Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

3 CẬP NHẬT THÔNG TIN DƯỢC LÝ ĐỐI VỚI THUỐC CHỨA DIACEREIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>CẬP NHẬT THÔNG TIN DƯỢC LÝ ĐỐI VỚI THUỐC CHỨA </b>

<b>DIACEREIN </b>

<b>Các nội dung thay đổi/ bổ sung đối với thuốc chứa diacerein </b>

<i>(Đính kèm theo công văn số 889/QLD-ĐK ngày 24/1/2019 của Cục Quản lý Dược) </i>

[Đối với tất cả các thuốc chứa diacerein, thông tin trên nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng yêu cầu thay đổi nội dung các mục chỉ định, liều dùng và cách dùng, chống chỉ định, cảnh báo và thận trọng khi sử dụng, tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn, dữ liệu về theo dõi hậu mại theo đầy đủ các thông tin được cung cấp dưới đây]

<b>1. Chỉ định </b>

Điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân thối hóa khớp hơng hoặc gối, với tác dụng chậm.

Không khuyến cáo điều trị bằng diacerein cho những bệnh nhân thối hóa khớp hơng có tiến triển nhanh do những bệnh nhân này có thể đáp ứng yếu hơn với diacerein.

<b>2. Liều dùng và cách dùng </b>

Việc sử dụng diacerein nên được bắt đầu bởi bác sỹ có kinh nghiệm trong điều trị thối hóa khớp.

<b>Chế độ liều </b>

Do một số bệnh nhân có thể bị đi ngồi phân lỏng hoặc tiêu chảy, liều khởi đầu khuyến cáo của diacerein là 50 mg một lần/ngày vào bữa tối trong vòng 2-4 tuần đầu tiên. Sau đó có thể tăng lên liều 50 mg x 2 lần/ngày. Khi đó nên uống thuốc cùng với bữa ăn (một viên vào bữa sáng và viên còn lại vào bữa tối). Thuốc phải được nuốt nguyên vẹn (không được làm vỡ thuốc) với một ly nước.

Khơng khuyến khích sử dụng diacerein cho bệnh nhân trên 65 tuổi, đặc biệt bệnh nhân có tiền sử tiêu chảy.

<b>3. Chống chỉ định </b>

Bệnh nhân đang mắc các bệnh về gan hoặc có tiền sử bệnh gan.

Bệnh nhân có tiền sử tiêu chảy nặng, mất nước, giảm kali máu phải nhập viện.

<b>4. Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc </b>

<i><b>Tiêu chảy: </b></i>

Uống diacerein thường xuyên có thể gây tiêu chảy (xem phần tác dụng không mong muốn), từ đó dẫn tới mất nước và giảm kali máu. Bệnh nhân nên ngừng sử dụng diacerein khi bị tiêu chảy và trao đổi với bác sỹ điều trị về các biện pháp điều trị thay thế.

Nên thận trọng khi sử dụng diacerein cho những bệnh nhân có sử dụng thuốc lợi tiểu

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

- do làm tăng-nguy cơ mất nước và giảm kali máu. Đặc biệt thận trọng đề phòng giảm kali máu khi bệnh nhân có sử dụng đồng thời các glycosid tim (digitoxin, digoxin).

Tránh sử dụng đồng thời diacerein với các thuốc nhuận tràng..

<i><b>Nhiễm độc gan: </b></i>

Tăng nồng độ enzym gan huyết thanh và các triệu chứng tổn thương gan cấp tính đã được ghi nhận trong thời gian lưu hành diacerein trên thị trường (xem phần tác dụng không mong muốn). ...

Trước khi bắt đầu điều trị bằng diacerein, nên hỏi bệnh nhân về các bệnh mắc kèm và tiền sử, đặc biệt là các bệnh về gan và sàng lọc các nguyên nhân chính gây ra bệnh gan tiến triển. Nếu chẩn đoán mắc các bệnh gan được xác định, chống chỉ định dùng diacerein (xem phần chống chỉ định).

Cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu tổn thương gan và thận trọng khi sử dụng diacerein đồng thời với các thuốc có thể gây tổn thương gan. Khuyến cáo bệnh nhân giảm uống rượu khi đang điều trị bằng diacerein.

Ngừng dùng diacerein nếu phát hiện tăng enzym gan hay nghi ngờ có dấu hiệu hoặc triệu chứng của tổn thương gan. Tư vấn cho bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc gan và yêu cầu bệnh nhân liên lạc ngay với bác sỹ điều trị trong trường hợp phát hiện dấu hiệu của tổn thương gan.

<b>5. Tương tác thuốc </b>

Sử dụng diacerein có thể gây tiêu chảy và giảm kali máu. cần thận trọng khi sử dụng đồng thời với các thuốc lợi tiểu (thuốc lợi tiểu quai và các thiazid) hay với các glycosid tim (digitoxin, digoxin) do làm tăng nguy cơ loạn nhịp (xem phần cảnh báo đặc biệt và thận trọng).

<b>6. Tác dụng không mong muốn </b>

<i>Rối LOẠN TIÊU IIỐA </i>

Rất hay gặp (> 1/10): Tiêu chảy, đau bụng. Thường gặp (> 1/100 và < 1/10): Tăng nhu động ruột, đầy hơi.

Các tác dụng này sẽ thuyên giảm khi tiếp tục sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp xuất hiện tiêu chảy nghiêm trọng có biến chứng như mất nước và rối loạn cân bằng điện giải.

