Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.82 MB, 96 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI PHƯƠNG THÁO

THỰC HÀNH QUN CƠNG TĨ

<small>LUAN VAN THAC Si LUAT HOC</small>

<small>HAI PHONG - 2021</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI PHƯƠNG THẢO

THỰC HANH QUYEN CONG TO

TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN HINH SU

DOI VOI CAC TOI PHAM VE MA TUY

THANH PHO HAI PHONG)

<small>Chuyén nganh : Luật Hình sự va Tố tụng hình sự</small>

<small>Mã số : 8380101.03</small>

<small>LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC</small>

<small>Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Đức Hồng Hà</small>

<small>Hải Phịng — 2021</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ “Thực hành quyên cơng tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm vé ma túy (trên cơ sở thực

tiễn dia bàn thành pho Hải Phòng)” là do chính tơi thực hiện.

Tồn bộ các tài liệu, cơ sở pháp lý, các dẫn chứng số liệu được tôi sử dụng dé phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn đều đảm bảo chính xác, trung thực theo yêu cầu của một luận văn khoa học.

<small>Tác giả</small>

<small>Bùi Phương Thảo</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MỞ ĐẦU... 0Q 1

Chương 1: LÝ LUẬN VA PHAP LUAT VE THUC HANH QUYEN| 8

CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN HINH SU DOI VOI CAC TOI PHAM VE MA TUY

1.1. Lý luận về thực hành quyên công tô trong giai đoạn điều tra vu| 8 án hình sự đối với các tội phạm về ma túy

1.1.1. Khát niệm quyên công tô và thực hành quyên công tô 8

1.1.2. Khái niệm thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ dn| 15

<small>hình sự</small>

1.1.3. Khái niệm thực hành quyên công tô trong giai đoạn điều tra vụ dn| 18

hình sự doi với các tội phạm về ma túy

1.2. Quy định của pháp luật về thực hành quyên công tô trong giai | 26 đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy

1.2.1. Thực hành quyên công tô trong việc khởi tô bị can đổi với các tội | 26 phạm về ma túy

1.2.2. Thực hành quyên công tô trong điều tra các tội phạm về ma túy 29

Kết luận chương 1 33

Chương 2: THỰC TRẠNG THUC HANH QUYEN CƠNG TO| 34

TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU ÁN HÌNH SỰ DOI VỚI CÁC TOI PHAM VE MA TUY TREN DIA BAN THANH PHO HAI PHONG

2.1. Đặc điểm của thành pho Hai Phòng ảnh hưởng đến thực hanh| 34 quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm

về ma túy

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phịng 34 2.1.2. Cơ cấu, tơ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải | 35

2.1.3. Tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải | 38

2.2. Kết quả và nguyên nhân của kết quả thực hành quyền công t6| 41 trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy trên

địa bàn thành phố Hải Phòng

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2.1. Kết quả thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra vụ án | 42

hình sự đối với các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.2.2. Nguyên nhân của kết quả thực hành quyên công tô trong giai| 47

đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.3. Hạn chế, yêu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong | 49

thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với

các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.3.1. Hạn ché, yêu kém trong thực hành quyền công tô trong giai doan| 50

điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, yéu kém trong thực hành quyền công | 52 to trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy trên

địa bàn thành phố Hải Phòng

Kết luận chương 2 59

Chương 3: YÊU CÂU VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG

THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VỤ

AN HINH SỰ DOI VỚI CAC CAC TOI PHAM VE MA TUY CUA

VIEN KIEM SAT NHAN DAN THANH PHO HAI PHONG 60 3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng thực hành quyền cơng tố trong giai

đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

3.1.1. Yêu cầu về pháp luật 60

3.1.2. Yêu cầu về chính trị - xã hội 60 3.1.3. Yêu cau về dau tranh phòng, chong các tội phạm về ma túy 61 3.1.4. Yêu cau về nghiệp vu 62 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyên công tô trong | 64

giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các các tội phạm về ma túy của

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phịng

3.2.1. Hồn thiện pháp luật về thực hành quyền công tô trong giai đoạn _ 64 điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy

3.2.2. Tăng cường giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật về thực | 67

<small>hành quyên công tô trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đổi với các tội</small>

phạm về ma túy

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.2.3. Đối mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực

<small>nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ can bộ kiêm sát, kiêm tra viên,</small>

kiểm sát viên, lãnh đạo Viện kiểm sát trong thực hành quyền công to trong °°

giai doan điều tra vụ án hình sự đỗi với các tội phạm về ma túy

3.2.4. Day mạnh quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với Cơ

quan điều tra trong thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra vụ án | 71

hình sự dối với các tội phạm VỀ ma túy

3.2.5. Nang cao hiệu lực, hiệu qua quan lý, chi dao, diéu hanh, phan

định trách nhiệm thực hành quyền công té trong giai đoạn điều tra vụ án | 73

hình sự đối với các tội phạm về ma túy

3.2.6. Bảo đảm cơ sở vật chất đối với cán bộ ngành Kiểm sát 75 3.2.7. Tăng cường sự lãnh dao của Đảng, cua cấp ủy và sự quan tâm

của chính quyền địa phương đối với công tác thực hành quyền công té của 16

<small>Viện kiêm sát nhân dân</small>

Kết luận chương 3 79

KET LUẬN 80

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT

<small>BLHS : Bộ luật Hình sự</small>

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

CQDT : Co quan diéu tra DTV Điều tra viên

KSDT : Kiém sat diéu tra KSV : Kiểm sát viên

THỌCT : Thực hành quyền cơng tố

<small>TNHS : Trach nhiệm hình sự</small>

TTHS : Tố tụng hình sự

UBND : Uy ban nhan dan

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

DANH MỤC CÁC BANG BIEU

Bảng 2.1. Số liệu tin báo, nguồn tin về tội phạm, kiến nghị khởi tổ tiếp nhận va vụ án hình sự khởi tố từ năm 2016 đến năm 2020

Bảng 22: Bảng số liệu số vụ án hình sự và vụ án ma túy đã khởi tố tại thành phố Hải Phòng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

<small>Bảng 23: Bảng so sánh tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam</small>

tại thành phố Hải Phòng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Tình hình các tội phạm về ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, với sự

gia tăng về số lượng tội phạm, quy mô phạm tội và xu hướng trẻ hóa đặt ra những thách thức lớn đối với tình hình chính trị xã hội và ảnh hướng đến đời sống của người dân. Đối với địa bàn thành phố Hải Phòng cũng đối mặt với những ảnh hưởng của loại tội phạm này. Hải Phòng là một thành phố cảng

quan trọng, nhiều khu công nghiệp lớn, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại, công nghệ, của vùng Duyên Hải Bắc Bộ của Việt Nam, cũng là nơi tập trung số lượng lớn người lao động nhập cư, địa bàn rộng nên thường xuyên là điểm nóng về tội phạm,

đặc biệt là tội phạm về mua túy chiếm tỷ lệ cao. Việc xử lý tội phạm này giúp

ơn định tình hình chính trị địa phương, ln được các cấp chính quyền quan

tâm, vì thế đặt ra những yêu cầu nâng cao chất lượng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Các loại các tội phạm về ma túy cần được phát hiện, điều tra, truy tố xét xử nhanh chóng, kip

thời, đặc biệt là tội mua bán trái phép chất ma túy, bởi vì việc xét xử nghiêm minh loại tội phạm này góp phần lớn trong việc ngăn ngừa các loại các tội phạm về ma túy khác xảy ra.

Dé phòng ngừa và ngăn chặn tệ nạn ma túy gây ra, chúng ta đã có một

hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ như Luật Phòng, Chống ma túy, các quy

định về xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến ma túy,

các quy định pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Trong hoạt động tư pháp, một trong những hoạt động mang tính chất phịng ngừa tội phạm đó là hoạt động xử lý hình sự các đối tượng về ma túy, mang tính răn đe, phịng ngừa chung cho xã hội. Dé hoạt động này mang lại hiệu quả cần có

sự phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ma túy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Đối với vai trò của VKS, chức năng THQCT là một chức năng quan

trọng bên cạnh chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, nếu thực hiện tốt

chức năng THQCT trong các vụ án về ma túy, đặc biệt là giai đoạn điều tra,

sẽ giúp cho quá trình giải quyết vụ án được chính xác, khách quan, tồn diện,

<small>đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc khơng bỏ lọt tội phạm và không làm</small>

oan sai người vô tội. Tại thành phố Hải Phịng, trong cơng tác THỌCT trong

hoạt động điều tra vụ án hình sự về ma túy van còn tồn tại một số bat cập, hạn

chế như việc gan hoạt động THQCT với hoạt động điều tra đôi khi chưa thực sự đáp ứng day đủ yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm; vẫn cịn tình

trạng một vài KSV thiếu tính chủ động trong cơng tác THQCT, việc dé ra u

cầu điều tra đơi khi cịn sơ sai, mang tính hình thức, khơng cụ thé dẫn đến không định hướng cho hoạt động điều tra, dẫn đến hoạt động điều tra cịn hạn chế, vẫn cịn tình trạng phải gia hạn thời hạn điều tra vì một số nguyên nhân chủ quan có thé khắc phục được, van cịn tình trạng trả hồ sơ dé điều tra bổ sung...Những van đề này cần được phân tích, nghiên cứu dé có những giải pháp khắc phục dé nâng cao hiệu quả THQCT.

