Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp thi công xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.07 KB, 83 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Lý do lựa chọn đề tài</b>

Năng suât lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu phân tích quan trọng trong phân tích kinh tế và thống kê của một quốc gia, được sử dụng để đánh giá hiệu quả có ích của con người trong một đơn vị thời gian. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê về thống kê tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, theo đó năm 2017 GDP cả nước tăng 6,81%, mức cao nhất kể từ năm 2011. Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương ứung hơn 220 tỷ USD. GDP bình qn đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.159 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm. Cụ thể, NSLĐ xã hội của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2011-2017 lần lượt là: 55,2 triệu đồng/lao động; 63,1 triệu đồng/lao động; 68,7 triệu đồng/lao động; 74,7 triệu đồng/lao động; 79,4 triệu đồng/lao động; 84,5 triệu đồng/lao động; 93,2 triệu đồng/lao động [2].

NSLĐ của Việt Nam thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, mức năng suất của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực, tính theo sức mua tương đương năm 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% NSLĐ của Lào, đặc biệt chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng. Theo nghiên cứu của World Bank, chênh lệch mức NSLĐ (tính theo PPP năm 2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 115.087 USD năm 2006 lên 131.333 USD năm 2016; tương tự, của Malaysia từ 39.806 USD lên 46.190 USD; Thái Lan từ 14.591 USD lên 17.208 USD; Indonesia từ 10.100 USD lên 13.496 USD; Philippines từ 6.691 USD lên 7.561 USD; Lào từ 220 USD lên 1.422 USD [10].

Trong những năm gần đây, NSLĐ của ngành xây dựng đã có những cải thiện nhưng vẫn rất thấp so với nhiều ngành kinh tế khác. Đặc biệt, trong bối cảnh khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp trong ngành này lại chưa khai thác được những lợi thế hiện có. Trong số 500 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội nhà thầu Việt Nam có một số doanh nghiệp là nhà thầu lớn như: Công ty TNHH Xây dựng dân dụng và công nghiệp DELTA, Công ty CP Xây dựng Coteccons, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Địa ốc Hịa

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Bình… Trên thực tế, năng suất của ngành xây dựng vẫn rất thấp, chỉ bằng 85% năng suất của các đơn vị trong ngành sản xuất; tốc độ phát triển chậm, khoảng 10%, trong khi tốc độ phát triển của các doanh nghiệp khác bình quân khoảng 16%. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do doanh nghiệp xây dựng (DNXD) vẫn yếu và thiếu về máy móc, thiết bị. Bên cạnh việc khó đủ khả năng sở hữu những thiết bị lớn thì nhiều DNXD vẫn thiếu những thiết bị nhỏ, thiết bị cầm tay phục vụ cho người công nhân trong việc nâng cao NSLĐ [2]. Do vậy, việc nghiên cứu về vấn đề nâng suất lao động của các DNXD là cần thiết khách quan. Từ thực trạng và yêu cầu nâng cao nâng suất lao động trong các DNXD, nhóm sinh

<i><b>viên lựa chọn đề tài nghiên cứu với nội dung “Nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnhhưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp thi công xây dựng”.</b></i>

<b>2. Những nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài</b>

Nghiên cứu về NSLĐ là vấn đề được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà giáo đã thực hiện nhiều các nghiên cứu và cho nhiều sản phẩm dưới dạng cách sách giáo trình, các luận án tiến sĩ, các thạc sỹ, các cơng trình đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo trong tạp chí chuyên ngành.

<i><b>2.1.Các nghiên cứu trong nước</b></i>

<i>Luận án tiến sĩ “Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam” (2016)</i>

[7], tác giả Lê Văn Hùng đã làm sáng tỏ những lý luận tới NSLĐ và các yếu tố tác động đến năng suất lao động. Tác giả đã tổng kết bài học kinh nghiệm quốc tế và cải thiện NSLĐ của một số quốc gia như Hàn Quốc, Isael để áp dụng cho Việt Nam. Luận án phân tích thực trạng NSLĐ và tác động của các yếu tố sản xuất tới năng suất lao động, từ đó chỉ ra những vấn đề hạn chế từ các yếu tố sản xuất tác động tới NSLĐ ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất ra 3 nhóm giải pháp để nâng cao năng suất lao động: (1) nhóm giải pháp về cơ cấu; (2) nhóm giải pháp đối với các yếu tố sản xuất; nhóm giải pháp về chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy cải thiện năng suất lao động.

<i>Luận án tiến sĩ “Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự tốn dự án đầutư cơng tại Việt Nam” (2015) [12], tác giả Vũ Quang Lãm đã xác định khung lý thuyết các</i>

yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự tốn chỉ riêng cho dự án đầu tư công tại Việt Nam. Qua nghiên cứu định tính, luận án đã chỉ ra nguyên nhân làm chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án công- nhất là dự án ODA là do trình tự thủ tục pháp lý về đầu tư xây dựng của Chính phủ Việt Nam khá phức tạp và khác biệt so với quy định chung của các tổ chức tài trợ. Thực hiện nghiên cứu định lượng, luận án đã phát hiện yếu tố quan trọng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

nhất thuộc về năng lực tổ chức quản lý dự án của chủ đầu tư; năng lực tư vấn, thực hiện hợp đồng của tư vấn và nhà thầu.

<i>Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực củacác doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang” (2015) [16], tác giả Nguyễn Thanh Vũ đã làm rõ</i>

các cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp, từ đó đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang bằng phương pháp phân tích định lượng. Trên cơ sở phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, đã đưa ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang.

<i>Luân văn thạc sỹ “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư cơng –trường hợp thành phố Hồ Chí Minh” (2010) [11], tác giả Vũ Quang Lãm đã đánh giá tác</i>

động của các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp định lượng. Qua việc phân tích nhân tố EFA và kiểm định sự tin cậy của thang đo, đã đưa ra mô hình hơi quy tuyến tính phản ánh mức độ ảnh của các nhân tố đến quản lý dự án đầu tư cơng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

<i>Cơng trình nghiên cứu mang tên Báo cáo “NSLĐ của Việt Nam: Thực trạng và giảipháp” (2013) [9] được Tổng cục Thống kê kết hợp thực với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh</i>

tế Trung ương, Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam. Báo cáo đã làm rõ các vấn đề về năng suất lao động; phân tích thực trạng năng suất và 10 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ Việt Nam, để từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao NSLĐ của Việt Nam.

Theo tác giả Trần Thị Kim Loan, Bùi Nguyên Hùng trong báo cáo khoa học với tiêu

<i>đề “Nghiên cứu các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp trongngành may” (2009) [15], tác giải đã đề xuất một mô hình lý thuyết, nghiên cứu các yếu tố</i>

ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp, đưa ra kết quả nghiên cứu định tính về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đối với các doanh nghiệp ngành dệt may ở Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo để kiểm định mơ hình lý thuyết.

<i>Cơng trình nghiên cứu mang tên “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đôi ngũcông nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng” (2016) [3], tác giả Đỗ Ngọc Lợi,</i>

Nguyễn Như Khanh đã đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật của một DNXD cụ thể, từ đó đã đề xuất 04 giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cơng nhân kĩ thuật: (01) chun nghiệp hóa cơng nhân kĩ thuật trong DNXD; (02) đề xuất mở lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân xây dựng; (03) nâng cao hiệu quả của cơng tác an tồn lao động vệ sinh môi trường; (04) đề xuất thành lập quỹ bình ổn lương trong DNXD.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>2.2.Các nghiên cứu ngồi nước</b></i>

<i>Cơng trình nghiên cứu khoa học mang tiêu đề “Study of factors affecting laborproductivity at a building construction project in the USA: web survey” [6] (2012) của tác</i>

giả Mahesh Madan Gundecha đã đưa ra 40 yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ tại một dự án xây dựng ở Mỹ, được phân thành 5 nhóm yếu tố lớn. Tác giả đã xây dựng bảng hỏi điều tra và thu được 255 mẫu khảo sát. Từ kết quả đó, tác giả đã phân tích, đánh giá và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo chỉ số quan trọng tương đối (RII).

Nghiên cứu của nhóm tác giả Xiaodong Li, Kwan Hang Chow, Yimin Zhu, Ying Lin

<i>(2016) với tiêu đề “Evaluating the impacts of high-temperature outdoor workingenvironments on construction labor productivity in China: A case study of rebar workers”[17] đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về tác động của điều kiện nhiệt độ cao</i>

đến NSLĐ xây dựng, giúp xây dựng các kế hoạch phòng ngừa các chấn thương và giúp cải thiện sự an tồn và thoải mái của mơi trường làm việc xây dựng lao động. Nghiên cứu đưa ra dữ liệu về NSLĐ liên quan đến thời gian làm việc trực tiếp, gián tiếp thời gian làm việc và thời gian nhàn rỗi đã được đo cho hai dự án xây dựng gồm 16 công nhân xây dựng vào mùa hè năm 2014 tại Bắc Kinh, Trung Quốc [17]. Các mơ hình năng suất đã được tác giả sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập được, kết quả mơ hình chứng minh rằng các môi trường nhiệt độ cao làm giảm năng suất lao động, với tỷ lệ thời gian làm việc trực tiếp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mơi trường nhiệt độ cao áp lực nóng lên cơ thể con người và làm giảm NSLĐ trong ngành xây dựng.

Theo tác giả Mostafa E. Shehata, Khaled M. El-Gohary (2011) với nghiên cứu

<i>“Towards improving construction labor productivity and projects’ performance” [13] cho</i>

rằng khơng có định nghĩa tiêu chuẩn về năng suất, tác giả chỉ ra các bước cần thiết để nâng cao NSLĐ xây dựng và hậu quả của việc thực hiện dự án, giúp cải thiện hiệu suất tổng thể của dự án xây dựng thông qua việc thực hiện các khái niệm tiêu chuẩn. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy mối quan hệ NSLĐ xây dựng và các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ xây dựng và làm thế nào để cải thiện được năng suất lao động.

