Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con nguời (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.04 MB, 103 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI <small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</small>

DƯƠNG TUẦN DŨNG

(Trên co sử thực tiễn xét xử tại dia ban thành phố Ha Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI <small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</small>

DƯƠNG TUẦN DŨNG

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

<small>Mã so: 8380101.03</small>

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRINH TIEN VIET

HÀ NOI - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của</small>

riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, vi dụ và trích dan trong

<small>Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã</small>

hồn thành tat cả các mơn học và đã thanh tốn tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

<small>gia Hà Nội.</small>

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Truong Dai học Luật

<small>xem xét đê tơi có thê bảo vệ Luận văn.Tơi xin chân thành cảm ơn!</small>

NGƯỜI CAM ĐOAN

DƯƠNG TUẦN DŨNG

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>Danh mục các bảng, biêu đô</small>

Chương 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE TRÁCH NHIỆM HÌNH

SU DOI VOI CAC TOI XAM PHAM NHAN PHAM, DANH

DỰ CUA CON NGƯỜI oo. .occccsssessesssessssssesssesscssessecssessesssecseesseesseess 9

1.1. Khái niệm, cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm

phạm nhân phẩm, danh dự của con người...--- 55+ 9

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản về trách nhiệm hình sự đối với các

tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con nBười...-- ---‹---«+-+ 9

1.12. Co sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân

phẩm, danh dự của CON nñBưỜI...-- ¿+ s + *+*xevveeerseesseesrrss 13

1.2. Hình thức của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm

nhân phẩm, danh dự của Con ngườii...-- 2-2 2 5scsscsz e2 16

<small>1.2.1. Hình phạt...- G- G1 vn TH ng net 17</small>

<small>1.2.2. Cac biện pháp tư phấp...- --- -- + + k*Sxk* ng net 25</small>

1.3. Những quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm

phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong pháp luật

<small>hình sự giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945</small>

đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 ... 26

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước pháp

điển hóa lần thứ nhất — Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985... 26 1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước

<small>khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999... - 5+ +s+++x>+s++x 29</small>

1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến trước

<small>khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 ...---- -- ---- +55 32</small>

KET LUẬN CHƯNG l...-- - 2 SE+E£EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrrerkee 34

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Chương 2: QUY ĐỊNH VÈ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐĨI VỚI CÁC

TOI XÂM PHAM NHÂN PHAM, DANH DỰ CUA CON NGƯỜI TRONG BO LUAT HÌNH SỰ NĂM 2015 VA THUC

TIEN XÉT XU TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỌI... 35 2.1. Quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm

nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự

năm 2015 và một số bat cập, hạn chế...--- 2-5 5522 35

2.1.1. Quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân

phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự năm 2015... 35

2.1.2. Một số bất cập, hạn chế trong Bộ luật hình sự năm 2015 ... 44

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về trách nhiệm hình sự đối với

các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên

địa bàn thành phố Hà Nội...---2- 2 52 ©522SEExcEEerxerxerxee 46

2.2.1. Khai quát chung về tình hình tội phạm xâm phạm nhân phẩm,

danh dự của con người trên địa bàn Thành phố Hà Nội... 46

2.2.2. _ Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm

nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn thành phố Hà Nội.... 49

2.3. Những tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản ... 54 2.3.1. Những ton tại, hạn chế trong việc áp dụng trách nhiệm hình sự

đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người tại địa

bàn thành phố Hà Nội ...-.-- 2-2-5255 SE2E2E£2E2EE2Eezxerxerxeee 54 2.3.2. Nguyên nhân của những tôn tại, hạn chế trong việc áp dụng trách

nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con

người tại địa bàn thành phố Hà Nội...-- 2-2 2 s2 5x52 59 KET LUẬN CHƯNG 2...-- 2 St kềSk*EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkrri 63

Chương 3: QUAN DIEM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUY

ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ DOI VỚI CAC TOI XÂM PHAM NHÂN PHAM, DANH DU CUA CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG

CAO HIỆU QUA ÁP DỤNG...----2cc2ccc¿+22EEEEEEEErveeeecred 64

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.1. Quan điểm tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự

<small>năm 2015 về trách nhiệm hình sự đơi với các tội xâm phạm</small>

nhân phẩm, danh dự của con người...-- 2-5 5 sese5+2 64 3.1.1. Hoàn thiện quy định nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền

<small>CON TØƯỜI...G- G1111 TH ngư 64</small>

3.1.2. Hoàn thiện quy định đáp ứng yêu cau cải cách tư pháp ... 65 3.1.3. Hoàn thiện quy định đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phịng, chống

tội phạm nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng ... 67

<small>3.2. Giải pháp hồn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015về trách nhiệm hình sự đơi với các tội xâm phạm nhân phầm,</small>

<small>danh dự của con ngØườ Ì ...-...-- - s1 ng ng re, 68</small>

3.2.1. Hoan thiện quy định về tình tiết định tội ...--- 2-5 s2 s2 +: 68 3.2.2. Hồn thiện quy định về tình tiết định khung ...--.--- 71 3.2.3. Hồn thiện quy định về hình phạt...---- 2 2 2 s+s+zxerxzsez 75

<small>3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật</small>

Hình sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm

phạm nhân phẩm, danh dự của con người...--- 75

3.3.1. Nâng cao hiệu qua áp dụng pháp luật về trách nhiệm hình sự đối

với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ... 75

<small>3.3.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chi đạo và giám sát trong ap dụng</small>

<small>trách nhiệm hình sự đơi với các tội xâm phạm nhân phâm,</small>

<small>danh dự của CON RØƯỜII...-- -- <6 1E E SE EEsksekerkeseree 76</small>

3.3.3. Nang cao chất lượng đội ngũ cán bộ áp dụng trách nhiệm hình sự

đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ... 77 .45888/.9)091019)1€61... 79 KẾT LUẬN ...---2-- 252222221221 EEEEE212211211211211 2111111211111 11x. 80

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO...---2 252 s2 xxx: 81

<small>PHU LUC occeeccccceccssssssssssessssssesssssessssssessssssessssssessssuvessssusessssuesssssuesssssesssseess 86</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

<small>BLHS: Bộ luật Hình sự</small>

<small>TAND: Tịa án nhân dân</small>

<small>TNHS: Trách nhiệm hình sự</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

DANH MỤC BANG, BIEU DO

<small>Bang 2.1</small> Phân tích các hình phạt bổ sung được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con

người trên địa bàn thành phố Hà Nội (2018 — 2022)

<small>53</small>

Biểu đồ 2.1Tỉ lệ các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con

người va tội phạm các loại đã xét xử sơ thấm trên địa

Biểu đồ 2.2

Cơ cấu các tội phạm cụ thể trong tổng số các tội xâm

phạm nhân phẩm, danh dự của con người đã được xét

xử trên địa bàn thành phố Hà Nội (2018 - 2022)

<small>48</small>

Biểu đồ 2.3

Cơ cấu các hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo

phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con

người trên địa bàn thành phố Hà Nội (2018 - 2022)

<small>49</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

MỞ DAU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, tình hình các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người

diễn biến ngày một phức tạp về cả tính chất, phương thức thực hiện. Hậu quả do hành vi phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người gây ra không chỉ gây thiệt hại về mặt nhân phâm, danh dự của chủ thể được BLHS bảo vệ mà còn tác động đến sức khỏe, tính mạng của bị hại, gây mất ơn định trật

tự, an tồn xã hội. Do đó, dé bảo đảm sự ổn định của xã hội, sự tôn trọng

và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của mọi công dân như Điều 20 Hiến pháp năm 2013 đã khang định: “Moi người có quyên bat khả xâm phạm về thân

thể, được pháp luật bảo hộ vé sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tan, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm

phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm nhân phẩm, danh dw...” hay Điều 37 Bộ

luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: “Nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá

<small>nhân được tơn trọng và được pháp luật bảo vệ”, pháp luật hình sự hiện hành</small>

đã quy định TNHS của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

đối với người thực hiện hành vi phạm tội, là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc

nhất được pháp luật hình sự quy định làm căn cứ nhằm bảo đảm cho mọi hành

vi vi phạm quy định BLHS xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh

<small>dự của con người phải được phát hiện, xử lý kịp thời, đúng pháp luật.</small>

Xuất phát từ tính nguy hiểm cho xã hội của các tội này, các tội xâm phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người được quy định từ khá

sớm trong pháp luật hình sự nước ta với nhiều tội có chế tài khá nghiêm khắc. Thực tiễn xét xử ở nước ta nói chung, tại địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng những năm vừa qua cũng cho thấy nhiều vụ án xâm phạm nhân phẩm, danh

dự của con người được đưa ra xét xử với hình phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên,

