hồng sâm, son dưỡng mơi mật ong, xà phịng tắm từ chanh, kem

<small>đánh răng trà xanh...</small>

- Mỹ phẩm hóa học là các sam phẩm chứa phan lớn các hợp chất hóa học

<small>do con người tạo ra từ các cơng thức hóa học. Theo nghiên cứu tại Anh, Mỹ,</small>

EU, hau hết các mỹ phẩm đều là sự pha trộn của các chất nhân tạo[12]. Hiện

nay, trong thành phan cấu tạo của mỹ phẩm các hợp chat hoá hoc dần được thay

thế bằng nguyên liệu thiên nhiên thuần khiết.

Những yếu tố sau không được coi là thành phần của mỹ phẩm: tạp chất có

trong nguyên liệu; các nguyên liệu phụ gia kỹ thuật dùng trong pha chế nhưng

khơng có trong sản phẩm cuối cùng: nguyên liệu dùng với lượng tối thiểu cần thiết ví dụ như: dung mơi hoặc chất dẫn trong nước hoa và các thành phần làm

1.1.2.2. Căn cứ vị trí sử dụng của mỹ phẩm trên cơ thé

Dựa vào vị trí sử dụng của mỹ phẩm trên cơ thể, có 2 loại: sản phẩm tiếp xúc với những bộ phận bên ngồi của cơ thé (biểu bì, hệ thống tóc, móng, mơi, bộ phận sinh dục ngồi) và sản phẩm tiếp xúc với răng, các màng nhay của

<small>khoang miệng.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

kẻ mắt, kem chải mi, dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, kem chống nang, son

<small>móng tay, son môi ...</small>

- Mỹ phẩm tiếp xúc với răng, các màng nhay của khoang miệng như: kem

<small>đánh răng, nước súc miệng....</small>

Sản phẩm dùng để uống, tiêm hoặc tiếp xúc với những phần khác của co

thé vi dụ như màng nhay của đường mũi hoặc các bộ phận sinh dục trong không được xem là mỹ phẩm.

1.1.2.3. Căn cứ vào cơng dụng chính của mỹ phẩm, có 3 loại: mỹ pham làm sạch, làm thơm; mỹ phẩm điều chỉnh mùi cơ thé và mỹ phẩm bảo vệ, giữ gìn cơ

thê trong những điều kiện tốt nhất.

- Mỹ phẩm làm sạch, thơm như: dau gội, sữa tắm, xà phòng, kem tây lông,

<small>kem cạo rau,...</small>

- Mỹ phẩm điều chỉnh mùi cơ thể như: nước hoa, nước/xà phòng khử mùi

cơ thê...

- Mỹ pham bảo vệ, giữ gìn cơ thé như: kém chống nắng, kem làm trang da,

kem chống nhăn da, son chống nẻ....

Những sản phẩm có mục đích khử trùng, khử khuẩn, kháng khuẩn chỉ được

chấp nhận phù hợp với tinh năng sản pham mỹ phẩm nếu được công bồ là công

dụng thứ hai của sản phẩm. Ví dụ: sản phâm “xa phịng rửa tay” có cơng dụng thứ nhất là làm sạch da tay, cơng dung thứ hai là kháng khuẩn thì được chap

nhận là mỹ pham

1.2. Khái quát về quảng cáo mỹ phẩm

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quảng cáo mỹ phẩm

Từ cả ngàn năm trước, con người đã biết cách làm quảng cáo. Theo các tài

liệu còn ghi lại, cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai Cập cơ. Ơng đã

dán tờ thơng báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên [13]. Tuy nhiên, ngành quảng cáo chỉ thực sự phát triển khi cuộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

cách mạng công nghiệp bùng nỗ vào thé kỷ 19. May móc được chế tạo ra đã

giúp sản xuất hàng hoá nhanh, rẻ và dễ dàng hơn. Sự cạnh tranh xuất hiện khi có

nhiều nhà sản xuất làm ra cùng một loại hàng hố khiến cung vượt cầu. Muốn

bán được hàng thì phải quảng cáo là điều tất yếu. Cho tới nay ngành quảng cáo

đã đi được một chặng đường dài cùng với sự xuất hiện của nhiều kênh thông tin <small>mới và các phương pháp quảng cáo mới.</small>

Trong tiếng Anh, “quảng cáo” là từ “advertise”, từ này xuất phát từ tiếng

latinh “adverture” có nghĩa là sự thu hút lịng người, gây chú ý và viện dẫn, do

<small>đó từ “advertise” được giải nghĩa là sự gây chú ý ở người khác, thông báo chongười khác một sự kiện gi đó. [6, tr. IŠ 1]</small>

Tuần báo Quảng cáo Mỹ năm 1992 định nghĩa: “Quảng cáo là phương tiện

biểu hiện, trong đó dùng sách báo, lời nói hoặc hình vẽ do chủ quảng cáo chỉ tién dé công khai tuyên truyền cho cá nhân, sản phẩm, dịch vụ, phong trào nhằm mục đích tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, nhận được phiếu bau hoặc sự tán thành”.

Theo Từ điển Tiếng Việt, quảng cáo được định nghĩa như sau: “trinh bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách <small>hàng”[10].</small>

Với các cách định nghĩa như trên, có thể hiểu theo nghĩa rộng quảng cáo là hoạt động tuyên truyền nhằm tác động vào công chúng dé tiêu thụ hàng hóa và <small>dịch vụ.</small>

<small>Dưới góc độ pháp ly, Luật thương mại năm 1997 định nghĩa: “Quảng cáo</small> thương mại là hành vì thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiễn thương mai” (Điều 186). Đến khi Luật thương mại năm 2005 được ban hành, định nghĩa về quảng cáo đã được ghi nhận một cách cụ thê và rõ ràng hơn, theo đó, Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiễn thương mại của thương nhân dé giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hang hoá, dich vụ của mình (Điều 102).

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Khoản 1, điều 2, Luật quảng cáo năm 2012 cũng đưa ra định nghĩa: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến cơng chúng sản phẩm,

hàng hóa, dich vụ có muc dich sinh lợi; san phẩm, dich vụ khơng có mục dich

sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới <small>thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội, thơng tin cả nhân.</small>

Căn cứ vào định nghĩa này có thể chia quảng cáo làm hai loại: quảng cáo

<small>có có mục đích sinh lời và quảng cáo khơng có mục đích sinh lời. Quảng cáo</small> sinh lời được hiểu là quảng cáo nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung

ứng dịch vụ (khoản 2 Điều 2 Luật quảng cáo năm 2012). Trái lại, quảng cáo

không sinh lời là quảng cáo vì lợi ích của xã hội khơng nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ (khoản 2 Điều 2 Luật quảng cáo năm

2012). Mặc dù những hoạt động quảng cáo này khơng mang tính chất thương

<small>mại vì mục đích sinh lời, nhưng khi quảng cáo cũng phải đảm bảo tính trung</small>

thực, thống nhất, văn hóa và chính xác.