Trước tình hình đó, VKSND Thành phố Hải Phòng đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ THQCT vụ án hình sự nói chung và vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy nói riêng, đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, góp phần đảm bảo cho hoạt động phân loại xử lý tố giác, tin báo về tội phạm,

khởi tố vụ án, khởi tố bị can, hoạt động điều tra thu thập chứng cứ và lập hồ sơ đề nghị truy tố của Cơ quan Cảnh sát điều tra được tuân thủ theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về ma túy . Puy nhiên, cơng tác THQCT vu

án hình sự đối với các tội phạm về ma túy của VKSND Thành phố Hải Phịng

vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót như hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn thiếu đồng bộ; kiểm sát viên chưa chủ động, tích cực trong quá trình THQCT đối với các hoạt động cụ thể; trình tự, thủ tục tiễn hành hoạt động

THQCT của VKSND cịn mang tính hình thức; mối quan hệ phối hợp giữa

VKSND và CQDT trong nhiều trường hợp chưa chặt chẽ, vẫn còn ton tại tinh

trạng độc lap trong hoạt động của hai co quan nay; nhận thức cua một số cán

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

bộ, kiểm sát viên còn chưa đúng đắn, đầy đủ về vai trò, vị trí, mục đích cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động THQCT vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy trình độ chun mơn, kiến thức nghiệp vụ cũng như kinh

nghiệm công tác của một số cán bộ, kiểm sát viên còn nhiều hạn chế... Những

hạn chế, thiếu sót nói trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động

THQCT vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy của VKSND Thanh

phố Hải Phòng.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực hành quyên công tô trong giai đoạn diéu tra vu án hình sự đối

với các tội phạm vé ma túy trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành pho Hai

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề THQCT và các tội phạm về ma túy. Cu thé:

- Bùi Mạnh Cường (2012), Gắn công tô với hoạt động điều tra trong to

tụng hình sự theo tinh than Nghị quyét Đại hội Đảng lần thứ X - Một số vấn đề lý luận và thực tién, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.

- Đầu tranh phòng, chong các tội phạm về ma túy có yếu to nước ngồi của PGS.TS. Trần Văn Luyện và ThS. Nguyễn Xuân Tắt Hòa, năm 2011.

- Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới của PGS.TS. Nguyễn Xuân Yêm và TS Trần Văn Luyện, năm 2002.

- Hà Minh Loan (2018), Thực hành quyền công tổ trong giai đoạn diéu tra các tội phạm VỀ ma tuý trên địa bàn Huyện Văn Chân, Tĩnh Yên Bái; Luận

<small>văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã</small>

<small>hội Việt Nam, 2017.</small>

- Lê Hữu Thé (2005), Thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt

động tư pháp trong giai đoạn điêu tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

- Luận văn thạc sĩ của Cao Việt Cường về Một số lý luận và thực tiễn

về THỌCT vụ án hình sự của VKSND, năm 2012.

- Lại Viết Quang (2018), Áp dụng biện pháp cưỡng chế trong điều tra

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tội phạm về ma túy; Kỷ yêu Hội thảo khoa học Học viện Công an nhân dân,

<small>Hà Nội;</small>

- Mai Đắc Biên (2018), Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động

khởi to, điều tra, fruy to, xét xử tội phạm VỀ ma táy; Ky yếu Hội thảo khoa

<small>học Học viện Công an nhân dân, Hà Nội;</small>

- Những van đề lý luận về quyền công tổ và thực hành quyền công tố ở

Việt Nam từ 1945 đến nay, của VKSND tối cao, năm 1999.

- Nguyễn Mạnh Tùng (2017), Thực hành quyên công tố các vụ án về ma tuý ở thành phố Hà Nội; Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật

<small>Hà Nội;</small>

- Nguyễn Ngọc Phụng (2019), Thực hành quyên công tổ trong giai đoạn diéu tra các vụ án mua bán trái pháp chat ma túy từ thực tiễn tỉnh Tiên

<small>Giang; Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội;</small>

- Nguyễn Thành Nhân (2019), Thực hành quyển công tổ trong giải đoạn điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam từ

thực tiễn thành phố Thủ Dâu Một, tỉnh Bình Dương; Luận văn thạc sỹ luật

<small>học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội;</small>

- Phan Hoàng Tân (2011), Thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực hành quyên công to ở giai đoạn điêu tra của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Điện

<small>Biên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.</small>

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1999), những van dé lý luận về quyền công tô và thực hành quyền công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay, Hà Nội.

- Thực hành quyên công tổ và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra của TS. Lê Hữu Thể (chủ biên), năm 2008.

- Trần Công Phan (2019), Diéu tra và truy tô các tội phạm về ma túy

<small>theo pháp luật mới; sách chuyên khảo, NXB Công an nhân dân, Hà Nội;</small>

- Trần Thị Minh Hảo (2019), Thực hành quyên công tổ trong giai đoạn

điều tra các tội phạm VỀ ma túy từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh; Luận văn thạc

<small>sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội;</small>

Ngồi ra cịn nhiều bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí ngành và

nhiều chuyên đề nghiệp vụ như: Tiếp tục quan tâm làm tốt thực hành quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

công tô và kiểm sát giải quyết các vụ án ma túy trong tình hình hiện nay của TS. Trần Cơng Phàn (Tạp chí Kiểm sát số 20, 2015); Nâng cao chất lượng,

hiệu quả thực hành quyên công to, kiểm sát điêu tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm

các vụ án ma túy của tác giả Bùi Sơn Cường (Tạp chí Kiểm sát số 21, 2015); Tang cường trách nhiệm công tổ trong hoạt động diéu tra, gan công to với

hoạt động điều tra trước yêu câu cải cách tr pháp" của PGS. TS. Nguyễn

Hịa Bình (Báo Người bảo vệ quyền lợi, ,

2016); Những điểm mới về thực hành quyên công to trong giai đoạn điêu tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát theo quy định cua Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2015 của Th§. Hồng Xn Đàn (Tạp chí Khoa học kiểm sát số 01,

2016); Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp trong giải quyết vụ án ma túy của TS. Nguyễn Minh Đức (Tap chí Kiểm sát số 09,

Các cơng trình nghiên cứu, bài viết nêu trên đề cập đến những khía cạnh hoặc những van đề lý luận chung. Tuy nhiên, tại dia bàn thành phô Hải

Phịng, dưới góc độ lý luận, chưa có nghiên cứu nào đi sâu về thực trạng

THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy. Đây là van đề cần

được tập trung nghiên cứu bởi THQCT trong giai đoạn điều tra có vị trí rất

quan trọng và có ý nghĩa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhằm đảm bảo cho hoạt động điều tra được thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật, phát

<small>hiện và xử lý tội phạm kip thời, không làm oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Mặt</small>

khác, Hải Phòng hiện là một trong những địa bàn nóng, phức tạp về các tội phạm về ma túy và hiện quá trình giải quyết các tội phạm về ma túy tiếp tục nảy sinh những vấn đề vướng mắc mới. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực trong cơng tác phịng, chống các tội phạm về ma túy và tiếp

tục nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra đối với các tội phạm về ma túy của VKSND thành phố Hải Phịng.

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

Vé mục đích: Luận văn phân tích, làm rõ những van đề lý luận, nhữngquy định của pháp luật về hoạt động THỌCT trong giai đoạn điều tra các tộiphạm về ma túy. Đánh giá thực trạng của hoạt động nảy trên địa bàn Tỉnh; Dự

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

báo tình hình tội phạm về ma túy và đề xuất các giải pháp bảo đảm, nâng cao

chất lượng THQCT ở giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy tại VKSND

thành phố Hải Phòng.

Về nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích những van đề lý luận cơ bản như khái niệm, đối tượng, nội dung, phạm vi của QCT, THQCT trong giai đoạn

điều tra của VKSND; khái niệm, đặc điểm, vai trò của THQCT trong giai

đoạn điều tra các tội phạm về ma túy và các hoạt động khi THQCT trong giai

<small>đoạn này.</small>

Đánh giá thực trạng THQCT trong giai đoạn điều tra tội phạm về ma

túy của VKSND thành phố Hải Phòng , nêu lên những thành quả đạt được,

những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. Dự báo tình hình tội phạm về ma túy và yêu cầu với cơng tác dau tranh phịng, chống các tội phạm về ma túy. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo đảm, nâng cao chất lượng THQCT ở giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy của VKSND thành phố Hải Phòng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hanh quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy trên cơ sở thực tiễn dia ban thành phố Hải Phòng .

