Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.09 KB, 19 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>SÁNG KIẾN</b>
<b>“Giải pháp giúp học sinh khối 1 học tốt mơn Âm nhạc theo chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống.Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, huyện Kiên Hải- Kiên Giang, năm học2022-2023”</b>
<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU1. Bối cảnh của đề tài.</b>
Trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã chú trọng, đầu tư hơn về nhiều mặt như phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội…trong đó sự nghiệp giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu và cần chú trọng cho công cuộc phát triển đất nước. Những năm qua giáo dục tiểu học có những điểm đổi mới đáng chú ý như việc Bộ giáo dục và đào tạo ban hành về chương trình giáo dục phổ thông 2018 dựa theo thông tư số 2/2018/TT-BGDĐT. Là một chương trình giáo dục xây dựng theo hướng mở, lấy học sinh làm trung tâm, chương trình giáo dục phổ thơng mới cho phép các trường ở địa phương chủ động triển khai kế hoạch giáo dục theo định hướng giáo dục trên địa bàn mình.
Với sự ra đời của chương trình giáo dục phổ thơng mới, hệ thống giáo dục Việt Nam có nhiều sự thay đổi, chuyển biến sâu sắc. Quá trình triển khai chương trình ban đầu nhìn chung đạt nhiếu hiệu quả nhất định.
<b>2. Lý do chọn đề tài.</b>
Việc giáo dục một con người tồn diện khơng chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà cịn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">Trong trường Tiểu học hiện nay để giáo dục thẩm mỹ cho học sinh nhanh và hiệu quả nhất thì cần giáo dục các em thơng qua các mơn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng, đặc biệt ở bậc tiểu học, thơng qua mơn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển tồn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Từ năm học 2020-2021 đã áp dụng giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học, các em học sinh mới tiếp xúc với chương trình mới 2 năm trở lại đây nên còn khá bỡ ngỡ trong việc tiếp thu các bài hát, các bài đọc nhạc và thường thức Âm nhạc có trong sách giáo khoa nên người giáo viên cần có một số phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh kiến thức có trong bài học.
Từ đó, tơi đưa ra “Giải pháp giúp học sinh khối 1học tốt mơn Âm nhạc theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống Trường tiểu học Trần Quốc Toản, huyện Kiên Hải- Kiên Giang năm học 2022-2023.
<b>3. Phạm vi và đối tượng của đề tài.3.1. Phạm vi nghiên cứu.</b>
Đề tài được nghiên cứu từ ngày 20 tháng 9 năm 2022 đến ngày 18 tháng 5 năm 2023 tại khối 1 trường Tiểu học Trần Quốc Toản- Kiên Hải- Kiên Giang.
<b>3.2. Đối tượng nghiên cứu.</b>
Đề tài nghiên cứu “Giải pháp giúp học sinh khối 1 học tốt môn Âm nhạc theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống Trường tiểu học Trần Quốc Toản, huyện Kiên Hải- Kiên Giang năm học 2022-2023”.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>Mục đích của đề tài.</b>
Đề tài “Giải pháp giúp học sinh khối 1 học tốt môn Âm nhạc theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, huyện Kiên Hải- Kiên Giang, năm học 2022-2023.” Nhẳm giúp học sinh yêu thích và học tốt mơn Âm nhạc lớp 1theo chương trình giáo dục 2018, phát huy được tính tích cực và sáng tạo, phát hiện bồi dưỡng những em có năng khiếu ngay từ khi các em học lớp 1.
Chính vì thế mà việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 1 cần phải luôn đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức, cách thức truyền đạt, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Qua nhiều lần trải nghiệm có hiệu quả, nay tơi xin mạnh dạn trình bày một vài giải pháp mà tôi đã vận dụng trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc cho học sinh khối 1. Hy vọng rằng đây sẽ là giải pháp bổ ích để các đồng nghiệp cùng bộ mơn có thể tham khảo và ứng dụng trong hoạt động giảng dạy cùa mình, cũng như đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đạt hiệu quả cao nhất.
<b>4. Sơ lược những điểm mới cơ bản của đề tài.</b>
Đề tài là kết quả nghiên cứu trong quá trình giảng dạy Âm nhạc trong 2 năm học 2020-2021 và 2021-2022 đúc ra được các giải pháp sau phục vụ cho việc học tốt môn Âm nhạc ở khối 1 của học sinh:
-Dạy học đa phương tiện trong hoạt động giới thiệu bài và nghe nhạc mẫu. Tăng cường đọc lời ca cho học sinh.