Tại Khoản 21, Điều 2, Thơng tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý

mỹ phẩm định nghĩa: Quảng cáo mỹ phẩm là các hoạt động giới thiệu, quảng bá

mỹ phẩm nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, bán, sử dụng mỹ phẩm.

Căn cứ vào định nghĩa của Luật quảng cáo năm 2012 và Thơng tư số

06/2011/TT-BYT, có thể chia quảng cáo mỹ phẩm thành 02 loại là: quảng cáo

mỹ phâm mang tinh chất thương mại và quảng cáo mỹ phẩm không mang tinh chất thương mại. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, hoạt động quảng cáo mỹ

phẩm của hầu hết thương nhân và các nhà sản xuất đều nhằm mục dich xúc tiễn

thương mại và kiếm lời, thúc day sự tiêu thụ sản phẩm mỹ phẩm. Như vậy,

quảng cáo mỹ phẩm là một bộ phận của quảng cáo thương mại, do đó, quảng cáo mỹ phẩm mang day đủ những đặc điểm của quảng cáo thương mại, đó là

những đặc điểm sau:

Tứ nhất, quảng cáo mỹ pham là hoạt động giới thiệu hàng hóa đặc biệt, đó

là mỹ phẩm, truyền tải thơng tin về sản phẩm mỹ phẩm tới khách hàng, thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

qua các cách thức và phương tiên quảng cáo. Hoạt động này nhằm mục đích thu

lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng được thực hiện không phải dé trực tiếp tiêu

thụ mỹ phẩm mà chỉ là hoạt động mang tính bổ trợ thúc đây sự tiêu thụ mỹ

phẩm. Vì vậy, quảng cáo mỹ phẩm là một trong những biện pháp xúc tiến

<small>thương mại của thương nhân.</small>

Thứ hai, chủ thê tiễn hành quảng cáo mỹ phẩm là thương nhân. Day là một trong những đặc điểm chung về chủ thé của quảng cáo thương mại nói chung va quảng cáo mỹ phẩm nói riêng. Để hoạt động quảng cáo mỹ phẩm là một hoạt

động xúc tiễn thương mại thi chủ thé tiến hành quảng cáo mỹ phẩm phải là

thương nhân, đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 6, Luật Thương mại năm 2005: có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có giấy đăng

<small>ký kinh doanh.</small>

Tuy nhiên, quảng cáo mỹ phẩm có đối tượng là sản phẩm, hàng hóa đặc

biệt nên quảng cáo mỹ phẩm cũng có những đặc điểm riêng của nó:

Thứ nhất, quảng cáo mỹ phẩm có đối tượng đặc biệt là mỹ pham. Đây được

xem là sản phẩm, hàng hóa đặc biệt chịu sự điều chỉnh của Luật Quang cáo năm

2012 bởi tính chất và tác dụng của mỹ phẩm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người sử

dụng. Các sản pham mỹ phẩm được cấu tạo bởi các thành phan, công thức khác

nhau. Trong khi đó, cau tạo cơ thé của mỗi người cũng khơng hồn tồn giống

nhau. Đối với những người có cơ địa bình thường thì việc sử dụng mỹ phẩm có

tác động tích cực. Nhưng đối với người có làn da nhạy cảm hoặc có di ứng với một số chất trong thành phan của mỹ phẩm thì việc sử dụng có thé gây ra những tác động tiêu cực, như: man ngứa, sân đỏ, các bệnh về đường hô hấp. .. thậm chí

khi sử dụng lâu dài có thê dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó, ngồi những tác dụng

tích cực mà mỹ phẩm mang lại cho người sử dụng còn phải lưu ý đến những tác

dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe, nhan sắc con người. Việc

hướng dẫn cách thức sử dụng mỹ phẩm thường không được thực hiện bởi các

<small>nhà chuyên môn như dược sĩ, y sĩ mà chỉ được hướng dân bởi nhà sản xuât. Do</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

đó, việc sử dụng mỹ phẩm như thé nào và ra sao cho hiệu quả cần phải được

giới thiệu, hướng dẫn một cách chỉ tiết và khi quảng cáo cần phải chỉ rõ cho

người tiêu dùng những trường hợp không được sử dụng sản phẩm dé tránh gây

<small>hại tới sức khỏe của người dùng.</small>

Thứ hai, mỹ phẩm có tinh năng đặc biệt gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, do đó, pháp luật quy định nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với: “Tài liệu chứng minh tính an tồn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về công bồ tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu có)”. Điều này có nghĩa, ngồi mục đích thúc đây việc tiêu thụ sản phẩm, thu lợi nhuận cho mình, thương nhân tiến hành quảng cáo phải đặt mục tiêu sử dụng mỹ

phẩm an toàn và hiệu quả lên hàng dau. Dé nội dung trong quảng cáo đảm bảo

yêu cau trên, Điều 4 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định chỉ tiết một số điều của Luật quảng cáo có quy định nội dung quảng

cáo mỹ phâm phải có đầy đủ các thơng tin sau: tên mỹ phẩm; tính năng, cơng

dụng của mỹ phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản

pham ra thị trường; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế. Việc

pháp luật quy định như vậy nham giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm, góp phần hạn chế các tác dụng tiêu cực của quảng cáo mỹ phẩm và giúp người tiêu dùng dễ dàng liên hệ với nhà sản xuất khi có những vấn đề phát sinh trong

<small>quá trình sử dụng.</small>

1.2.2. Các tác động của quảng cáo mỹ phẩm

Quảng cáo mỹ phẩm hiện đang phát triển rất nhanh về quy mô và chất lượng. Người tiêu dùng ngày càng được tiếp cận nhiều hơn những sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm công phu, lôi cuén và “bắt mắt”. Việc nghiên cứu tác động của quảng cáo mỹ phẩm có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

- Tác động của quảng cáo mỹ phẩm đối với thương nhân

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng mỹ phẩm khác nhau nhưng cùng có chung một cơng dụng. Nếu doanh nghiệp có được chiến lược quảng cáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

hợp lý, đủ sức hấp dẫn và vượt trội hơn các doanh nghiệp khác thì khả năng

cạnh tranh và chiến thăng trên thương trường sẽ rất cao. Việc các doanh nghiệp

chấp nhận đầu tư kinh phí dé thực hiện chiến lược tiếp thị, quảng cáo sản pham

ngày nay khơng cịn là điều khó hiểu nữa.