Pham vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng trong 05 năm theo Điều 14 Luật

tổ chức VKSND, từ năm 2016 đến năm 2020.

<small>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac </small>

-Lénin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước va Pháp luật; các quan điểm,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và ngành Kiểm sát nhân dân về đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; đặc biệt là quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp được thé hiện trong Nghị quyết số

08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-08-NQ/TW ngày 02/6/2005 của

<small>Bộ Chính trị.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận là Chủ</small>

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tội phạm; Các phương pháp nghiên cứu cụ thê là các khoa học chuyên ngành khác, trong đó

đặc biệt chú trọng đến phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh kết

hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp chuyên gia.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

Ý nghĩa lý luận của luận văn: Lam rõ thêm khái niệm, đối tượng, phạm

vi và nội dung của quyền công tố và THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy; Góp phan hồn thiện cơ sở lý luận THQCT trong giai đoạn

điều tra các tội phạm về ma túy của VKSND thành phố Hải Phòng.

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả

THQCT ở giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng, dự báo tình hình tội phạm về ma túy và yêu cầu với cơng tác dau tranh phịng, chống các tội phạm về ma túy, tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy của VKSND thành phó Hải Phịng trong thời gian tới. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, đào

tạo chức danh Kiểm sát viên và áp dụng trong thực hành quyền cơng tố vụ án

<small>hình sự.</small>

7. Kết cấu của Luận văn

Luận văn được kết cau thành 03 chương, bao gồm cả các phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, gồm:

Chương 1: Lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy.

Chương 2: Thực trạng thực hành quyền cơng tổ trong giai đoạn điều tra

vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy

của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>CHUONG 1</small>

LY LUAN VA PHAP LUAT VE THUC HANH QUYEN CONG

TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN HINH SU DOI VOI CAC TOI PHAM VE MA TUY

1.1. Lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

<small>vụ án hình sự đơi với các tội phạm về ma túy</small>

1.1.1 Khái niệm quyền công tổ và thực hành quyền công to

Quyền công tố và thực hành quyền công tố là những khái niệm được nhắc đến nhiều trong luật tơ tụng hình sự (TTHS) nước ta khi dé cập chức năng của viện kiểm sát các cấp. Điều 138 Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên quy định Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật... thực hành quyền công tố, bảo

đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; các viện kiểm sát nhân dân địa phương va viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tổ trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Quy định đó cũng được nhắc lại trong Hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở quy

định của Hiến pháp, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp

<small>luật TTHS khác cũng có những quy định tương tự.</small>

Trong khoa học luật TTHS, việc xác định khái niệm quyền cơng tố và theo đó là thực hành quyền cơng tố có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất quan

trọng. Giải quyết tốt vẫn đề đó giúp cho việc xác định chính xác vai trị, vị trí

của viện kiêm sát trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung va trong các cơ quan tư pháp nói riêng; xác định rõ chức năng của viện kiểm sát, đặc biệt là

trong TTHS; từ đó có những quyết định đúng đắn về tổ chức viện kiểm sát các cấp.

Quyền công tố là khái niệm pháp lý gắn liền với chức năng của Viện

kiểm sát, hiểu, nhận thức đúng, day đủ quyền công tố là van đề không đơn giản. Khái nệm quyền công tố đã được đề cập tại các bài báo, tạp chí chun

<small>ngành và các cơng trình nghiên cứu, với nhiêu cách tiép cận khác nhau.</small>

<small>Theo Đại từ điên Tiêng Việt, “Công” được hiéu là “thuộc vê Nhà nước”,</small>

<small>8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>mang yêu tô công cộng, thuộc tính chung xã hội, trái ngược với “tư” là thuộc vêcá nhân, cái riêng. “To” được hiệu là “trình bày công khai cho mọi người biết</small>

<small>việc làm sai trái, phạm pháp của người phạm tội khác”. “Công tô” là “điêu tra,</small>

truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biéu ý kiến trước tòa án” [25, tr459].

Từ điển Luật học cho rằng công tố là “quyền buộc tội nhân danh Nhà nước đối với người phạm tội... được xem xét trong mối liên hệ với lĩnh vực pháp luật..., không thé tách rời với việc nhân danh Nhà nước chống lại hình thức

vi phạm pháp luật nghiêm trọng (tội phạm), đó là lĩnh vực tố tụng hình sự” [50,

Theo từ điển Oxford, công tố (prosecution) được hiểu là quá trình thực hiện một loạt hoạt động pháp lý dé chứng minh trước Tịa án rằng một người nào

<small>đó phạm tội, là hoạt động chính thức cho việc buộc tội một hành vi phạm pháp.</small>

Có thé hiểu rằng qun cơng tố là quyền lực dé cơ quan có thẩm quyền thực hiện

các thủ tục tố tụng đã được quy định dé buộc tội hành vi phạm pháp trước cơ

<small>quan xét xử là Tịa án.</small>

Ở Việt Nam, nói đến quyền cơng tố và THỌCT là đề cập đến chức năng của VKSND. Hiến pháp năm 1980, tại Điều 138 lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ

“Thực hành quyên công to”. Nội dung này tiếp tục được đề cập tại các Điều 1,

Điều 3 Luật Tô chức VKSND các năm 1981 và 2002. Hiến pháp năm2013 được

Quốc hội khóa XIII thơng qua tại kỳ họp thứ 6 và Luật t6 chức VSKND sửa đổi,

bổ sung được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2014, có hiệu lực thi hành kế từ ngày 01/6/2015 tiếp tục khang định chức năng của VKSND là THQCT và

KSHDTP. Tuy nhiên, ké từ khi xuất hiện, nhận thức về quyền cơng tố cịn có

nhiều quan điểm khác nhau, thê hiện:

Quan điểm thứ nhất: Tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp

luật của Viện kiểm sát đều là thực hành quyền công tố. Quan điểm này dựa trên

quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm 1981 va đã đánh đồng quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

công tố với hoạt động kiêm sát tuân theo pháp luật. Theo đó, cơng tố khơng phải là một chức năng độc lập mà chỉ là một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật của VKS. Tuy nhiên, quan điểm này chưa chính xác vì trong

thực tiễn hoạt động của VKS, mặc dù hai chức năng cơng tố và kiểm sát tn

theo pháp luật có sự liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau nhưng đây là

hai chức năng độc lập cả về phạm vi áp dụng và nội dung.

Quan điểm thứ hai: Cơng tố chỉ là hình thức thực hiện chức năng

kiểm sát việc tuân theo pháp luật, không phải là một chức năng riêng biệt của VKS. Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước kiểm sát tính hợp pháp

của quá trình điều tra tội phạm, nhằm truy tố và buộc tội người phạm tội ra

Tòa án dé xét xử đúng người, đúng tội, đúng luật, đảm bảo lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước và đặc biệt là quyền tự do của con người. Theo quan điểm này, giữa THQCT và kiểm sát sự tuân theo pháp luật là quan hệ giữa cái riêng và cái chung, quan điểm này dựa trên lý luận của các nhà TTHS học Xô Viết, phổ biến trong giai đoạn trước khi Hiến pháp năm 1980 quy định cụ thé hon về THQCT của VKS.

Quan điểm thứ ba: Quyền công tổ là quyền lực của Nhà nước giao cho

các cơ quan cụ thé dé thực hiện việc khởi tố, điều tra và truy tố người phạm

tội ra trước tòa án dé xét xử và buộc tội trước phiên tòa. Quan điểm này được phổ biến trong các Nhà nước có sự phân chia quyên lực.

