Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

luận án tiến sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh trung du miền núi bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.08 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu được nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Những kết luận được rút ra từ luận án là không trùng lặp và chưa được công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác./.

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2019 </i>

<b>Tác giả luận án </b>

<b> Nguyễn Mạnh Hùng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trước tiên, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại, đến Quý thầy cô Trường Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này.

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học của luận án, thầy PGS,TS. Bùi Xuân Nhàn và PGS,TS. Nguyễn Viết Thái đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm giúp Nghiên cứu sinh những quy chuẩn về phương pháp nghiên cứu, nội dung và kiến thức quý báu để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.

Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa Thế thao và Du lịch, Tổng Cục du lịch, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch, và Sở Văn hóa Thế thao và Du lịch của 14 tỉnh trong vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức liên quan đến du lịch đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các tài liệu và trả lời phỏng vấn, điều tra. Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp, sinh viên đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn!

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2019 </i>

<b> Tác giả luận án </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ... 1</b>

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 4</b>

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5</b>

<b>4. Những đóng góp mới của đề tài luận án... 6</b>

<b>5. Kết cấu của luận án ... 7</b>

<b>CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 8</b>

<b>1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ... 8</b>

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ... 8

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 11

1.1.3. Một số kết luận rút ra qua tổng quan tình hình nghiên cứu và những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu ... 18

<b>1.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án ... 20</b>

1.2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án ... 20

1.2.2. Khung nghiên cứu của luận án ... 21

1.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ... 24

1.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ... 27

<b>CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN </b>

<b>VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ... 31</b>

<b>2.1. Nguồn nhân lực du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 31</b>

2.1.1. Khái niệm du lịch, nguồn nhân lực và nguồn nhân lực du lịch ... 31

2.1.2. Vai trò và đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch ... 35

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.1.3. Phân loại, các chức danh nhân lực trong ngành Du lịch ... 37

2.1.4. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực du lịch... 40

<b>2.2. Nội dung, yêu cầu và hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch... 42</b>

2.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 42

2.2.2. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 44

2.2.3. Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 45

2.2.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 54

<b>2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 62</b>

2.3.1. Yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô ... 62

2.3.2. Yếu tố thuộc môi trường ngành ... 64

2.3.3. Yếu tố thuộc về doanh nghiệp và bản thân người lao động ... 65

<b>2.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch ở một số vùng du lịch trong nước, thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho các tỉnh TDMNBB ... 67</b>

2.4.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch ở một số vùng du lịch trong nước và thế giới ... 67

2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ ... 71

<b>CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CỦA CÁC TỈNH TRUNG DU, MIỀN NÚI BẮC BỘ ... 73</b>

<b>3.1. Khái quát tiềm năng, tình hình phát triển du lịch tại các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ ... 73</b>

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ ... 73

3.1.2. Khái quát về tình hình phát triển du lịch các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ . 74 <b>3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch của các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ ... 84</b>

3.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ ... 84

3.2.2. Thực trạng các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch của các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ ... 93

3.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch của các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ ... 113

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ thời gian qua ... 120</b>

3.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân ... 120 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ... 123

<b>CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHO CÁC TỈNH TRUNG DU, MIỀN NÚI BẮC BỘ TỚI NĂM 2025, TẦM NHÌN NĂM 2030 ... 1284.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng và dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch các tỉnh vùng trung du, miền núi Bắc Bộ ... 128</b>

4.1.1. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển du lịch tại các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ ... 128 4.1.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực du lịch các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ ... 130 4.1.3. Mục tiêu và định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ thời gian tới ... 133 4.1.4. Dự báo về nhu cầu phát triển nhân lực du lịch các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ thời gian tới ... 135

<b>4.2. Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ thời gian tới ... 139</b>

4.2.1. Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 139 4.2.2. Thực hiện chính sách để thu nguồn nhân lực du lịch giỏi về làm việc tại địa phương và tại đơn vị kinh doanh du lịch ... 142 4.2.3. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch ... 144 4.2.4. Tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực du lịch . 148 4.2.5. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người lao động trong ngành Du lịch với việc phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn ... 150

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 160</b>

<b>PHỤ LỤC ... 170</b>

Phụ lục 1: Mẫu phỏng vấn chuyên gia ... 170

Phụ lục 2: Danh sách và thông tin về các chuyên gia ... 172

Phụ lục 3: Tổng hợp và tóm tắt kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia ... 174

Phụ lục 4: Bảng hỏi khảo sát cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ... 177

Phụ lục 5: Bảng hỏi khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ... 184