<small>vì nhiêu lý do khác nhau, một sơ tội thuộc nhóm các tội xâm phạm nhân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

phẩm, danh dự của con người vẫn diễn ra với số vụ và số bị cáo lớn, gây ra những hậu quả về nhiều mặt cho xã hội. Trong khi đó, bên cạnh những kết

quả đang ghi nhận, thực tiễn xét xử các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự

của con người vẫn cịn có những sai sót, vi phạm trong định tội danh cũng

<small>như áp dụng trách nhiệm hình sự. Những sai sót, vi phạm này ảnh hưởng trực</small>

tiếp đến hiệu quả đấu tranh phịng chống các tội phạm này. Thực trạng đó cho

thấy, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người xảy ra phổ biến ở nước ta trong những năm gần đây nhằm xác định những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn

xét xử các vụ án này đồng thời tìm ra nguyên nhân của chúng đề từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp là công việc cần thiết để nâng cao hiệu quả xét xử các tội này. BLHS năm 2015 đã có nhiều sửa déi về các tội xâm phạm

nhân phẩm, danh dự của con người, Vì vậy, nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về nhóm tội này có ý nghĩa về khoa học

và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực

tiễn áp dụng TNHS trong xét xử các tội xâm phạm xâm phạm nhân phẩm,

danh dự của con người tại địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa thiết thực góp

phần tạo sự kết nối chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn nhằm góp phần hồn thiện nhận thức về lý luận, pháp luật cũng như góp phần tăng cưởng ý thức

<small>pháp luật của mọi cá nhân trong đó có những cán bộ làm cơng tác áp dụngpháp luật hình sự.</small>

Vì vậy, việc chọn đề tài "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm

phạm nhân phẩm, danh dự của con người (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại

địa bàn thành phố Hà Nội)" đề nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn như sau:

<small>Một là, ý nghĩa lý luận, pháp lý</small>

<small>Thời gian qua, trong khoa học luật hình sự nước ta đã có những nghiên</small>

cứu, phân tích dấu hiệu pháp lý về định tội, định khung, định hình phạt hoặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm đối với các tội phạm cụ thể trong nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ở các phương diện ké trên, tuy nhiên vẫn chưa có một cơng trình nào tiếp cận vấn đề TNHS đối với

các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người một cách tương đối tồn

diện dưới góc độ là luận văn thạc sĩ luật học. Vì vậy, nghiên cứu về TNHS đối

với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người sẽ phần nào bé sung

các nội dung về TNHS nói chung, TNHS đối với nhóm tội này nói riêng, từ đó nâng cao hiệu quả áp dung, thống nhất các quy định BLHS.

Hai là, ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con

người tai địa ban thành phố Hà Nội trong giai đoạn 05 năm (2018 - 2022) cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, tác giả nhận thấy hiện nay một số quy

định của BLHS Việt Nam về TNHS đối với các tội phạm này vẫn còn vướng mắc, tồn tại chưa đủ cơ sở pháp ly dé áp dụng thống nhất, đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm

nhân phẩm, danh dự của con người. Do đó, nhằm bảo đảm hiệu quả áp dụng

quy định TNHS về tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người trong

phòng, chống các tội phạm này, cần nghiên cứu dé đưa ra giải pháp góp phần tiếp tục hồn thiện Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đôi bổ sung năm 2017 (gọi tắt Bộ luật Hình sự năm 2015).

<small>2. Tình hình nghiên cứu</small>

Nghiên cứu về TNHS nói chung, TNHS đối với các tội xâm phạm nhân

phẩm, danh dự con người nói riêng có cơng trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu là:

<small>* Sách chun khảo và các tài liệu tham khảo</small>

<small>1) GS.TSKH. Lê Văn Cảm (chủ biên), TS. Phạm Mạnh Hùng, TS.</small>

Trịnh Tiến Việt (2005), Sách chuyên khảo, “TNHS và miễn TNHS”, Nxb Tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

pháp, Hà Nội; 2) TS. Trịnh Tiến Việt (2013), Sách chuyên khảo — “Tội phạm và TNHS”, Nxb. Chính trị Quốc gia: 3) TS. Trần Văn Biên — TS Đinh Thế Hưng (đồng biên soạn) (2018), “Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (sửa đổi bồ sung năm 2017)”, Nhà xuất bản thé giới, Hà Nội; 4) TS Phạm Mạnh Hùng

(2020), “Bình luận khoa học BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm

2017 (Phân các tội phạm) ”, Đxb. Lao động, Hà Nội, ...

Một số giáo trình đã được cơng bố có ý nghĩa là nguồn tham khảo dé tác giả hồn thiện đề tài gồm có: 1) Đại học Quốc gia Hà Nội (GS.TSKH

Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung) của Khoa Luật, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội; 2) Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (PGS.TS Trịnh Quốc Toản (Chủ biên)

(2023), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phan các tội phạm — quyển 1), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội:....

<small>* Luận an, luận văn</small>

1) Vũ Hải Anh (2017), Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con

người theo pháp luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện

khoa học xã hội, Hà Nội; 2) Lê Thái Hưng (2015), TNHS đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự cua con người trong luật hình sự Việt Nam trên cơ

sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, ...

* Bài viết đăng tại các tạp chi

1) Phạm Văn Báu (2018), Những điềm mới về các tội xâm phạm nhân

phẩm, danh dự con người trong BLHS Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017), Hội thảo “Báo cáo những điểm mới của BLHS 2017 và việc tổ

chức thực hiện”, tháng 8/2018 tại Nghệ An; 2) Đỗ Thu Hiền (2018), “Các rồi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong pháp luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật, số 5/2018...

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu tổng quan và chỉ tiết một số vấn đề liên quan đến TNHS nói chung, và TNHS đối với các

tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người. Các tác giả nghiên cứu TNHS

đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người ở các khía cạnh như

<small>nghiên cứu quy định pháp luật, nghiên cứu áp dụng pháp luật,... Tuy nhiên,</small>

hiện chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu, toan diện TNHS đối với các

tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người gan với thực tiễn xét xử tại dia

bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2022. Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận,

thực trạng quy định của pháp luật về TNHS đối với các tội xâm phạm nhân phẩm danh dự con người gắn với thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội hiện

nay là có tính mới và cần thiết hiện nay.

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn</small>

<small>3.1. Mục dich nghiên cứu</small>

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sâu sắc hơn một số vẫn đề

lý luận cũng như đưa ra những phân tích khách quan, chính xác thực tiễn áp

dụng quy định về TNHS trong xét xử các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự

của con người, giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đưa

ra các quan điểm, giải pháp tiếp tục hoàn thiện và bảo đảm hiệu quả áp dụng quy định của BLHS về TNHS các tội phạm này.

<small>3.2. Nhiệm vụ của luận văn</small>

Dé thực hiện mục đích nêu trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thê sau:

1) Làm cụ thé, sâu sắc hơn một số van dé lý luận về TNHS đối với các

tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ở những phương diện, góc

<small>độ khác nhau.</small>

2) Phân tích làm rõ quy định về TNHS trong BLHS năm 2015 đối với

các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người. Chỉ ra một số bất

cập, hạn chế của BLHS hiện hành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

3) Phân tích tình hình xét xử và thực tiễn áp dụng quy định về TNHS

đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn

thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 và 109 bản án trong giai đoạn này đề từ đó nhận thấy được những khó khăn, vướng mắc, tồn

<small>tại và nguyên nhân.</small>

4) Đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định về TNHS đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong BLHS Việt Nam và

<small>các giải pháp bảo đảm hiệu quả thực hiện.</small>

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những với van dé lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định về TNHS của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong BLHS Việt Nam.

<small>4.2. Phạm vi nghiên cứu</small>

Luận văn nghiên cứu về TNHS các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự

<small>của con người trong BLHS Việt Nam giai đoạn 2018-2022, làm rõ khái niệm,</small>

hình thức của TNHS đối với các tội phạm này (ở dạng hình phạt và các biện

pháp tư pháp), và phân tích thực tiễn áp dụng trong xét xử giai đoạn

2018-2022 và 109 bản án trong giai đoạn này, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hình sự về các

tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người.