Quan điểm thứ tư: Quyền công tố là quyền lực của Nhà nước giao cho VKS thực hiện các hoạt động truy tố người phạm tội trước Tòa án, buộc tội

người đó tại phiên tịa với tội danh cụ thé bang q trình chứng minh có căn cứ và đúng pháp luật được thể hiện trong bản cáo trạng. Những người có quan

điểm này cho rằng đây là quan điểm phù hợp nhất với lý luận và thực tiễn

<small>hoạt động của VKS.</small>

Quan điểm thứ năm: Quyền công tổ là quyền đại điện cho Nhà nước đưa các vụ việc vi phạm pháp luật ra Tòa án dé xét xử nhằm bảo vệ lợi ich Nha nước, xã hội, công dân, bảo vệ trật tự pháp luật. Theo quan điểm này, quyền cơng tố xuất hiện từ khi có Nhà nước và pháp luật, được thé hiện đầu tiên trong

lĩnh vực TTHS. Cùng với sự phát triển của xã hội và các ngành luật nên quyền

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

công tố được mở rộng sang các lĩnh vực như tố tụng dân sự, tố tụng khác như một quyền năng nhằm thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật, nhăm dam bao mọi hành vi vi phạm pháp luật va tội phạm đều bị phát hiện, xử lý theo

pháp luật. Quan điểm này đã đánh đồng giữa khái niệm quyền công tố Nhà nước với thầm quyền của VKS trong việc giải quyết vụ án hình sự, dân sự... dẫn tới

việc xác định quá rộng khái niệm, nội dung và phạm vi của quyền công tố, làm

mat đi ranh giới, tính đặc thù của TTHS và các lĩnh vực tố tụng khác. Đây cũng

là quan điểm đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức tại trường Cao đăng kiểm sát.

Do các quan niệm khác nhau như trên về quyền công tố cho nên dẫn

đến cách lí giải khác nhau về phạm vi thời gian cũng như không gian của quyền công tố. Về không gian, đa số các quan điểm cho rằng quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực duy nhất là TTHS nhưng cũng có quan điểm cho rang quyền cơng tố được thực hiện trong cả các lĩnh vực hoạt động tư pháp như TTHS, tố tụng dân sự, kinh tế, lao động.

Tổng hợp các quan điểm khoa học, tác giả xin đưa ra khái niệm về quyền công tố như sau: Quyền công tổ là một loại quyền lực Nhà nước, được

Nhà nước trao cho cơ quan công tố (VKS), đại điện Nhà nước truy cứu trách

nhiệm hình sự và truy tố, buộc tội đối với người phạm tdi. Đối tượng của quyền công tố:

Đối tượng của quyền công tố không phải mọi hành vi vi phạm pháp

<small>luật mà chỉ là những hành vi xâm phạm những quan hệ xã hội quan trọngđược nhà nước bảo vệ va được quy định trong Bộ luật hình sự. Những hành vi</small>

xâm phạm quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, hành chính, khơng phải là đối

tượng của quyền công tố, bởi quyền công tố là phạm trù gan liền với trách

nhiệm hình sự và van đề truy cứu trách nhiệm hình sự. Quyền công té chi tác

<small>động vào những hành vi xâm phạm quan hệ pháp luật hình sự và người thực</small>

hiện hành vi đó. Quyền cơng tơ được thực hiện thơng qua cơ quan có thâm

quyền, nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện, xử lý, không

bỏ lọt tội phạm, khơng làm oan người vơ tội, qua đó duy trì ơn định và trật tự

<small>xã hội. Vì vậy, chúng tôi cho răng đôi tượng của quyên công tô là tội phạm và</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>người phạm tdi.</small>

Nội dung của quyền công tố

Trong chức năng buộc tội, với tư cách là một chức năng tổ tụng luôn

nhằm chống lại một cá nhân cụ thể và bản chất của nó là hoạt động truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Xuất phát từ quan điểm quyền công tổ là

quyền nhân danh Nhà nước truy cứu TNH§ đối với người phạm tội, là sự

buộc tội nhân danh Nhà nước. Do vậy, nội dung của quyền cơng tố chính là

sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi tội phạm. Pham vi quyên công tố:

Phạm vi về không gian: Quyền công tố là quyền nhân danh Nha nước

<small>thực hiện việc truy cứu TNHS nên có phạm vi trong lĩnh vực TTHS.</small>

Phạm vi về thời gian: Quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật. Vì ngay khi hành vi phạm tội được thực hiện thì cơ quan cơng tố (VKS) có qun và nghĩa vụ tiến hành ngay các hoạt động t6 tụng theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện tội phạm xác định các căn cứ để buộc tội người phạm tội trước phiên tịa. Như vậy, quyền cơng tơ phát sinh từ khi tội phạm xảy ra và cham dứt khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị, tức là quyền tài phán cham dứt thì quyền cơng tơ cũng bị triệt tiêu.

Đối với khái niệm “thực hành quyền công tố”, đây là khái niệm liên quan mật thiết với khái niệm “quyền công tố”. Khi xảy ra hành vi phạm tội, Nhà nước phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội đó. Điều này làm phát sinh quyền công tổ và cơ quan công tố là

VKS phải sử dụng chức năng của minh dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối

với người phạm tội. Theo từ điển Luật học: “THQCT là việc sử dụng tổng

hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố dé truy cứu TNHS

đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tổ và xét xử”

[50,tr.188]. Cần lưu ý rang tội phạm và người phạm tội là đối trong THQCT. Khi có sự việc phạm tội xảy ra, Cơ quan công tố (VKS) phải áp dụng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật tố tụng hình sự để phát hiện kịp thời

tội phạm, khởi tố, điều tra làm rõ tội phạm, người hoặc pháp nhân phạm tội.

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Hoạt động này phải bắt đầu từ giai đoạn tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, kéo dài đến giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, xét xử.

Chủ thé THQCT là VKS mà người trực tiếp thực hiện hoạt động THỌCT là Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS, KSV và Kiểm tra viên, trong đó, KSV là

người có day đủ nhiệm vụ quyền hạn THQCT trong tất cả các hoạt động tố

tụng. Một sé quyén han quan trong thudc vé Vién truong, Pho Vién truong

được Viện trưởng phân công, như ra các quyết định phê chuẩn, không phê

chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định tố tung trái pháp luật của CQDT, các quyết định khởi tố vụ án, khởi t6 bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyết định

truy tố Đối với KSV khơng phải là Viện trưởng, Phó Viện trưởng nhưng là

lãnh đạo đơn vị như Trưởng phịng, Phó trưởng phịng ở VKS cấp tỉnh, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng ở VKSND tối cao được Lãnh đạo Viện ủy quyền được thực hiện một số thâm quyền thuộc lãnh đạo Viện.

Ở nhiều nước trên thé giới, quyền công tố được giao cho Viện Công tố thực hiện, riêng nước ta và một số nước theo đường lỗi XHCN, quyên công tố

được giao cho VKSND cùng với chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật. Căn

cứ vào quy định của Hiến pháp và pháp luật nước ta cũng như trong thực tiễn,

quyền công tô được giao duy nhất cho VKSND va chủ thé THQCT ở Việt

Nam là VKSND. Cụ thé, Điều 107 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ: "Vién kiểm sát nhân dân thực hành quyên công to, kiểm sát các hoạt động tư pháp".

Thẻ chế hóa quy định của Hiến pháp, tại Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm

2014 đã xác định “7hực hành quyền công tổ là hoạt động của VKSND trong

to tung hinh su dé thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đổi với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tổ giác, tin bao vỀ tội phạm, kiến

nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy to, xét xử vụ án hình sv”. Điều 20 BLTTHS năm 2015 cũng quy định: “Viện kiểm sát thực

hành quyền công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong to tung hinh SU, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi

hành vi phạm lội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đêu phải được phát hiện và xử lý kip thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy 16, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không dé lọt tội

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội.</small>

Mặc dù thuật ngữ “thực hành quyền công tố” đã được quy định trong

nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhưng vẫn còn nhiều quan điểm khác

nhau, chưa thống nhất. Qua quá trình nghiên cứu tông hợp các quan điểm khoa học và thực tiễn quy định của pháp luật, tac giả xin đưa ra khái niệm về

thực hành quyền công tô như sau: Thực hành quyền công tố là hoạt động của

VKSND trong tổ tụng hình sự, trong đó, VKSND sử dung tổng hợp quyền lực

do pháp luật quy định dé truy cứu trách nhiệm hình sự, truy tố và buộc tội người phạm tội trước Tịa án, khơng dé xảy ra oan sai hoặc bỏ lot tội phạm,

bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Bên cạnh chức năng THỌCT của VKSND, chức năng kiểm sát điều tra vụ án cũng là một chức năng vô cùng quan trọng. Kiểm sát điều tra là việc VKS thực hiện các biện pháp giám sát, mục đích nhăm bảo đảm các hoạt động điều tra được tiến hành một cách đúng đắn, đầy đủ, khách quan theo đúng trình tự, thủ tục, nội dung của pháp luật quy định, không trực tiếp ra

quyết định, chỉ ra kiến nghị khi có vi phạm pháp luật tố tụng xảy ra hoặc kiến nghị yêu cầu khắc phục các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm. THQCT vụ án luôn tôn tại song song từ khi khởi tố cho đến khi kết thúc việc điều tra và VKS ra quyết định truy tố, giữa hai chức năng tuy độc lập về chức năng, nhưng có tác động qua lại lẫn nhau. Nếu làm tốt nhiệm vụ THQCT sẽ hỗ trợ đắc lực cho KSĐT thực hiện vai trò của mình, như tạo điều kiện cho KSĐT tiếp cận các biện pháp điều tra nhằm duy trì pháp luật, phát hiện, khắc phục vi phạm pháp luật về tô tụng; làm tốt nhiệm vụ kiểm sát điều tra sẽ giúp

cho công tác THQCT phát huy khả năng quyết định quá trình tố tụng, như bao

đảm việc khởi tố, yêu cầu khởi tố, quyết định áp dụng, thay đôi, hủy bỏ các

biện pháp ngăn chặn, huỷ các quyết định trái pháp luật của CQDT một cách

<small>có căn cứ, đúng pháp luật. Như vậy, hoạt động THỌCT tuy hai nhưng là một,</small>

hai hoạt động này phải được tiến hành song song và hỗ trợ lẫn nhau nhằm không dé bat kỳ người nao bị bắt giữ, khởi tổ trái pháp luật, không dé lọt tội