RỐI LOẠN HỆ GAN MẬT

Ít gặp (> 1/1000 và < 1/100): Tăng enzym gan huyết thanh.

RỐI LOẠN DA VÀ MÔ DƯỚI DA

Thường gặp (> 1/100 và < 1/10): Ngứa, ban da, chàm

<b>7. Dữ liệu từ theo dõi hậu mại </b>

[...]

RỐI LOẠN HỆ GAN MẬT

Các trường hợp tổn thương gan cấp tính, bao gồm cả tăng enzym gan huyết thanh và các trường hợp viêm gan có liên quan đến diacerein đã được báo cáo trong thời gian hậu mại. Phần lớn các trường hợp này xảy ra trong những tháng đầu tiên khi bắt đầu điều trị. Cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng tổn thương gan trên bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

nhân (xem phần cảnh báo đặc biệt và thận trọng)./.

<b>Tạm ngừng và giới hạn sử dụng các kháng sinh quinolon và fluoroquinolon </b>

<b>do nguy cơ tác dụng không mong muốn gây tàn tật, không hồi phục: </b>

<b>Cảnh báo từ EMA </b>

Ngày 16/11/2018, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã đưa ra cảnh báo về việc tạm ngừng và giới hạn sử dụng các kháng sinh quinolon và fluoroquinolon do nguy cơ tác dụng không mong muốn gây tàn tật, không hồi phục.

EMA đã đánh giá các tác dụng phụ nghiêm trọng, gây tàn tật và không hồi phục của kháng sinh quinolon và fluoroquinolon đường uống, đường tiêm và đường xơng hít. Cuộc rà sốt có sự kết hợp lấy ý kiến của bệnh nhân, cán bộ y tế, giảng viên được trình bày trong chương trình thu thập ý kiến của EMA về các kháng sinh quinolon và fluoroquinolon tháng 6/2018.

EMA đồng ý với khuyến cáo của PRAC và kết luận cần tạm ngừng giấy phép lưu hành các thuốc chứa cinoxacin, flumequin, acid nalidixic và acid pipemidic.

EMA khẳng định việc sử dụng các kháng sinh fluoroquinolon còn lại nên được giới hạn. Ngồi ra, thơng tin kê đơn dành cho cán bộ y tế và bệnh nhân sẽ mô tả tác dụng không mong muốn gây tàn tật, có thể khơng

hồi phục và khuyến cáo bệnh nhân ngừng điều trị bằng fluoroquinolon khi có dấu hiệu của tác dụng không mong muốn liên quan

<b>đến cơ, gân hoặc khớp và thần kinh. </b>

Giới hạn sử dụng fluoroquinolon có nghĩa là các thuốc này không nên được sử dụng trong các trường hợp:

+ Điều trị nhiễm khuẩn cho các trường hợp có thể cải thiện khi không cần điều trị hoặc các loại nhiễm khuẩn không nghiêm trọng (như viêm họng);

+ Điều trị nhiễm trùng không do vi khuẩn, ví dụ viêm tuyến tiền liệt khơng do vi khuẩn (mạn tính).

+ Dự phịng tiêu chảy khi đi du lịch hoặc nhiễm khuẩn đường niệu dưới tái phát (nhiễm trùng đường tiết niệu không lan tới bàng quang);

+ Điều trị nhiễm khuẩn ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, trừ khi khơng thể sử dụng các kháng sinh được khuyến cáo phổ biến khác. Điều quan trọng là cần tránh sử dụng các kháng sinh fluoroquinolon ở những bệnh nhân đã có tiền sử gặp tác dụng không mong muốn nghiêm trọng với fluoroquinolon hoặc quinolon. Cần sử dụng các kháng sinh này thận trọng, đặc biệt ở người cao tuổi, bệnh nhân mắc bệnh thận và những người đã ghép tạng vì những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị tổn thương gân. Việc sử dụng corticosteroid đi kèm với fluoroquinolon cũng làm tăng nguy cơ này, do đó nên tránh sử dụng đồng thời các loại thuốc này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Ý kiến của CHMP sẽ được chuyển đến Ủy ban châu Âu để có quyết định ràng buộc pháp lý cuối cùng.

<b>Nguy cơ tổn thương nghiêm trọng về thận tiết niệu, nội tiết và gan khi sử dụng ketamin kéo dài và/hoặc liều cao: </b>

<b>Cảnh báo từ ANSM </b>

Theo cảnh báo của ANSM ngày 07/11/2018, khi sử dụng kéo dài và/hoặc liều lặp lại ketamin (bao gồm cả sử dụng cho chỉ định chưa được phê duyệt – off-label) và trong trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng thuốc không hợp lý, một số phản ứng có hại đã được báo cáo:

- Trên thận - tiết niệu: Tiểu ra máu, suy thận cấp, viêm bàng quang vô khuẩn, viêm bàng

quang kẽ (hội chứng đau bàng quang), và rối loạn chức năng liên quan đến tắc nghẽn đường tiết niệu trên (ứ nước).

- Trên hệ nội tiết: Tăng nồng độ cortisol hoặc prolactin (theo dõi bằng xét nghiệm nếu cần).

- Trên hệ gan - mật: Viêm tắc mật, có thể ở mức độ nặng, thậm chí phải chỉ định ghép gan trong một số trường hợp.

- Cân nhắc ngừng điều trị trong trường hợp rối loạn chức năng gan.