<small>5.Cơ sở lý luận, cơ sở phương pháp luận và các phương pháp</small>

<small>nghiên cứu</small>

<small>5.1. Cơ sở lý luận</small>

Luận văn hệ thống lại các quan điểm, học thuyết thé hiện chính sách pháp luật, các tài liệu, giáo trình chuyên sâu, kết quả tại các bai viết, luận văn

<small>nghiên cứu của các nhà khoa học, luật gia về hình sự làm kêt quả nghiên cứu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

về TNHS như: khái niệm, căn cứ của TNHS, các hình thức TNHS, TNHS

trong các trường hợp cụ thé, v.v... làm cơ sở dé thực hiện nghiên cứu nội dung

<small>của luận văn.</small>

<small>5.2. Cơ sở phương pháp luận</small>

<small>Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử,</small>

duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;

các quan điểm, chủ trương của Đảng về cơng tác phịng ngừa, đấu tranh

chống tội phạm.

<small>5.3. Các phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Trong luận văn, tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu như:</small>

phương pháp tơng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, ... của khoa học luật hình

sự dé làm rõ nội dung nghiên cứu.

Phương pháp phân tích nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về

TNHS đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, đặc biệt

là làm rõ những hình thức của TNHS đối với các tội phạm này theo quy định

<small>của BLHS Việt Nam;</small>

Phương pháp thống kê, khảo sát các vụ án nhằm xử lý các tai liệu, số liệu để làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng quy định về TNHS qua phân tích 109 bản án trong giai đoạn 05 năm (2018 - 2022) về các tội phạm này của TAND

thành phố Hà Nội; đặc biệt thực tiễn là áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp, trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;

Phương pháp tổng hợp đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của BLHS về TNHS đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, đề xuất một số giải pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật để đáp

ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong bối cảnh hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

<small>Với kêt quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phân hồn thiện một sơ vân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

đề ly luận về TNHS đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con

<small>người. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả ápdụng cịn là tài liệu tham khảo trong q trình hồn thiện pháp luật hình sự.</small>

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Từ việc đánh giá khách quan, chính xác quy định của BLHS về TNHS

đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người va thực tiễn xét

xử trên địa bản thành phố Hà Nội trong giai đoạn 05 năm (2018 - 2022), 109 bản án trong giai đoạn 05 năm (2018 - 2022), kết quả của luận văn góp phần

phục vụ cho thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, nhất là trong giai đoạn xét xử, từ đó góp phần bảo đảm giải quyết vụ án đúng người,

<small>đúng tội và đúng pháp luật, cũng như định tội, định khung, định hình phạt phù</small>

hợp với tình tiết khách quan của vụ án, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người.

7. Kết cầu của luận văn

Ngoài các phần Mở dau, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phu lục, kết cau gồm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Một sơ vẫn đề chung về trách nhiệm hình sự đối với các tội

xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người.

Chương 2: Quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự năm 2015 và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương 3: Quan điểm và những giải pháp hồn thiện quy định của Bộ

luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân

phẩm, danh dự của con người và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>Chương 1</small>

MOT SO VAN DE CHUNG VE TRÁCH NHIỆM HÌNH SU DOI VỚI

CAC TOI XÂM PHAM NHÂN PHAM, DANH DU CUA CON NGƯỜI

1.1. Khái niệm, co sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản về trách nhiệm hình sự đối với

các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người * Khái niệm và đặc điểm cơ bản của TNHS

Thuật ngữ “trách nhiệm” thường được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, như một nghĩa vụ, bốn phận phải thực hiện; thứ hai, được xem là một hậu quả bắt lợi phải gánh chịu [23, tr.452]. TNHS là một loại trách nhiệm pháp lý,

được dùng theo nghĩa thứ hai, tức là theo nghĩa hậu quả pháp lý bất lợi mà

chủ thê vi phạm pháp luật phải gánh chịu.

<small>TNHS là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, do đó từ khi cá nhân, pháp</small>

nhân thương mại phạm tội chính thức bị kết tội bởi bản án có hiệu lực của

<small>Toa án thì những hậu quả đó mới gọi là TNHS [44, tr.266]. Biện pháp ngăn</small>

chặn, biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với bị can, bị cáo trong quá trình tố

tụng trước khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật khơng được coi là TNHS. Ké từ khi chính thức bị coi là có tội, cá nhân, pháp nhân thương mại sẽ phải

chịu hậu quả pháp lý là chịu sự kết tội băng bản án có hiệu lực của Tịa án,

chịu hình phạt, các biện pháp cưỡng chế hình sự khác va mang án tích. Án tích mặc dù khơng được tun trong bản án kết tội nhưng cũng là hậu quả pháp lý bat lợi kèm theo ban án kết tội, trừ những trường hợp khơng bị coi là

<small>có án tích theo quy định của BLHS.</small>

Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm sau: Trách nhiệm hình sự là

một dạng trách nhiệm pháp ly, là hậu quả pháp lý bat lợi mà cá nhân, pháp

<small>nhân thương mại phạm toi phải chịu do đã thực hiện hành vi phạm tội, được</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

thể hiện ở bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cua Toa án, hình phạt, các biện pháp cưỡng chế hình sự khác do Bộ luật hình sự quy định và mang án tích.

Có thể thấy TNHS mang những đặc điểm cơ bản sau:

<small>Một là, TNHS là hậu quả pháp lý khi cá nhân, pháp nhân thương mại</small>

<small>thực hiện hành vi phạm tội. Chi khi nào hành vi cua cá nhân hoặc pháp nhân</small>

<small>thương mại phạm tội bị coi là tội phạm theo quy định của BLHS thì cá nhân,</small>

<small>pháp nhân thương mại phạm tội đó mới phải chịu TNHS.</small>

Hai là, cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội là chủ thể phải chịu

<small>TNHS. Giữa TNHS của cá nhân người phạm tội và TNHS của pháp nhân</small>

thương mại phạm tội có điểm khác nhau. Pháp nhân thương mại là “con

<small>người pháp lý” nên hình thức chịu TNHS của pháp nhân thương mại không</small>

thê giống với hình thức chịu TNHS của cá nhân người phạm tội [44, tr.267].

Ba là, TNHS của cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội biểu hiện ở bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, hình phạt, các biện pháp

cưỡng chế và mang án tích.

Bốn là, TNHS của cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội được xác

định thơng qua trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của Bộ luật tố tụng

hình sự năm 2015, do các cơ quan có thâm quyên tiến hành tổ tụng thực hiện.

<small>Năm là, TNHS của cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội là trách</small>

nhiệm trước Nhà nước chứ không phải với cá nhân, tô chức bị hành vi phạm tội

xâm hại trực tiếp. Khi tội phạm xảy ra sẽ xuất hiện quan hệ pháp luật đặc biệt

giữa Nhà nước thơng qua các cơ quan, người có thầm quyên tiến hành tố tung và

<small>cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. Trong đó, Nhà nước thơng qua các cơ</small>

quan, người có thâm quyền có quyền truy cứu TNHS và xét xử dé áp dụng TNHS đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội; còn cá nhân, pháp nhân

thương mại phạm tội có nghĩa vụ chịu sự truy cứu TNHS và xét xu, đồng thời phải chịu TNHS do cơ quan, người có thâm quyên tiến hành tố tụng áp dụng.

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

* Khải niệm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “danh dự” được hiểu là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá tri tinh thần, đạo đức tốt đẹp và nhằm mang lại danh dự, nhằm tỏ rõ sự kính trọng của xã hội vé con người hoặc tơ chức nào đó và được thừa nhận như một quyền nhân thân [23, tr.133]. Danh dự của con người được hình thành qua hoạt động thực tiễn, biểu hiện ở phương diện đạo đức và xã hội. Danh dự của mỗi con người biểu hiện qua sự uy tín và tự trọng, ở góc độ cá nhân thì đó là khả năng mỗi người tự nhìn nhận về giá tri, vi trí của bản thân mình, cịn ở góc độ xã hội thì đó là sự ghi nhận, nhìn nhận, cảm phục về mặt đạo đức, tài năng của tập thể, xã hội đối với cá nhân đó. Như vậy, danh

dự là yếu tố thuộc về cá nhân, gan với chủ thé nhất định, là một trong các yếu tố dé thê hiện uy tín của một người trong cộng dong, xã hội và không ai được phép xâm phạm quyền được bảo vệ về danh dự của cá nhân.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “nhân phẩm” là “phẩm chất, giá trị của cá

nhân cụ thể, được pháp luật bảo vệ” [23, tr.428]. Nhân phẩm là tổng hợp

những phẩm chat riêng của mỗi cá nhân cụ thé, những yếu tố này tạo nên giá trị một con người. Nhân phẩm ln gắn chặt với mỗi cá nhân, hình thành từ khi cá nhân được sinh ra. Danh dự và nhân phẩm của cá nhân là những yếu tố

gan liền với quyền nhân thân, giữa chúng cịn có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, pháp luật nói chung, BLHS nói riêng ghi nhận và bảo vệ các quyền về danh dự, nhân phẩm cho mọi người.

Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi

có lỗi xâm phạm quyền được tơn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của người khác, đây là một trong những quyền bất khả xâm phạm được Hiến pháp

<small>năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, tôn</small>

trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Không cá nhân hoặc bat ky co quan, to

<small>chức nào có quyên xâm phạm đên danh dự, nhân phâm của người khác, mọi</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của người khác đều là phạm pháp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Có thé rút ra khái niệm từ những phân tích trên như sau: Các toi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi nguy hiểm cho xã

<small>hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm</small>

hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách co lỗi xâm phạm quyên được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của người khác.

Qua khái niệm trên, có thể thấy một số đặc điểm của tội phạm xâm

phạm nhân phẩm, danh dự của con người như sau:

Một là, tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là hành vi

nguy hiểm cho xã hội. Chỉ được xem là tội phạm nếu hành vi của chủ thé thực hiện mang tính nguy hiểm cho xã hội biéu hiện ở dạng nhất định [22, tr.118].

Hai là, các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người phải mang

tính luật định, tức là phải được BLHS quy định. Phần chung trong BLHS quy định dấu hiệu pháp lý chung đối với tất cả các tội phạm. Phần các tội phạm quy định dấu hiệu pháp lý riêng, đặc trưng và chế tài đối với các tội xâm

phạm nhân phẩm, danh dự của con người tại các điều luật cụ thể.

Ba là, để xác định TNHS đối với chủ thé thực hiện hành vi phạm tội, thì lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc cần có ở tất cả các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người. Thái độ tâm lý chủ quan của người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người chính là yếu tố thể hiện lỗi. Chỉ

trong trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm xâm phạm quyền nhân

phẩm, danh dự có lỗi thì việc áp dụng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế

<small>hình sự khác mới đạt được ý nghĩa giáo dục, cai tao và trừng tri họ.</small>

Bốn là, cũng như các tội phạm khác, để xác định TNHS về tội xâm

phạm danh dự, nhân phẩm con người thì yếu tố bắt buộc là người thực hiện hành vi phạm tội phải đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo quy định

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

của BLHS. Đối với từng tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con

người cụ thé, có tội quy định chủ thé chịu TNHS phải từ 16 tuổi trở lên hoặc có tội quy định chủ thể chịu TNHS từ đủ 14 tuổi.

Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm: Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là một dạng

trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bat lợi mà cá nhân phạm tội phải

chịu do đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ

luật hình sự, xâm phạm quyên được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh

dự của người khác, được thể hiện ở bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Toa an, hình phạt, các biện pháp cưỡng chế hình sự khác do Bộ luật hình sự

<small>quy định và mang án tích.</small>

Bên cạnh những đặc điểm chung của TNHS, thì xuất phát từ tính chất

của nhân phẩm, danh dự của con người là các giá trị gan với đặc điểm nhân thân của chủ thê xác định, những giá trị này không thể là đối tượng của các

<small>giao dịch như tặng, cho, bán, mua,... trong các hoạt động của con người, cho</small>

nên TNHS đối với các tội xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm

của con người cũng mang đặc trưng riêng. Quyền bất khả xâm phạm về tính

mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được thừa nhận chung

trong pháp luật quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia [10, tr.38]. Vì xâm

phạm vào các giá trị nhân thân nên TNHS đối với các tội xâm phạm nhân

phẩm, danh dự của con người rất khó xác định, lượng hóa, và hậu quả do loại

tội phạm nảy gây ra cũng tác động nặng nè tới đời sống tinh thần của bị hại.

Những đặc trưng riêng về nội dung quyền được pháp luật hình sự bảo vệ, hậu quả của hành vi phạm tội gây ra đã tác động tới quy định về TNHS của với

các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người.

1.1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân

phẩm, danh dự của con người

Cơ sở của TNHS là một trong những van dé quan trọng trong luật hình

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

sự và của nội dung TNHS vì cơ sở của TNHS chính là căn cứ pháp lý rất quan trong, mà dựa vào đó các cơ quan tư pháp có thâm quyền của Nhà nước mới đặt ra vấn đề TNHS của một người nao đó vì đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm. Có nhiều các quan điểm khác

nhau về cơ sở của TNHS nên hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp. Tuy nhiên,

từ cơ sở pháp lý quy định tại Điều 2 BLHS năm 2015 đối với cá nhân, dưới

góc độ khoa học, tác giả tán thành với cách tiếp cận của GS. TSKH. Lê Van Cảm cho rằng, nên nghiên cứu van đề cơ sở của TNHS theo một hệ thống day

đủ và chặt chẽ tương ứng với ba bình diện: về mặt nội dung hay vật chất (khách quan); về mặt hình thức (bên ngoài) và về mặt quy phạm (pháp lý).

<small>Trên cơ sở này, GS. TSKH. Lê Văn Cảm đã chỉ ra như sau:</small>

<small>Một là, cơ sở (khách quan) của TNHS là việc thực hiện hành vi nguy</small>

hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm. Trong BLHS năm 2015 có 14 tội thuộc nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

<small>được quy định tại Chương XIV Bộ luật này.</small>

Có thể khái quát dấu hiệu pháp lý của nhóm tội phạm xâm phạm nhân

phẩm, danh dự con người qua những đặc điểm sau: Hành vi phạm tội của tất cả các tội trong nhóm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người đều thé

<small>hiện dưới dạng hành động phạm tội. Hậu qua của hành vi phạm tội là những</small>

thiệt hại về tinh thần mà người phạm tội gây ra ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của con người. Tuy nhiên, thiệt hại tinh thần không được quy định là

dau hiệu trong tat cả các cấu thành tội phạm của nhóm tội phạm này. Chủ thé của tội phạm trong nhóm tội này có thê là chủ thể bình thường hoặc chủ thê có dấu hiệu đặc biệt. Lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội ở tất cả các tội

phạm thuộc nhóm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình xâm hại quyền được bảo

<small>vệ danh dự nhân phẩm của người khác nhưng để đạt mục đích của mình vẫn</small>

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thực hiện hành vi phạm tội. Hình phạt quy định cho nhóm tội nay có mức thấp nhất là cảnh cáo và mức cao nhất là tử hình. Ngồi hình phạt chính, nhiều điều luật của nhóm tội phạm nay cịn quy định hình phạt bổ sung như cam dam nhiệm chức vụ, cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định; phạt tiền; phạt quản chế; cắm cư trú; tịch thu tài sản.

Hai là, cơ sở (hình thức) của TNHS là căn cứ chung, có tính chất bắt

<small>buộc và do pháp luật hình sự quy định mà chỉ có và phải dựa vào đó các cơ</small>

quan nhà nước có thâm quyền mới có thé đặt ra van đề TNHS của người đã

thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cắm;

Ba là, cơ sở (pháp lý) của TNHS là hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được ghi nhận

<small>trong PLHS [8, tr. 536].</small>

Như vậy, với cách tiếp cận trên, cơ sở của TNHS đối với các tội xâm

phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong BLHS như sau:

Thứ nhất, có thé đưa ra khái niệm cơ sở khách quan của TNHS đối với

các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người như sau: Cơ sở của

trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con

người là việc thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là toi phạm cu thể xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người.

Thứ hai, dưới góc độ khoa học, có thé đưa ra khái niệm cơ sở hình thức

của TNHS đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người như

sau: Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự cua con người là căn cứ chung, có tính chất bắt buộc và do Bộ luật hình sự

quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyển phải dựa vào đó để truy cứu trách nhiệm hình sự người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm nhân

phẩm, danh dự của con người.

Thứ ba, dưới góc độ cơ sở pháp lý, cơ sở của TNHS đối với các tội

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người được BLHS quy định. Như vậy, tác giả cho rằng chỉ hành vi có day đủ các yếu tố cầu thành một tội phạm cụ thể xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Chương XIV của BLHS năm 2015 mới bị truy cứu TNHS về loại tội phạm này.