Đối với các sản phẩm mới, quảng cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc giới

thiệu sản phâm đó tới người tiêu dùng. Ngay với chính các sản phẩm đã có mặt

trên thị trường, quảng cáo cũng vẫn rất cần thiết nhằm duy trì sự tín nhiệm, lịng tin của người tiêu dùng. Nếu cho răng, những hàng hóa, dịch vụ này đã được ưa

chuộng, không cần thiết phải quảng cáo nữa thì đó sẽ là một sai lầm, mặc dù

<small>khách hàng thường có thói quen sử dụng một mặt hàng mà họ cho là phù hợp</small>

với mình. Tuy nhiên, xét về tâm lí người tiêu dùng, nếu sản phẩm mới xuất hiện

được quảng cáo tốt hơn, công hiệu hơn, giá rẻ hơn sẽ được nhiều người sử dụng, trong khi loại sản phẩm hiện đang được sử dụng không thường xuyên được

“nhắc” tới thì khách hàng sẵn sàng quên ngay sản pham cũ và chuyên sang sử

dụng sản phẩm mới.

Trên thực tế, cũng có một vài trường hợp khơng cần sự hỗ trợ của quảng

cáo khi ra mắt sản pham, The Body Shop là một trong số đó. Thay vì quảng cáo,

Anita Roddick - người sáng lập The Body Shop - lại khai thác thế mạnh của

truyền thông. Bà sử dụng các hoạt động PR tích cực về mỹ phẩm thân thiện với môi trường để biến The Body Shop thành một thương hiệu mỹ phâm mạnh toàn cầu. Tuy nhiên, đây chi là một trong số rat ít các hãng mỹ phẩm mạnh trên thị trường mà không cần tới sự trợ giúp của quảng cáo. Hầu hết những sản phẩm ra

mắt thành cơng đều có sự hậu thuẫn của quảng cáo.

- Tác động của quảng cáo mỹ phẩm đối với người tiêu dùng

Ngày nay, sự bùng nỗ nhu cầu làm đẹp không chỉ ở những nước văn minh

mà cả ở những xứ còn kém phát triển. Nắm bắt được những nhu cầu này, các

hãng sản xuất không ngừng tung ra thị trường những sản phâm mới, thực hiện

<small>những chiên lược quảng cáo râm rộ, lây việc nâng cao chât lượng phục vụ khách</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

hàng làm mục tiêu hướng tới. Quảng cáo trở thành phương tiện khơng thể thiếu

<small>vì căn cứ vào đó, khách hàng sẽ lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Tùy</small>

từng lứa tuổi, giới tính, sở thích, nhu cau... khách hang dé dàng tim thấy cho

mình loại sản phẩm phù hợp nhất. Nhờ quảng cáo, người tiêu dùng có đầy đủ

thơng tin về sản phẩm trên thị trường, từ đó có thé lựa chọn một cách đúng dan

những sản phẩm có giá cả, chất lượng và thuộc tính phù hợp.

Quảng cáo có ưu điểm là tạo ra được nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng khi muốn tìm kiếm những sản phẩm cùng loại trên thị trường, qua đó sẽ

thúc đây tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào

doanh nghiệp cũng đưa ra những thông tin chuẩn xác, trung thực về sản phẩm

của mình. Các hãng quảng cáo mỹ phẩm vì mục đích lợi nhuận mà quảng cáo sai sự thật, bỏ qua những tác hại của sử dụng mỹ pham hay khơng có những lưu

ý, hướng dẫn rõ ràng khi quảng cáo sản phẩm đã khiến nhiều phụ nữ có những

hiểu biết khơng đúng về sản phẩm, hiểu sai tác dụng của sản phâm. Từ đó sử

dụng các sản pham mỹ phẩm một cách không đúng cách gây ảnh hưởng tới sức

Các quảng cáo mỹ phẩm với những hình ảnh “thổi phồng” khơng chỉ gây

tác động tới phụ nữ lớn tuổi mà còn ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Theo kết luận của

các nhà tâm lý học, tuổi “biết làm điệu” của các bé gái ngày càng trẻ hóa. Theo dõi các quảng cáo và thấy cơng dụng thần kì của mỹ phâm khiến các em ngày

càng muốn trang điểm, dùng mỹ phẩm dé trở nên đẹp và quyến rũ hơn[ 14]. Như

vậy, nhiều quảng cáo mỹ phẩm có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe va sự phát

triển của trẻ em.

- Tác động của quảng cáo mỹ phẩm đối với xã hội

Đánh giá vai trò của quảng cáo mỹ phẩm đối với xã hội, chúng ta dễ dàng nhận thấy, quảng cáo đã thúc day sự tiếp xúc giữa cung va cầu hàng hóa, kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân chúng, day nhanh sự phát triển của thị trường

<small>tiêu dùng.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Bên cạnh đó, quảng cáo cũng góp phan hình thành mơi trường cạnh tranh

lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng trong lĩnh vực

sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Quảng cáo không chỉ giúp người dân tiếp cận với xu hướng tiêu dùng lành mạnh, tiếp cận được với những sản phẩm có uy tín, chất lượng trên thị trường... mà cịn góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa của

<small>doanh nghiệp. Tuy nhiên, quảng cáo tuy có sức mạnh ghê gớm, giúp tiêu thụ sản</small>

phẩm, nhưng nếu chất lượng của sản phẩm không tốt cũng sẽ bị khách hàng tây <small>chay.</small>

Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy vai trị, lợi ích của quảng cáo mỹ

pham khơng chỉ dừng lại đối với các doanh nghiệp tiến hành hoạt động quảng cáo, mà ngày càng có ảnh hưởng tích cực đối với toàn xã hội. Tuy nhiên, ở Việt

Nam hiện nay, hoạt động quảng cáo mỹ phẩm vẫn còn phát triển khá tự phát. Vì

vậy, Nhà nước cần hồn thiện pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm, nhằm tạo môi trường dé quảng cáo có thé phát huy tốt nhất vai trò, hiệu quả trên thực tế.

1.3. Khái quát về pháp luật quảng cáo mỹ phẩm 1.3.1. Khái niệm pháp luật quảng cáo mỹ phẩm

Dé tao cơ sở pháp lý cho hoạt động quảng cáo mỹ phẩm, Nhà nước đã ban

hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ quảng cáo nói chung và trong

đó có quảng cáo mỹ phẩm nói riêng. Hoạt động quảng cáo mỹ phẩm diễn ra

dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Hoạt động quảng cáo mỹ phẩm làm nảy sinh nhiều mỗi quan hệ cần được

pháp luật điều chỉnh. Các quan hệ này thường được điều chỉnh trong luật thương

mại nhưng tùy thuộc vào mỗi nước, các quan hệ này có thê được điều chỉnh

trong nhiều văn bản khác nhau. Đó là quan hệ giữa các chủ thể quảng cáo mỹ phẩm với nhau; quan hệ giữa các chủ thể quảng cáo mỹ phẩm và người tiêu dùng: quan hệ giữa các cơ quan quản lý trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, quản lý trong lĩnh vực quảng cáo mỹ phẩm với chủ thé hoạt động quảng <small>cáo mỹ phâm.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thé hoạt động quảng cáo mỹ phẩm.