<small>và không làm oan người vô tội, đảm bảo cho việc truy cứu trách nhiệm hình</small>

<small>sự đơi với người phạm tội phải đúng pháp luật và có căn cứ, việc điêu tra</small>

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

được tiến hành một cách khách quan, tồn diện, chính xác và đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra được phát hiện và khắc phục

<small>kịp thời.</small>

Từ những nội dung trên, có thé kết luận: THQCT là việc VKSND sử dụng tong hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung QCT dé thực hiện các

hành vi tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật TTHS để truy cứu

<small>TNHS người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Tòa án và bảo vệsự buộc tội đó.</small>

1.1.2 Khái niệm thực hành quyền cơng t6 trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Phạm vi hoạt động THQCT của VKSND là trong tat cả các giai đoạn TTHS, từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi

tố cũng như trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự (bao gồm cả xét xử sơ thẩm, phúc thấm và giám đốc thâm) dé truy cứu TNHS đối với người phạm tội và bảo vệ sự buộc tội đó trước tịa án.

<small>Hoạt động THỌCT của VKSND được thực hiện thông qua thực hiện</small>

nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng trong TTHS, bao gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS, kiểm sát viên, kiểm tra viên (điểm b, khoản 2 Điều 34 BLTTHS năm 2015). Đây cũng chính là chủ thể của hoạt

<small>động THQCT vụ án hình sự.</small>

Nhu vậy quyền công tổ và THQCT là hai khái niệm khác nhau. Nói đến quyền cơng tơ là nói đến phạm trù lý luận, đó chính là là quyền của Nhà nước, nhân danh quyền lực công thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội, còn THỌCT là một phạm trù thực tiễn, là việc tô chức thực hiện

quyên cơng tố. Có thé thấy quyền cơng tố là sơ sở của THQCT, phải có quyền

cơng tố thì mới có THỌCT. Như đã nêu trên, phạm vi quyền công tố xác lập từ khi tội phạm được thực hiện còn THQCT chỉ phát sinh từ khi tiếp nhận,

giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi t6 và kết thúc khi bản

<small>án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc vụ án được</small>

đình chi theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, nhiều trường hop mặc du có tội phạm xảy ra nhưng không được phát hiện, khởi tố do nhiều nguyên

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

nhân khác nhau. Khoa học pháp lý gọi đó là “tội phạm ân”. Đối với các

trường hợp này, cơ quan t6 tụng không được áp dụng các biện pháp THQCT.

Nhu vậy, phạm vi THQCT hep hơn so với phạm vi qun cơng tố.

Q trình giải quyết một vụ án hình sự theo TTHS Việt Nam có nhiều giai đoạn. Trong quá trình này, giai đoạn điều tra là giai đoạn thứ hai góp

phần quan trọng trong việc phát hiện chính xác, kịp thời mọi tội phạm và người phạm tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan

<small>nguoi Vô tỘI.</small>

Theo Dai từ điển tiếng Việt, điều tra là “tim hiểu, xét hỏi để biết rõ sự

that” [25, tr.638]; còn theo Từ điển Luật học thì “Điêu tra là cơng tác trong tổ

tụng hình sự được tiễn hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và day du” [50, tr.257]. Có thê hiểu điều tra vụ án hình sự là giai đoạn TTHS thứ hai mà trong đó cơ quan có thâm quyên căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS và dưới sự kiểm sát của VKS tiến hành các biện pháp cần thiết nhăm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội dé truy cứu TNHS, đồng thời

bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là chuyên tồn bộ

các tài liệu của vụ án đó cho VKS kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy

tố bị can.

Cũng theo TTHS, trong giai đoạn điều tra, VKS có nhiệm vụ, quyền

<small>han trong việc THQCT và KSHDTP. Trong giai đoạn nay, thường có sự</small>

nhằm lẫn giữa hoạt động THQCT và KSHĐTP hoặc nhằm tưởng VKS chi tiên hành KSHĐTP trong giai đoạn này. Theo quy định của pháp luật và trên thực tiễn, THQCT trong giai đoạn điều tra là các hoạt động nhằm vào việc

buộc tội và các biện pháp tác động vào quyền nhân thân của người phạm tội như hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền tự do của người phạm tội như yêu

cầu bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác. Đây

là hoạt động có vị trí rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc thực hiện vai trị

của VKSND trong q trình điều tra vụ án hình sự, thé hiện quyền buộc tội

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

của Nhà nước đối với người phạm tội mà đại diện là VKS. Còn KSHĐTP

trong giai đoạn điều tra (kiểm sát điều tra) là hoạt động của VKSND kiểm sát

việc tuân theo pháp luật của các chủ thé tham gia quan hệ pháp luật TTHS

phát sinh trong giai đoạn điều tra, nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án

<small>được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đây là hoạt động hướng tới</small>

sự tuân thủ pháp luật của CQĐT trong giai đoạn này, nhằm đảm bảo mọi hoạt

động điều tra, xác minh sự thật khách quan của vụ án của CQDT đều được

thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật, VKS sẽ tiến hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu chấm dứt, khắc phục

<small>ngay vi phạm.</small>

Như vậy, cùng với kiểm sát hoạt động tư pháp, THQCT trong giai

đoạn điều tra là hai chức năng quan trọng, độc lập của VKS, có mối quan hệ

biện chứng hết sức mật thiết, chặt chẽ nhằm đảm bảo cho hoạt động điều tra

<small>được thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật, phát hiện và xử lý tội phạm kipthời, không làm oan, sai và bỏ lọt tội phạm.</small>

Từ những nội dung trình bày trên, có thể kết luận: THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là việc VKSND trực tiếp thực hiện quyền năng do

pháp luật quy định đề thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội

trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Nội dung THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bao bồm: THQCT trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can; Hoạt động THQCT tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn điều tra, như yêu cầu CQDT khởi tố hoặc thay

đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Dé ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQDT tiến hành điều tra; khi cần thiết, trực tiếp tiến hành một số

hoạt động điều tra; Quyết định áp dụng, thay đôi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm

giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQDT; Hủy bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQDT. Cuối cùng là những hoạt động kết thúc THQCT trong

giai đoạn điều tra, gồm việc ra quyết định truy tố bị can hoặc đình chỉ hoặc

<small>tạm đình chỉ vụ án.</small>

Phạm vi THỌCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự: Việc xác

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

định đúng phạm vi THQCT của VKS trong giai đoạn điều tra là rất cần thiết,

đó là cơ sở quan trọng đề phân biệt với hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp

và các hoạt động thực hiện chức năng khác nhằm thực hiện đúng thâm quyền

trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Theo điều 165 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra, bên cạnh

việc thực hiện những hoạt động của giai đoạn điều tra, VKS còn thực hiện

những hoạt động của giai đoạn khởi tổ (quyết định khởi tố). Theo đó phạm vi

THỌCT của VKS trong giai đoạn điều tra bao trùm lên hoạt động khởi tố, điều tra. Như vậy phạm vi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bắt

dau từ khi tiếp nhận thông tin tội phạm, khởi tố vụ án và kết thúc khi CQDT

ra bản kết luận điều tra, đề nghị VKS truy tố người phạm tội hoặc đình chỉ điều tra vụ án theo quy định của pháp luật.

THQCT trong giai đoạn điều tra mang ý nghĩa quan trong, thé hiện vai trò của VKSND trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Hoạt động này nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kip thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; Không dé người nao bi khởi tố, bi bắt, tam giữ, tam giam, bi hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; dam bảo việc truy cứu TNHS đối với bi

<small>can phải có căn cứ và đúng pháp luật.</small>

1.1.3. Khái niệm thực hành quyền cơng tơ trong giai đoạn điều tra vụ án hình

sự doi với các tội phạm về ma túy

*Đối với các tội phạm vé ma túy

Theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP, ngày 15/5/2018 thì ở nước ta hiện

nay, danh mục các chất ma túy và tiền chất do Chính phủ ban hành và kiểm soát gồm 515 chất, chia làm 03 danh mục và 44 tiền chất.