Nghiên cứu về dấu hiệu pháp lý và chế tài của tội phạm xâm phạm nhân

phẩm, danh dự con người chính là cơ sở pháp lý dé truy cứu TNHS của chủ thé thực hiện tội phạm. Tổng hợp các dấu hiệu pháp lý của các yêu tô câu thành tội phạm của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người được quy định trong chương XIV BLHS năm 2015 ở các điều luật cụ thé. Chỉ khi mang day đủ các dấu hiệu pháp lý được quy định tại các điều luật về tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người thì hành vi phạm tội mới cau thành phạm

tội và phải chịu TNHS. Về khách thể, khách thể của tội phạm xâm phạm nhân

phẩm danh dự con người quy định lại Chương XIV của BLHS là quyền được

tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người. Mặt khách quan của tội

xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người thể hiện ở những hành vi xâm hại đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân pham của con người. Mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện dưới hình thức lỗi là lỗi có ý. Chủ thé của tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người là người có năng lực TNHS đủ 14 tuổi trở lên đối với các tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

được quy định tại một trong các Điều 141, 142, 143, 144, 150, 151 của BLHS và có năng lực TNHS day đủ, đủ 16 tuổi trở lên đôi với các tội phạm khác.

1.2. Hình thức của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hình thức của TNHS. Tuy nhiên trong khn khổ luận văn này, tác giả lựa chọn nghiên cứu hai hình

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thức của TNHS đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người là

<small>Hình phạt và Biện pháp tư pháp:1.2.1. Hình phạt</small>

<small>Căn cứ vào ý nghĩa, vai trị của các hình phạt trong quá trình áp dụng</small>

đối với người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người, hệ thong hình phat được chia thành hình phạt chính va hình phat bổ sung.

<small>* Hình phạt chính</small>

Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập và đối với mỗi tội phạm, Tòa án chỉ có thé áp dụng một hình phạt chính [22, tr.294]. Hình phạt

<small>chính là hình phạt đứng độc lập trong bản án của Tịa án mà khơng buộc phải</small>

tun kèm với các hình phạt khác. Trong Phần các tội phạm của BLHS, tại tất cả các điều luật về tội phạm cụ thể đều quy định hình phạt chính. về nguyên

tắc, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và Tịa án chỉ áp dụng những hình phạt chính mà khung hình phạt của điều luật quy định, trừ trường

<small>hợp áp dụng khung hình phạt khác nhẹ hơn hoặc áp dụng hình phạt khácthuộc loại nhẹ hơn.</small>

Với nhóm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người, tùy tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và quy định đối với từng tội phạm cụ thé, có thé áp dụng một trong các hình phạt chính sau:

<small>a) Cảnh cáo</small>

Trong nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người, thì hình

phạt cảnh cáo được quy định trong Tội làm nhục người khác (Điều 155). Cảnh cáo là sự răn đe nghiêm khắc công khai của Nhà nước đối với người bị

kết án, do Tịa án thực hiện ngay tại phiên tịa hình sự [22, tr.307]. Cảnh cao khơng có khả năng gây thiệt hại về tài sản hoặc hạn chế tự do thân thé của

người phạm tội nhưng với tính chất là sự răn đe nghiêm khắc của Nhà nước

cũng gây ra những thiệt hại nhất định về mặt tinh thần và có tác dụng làm

chuyền biến tư tưởng theo hướng tích cực của người phạm tội.

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Dé áp dụng hình phạt cảnh cáo cần đáp ứng day đủ các điều kiện sau:

Một là, người bị kết án phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. “Tội ít nghiêm trọng là tội có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội không

lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định với tội ấy là

phạt tiền, phat cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm” [28, Điều 9]. Hai là, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt là trường hợp người bị kết án phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy

định tại Điều 51 BLHS năm 2015. Những tình tiết giảm nhẹ này bao gồm

những tình tiết được quy định cụ thé tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 như: người phạm tội ăn nan hối cải, thành khan khai báo, người phạm tội tự

thú,... và những tình tiết khác được coi là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015, khi áp dụng Tòa án phải ghi cụ thể trong

bản án. Điều kiện “nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt” được hiểu là qua xem xét tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của của tội phạm, Tòa án thấy rằng nếu áp dụng miễn hình phạt đối với người phạm tội là chưa thỏa

<small>đáng, chưa bảo đảm được mục đích răn đe, giáo dục cải tạo người phạm tội</small>

<small>nhưng áp dụng các hình phạt khác nặng hơn cảnh cáo như cải tạo khơng giam</small>

giữ, tù có thời hạn thì lại quá nặng so với tinh chat, mức độ nguy hiểm cho xã

<small>hội của hành vi phạm tội va cũng không đạt được mục dich của hình phạt, do</small>

đó tịa án lựa chọn cảnh cáo. Như vậy, cảnh cáo là hình phạt thể hiện sự răn

đe nghiêm khắc của Nhà nước đối với người bị kết án công khai ngay tại

phiên tịa, và cũng là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt và có tính chất nghiêm khắc hơn miễn hình phạt.

về nguyên tắc, cảnh cáo chỉ được áp dụng khi điều luật tại phần các tội phạm của BLHS quy định có hình phạt cảnh cáo trừ trường hợp áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015 dé chuyên từ hình phạt tiền sang hình phạt cảnh cáo.

b) Phat tiễn

Phạt tiền tước đi một khoản tiền nhất định của người bị kết án, tác động

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

đến tài sản của họ, trừng phạt họ về mặt kinh tế thơng qua đó tác động đến ý thức của người phạm tội nhằm đạt được mục đích phịng ngừa chung và

phịng ngừa riêng của hình phạt [22, tr.308]. Phạt tiền là hình phạt nghiêm khắc hơn cảnh cáo và ít nghiêm khắc hơn so với cải tạo không giam giữ.

Trong nhóm các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người, thì có Tội làm

nhục người khác (Điều 155) và Tội vu khống (Điều 156) là quy định hình

phạt tiền là hình phạt chính.

Phat tiền có thé được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội

thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 35 BLHS năm 2015. Ngồi ra, phạt tiền cịn được quy định như là một trong những chế tài lựa chọn cùng với

<small>các hình phạt chính khác như cai tao khơng giam giữ, cảnh cáo, tù có thời hạn.</small>

Phat tiền có thé được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm

các tội về ma túy, tham nhũng và các tội phạm khác do BLHS quy định (khoản 2 Điều 35 BLHS năm 2015). Khi xét xử, không được phép áp dụng

đồng thời hình phạt tiền vừa là hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

<small>c) Cải tạo khơng giam giữ</small>

Trong nhóm các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người, thì hình phạt cải tạo khơng giam giữ được quy định tại Tội làm nhục người khác (Điều

155) và Tội vu khống (Điều 156).

Về nguyên tắc, cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng khi điều luật tại phần các tội phạm của BLHS quy định có hình phạt cải tạo khơng giam giữ, trừ trường hợp áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015 để chuyên từ hình phạt tù sang hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Theo quy định tại Điều 36 BLHS

năm 2015, cải tạo khơng giam giữ có mức tối thiểu là 06 tháng và mức tối đa là 03 năm, do đó, trong mọi trường hợp khi áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015 khơng được quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ dưới 06 tháng. Nếu mức thấp nhất của khung hình phạt là 06 tháng cải tạo khơng giam giữ, thì có

thê chuyền sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>đ) Tù có thời hạn</small>

Ở tat cả các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người trong BLHS năm 2015 đều quy định hình phat tù có thời hạn. Điều 38 BLHS năm 2015 quy định: “7. Tờ có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình

phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. ... ”.

Khi quyết định hình phạt tù, Tịa án xét thấy nếu không cách ly họ ra khỏi xã hội, khơng buộc họ phải chấp hành hình phạt trong các cơ sở giam

giữ thì khơng thể phịng ngừa họ phạm tội mới cũng như không thê cải tạo,

<small>giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Tù có thời hạn tác động trực</small>

tiếp đến các quyên thiết thân của người bị kết án: người bị kết án bị tước quyền tự do và ho bị giam giữ trong các cơ sở giam giữ như trại giam, trai tạm giam, nhà tạm giữ; họ phải chấp hành các chế độ giam giữ và cải tạo, các

chế độ học tập, lao động sinh hoạt chặt chẽ dưới sự giảm sát của các cơ sở

<small>giam giữ [22, tr.3 l I].</small>

Tu có thời hạn là hình phạt được quy định phổ biến nhất trong Phan các tội phạm của BLHS. Trong một khung hình phạt của điều luật, tù có thời hạn

có thé được quy định là hình phạt độc lập hoặc được quy định có tính lựa

chọn cùng với các hình phạt khác. Tù có thời hạn có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm, trong trường hợp tơng hợp hình phạt tù thì mức tối

đa có thé là 30 năm (điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS năm 2015).

về nguyên tắc, tù có thời hạn chỉ được áp dụng khi điều luật tại Phần

<small>các tội phạm của BLHS năm 2015 quy định có hình phạt tù có thời hạn trừ</small>

trường hợp áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015 để chuyển từ hình phạt tù

chung thân sang hình phạt tù có thời hạn. Theo quy định tại Điều 38 BLHS

năm 2015, tù có thời hạn có mức tối thiểu là 03 tháng do đó trong mọi trường

hợp khi áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015 khơng được quyết định hình phạt

<small>tù có thời hạn dưới 03 tháng.</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>đ) Tù chung thân</small>

Tủ chung thân là hình phạt có tính chất nghiêm khắc cao, biểu hiện ở chỗ hình phạt này tước quyền tự do của người bị kết án không thời hạn, cách ly người phạm tội ra khỏi môi trường xã hội bình thường để cải tạo tại cơ sở giam giữ [22, tr.311]. Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa tù chung thân

và tù có thời hạn. Trong nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con

người thì hình phạt tù chung thân được quy định đối với các tội gồm: Tội hiếp dâm (Điều 141); Tội hiếp đâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144).