<i>Nghiên cứu “BIM-assisted labor productivity measurement method for structuralformwork” [8] (2017) của nhóm tác giả Junbok Lee, Young-Jin Park, Chang-Hoon Choi,</i>

Choong-Hee Han cho thấy các kiến thức về NSLĐ là cần thiết cho việc ước lượng chi phí và kiểm sốt tiến độ. Theo báo cáo, những tiến bộ hiện tại trong các ứng dụng mơ hình hóa thơng tin xây dựng 3D (BIM) đã cho phép phát triển thực tế các hệ thống kiểm soát tiến bộ trực quan BIM. Nghiên cứu đã khám phá tầm quan trọng của dữ liệu NSLĐ để đo tiến độ một cách chính xác dựa trên BIM.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Nghiên cứu “Dynamic modeling of labor productivity in construction projects” [4]</i>

(2013) của nhóm tác giả Farnad Nasirzadeh, Pouya Nojedehi cho rằng lao động có năng suất cao ở từng giai đoạn phát triển của dự án đóng một vai trị quan trọng trong thành công của dự án. Nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến NSLĐ được mô phỏng bằng cách sử dụng phương pháp động lực hệ thống. Mơ hình định tính về NSLĐ được xây dựng bằng cách sử dụng vòng lặp phản hồi nguyên nhân và hiệu quả. Sau đó, các mối quan hệ tồn tại giữa các yếu tố khác nhau được xác định và mơ hình định lượng về NSLĐ được xây dựng. Theo tác giả, NSLĐ được mô phỏng khi xem xét tác động của tất cả các yếu tố ảnh hưởng, hiệu quả của NSLĐ đối với các biện pháp thực hiện dự án cũng được đánh giá về mặt thời gian và chi phí.

<i>Theo tác giả Aynur Kazaz và Turgut Acıkara với nghiên cứu “Comparison of LaborProductivity Perspectives of Project Managers and Craft Workers in Turkish ConstructionIndustry” [1] (2015) cho rằng sự thành công của một dự án xây dựng chủ yếu phụ thuộc vào</i>

việc quản lý các đầu vào tương quan cao như lực lượng lao động, vật tư và vốn. Do lực lượng lao động thay đổi từ khu vực này sang khu vực, nó có nhiều sự không chắc chắn nên những đầu vào này lực lượng lao động là một trong những khó khăn nhất để quản lý. Theo nghiên cứu, điều quan trọng là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ để quản lý hiệu quả lực lượng lao động, lao động thủ cơng có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lao động.

<i>Nghiên cứu mang tên “Increase of productivity through the study of work activities inthe construction sector” [5] (2017) của nhóm tác giả G. Espinosa-Garza, I. </i>

Loera-Hernández, N. Antonyan đã đưa ra các giải pháp cải thiện việc quản lý các dự án xây dựng và các chi phí liên quan của họ để làm cho các nguồn lực có sẵn cho họ hiệu quả hơn và hiệu quả hơn và nâng cao năng suất. Tác giả nghiên cứu hai công ty Mexico trong một khoảng thời gian hai năm và dữ liệu được xử lý bằng việc áp dụng biểu đồ kiểm soát tổng hợp và đã thu được nhiều hoạt động đồng nhất trong ngành xây dựng, giúp tăng NSLĐ cho các doanh nghiệp.

<i><b>2.3.Nhận xét về các nghiên cứu </b></i>

Có thể thấy rằng, ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề năng suất lao động. Qua phân tích tổng quan, các nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề sau:

- Cơ sở lý luận các vấn đề về năng suất lao động: [7], [9], [15], [3],

- Thực trạng năng suất lao động, thực trạng năng suất ngành xây dựng tại Việt Nam và các giải pháp tăng năng suất lao động: [14], [17], [13], [8], [4], [5], [1]

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ trong các lĩnh vực: [7], [12], [16], [11], [15], [6],

Nhìn chung các nghiên cứu nêu trên chưa đi sâu nghiên cứu NSLĐ của các DNXD, chưa có cơng trình nào nghiên cứu các nhân tố đến năng suất lao đông trong doanh nghiệp thi công xây dựng. Do vậy, nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết.

<b>3. Mục đích của đề tài</b>

Đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng.

<b>4. Mục tiêu của đề tài</b>

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra các mục tiêu cần đạt được theo quá trình nghiên cứu như sau:

(1) Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận năng suất, năng suất lao động.

(2) Phân tích thực trạng năng suất ngành xây dựng tại Việt Nam và thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng

(3) Xây dựng mơ hình hồi quy đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng.

<b>5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài</b>

 <i><b>Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến</b></i>

NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng ở Việt Nam.

 <i><b>Phạm vi nghiên cứu: </b></i>

- Về không gian: Nghiên cứu vấn đề về NSLĐ trong lĩnh vực xây dựng, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ của DNXD trong giai đoạn thi công xây dựng tại Việt Nam.

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng NSLĐ ngành xây dựng trong giai đoạn 2010 đến năm 2015.

<b>6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài</b>

Phương pháp luận của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng.

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, nhóm sinh viên sử dụng một số phương pháp nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thực hiện nhằm kiểm định và nhận diện các nhân tố thông qua các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng.

<b>7. Sản phẩm khoa học của đề tài</b>

- Đánh giá thực trạng năng suất ngành xây dựng tại Việt Nam, thực trạng NSLĐ trong thi công xây dựng ở Việt Nam trong những năm gần đây.

- Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng thông qua xây dựng mơ hình hồi quy đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp thi công xây dựng.

<b>8. Kết cấu của đề tài</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của đề tài gồm ba chương:

<b>- Chương 1. Cơ sở lý luận về năng suất, năng suất lao động</b>

<b>- Chương 2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanhnghiệp thi công xây dựng</b>

<b>- Chương 3. Xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến năngsuất lao động của doanh nghiệp thi công xây dựng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG</b>

<b>1.1.Các khái niệm có liên quan</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm về năng suất</b></i>

Khái niệm năng suất được hiểu khá đơn giản là mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay. Theo Trung tâm Năng suất Nhật Bản: “Năng suất là đại lượng đo bằng tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, nhưng đầu ra luôn được đo bằng giá trị tăng thêm” [31].

<b>P = tổng đầu ra / tổng đầu vào = khối lượng / nguồn lực</b>

Đầu ra được phản ánh dưới nhiều tên gọi khác nhau như “tập hợp các kết quả”; “thực hiện ở các mức độ cao nhất”; “tổng đầu ra hữu hình”; “tồn bộ đầu ra có thể được”. Cụ thể trong các doanh nghiệp đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất hay giá trị gia tăng, hoặc khối lượng hàng hố tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp độ vĩ mô người ta thường sử dụng GDP như đầu ra chủ yếu để tính năng suất. Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra, đó là lao động, nguyên liệu, vốn, thiết bị, năng lượng, kỹ thuật, kỹ năng quản lý. Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mơ hình đánh giá năng suất khác nhau. Đặc điểm của quan niệm truyền thống là tập trung nhấn mạnh đến yếu tố đầu vào như lao động, vốn (năng lượng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, cơng nghệ) trong đó yếu tố lao động là trung tâm.

Theo cách tiếp cận mới năng suất: “Năng suất là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại.Có một sự chắc chắn rằng ngày hơm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hơm nay. Hơn nữa nó địi hỏi những cố gắng khơng ngừng để thích ững với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi. Đó là sự tin tưởng chắc chắn trong q trình tiến triển của loài người” [30].

Theo Từ điển Oxford “Năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó” [18]. Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ) “Năng suất là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động” [18].

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Năm 1950 Tổ chức hiệp tác kinh tế châu Âu đưa ra định nghĩa chính thức như sau: Năng suất là thương số thu được bằng cách chia đầu ra cho một trong những nhân tố sản xuất. Trong trường hợp này có thể nói về năng suất của vốn, năng suất đầu tư hoặc năng suất của nguyên vật liệu, tuỳ theo cách xem xét đầu ra trong mối quan hệ với vốn, đầu tư hay nguyên liệu. Theo Tổ chức Lao động Thế giới ILO: “Năng suất là tỷ số giữa đầu ra với tổng các yếu tố đầu vào. Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình xã hội phức tạp gồm: khoa học, nghiên cứu và phát triển, giáo dục, công nghệ, năng lực sản xuất và tổ chức lao động”. Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO): “Năng suất là mối liên hệ giữa đầu ra với số lượng nguồn lực hay đầu vào như lao động, vật liệu, máy móc, năng lượng... dùng để sản xuất”. Theo Bộ Lao động của Mỹ: “Năng suất là chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế trong việc biến đầu vào thành đầu ra”. Theo các nhà kinh tế New Zeland: “Năng suất là khả năng của nền kinh tế trong việc biến đầu vào thành đầu ra”.

Như vậy, một cách khái quát năng suất phản ảnh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra có ích với đầu vào được sử dụng. Phạm trù năng suất theo cách tiếp cận này gần giống với phạm trù hiệu quả của một số các nhà kinh tế Việt Nam. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường dùng tổng sản phẩm quốc nội đối với nền kinh tế, địa phương và giá trị tăng thêm đối với ngành, doanh nghiệp.

<i><b>1.1.2. Khái niệm về năng suất lao động</b></i>

<i>a) Lao động và sức lao động</i>

Lao động: “Là hoạt động có mục đích của con người”. Thơng qua những hoạt động đó con người tác động vào tự nhiên cải biến chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Lao động là hành động diễn ra giữa con người với tự nhiên và q trình lao động biến chúng thành những vật có ích đáp ứng nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là q trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế. Trong các yếu tố của q trình lao động thì yếu tố có tính chất quyết định là sức lao động.

Sức lao động: “Là năng lực lao động của con người. Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, động để tạo ra sản phẩm” [19].

<i>b) Năng suất lao động</i>

NSLĐ là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả “NSLĐ là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm” [20].

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Theo C. Mác: “NSLĐ là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mụch đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định” [22]. NSLĐ được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó.

Theo quan niệm truyền thống: NSLĐ phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một lao động tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đầu ra. Như vậy, NSLĐ phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc.

<i>c) Tăng năng suất lao động</i>

Với khái niệm NSLĐ nêu trên, việc tăng NSLĐ là làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động nói riêng và làm tăng sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp. của các ngành kinh tế và của cả quốc gia nói chung. Tăng NSLĐ chính là sự tăng lên của sức lao động hoặc tăng NSLĐ là sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn. Trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí theo những lượng nhất định. Lao động sống là lao động mà con người bỏ ra ở hiện tại. Lao động quá khứ là lao động ở giai đoạn trước đã chuyển vào giá trị sản phẩm.

Tăng NSLĐ có nghĩa là giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Các Mác viết: “Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh trong sản phẩm đó càng nhỏ, thì giá trị của vật phẩm đó cấhg ít. Ngược lại, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng dài và giá trị của nó lại càng lớn. Như vậy là số lượng của đơn vị hàng hoá thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng của lao động thể hiện trong hàng hố đó, và thay đổi tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó” [22].

Tăng NSLĐ là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn [21].

Theo C. Mác “NSLĐ tăng lên biểu hiện ở chỗ phần lao động sống giảm bớt; phần lao động quá khứ tăng lên, nhưng tăng như thế nào đó để tổng hao phí lao động chứa đựng trong hàng hố giảm ấy giảm đi; nói cách khác lao động sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên” [22].