<b>Sử dụng an toàn dịch truyền tĩnh mạch chứa hydroxyethyl starch: </b>

<b>Thông tin từ Medsafe </b>

Ngày 25/9/2018, Cơ quan Quản lý Dược phẩm New Zealand (Medsafe) đã đăng thư gửi cán bộ y tế của Fresenius Kabi về việc cập nhật thông tin an toàn thuốc liên quan đến dung dịch truyền tĩnh mạch hydroxyethyl starch (HES). Theo đó, cơng ty Fresenius Kabi New Zealand Limited đề nghị cán bộ y tế đảm bảo sử dụng đúng cách và an toàn dung dịch chứa hydroxyethyl starch như Voluven 6% và Volulyte 6% theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt và lưu ý các chống chỉ định sau:

- Bệnh nhân nặng (nhập khoa ICU), bao gồm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.

- Quá tải dịch, đặc biệt các trường hợp phù phổi và suy tim sung huyết.

- Bệnh nhân có rối loạn đông máu và xuất huyết trước đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Bệnh nhân suy thận với thiểu niệu hoặc vô niệu không liên quan đến giảm thể tích máu. - Bệnh nhân lọc máu.

- Xuất huyết nội sọ.

- Tăng natri máu nặng hoặc tăng clo máu nặng (Voluven).

- Tăng kali máu nặng, tăng natri máu nặng hoặc tăng clo máu nặng (Volulyte).

- Quá mẫn với hydroxyethyl starch. - Bệnh nhân có bệnh gan nặng.

Cán bộ y tế cần lưu ý các chống chỉ định nêu trên, đặc biệt là chống chỉ định với bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết, suy thận hoặc dụng hợp lý diclofenac sau khi có một công bố về nghiên cứu mới về nguy cơ tim mạch. Diclofenac là một NSAID được sử dụng trong điều trị các triệu chứng đau và viêm, đặc biệt trong các bệnh thấp khớp và đau do chấn thương. Ở Pháp, các thuốc chứa diclofenac dùng toàn thân (viên nén, viên nang, thuốc đạn và các dung dịch tiêm) chỉ được sử dụng khi có đơn.

ANSM nhắc lại cho các bác sĩ về tầm quan trọng của việc tuân thủ các chỉ định được phê duyệt với các thuốc này, bao gồm cả chống chỉ định, cảnh báo và việc bệnh nhân

không được tự ý sử dụng khi khơng có đơn với các thuốc chứa diclofenac.

ANSM đã ghi nhận kết quả của một nghiên cứu mới ở Đan Mạch về các tác dụng trên tim mạch của diclofenac đường uống. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nguy cơ biến cố tim mạch với diclofenac ngay cả ở liều thấp sử dụng trong thời gian ngắn (30 ngày) so với thuốc khác (như paracetamol, ibuprofen, naproxen). Do đó, bệnh nhân được khuyến cáo không tự ý sử dụng diclofenac khi khơng có đơn, và nếu được kê đơn, thuốc chỉ được sử dụng như một lựa chọn hàng hai sau các NSAID khác.

Các nguyên tắc sử dụng thuốc hợp lý được khuyến cáo:

- Trước khi bắt đầu điều trị, cần đánh giá kỹ các nguy cơ tim mạch của bệnh nhân.

- Sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất cần thiết để kiểm soát các triệu chứng.

<b>ANSM: Ngày 08/10/2018, Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp cảnh báo về </b>

<b>nguy cơ u màng não liên quan đến cyproteron acetat </b>

Những nghiên cứu của Bảo hiểm y tế Pháp và Đơn vị phẫu thuật thần kinh, bệnh viện Lariboisière đã cho thấy có sự gia tăng nguy cơ u màng não tủy trên bệnh nhân điều trị bằng cyproteron acetat liều cao và sử dụng trên 6 tháng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>ANSM khuyến cáo với các cán bộ y tế: </b>

+ Tránh sử dụng thuốc với các chỉ định không được cấp phép như điều trị mụn trứng cá, tăng tiết bã, rậm lông.

+ Không khuyến cáo sử dụng thuốc trên trẻ em và phụ nữ đã mãn kinh.

+ Chỉ định và liều dùng cần được điều chỉnh hàng năm, cân nhắc dựa trên lợi ích/nguy cơ và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

+ Sử dụng liều thấp nhất có thể để kiểm soát triệu chứng.

+ Tránh sử dụng liều cao kéo dài.

+ Tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) não trên toàn bộ bệnh nhân bắt đầu sử dụng thuốc, chụp lại sau 5 năm, sau đó chụp lại mỗi 2 năm nếu vẫn tiếp tục sử dụng thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng u màng não, cần dừng điều trị ngay lập tức và xử trí phản ứng có hại. Khơng cần tiến hành MRI trên bệnh nhân đã ngừng điều trị và khơng có dấu hiệu u màng não.