Phụ lục 6: Các tiêu chuẩn cho từng chức danh nhân lực QLNN về du lịch ... 193

Phụ lục 7: Danh mục các chứng chỉ nghề du lịch VTOS ... 197

Phụ lục 8: Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS ... 199

Phụ lục 9: Tiêu chuẩn công việc cơ bản đối với nhân lực trực tiếp cung ứng và kinh doanh dịch vụ tại các đơn vị kinh doanh du lịch ... 201

Phụ lục 10: Danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch của vùng TDMNBB giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030 ... 207

Phụ lục 11. Số lượng lao động du lịch vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ ... 208

Phụ lục 12: Cơ cấu lao động du lịch các tỉnh vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ ... 211

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt </b>

15. PTNNLDL Phát triển nguồn nhân lực du lịch

<b>Từ viết tắt Tiếng Anh </b>

1. ASEAN <sup>Association of </sup>

Southeast Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

4. ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế

5. UNWTO World Tourism Organization <sup>Tổ chức Du lịch Thế giới </sup> thuộc Liên hợp quốc

6. VTOS <sup>Vietnam Tourism Occupational </sup> Skills Standards

Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>

Trang

Bảng 2.1. Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 46

Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 55

Bảng 2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch ... 57

Bảng 2.4. Phân loại sức khoẻ theo thể lực của người dân Việt Nam ... 60

Bảng 3.1. Số lượng cơ sở lưu trú và lữ hành của các tỉnh TDMNBB năm 2017... 77

Bảng 3.2. Số lượng khách du lịch tới các tỉnh của vùng TDMNBB thời gian qua .... 80

Bảng 3.3. Tổng thu từ khách du lịch của các tỉnh trong vùng TDMNBB ... 81

Bảng 3.4. Số lượng cơ sở đào tạo về du lịch vùng TDMNBB ... 83

Bảng 3.5. Số lượng lao động du lịch trực tiếp của các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2010-2017 ... 84

Bảng 3.6. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển NNLDL ... 97

Bảng 3.7. Đánh giá về hoạt động và chính sách thu hút NNLDL tại các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ... 100

Bảng 3.8. Đánh giá về hoạt động hoạt động đào tạo, bỗi dưỡng phát triển NNLDL tại các tỉnh TDMNBB ... 108

Bảng 3.9. Đánh giá hoạt động liên kết phát triển NNLDL tại các tỉnh TDMNBB .. 112

Bảng 3.10. Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động phát

Bảng 4.1. Dự báo chỉ tiêu PTDL vùng TDMNBB đến năm 2030 ... 136

Bảng 4.2. Dự báo chỉ tiêu phát triển NNLDL các tỉnh TDMNBB đến năm 2030 ... 138

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ </b>

Trang Hình 1.1. Quy trình thực hiện của luận án ... 21 Hình 1.2. Khung nghiên cứu của luận án ... 22 Hình 1.3. Mẫu khảo sát theo địa phương và lĩnh vực kinh doanh ... 27 Hình 2.1. Yêu cầu năng lực đối với nhân lực trực tiếp cung ứng và kinh doanh tại các đơn vị kinh doanh du lịch ... 39 Hình 2.2. Liên kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong PTNNLDL ... 53 Hình 2.3. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển NNLDL ... 62 Hình 2.4. Mối quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong phát triển nguồn nhân lực du lịch ... 64 Hình 3.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016 - Khu vực TDMNBB ... 74 Hình 3.2. Mức độ đáp ứng công việc của NNLDL vùng TDMNBB ... 92 Hình 3.3. Tần suất áp dụng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng bên trong và bên ngoài tại

<b>các doanh nghiệp ...Error! Bookmark not defined. </b>

Hình 3.4. Tần suất áp dụng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng bên trong và công việc tại cơ quan Quản lý Nhà nước ... 106 Hình 3.5. Hình thức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng của NNLDL tại các tỉnh TDMNBB ... 107 Hình 3.6. Đánh giá hoạt động liên kết và hợp tác phát triển NNLDL ... 109

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>

<i>Về mặt lý luận: </i>

<i>Thứ nhất, nguồn nhân lực du lịch (NNLDL) được đánh giá là một trong những </i>

yếu tố quan trọng hàng đầu, mang tính quyết định đối với phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia nào. Theo đó, chất lượng của NNLDL đóng vai trị quan trọng, nó quyết định thành cơng của các đơn vị, tổ chức hay của chính ngành Du lịch. Có thể thấy, phần lớn lao động du lịch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó, chất lượng lao động khơng chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà cịn phụ thuộc vào thái độ làm việc. Vì vậy, phát triển NNLDL là những hoạt động nhằm tăng cường nhân lực cả về số lượng, quy mô; gia tăng chất lượng và hợp lý cơ cấu của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành Du lịch. Thực tế hiện nay, phát triển NNLDL vẫn là bài tốn khó đặt ra cho các địa phương, tổ chức, những nhà quản lý du lịch,.. bởi thực trạng NNLDL có chất lượng thấp, số lượng thiếu, cơ cấu bất hợp lý,... Trước tình hình này, nhiều địa phương, vùng du lịch đã coi trọng xây dựng các chính sách phát triển NNLDL; xác định phát triển NNLDL chính là cơng cụ để thu hút khách du lịch, qua đó khẳng định được vị thế cạnh tranh, phát triển DL bền vững và đem lại sự thịnh vượng cho người dân địa phương.