Tăng NSLĐ là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái xã hội. Tuy nhiên, sự vận động và biểu hiện của quy luật tăng NSLĐ trong các hình thái xã hội khác nhau cũng

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

khác nhau do trình độ lực lượng sản xuất khác nhau. Dưới chế độ nô lệ, mức NSLĐ rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là sản xuất chỉ dựa vào sức người, sức động vật và công cụ lao động cịn thơ sơ. Dưới chế độ phong kiến, NSLĐ tăng lên rất chậm do hệ thống lao động vẫn chủ yếu là thủ cơng bên khi có sự xuất hiện máy móc trong thời kì cơng nghiệp hóa, NSLĐ tăng lên gấp nhiều lần. Ngày nay, nhờ thành tựu khoa học kỹ thuật tiến tiến con người có cũ một hệ thơng cơng cụ lao động hiện đại dưa NSLĐ xã hội lên rất cao, song khi năng này không dừng lại mà ngày càng tiến xa hơn bởi có sự kết hợp tối ưu của nhiều yếu tố.

<b>1.2.Ý nghĩa và vai trò của tăng năng suất lao động</b>

Tăng NSLĐ có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, nó là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, là cơ sở quan trọng trong các quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô. Mục tiêu của tăng NSLĐ hiện nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của con người trên toàn thế giới. Vấn đề trung tâm của NSLĐ hiện nay là đảm bảo xã hội tốt hơn thông qua kỹ thuật cải tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực và cơng nghệ sẵn có.

Năng lực của các doanh nghiệp trong nước nói chung và DNXD nói riêng cũng trở lên mạnh hơn sau quá trình đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa. Đối với các DNXD, tăng NSLĐ càng có ý nghĩa quan trọng, nó là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quá trình đầu tư xây dựng và là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà đầu tư [36]. - Tăng NSLĐ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DNXD trên thị trường. Có thể

nói, nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với các DNXD, đặc biệt là trong nền kinh tế như hiện nay. Do đó, để tồn tại và phát triển thì địi hỏi các DNXD phải khơng ngừng tìm tịi các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó nâng cao khả năng thắng lợi trong đấu thầu. Đây là phương thức cạnh tranh đặc trưng được sử dụng rộng rãi và gần như bắt buộc trong lĩnh vực xây dựng cơ bản [36].

- Tăng NSLĐ giúp rút ngắn thời gian thi cơng. Để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. Góp phần tăng uy tín, thương hiệu của DNXD qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp [36].

- NSLĐ cao, chất lượng của các cơng trình xây dựng sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ phát triển của doanh nghiệp và góp phần tăng tổng thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề về tích luỹ, tiêu dùng. Vì NSLĐ tăng lên thì sản lượng tăng lên và tổng giá trị sản lượng tăng lên. Khi giá trị sản lượng tạo điều kiện cho việc tăn glợi nhuận, giúp cho các doanh nghiệp có thể tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất [36].

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- NSLĐ của DNXD tăng góp phần quan trọng làm gia tăng giá trị trong lĩnh vực xây dựng và tăng giá trị của cả nền kinh tế quốc dân [36].

<i>Hình 1.1: Ý nghĩa của tăng năng suất lao động</i>

<b>1.3.Phương pháp xác định năng suất lao động doanh nghiệp xây dựng</b>

Cũng như đo lường năng suất, việc đo lường NSLĐ trong DNXD cũng có nhiều cách phụ thuộc vào các mục đích khác nhau. Hiện nay, việc đo lường NSLĐ chủ yếu theo 4 biện pháp chính sau:

- NSLĐ tính theo hiện vật - NSLĐ tính theo giá trị - NSLĐ tính theo sản lượng

- NSLĐ tính theo thời gian lao động

<i><b>1.3.1. Năng suất lao động tính theo hiện vật</b></i>

Theo giáo trình kinh tế xây dựng, NSLĐ được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao động hao phí ( NSLĐ theo sản lượng sản phẩm)

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

T: Hao phí lao động cần thiết hay hao phí lao động để hồn thành khối lượng sản phẩm tính theo ngày công, giờ công.

T = N * t (1.2) Với : N là số lao động tham gia (người).

T là độ dài thời gian lao động ( giờ, ngày,...).

Chỉ têu này biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể, chính xác,khơng chịu ảnh hưởng của giá cả, có thể dùng so sánh mức NSLĐ các doanh nghiệp có cùng một loại sản phẩm, thực hiện cơng tác có đơn vị đo đồng nhất. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ tính NSLĐ cho từng cơng việc mà khơng tính NSLĐ cho toàn doanh nghiệp trong kỳ và chưa phản ánh được điều kiện làm việc (chun mơn hóa, hợp tác hóa) và mức độ chất lượng sản phẩm.

Cách khắc phục: Sử dụng chỉ tiêu hiện vật - quy ước: quy đổi các sản phẩm tương đối đồng nhất về một loại sản phẩm được chọn làm sản phẩm quy ước.

<i><b>1.3.2. Năng suất lao động tính theo giá trị</b></i>

Chỉ tiêu này quy tất cả sản lượng về tiền của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất ra.

NSLĐ được xác định theo công thức sau:

Q<small>i : </small>Khối lượng sản phẩm loại i hoàn thành trong kỳ đang xét (tính theo hiện vật) D<small>i </small>: Đơn giá đầy đủ của một đơn vị sản phẩm loại i

T<small>i </small>: Hao phí lao động cần thiết để hồn thành khối lượng công tác Q<small>i </small>

Chỉ têu này dùng để xác định NSLĐ cho doanh nghiệp khi thực hiện một hay nhiều cơng tác khác nhau. Ngồi ra, NSLĐ tính theo giá trị còn được dùng để lập kế hoạch NSLĐ cho doanh nghiệp, bộ phận của doanh nghiệp và so sánh NSLĐ của doanh nghiệp ở hai thời kỳ khi chúng có cùng cơ cấu cơng tác.Tuy nhiên, việc tính NSLĐ theo giá trị lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố giá cả và sự thay đổi cơ cấu cơng tác nên phản ánh khơng chính xác mối quan hệ giữa hao phí lao động và sản phẩm. Ngồi ra, chỉ tiêu này cũng khơng khuyến khích tiết kiệm vật tư cũng như sử dụng vật tư rẻ hơn thay thế.

Xác định NSLĐ dựa trên giá trị gia tăng là biện pháp đo NSLĐ bằng chỉ tiêu mặt lượng về giá trị gia tăng và chỉ tiêu mặt lượng về lao động đầu vào. Với biện pháp này chỉ

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

tiêu NSLĐ sẽ thế hiện lao động được sử dụng hiệu quả ra sao để tạo ra giá trị gia tăng. NSLĐ thay đổi phản ánh sự ảnh hưởng tổng hợp của thay đổi về vốn cũng như kỹ thuật, thay đổi về mặt tổ chức và hiệu quả bên ương và giữa các doanh nghiệp, ảnh hướng của tính kinh tế quy mơ và các mức độ khác nhau về tận dụng công suất và các sai số về đo lường.

Mục đích của phương pháp này là có thể phân tích về các liên kết về vi mô và vĩ mô chẳng hạn như đóng góp của một lĩnh vực vào năng suất của toàn bộ ngành kinh tế và của một ngành vào toàn bộ nền kinh tế hoặc tăng trưởng kmh tế ó mức độ tổng hợp, NSLĐ dựa vào giá trị gia tăng tạo ra một liên kết trực tiếp với các đo lường được sử dụng rộng rãi như chất lượng sống, bằng cách điêu chinh hoặc thay đổi thời gian làm việc, thay đổi về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và các thay đổi về nhân khẩu học. Về mặt chính sách. NSLĐ dựa trên giá trị gia tăng rất quan trọng bởi được sử dụng về mặt thống kè trong các hoạt động đàm phán về chế độ, quyền lợi đối với người lao động.

Ưu điểm của phương pháp này là để đo lường và dễ hiểu. So với NSLĐ dựa vào sản lượng, NSLĐ dựa trên giá trị gia tăng ít phụ thuộc hơn vào sự thay đồi và tỷ lệ giữa đầu vào trung gian và lao động hoặc mức hộ liên kết theo chiều dọc (vcrtical integration). Chẳng hạn, khi có hoạt động th ngồi, lao động được thay thế bằng các đầu vào trung gian sẽ dẫn đến giảm giá trị gia tăng cũng như giảm đầu vào lao động.

Hạn chế của phương pháp này là do đo lường NSLĐ là một hiện pháp đo lường năng suất bản phần phản ảnh ảnh hưởng gộp của các yếu tố được lựa chọn. Nó dễ bị giải thích sai như về thay đổi về mặt kỹ thuật hay năng suất riêng biệt của các cá nhân trong lực lượng lao động. Cũng như vậy, giá trị gia tăng đo lường dựa trên các phương pháp giảm phát kép (double defiation) với các chỉ số Laspeyres có trọng số cố định (fixed wcight Laspeyres indices) có những hạn chế về cả mặt lý thuyết và thực tiễn.

<i><b>1.3.3. Năng suất lao động tính theo sản lượng</b></i>

<b>NSLĐ = </b><i><sup>Tổng giá trị sản xuất</sup><sub>Số lượng laođộng</sub></i>

(1.4)

Xác định NSLĐ dựa trên sản lượng là biện pháp đo NSLĐ bằng chỉ tiêu mặt lượng đối với sản lượng và chỉ tiêu mặt lượng đối với lao động đầu vào. Với biện pháp này chỉ tiêu NSLĐ chỉ phản ảnh một phần năng suất của lao động hay của năng lực cá nhân người lao động. Tỷ lệ giữa sản lượng và đầu vào lao động phụ thuộc nhiều vào sự hiện diện của các yếu tố đầu vào khác như các yêu tố về vốn, sự kết hợp về thay đổi giữa vốn đầu vào, đầu vào trung gian,…[36].

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Mục đích của phương pháp này là dựa trên NSLĐ sẽ xác định được yêu cầu về lượng lao động trên một đơn vị sản lượng. Qua đó phản ánh sự thay đổi về hệ số của lao động theo ngành và có thể phân tích và đánh giá được yêu cầu về mặt lao động của ngành.

Ưu điểm của phương pháp này là tính tốn đơn giản và dễ hiểu. Do việc đo lường dựa trên tổng sản lượng chỉ yêu cầu các chỉ số giả về tổng sản lượng chủ không yêu cầu về đầu vào trung gian nên dữ liệu để tính tốn sẽ được thu thập thuận lợi hơn.

Hạn chế của phương pháp này là do việc tính tốn NSLĐ dựa trên phương pháp đo lường năng suất bản phần và phản ánh ảnh hưởng gộp của các yếu tố được lựa chọn. Phương pháp này có thể dễ bị diễn giải sai như thay đổi về mặt kỹ thuật hoặc thay đổi năng suất của các cá nhân trong lực lượng lao động,…

<i><b>1.3.4. Năng suất lao động tính theo thời gian lao động</b></i>

NSLĐ được xác định bằng hao phí thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm :

<b> Wt =</b> <i><sup>T</sup><sub>Q</sub></i> (giờ cơng, ngày cơng / sản phẩm) (1.5) Trong đó:

 W<small>t </small>: NSLĐ tính theo thời gian lao động.  Q: Tổng số sản phẩm được sản xuất ra.

