Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Thành lập và vận hành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.89 MB, 88 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI <small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</small>

TÔ HONG CHƯƠNG

THEO PHAP LUAT VIET NAM

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HA NOI - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI <small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</small>

TÔ HONG CHƯƠNG

THÀNH LẬP VÀ VẬN HÀNH

CONG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HAN MOT THÀNH VIÊN

THE0 PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

<small>Mã so: 8380101.05</small>

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HUY CƯƠNG

HÀ NOI - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Toi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua</small>

riêng tơi. Các kết qua nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong

<small>Luận văn đảm bao tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã</small>

hồn thành tat cả các mơn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

<small>gia Hà Nội.</small>

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét dé tơi có thé bảo vệ Luận văn.

<small>Tơi xin chân thành cam on!</small>

<small>NGƯỜI CAM ĐOAN</small>

Tô Hồng Chương

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

TY TRÁCH NHIỆM HỮU HAN MỘT THÀNH VIEN... 5 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa và các đặc điểm pháp lý của công

<small>ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ... -- - - - --- 5</small>

<small>Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của công ty trách nhiệm hữu hạn</small>

<small>một thành viÊn... --- - - -- C1 3331111111111 211111111111 nen 5</small>

Các đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một

<small>thamh ViGN oo... cccccccccceeeeeeeeeeeeseeeeeeeeesenseeaeaeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeees 13</small>

<small>Thanh lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên... 17</small>

Nguyên tắc nền tảng về thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

<small>một thành vIÊn... E1 1131111111113 1 111111111111 111 15 1 che 17Đăng ký kinh doanh thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một</small>

<small>thanh 02/5 ... 23</small>

Tạo lập vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên... 24

<small>Tô chức và vận hành công ty trách nhiệm hữu hạn một</small>

<small>thành viên ... - - - G- 11H HH nh 27</small>

<small>Thành viên cua công ty trách nhiệm hữu han một thành viên ... 27Quan lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu han một thành vién... 29Người quản lý công ty trách nhiệm hữu han một thành viên... 31</small>

Kết luận Chương ...- - ¿2 S2 SE+E£EESE‡E£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEErkrkerrrreree 34

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Chương 2: THUC TRẠNG PHÁP LUAT VIỆT NAM VE THÀNH LẬP VÀ VẬN HÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU

HAN MỘT THÀNH VIÊỀN...--- 5-52 c2 E2EErEeEerrkeree 2.1. Cơ cấu và nguồn của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu

<small>2.2.2. Đăng ký kinh doanh... .... .--- + 333311 EEE+Essseeeerrreeessrre</small>

2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.... 2.3. Các qui định pháp luật về vận hành công ty trách nhiệm hữu

<small>hạn một thành viên ... - -- c1 111g ke</small>

Kết luận Chương 2... ¿2© SESESE2E2EEE SE EEE2121 1121111121711. cee

Chương 3: KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE THÀNH

LẬP VÀ VẬN HÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU

HAN MỘT THÀNH VIÊỀN...--- 52 c2 SEEeErkeErrrkrree 3.1. Kiến nghị về tiêu chuẩn, điều kiện chung của người quản lý

<small>công ty trách nhiệm hữu hạn ... << 555 S**++++sseeeesss</small>

3.2. Kiến nghị về tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của người quản lý

<small>công ty trách nhiệm hữu hạn ...-- - 5-5 55+ +++seeersss</small>

Kết luận Chương 3... 2-5 SE SE E21 1E 12121212111 111111111 111 1e6

<small>KET LUAN (occ ...</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

<small>TNHH: Trach nhiém hiru han</small>

<small>TNHHMTYV: Trách nhiệm hữu han một thành viên</small>

TNHHNTV: Trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên

<small>XHCN: Xã hội Chủ nghĩa</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MỞ ĐÀU

1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận văn

Đổi mới kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trong những năm đã qua đã thúc đây sự ra đời của chế định pháp luật về thương nhân. Trong chế định pháp luật về

<small>thương nhân có một hình thức cơng ty gọi là cơng ty TNHHMTYV. Hình thức</small>

cơng ty TNHHMTV là một hình thức cơng ty được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới. Hình thức cơng ty này đang gây được sự chú ý của các nhà đầu tư Việt Nam.