Đây là quan hệ nảy sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về quảng cáo thông

qua hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp, thu hồi giấy phép

thực hiện hoạt động quảng cáo; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

và xử lý vi phạm pháp luật về quảng cáo mỹ pham

- Quan hệ giữa các chủ thể quảng cáo với nhau. Đây là quan hệ nảy sinh mang tính chất dân sự, kinh tế và được pháp luật điều chỉnh thông qua các hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại. Ở đây, các chủ thể hoạt động quảng cáo mỹ

pham gồm có thương nhân quảng cáo, thương nhân kinh doanh dich vụ quảng

cáo, người phát hành sản phẩm quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng

- Giữa các chủ thể hoạt động quảng cáo với người tiêu dùng thường nảy sinh các vấn đề như trách nhiệm của chủ thể quảng cáo mỹ phẩm với lợi ích <small>người tiêu dùng thơng qua việc quảng cáo phải đúng sự thực, thương nhân</small> quảng cáo phải thực hiện đúng cam kết trong sản phẩm quảng cáo... Các vấn đề này thường được pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng điều chỉnh. Khi có sự vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này hoặc có sự tranh chấp giữa các chủ thể quảng cáo mỹ pham và người tiêu dùng, Nhà nước sẽ là chủ thé xử lý vi phạm, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp giữa các bên. Lúc này, các quan hệ có thể cịn được điều chỉnh bởi luật khiếu nại, tố cáo, pháp

luật tố tụng dân sự, pháp luật xử lý vi phạm hành chính...

Như vậy, pháp luật quảng cáo mỹ phẩm có thé được hiểu là tổng hop các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hoạt động quảng cáo mỹ phẩm, được Nhà nước bảo dam thực hiện bằng các biện pháp tô chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế <small>băng bộ máy các cơ quan chuyên môn của Nhà nước.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

1.3.2. Các lĩnh vực cơ bản được pháp luật điều chỉnh liên quan đến quảng cáo mỹ phẩm

1.3.2.1. Quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật thương mại

Pháp luật thương mại là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban

hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong q trình tơ chức

<small>và thực hiện hoạt động thương mai [2, tr.6]. Do đó, mục đích hướng tới cua</small>

pháp luật thương mại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các thương nhân trong hoạt động quảng cáo mỹ phẩm.

Phương pháp điều chỉnh của pháp luật thương mại, trước hết là cách sử

dụng pháp luật để mơ hình hố, điển hình hố và định hướng các quan hệ xã hội[3]. Do đó, dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật thương mại, quảng cáo mỹ

phẩm quy định về những van dé sau:

- Xác định chủ thé tham gia quảng cáo mỹ phẩm.

- Xác định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể.

- Xác định các biện pháp tác động pháp lý đối với những trường hợp vi

phạm hoặc không thực hiện nghĩa vụ quảng cáo mỹ phẩm.

Như vậy, với các quy định trên, pháp luật thương mại nhằm thúc đây việc thực hiện có hiệu qua các quyền và nghĩa vụ của chủ thé khi tham gia quan hệ quảng cáo mỹ phẩm.

Tuy nhiên, ngành luật thương mại có một phương pháp điều chỉnh đặc biệt

đó là các thương nhân hoặc các chủ thé khác tham gia các quan hệ thương mại đều là những thực thé độc lập, bình đăng với nhau về tơ chức và tài sản, khơng có quan hệ phụ thuộc trên dưới. Chính yếu tố này làm cho các thực thể phải thoả thuận với nhau để cùng có lợi. Vì nhu cầu lợi ích riêng của mình, họ phải tự định

đoạt, tự do cam kết, thoả thuận để xác lập, thay đơi hay chấm dứt quan hệ của

mình. Nhưng lẽ tất nhiên là sự tự định đoạt và tự do cam kết, thoả thuận không

trái với trật tự công cộng, đạo đức xã hội, không vi phạm các điều cắm và quyền lợi của người thứ ba. Vì vậy, trong quan hệ pháp luật quảng cáo mỹ phẩm, các

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

chủ thể có quyên tự thỏa thuận với nhau vì lợi ích riêng của mình nhưng khơng được trái với các chuẩn mực của xã hội và pháp luật.

1.3.2.2. Quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật cạnh tranh

Về bản chất, pháp luật cạnh tranh không phải là loại pháp luật có mục tiêu

trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như các

toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Pháp luật cạnh tranh có mục tiêu ngăn

<small>ngừa và xử lý các hành vi cạnh tranh trái pháp luật, trái đạo đức và tập quánkinh doanh. Theo đó, pháp luật cạnh tranh có mục tiêu thực hiện việc duy trì</small>

năng lực cạnh tranh thực tế của doanh nghiệp. [5,tr.36]

Nhằm từng bước tạo lập mơi trường cạnh tranh an tồn, lành mạnh, Nhà

nước nghiêm cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thé tham gia thị trường. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh, về bản chất là hành vi cạnh

tranh không đẹp và thường nhằm vào các đối thủ cạnh tranh cụ thé. Do đó, việc

<small>phát hiện, xử lý một cách chính xác hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các</small>

chủ thé tham gia thị trường cần phải được dựa trên hành lang pháp lý cụ thé,

thống nhất. Các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy

định tại Điều 45 Luật canh tranh 2004, bao gồm: so sánh trực tiếp hàng hóa,

<small>dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác;</small> bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác dé gây nhằm lẫn cho khách hàng: đưa

thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng. Những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh và cần phải xử lý một cách nghiêm

Bên cạnh đó, pháp luật cạnh tranh cịn quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, hình thức xử lý được quy định tại Điều 35 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm

<small>pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.</small>

Ngoài ra, quảng cáo mỹ phẩm cịn được điều chỉnh bởi Thơng tư số

<small>06/2011/TT-BYT, Luật Thương mại năm 2005, Luật Quảng cáo năm 2012 và</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Nghị định số 181/2013/NĐ-CP. Theo quy định của Luật quảng cáo thì quảng

cáo mỹ phâm là mặt hàng cần có điều kiện riêng mới được phép quảng cáo.

Điểm b khoản 4 Điều 20 Luật quảng cáo quy định quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu cơng bố mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế. Tại Nghị định 181/2013/NĐ-CP có hắn một điều luật quy định về quảng cáo mỹ phẩm, đó là

khi đăng ký quảng cáo mỹ phẩm thì nội dung quảng cáo phải phù hợp với các tài

liệu như: phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về được, tài liệu chứng minh tinh an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân theo các

hướng dẫn về công bố tinh năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu

có). Khi quảng cáo mỹ phẩm phải có nội dung sau: tên mỹ phẩm, tinh năng, cơng dụng của mỹ phẩm, tên địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa

sản phẩm ra thị trường, các cảnh báo theo quy định của các hiệp hội quốc tế

không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhằm sản phẩm đó là thuốc.