-Luyện thanh, kết hợp đọc nốt bằng ký hiệu bàn tay, giúp học sinh hứng thú qua hoạt động hát kết hợp sử dụng bộ gõ cơ thể.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">-Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các động tác phụ hoạ trong khi học hát. Cuối cùng là tổ chức một số trò chơi trong quá trình dạy hát.
Trên đây là những giải pháp hồn toàn mới được áp dụng cho học sinh khối lớp 1 ở vùng hải đảo và không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào.
<b>5. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề.</b>
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài “Giúp học sinh khối 1 học tốt mơn Âm nhạc theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018” vào năm học 2022-2023 thì tôi cảm thấy các em học sinh tiếp thu bài hát một các nhanh chóng, hiệu quả, mặc dù đầu năm các em còn hạn chế cách phát âm khi hát nhưng đến cuối năm hơn 50% học sinh khối 1 đã khắc phục được tình trạng đó.
Bản thân tơi thấy đề tài này có thể áp dụng triển khai và áp dụng cho các trường trong toàn huyện. Nó sẽ là giải pháp tối ưu hiệu quả và tích cực cho các em học sinh khối 1 trong thời điểm hiện nay.
<b>II.PHẦN NỘI DUNG1. Cơ sở lý luận.</b>
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc theo chương trình giáo dục Âm nhạc 2018 hiện nay. Do mới thay đổi chương trình học Âm nhạc trong 2 năm trở lại đây nên các em còn bỡ ngỡ với cách học, cách tiếp thu, và do các em từ mẫu giáo lên nên khả năng đọc chữ của các em lớp 1 còn hạn chế. Và sự truyền đạt kiến thức của người thầy, người cô cũng là một phương pháp truyền thụ hết sức cần thiết cho các em. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và tồn xã hội.
Ở môn Âm nhạc khối 1 dạy theo chương trình giáo dục 2018 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn dựa theo các tiêu chí: giai điệu đẹp, dễ nhớ, cấu trúc bài ngắn gọn, lời ca giàu hình ảnh, trình bày đẹp, phù hợp với vùng miền, địa phương nơi các em sinh sống và học tập. Vì vậy mỗi khi giai
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">điệu bài hát được cất lên sẽ tạo cho các em sự húng thú, đồng cảm từ cơ sở đó giúp các em u thích học mơn Âm nhạc.
Vậy làm thế nào để các em học tốt môn Âm nhạc ở khối1 ? Trước tiên giáo viên cần hướng dẫn các em nắm vững kiến thức ngay từ những bài học đầu tiên tạo tiền đề cho các em học các bài hát sau này, tăng cường giúp các em đọc lời ca thật nhuần nhiễng, nắm được nội dung bài hát nói về vấn đề, chủ đề gì? Giúp các em nhận biết phách mạnh và phách nhẹ có trong bài hát, nhận biết được âm thanh cao thấp, dài, ngắn với cường độ khác nhau, tốc độ ca khúc khác nhau, và đề các em học tốt mơn Âm nhạc thì cần phải cho các em có tâm trạng thoải mái, hứng thú khi bắt đầu học, tạo môi trường vui vẻ, vừa học vừa chơi, khuyến khích học sinh phát huy năng khiếu, sở trường Âm nhạc của bản thân trước lớp học. Đề làm được điều đó, thì người giáo viên cần phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc.
Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành môn Âm nhạc Tiểu học, qua thời gian 3 năm trực tiếp giảng dạy bộ mơn này theo chương trình giáo dục 2018, bản thân tơi cũng tích góp ít nhiều những kinh nghiệm giảng dạy. Tơi nhận thấy các em cịn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc lời ca, chưa có hứng thú trong việc học hát. Trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra giải pháp hướng dẫn các em học tốt mơn Âm nhạc khối 1 có hiệu quả.
<b>1. Thực trạng yêu cầu:1.1. Thuận lợi:</b>
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trường Tiểu học Trần Quốc Toản, nhà trường đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ trang thiết bị cũng như phịng chức năng trong suốt q trình giảng dạy bộ mơn Âm nhạc năm học 2022-2023.
Bên cạnh đó là sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh ở các lớp. Đó là những sự quan tâm khơng nhỏ giúp tơi có
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và từ đó tơi có thêm động lực để học tập và trau dồi thêm kiến thức chun mơn.