Điều kiện áp dụng hình phạt tù chung thân là người bị kết án phạm tội

<small>thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả do hành vi phạm tội gây nên</small>

là đặc biệt lớn cho xã hội, nếu dụng hình phạt tù có thời hạn thì vẫn chưa

tương xứng, chưa đủ sức răn đe người phạm tội, nhưng nếu áp dụng hình phạt

<small>tử hình thì q nặng, vì vậy Tịa án lựa chọn áp dụng hình phạt tước bỏ tự do</small>

thân thé không thời hạn của người phạm tội. Trong trường hợp hành vi phạm tội của bị cáo đáng lẽ ra phải áp dụng hình phạt tử hình nhưng khi xét xử thấy

<small>có căn cứ khơng được áp dụng hình phạt tử hình theo quy định tại khoản 2</small>

Điều 40 BLHS hoặc bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ làm giảm đi đáng ké tính chất nguy hiểm cho xã hội, xét thấy người phạm tội vẫn còn khả năng

giáo dục thì Hội đồng xét xử quyết định áp dụng hình phạt tù chung thân.

<small>e) Tử hình</small>

Trong nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người thi hình phat từ hình được quy định duy nhất đối với tội hiếp dam người dưới 16 tuổi. Tử hình là hình phạt đặc biệt có tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, nó tước bỏ quyền sống của người bị kết án nên

<small>chỉ áp dụng trong các trường hợp đặc biệt thuộc một trong nhóm các tộixâm phạm an ninh qc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định [28, Điều 40].

<small>Khi áp dụng hình phạt tử hình tức là Nhà nước đã loại bỏ lợi ích củamột cá nhân vì lợi ích chung của tồn xã hội, đặt lợi ích của tồn xã hội lên</small>

trên lợi ích của một cá nhân. Nói cách khác, hình phạt tử hình đề cao mục đích phịng ngừa chung là hình phạt duy nhất khơng có mục đích giáo dục, cải

<small>tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Tử hình chỉ được áp</small>

dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm

<small>trọng gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, bản thân người phạm tội khơng</small>

cịn khả năng giáo dục, cải tạo để trở thành cơng dân tốt và tái hịa nhập cộng đồng. Hình phạt tử hình có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa, chống tội phạm một cách quyết liệt nhất. Trong xu hướng cải cách tư pháp, hình phạt tử

hình đang được xem xét dé được giảm bớt một cách đáng ké trong Bộ luật

Hình sự. Hiện nay, BLHS năm 2015 chỉ còn 18 điều luật về các tội phạm cụ

thé quy định áp dụng hình phạt tử hình. * Hình phạt bỗ sung

Hình phạt bổ sung là hình phạt khi áp dụng Hội đồng xét xử áp dụng cùng với một hình phạt chính. Hình phạt b6 sung có tính chat được áp dụng bổ sung cho hình phạt chính nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính trong việc loại trừ kha năng phạm tội mới của người bị kết án, góp phan cải tao, giáo dục họ trong q trình hịa nhập xã hội sau khi chấp hành xong hình phạt chính [21, tr.224]. Hình phat bé sung được quy định tai phần các tội phạm

của BLHS dưới hai hình thức là bắt buộc áp dụng và tùy nghi áp dụng. Đối với trường hợp hình phạt bé sung là bắt buộc áp dụng các nhà làm luật dùng

cụm từ “Người phạm tội còn bị...”. Đối với trường hợp hình phạt bổ sung là

<small>tùy nghi áp dụng thì các nhà làm luật dùng cụm từ “Người phạm tội cịn có</small>

thé bị...” hoặc “Người phạm tội có thé bị...”.

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác có thê bị áp dụng các hình phạt bé sung sau:

a. Cam đảm nhiệm chức vụ, cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định Điều 41 BLHS năm 2015 quy định Tịa án áp dụng hình phat này nếu xét thấy trường hợp dé người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, hành

nghề hoặc làm cơng việc đó thì họ có thể có điều kiện phạm tội mới, gây nguy

hiểm cho xã hội. Thời hạn cam là từ 01 năm đến 05 năm ké từ ngày người bi kết án chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là phạt tiền, cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ hoặc trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. Khi người bị kết án không

được đảm nhiệm những công việc, không được hành nghề nhất định thì có nghĩa họ đã khơng cịn những điều kiện dé có thé lại phạm tội mới, gây nguy hại cho xã hội. Khi áp dụng hình phạt bổ sung này, Hội đồng xét xử phải xác định các nội dung như nghề nghiệp nao người bị kết án không được làm, chức

vụ, công việc nao bi cấm đảm nhiệm va được tuyên cụ thể trong bản án. b. Cấm cư trú

Theo quy định tại Điều 42 BLHS năm 2015 thì cắm cư trú là hình phạt bồ sung đi kèm với hình phạt tù nhăm tước quyền tạm trú và thường trú ở một

địa phương nhất định đối với người bị kết án sau khi chấp hành xong án phạt tù. Người bị kết án phạt tù có thời hạn bị áp dụng hình phạt bỗ sung cam cu trú thì bi cắm cu trú trong thời gian là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chap

hành xong hình phạt chính. Hình phạt cắm cư trú nhằm loại bỏ điều kiện

phạm tội mới của người bị kết án, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, tăng cường hiệu quả của hình phạt tù. Địa phương mà người bị kết án cắm cư trú có những đặc điểm riêng biệt hoặc có mơi trường mà người phạm

tội có thé lợi dụng để thực hiện tội phạm như: khu công nghiệp trọng yếu;

đường biên giới, hải đảo; khu vực quốc phịng; các đầu mối giao thơng trọng

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

điểm; những địa phương mà người phạm tội có những mối quan hệ mật thiết;... Những địa phương này có thể là một trong những yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm do người bị kết án thực hiện tại địa phương có những đặc điểm này có tính chất, mức độ nguy hiểm hơn so với tại những địa phương khác hoặc người phạm tội có thé lợi dụng những yếu tổ tồn tại ở các địa phương này dé dễ dang thực hiện hành vi phạm tội mới. Người bị cắm cư

trú bị chuyển đến sinh sống tại địa phương khác và chịu sự giám sát, giáo dục của chính quyền địa phương này.

c. Quản chế

Theo quy định tại Điều 43 BLHS năm 2015, thì quản chế là hình phạt bổ sung đi kèm với hình phạt tù nhằm buộc người bị kết án sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù thì buộc phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một

địa phương nhất định dưới sự kiểm sốt, giáo duc của chính quyền và nhân

<small>dân địa phương đó; khơng được tự ý ra khỏi nơi cư trú trong thời gian quản</small>

chế. Việc áp dụng hình phạt quản chế sau khi người bị kết án chấp hành xong

hình phạt tù có tác dụng hỗ trợ hình phạt tù đạt được mục đích, hạn chế tối đa điều kiện phạm tội mới của người bị kết án. Thông thường nơi quản chế người bị kết án là nơi người đó cư trú trước khi thực hiện hành vi phạm tội.

Trong thời hạn quản chế, người chấp hành án phạt quản chế có thê

được TAND cấp huyện của địa phương thực hiện quản chế quyết định miễn

chấp hành thời hạn quản chế còn lại khi đã chấp hành được một phần hai thời hạn án phạt; cải tạo tiễn bộ.