Tất cả các quy định trên đều nhăm mục đích bảo vệ mơi trường cạnh tranh

lành mạnh. Pháp luật cạnh tranh và các văn bản khác đã quy định đầy đủ về vẫn đề này. Sự can thiệp của nhà nước nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, từ đó tạo sự bình đăng giữa các doanh nghiệp, bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng và đặc biệt bảo dam cho nền kinh tế phát triển bền vững.

1.3.2.3. Quang cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật bảo vệ quyên lợi người <small>tiêu dùng</small>

Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là lĩnh vực pháp luật diéu chỉnh các quan

<small>hệ giữa người tiêu dùng và các thương nhân khi người tiêu dùng mua, sử dụng</small>

<small>hàng hóa, dịch vụ của thương nhân đó. Lĩnh vực pháp luật này quy định những</small> quyền của người tiêu dùng, quy định trách nhiệm sản phẩm của thương nhân, ngăn chặn các giao dịch không công bằng, bảo vệ thông tin cá nhân của người <small>tiêu dùng [4,tr.21].</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Hiện nay, pháp luật bao vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam nói

riêng và của hầu hết các nước trên thế giới nói chung đều được xây dựng dựa

trên Bản hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng, bản hướng

dẫn đưa ra các nguyên tắc dựa trên tám quyền của người tiêu dùng và vạch ra

các nguyên tắc khung dé tăng cường các chính sách bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia. Theo đó, Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam đã quy định các quyền cơ bản của người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng có quyền được đảm bảo an tồn, quyền được thơng tin, quyền được lựa chọn, quyền được đóng góp ý kiến, quyền được lắng nghe, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, quyền được giáo dục và đào tạo về tiêu dùng.

Tại Điều 9 Luật bảo vệ người tiêu dùng cũng quy định về nghĩa vụ của

người tiêu dùng, bao gồm: Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng

hàng hóa, dịch vụ có nguồn sốc, xuất xứ rõ ràng, khơng làm ton hại đến môi

trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến

tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, day du hướng dan sử dung hàng hóa, dich vu; thơng tin cho cơ quan nha nước, tơ chức,

<small>cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường</small>

khơng bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng: hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh

hang hóa, dich vụ xâm phạm đến quyên, lợi ich hợp pháp của người tiêu dùng.

Ngồi ra luật cịn quy định về các hành vi bị cẩm tại Điều 10 và quy định về các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Luật bảo vệ người tiêu dùng cịn quy định về trách nhiệm của các tô chức, cá <small>nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc thơng tin hàng hóa, dịch vụ cho</small>

người tiêu dùng. Tại Điều 12, Luật bảo vệ người tiêu dùng có quy định về việc

chi nhãn hang hóa theo quy định của pháp luật; niêm yết cơng khai giá hang hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ; cảnh báo khả năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

hang hóa, dich vụ có anh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh mạng, tai sản của người

<small>tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa...</small>

Hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật đã quy định đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng, quy định trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh, giúp cho người tiêu dùng được đảm bảo những

quyên lợi chính đáng mà họ đáng được hưởng.

Tiểu kết chương 1: Quang cáo mỹ phẩm trong nền kinh tế thị trường là

một trong các cách quảng bá sản phẩm cho các doanh nghiệp, giúp người tiêu

dùng có thé lựa chon sản pham một cách dé dàng, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh ưu điểm, quảng cáo mỹ phẩm cũng có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Quảng cáo mỹ phẩm ở Việt Nam được nhìn nhận nhiều góc độ pháp luật khác

<small>nhau, như: pháp luật cạnh tranh, pháp luật thương mại và pháp luật bảo vệ người</small>

tiêu dùng. Việc tìm hiểu các góc độ pháp luật khác trong trong lĩnh vực quảng

cáo mỹ phẩm giúp nhà làm luật có cái nhìn tổng quan và chính xác hon trong

hoạt động quảng cáo mỹ phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

CHUONG 2: THUC TRANG QUANG CÁO MỸ PHAM DUOI GOC ĐỘ PHAP LUẬT THUONG MAI Ở VIỆT NAM

2.1. Sự hình thành và phát triển của quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật thương mại (gọi tắt là pháp luật quảng cáo mỹ phẩm) ở Việt Nam Pháp luật quảng cáo mỹ phẩm của Việt Nam ra đời và phát triển khá muộn so với các nước trên thé giới. Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, quá trình hình thành và phát triển của pháp luật <small>quảng cáo ở Việt Nam được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn trước nam</small>

<small>1986 và giai đoạn sau năm 1986. Là một bộ phận của pháp luật quảng cáo, qua</small>

trình hình thành và phát triển của pháp luật quảng cáo mỹ phẩm cũng khơng

năm ngồi hai giai đoạn trên.

<small>- Giai đoạn trước năm 1986</small>

Trước năm 1986, ở Việt Nam, với sự tồn tại của nền kinh tế kế hoạch hóa

tập trung, sự thống trị của chế độ cơng hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất

được biểu hiện dưới hai hình thức: tồn dân và tập thé. Tương ứng với hai hình

thức sở hữu đó là hai loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp quốc doanh và hợp

tác xã các loại. Kinh tế tư nhân được coi là loại hình kinh tế phi xã hội chủ

nghĩa, nên bị loại bỏ, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế

đều phải theo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương, tức là các doanh nghiệp muốn sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào, sản xuất xong

tiêu thụ sản phẩm ở đâu, với giá cả như thé nao... tat cả đều phải theo một kế

hoạch thống nhất từ Trung ương. Trong bối cảnh như vậy, quảng cáo không thể <small>phát huy được vai trị hữu ích của mình, bởi mọi hoạt động của doanh nghiệp</small> đều chịu sự chỉ phối của Nhà nước, khơng có sự xuất hiện, ganh đua và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân

<small>- Giai đoạn sau năm 1986</small>

Từ năm 1986 -1989, khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung được xóa bỏ,

nền kinh tế thị trường được thiết lập, quảng cáo bắt đầu được biết đến như một

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

công cụ của q trình mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, trong những năm đầu chuyên đôi, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số doanh nghiệp phát triển, do đó các doanh nghiệp này khơng phải ganh đua với bất kỳ đối thủ nào

mà vẫn chiếm một phần thị trường. Trong khi đó, nền kinh tế nước ta vẫn cịn

gặp nhiều khó khăn, nên nhu cầu mua, bán mỹ phẩm đối với người dân là hồn

tồn khơng có. Cũng chính vì thế, trong giai đoạn này ở nước ta, các văn bản

pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo mỹ phẩm chưa được ban hành.