<b>2.2.Khó khăn:</b>
Năm học 2022-2023 là năm học thứ ba tôi dạy theo chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 1 nên cịn nhiều khó khăn trong việc giảng dạy, mặc dù đã được tập huấn trực tuyến online và được xem tiết dạy mẫu nhưng ở mỗi địa phương và khả năng tiếp nhận của học sinh ỡ mỗi nơi là khác nhau. Qua hết tám chủ đề có trong sách giáo khoa mới tơi tích luỹ được kinh nghiệm qua từng tiết dạy và nhận thấy rằng mình cần phải thay đổi phương pháp dạy học để phù hợp với địa phương mình sinh sống cũng như bám sát vào chương trình mới nhiều hơn.
<b> 3. Giải pháp vấn đề.</b>
<i> 3.1. Giải pháp 1: Dạy học đa phương tiện trong hoạt động giới thiệu bài và</i>
nghe nhạc mẫu.
Sách giáo khoa âm nhạc theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 mỗi bài hát đều có những bức tranh rất phù hợp với nội dung và màu sắc bắt mắt giúp các em chưa biết đọc chữ nhưng vẫn nhận biết được nội dung của bài học qua hình ảnh trực quan. Tơi ln tận dụng triệt để nguồn học liệu có sẵn trong bài và tôi nhận thấy rằng khi dạy một bài hát giới thiệu bài và nghe nhạc là rất quan trọng
bởi vì khi chúng ta dùng phương pháp giới thiệu bài phù hợp giúp các em sẽ thêm hứng thú và tạo ra được niềm yêu thích âm nhạc ở các em.
Ví dụ: Bài hát “Vào rừng hoa” nhạc và lời Việt Anh (Âm nhạc lớp 1). Nhìn vào bức tranh các em học sinh cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng cô giáo đi chơi trong rừng hoa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Ví dụ: Bài hát “Cây gia đình ” nhạc Quỳnh Hợp, lời thơ Nguyễn Thị Mai (Âm nhạc lớp 1). Nhìn vào bức tranh các em học sinh sẽ thấy được tình cảm gia đình được thể hiện trong bài hát. Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ gắn bó
u thương và sự kính trọng của các thành viên trong gia đình.
Trong bước nghe hát mẫu, tơi thường hát với nhạc đệm, cho học sinh nghe. Nghe hát mẫu rất quan trọng vì trong bài hát thường có độ luyến láy đặc trưng nên cho các em nghe hát mẫu để các em biết được tính chất của bài hát, giai điệu như thế nào để có cảm nhận đầu tiên thật chính xác về giai điệu của bài
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">hát. Đồng thời giúp các em tăng khả năng quan sát, hình tượng được những nét đẹp có trong bài hát.
Giải pháp “Dạy học đa phương tiện trong hoạt động giới thiệu bài và nghe nhạc mẫu” giúp các em hứng thú và lĩnh hội kiến thức nhanh hơn đồng thời giúp các em hiểu bài và vận dụng vào cuộc sống hiệu quả.
<i> 3.2. Giải pháp 2: Tăng cường hoạt động đọc lời ca trong bài hát.</i>
Đối với học sinh Tiểu học đặc biệt là khối 1 hoạt động đọc lời ca là rất quan trọng vì đa phần các em chưa quen mặt chữ, còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phát âm nên việc đọc lời ca sẽ giúp các em ghi nhớ được lời bài hát một cách chắc chắn nhất. Tuỳ theo bài hát mà giáo viên hướng dẫn cách đọc khác nhau có bài chỉ cần đọc theo lời ca là được nhưng có bài lại phải đọc theo tiết tấu lời ca thì học sinh mới dễ nhớ.
Ví dụ: Bài hát “Lớp một thân yêu” nhạc và lời Bùi Anh Tôn (Âm nhạc lớp 1). Giáo viên chia bài thành 4 câu đọc mẫu bài hát theo lời ca cho học sinh
hướng dẫn các em đọc từng câu và sau đó là ghép cả bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tự do thoải mái quan trọng là học sinh thuộc lời là được.
Đối với giải pháp này sẽ giúp học sinh ghi nhớ lời bài hát được nhanh và dễ dàng bước vào hoạt động học hát từng câu tiếp theo.
<i> 3.3. Giải pháp 3:Luyện thanh, kết hợp đọc nốt nhạc bằng ký hiệu bàn tay.</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Phần lớn các em học sinh khối 1trường tơi rất u thích học mơn Âm nhạc, có những em biểu hiện Âm nhạc rất tốt nhưng sự rụt rè, thiếu tự tin, cũng một phần nào làm hạn chế khả năng phát triển của các em.
Để khởi đầu cho một tiết dạy đạt hiệu quả tôi thường cho các em luyện thanh kết hợp đọc nốt nhạc bằng ký hiệu bàn tay, để kích thích tinh thần học tập
cho các em để giảm bớt đi sự rụt rè, giúp các em hứng thú hơn trong mỗi giờ học.