 T: Lượng thời gian lao động cần thiết (hao phí lao động) để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Q.

Chỉ tiêu này phản ánh cụ thể được mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm và phản ánh chính xác nỗ lực của người lao động. NSLĐ dễ so sánh với định mức lao động để đánh giá tình hình hồn thành định mức lao động. Nhưng phương pháp này lại chỉ tính NSLĐ cho từng cơng việc mà khơng tính NSLĐ cho toàn doanh nghiệp trong kỳ và chưa phản ánh được điều kiện làm việc (chun mơn hóa, hợp tác hóa) và mức độ chất lượng sản phẩm.

<b>1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp thi công xâydựng </b>

<i><b>1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ngành Xây dựng</b></i>

Các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ nói chung đối với các ngành sản xuất của tồn xã hội thì ngành Xây dựng cũng chịu tác động của những yếu tố đó. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các tài liệu về NSLĐ Việt Nam năm 2016 của Viện Quản lý kinh tế Trung ương [29] và

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

báo cáo năng suất Việt Nam năm 2014 [30], nhôm tác giả đã tổng hợp các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến NSLĐ ngành Xây dựng và được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

<i>Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ ngành Xây dựng [37]</i>

Các yếu tố tác động đến NSLĐ của ngành Xây dựng tại Việt Nam có thể được phân tích cụ thể như sau:

 <b>Yếu tố khoa học về công nghệ: </b>

Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy. Cịn cơng nghệ là sự ứng dụng, vật chất hóa các tri thức khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đó là tập hợp các giải pháp, phương pháp, quy trình, kỹ năng, phương tiện kỹ thuật,… được sử dụng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cụ thể. Thuật ngữ khoa học và công nghệ là sự thể hiện, đồng hành gắn bó giữa lý luận, lý thuyết và thực tiễn, thực hành, giữa nghiên cứu và ứng dụng thực tế. Trong các ngành kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ đã thực sự thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người. Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

động nâng cao NSLĐ, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,…

Trong các doanh nghiệp, máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của q trình sản xuất chính trị, vì thế việc hiện đại hóa máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó quan trọng nhất để phát triển kinh tế bền vững và bảo đảm bắt kịp các nước phát triển thì tăng năng suất phải thông qua phát triển khoa học công nghệ. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ thi công xây dựng và các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành là hết sức quan trọng, quyết định đến việc tăng NSLĐ của ngành trong tương lai.

 <b>Yếu tố về lao động: </b>

Yếu tố lao động tác động rất lớn đến tốc độ tăng NSLĐ ngành Xây dựng là một trong yếu tố then chốt đối với NSLĐ. NSLĐ ở cả cấp quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người. Nếu khơng có sự phối hợp tốt của yếu tố lao động thì cac yếu tố vốn, khoa học cơng nghệ, khó có thể phát huy được tác dụng. Yếu tố con người vô cùng quan trọng bởi nếu máy móc hiện đại mà chất lượng lao động, trình độ chuyên môn của lao động không tiếp quản hay vận hành được thì hiệu quả cơng việc cũng khơng cao.

Để có chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu phải đào tạo nguồn nhân lực theo chiến lược, quy hoạch phát triển về nguồn nhân lực của ngành. Công tác đào tạo nguồn nhân lực là việc trang bị cho người lao động đủ các điều kiện để tham gia q trình sản xuất, đó là tay nghề, trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của từng loại lao động. Điều này rất quan trọng bởi vì chất lượng lao động tạo nên chât lượng hàng hóa và năng suất, quyết định sựu tồn tại của doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến NSLĐ thấp chính là chất lượng giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đào tạo chưa hợp lí, thiếu lao động chất lượng cao, chưa chú trọng đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Song song với việc đào tạo lao động được chú trọng thì việc sử dụng lao động có chun mơn, có kỹ năng tốt phải được đổi mới, khơng gây lãng phí do sửu dụng lao động khơng đúng trình độ chun mơn được đào tạo.

Ngồi ra, yếu tố về con người cũng cần phải quan tâm đến môi trường làm việc, về điều kiện cho người lao động. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của người lao động. Người lao động phải được làm việc trong môi trường được tự do sáng tạo. Đối với ngành Xây dựng là ngành đào tạo nặng nhọc, điều kiện làm việc phải thay đổi, di chuyển theo cơng trình thì yếu tố này lại càng cần phải quan tâm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

 <b>Yếu tố về vốn: </b>

Việc tăng cường đầu tư vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nư tạo cơ sở hạ tầng cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng NSLĐ. Rõ ràng, cùng với số lượng nguồn nhân lực như nhau, nếu có những điều kiện trang bị phương tiện sản xuất tốt hơn, người lao động có thể tạo ra nhiều của cải vật chất hơn, tức là làm tăng NSLĐ. Những yếu tố về vốn tác động tới NSLĐ là sự gia tăng về vốn cố định hoặc mức độ trang bị vốn cho một lao động; vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội và việc sử dụng lượng vốn một cách có hiệu quả.

Mức trang bị tài sản cố định cho lao động của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. NSLĐ có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ trang bị tài sản trên một lao động, tầm quan trọng của mức độ trang bị về tài sản của người lao động được phản ánh qua tỷ lệ tương quan về mức tăng giá trị tài sản trên lao động và mức tăng NSLĐ.

Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội đối với ngành Xây dựng ln có xu hướng tăng lên là do mức độ tác động của mức tăng vốn đầu tư tới tăng trưởng của toàn nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, mức độ sử dụng vốn hiệu quả mới thực sự tác động tới tăng NSLĐ.

Mức tăng giá trị gia tăng của ngành xây dựng được coi là chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển của ngành. Đối với ngành xây dựng việc tăng, giảm giá trị gia tăng phụ thuộc vào nhiều yếu tố vốn đầu tư, khi thực hiện chính sách cắt giảm vốn đầu tư thì giá trị gia tăng của ngành sẽ giảm. Một trong những yếu tố tác động đến tăng, giảm giá trị gia tăng của ngành xây dựng phải kể đến sự Hội nhập Quốc tế trong Kinh doanh Thương mại.

 <b>Yếu tố về cơ cấu sản phẩm: </b>

Ngành xây dựng có nhiều lĩnh vực hoạt động, mỗi hoạt động đều tạo ra những sản phẩm – dịch vụ của riêng hoạt động đó và cơng trình xây dựng lại là những sản phẩm đầu ra cuối cùng của sản phẩm – dịch vụ trung gian như tư vấn xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng và xây dựng cơng trình. NSLĐ của tồn ngành được tạo nên từ NSLĐ của từng lĩnh vực, mỗi một giai đoạn và tùy thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi lĩnh vực tạo ra NSLĐ của các lĩnh vực khác nhau. Để tạo được NSLĐ cao trong quá trình tạo lập cơng trình xây dựng, địi hỏi NSLĐ từng lĩnh vực phải đạt tối ưu, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành. Thông thường những hoạt động có nhiều lao động chất xám thì NSLĐ thường cao hơn nên việc lựa chọn cơ cấu sản phẩm – dịch vụ là rất quan trọng, tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

nên giá trị gia tăng cao và NSLĐ cũng vì thế mà tăng lên. Đây cũng là mục tiêu của việc tái cơ cấu ngành và đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh.

 <b>Yếu tố về thể chế kinh tế và hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp: </b>

Thể chế kinh tế có vai trị hết sức quan trọng, tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ, nâng cao NSLĐ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc hồn thiện thể chế kinh tế, góp phần tạo thêm động lực của nền kinh tế, xác định rõ hơn vai trò của Nhà nước và mối quan hệ với thị trường. Ngành Xây dựng cần một thể chế đồng bộ về thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường vật liệu xây dựng, nhà ở, bất động sản,… Vai trò của Nhà nước trong thể chế là nâng cao hiệu quả phân bố nguồn lực cũng như tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Ngành Xây dựng do đặc điểm trong quá trình tạo ra sản phẩm không thể sản xuất hàng loạt, điều khiển lao động khác nhau, thời gian tạo ra sản phẩm dài và q trình sản xuất địi hỏi sự huy động lớn về lao động, máy móc thiết bị và nguyên nhiên liệu. Do vậy, tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức sản xuất thực sự là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao NSLĐ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành

 <b>Yếu tố về cơ chế chính sách của ngành xây dựng: </b>

Cơ chế chính sách là hành lang pháp lý đối với mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân, mỗi ngành có hành lang pháp lý riêng phù hợp với đặc điểm, quy mô, mức độ ảnh hưởng của ngành đối với nền kinh tế. Ngành xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nên càng phải có hành lang pháp lý phù hợp, đồng bộ để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành. Các cơ chế tiền lương, chính sách về đầu tư, chính sách khuyến khích khoa học kỹ thuật, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực,…tác động rất lớn đến việc tăng NSLĐ và phát triển của ngành Xây dựng.

<i><b>1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp thi công xâydựng</b></i>

Do đặc điểm của cơng trình xây dựng, q trình thi cơng xây dựng thường diễn ra trong một thời gian dài và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều thành phần tham gia. Do vậy NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng trong giai đoạn thi công xây dựng công trình chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Từ thực trạng của doanh nghiệp thi công xây dựng ở Việt Nam và các cơng trình nghiên cứu đã có, các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng trong giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình được tổng hợp bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>1.4.2.1.Nhóm nhân tố về bản thân người lao động</i>

Người lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động. NSLĐ của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hố, chun mơn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động:

- <i>Trình độ văn hóa: là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên, sự giác ngộ</i>

về chính trị, sự hiểu biết về xã hội, tinh thần thái độ lao động và đạo đức nghề nghiệp. Trình độ văn hóa cịn góp phần nâng cao khả năng tư duy và sáng tạo. Khi trình độ văn hóa càng cao, càng phù hợp với thực tế thì NSLĐ càng cao.

- <i>Trình độ chun mơn: là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, có</i>

khả năng chỉ đạo quản lý một cơng việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động.

- <i>Tâm sinh lý: NSLĐ còn phụ thuộc vào yếu tố tâm sinh lý của người lao động, làm</i>

việc trong điều kiện bảo hộ tốt sẽ giúp người công nhân yên tâm làm việc góp phần đạt và tăng NSLĐ.

- <i>Cường độ lao động (mức độ nặng nhọc của công việc): Thời gian làm việc kéo dài và</i>

mức độ nặng nhọc của công việc sẽ gây ra căng thẳng cho người lao động và ảnh hưởng tới NSLĐ.