Chất ma túy được hiểu là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có

nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện, gây tác hại về

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nhiều mặt đối với xã hội.

Do tính chất nguy hiểm và tác hại hết sức to lớn của ma túy cũng như việc vi phạm các quy định về chế độ quản lý chất ma túy mà ở Việt Nam cũng

như các nước trên thế giới đều quy định Nhà nước thống nhất quản lý các chất ma túy, nghiêm cam việc trông cây thuốc phiện và các cây khác chứa chat ma

túy; nghiêm cấm các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm

đoạt, sử dụng chất ma túy và các hành vi vận chuyền, mua bán, chiếm đoạt

tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép các chất ma túy.

Quán triệt quan điểm này và dé cụ thé hóa các hành vi phạm tội về

ma túy, BLHS của Việt Nam dành một chương riêng với các điều luật tương

ứng với các tội danh cụ thé. Trải qua quá trình vận dụng, thi hành, BLHS đã được sửa đổi, b6 sung nhiều lần để phù hợp với thực tiễn đấu tranh phịng,

chống tội phạm nói chung và phịng, chống các tội phạm về ma túy nói riêng. Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua BLHS,

có hiệu lực ké từ ngày 01/7/2016, trong đó các tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XX với 13 điều luật, từ Điều 247 đến Điều 259.

Qua nghiên cứu cho thấy, các tội phạm về ma túy gồm nhiều loại hành vi

khác nhau được quy định trong BLHS nhưng đều có chung hai đặc điểm, đó là:

Tính nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm về ma túy thể hiện ở sự đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con

người, cũng như đe dọa đến hạnh phúc gia đình và trật tự cơng cộng nói

Đối tượng là các chất ma túy (hoặc liên quan đến chất ma túy), các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do

<small>Chính phủ ban hành.</small>

Từ sự phân tích nêu trên, có thê đưa ra khái niệm về các tội phạm về ma túy như sau: Các tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố

ý, xâm phạm đến chế độ thông nhất quản lý của Nhà nước ta về các chất ma túy, các tiền chat dé sản xuất chất ma túy và những hoạt động liên quan trực tiếp đến

quá trình quản lý, sử dụng các chất ma túy và các tiền chất đó.

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Cấu thành tội phạm của các tội phạm về ma túy giống nhau ở các dau

hiệu về khách thể, chủ thể và mặt chủ quan. Giữa chúng chỉ khác nhau về mặt

<small>khách quan.</small>

Về khách thé của các tội phạm về ma túy: Các tội phạm về ma túy xâm phạm đến hai khách thể quan trọng, đó là xâm phạm đến chế độ thống

nhất quản lý của Nhà nước về các chất ma túy, các tiền chất dé sản xuất chất

ma túy và những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý, sử dụng

các chất ma túy và các tiền chất đó và xâm phạm đến trật tự an tồn xã hội.

Về chủ thể của các tội phạm về ma túy: Là những người có năng lực

TNHS va đạt độ tuổi theo quy định của BLHS. Trong 13 điều luật quy định

về các tội phạm về ma túy, chỉ có tội trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 247) là tội phạm nghiêm trọng nên chủ thé của tội phạm là người từ đủ 16 tudi trở lên; 11 tội khác (từ Điều 248 đến Điều 258) là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nên chủ thể của tội phạm là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Ngoài ra, chủ thé của tội Vi phạm các quy định về quan lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Điều 259) là người có trách nhiệm trong

<small>cơng tác này.</small>

Về mặt chủ quan của các tội phạm về ma túy: Déu được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ, mục đích phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt buộc của tội

<small>phạm này.</small>

Về mặt khách quan của các tội phạm về ma túy: Tuy có khác nhau về hình thức thé hiện nhưng đều là những hành vi vi phạm chế độ thống nhất

quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Các tội phạm về ma túy bao gồm năm

nhóm hành vi, đó là: Trồng cây thuốc phiện, cây cơ ca, cây cần sa và các cây

khác có chứa chất ma túy; Sản xuất, tàng trữ, vận chuyên, mua bán trái phép,

chiếm đoạt chất ma túy, tô chức, chứa chấp, lôi kéo, cưỡng bức người khác sử

dụng trái phép chất ma túy; Tàng trữ, vận chuyền, mua bán hoặc chiếm đoạt

tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Sản xuất, tàng trữ, vận

chuyên, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử

dụng trái phép chất ma túy; Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác. Đối tượng tác động của tội phạm

là các chất ma túy và các tiền chất dé sản xuất ra chất ma túy.

*Giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm VỀ ma túy

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai mà trong đó

cơ quan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự,

phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc

thực hiện tội phạm tội dé truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó

quyết định: Dinh chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; Chuyển tồn bộ các tai

liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.

Như vậy, cụ thể trong các vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy, với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự đối với các tội

phạm về ma túy, giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma

túy có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp

cần thiết do luật định dé chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm

tội về ma túy, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp

khắc phục và phòng ngừa tội phạm về ma túy; Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thâm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về ma túy và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của Cơ quan điều tra về việc đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tịa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự về ma túy tương ứng.

Vai trị và ý nghĩa của giai đoạn này được thê hiện trên các bình

diện chủ yếu như sau: Một mặt, điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về

ma túy là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự về ma túy của cơ quan (người) tiến hành có thâm quyền đối với hành vi phạm tội về ma túy nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội về ma túy và người có lỗi

<small>trong việc thực hiện tội phạm ma túy thông qua các chứng cứ đã thu thập</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

được, đồng thời cũng là một trong những phương tiện cơ bản đề thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm; Mặt khác, điều tra vụ án hình sự đối với

các tội phạm về ma túy cũng góp phan loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp hình sự về ma túy, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định

khởi t6 bị can một cách khơng thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể sẽ

kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm

hình sự ở các giai đoạn tơ tụng hình sự (như: Truy tố của Viện kiểm sát hoặc

<small>xét xử của Toa án không khách quan, vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan</small>

những người vô tội); Và cuối cùng, điều tra vụ án hình sự đối với các tội

phạm về ma túy là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản va quan trọng dé tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tổ của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phịng và

chống tội phạm về ma túy trong toàn xã hội.

Từ những sự phân tích về khái niệm THQCT và các tội phạm về ma túy

nêu trên, có thé xác định: 7; HỌCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy chính là việc VKS sử dụng tổng hợp các quyên năng tố tụng độc lập do pháp luật quy định nhằm truy cứu TNHS đối với người phạm các tội về ma tủy, không để lọt người, lọt tội, được thực hiện từ khi tiếp nhận thông tin tội phạm về ma túy và kéo dài trong suốt giai đoạn diéu tra các t6 phạm về ma

Khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm về ma túy, VKS thực hiện các quyền quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị

can; dé ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi

xét thấy cần thiết, VKS trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra. VKS

quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các

biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của CQDT; hủy bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp

luật của CQDT; quyết định việc truy tố bị can; quyết định việc đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án.

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Nội dung THOCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự doi với tội phạm về ma túy:

Một là, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với tội

phạm về ma túy là hoạt động chỉ do VKSND tiến hành theo quy định của pháp luật: THỌCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm về

ma túy là hoạt động áp dụng pháp luật mang tính tổ chức quyền lực Nhà nước

của các cơ quan có thâm quyền nhăm cá biệt hóa các quy định của pháp luật

để truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Như đã phan tích ở trên, VKSND là cơ quan duy nhất đại diện Nhà nước thực hiện chức

năng THQCT. Dé thực hiện quyền truy cứu TNHS của mình, VKSND được

pháp luật quy định một hệ thống các quyền năng pháp lý, đó cũng đồng thời là trách nhiệm phải đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp của tất cả các lệnh,

quyết định tố tụng của CQDT liên quan đến việc xử lý vụ án, bị can. Dưới

góc độ THỌCT, CQĐT là chủ thể thực hiện các thủ tục pháp lý theo luật định để hỗ trợ cho VKS đưa vụ án ra Tòa án xét xử. Việc thực hiện chức năng THQCT của VKSND là trực tiếp thực hiện quyền tư pháp. Hoạt động này bao đảm mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp

pháp của tơ chức, cá nhân, phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Từ

đó góp phan thực hiện quyên lực Nhà nước, góp phan bảo vệ pháp chế, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân.