<b>Phân tích tín hiệu an tồn thuốc tại Việt Nam: Một số kết quả từ cơ sở dữ </b>

<b>liệu báo cáo ADR tự nguyện </b>

Trong năm 2018, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã có 2 công bố quốc tế về các nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại

Việt Nam. Trong đó, phương pháp phân tích bất đối xứng (disproportionality analysis) được sử dụng để phân tích các tín hiệu an tồn thuốc thơng qua chỉ số ROR (tỷ suất chênh báo cáo – Reporting Odds Ratio). Trong cảnh giác dược, ROR được tính toán và sử dụng tương tự chỉ số OR (tỷ suất chênh – Odds Ratio) trong các nghiên cứu bệnh chứng. Tại Việt Nam, cơ sở dữ liệu với tỷ lệ lớn báo cáo ADR ghi nhận các phản ứng dị ứng ngoài da hoặc phản ứng phản vệ, sốc phản vệ sẽ là nguồn dữ liệu tiềm năng để phân tích tín hiệu liên quan đến các phản ứng này.

Nghiên cứu về các phản ứng có hại trên da nghiêm trọng tiến hành phân tích dữ liệu báo cáo ADR giai đoạn 2010 – 2015 [1]. Trên tổng số 28.698 báo cáo, nghiên cứu đã ghi nhận 2980 báo cáo về các phản ứng trên da nặng xảy ra muộn, 136 báo cáo về hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử thượng bì

alopurinol, paracetamol là 3 thuốc nghi ngờ gây hội chứng SJS và TEN được báo cáo nhiều nhất. Phân tích chỉ số ROR cho thấy carbamazepin, alopurinol, paracetamol, các

sulfamethoxazol/trimethoprim, cefixim, colchicin, acid valproic và meloxicam là các thuốc hình thành tín hiệu với SJS/TEN. Nghiên cứu về phản ứng phản vệ được tiến hành nhằm phân tích xu hướng và các tín hiệu đặc thù trong cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016 [2]. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4873 trường hợp phản vệ do thuốc (chiếm 13,2% tổng số báo cáo) với số lượng tăng dần qua các năm (p < 0,001). Thuốc được ghi nhận gây phản vệ nhiều nhất là các kháng sinh đường dùng toàn thân (n = 3318; 68%) với các cephalosporin thế hệ 3 chiếm đa số (n = 1961; 40,2%). Một số tín hiệu đáng lưu ý khác bao gồm phản vệ liên quan đến các thuốc cản quang, thuốc gây mê,

amoxicilin/sulbactam. Các phát hiện nói trên một phần cho thấy đặc điểm sử dụng thuốc tại Việt Nam, đặc biệt là sử dụng nhiều kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 và các thuốc khơng cịn được lưu hành rộng rãi trên thế giới như alpha-chymotrypsin và amoxicilin/sulbactam.

Các nghiên cứu trên đã cho thấy một số đặc điểm của cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam đồng thời cho thấy tính khả thi của phương pháp phân tích bất đối xứng trên cơ sở dữ liệu này. Các tín hiệu an toàn thuốc được phát hiện sẽ làm tiền đề để triển khai nghiên cứu và đánh giá tiếp theo nhằm phục vụ mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

<i><b>Tài liệu tham khảo </b></i>

<i>1. Nguyen K. D., Tran T. N., et al. (2018), "Drug-induced Stevens-Johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis in vietnamese spontaneous adverse drug reaction database: A subgroup approach to disproportionality analysis", J Clin Pharm Ther, pp. </i>

<i>2. Nguyen K. D., Nguyen H. A., et al. (2018), "Drug-Induced Anaphylaxis in a Vietnamese Pharmacovigilance Database: Trends and Specific Signals from a Disproportionality Analysis", Drug Saf, pp. </i>

<b>ASCO / IDSA (2018): Hướng dẫn mới về dự phòng nhiễm trùng ở bệnh nhân </b>

<b>người lớn suy giảm miễn dịch liên quan đến ung thư </b>

<i>Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) và Hiệp hội Bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ (IDSA) vừa cập nhật hướng dẫn về dự phòng nhiễm trùng ở bệnh nhân người lớn suy giảm miễn dịch liên quan đến ung thư. Theo đó, các khuyến cáo về dự phịng nhiễm khuẩn và nhiễm nấm không thay đổi nhiều so với hướng dẫn của ASCO (2013). Với dự phòng nhiễm virus, tenofovir hoặc entecavir được khuyến cáo nhiều hơn so với lamivudin trong dự phòng tái phát viêm gan B. Vắc xin cúm liều cao được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân trên 65 tuổi. </i>

Để cập nhật Hướng dẫn mới này, ASCO và IDSA đã tiến hành tổng quan hệ thống các nghiên cứu có liên quan từ tháng 5/2011 đến tháng 11/2016 và đưa ra các khuyến cáo dựa trên việc rà soát các bằng chứng y văn này của Hội đồng chuyên gia. Tổng số 6 phân tích meta mới công bố hoặc mới cập nhật cùng 6 nghiên cứu ban đầu được đưa vào tổng quan hệ thống của ASCO và IDSA. Một số khuyến cáo chính của Hướng dẫn này bao gồm:

ASCO định nghĩa giảm bạch cầu trung tính nặng là trường hợp số lượng tuyệt đối của bạch cầu < 100 tế bào/µL và tình trạng giảm bạch cầu kéo dài ≥ 7 ngày. ASCO và IDSA cập nhật các khuyến cáo tập trung vào bốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

vấn đề lâm sàng chính về dự phòng sốt giảm bạch cầu trung tính ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch liên quan đến ung thư:

<i><b>Dự phòng nhiễm khuẩn: Dự phòng bằng </b></i>

kháng sinh fluoroquinolon được khuyến cáo trong suốt thời gian xảy ra giảm bạch cầu trung tính ở bệnh nhân có nguy cơ cao sốt hoặc có khả năng giảm bạch cầu trung tính nặng và kéo dài. Đa số những bệnh nhân này có bệnh máu ác tính như Lơ-xê-mi cấp dịng tủy (AML) hoặc hội chứng bất sản tủy xương (MDS) và bệnh nhân ghép tế bào gốc (HSCT). Dự phòng bằng kháng sinh fluoroquinolon không được khuyến cáo ở phần lớn bệnh nhân có khối u rắn.