- <i>Kinh nghiệm: Người lao động càng làm việc lâu năm thì sẽ có kinh nghiệm về cơng</i>

việc đó, điều này ảnh hưởng tới NSLĐ không chỉ đối với công nhân xây dựng mà hầu hết tất cả các ngành nghề.

- <i>Thể lực: Sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng</i>

sức khoẻ khơng tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong cơng việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm , thậm chí dẫn đến tai nạn lao động

- <i>Kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổ</i>

chức xây dựng nên dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nó bao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng cơng việc, an tồn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật…

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>1.4.2.2.Nhóm nhân tố về tổ chức và quản lý lao động</i>

Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới NSLĐ thơng qua việc xác định phương hướng phát triển, phân công lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc…

- <i>Phân cơng và bố trí tổ đội lao động: Về bản chất thì đó là quá trình gắn từng người</i>

lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ, bố trí cơng nhân phù hợp với đặc điểm cơng việc và trình độ tay nghề sẽ góp phần tăng NSLĐ.

<i>-Tổ chức giám sát thi cơng: Q trình giám sát trên cơng trường đảm bảo tổ công nhân</i>

làm việc theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng cơng việc.

<i>-Trình độ chuyên môn của người quản lý: Yếu tố này quyết định đến việc lập kế hoạch</i>

công việc, triển khai thi công, phân công lao động,…

<i>-Kinh nghiệm của người quản lý: Người quản lý làm việc càng nhiều năm trong nghề</i>

sẽ càng có kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo tổ chức sản xuất trên công trường.

<i>-Cơ chế quản lý, thưởng phạt: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và mục tiêu</i>

làm việc của người lao động.

<i>-Thái độ cư xử của người lãnh đạo: Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối,</i>

nguyên tăc hoạt động của một hệ thống các điều kiện môi trường nhất định.Lãnh đạo là một hệ thống cá tổ chức bao gồm người lãnh đạo, người bị lãnh đạo,mục đích của hệ thống, các nguồn lực và môi trường.

<i>-Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ: DNXD áp dụng những tiến bộ khoa góp phần</i>

giúp tăng hiệu quả cơng việc, cải thiện chất lượng sản phẩm.

<i>1.4.2.3.Nhóm nhân tố về tạo động lực cho người lao động</i>

Nhóm yếu tố tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của hết thảy mọi người lao động.mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình:

- <i>Hình thức trả lương: Doanh nghiệp thực hiện hình thức trả lương theo ca (cơng nhật)</i>

hay theo hình thức giao khốn sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của người lao động.

- <i>Chế độ phúc lợi, khen thưởng: Khi cơng nhân hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiết</i>

kiệm được nguyên vật liệu, có những sáng kiến sáng tạo trong hoạt động lao động… tiền thưởng đảm bảo gắn trực tiếp với thành tích của người lao động, gắn với hệ thống chỉ tiêu được nghiên cứu, phân loại cụ thể và mức thưởng có giá trị tiêu dùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

trong cuộc sống thì tiền thưởng sẽ là cơng cụ để người sử dụng lao động kích thích sự hăng say, gắn bó, sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, năng suất và hiệu quả của người lao động.

- <i>Thanh toán lương chậm: Yếu tố này sẽ làm giảm động lực làm việc của công nhân</i>

xây dựng.

- <i>Đời sống tinh thần được quan tâm: Cán bộ quan tâm đến đời sống góp phần giúp</i>

người cơng nhân yên tâm làm việc và sẵn sàng cống hiến vì doanh nghiệp.

<i>-Sáng kiến trong lao động: Những sáng kiến của người lao động được coi trọng và</i>

khen thưởng kịp thời sẽ làm cho người lao động cảm thấy được trọng dụng và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

<i>1.4.2.4.Nhóm nhân tố về cơng cụ lao động, đối tượng lao động</i>

Công cụ lao động và đối tượng lao động góp phần quan trọng ảnh hưởng đến NSLĐ của công nhân, bao gồm các nhân tố sau:

- <i>Chất lượng cơng cụ, dụng cụ lao động: máy móc thiết bị, dụng cụ cầm tay,… ảnh</i>

hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất tạo thành sản phẩm.

- <i>Chất lượng của vật liệu xây dựng: vật liệu, cấu kiện xây dựng ảnh hưởng trực tiếp</i>

đến hiệu quả thực hiện cơng việc và chất lượng sản phẩm hồn thành.

- <i>Độ phức tạp của cơng việc: Địi hỏi cơng nhân có trình độ tay nghề cao, thời gian thi</i>

cơng có thể kéo dài ảnh hưởng đến NSLĐ.

- <i>Yêu cầu về chất lượng sản phẩm: Ảnh hưởng đến việc tổ chức thi công, phân bố tổ</i>

công nhân, loại vật liệu và máy móc phục vụ thi cơng.

<i>1.4.2.5.Nhóm nhân tố về điều kiện lao động</i>

Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diến ra trong môi trường sản xuất nhất định, mỗi mơi trường khác nhau lại có các nhân tố khác nhau tác động đến người lao động, mỗi nhân tố khác nhau lại có mức độ tác động khác nhau, quá trình sản xuất xây dựng bao gồm các yếu tố về điều kiện lao động sau:

- <i>Cường độ chiếu sáng, thơng gió: Điều kiện làm việc không tốt như quá sáng hoặc quá</i>

tối sẽ ảnh hưởng đến thị giác của người lao động, giảm khả năng lao động. - <i>Độ rung: ảnh hưởng đến các thao tác, biệp pháp tổ chức thi công </i>

- <i>Làm việc ở khu vực nguy hiểm: Mức độ an tồn khơng cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ</i>

của người lao động, làm cho người lao động có cảm giác không yên tâm nên không chuyên tâm vào công việc, làm giảm năng suất lao động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- <i>Độ cao: càng lên cao công nhân càng bị chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên</i>

nên NSLĐ giảm dần theo chiều cao.

<i>1.4.2.6.Nhóm nhân tố về mơi trường tự nhiên – xã hội</i>

Một trong những đặc điểm của q trình sản xuất xây dựng là có tính lộ thiên làm cho quá trình sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thiên nhiên, điều kiện thời tiết dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, bao gồm các nhân tố sau:

- <i>Thời tiết, khí hậu: Có ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng suất lao động. Nó tác động đến</i>

NSLĐ một cách khách quan và không thể phủ nhận, đặc biệt đối với quá trình sản xuất xây dựng ở ngồi cơng trường.

- <i>Điều kiện địa chất, thủy văn: Ảnh hưởng đến phương án tổ chức thi công, bố trí mặt</i>

bằng thi cơng, việc phân chia bố trí các tổ đội công nhân.

- <i>Cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay địi hỏi</i>

các DNXD phải khơng ngừng cải tiến năng lực và uy tín bằng cách nâng cao năng suất và hiệu quả thực hiện các hợp đồng xây dựng.

- <i>Quy định, pháp luật về xây dựng: Sự thay đổi trong chính sách sẽ tác động trực tiếp</i>

đến các chính sách của doanh nghiệp như chế độ tiền lương, thưởng,…

<b>1.5.Phương pháp đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất laođộng</b>

Trên thực tế có nhiều phương pháp để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động, trong giới hạn của phạm vi nghiên cứu, nhóm sinh viên sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20, nội dung như sau:

Phân tích hồi quy tuyến tính là một phương pháp phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X, mơ hình hóa sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1) với các tham số của mơ hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu thu được, với trình tự thực hiện gồm 5 bước như sau:

<b>Bước 1: Hình thành các giả thuyết nghiên cứu và xác định mơ hình nghiên cứu: </b>

- Các giả thuyết nghiên cứu được xác định thông qua nghiên cứu định tính: nghiên cứu định tính để khám phá các biến độc lập, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Mơ hình nghiên cứu chính thức thể hiện mối quan hệ tương quan giữa nhân tố ảnh hưởng tổng thể (biến phụ thuộc) NSLĐ trong q trình thi cơng xây với nhân tố ảnh hưởng thành phần (biến độc lập) có dạng:

<b>Y= β1X1 + β2X2 + β3X3 + …. + βkXk</b> (1.7) Trong đó: - β<small>1</small>, β<small>2</small>, β<small>3</small>, …,β<small>k</small> : là các hệ số hồi quy

- X<small>1, </small>X<small>2 , </small>X<small>3 , …, </small>X<small>k</small>: là các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng) - Y: là biến phụ thuộc (NSLĐ trong thi công xây dựng)

<b>Bước 2: Thiết kế phiếu khảo sát và thu thập số liệu: </b>

- Thiết kế phiếu khảo sát

- Kích thước mẫu là một vấn đề cần xác định khi tiến hành nghiên cứu định lượng. Theo Hair và cộng sự (1998), công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước

<b>mẫu cho hồi quy tuyến tính như sau: n >= 50+ 8p (trong đó n là kích thước mẫu, p là</b>

số biến độc lập trong mơ hình). Trường hợp phân tích yếu tố khám phá (EFA), Hair và cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 05 quan sát.

- Quá trình thi thập dữ liệu đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu điều tra là: phỏng vấn trực tiếp và khảo sát online qua docs.google với bảng hỏi đã được thiết kế sẵn.

<b>Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của mơ hình hồi quy: </b>

- Các giả thuyết sẽ được kiểm định thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20: Dữ liệu sau khi được mã hóa và làm sạch, sẽ được phân tích thống kê mơ tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích yếu tố khám phá và phân tích hồi quy.

- Các bước thực hiện bao gồm: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến và tổng nhỏ. Sau đó, các biến phù hợp sẽ được sử dụng để phân tích yếu tố khám phá (EFA) và loại bỏ các biến có thơng số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải yếu tố (Factor loading) và các phương sai trích được.

 <i><b>Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo: </b></i>

Được đánh giá thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (ρc Composite reliability), tổngc Composite reliability), tổng phương sai trích được (ρc Composite reliability), tổngvcVariance extracted), hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha α). Trong đó, theo Hair và cộng sự (1998), phương sai trích phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được giải thích bởi biến tiềm ẩn; độ tin cậy tổng hợp đo lường độ tin cậy của

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

tập hợp các biến quan sát. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình thể hiện bởi độ tin cậy của thang đo là ρc Composite reliability), tổngc > 0,5 hoặc ρc Composite reliability), tổngvc>0,5; hoặc α ≥0,6 (Creswell, 2002).

Mục đích việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo là để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát khơng đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác). Trong đó: Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0 là thang đo tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); Nguyễn Đình Thọ (2011) đề nghị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Tuy nhiên, Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Chính vì vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, chúng ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ.