Cho đến năm 1999, Luật Doanh nghiệp mới có qui định về hình thức công ty này nhưng với nhận thức chưa đầy đủ về chủ thê thành nó chỉ là pháp nhân. Sau đó Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 1999 có thêm nhiều qui định mới về hình thức cơng ty này về mặt chủ thể. Các Luật Doanh nghiệp sau này cho tới Luật Doanh nghiệp 2022 mở rộng sang cả van dé quản tri, quan lý nội bộ cơng ty...

So với hình thức công ty hợp danh và công ty cổ phan, cơng ty trách

<small>nhiệm hữu hạn mà trong đó có cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là</small>

một hình thức công ty được chú ý thành lập nhiều hơn có thể vì nó là hình thức cơng ty khá thuận lợi cho việc thành lập và vận hành. Ở nước ta nhiều ngành nghề yêu cầu rất khắt khe đối với lựa chọn hình thức cơng ty, ví dụ như nghề luật sư, nhưng cũng đã chấp nhận hình thức cơng ty TNHHMTV. Hình thức cơng ty này cũng rất thích hợp đối với việc kinh doanh trong khu vực kinh tế Nhà nước.

<small>Tuy nhiên hiện nay, van chưa có các qui định pháp luật thật sự hồn</small>

chỉnh về hình thức cơng ty này. Thực tiễn địi hỏi phải làm rõ hơn nữa hành

<small>lang pháp lý lên quan tới thành lập va vận hành công ty TNHHMTV.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “ Thành lập và vận hành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo pháp luật Việt Nam” là rất cần thiết và

<small>có ý nghĩa thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.</small>

<small>2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước</small>

<small>2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước</small>

Chế định pháp luật cơng ty TNHHMTV có lịch sử phát triển khá lâu gắn liền với sự ra đời của nền cơng nghiệp. Vậy nó là một đề tài đã được nghiên cứu khá day đủ ở các nước có nền kinh tế thị trường và kinh tế chuyển đổi trên thé

giới. Nhưng nghiên cứu nó trong bối cảnh thực tiễn theo pháp luật Việt Nam hiện nay, nhất là từ khi Luật Doanh nghiệp 2020 được ban hành và sửa đơi năm

2022, thì vẫn cịn là một dé tài có nhiều khoảng trồng nghiên cứu.

<small>2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước</small>

Hiện có một số cơng trình nghiên cứu về cơng ty TNHHMTV điền hình như: “Hồn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về công ty TNHH của Tran Quỳnh Anh (Tạp chí Luật học số 9/2010); “Cơng ty TNHH theo pháp luật Hoa Kỳ” của Trần Quỳnh Anh (Tạp chí Luật học 12/2010); “Những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp can được tiếp tục hoàn thiện ” của

Nguyễn Thị Yến (Tạp chí Luật học 9/2010); “Cần hoàn thiện quy định pháp

luật về chuyển nhượng vốn góp trong cơng ty TNHH hai thành viên trở lên ” của tác giả Châu Thùy Tam (Tạp chí Kiểm sát 11/2014); “Những thay đổi về

<small>công ty TNHH trong LDN (2014)” của cơng ty luật PLF (Website Doanh</small>

nhân Sài Gịn 3/2015); “LDN 2014 - Tạo thuận loi toi da cho doanh nghiệp trong tồn bộ q trình thành lập, hoạt động ” của tác giả Hồng Thanh Tuan (Website Cơng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia). Một số luận án, luận văn điển hình liên quan như: Luận văn Thạc si: “Cong tv TNHH một