Năm 1989, văn bản pháp lý đầu tiên quy định về lĩnh vực quảng cáo đó là

<small>Luật báo chí được ban hành. Tuy nhiên, văn bản này mới chỉ quy định những</small>

vấn đề hết sức khái quát, chủ yếu là vấn đề quảng cáo trên báo chí mà chưa đề cập đến các yếu tố cần có để đảm bảo cho một quảng cáo có tính trung thực và

hợp pháp. Đến ngày 19/6/1991, Ủy ban Khoa học Nhà nước cùng với Bộ Văn

hóa - Thông tin - Thể thao và du lịch ban hành Thông tư liên bộ số 1191-TT/LB quy định về Quản lý nhãn và quảng cáo sản phẩm hàng hóa. Nhưng văn bản này cũng mới chỉ đề cập đến một cách sơ lược về việc in nhãn và quảng cáo một SỐ

<small>loại hàng hóa.</small>

Ngày 31/12/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 194/CP về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam và Bộ Văn hóa - Thơng tin đã ban hành Thông tư số 37/VHTT-TT ngày 01/6/1995 hướng dẫn Nghị định 194/CP. Các

văn bản pháp lý này ra đời đã bổ sung những quy định mới điều chỉnh các van dé thường xuyên xảy ra trong lĩnh vực quàng cáo. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực

quảng cáo mỹ phẩm, các văn ban này mới chỉ đưa ra quy định đối với quảng cáo dược phẩm và mỹ phẩm, chưa đề cập được những nội dung cụ thể.

Tại kỳ hop thứ 11 khóa IX, Quốc hội đã thơng qua Luật thương mại 1997 và đã quy định chặt chẽ hơn các vấn đề liên quan đến quảng cáo cũng như việc

<small>xử lý những vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo thương mại. Tuy vậy, trong Luật</small>

thương mại này cũng chưa đề cập được các vấn đề liên quan đến quảng cáo một số hàng hóa đặc biệt, trong đó có mỹ phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Ngày 14/6/2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa

XI, kỳ họp thứ 7 đã thơng qua Luật thương mại 2005 (gồm 9 chương, 324 điều)

thay thế cho Luật thương mại năm 1997, Đề cụ thé hóa Luật thương mại 2005,

ngày 04/4/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định

chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiễn thương mại, trong đó có hoạt động quảng cáo. Nghị định số 37/2006/NĐ-CP đã cụ thé hóa và hướng dẫn chi tiết được một số vấn đề quảng cáo một SỐ hàng hóa đặc biệt như: dịch vụ liên quan đến y tế, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn ni

và giống vật ni... nhưng trong đó vấn đề quảng cáo mỹ phẩm vẫn chưa được

<small>quan tâm làm rõ.</small>

Trong khi đó, mỹ phẩm ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu đối với phụ nữ, lợi dụng tình trạng đó, nhiều cơng ty sản xuất mỹ phâm đã có những hành

động quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn, tạo nên tâm ly hoang mang cho người

tiêu dùng. Ngày 31 tháng 12 năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số

48/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế Quản lý mỹ phẩm, đây là văn ban

pháp lý đầu tiên quy định một cách thống nhất về thông tin, quảng cáo mỹ

phẩm. Sau đó, ngày 25/01/2011, Bộ Y tế đã cho ban hành Thông tư số

06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm bãi bỏ Quyết định số

48/2007/QĐ-BYT (gồm 11 chương, 53 điều). Trong Thông tư 06/2011/TT-BYT

đã quy định một cách khá chi tiết và đầy đủ về các vấn đề: nội dung, phương tiện, trình tự, thủ tục và các van đề liên quan trong quảng cáo mỹ phẩm trong

chương VII Quảng cáo mỹ phẩm (Từ Điều 21 đến Điều 31). Từ khi pháp luật về quảng cáo ra đời cho đến thời điểm này, Thơng tư số 06/2011/TT-BYT có thé coi là một trong những văn bản pháp lý quy định một cách chỉ tiết và toàn diện nhất về van đề quảng cáo mỹ phẩm.

Trong những năm gần đây, thị trường mua bán ở nước ta ngày càng được

mở rộng, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng trở nên căng thắng và <small>đê đây mạnh sức tiêu thụ sản phâm các nhà sản xuât đã tìm cách quảng bá cho</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

sản phẩm của mình. Vì vậy, nhu cầu về quảng cáo ngày càng tăng lên. Do đó,

ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua Luật Quảng cáo. Những nội dung cơ bản về quảng cáo nói chung và quảng cáo mỹ phẩm nói riêng đã được thé hiện trong Luật khá day đủ.

Vì mỹ phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, khi sử dụng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Do đó, van đề quảng cáo mỹ phâm không chỉ được điều chỉnh bằng Luật quảng cáo, Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật quảng cáo mà còn được điều chỉnh bởi các quy định trong Thơng tư số 06/2011/TT-BYT có tính chất chun mơn

<small>của Bộ Y tê.</small>

Khái qt sự hình thành và phát triển của pháp luật quảng cáo mỹ phẩm ở

Việt Nam, có thé nhận thay hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta tương đối đầy

đủ, qua đó đã thiết lập một hành lang pháp lý điều chỉnh các hành vi liên quan

<small>trong lĩnh vực này.</small>

2.2. Nội dung pháp luật quảng cáo mỹ phẩm 2.2.1. Chủ thé quảng cáo mỹ phẩm

Trước hết, chủ thể quảng cáo mỹ phẩm phải tuân thủ các quy định về chủ

thể của quảng cáo nói chung. Căn cứ quy định tại Điều 2 và chương II Luật

quảng cáo năm 2012, chủ thé thực hiện quảng cáo có thé là: người quảng cáo,

<small>người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người cho</small>

thuê địa điểm, phương tiện để quảng cáo. Những chủ thé này tham gia hoạt động quảng cáo ở những công đoạn khác nhau với quyền và nghĩa vụ khác nhau.

2.2.1.1. Người quảng cáo mỹ phẩm

Tại khoản 5 Điều 2 Luật quảng cáo 2012 quy định: “Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cau quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dich vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó”. Kết hợp với quy định về quyền được quảng

cáo thương mại trong Luật Thương mai năm 2005, có thé hiéu, tổ chức, cá nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>phải là “thwong nhân Việt Nam, chỉ nhánh thương nhân Việt Nam, chỉ nhánhcủa thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mai tại Việt Nam”</small> (Điều 103). Tuy nhiên, các chủ thé này khi tiến hành hoạt động quảng cáo phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Cụ thé, đối với quảng cáo mỹ phẩm, tại khoản 23 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định: “Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về mỹ phẩm do mình sản xuất, phân phối”.