<i><b>Dự phòng nhiễm nấm: Dự phòng bằng </b></i>

thuốc chống nấm nhóm echinocandin hoặc nhóm azol được khuyến cáo cho bệnh nhân có giảm bạch cầu trung tính nặng và kéo dài và các bệnh nhân có viêm niêm mạc (chủ yếu là những bệnh nhân mắc AML hoặc MDS hoặc bệnh nhân HSCT) cho đến khi giải quyết được tình trạng giảm bạch cầu trung tính. Các thuốc chống nấm nhóm azol có tác dụng trên nấm mốc (mold) nên được cân nhắc sử dụng cho các bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm nấm mốc xâm lấn như bệnh nhân được điều trị bệnh ghép chống chủ.

<i><b> Dự phòng nhiễm virus: Bệnh nhân HSCT </b></i>

dị ghép có huyết thanh dương tính với virus Herpes simplex và những bệnh nhân đang điều trị cảm ứng nên sử dụng acyclovir hoặc phương pháp dự phòng khác tương đương. Bệnh nhân có nguy cơ cao tái hoạt viêm gan C nên sử dụng entecavir hoặc tenofovir. Bệnh nhân có nguy cơ cao bao gồm các đối tượng dương tính với kháng nguyên bề mặt đang sử dụng liệu pháp điều trị ung thư và đối tượng có kháng thể nhân dương tính/kháng thể bề mặt âm tính nhưng không

điều trị bằng các thuốc gây suy yếu tế bào B (như rituximab hoặc ofatumunab) hoặc bệnh nhân đang ghép tế bào gốc. Vắc xin cúm nên được sử dụng 2 tuần trước khi bắt đầu hóa trị liệu hoặc > 7 ngày sau đợt điều trị cuối. Vắc xin cúm liều cao được khuyến cáo sử dụng cho tất cả bệnh nhân HSCT trên 65 tuổi. Những người có tiếp xúc nhiều với bệnh nhân ung thư cũng nên tiêm phòng vắc xin cúm.

<i><b> Dự phòng nhiễm trùng từ mơi trường: </b></i>

Các biện pháp dự phịng nhiễm trùng như vệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

sinh tay hoặc tránh tiếp xúc với các bào tử nấm mốc nên được kiểm soát trong suốt thời gian bệnh nhân có giảm bạch cầu trung tính.

<b>Health Canada: Sử dụng </b>

<b>hydrochlorothiazide kéo dài và nguy cơ ung thư da không tế bào hắc tố </b>

<i>Hydrochlorothiazide (HCTZ) là thuốc lợi tiểu thường được sử dụng ở Canada để điều trị tăng huyết áp và phù. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện nguy cơ ung thư da không tế bào hắc tố (NMSC) khi sử dụng HCTZ. </i>

NMSC là loại ung thư da phổ biến nhất ở Canada, trong đó ung thư tế bào đáy (BCC) và ung thư tế bào vảy (SCC) là những loại thường gặp nhất. Trong số những người dùng HCTZ, cứ 8 người thì có 1 người mắc BCC, và cứ 20 người thì có 1 người mắc SCC. NMSC có thể chữa được nếu được điều trị sớm và ít khi xảy ra các trường hợp tử vong. Tiếp xúc với tia cực tím, thuốc cảm quang và ức chế miễn dịch là những yếu tố nguy cơ quan trọng đối với NMSC; những người có làn da sáng màu có nguy cơ mắc loại ung thư này đặc biệt cao.

HCTZ được xác định là làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời và tia cực tím.

Health Canada đã hoàn thành việc đánh giá các nghiên cứu có liên quan bằng cách sử dụng systematic review và meta-analysis để phân tích mối liên hệ giữa HCTZ và

NMSC. Mức độ chắc chắn của bằng chứng được đánh giá bằng các phương pháp tiêu chuẩn (phương pháp GRADE).

Việc tổng hợp dữ liệu ở cấp độ nghiên cứu cho thấy việc tiếp tục sử dụng HCTZ (điều trị đơn độc hoặc kết hợp) trong vài năm có thể dẫn đến:

+ Thêm 122 trường hợp SCC (95% [CI], 112-133) trên 1000 bệnh nhân được điều trị bằng HCTZ so với những người không được điều trị bằng HCTZ (phân tích gộp 3 nghiên cứu quan sát, 2 nghiên cứu được công bố và một nghiên cứu chưa được cơng bố; bằng chứng có độ chắc chắn rất thấp).

+Thêm 31 trường hợp BCC (95% CI, 24-37) trên 1000 bệnh nhân được điều trị bằng HCTZ so với những bệnh nhân không được điều trị bằng HCTZ (phân tích gộp 2 nghiên cứu quan sát, 1 nghiên cứu được công bố và 1 nghiên cứu chưa được công bố; bằng chứng có độ chắc chắn thấp).