<small>d. Tịch thu tài sản</small>

Tịch thu tài sản là hình phạt bố sung nhằm vào quyền sở hữu của người

bị kết án, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ sung công quỹ nhà

nước nhằm răn đe, trừng phạt hoặc ngăn ngừa họ tiếp tục sử dụng tài sản đó dé thực hiện hành vi phạm tội mới [44, tr.284]. Tài sản bị tịch thu có thé là tài

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

sản mà người bị kết án đang sử dụng hoặc tải sản cho vay, cho mượn, tải sản đang gửi giữ hoặc dang được cầm có, thế chấp.... Chỉ tịch thu những tài sản mà xác định người bị kết án là chủ sở hữu. Như vậy, về nguyên tắc, khi áp

dụng hình phạt tịch thu tài sản thì Tịa án cũng có thể áp dụng hình phạt phạt tiền là hình phạt bố sung đối với người bị kết án. Tuy nhiên, khi tuyên hình phạt này, Tịa án phải xem xét tình hình tài sản thực tế của người bị kết án để

<small>bảo đảm được mục đích của hình phạt.</small>

<small>1.2.2. Các biện pháp tw pháp</small>

Bên cạnh hình phạt, BLHS cịn quy định một số biện pháp cưỡng chế khác có tính chất hỗ trợ và thay thé cho hình phạt. Các biện pháp nay là biện pháp nhằm xử lý triệt dé tội phạm và người phạm tội, hỗ trợ hình phạt dạt

<small>được mục đích phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung. Các biện pháp tư</small>

pháp khơng đặt mục đích chính là tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội mà mục đích chính là hướng đến việc khắc phục hậu quả của

tội phạm; xử lý công cụ, phương tiện, vật, tiền liên quan đến tội phạm, xử lý

người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi họ mat năng lực nhận thức

hoặc năng lực điều khiển hành vi.

<small>Các biện pháp tư pháp thường được áp dụng với nhóm tội xâm phạm</small>

nhân phẩm, danh dự của con người là biện pháp bồi thường thiệt hại, tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, buộc công khai xin lỗi quy định tại Điều 46, Điều 47, Điều 48 BLHS. Bồi thường thiệt hại về vật chất trong tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người là biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội khi họ đã gây thiệt hại về tinh thần, hoặc vật chất cho

<small>người bị hại. Tịch thu sung vào ngân sách nhà nước, tịch thu tiêu hủy hoặc trảlại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Buộc công khai xin</small>

lỗi là biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người phạm tội khi họ gây tổn hại về tinh thần cho nạn nhân.

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Các biện pháp tư pháp này được áp dụng đối với người phạm tội nhằm khôi phục lại những giá trị vật chất và tỉnh thần được xác định là bị thiệt hại

<small>do hành vi phạm tội gây ra.</small>

1.3. Những quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm

phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong pháp luật hình sự giai

đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ

<small>luật Hình sự năm 2015</small>

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mang thang Tam năm 1945 đến trước pháp điển hóa lan thứ nhất — Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đánh dau một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, Việt Nam đã lật đồ chế độ thực dân — nửa phong kiến và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (ngày

02/9/1945). Mặc dù đất nước đã được giải phóng, nhưng đất nước đứng trước

nhiều thách thức khi vừa phải xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân vừa

phải dốc tồn lực cho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp. Do đó, một trong các hướng chủ yếu được đề ra trong việc xây dung những cơ sở

của hệ thống pháp luật ở nước ta là tạm giữ nguyên hiệu lực của một số đạo luật hình sự cũ trước Cách mạng dé ap dung. Trong Sắc lệnh số 47-SL ban

<small>hành ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã quy định: ở toàn</small>

cõi Bắc Bộ kể cả Hà Nội và Hải Phòng sẽ áp dụng bộ “Luật hình An Nam” và Nghị định của ngun Tồn quyền Đông Dương ngày 02/12/1921 cùng những

Du và Nghị định sửa đổi bộ luật ấy [11, Điều 8]. Toàn cdi Trung bộ kế cả Đà Nẵng sẽ áp dụng Bộ Hoàng Việt hình luật và Nghị định của ngun Tồn quyền

Đơng Dương ngày 04/7/1933 cùng những Dụ và Nghị định sửa đôi bộ luật ay sé được thi hành trong [11, Điều 9). O Nam Bộ sé sử dụng bộ Hình luật pháp tu

chính và những sắc lệnh sửa đổi của Bộ Hình luật pháp tu chính [11, Điều 10].

Có thể thấy, đối tượng tác động chính đối với các tội xâm phạm danh

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

dự, nhân phẩm con người do là con người, nên nhóm tội này khơng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự thay đổi yéu tố lịch sử, chính trị. Do đó, chính quyền thời kỳ này vẫn giữ lại đa số các quy định về các tội này tại các văn bản luật trước đây. Trong giai đoạn này, quy định TNHS đối với một số tội xâm phạm

danh dự, nhân phẩm của con người như tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em, tội

<small>làm nhục người khác... .</small>

Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, sau chiến thắng lịch sử Điện

Biên Phủ (năm 1954), miền Bắc được giải phóng nhưng nước nhà bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ khác nhau. Miền Bắc tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc, miền Nam còn tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ nên tình hình ở miền Bắc có nhiều chuyền biển, các quy định trước đây khơng cịn phù hợp với thực tiễn. Đáp ứng yêu cầu trong

<small>tình hình mới, từ năm 1955 thay vì áp dụng các luật cũ trước đây, thì các án</small>

lệ, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước chính là căn cứ xử lý các tội phạm, cùng với đó các văn bản hướng dẫn về nhóm các tội xâm phạm danh

dự, nhân phẩm của con người đã được ban hành kịp thời.

Với tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em: Chỉ thị số 1024 ngày 15/6/1960 của TAND tối cao hướng dẫn xử lý tội phạm hiếp dâm theo hướng nghiêm trị đối với các tội nay. Đến năm 1967, TAND tối cao đã ban hành bản tổng kết số

329/HS2 ngày 11/5/1967 về đường lối xét xử đối với tội hiếp dâm trẻ em và

các tội phạm khác về tình dục [34]. Tại bản tổng kết số 329/HS2 ngày

11/5/1967 đã đề cập đến 4 hình thức phạm tội gồm: hiếp dâm (hiếp dâm trẻ em), cưỡng dâm (cưỡng dâm trẻ em), giao cấu với người dưới 16 tuổi và dam 6 (dâm 6 với trẻ em). Bản tổng kết này cũng đã đưa ra các hướng dẫn về phương pháp xác định tội danh, phân biệt trường hợp giao cấu với người dưới

16 tuôi với hiếp dâm trẻ em. Dong thời thống nhất nghiêm trị đối với hành vi xâm phạm tinh dục trẻ em nhất là hành vi hiếp dâm trẻ em. Bản tong kết cũng

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

đưa ra các tình tiết dùng làm căn cứ dé cần xử lý nặng hoặc nhẹ hơn. Ví dụ: nghiêm trị đối với các hành vi hiếp dâm người dưới 18 tuổi, xử nhẹ hơn đối

<small>với trường hợp phạm tội chưa đạt.</small>

Đối với các tội như tội vu khống, tội làm nhục người khác, trong giai

đoạn này, về cơ bản vẫn áp dụng quy định tại các văn bản pháp luật cũ. Luật

hình An Nam quy định hình phạt giam từ 1 tháng đến 2 năm, và phạt bạc từ

20 đồng đến 200 đồng đối với người có hành vi lấy văn từ, thư chỉ và làm việc gì hay là dọa điều gì làm mat danh dự, thé diện của các viên quan (Điều

154) [43, tr.25]. Điều 222 Hình luật canh cải quy định phat tù từ 15 ngày cho

tới 2 năm đối với người nào xỉ mạ quan bên chánh trị, bên Tòa hội đồng thâm án, trong lúc may vi ay làm việc hoặc dùng lời nói ma xi ma, viết chữ hoặc vẽ

hình mà khơng có truyền ra ngồi, ... [7, tr.54].

Chiến dịch Hồ Chí Minh tồn thang ngày 30/4/1975 đánh dấu sự kiện lich sử trọng đại của dân tộc, giang son tô quốc quy về một mối. Việc 6n định trật tự xã hội tại miền Nam sau một thời gian đải chịu ảnh hưởng của chiến tranh là một trong những vấn đề quan trọng. Chính vì vậy, Chính phủ cách

mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành ngay một số văn

bản quy phạm pháp luật hình sự, các chính sách đề trấn áp bọn phản cách mạng

và các tội phạm khác, nham phục vụ thực hiện một trong những nhiệm vu quan

trọng, cấp bách là bảo vệ vững chắc chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trước khi BLHS được ban hành, Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy

định về tội phạm và hình phạt được ban hành va áp dung trong phạm vi toàn

quốc. Tại Điều 5 Sắc luật quy định: “Phạm các tội khác xâm phạm thân thể và

nhân phẩm của cơng dân thì bi phat td từ 3 tháng đến 5 năm" [36, tr.238].