Hai là, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm về ma túy là sự thé hiện quyền lực Nhà nước: Pháp luật là sự thể hiện ý chí

của Nhà nước. Trong q trình điều chỉnh của pháp luật, hoạt động THỌCT của VKSND trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm về ma túy được coi là tiếp tục thể hiện ý chí đó. Đây là hoạt động thể hiện quyền lực

<small>Nhà nước trong việc thực hiện chức năng duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích</small>

của giai cấp cầm quyên. Vì vậy, ở một chừng mực nhất định, THỌCT cịn

mang tính chính trị, phục vụ cho những mục đích chính trị nhất định của giai

cấp cầm quyên. Hoạt động THQCT được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của Co quan nhà nước có thâm quyền, khơng phụ thuộc vào ý chí của

chủ thể bị áp dụng pháp luật.

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Ba là, THỌCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm

về ma túy phải tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục do pháp luật quy

định: Hoạt động THỌCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với tội

phạm về ma túy của VKS bao gồm các hành vi và các quyết định tố tụng

<small>mang tính cơng khai theo một trình tự, thủ tục được pháp luật TTHS quy</small>

định, cụ thể như: yêu cầu CQDT tiến hành các hoạt động điều tra tội phạm về

ma túy; Trưng cầu giám định vật chứng để làm rõ tội phạm và người phạm

tội; yêu cầu CQDT áp dụng, thay thế, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội hoặc truy nã tội phạm bỏ trốn; phê chuẩn hoặc không phê

chuẩn các quyết định của CQĐT; hủy bỏ các quyết định trái pháp luật.. Vì

mục đích của hoạt động THQCT là nhăm truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do chế

<small>tai pháp luật hình sự đặt ra nên quá trình này phải đảm bảo tính chặt chẽ, cócăn cứ và mang tính cơng khai.</small>

Bốn là, THỌCT trong giai oan điều tra vu án hình sự đối với tội phạm về ma túy là hoạt động công tố, nhân danh quyền buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội. Khi THỌCT và kiểm sát hoạt động tư pháp, KSV tuân

theo pháp luật và chiu sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND (Điều 109 Hiến

<small>pháp năm 2013). Hoạt động này chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng VKS cùng</small>

cấp, sự chỉ đạo của Viện trưởng VKS cấp trên và chịu sự chỉ đạo tập trung,

thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao. VKS cấp trên có quyền rút, hủy

bỏ quyết định cơng tố khơng có căn cứ, trái pháp luật của VKS cấp dưới và yêu cau ra quyết định đúng pháp luật.

Năm là, THỌCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm về ma túy thực hiện việc xem xét, đánh giá nhăm vào việc buộc tội và

gỡ tội đối với người phạm tội. Hoạt động này được tiến hành đối với từng vụ án cụ thé dé dam bảo cho hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ việc

xác định tội phạm và người phạm tội. Do vậy, đối với mỗi vụ án về ma túy

cần xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, tội danh phạm phải và theo

điều khoản nào của BLHS, năng lực chịu TNHS, nhân thân người phạm tội

<small>như thê nào...</small>

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Sáu là, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm về ma

túy, hoạt động của CQDT và của VKS được quy định trong luật TTHS đều có

mục đích nhăm phát hiện và điều tra, xử lý tội phạm một cách nhanh chóng,

hiệu quả và đúng pháp luật. Từ đó, đã hình thành mối quan hệ vừa phối hợp vừa chế ước giữa VKSND với CQĐT. Mối quan hệ này tạo ra sự liên hệ ràng

buộc nhất định nhưng không mâu thuẫn, loại trừ nhau. VKS không làm thay,

cũng không hạn chế hoặc cản trở việc điều tra của CQDT, cơ quan này tao

điều kiện để cơ quan kia thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình, được biểu hiện qua những hoạt động: VKS đề ra yêu cầu điều tra làm

cho việc điều tra được thực hiện một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ;

phối hợp với CQĐT trong các hoạt động điều tra vụ án. Mối quan hệ chế ước của VKS với CQDT thé hiện qua việc: trong quá trình điều tra VKS có thê trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi trực tiếp phát hiện tội phạm hoặc CQĐT bỏ lọt tội phạm, yêu cầu CQDT tiến hành các hoạt động điều tra; yêu cầu CQDT áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc truy nã tội phạm bỏ trốn; phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của CQĐT; hủy bỏ các quyết định trái pháp luật; yêu cầu thủ trưởng

CQDT thay đổi DTV và nếu hành vi của DTV có dấu hiệu tội phạm thì khởi

tố vụ án hình sự... Vai trị của THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm về ma túy: THQCT góp phần bảo vệ Pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân và bảo vệ chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma túy, các tiền chất để sản xuất chất ma túy và những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý, sử dụng các chất ma túy

và các tiền chất đó. Đảm bảo mọi hành vi xâm hại trật tự quản lý của Nhà

nước về ma túy được phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy

định của pháp luật, góp phan dam bảo giữ gin an ninh chính trị, trật tự an tồn

<small>xã hội, giữ gìn kỷ cương pháp nước. THQCT cịn có vai trị trong việc xâydựng và hồn thiện pháp luật, kích thích tư duy pháp lý mới, tạo thói quen</small>

<small>tuân thủ pháp luật. Qua THQCT còn phát hiện ra những dạng quan hệ xã hội</small>

mới cần phải điều chỉnh kịp thời, những quy pháp pháp luật đã lạc hậu, chồng

<small>chéo cân thay thê, sửa đôi.</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

1.2. Quy định của pháp luật về hoạt động của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy.

1.2.1 Thực hành quyền công tổ trong việc khỏi tổ bị can đối với các tội phạm về ma túy

Theo Luật tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân năm 2014 quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi THQCT và KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, căn cứ vào Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 từ đó rút ra nội dung THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các tội phạm về ma túy như sau:

Thuật ngữ pháp lý “Thực hành quyên công to” được quy định lần đầu

tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam tại Điều 138 Hiến pháp năm 1980, khi

quy định chức năng của VKSND và đến hiện nay vẫn được quy định trong

Điều 107 Hiến pháp năm 2013. Ngoài ra, khái niệm này còn được đề cập

trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân các năm 1981, 2002 và mới nhất

là năm 2014. Khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về chức năng thực hành quyền công tố như sau: “Thyc hành quyén công

tổ là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tổ tụng hình sự dé thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ

khi giải quyét to giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi to và trong suốt quá

trình khởi tố, điều tra, truy 16, xét xử vụ án hình sự'``.

Nội dung THQCT của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án về ma túy thuộc nhiệm vụ, quyền hạn THQCT của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung, được quy định tại Điều 165 BLTTHS. Theo đó, khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án về ma túy, VKS có các quyền hạn, nhiệm vụ cụ thê như sau:

Thứ nhất, yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đối, bổ sung quyết định

khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can phạm tội về ma túy. Khởi t6 vụ án hình

sự là hoạt động mở đầu của quá trình TTHS dé mở cuộc điều tra hình sự đối

với sự kiện phạm tội. Những thủ tục liên quan đến khởi tố vụ án hình sự được

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

quy định từ Điều 143 đến Điều 162 BLTTHS năm 2015. Căn cứ dé khởi tố vụ án hình sự là có sự kiện phạm tội xảy ra hoặc sự việc có dấu hiệu tội phạm. Theo quy định của pháp luật, phần lớn các trường hợp khởi tố vụ án hình sự

do CQDT thực hiện. Khởi tố bị can là thủ tục tố tung áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội dé tiễn hành điều tra. Thủ tục liên quan đến

khởi tố bi can quy định tại Điều 179 và Điều 180 BLTTHS năm 2015. Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội ma túy thì CQDT ra quyết định khởi tố bị can. Sau khi khởi t6 bị can, CQDT có quyền áp dụng các biện pháp điều tra theo luật định để làm rõ hành vi, tính chất,

mức độ phạm tội, nhân thân cũng như các tình tiết khác liên quan đến bị can.

Khi tiến hành điều tra, néu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì VKS

yêu cầu CQDT ra quyét dinh thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.

<small>Trường hợp phát hiện có sự kiện phạm tội, xác định một người có hành vi</small>

phạm tội về ma túy nhưng chưa được khởi tố thì VKS yêu cầu CQDT khởi tố hoặc thay đôi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

Thứ hai, phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi

hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can các tội về ma túy khơng có căn cứ và

trái pháp luật. Sau khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết định thay đổi, bé sung quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải chuyển hồ sơ cùng quyết định đến

VKS dé VKS thực hiện chức năng THQCT. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và áp

dụng các biện pháp tố tụng khác, nếu thấy quyết định khởi tố hoặc quyết định

thay đơi, bé sung quyết định khởi tố bị can có căn cứ và hợp pháp thì VKS sẽ phê chuẩn. Trường hợp các quyết định đó khơng có căn cứ và khơng hợp

pháp thì VKS sẽ ra quyết định hủy bỏ. Khi VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tổ bị can thì CQDT phải trả tự do ngay cho người bị khởi tố dang bị

bắt, tạm giữ hoặc tạm giam. Quyền phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của VKS đảm bảo VKS thực hành quyền công tố một cách tối ưu nhất, hạn chế việc khởi tố bị can trái pháp luật dẫn đến làm oan người vô tỘI;

Thứ ba, khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự,

khởi tố bị can các tội về ma túy trong các trường hợp do BLHS quy định.