Tuy nhiên, Health Canada lưu ý các nghiên cứu và các phương pháp đánh giá đều có những hạn chế đáng kể (ví dụ, gây nhiễu do thiếu dữ liệu về sự phơi nắng và sự mất cân bằng trong thời gian mắc bệnh tăng huyết áp, v.v.) dẫn đến các ước tính về tác hại nói trên có độ tin cậy rất thấp.

Theo phương pháp GRADE, độ chắc chắn rất thấp có nghĩa là hiệu quả thực sự có thể sẽ khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, những phát hiện nói trên vẫn là những bằng chứng tốt nhất hiện nay.

Dựa trên đánh giá này, Health Canada kết luận rằng NMSC là nguy cơ tiềm ẩn khi sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

dụng HCTZ kéo dài. Do mức độ nghiêm trọng của nguy cơ tiềm ẩn này và mức độ sử dụng rộng rãi loại thuốc này ở Canada, Health Canada quyết định áp dụng biện pháp phòng ngừa và hiện đang làm việc với các nhà sản xuất để cập nhật thông tin an toàn cho sản phẩm đang lưu hành ở Canada cũng như thông báo cho các cán bộ y tế và công chúng về nguy cơ tiềm ẩn mới này cùng các biện pháp phòng ngừa cần xem xét khi dùng HCTZ.

<i><b>Thơng tin chính cho cán bộ y tế </b></i>

Đánh giá của Health Canada về các bằng chứng liên quan đã kết luận rằng bệnh nhân có nguy cơ tiềm ẩn mắc NMSC khi sử dụng HCTZ kéo dài. Tuy nhiên, do những hạn chế trong tất cả các nghiên cứu được xem xét nên mối nguy cơ này chưa thực sự chắc chắn. Tác dụng làm tăng tính nhạy cảm với ánh sáng của HCTZ có thể là một cơ chế gây ra tác dụng phụ này.

Bệnh nhân sử dụng các sản phẩm có chứa HCTZ cần được thông báo về nguy cơ tiềm ẩn của NMSC và nên thường xuyên kiểm tra da của họ để xác định các tổn thương mới cũng như sự thay đổi các tổn thương hiện có và báo cáo bất kỳ tổn thương da đáng ngờ nào.

Bệnh nhân nên sử dụng các biện pháp chống nắng thông thường bằng cách hạn chế thời gian phơi nắng và bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời (ví dụ, sử dụng kem chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn và chống nắng

bằng quần áo và mũ). Tránh sử dụng các thiết bị phát tia UV.

Xem xét sử dụng các thuốc thay thế HCTZ cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc NMSC đặc biệt cao (da sáng màu, tiền sử cá nhân hoặc gia đình về ung thư da, hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch).

Cán bộ y tế được khuyến khích báo cáo cho Health Canada bất kỳ trường hợp BCC hoặc SCC nào nghi ngờ có liên quan đến liệu pháp HCTZ. Thông tin được cung cấp trong các báo cáo bao gồm liều lượng, ngày bắt đầu và ngừng điều trị, thuốc dùng đồng thời, bệnh đi kèm, lối sống bao gồm thói quen phơi nắng và việc sử dụng các thiết bị phát tia UV trong nhà, và ngày bắt đầu phản ứng bất lợi. Thông tin này sẽ hỗ trợ giám sát liên tục về vấn đề an toàn tiềm ẩn này.

<b>Health Canada: Cảnh báo về việc sử dụng các chế phẩm có chứa bột Talc </b>

<i>Health Canada phối hợp với Cơ quan quản lý Mơi trường và Biến đổi Khí hậu Canada đề xuất những cảnh báo quan trọng khi sử dụng các chế phẩm có chứa bột Talc </i>

Bản dự thảo báo cáo rà soát về việc sử dụng các chế phẩm Talc của Health Canada phối hợp với Cơ quan quản lý Môi trường và Biến đổi Khí hậu Canada đề xuất những cảnh báo sau:

- Hít phải bột Talc có thể gây ra các tác động xấu đến phổi, như ho, khó thở, giảm chức năng phổi và xơ hóa phổi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Phơi nhiễm vùng đáy chậu với bột Talc (do sử dụng trực tiếp một số sản phẩm có chứa Talc lên vùng cơ thể này) là một trong những nguyên nhân gây ung thư buồng trứng.

Ảnh minh hoạ: Internet.

Các cán bộ y tế cần khuyến cáo bệnh nhân chế tốt đa việc hít phải bột Talc, đồng thời phụ huynh cần kiểm tra nhãn sản phẩm để xác định xem trong thành phần của sảnphaamr có Talc hay không và chọn các sản phẩm khơng có Talc để thay thế nếu có bất kỳ băn khoăn gì về độ an tồn.

<b>PRAC khuyến nghị đình chỉ lưu hành các thuốc fenspiride do tiềm ẩn nguy cơ rối loạn nhịp tim </b>

<b> </b>

<i>Sau khi ANSM ban hành quyết định đình chỉ và thu hồi biệt dược Pneumorel (fenspririd), PRAC cũng khuyến nghị tới EMA đình chỉ lưu hành các thuốc chứa fenspirid trong phạm vi toàn EU do quan ngại về nguy cơ kéo dài khoảng QT và gây ra hiện tượng xoắn đỉnh. </i>

PRAC đã khuyến nghị đình chỉ lưu hành các thuốc fenspiride trong phạm vi toàn EU. Đây là thuốc được sử dụng ở trẻ em và người lớn để giảm ho do các bệnh phổi. Việc đình chỉ là một biện pháp cảnh báo để bảo vệ bệnh nhân khi PRAC xem xét đến nguy cơ kéo dài khoảng QT và gây ra hiện tượng xoắn đỉnh (bất thường của hoạt động điện tim có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim). Giai đoạn trước đây đã ghi nhận các trường hợp rối loạn nhịp tim trong quá trình bệnh nhân sử dụng thuốc fenspirid.Để tìm hiểu mối liên hệ tiềm ẩn giữa fenspiride và các vấn đề về nhịp tim, các nghiên cứu trên động vật đã được thực hiện và kết quả cho thấy fenspiride có khả năng kéo dài QT ở người.