 <i><b>Phân tích yếu tố khám phá EFA: </b></i>

Tồn bộ các biến quan sát có ý nghĩa và đạt được độ tin cậy nhất định sẽ được đưa vào phân tích EFA. Kỹ thuật phân tích EFA là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng phổ biến để đánh giá thang đo hay rút gọn một tập biến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, phân tích yếu tố được ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số yếu tố nhất định để đo lường các khía cạnh khác nhau của các khái niệm nghiên cứu. Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích EFA bao gồm:

-

Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5≤ KMO ≤1 và sig< 0,05. Trường hợp KMO<0,5 thì phân tích yếu tố có khả năng khơng thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

-

Tiêu chuẩn rút trích yếu tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các yếu tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích yếu tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát). Theo Gerbing và Anderson (1988), các yếu tố có Eigenvalue <1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi EFA). Vì thế, các yếu tố chỉ được rút trích tại Eigenvalue >1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

-

Tiêu chuẩn hệ số tải yếu tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các yếu tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair và cộng sự (1998), Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading >0,4 được xem là quan trọng; Factor loading >0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading >0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì chọn tiêu chuẩn Factor loading >0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading >0,75. Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading <0,3; nhưng biến đó phải có giá trị nội dung. Trường hợp các biến có Factor loading khơng thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các yếu tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận ≤ 0,3), nghĩa là không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một yếu tố, thì biến đó bị loại và các biến cịn lại sẽ được nhóm vào yếu tố tương ứng trên ma trận mẫu (Pattern Matrix).

<b>Bước 4: Phân tích hổi quy bội: Phương pháp ước lượng các hệ số hồi quy trong phương</b>

trình hồi quy bội thường được sử dụng là phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS. Về mặt trực giác, OLS là việc ước lượng đường thẳng qua các điểm số liệu trong mẫu sao cho tổng khoảng cách bình phương sai số <i>E</i> là nhỏ nhất.

<b>Bước 5: Kiểm định sự phù hợp mơ hình hồi quy bội: Đánh giá sự phù hợp của mô hình</b>

nghiên cứu thơng qua hệ số KMO và chạy mơ hình hồi quy để kiểm định sự phù hợp của mơ hình bằng chỉ tiêu R<small>2</small> hiệu chỉnh và phân tích phương sai (ANOVA).

<b>1.6.Kinh nghiệm tăng năng suất lao động của một số nước trên thế giới</b>

Trên thực tế, NSLĐ ở Việt Nam so với các nước trong khu vực là thấp hơn. Lựa chọn hướng đi để nâng cao NSLĐ cần phải được thực sự quan tâm. Các chuyên gia tư vấn quốc tế đã chỉ ra hai cách để có thể tăng NSLĐ, đó chỉ là tăng hiệu quả bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cao máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ năng và đào tạo nghề, NSLĐ có thể tăng qua con đường thứ 2 đó là một số nghiên cứu kinh nghiệm các nước có NSLĐ cao trên thế giới, cụ thể:

<i><b>1.6.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản</b></i>

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ngày 11/1/2018, câu chuyện về tăng trưởng thần kỳ của Nhật Bản thế kỷ trước được nhắc đến như bài học cho Việt Nam trong tăng năng suất lao động. NSLĐ của Việt Nam, tầm quan trọng của năng suất, làm thế nào để tăng năng suất, thốt bẫy thu nhập trung bình là những chủ đề lớn tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 được tổ chức sáng 11/1. Ban tổ chức đã dành một phiên thảo luận riêng về NSLĐ với sự tham gia của nhiều chun gia uy tín trong và ngồi nước trong đó có các thành viên Tổ tư vấn kinh tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

của Thủ tướng như GS. Trần Văn Thọ, TS. Trần Đình Thiên, TS. Nguyễn Đình Cung... Ngồi ra có GS. Kenichi Ohno của Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS).

Câu chuyện “6.000 ngày thần kỳ của Nhật Bản” được GS. Trần Văn Thọ dẫn ra như một bài học mà Việt Nam cần hướng tới. Theo đó, Nhật Bản đã có khoảng gần 20 năm, khoảng 6.000 ngày (1955-1973) có tốc độ phát triển GDP bình quân hàng năm khoảng 10%. Cách Nhật Bản tăng NSLĐ để tạo bước phát triển thần kỳ cũng được GS. Thọ chia sẻ. Nhật Bản là một nước đi sau phương Tây nhưng đã tăng cường nhập khẩu công nghệ cao, rút ngắn khoảng cách, từng bước cơng nghiệp hóa, nâng cao năng suất, rồi sau đó xuất khẩu lại công nghệ ra thế giới.

Nhật Bản cũng tái cơ cấu nguồn lực: Tập trung nguồn lực với những ngành nghề tạo ra năng suất cao, giá trị cao thay vì những ngành có giá trị thấp như nông nghiệp đồng thời tăng quy mô sản xuất của nhiều ngành nghề, tạo ra giá trị cao, năng suất cao cho hàng hóa. Về nguồn lực, các chính sách đào tạo, nâng cao trình độ được tiến hành. Năng suất của từng người dân, ngành nghề từng bước được nâng cao.

Kinh nghiệm rút ra từ Nhật Bản như sau:

- Hoạt động cải tiến trong sản xuất nhằm vào ý thức tăng hiệu suất công việc với quy mô tồn bộ nhân sự và người lao động phải có được ý thức này. Bên cạnh việc tăng hiệu suất công việc, vấn đề tăng lương phải phù hợp với mục tiêu là tăng NSLĐ và thu nhập cao đã đè ra và phải được cơng khai những đóng góp của những người lao động trong việc cải tiến để nâng cao hiệu suất công việc.

- Ngành XD Nhật Bản đạt được các thành tựu cao trong lĩnh vực bê tông đúc sẵn Precats Concrte (PC), thông qua việc sử dụng PC họ có điều kiện cải tiến trong cơng tác thiết kế về quy chuẩn hóa cấu kiện đúc sẵn và đồng bộ hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhằm nâng cao chất lượng, tăng NSLĐ và giảm giá thành sản phẩm.

- Xây dựng khô (Dry Construction) sử dụng vách bê tông nhẹ (vách thạch cao chịu nước), tấm Acotec, sàn nhẹ khác cost và khu vệ sinh chế tạo sẵn tại nhà máy được lắp ghép tại hiện.

<i><b>1.6.2. Kinh nghiệm của Singapore </b></i>

Singapore đã có những bước đột phá để trở thành quốc gia có NSLĐ hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ rõ một thực tế dễ thấy là nền kinh tế nước này chủ yếu dựa vào ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp như tài chính và bảo hiểm. Sự thay đổi này sẽ tạo ra giá trị chất sám lớn hơn, chiếm tỷ lệ cao hơn trong giá thành sản phẩm, từ đó góp phần tăng GDP cho đất nước trong dài hạn. Như vậy, ở một cấp độ rộng hơn, NSLĐ là một làm số phản ánh cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Cùng với việc chuyển

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đổi cơ cấu kinh tế thì Singapore chọn lựa kỹ càng việc áp dụng công nghệ hàng đầu thế giới cho phát triển và đạt được NSLĐ cao. Ngoài ra, Singapore xây dựng “Phong trào nâng cao năng suất quốc gia” (từ năm 1981-2011), GDP của Singapore đã tăng từ 43,6 tỷ USD lên đến 275.6 tỷ USD vào năm 2011 [33].

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore là 296,97 tỷ USD vào năm 2016 theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. GDP của Singapore tăng 0,04% trong năm 2016, với mức thay đổi 0,13 tỷ USD so với con số 296,84 tỷ USD của năm 2015. MTI ngày 23/11/2017 cho biết đã quyết định điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay từ mức 2-3% lên 3-3,5% nhờ sự tăng trưởng vượt bậc trong quý 3 vừa qua. Khảo sát kinh tế mới nhất cho thấy nền kinh tế Singapore trong quý 3 vừa qua đã tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2013, vượt cả mức dự báo mà chính phủ nước này đưa ra trước đó là 4,6% và mức tăng trưởng 2,9% của quý 2. Trên cơ chế điều chỉnh theo mùa hàng quý, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đảo quốc này đã tăng 8,8% trong quý 3, cao hơn so với dự báo chính thức là 6,3% và mức tăng trưởng 2,2% trong quý 2. Trong khi đó, tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng tiếp tục giảm 7,6% sau khi giảm 9,1% trong quý trước do sự yếu kém trong hoạt động xây dựng của cả khu vực tư nhân lẫn khu vực công [34].

Kinh nghiệm rút ra từ Singapore như sau [35]:

- Phát triển nguồn nhân lực (nâng cao tay nghề thông qua đào tạo).

- Cơ giới hóa, tự động hóa và áp dụng những công nghệ mới nhất của thế giới cho ngành xây dựng (chế tạo và nhập khẩu các loại máy móc, giảm thiểu lao động thủ cơng). - Đưa cơng nghệ mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) trong công tác quản lý xây dựng. - Luật Xây dựng sửa đổi bắt đầu có hiệu từ ngày 1/11/2014 chính phủ Singapore đã yêu

cầu phải thiết kế chi tiết 80% cấu kiện bê tông đúc sẵn (PC) và đưa khu vệ sinh được chế tạo sẵn đủ điều kiện tiêu chuẩn về chất lượng mới được cấp giấy phép xây dựng.

<i><b>1.6.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc</b></i>

Trung tâm năng suất Hàn Quốc đã phân tích chỉ số NSLĐ của tất cả các ngành công nghiệp quý I năm 2014 (trong đó có ngành Xây dựng) đều tăng trưởng khoảng hơn 1% so với cùng kỳ năm trước. Về sản xuất công nghiệp, sản xuất của tất cả các ngành công nghiệp tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2013. Kết quả trên đạt được nhờ vào sự tăng trưởng của các ngành chính bao gồm: sản xuất (0,6%), dịch vụ (1,8%) và xây dựng (6,5%). Đối với đầu vào lao động, số lượng lao động tăng 1,3% sơ với cùng kỳ năm trước và số giờ làm việc giảm 0,7%. Kỷ niệm 70 năm độc lập (15/8/1945-15/8/2015), Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

công bố những chỉ số về sự phát triển của đất nước này. Theo tài liệu này, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc năm 2014 đạt 1.485.000 tỷ Won (khoảng 1.274 tỷ USD), cao gấp 31.000 lần so với năm 1953, khi chiến tranh liên Triều kết thúc [37].

Kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc cũng như một số nước như Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia,… chỉ ra rằng duy trì một tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư cao là một trong các nhân tố giúp các quốc gia này tăng trưởng NSLĐ cũng như GDP cao trong một thời gian dài. Đi đôi với việc này, chất lượng lao động (trình độ, kỹ năng, sức khỏe) được quan tâm hàng đầu. Sự chênh lệch về chất lượng lao động đóng góp một phần vào sự khác nhau về NSLĐ giữa các quốc gia. Hàn Quốc duy trì cơ cấu hợp lý giữa kỹ sư - trung cấp chuyên nghiệp – công nhân học nghề là 1:4:10.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: </b>

Nội dung chương 1 đã hệ thống hóa và làm rõ những cơ sở lý luận về năng suất và năng suất lao động, qua đó đánh giá ý nghĩa quan trọng của việc tăng NSLĐ đối với ngành xây dựng nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung. Nhóm sinh viên đã tổng hợp 04 phương pháp xác định NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng hiện nay và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ ngành xây dựng. Từ việc tìm hiểu các nghiên cứu đã có và thực trạng tại Việt Nam, nhóm sinh viên đã đưa ra 25 nhân tố được chia làm 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ của doanh nghiệp thi công xây dựng. Đây sẽ là cơ sở để nhóm sinh viên phân tích thực trạng ở chương 2 và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính ở chương 3.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNNĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THI CÔNG XÂY DỰNG</b>

<b>2.1. Thực trạng về năng suất lao động tại Việt Nam hiện nay</b>

NSLĐ là một chỉ số chính của thị trường lao động, phản ánh tăng trưởng kinh tế bền vững, khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong sử dụng lao động của mỗi quốc gia. Theo các chuyên gia kinh tế, khi các động lực tăng trưởng kinh tế đã dần tới hạn, khi cách thức tăng trưởng cũ (chủ yếu dựa vào việc gia tăng vốn đầu tư, thâm dụng lao động chi phí thấp và khai thác tài ngun...) đã khơng cịn phù hợp, thì địn bẩy cho tăng trưởng bền vững chính là vấn đề tăng năng suất. Tăng NSLĐ đang ngày càng đóng vai trị quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Theo Tổng cục Thống kê về thống kê tình hình kinh tế - xã hội năm 2017. Theo đó, năm 2017 GDP cả nước tăng 6,81%, mức cao nhất kể từ năm 2011. Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương ứung hơn 220 tỷ USD. GDP bình qn đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/ lao động (tương đương khoảng 4.159 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm. Cụ thể, NSLĐ xã hội của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2011-2017 lần lượt là: 55,2 triệu đồng/lao động; 63,1 triệu đồng/lao động; 68,7 triệu đồng/lao động; 74,7 triệu đồng/lao động; 79,4 triệu đồng/lao động; 84,5 triệu đồng/lao động; 93,2

<small>triệu đồng/lao động/năm</small>

<i>Hình 2.1: NSLĐ người Việt Nam 2011-2017</i>

Nguồn: Tổng cục Thống kê NSLĐ người Việt Nam, 2018

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Tuy nhiên, mức năng suất của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Tính theo sức mua tương đương năm 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% NSLĐ của Lào. Tổng cục Thống kê đã đưa ra cảnh báo chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng, cụ thể theo nghiên cứu của World Bank, chênh lệch mức NSLĐ của Singapore và Việt Nam tăng từ 115.087 USD năm 2006 lên 131.333 USD năm 2016; tương tự, của Malaysia từ 39.806 USD lên 46.190 USD; Thái Lan từ 14.591 USD lên 17.208 USD; Indonesia từ 10.100 USD lên 13.496 USD; Philippines từ 6.691 USD lên 7.561 USD; Lào từ 220 USD lên 1.422 USD [35].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng giảm dần, từ tốc độ tăng trưởng trung bình 7,3% của giai đoạn 1990-2000 xuống còn 6,7% trong giai đoạn 2001-2010 và bình quân 5,96% cho giai đoạn 2011-2016 [33]. Như vậy, tăng trưởng đã giảm khá nhanh và nếu tiếp tục xu hướng này Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian hơn để thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực. Nếu chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6%/năm thì ước tính Việt Nam phải mất gần 20 năm nữa mới đạt mức thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2010 và hơn 10 năm nữa mới bằng Thái Lan năm 2010 [33]

<i>Hình 2.2: NSLĐ của Việt Nam so với các nước trong khu vực năm 2016</i>

Nguồn: theo Ngân hàng thế giới, 2016 Khoảng cách NSLĐ của Việt Nam so với Singapore giảm từ 15,7 lần năm 2010 xuống còn 14,3 lần năm 2016; với Malaysia từ 6,6 lần xuống còn 5,7 lần, với Thái Lan từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

2,9 lần xuống còn 2,7 [34]. NSLĐ của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt đối đang ngày càng có xu hướng tăng lên.Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: Quy mơ kinh tế của nước ta cịn nhỏ, xuất phát điểm thấp; cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch; lao động trong nông nghiệp và lao động khu vực phi chính thức cịn chiếm tỷ lệ cao, trong khi NSLĐ ngành nơng nghiệp và khu vực phi chính thức ở nước ta thấp. Máy móc, thiết bị và quy trình cơng nghệ cịn lạc hậu; chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cịn thấp. Ngồi ra, cịn một số “điểm nghẽn” và “rào cản” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính chậm được khắc phục

Như vậy, thời gian qua dù NSLĐ của Việt Nam dù đã được cải thiện, song vẫn ở mức thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và thấp so với nhu cầu phát triển. Tổng cục Thống kê cho biết, NSLĐ của Việt Nam thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, mức năng suất của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực.

<b>2.2. Thực trạng năng suất lao động ngành Xây dựng trong những năm gần đây</b>

Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp lớn trên thế giới có hoạt động bao chùm hầu hết khác lĩnh vực khác. Mặc dù đã được cơ khí hóa ngành Xây dựng vẫn là ngành sử dụng nhiểu lao động, chiếm từ 9% - 12% có khi tới 20% lực lượng lao động mỗi quốc gia. Ngành Xây dựng gặp một số khó khăn như: hầu hết lực lượng lao động là lao động phổ thơng chưa có chuyên môn về xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật, ngun vật liệu cịn thơ sơ, lạc hậu. Đồng thời với điều kiện lao động đặc thù khó khăn, phức tạp, nguy hiểm người lao động phải làm việc ngoài trời, trên cao, dưới sâu, địa bàn lao động ln thay đổi do đó gây nhiều khó khăn đến NSLĐ.

<i><b>2.2.1. Cơ cấu giá trị ngành xây dựng</b></i>

Trong giai đoạn 2011-2014, nhóm doanh nghiệp tư nhân ln chiếm trên 80% trong cơ cấu sản xuất của ngành Xây Dựng, đóng góp vai trị quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành. Nguồn vốn tư nhân khơng chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng dân dụng, còn tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các hợp đồng BT, BOT, BTO và PPP. Tuy nhiên, khung pháp lý cho các hình thức hợp tác cơng - tư (PPP) cịn nhiều hạn chế, nên chưa thể thúc đẩy mạnh lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>2.2.2. Năng suất lao động của ngành xây dựng so với các ngành khác</b></i>

NSLĐ ở Việt Nam rất thấp, tăng chậm và ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực. Thực tế đó địi hỏi phải có những giải pháp toàn diện để tăng NSLĐ nhanh và bền vững - một trong những vấn đề cốt tử của nền kinh tế. Theo số liệu của niêm giám thống kê năm 2015 (là số liệu thống kê được cơng bố chính thức và gần đây nhất tới thời điểm hiện tại) cho thấy NSLĐ của ngành Xây dựng trong 5 năm gần đây tương đối thấp. Ngành Xây dựng có NSLĐ bình qn năm trong giai đoạn 2010 – 2015 xếp ở vị trí 15 trong 20 ngành so sánh. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm gần đây mức NSLĐ ngành Xây dựng đã có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng bình quân 9,3%/ năm. Các năm 2014 và 2015 NSLĐ của ngành xây dựng đã tăng đều, bình quân xấp xỉ 10%/năm. Kết quả đánh giá và so sánh được nêu trong bảng sau:

<i>Bảng 2.1: NSLĐ xã hội theo giá hiện hành của các ngành kinh tế</i>

<i>Đơn vị tính: triệu đồng/người</i>

<b>NSLĐ xã hội phân theo ngành kinh tế</b>

Giá trị của ngành có giá trị cao

Giá trị của ngành có giá trị thấp 15 25.4 26.4 28.6 30.6

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí

504.8 751.3 862.2 1 024.7 1 146.6

5 <sup>Cung cấp nước, hoạt động quản </sup>

lý và xử lý rác thải, nước thải <sup>94.6</sup> <sup>141.8</sup> <sup>164.4</sup> <sup>179</sup> <sup>179.9</sup>

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tơ, xe máy và xe có động cơ khác

11 <sup>Hoạt động tài chính, ngân hàng </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>NSLĐ xã hội phân theo ngành kinh tế</b>

Nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc

17 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 53.4 69.2 119.5 134.4 133.8 18 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 62.8 73 78.1 80.7 84.6

Hoạt động làm thuê các cơng việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình

Nguồn: Niêm giám thống kê 2016 So với tình hình chung thì trong cả giai đoạn NSLĐ trung bình của 20 ngành kinh tế vẫn đang cao hơn NSLĐ ngành xây dựng khoảng 1,18 lần.( Tỷ lệ tăng bình quân ngành xây dựng 9,3%/năm, trong khi đó tỷ lệ tăng bình qn của 20 ngành vào khoảng 20,1%/năm).

Xét theo các yếu tố cấu thành giá trị NSLĐ thì có 2 ngun nhân dẫn tới NSLĐ của ngành Xây dựng còn thấp là tổng giá trị gia tăng của tồn ngành khơng cao trong khi thu hút số lượng lớn lao động có việc làm nhưng chất lượng lao động thấp.

<i>Đơn vị tính: triệu đồng/người</i>

<i>Hình 2.4: Biểu đồ giữa giá trị bình quân của tất cả các ngành so với ngành xây dựng</i>

Từ biểu đồ ta thấy giá trị NSLĐ của ngành xây dựng còn thấp, thấp hơn giá trị trung bình của tất cả các ngành. Điều đó thể hiện NSLĐ ngành xây dựng còn thấp. Đa số người

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

lao động theo nghề xây dựng một cách ngẫu nhiên, người thợ đi lên bằng con đường tự học và thường bắt đầu bằng công việc lao động phổ thông. Số lượng người được đào tạo nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo nên chất lượng lao động ngành xây dựng thấp.

<i>Bảng 2.2: NSLĐ của các khu vực kinh tế theo giá hiện hành</i>

<i>Đơn vị tính: triệu đồng/lao động</i>

Cơng nghiệp và xây dựng 80.3 98.3 115 123.9 135 133.6 112

<i>Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện sự biến động của các khu vực kinh tế theo giá hiện hành</i>

Trong thời gian qua, mặc dù NSLĐ khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng bình quân cao nhất, nhưng NSLĐ của khu vực này vẫn rất thấp, chỉ tạo ra khoảng 31,1 triệu đồng/lao động trong năm 2015 (theo giá hiện hành), bằng 39,2% mức NSLĐ chung của toàn nền kinh tế. Trong khi đó, NSLĐ khu vực cơng nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ lớn hơn nhiều lần khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, nhưng do tốc độ tăng NSLĐ thấp hơn, nên khoảng cách về NSLĐ giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản so với hai khu vực này ngày càng được thu hẹp. Điều này cịn chứng tỏ các ngành cơng nghiệp và dịch vụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

chưa được như kỳ vọng là những ngành kinh tế chủ chốt, động lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế.