<small>thành viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật cộng hòa</small>

<small>Pháp ” của Đnh Thị An (2004); Luận văn Thạc sĩ: “Công ty TNHH mot thành</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

viên LDN (2005) — Những van dé lý luận và thức tiễn ” của Lê Thị Tú Hồng (2006); Luận văn Thạc sĩ: “Hồn thiện pháp luật về cơng ty TNHH ở Việt

<small>Nam” của tác gia Hoang Hải Ha (2012)...</small>

Các công trình này khơng nghiên cứu riêng về thành lập và vận hành

<small>cơng ty TNHHMTV theo pháp luật Việt Nam có dinh hướng thực hành, ma</small>

nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan nói chung. Nhưng các cơng trình này đã đặt một nền móng quan trọng cho nghiên cứu đề tài này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung pháp lý có định hướng thực hành về thành lập và vận hành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

<small>viên theo pháp luật Việt Nam hiện hành.</small>

<small>4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án</small>

Luận văn có mục đích nghiên cứu làm rõ các vấn đề pháp lý trong việc tuân thủ các qui định hiện hành về thành lập và vận hành công ty trách nhiệm

<small>hữu hạn một thành viên.</small>

<small>Luận văn có những nhiệm vụ chính như sau:</small>

Thứ nhất, khái quát các van đề pháp lý làm cơ sở cho các qui định về

<small>thành lập va vận hành cơng ty TNHHMTV.</small>

Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật để tìm ra những cần thiết cho

<small>thực hành.</small>

Thứ ba, kién nghị thực hành và hoàn thiện pháp luật.

<small>5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn</small>

Với đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu như đã nêu ở trên, luận văn dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp phân tích qui phạm, phân tích vụ việc, phương pháp tơng hợp, phương pháp

so sánh pháp luật, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống...

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

6. Bố cục dự kiến của luận văn

Ngồi lời nói đầu, kết luận và danh mục tải liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn dự kiến chia thành các chương như sau:

- Chương 1: Khát luận về thành lập và vận hành công ty trách nhiệm

<small>hữu hạn một thành viên</small>

- Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thành lập và vận hành

<small>công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên</small>

- Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập và vận hành

<small>công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>Chương 1</small>

KHÁI LUẬN VE THÀNH LAP VÀ VẬN HANH

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa và các đặc điểm pháp lý của công ty

<small>trách nhiệm hữu hạn một thành viên</small>

<small>1.1.1. Khái niệm, vai trị và ý nghĩa của cơng ty trách nhiệm hữu hạn</small>

<small>một thành viên</small>

Cho đến năm 1999, công ty TNHHMTV chỉ được những người nghiên cứu luật biết tới, cịn nó khơng xuất hiện trong pháp luật Việt Nam. Ngay giáo trình dạy luật kinh tế khơng gdp nó vao trong định nghĩa về cơng ty khi lý giải như sau: “Khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành để đạt được một mục tiêu

<small>chung nào đó” [10, tr. 180]. Lý giải này đã không coi các doanh nghiệp nha</small>

nước lúc đó là cơng ty vì hầu hết các doanh nghiệp đó đều có tư cách pháp nhân, đều có một chủ sở hữu là Nhà nước và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp vào doanh nghiệp đó. Như vậy khơng có sự liên kết nào

<small>như mô tả của dinh nghĩa khái nệm bên trên. Sự phân biệt tên gọi “doanh</small>

nghiệp nhà nước” với “công ty” trong giáo trình nay cho thay một quan niệm khơng chuẩn xác về công ty. Về chức năng chúng hoan toàn giống nhau nhưng chỉ khác nhau về chủ sở hữu một đằng do nhà nước làm chủ sở hữu, cịn đăng khác thì do các tư nhân làm chủ sở hữu. Vì vậy lý giải về cơng ty

<small>của giáo trình nói trên khơng bao qt được cơng ty mà chỉ diễn giải lại luật</small>

thực định lúc đó bao gồm Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Công ty.