PRAC sẽ rà soát tất cả các bằng chứng hiện có sẵn đưa ra các khuyến nghị về việc cấp phép lưu hành các loại thuốc fenspiride trên toàn EU. Sau khi đánh giá kết thúc, EMA sẽ thông cáo rộng rãi và cập nhật hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân và cán bộ y tế.

<b> Thông tin cho bệnh nhân </b>

Dữ liệu an toàn chỉ ra rằng các loại thuốc ho có chứa fenspiride có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, cấp tính về nhịp tim.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trong khi các cơ quan quản lý rà soát tất cả các bằng chứng liên quan, bệnh nhân được khuyến cáo nên ngừng sử dụng các loại thuốc này.

Bệnh nhân chỉ có nguy cơ mắc các vấn đề về nhịp tim với fenspiride trong khi họ đang dùng các loại thuốc này.

Nếu đang dùng thuốc ho có chứa fenspiride, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về các liệu pháp điều trị thay thế nếu cần.

Nếu có bất kỳ mối lo ngại nào về thuốc đang sử dụng, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ.

<b> Thông tin cho cán bộ y tế </b>

Để phòng ngừa và trong khi đánh giá đang diễn ra, cán bộ y tế nên khuyến cáo bệnh nhân ngừng dùng thuốc fenspiride.

Việc đình chỉ tạm thời các loại thuốc fenspiride dựa trên các nghiên cứu phi lâm sàng gần đây (các nghiên cứu về sự gắn với kênh hERG và các nghiên cứu in vitro trên động vật) cho thấy fenspiride có khả năng làm tăng khoảng QT ở người. Những dữ liệu này giúp củng cố thêm mối liên hệ giữa việc sử dụng fenspiride với nguy cơ kéo dài khoảng QT/xoắn đỉnh ở người, dựa trên số lượng báo cáo hạn chế.

Cân nhắc giữa lợi ích hạn chế mà fenspiride mang lại (do fenspirid chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng) với mức độ nghiêm trọng của việc kéo dài khoảng QT khi sử dụng thuốc, EMA quyết định đình chỉ lưu hành

các biệt dược chứa fenspirid trong khi chờ kết quả đánh giá an toàn khẩn cấp tiếp theo. Cán bộ y tế sẽ được thông báo bằng văn bản về việc đình chỉ này, và các thông tin cập nhật liên quan sẽ được cung cấp sau khi đánh giá kết thúc.

<b> Thông tin thêm về thuốc </b>

Thuốc Fenspiride được sản xuất dưới dạng xi-rô hoặc thuốc viên và được sử dụng ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi để giảm ho do các bệnh phổi. Tại EU, thuốc fenspiride đã được cấp phép lưu hành tại các quốc gia Bulgaria, Pháp, Latvia, Litva, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Romania với nhiều biệt dược (Elofen, Epistat, Eurefin, Eurespal,

<b>quả từ các nghiên cứu mới cơng bố </b>

<i>Vai trị của aspirin trong dự phòng biến cố tim mạch thứ phát đã được chứng minh. Tuy nhiên, với dự phòng nguyên phát, thơng tin cịn chưa hồn tồn rõ ràng. Tổng quan hệ thống và phân tích gộp mới đây của Zheng và Roddick đã cung cấp thêm thông tin về vấn đề này. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Aspirin có vai trờ dự phịng và xử trí biến cố tim mạch do huyết khối xơ vữa. Tuy nhiên, với vai trị này, aspirin vừa có lợi ích nhưng cũng có thể gây hại do làm tăng nguy cơ xuất huyết. Aspirin được chứng minh rõ ràng làm giảm nguy cơ huyết khối ở bệnh nhân sau khi tiến hành một số thủ thuật tim mạch như đặt stent. Trong trường hợp này, lợi ích của việc sử dụng aspirin vượt trội so với nguy cơ xuất huyết. Vì vậy, đa số các hướng dẫn điều trị đều thống nhất ở việc khuyến cáo sử dụng aspirin sau khi tiến hành các thủ thuật tim mạch để dự phòng thứ phát biến cố tim mạch. Không tương tự như trong trường hợp dự phòng thứ phát, với dự phòng nguyên phát biến cố tim mạch, lợi ích của việc sử dụng aspirin và nguy cơ xuất huyết dường như tương đương nhau, đặc biệt ở những bệnh nhân nguy cơ thấp. Do đó, các hướng dẫn điều trị hiện nay cịn chưa hồn tồn thống nhất về vấn đề này. Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) không khuyến cáo sử dụng aspirin trong trường hợp dự phòng biến cố tim mạch nguyên phát. Trong khi đó, Ban tư vấn các dịch vụ phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (U.S. Preventive Services Task Force - USPSTF) khuyến cáo cân nhắc tác dụng dự phòng của aspirin và nguy cơ xuất huyết và cả lợi ích lâu dài khi aspirin có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. USPSTF cho rằng việc sử dụng aspirin cần được cân nhắc dựa trên nguy cơ bệnh nhân xuất hiện bệnh lý mạch máu trong tương lai, nguy cơ xuất huyết, khả

năng sống cũng như các thông tin khác liên quan về bệnh nhân.