<i>Thứ hai, các lý luận và đề xuất phát triển nguồn nhân lực nói chung đã được </i>

khai thác, nghiên cứu từ khá lâu, vì vậy số lượng các cơng trình nghiên cứu về chủ đề này cả trong và ngồi nước khá nhiều, điển hình có các tác giả Koike (1997); Gilley Jerry và Eggland Steven và Gilley Ann Maycunich (2002); Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012); Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2012); Gamage Aruna S. (2016),...Với đặc thù là một ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, ngành Du lịch địi hỏi cần có đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch là hoạt động cần thiết, góp phần tạo nền tảng lý luận cho các hoạt động xây dựng, phát triển trên thực tế.

<i>Thứ ba, các vấn đề về lý luận chung, các giải pháp, kiến nghị để phát triển </i>

NNLDL cũng chưa được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu. Về cơ bản, đa số các nghiên cứu hiện có mới chỉ tập trung vào hoạt động đào tạo và phát triển NNLDL về chất lượng hoặc về số lượng, điển hình như của tác giả Lee-Ross Darren, Josephine Pryce (2010), Baum Tom (2015); Cuffy Violet, John Tribe, David Airey (2012); Ardahaey Fateme Tohidy (2012); Trần Sơn Hải (2011); Vũ Văn Viện (2017),...; có khơng nhiều các nghiên cứu đi sâu phân tích cả 4 hoạt động phát triển NNLDL (bao gồm: Hoạt động quản lý nhà nước; Thu hút; Liên kết và hợp tác; Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn NNLDL). Chính vì vậy, việc nghiên cứu chi tiết, tổng

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hợp cả 4 yếu tố trên, tạo cơ sở lý luận chặt chẽ, đầy đủ cho hoạt động phát triển NNLDL là rất cần thiết, cấp bách.

Như vậy, phần lớn các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng NNL thông qua chủ yếu là hoạt động ban hành chính sách của cơ quan quản lý nhà nước hay việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại doanh nghiệp mà cịn ít các nghiên cứu mang tính tổng hợp những hoạt động khác để phát triển NNLDL của địa phương, vùng theo cách tiếp cận quản lý kinh tế. Điều này đã tạo ra một khoảng trống lý luận cho hoạt động xây dựng và triển khai các chính sách phát triển NNLDL trên thực tế. Vì vậy, việc đánh giá tổng hợp các hoạt động phát triển NNLDL đáp ứng được yêu cầu về mặt lý luận.

<i>Về mặt thực tiễn </i>

Các nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội của Nhà nước đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người và nguồn nhân lực là những nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất

<i>nước. Tại Đại hội XII, vấn đề “Phát triển con người toàn diện” được Đảng ta xác định </i>

là một trong những nhiệm vụ tổng quát đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ hội nhập. Việt Nam hướng tới nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất xám (trí lực) cao và hiệu quả, đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Ở Việt Nam, du lịch được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện phát triển thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có mức tăng trưởng cao. Ngày 16 tháng 01 năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết thể hiện quyết tâm của Đảng nhằm PTDL, thông qua việc nhìn nhận khả năng đóng góp của du lịch vào kinh tế và xã hội (KTXH). Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch là giải pháp quan trọng và yếu tố quyết định sự phát triển của ngành trong Nghị quyết, Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam..

Các tỉnh TDMNBB thuộc vùng đặc biệt, là nơi có 2 cực Tây, cực Bắc của Việt Nam. Đây là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cả về tài nguyên tự nhiên như sự độc đáo về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị; lợi thế về tài nguyên nhân văn là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống từ lâu đời, là căn cứ cách mạng, an toàn khu cho các cuộc kháng chiến,…TDMNPB có những giá trị hấp dẫn, lợi thế về du lịch như vậy, nhưng việc PTDL của vùng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; các sản phẩm du lịch chưa thu hút, cạnh tranh được với các vùng du lịch khác; cơ sở vật chất kỹ thuật (hệ thống khách sạn chủ yếu dưới 2 sao và các nhà khách, hệ

</div>

×