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Theo quy định tại Điều 153 BLTTHS, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành

một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội

phạm hoặc theo yêu cầu khởi tô của Hội đồng xét xử.

Theo quy định tại Điều 179 BLTTHS thì CQĐT ra quyết định khởi tố

bị can nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng. Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì

VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định

khởi tố bị can nêu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Viện kiểm sát thay đổi quyết định khởi tố bị can khi thuộc một trong các trường hợp: Khi tiến hành điều tra nếu có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố; Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi,

<small>nhân thân của bị can.</small>

Viện kiểm sát phải bổ sung quyết định khởi tố bị can nếu có căn cứ xác

<small>định bị can cịn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm.</small>

Thứ tư, phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường

hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền dé bảo dam, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp

dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các

quyết định tố tụng khác khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQDT theo quy

định của BLTTHS; hủy bỏ các quyết định tố tụng khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQDT về tội phạm ma túy. Quá trình điều tra vụ án về ma túy,

CQDT phải ban hành một số lệnh, quyết định như lệnh bắt người bị giữ trong

trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, tạm giam, lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, quyết định áp dụng biện

pháp ngăn chặn bảo lĩnh, đặt tiền dé bảo dam, áp dụng biện pháp điều tra tố

tụng đặc biệt. Những quyết định này phải được VKS phê chuẩn trước khi thi

hành. Đối với lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc lệnh khám xét, CQDT có thé thực hiện trước khi VKS phê chuẩn nhưng ngay sau

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

khi thực hiện phải gửi quyết định và hồ sơ để VKS kiểm sát. Trường hợp những lệnh, quyết định này khơng có căn cứ hoặc trái pháp luật thì VKS ra quyết định không phê chuẩn hoặc hủy bỏ. Thâm quyền của VKS phê chuẩn,

không phê chuẩn, hủy bỏ lệnh, quyết định tố tụng của CQDT là một thâm quyền đặc trưng cơ bản và riêng có của VKS, cho phép VKS khắc phục, loại

<small>trừ những vi phạm pháp luật của CQDT.</small>

Thứ năm, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,

biện pháp cưỡng chế trong vụ án về ma túy theo quy định của BLHS. Quá trình điều tra vụ án về ma túy, dé kip thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn

cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét

xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, CQDT phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109 BLTTHS, đó là biện pháp giữ người trong trường hợp khan cấp, bat, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cắm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Đồng thời, có thé áp dụng những biện pháp cưỡng chế áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. VKS có thẩm quyền thay đổi hoặc hủy bỏ những quyết định trên của CQDT trong trường hợp những quyết định đó

do VKS phê chuẩn hoặc trái pháp luật. VKS chỉ ra quyết định áp dụng biện

pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn điều tra trong trường hợp cần thiết áp dụng, đã yêu cầu nhưng CQDT không áp dụng.

1.2.2. Thực hành quyền công tô trong điều tra các tội phạm về ma túy

Thứ nhất, dé ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQDT tiến hành điều tra dé làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu CQĐT truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tô tụng đặc biệt trong vụ án về ma túy. Đề ra yêu cầu điều tra và

yêu cầu CQDT tiến hành điều tra là thâm quyên, nhiệm vụ quan trọng của

VKS nhằm kịp thời định hướng điều tra, bảo đảm điều tra đúng trình tự thủ

tục, thời hạn và thâm quyền theo quy định của pháp luật, qua đó bảo đảm vụ án được điều tra một cách khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp

<small>luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội;</small>

Thứ hai, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp dé kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

CQDT hoặc trường hop phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi

phạm pháp luật mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc

phục hoặc trường hop dé kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định

việc truy tố đối với vụ án về ma túy. VKS trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định như: Hỏi cung bị can, tiến hành đối chất, thực

nghiệm điều tra, lấy lời khai bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi và

nghĩa vụ liên quan...dé củng cơ các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án;

Thứ ba, khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thâm quyên trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và

trong việc khởi tố, điều tra vụ án về ma túy có dấu hiệu tội phạm; yêu cầu

CQDT khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thâm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra vụ án về ma túy có dấu hiệu tội phạm. Trong thực tiễn THQCT, VKS đã khởi tố vụ án hình sự hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự đối với trường hop phát hiện hành vi của người có thâm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi t6 và trong việc khởi tố, điều tra vụ án về ma túy có dấu hiệu tội phạm. Đó có thể là hành vi

làm sai lệch hồ sơ vụ án, chiếm đoạt trái phép chất ma túy, hối lộ hoặc nhận

hối lộ, bức cung, dùng nhục hình đối với người bị buộc tội.

Thứ tư, quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam;

quyết định chuyên vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án về ma túy. Khi thời hạn điều

tra, thời hạn tạm giam đã hết nhưng chưa thể kết thúc việc điều tra, đồng thời

khơng có căn cứ đề thay đổi biện pháp tạm giam thì CQĐT đề nghị VKS ra

quyết định gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam. VKS căn cứ vào kết

quả điều tra, néu có căn cứ xác định có tội phạm mà thời hạn điều tra và thời

hạn tạm giam đã hết nhưng chưa thê kết thúc việc điều tra, cần phải gia hạn

điều tra, gia hạn tạm giam thì VKS ra quyết định gia hạn điều tra, gia hạn tạm

<small>giam theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp xác định vụ án không</small>

thuộc thâm quyền điều tra của CQDT nơi Viện kiểm sát THQCT thì VKS ra

quyết định chuyên vụ án đến CQDT có thâm quyền. Trường hợp vụ án có đủ

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn nhưng CQDT không áp dụng sau khi VKS

đã yêu cầu thì VKS ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Trường hợp bị can

bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến khả năng khơng thể tiếp tục điều

tra, truy tố thì VKS ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trường hợp CQĐT ra quyết định tách nhập vụ án không đúng quy định thi

VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tách nhập vu án của CQĐT.

Thứ năm, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành

quyền công tố đối với tội phạm ma túy theo quy định của BLTTHS. Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thé nêu trên, trong q trình THQCT, VKS có

thé thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc chức năng THỌCTT theo

quy định BLTTHS để đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý theo quy

<small>định pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tdi.</small>

*Đặc điểm phân biệt thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều

tra các tội phạm về ma tuý với các loại tội phạm khác

Tội phạm về ma túy luôn ln là vấn đề nóng bỏng, bức xúc trong xã hội, dé công tác điều tra, thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án ma

<small>túy bao dam đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh trường hợp oan, sai,</small>

bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội. Do tính chất đặc biệt về loại tội phạm nên so với các loại tội phạm khác thì tội phạm về ma túy có sự khác biệt rõ nét trong quá trình VKS thực hiện quyền cơng tố đối với loại tội phạm này, cụ

Thứ nhất, về chứng mình

Ở các loại tội phạm khác, quá trình điều tra chủ yếu do CQDT tiến

hành, VKS chủ yếu thực hiện chức năng giám sát. Tuy nhiên, ở tội phạm về ma túy thì chức năng thực hiện quyền công tố của VKS được thể hiện rõ nét

hơn qua việc VKS được cùng tham gia vào quá trình hỏi cung, lấy lời khai cùng Điều tra viên; được tự mình tiếp cận thêm các tài liệu đã thu thập trong hoạt động trinh sát dé bổ trợ việc đề xuất phê chuẩn các quyết định.

<small>Thứ hai, về yêu cau doi với Kiêm sát viên</small>

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Khác với các loại tội phạm khác, tội phạm về ma túy có sự manh động

và vơ cùng tinh vi. Do đó, khi giải quyết vụ án ma túy lớn, liên tỉnh hoặc có

yếu tơ nước ngồi, Kiểm sát viên chú ý đến vấn đề mới xuất hiện là tội phạm

sử dụng các nền tảng mạng xã hội, mạng ngầm (mạng tối, Deep web) dé thỏa

thuận giao dich; dùng tiền kỹ thuật số (tiền điện tử) ân danh dé thanh tốn nên sẽ có tài liệu điện tử, chứng cứ điện tử, tiền kỹ thuật số.... việc thu giữ, bảo quản, khai thác sẽ cần phải có những công nghệ, thiết bị chuyên dụng và

<small>Kiêm sát viên cũng phải có trình độ kiên thức, hiệu biệt vê lĩnh vực này.</small>

<small>32</small>

</div>

×