Từ những phân tích trên, thấy được quy định TNHS về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người giai đoạn này có đặc điểm sau:

Về hình thức: Có thê thấy, pháp luật trong giai đoạn này chưa đầy đủ, căn cứ vào án lệ thông qua công tác tổng kết và hướng dẫn của TAND tối cao

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

là hình thức thê hiện các căn cứ để xét xử. Nên các quy định còn thiếu chưa day đủ, rõ ràng, dẫn đến việc áp dụng chưa thống nhất, gặp nhiều vướng mắc

trong thực tiễn xét xử, làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của cuộc phòng ngừa, dau tranh chống tội phạm [1, tr.78].

Về nội dung: trong giai đoạn này, các quy định về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người đã chú trọng về mức độ, tính chất nguy

hiểm cho xã hội và đặt ra hướng xử lý nặng hơn so với các tội phạm khác.

Đặc biệt quan tâm xử lý các tội như hiếp dâm trẻ em, hiếp dâm.

Xuất phát từ đặc điểm trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là cần có một văn bản toàn diện, hợp nhất các các quy định, hướng dẫn về các tội phạm, hình phạt dé bảo đảm yêu cầu đấu thực tiễn tình hình, diễn biến của tội phạm.

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến

<small>trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999</small>

Ngày 27 tháng 6 năm 1985, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

<small>Việt Nam đã thông qua BLHS năm 1985, trong BLHS năm 1985 sau quy định</small>

các tội xâm phạm an ninh quốc gia tại chương I, ngay tại chương II, chương

<small>III nhà làm luật đã quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân</small>

phẩm, danh dự và các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Tại BLHS năm 1985 những quy định về cấu thành tội phạm, xử lý TNHS đối với các tội xâm phạm nhân pham, danh dự của con người đã được quy định tương

đối cụ thể và đáp ứng được yêu cầu xử lý tội phạm trong giai đoạn này. Trong

nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, BLHS năm 1985

quy định gồm các tội sau: hiếp dâm, cưỡng dâm, tội giao cấu với người dưới

16 tuổi, tội làm nhục người khác và tội vu khống.

Với nhóm các tội như tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội giao cau với người dưới 16 tuổi, BLHS năm 1985 đã có những quy định tương đối day đủ, rõ ràng và kế thừa quy định của pháp luật hình sự trong giai đoạn trước.

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Với tội hiếp dam (gồm hành vi hiếp dâm trẻ em) đã được quy định cu thé tại Điều 112 BLHS năm 1985 gồm 4 khung hình phạt. Khoản 1 quy định khung hình phạt cơ bản, với hình phạt tù từ 01 đến 05 năm đối với người có hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cau với người khác trái ý muốn của họ. Khoản 2 quy định khung hình phạt tăng nặng với mức phạt tù 02 đến 07 trong trường hợp người phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ 13 tudi trở lên hoặc là người ma người phạm tdi có trách nhiệm chăm sóc, giáo

dục, chữa bệnh. Khoản 3 quy định mức hình phạt td từ 05 đến 15 năm đối với

phạm tội thuộc một trong các trường hợp mà khoản 3 đã liệt kê như: Hiếp dâm có tơ chức hoặc nhiều người hiếp một người; Tái phạm nguy hiểm, .... Khoản 4 quy định khung hình phạt nặng nhất đối với tội này là người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu làm nạn

nhân tự sát, chết, .... [24, Điều 112]. Trong giai đoạn này, hành vi hiếp dam trẻ em đã được xem là một tình tiết tăng nặng của Tội hiếp dâm, điều này thể

hiện quan điểm xử lý nặng đối với hành vi hiếp dâm trẻ em.

Tai BLHS năm 1985 sửa đổi bổ sung năm 1991 đã có phân hóa tội

phạm cao hơn, cụ thê đã quy định tăng khung hình phạt tại khoản 4 Điều 112,

theo đó: Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm [24]. Mặc dù có

sự sửa đối bổ sung nhưng tại BLHS năm 1985 sửa đổi bố sung năm 1991 thì

hiếp dâm trẻ em vẫn chỉ là hành vi được quy định trong điều luật về tội hiếp dâm. Trong giai đoạn này do tình hình tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em ngày một gia tăng nên TANDTC ban hành Công văn số 73/TK ngày 2/3/1995

hướng dẫn về đường lối xét xử loại tội phạm tình dục trẻ em. Theo đó, khi xét xử các tội xâm hại tình dục trẻ em cần phải xử thật nghiêm khắc với mức hình

phạt cao trong khung hình phạt quy định tại các điều luật áp dụng, đồng thời phải áp dụng thêm hình phạt bổ sung... [38].

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>Với tội cưỡng dâm, BLHS năm 1985 quy định hình phạt cai tạo khơng</small>

giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm nếu người thực

hiện hành vi bằng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trang quan bách phải miễn cưỡng giao cau [24, Điều 113].

Với tội giao cau với người dưới 16 tuổi, BLHS năm 1985 quy định

hình phạt cải tạo khơng giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến

03 năm nếu người đã thành niên thực hiện hành vi giao cấu với người từ 13

tuổi đến dưới 16 tuổi [24, Điều 113].

Quy định về tội làm nhục người khác tại BLHS năm 1985 quy định

thành các tội cụ thé gồm: tội làm nhục người khác (Điều 116), tội làm nhục

người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 253), tội làm nhục cấp dưới (Điều 254), tội

làm nhục đồng đội (Điều 255). Có thé thay, lần đầu tiên BLHS nước ta chính

thức ghi nhận về mặt pháp lý tội làm nhục người khác, điều này thé hiện sự chú

trọng bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người trong lĩnh vực lập pháp của nước ta. BLHS năm 1985 đã quy định hai khung hình phạt đối với tội phạm

này. Khung co bản có mức phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến 01 năm

hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung tăng nặng có mức hình phạt tù từ 02 năm đến 10 năm (Điều 253), 01 năm đến 07 năm (Điều 254), 01 năm đến

05 năm (Điều 255), cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 116).

Với tội vu khống, đây là lần đầu tiên lịch sử lập pháp nước ta quy định

về hành vi tội phạm này. Quy định TNHS về tội vu khống tại BLHS năm

<small>1985 được chia thành hai khung hình phạt, trong đó khung hình phạt cơ bản</small>

với loại hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị

phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng [24, Điều 117].

Qua phân tích quy định về TNHS đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người tại BLHS năm 1985, nhận thấy những quy định này

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

khá cụ thé và đầy đủ. So với các văn bản trước đây, các quy định về TNHS với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người được quy định thành

từng điều luật cụ thé, có căn cứ dé áp dụng và xử lý trong thực tiễn.

1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sw năm 1999 đến

<small>trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015</small>

Sau các lần sửa đôi, bổ sung BLHS năm 1985, do yêu cầu hoàn thiện

quy định của pháp luật đáp ứng thực tiễn công tác xử lý tội phạm, ngày

21/12/1999, Quốc hội đã thông qua BLHS năm 1999, so với BLHS năm

1985, BLHS năm 1999 có nhiều quy định mới về tội phạm và hình phạt nói chung, về các tội xâm phạm danh dự, nhân phâm của con người nói riêng.

Đến BLHS Việt Nam năm 1999, quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phâm, danh dự của con người được quy định tại Chương XII. Có thé thấy, BLHS năm 1999 co bản vẫn kế thừa và giữ nguyên quy định về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người tại BLHS năm 1985.

Bên cạnh đó một số hành vi được tách ra thành tội danh riêng, bổ Sung quy

định về một số tội mới, cụ thể như sau:

Quy định TNHS với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con

người bao gồm 8 tội danh thuộc Chương XII BLHS năm 1999, cụ thể là: Tội hiếp dâm (Điều 111); Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112); Tội cưỡng dâm (Điều

113); Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116); Tội làm nhục người khác (Điều 121); Tội

vu khống (Điều 122).

Hầu hết các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người tại

BLHS năm 1999 đều quy định khung hình phạt cơ bản, có từ 1 đến 2 khung hình phạt tăng nặng và các hình phạt bổ sung tại các điều luật quy định với mỗi tội danh, ngoại trừ tội giao cấu với trẻ em không quy định về hình phạt bổ sung. BLHS năm 1999 khơng quy định khung giảm nhẹ đối với tội nào

<small>trong nhóm các tội xâm phạm danh dự, nhân phâm con người.</small>

<small>32</small>

</div>

×