Muốn tiến hành quảng cáo mỹ phẩm, trước hết người quảng cáo phải đáp ứng được các điều kiện về chủ thể được phép tiến hành quảng cáo thương mại

quy định tại Điều 20 Luật quảng cáo năm 2012. Theo đó, người quảng cáo phải

có “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Ngoài ra, ngay tại Điều luật này

cũng quy định người quảng cáo phải có “phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo

quy định của pháp luật về y tế”. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 2 Thơng tu 06/2011/TT-BYT có quy định: “76 chức, cá nhân chịu trách nhiệm dua sản phẩm ra thị trường là tô chức, cá nhân đứng tên trên hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm và chịu trách nhiệm về sản phẩm mỹ phẩm đó trên thị trường”. Ngay

tại Điều 11 Thông tư 06/2011/TT-BYT cũng đã quy định “Mỗi sản phẩm mỹ

phẩm khi dua ra lưu thông trên thị trường phải có hồ sơ thơng tin sản phẩm (PIF - Product Information File) theo hướng dan của ASEAN lưu giữ tại dia chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường”. Vì vậy,

trước khi tiến hành quảng cáo mỹ phẩm người quảng cáo cũng cần phải có đầy đủ hồ sơ thơng tin sản phẩm và phải trình xuất trình ngay cho cơ quan thanh tra,

kiểm tra khi có yêu cầu.

Trong quan hệ hợp đồng dịch vụ quảng cáo mỹ phẩm, người quảng cáo

được gọi là bên thuê quảng cáo mỹ phẩm. Hoạt động quảng cáo mỹ phẩm theo <small>pháp luật Việt Nam, được coi là một bộ phận của hoạt động quảng cáo nóichung.</small>

Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo mỹ phẩm tuân thủ theo quy định

chung tại Điều 12 Luật quảng cáo, bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Quảng cáo về tơ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;

- Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;

- Được cơ quan có tham quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về <small>quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;</small>

- Yêu cầu thâm định sản phẩm quảng cáo;

- Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thơng tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;

- Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với nội dung quảng

- Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực

tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản

phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;

- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận

quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyền yêu cầu;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.2.1.2. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo mỹ phẩm:

Xã hội ngày nay có sự chun mơn hóa trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm

cả quảng cáo nói chung và quảng cáo mỹ phâm nói riêng. Hầu hết các sản phẩm

quảng cáo mỹ phẩm chat lượng đều được tạo ra từ thương nhân kinh doanh dich vụ quảng cáo mỹ phẩm bởi sự chuyên nghiệp về kiến thức chuyên môn và kinh

<small>nghiệm, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thuê quảng cáo. Vì vậy, người</small>

<small>quảng cáo thường có xu hướng thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo mỹ</small> phẩm tạo ra sản phẩm quảng cáo cho mình.

Khoản 6 Điều 2 Luật quảng cáo 2012 quy định: “Người kinh doanh dịch vụ

quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tat cả các cơng đoạn của q trình quảng cáo theo hop đơng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

quảng cáo”. Từ khái niệm này có thể hiểu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo

mỹ phẩm là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn

của q trình quảng cáo mỹ phẩm theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo

mỹ phẩm với người quảng cáo mỹ phẩm. Điều 104 Luật thương mại năm 2005

<small>cũng quy định: “Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mai là hoạt động thươngmại của thương nhan thực hiện việc quảng cáo thương mại cho thương nhân</small> khác”. Như vậy, tô chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải có Giấy <small>chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.</small>

Tuy nhiên, không phải bất cứ tổ chức nào cũng có thê trở thành người kinh

doanh dịch vụ quảng cáo bởi theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật quảng cáo 2012: “Văn phòng đại diện chỉ được xúc tiễn quảng cáo, không được trực tiếp kinh doanh dich vụ quảng cáo”. Sở di có quy định này dé tạo điều kiện thuận lợi <small>cho cơ quan nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo.</small>

Trên thực tế, các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ quảng cáo ngày

càng có chỗ đứng trên thị trường, do hoạt động quảng cáo là nghề nghiệp chính

<small>của các doanh nghiệp này. Khác với các doanh nghiệp thuê dịch vụ quảng cáo</small>

có chức năng chính là sản xuất, tiêu thụ mỹ phâm nhằm thu lợi nhuận và quảng

cáo chỉ là một khâu trong quá trình xúc tiễn thương mại, bổ trợ cho hoạt động

mua bán mỹ phẩm. Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo có một đội ngũ chuyên viên lành nghề, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại

để thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Do đó, với những kinh

<small>nghiệm của mình, các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ quảng cáo có</small> thể tư vấn cho các doanh nghiệp thuê quảng cáo tránh được những thất bại, tiết kiệm được thời gian và tiền của khi thực hiện chiến lược quảng cáo mỹ phẩm. Sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm nhờ đó mang tính chun nghiệp và hiệu quả của <small>quảng cáo được phát huy một cách cao độ.</small>

Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có đầy đủ các quyền và phải tuân thủ

các nghĩa vụ quy định tại Điều 13 Luật quảng cáo bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

- Quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo;

- Được người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác về tổ

chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và các tài liệu liên

quan đến điều kiện quảng cáo;

- Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và được cơ quan có thâm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời;

- Yêu cầu thâm định sản phẩm quảng cáo;

- Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng

- Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá

nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên

quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo;

- Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện;

- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận

quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyền yêu cầu;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.2.1.3. Người phát hành quảng cáo mỹ phẩm:

Người phát hành quảng cáo tham gia ở giai đoạn cuối cùng sau khi san phẩm quảng cáo được hoàn thiện. Công việc của họ là đưa sản phẩm quảng cáo

đến được với người tiêu dùng. Để quảng cáo đến được với người tiêu dùng và

gây ấn tượng với họ thì vai trị của người phát hành quảng cáo là không thé phủ

nhận. Luật quảng cáo năm 2012 quy định về người phát hành quảng cáo tại khoản 7 Điều 2 là “t6 chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thơng tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thé thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

cáo khác”. Ap dung quy định chung nay vào hoạt động quảng cáo my phẩm, có

thê hiểu người phát hành quảng cáo mỹ phẩm là tổ chức, cá nhân dùng phương

tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu mỹ phẩm đến <small>cơng chúng.</small>

Người phát hành quảng cáo mỹ phẩm tham gia vào hoạt động quảng cáo

<small>như một cơng đoạn của q trình quảng cáo. Theo quy định của pháp luật, chủ</small>

thể này không nhất thiết phải là thương nhân như người quảng cáo và kinh doanh dich vụ quảng cáo mỹ phẩm. Thực tiễn cho thấy, người phát hành quảng

cáo mỹ phẩm có thê đồng thời là người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc là

<small>người cho thuê phương tiện quảng cáo. Đây là trường hợp mà người kinh doanh</small> dịch vụ quảng cáo vừa là người có quyền sở hữu, vừa là người có quyền sử dụng

<small>phương tiện quảng cảo.</small>

Quyền và nghĩa vụ của họ được quy định tại Điều 14 Luật quảng cáo bao gồm:

<small>- Được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ theo quyđịnh của pháp luật;</small>

- Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá

nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo;

- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận

quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyền yêu cầu;

- Thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm

trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng cáo thuộc

<small>trách nhiệm quản lý của mình;</small>

- Yêu cầu thâm định sản phẩm quảng cáo;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.2.1.4. Người cho thuê địa điểm, phương tiện để quảng cáo mỹ phẩm: Người cho thuê địa điểm, phương tiện để quảng cáo là người được quyền kinh doanh các phương tiện quảng cáo như báo chí, truyền hình... Vì vậy, trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

thực tế, người cho thuê dia điểm, phương tiện quảng cáo thường đồng thời là

người phát hành quảng cáo. Thơng tư 06/2011/TT-BYT khơng có quy định về

người cho thuê địa điểm, phương tiện để quảng cáo mỹ phẩm, do vậy áp dụng

quy định tại Luật quảng cáo 2012, họ có các quyền và nghĩa vụ quy định tại

Điều 15 như sau:

<small>- Lựa chọn người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo;</small>

- Chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý của việc cho thuê địa điểm quảng cáo, <small>phương tiện quảng cáo và an toàn của phương tiện quảng cáo; thực hiện đúng</small>

các nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo đã ký

- Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp lắp, dựng cơng trình quảng

cáo khơng đúng với giấy phép xây dựng hoặc chưa được cấp giấy phép xây

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Nội dung quảng cáo là yếu tô then chốt của hoạt động quảng cáo. Với loại

sản phẩm đặc biệt là mỹ phẩm, nội dung quảng cáo phải đáp ứng hai loại điều

- Điều kiện chung: phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây

thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo (Khoản 1, Điều 19 Luật quảng cáo 2012).

- Điều kiện riêng: phải phù hợp với các tài liệu chứng minh tính an tồn và hiệu qua của mỹ phẩm và phải tuân thủ theo hướng dẫn về công bé tinh năng sản pham mỹ phẩm của ASEAN (khoản 3 Điều 21 Thông tư 06/2011/TT-BYT). Thông tư cũng đưa ra Phụ lục số 3 hướng dẫn về cơng bồ tính năng sản phẩm mỹ phẩm của Asean với các tiêu chí như: thành phần cầu tạo, vị tri sử dụng, cơng dụng chính, ảnh hưởng sinh lý học của sản phẩm...

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Với những điều kiện trên, nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải đảm bảo có

đủ các thơng tin quy định tại Điều 22 Thơng tư 06/2011/TT-BYT bao gồm: Tên

mỹ phẩm; Tính năng, công dụng (nêu các tinh năng, công dụng chủ yếu của mỹ

pham néu chua thé hiện trên tên của sản phẩm); Tên và địa chỉ của tô chức, cá

nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ pham ra thị trường: Lưu ý khi sử dụng (nếu có).

Nội dung quảng cáo mỹ phẩm hết giá trị trong các trường hợp sau:

- Mỹ phẩm có số đăng ký lưu hành, số Phiếu tiếp nhận bản công bố tiêu

chuẩn chất lượng mỹ phẩm, số tiếp nhận Phiếu công bố sản phâm mỹ phẩm đã

hết giá trị;

- Mỹ phẩm bị cơ quan quản lý nhà nước có thầm quyền khuyến cáo ngừng

sử dụng hoặc bị thu hồi sản phẩm;

- Có những thay đơi về thơng tin ảnh hưởng đến tính an tồn và chất lượng của mỹ phẩm.

Đơn vị có nội dung quảng cáo mỹ phẩm đã hết giá trị có trách nhiệm thơng báo cho các cơ quan có liên quan, người phát hành quảng cáo để ngừng ngay việc phát hành thơng tin, quảng cáo mỹ phẩm đó (Điều 31 Thơng tư <small>06/2011/TT-BYT).</small>

2.2.3. Phương tiện quảng cáo mỹ phẩm

Mục tiêu của quảng cáo là làm cho người tiêu dùng biết về sự tồn tại của

sản phẩm, biết về các tính năng, lợi ích của sản phẩm và đến một lúc nào đó có

xu hướng muốn mua sản pham hay sử dụng dich vụ đó. Dé người tiêu dùng biết và đi đến quyết định mua, dùng sản phẩm, hay dịch vụ thì chủ quảng cáo phải sử dụng đến những phương tiện truyền tin. Việc xác định được đối tượng tiếp nhận

là ai để từ đó lựa chọn phương tiện thơng tin phù hợp là khâu quan trọng của

chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều 106 Luật thương mại <small>năm 2005 có quy định: “phương tiện quảng cáo thương mại là công cu được sử</small> dung để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mai’. Trong thời đại công

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nghệ hiện nay, phương tiện quảng cáo ngày càng trở nên đa dạng. Điều 17 Luật

quảng cáo năm 2012 đã liệt kê khá nhiều loại phương tiện quảng cáo nói chung

như: báo chí, trang thơng tin điện tử, bảng quảng cáo, băng rôn, vật thể quảng

Riêng với mỹ phẩm, khoản 1 Điều 21 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định: “Quảng cáo mỹ phẩm được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, trang thơng tin điện tử (Internet, Website), sách, báo, tạp chi, tờ rơi, pano, ap phich, vat thể trên không, vật thể dưới nước hoặc các phương tiện quảng cáo khác do đơn vị kinh doanh mỹ phẩm thực hiện hoặc tài trợ, uy quyền cho đơn vị khác thực hiện... `.

- Quang cáo trên phương tiện truyền hình, truyền thanh

<small>Hiện nay, trong Luật quảng cáo năm 2012 khơng sử dụng thuật ngữ</small>

“quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh” mà thay vào đó là thuật ngữ “quảng cáo trên báo nói, báo hình”. Vậy, có thê hiểu, “Báo nói” là hình thức truyền tải thơng tin đến cơng chúng thơng qua sóng phát thanh, radio. “Báo hình” là loại

báo mà thơng tin được truyền tải bang hình ảnh, âm thanh qua đài truyền hình, ti

Điều 23 Thơng tư 06/2011/TT-BYT quy định quảng cáo mỹ phẩm trên

phương tiện truyền hình, truyền thanh thì các nội dung gồm tên mỹ phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường, lưu ý khi sử dụng (nếu có) phải được đọc to, rõ ràng. Trường hợp hiển thi bằng chữ trên màn hình các nội dung trên thì tốc độ hiển thị phải phù hợp và cỡ chữ quảng cáo đủ lớn bảo đảm rõ ràng, dé đọc. Tuy nhiên, thé nào là tốc độ hiển thị phù hợp và thé nào là rõ ràng, dé đọc thì Thơng tư cũng như trong Luật <small>quảng cáo năm 2012 lại khơng có quy định.</small>

Hiện nay, quảng cáo trên truyền hình là phương tiện quảng cáo mỹ phẩm

được các nhà sản xuất lựa chọn nhiều nhất, bởi những thế mạnh vượt trội của

loại phương tiện này. Đây là kênh thông tin chiếm ti trọng lớn nhất trong tông

</div>

×