Giáo viên làm mẫu và hướng dẫn học sinh đọc nốt nhạc kết hợp bằng ký hiệu bàn tay từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp. Học sinh theo dõi và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Giải pháp luyện thanh kết hợp đọc nốt nhạc bằng ký hiệu bàn tay giúp các em phần nào hình dung được từng bậc thang của gam Đơ trưởng. Kích thích sự
tìm tịi ham học hỏi của các em, bớt đi sự rụt rè và mạnh dạn hơn khi thể hiện trước đám đông cũng như đọc nốt nhạc được dễ dàng hơn.
<i>3.4. Giải pháp 4: Giúp học sinh hứng thú qua hoạt động hát kết hợp sử</i>
dụng bộ gõ cơ thể.
Trong quá trình dạy hát khi học sinh đã thuộc được lời ca thì giáo viên sẽ hướng dẫn hát kết hợp vận động phụ hoạ theo lời bài hát. Tôi luôn hướng dẫn
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">học sinh những động tác đơn giản như: vỗ tay, giậm chân để các em trình bày bài hát trước bạn bè một cách tự nhiện. hướng dẫn các em cùng tương tác với nhau qua hoạt động cặp đơi, nhóm tổ sau đó là cả lớp cùng thực hiện. tôi thường thực hiện 2,3 lần cho học sinh quan sát, theo dõi sau đó mới tập luyện.
Ví dụ: Bài “Lớp một thân yêu” nhạc và lời Bùi Anh Tôn (Âm nhạc lớp 1).
Hoạt động hát kết hợp sử dụng bộ gõ cơ thể là một phần không thể thiếu trong học hát bởi vì đây là bước quan trọng phát huy năng lực vốn có trong ca hát của các em. Giúp học sinh có thể tự do vận động theo ý thích làm tăng khả năng sáng tạo trong hoạt động học tập.
<i>3.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các động tác phụ hoạ</i>
trong khi học hát.
Để cho các em thực hiện tốt các động tác phụ hoạ trong khi học hát một cách tốt nhất, tơi thường phân tích nội dung giai điệu, cấu trúc của bài hát thật kỹ để từ đó lựa chọn các động tác vận động phụ hoạ cho phù hợp với bài hát, đồng thời giúp các em thực hiện bài hát nhanh hơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Thông qua nội dung của bài hát, giáo dục học sinh về truyền thống q hương, đồn, đội… từ đó giúp các em có thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp như: Lịng u q hương, đất nước, biết ơn các thế hệ
anh hùng, yêu thương ông bà, cha mẹ…
Giải pháp này nhằm tạo một khơng khí sơi nổi cho các em hát kết hợp các động tác phụ hoạ, khắc sâu hình tượng, nội dung mà tác giả muốn gửi đến các em học sinh
<i>3.6. Giải pháp 6: Tổ chức một số trò chơi trong quá trình dạy hát.</i>
Khi học sinh đã thuộc lời ca và biết gõ đệm được theo bài hát để củng cố kĩ năng gõ đệm tôi thường tổ chức trị chơi thi đua giữa các nhóm với nhau. Với cách tổ chức này giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 dùng trống con sẽ gõ theo nhịp, nhóm 2 dùng thanh phách gõ theo phách. Hát theo kiểu nối tiếp đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp hay phách.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Ví dụ: Bài hát “Chào người bạn mới đến” nhạc và lời Lương Bằng Vinh (Âm nhạc lớp 1).
Ví dụ như: Đối với những bài hát được viết ở nhịp 2/4 tôi thường tổ chức như sau: Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau (giáo viên làm mẫu một lần) sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ được cao độ, trường độ bài hát và không bị hát sai giai điệu.
Giải pháp này nhằm tạo một khơng khí thi đua sơi nổi qua đó khi các em hát sẽ giúp các em giữ nhịp vững vàng, hiểu và phân biệt hơn về các kiểu gõ đệm khi hát, khắc sâu được các kỹ năng hát kết hợp gõ đệm lâu hơn.
Trên đây là những giải pháp có những điểm mới và sáng tạo của tôi đã được áp dụng trong suốt q trình giảng dạy,đem lại những thành cơng khơng nhỏ và những kinh nghiệm quý báu cho công tác chuyên môn của bản thân.
<b>4. Hiệu quả của sáng kiến. </b>
Qua một năm thực hiện giải pháp nói trên, tơi đã nhận được kết quả rất cao từ học sinh ở khối 1 do mình giảng dạy. Sau đây là những thống kê mà tôi ghi nhận được.
</div>