Năm 2018, ba thử nghiệm lâm sàng mới công bố đã sáng tỏ thêm thơng tin về vai trị của aspirin trong dự phòng biến cố tim mạch nguyên phát. Các thử nghiệm lâm sàng này bao gồm thử nghiệm ASCEND trên bệnh nhân đái tháo đường, thử nghiệm ASPREE trên bệnh nhân cao tuổi và thử nghiệm ARRIVE trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao hơn. Zheng và Roddick đã tiến hành tổng quan hệ thống và phân tích gộp kết quả ba thử nghiệm lâm sàng mới công bố trên, kết hợp thêm với 10 thử nghiệm lâm sàng trước đây về việc sử dụng aspirin trong dự phòng biến cố tim mạch nguyên phát. Tổng số bệnh nhân đưa vào phân tích gộp lên đến 164.225 người. Kết quả cho thấy aspirin làm giảm biến cố tim mạch so với không sử dụng aspirin (nguy cơ tương đối (HR) 0,89%, 95%CI: 0,84 - 0,95%; giảm nguy cơ tuyệt đối (ARR) 0,38%, 95%CI: 0,20 - 0,55%, số bệnh nhân cần điều trị để giảm 1 ca bệnh (NNT) là 265 người). Tuy nhiên, sử dụng aspirin lại làm tăng nguy cơ biến cố xuất huyết lớn so với không sử dụng thuốc này (HR 1,43, 95%CI: 1,30 - 1,56; ARR 0,47%, 95%CI: 0,34 - 0,62%, số bệnh nhân cần điều trị để xảy ra 1 ca gặp biến cố xuất huyết (NNH) là 210 người). Hai chỉ số NNT (265 người) và NNH (210 người) gần tương đương nhau là lý do giải thích cho việc một số hướng dẫn điều trị không khuyến cáo sử dụng aspirin trong dự phòng

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nguyên phát và chỉ bắt đầu sử dụng thuốc này khi có các biểu hiện của bệnh lý tim mạch (dự phịng thứ phát). Nhìn chung, những kết quả từ phân tích gộp của Zheng và Roddick đã ủng hộ thêm quan điểm của USPSTF về sử dụng aspirin trong dự phòng biến cố tim mạch nguyên phát. Khi áp dụng các kết quả phân tích gộp này vào điều trị trên từng cá thể cụ thể, bác sĩ nên cân nhắc các biện pháp khác kết hợp với dự phòng bằng aspirin như cai thuốc lá, kiểm soát huyết áp và lipid máu. Ở những nơi có nguy cơ tim mạch cao hoặc các chiến lược dự phòng khác như statin ít được sử dụng, việc sử dụng aspirin có thể là một biện pháp can thiệp ít tốn kém, có thể đóng vai trị quan trọng.

<i><b><small>Nguồn: </small></b></i>

<i><small>1. Sean L. Zheng, Alistair J. Roddick, “Association of Aspirin Use for Primary Prevention With Cardiovascular Events and Bleeding Events - A Systematic Review and Meta-analysis”, JAMA. 2019;321(3):277-287. doi:10.1001/jama.2018.20578. </small></i>

<i><small>2. J. Michael Gaziano, “Aspirin for Primary Prevention Clinical Considerations in 2019”, JAMA. 2019;321(3), </small></i>

<i>L-ornithin L-aspartat (LOLA) là dạng muối bền của hai amino acid ornithin và aspartic acid, được chỉ định trong các bệnh gan cấp và mạn tính, như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, kết hợp với tăng amoniac máu, đặc biệt là trong các biến chứng về thần kinh (bệnh não gan) [1], [2]. LOLA kích thích tổng hợp vịng urê và glutamin, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế giải độc amoniac. Hiện vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về tác dụng hạ amoniac máu của LOLA [1]. Tại Việt Nam, khoảng 100 thuốc có hoạt chất ornithin L-aspartat đang được lưu hành trên thị trường với các chế phẩm ở dạng đường tiêm (dung dịch tiêm, dịch truyền, dung dịch đậm đặc để pha tiêm truyền) và đường uống (viên nang, viên nén, siro, …) [3]. </i>

L-ornithin L-aspartat (LOLA) là dạng muối bền của hai amino acid ornithin và aspartic acid, được chỉ định trong các bệnh gan cấp và mạn tính, như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, kết hợp với tăng amoniac máu, đặc biệt là trong các biến chứng về thần kinh (bệnh não gan) [1], [2]. LOLA kích thích tổng hợp vịng urê và glutamin, đóng vai trị quan trọng trong cơ chế giải độc amoniac. Hiện vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về tác dụng hạ amoniac máu của LOLA [1]. Tại Việt Nam, khoảng 100 thuốc có hoạt chất L-ornithin L-aspartat đang được lưu hành trên thị trường với các chế phẩm ở dạng đường tiêm (dung dịch tiêm, dịch truyền, dung dịch đậm đặc để pha tiêm

</div>

×