<i><b>2.2.3. Thực trạng năng suất lao động ngành Xây dựng phân theo lĩnh vực</b></i>

Các doanh nghiệp của Ngành được phát triển theo hướng hinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở ngành chun mơn hóa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận nhanh với công nghệ xây dựng mới, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, từng bước đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, tư vấn, thi cơng xây dựng những cơng trình quy mơ lớn, hiện đại.

<i>2.2.3.1. Thực trạng năng suất lao động trong lĩnh vực thi cơng xây dựng cơng trình</i>

Q trình thi cơng cơng trình xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng tới chất lượng cơng trình. Khâu xây dựng và xử lý nền móng có vai trị quyết định đảm bảo chất lượng cơng trình đặc biệt là các cơng trình cao tầng… Mức độ cơng nghiệp hóa trong xây dựng thi công nhà cao tầng , làm chủ các công nghệ xây dựng các cơng trình có quy mơ lớn, phức tạp hay công nghệ tiên tiến trong tổ chức và quản lý thi cơng xây dựng vẫn cịn nhiều hạn chế, ở mức độ trung bình trong khu vực. Ngồi ra, các công ty, doanh nghiệp thi công xây lắp có tổ chức , hệ thống quản trị doang nghiệp, quản lý chất lượng cơng trình xây dựng chưa hiệu quả hoặc khơng được chú trọng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới NSLĐ.

Trong những năm gần đây, mức tăng trưởng của ngành xây dựng Việt Nam đã có nhiều cải thiện. Trong số 500 doanh nghiệp (DN) thuộc Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam thì có một số doanh nghiệp là nhà thầu lớn như: Công ty TNHH Xây dựng dân dụng và công nghiệp DELTA, Công ty CP Xây dựng Coteccons, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Địa ốc Hịa Bình…Dù vậy, trên thực tế, năng suất của ngành xây dựng vẫn rất thấp, chỉ bằng 85% năng suất của các đơn vị trong ngành sản xuất; tốc độ phát triển chậm, khoảng 10%, trong khi tốc độ phát triển của các doanh nghiệp khác bình quân khoảng 16%. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do DNXD vẫn yếu và thiếu về máy móc, thiết bị. Bên cạnh việc khó đủ khả năng sở hữu những thiết bị lớn thì nhiều DNXD vẫn thiếu những thiết bị nhỏ, thiết bị cầm tay phục vụ cho người công nhân trong việc nâng cao năng suất lao động. Một nhà thầu có năng lực khá tốt trong việc cung cấp máy móc thiết bị, thẳng thắn nhận xét, các nhà thầu Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp; thiếu máy móc, thiết bị… Thực tế cũng có DN Việt Nam có khả năng cung cấp máy móc, thiết bị phục vụ các ngành xây dựng, giao thông, công nghệ mỏ rất tốt. Tuy nhiên, các DN này chưa thực sự chú tâm trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

việc xây dựng và bảo vệ chữ “tín” của DN. Chính vì thế có nhiều DN chưa tạo được niềm tin cho chủ đầu tư, bên mời thầu.

Trong thời gian tới các DN xây dựng phải đặc biệt chú trọng đầu tư trang thiết bị, góp phần nâng cao năng suất của ngành. Trong bối cảnh năng lực tài chính của nhiều nhà thầu xây dựng có hạn, chưa thể đầu tư ngay được những máy móc, thiết bị hiện đại, các nhà sản xuất máy móc, thiết bị cần hướng nhiều hơn đến thị trường cho thuê; bên cạnh đó, tăng cường giới thiệu các thiết bị mới giúp DN nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, các DN xây dựng trong nước cần tích cực nâng cao trình độ, đổi mới sáng tạo để sản xuất những thiết bị mới, tiến tới thay thế hàng nhập khẩu.

<i>2.2.3.2. Thực trạng năng suất lao động trong một số lĩnh vực khác thuộc ngành xây dựng</i>

Chuỗi giá trị xây dựng được cấu thành bởi ba yếu tố chính: yếu tố đầu vào, quy trình xây dựng và thị trường xây dựng. Trong đó, yếu tố đầu vào gồm: vật liệu, nhân công và máy, thiết bị thi công.

 <b>Lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD):</b>

Giá thành của một cơng trình xây dựng thường bao gồm 60 – 70 % chi phí vật liệu, 10 -20 % chi phí nhân cơng , 10 -20 % chi phí máy xây dựng trong đó thép chiếm tới 60-70% và xi măng chiếm 10-15% trong cơ cấu vật liệu xây dựng. Lĩnh vực có bước phát triển vượt bậc là công nghiệp VLXD, nhờ định hướng đúng đắn, các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư công nghệ hiện đại, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng các sản phẩm có chất lượng và hàm lượng khoa học công nghệ cao, thay thế nhập khẩu, hướng mạnh xuất khẩu. Nhiều sản phẩm VLXD đã có thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế như Viglacera, Fico, Vicem... các sản phẩm VLXD đã được xuất khẩu tới hơn 100 nước trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, các chủng loại sản phẩm VLXD chủ yếu đã cơ bản thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước; đồng thời một số sản phẩm VLXD đã tham gia vào thị trường xuất khẩu (xi măng, gạch ốp lát, kính xây dựng, đá ốp lát, vơi…)…

 <b>Lĩnh vực cơ khí xây dựng:</b>

Hiện nay, trang thiết bị cơ khí xây dựng nói chung và máy móc thiết bị phục vự thi cơng xây dựng cơng trình nói riêng cịn cũ, lạc hậu. Phần lớn thiết bị đã qua nhiều năm sử dụng, lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ và thiếu phụ tùng thay thế nên các doanh nghiệp thường chỉ dừng lại ở mức là nhà thầu phụ cho các gói thầu thơng thường do thiếu vốn , gặp khó khăn cho nguồn vốn đầu tư phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), hiện Việt Nam có khoảng 150.000 nhà thầu xây dựng, trong đó có khoảng 2.000 nhà thầu cỡ lớn và vừa, nên nhu cầu về máy móc xây dựng sẽ rất lớn. Tuy nhiên, trừ một vài doanh nghiệp sản xuất thiết bị nâng và ô tô tải nặng theo nhu cầu của thị trường, thị trường máy xây dựng vẫn còn bỏ trống. Gần như 100% máy xây dựng của Việt Nam là nhập ngoại. Theo thống kê nước ta có kim ngạch nhập khẩu máy xây dựng vào khoảng 300-400 tỷ USD/năm, với số lượng vào khoảng 12.000-15.000 chiếc, và chủ yếu là máy xúc

<i><b>đào. Trong đó, 95% là máy cũ đã qua sử dụng. Nguyên nhân chính là vì khả năng</b></i>

tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh và mức giá của máy cũ chỉ bằng 1/4 so với máy mới. Một số nước, có lượng máy xây dựng nhập khẩu lớn vào Việt Nam có thể kể đến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.Tuy nhiên, việc sử dụng máy cũ cũng có những nhược điểm như thủ tục rườm rà, thường xảy ra hỏng hóc và hiệu suất làm việc khơng bằng những thiết bị mới. Bên cạnh đó, việc quy định máy móc đã qua sử dụng nhập khẩu về Việt Nam phải đảm bảo có chất lượng cịn lại từ 80% trở lên, thời gian đã qua sử dụng không được vượt quá từ 3 -15 năm tùy từng chủng loại nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng của máy cũ nhập khẩu đã gây ra những tác động không nhỏ tới thi trường này do việc đánh giá kiểm định như thế nào để xác định máy có chất lượng còn lại từ 80% trở lên là rất khó.

 <b>Lĩnh vực tư vấn xây dựng:</b>

Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng - chủ đầu tư - tổ chức việc khảo sát thiết kế, xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp cơng trình, giấm sát thi cơng xây dựng, nghiệm thu cơng việc hồn thành. Tư vấn xây dựng chất lượng cơng trình xây dựng có nhiệm vụ chính là giúp chủ đầu tư giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an tồn lao động và mơi trường trong thi cơng xây dựng cơng trình theo nhiệm vụ thỏa thuận với chủ đầu tư trong hợp đồng kinh tế. Chủ thể tư vấn không trực tiếp làm ra sản phẩm cơng trình xây dựng, nhưng lại là một nhân tố quan trọng quyết định việc kiểm soát chất lượng của một cơng trình xây dựng. Năng lực về khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, kiểm định chất lượng cơng trình, quản lý dự án cịn nhiều hạn chế , chưa đáp ứng được với những dự án, cơng trình xây dựng phức tạp, chưa áp dụng rộng rãi cơng nghệ thơng tin trong q trình thực hiện và quản lý. Hiện nay vẫn cịn có những dự án có lập các phân tích tài chính nhưng độ tin cậy khơng cao, tính khả thi, hiệu quả kinh tế kỹ thuật khơng cao. Bên cạnh đó, lĩnh vực tư vấn chưa áp dụng nhiều về thiết kế sử dụng theo phương pháp mơ hình, ứng dụng thơng tin cơng trình BIM cũng như như chưa hình thành được mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan với nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>2.2.3.4. Đánh giá tình hình biến động năng suất lao động của ngành Xây dựng giai đoạn2010-2015</i>

Từ kết quả thống kê của niên giám thống kê và kết quả khảo sát về NSLĐ trong lĩnh vực xây dựng ta có biểu đồ thể hiện NSLĐ ngành xây dựng giai đoạn 2010 – 2015: Từ biểu đồ trên có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Giai đoạn 2010- 2011 và 2012 – 2013, NSLĐ chung của tồn ngành xây dựng có sự sụt giảm. Trong đó năm 2011 NSLĐ giảm mạnh tới 38% so với năm 2010 do hậu quả từ biến động lớn về giá trị thị trường xây dựng và chính sách cắt giảm đầu tư của giai đoạn 2007-2010.

- Từ năm 2013 đến 2015, NSLĐ ngành xây dựng đã phục hồi với tốc độ tăng trưởng bình quân 8-10%/năm. Theo dự báo của các chuyên gia xu thế tăng trưởng NSLĐ của ngành xây dựng với tốc độ bình quân như trên có thể tiếp tục tăng kéo dài tới năm 2020.

Như vậy, với cách tính hiện hành thì NSLĐ được thống kê, công bố chưa phản ánh hết thực trạng NSLĐ của tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do ngành xây dựng quản lý như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng, tư vấn xây dựng bởi các lĩnh vực này đang được tính là thành phần của các ngành khác. Cụ thể, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ

</div>

×