Công ty nói chung trước hết là một thực thê kinh doanh (còn gọi là chủ thể kinh doanh) do một hoặc nhiều người góp vốn tạo lập nên theo những hình thức nhất định và được pháp luật qui định hay thừa nhận, bao gồm: công

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản, công ty cổ phần (nhiều thành viên và một thành viên), công ty trách nhiệm hữu hạn (nhiều thành viên và một thành viên), công ty hợp vốn cô phan...

Xét về mặt bản chất pháp lý, Bộ luật Dân sự Pháp hiện hành định nghĩa: Công ty do hai hay nhiều người thành lập trên cơ sở thỏa thuận bang hợp đồng, sử dụng tài sản hoặc cơng nghệ của mình vào việc kmh doanh chung nhằm chia lãi hoặc thu lợi nhuận.

<small>Trong trường hợp do pháp luật qui định, cơng ty có thể do một</small>

người thành lập [3, Điều 1832].

Cơng ty có bản chất là một hành vi pháp lý, có nghĩa là công ty một thành viên là hành vi pháp lý đơn phương, cịn cơng ty nhiều thành viên là một hợp đồng [7, tr. 25]. Xét từ đây, công ty không thay đổi ban chất pháp lý bởi

<small>người tạo lập nên nó là Nhà nước hay tư nhân hoặc cả Nhà nước hoặc tư nhân</small>

cùng nhau tạo lập. Tuy nhiên, nếu vốn hoàn toàn thuộc Nhà nước hoặc quyền kiểm sốt cơng ty thuộc Nha nước hoặc do u cau đặc biệt, thì pháp luật có thể có những qui chế riêng để điều chỉnh, ngoài những qui chế chung cho tất

<small>cả các loại công ty.</small>

Thế nhưng để hiểu rõ hơn về cơng ty TNHHMTV, thì trước hết chúng ta phải xem xét tới công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thống (tức là

<small>công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên) vì cơng ty trách</small>

<small>nhiệm hữu hạn một thành viên là một di tướng của công ty trách nhiệm hữu</small>

hạn nhiều thành viên. Việc thừa nhận hình thức cơng ty TNHHMTV là cả một q trình tranh luận dài ở nước ta, cho đến nay vẫn chưa phải đã có nhận thức hồn tồn day đủ về nó.

Mơ hình cơng ty TNHH nói chung tương đối giống nhau ở các nước. Nói một cách khái qt, cơng ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình cơng ty gồm

ít nhất hai thành viên góp vốn thành lập, và các thành viên của công ty chỉ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cơng ty trong giới hạn phần vốn góp của mình vào cơng ty. Các thành viên góp vốn này khơng kê là thé nhân hay pháp nhân, không kế pháp nhân đó là pháp nhân tư hay pháp nhân cơng

quyền. Như vậy, theo quan điểm truyền thống thì cơng ty trách nhiệm hữu hạn phải có ít nhất hai thành viên góp vốn thành lập.

Về mặt lý thuyết truyền thống, cơng ty có các dấu hiệu pháp lý cơ bản

<small>như sau:</small>

- Có sự liên kết của hai hoặc nhiều người;

- Sự liên kết thông qua một sự kiện pháp lý như xác lập điều lệ, hợp đồng thành lập; Nhăm thực hiện một mục đích chung là lợi nhuận [10, tr. 180].

- Sự kiện pháp lý xác lập điều lệ có thé hay hợp đồng thành lập nói trong các dấu hiệu pháp lý này chưa thật sát với khoa học pháp lý. Một cơng ty được thành lập có thể do ý chí của tư nhân hoặc do ý chí của Nhà nước. Thơng thường tư nhân thỏa thuận với nhau thành lập công ty va đăng ký dé được hoạt động. Nhà nước có thê bằng quyết định hành chính hoặc văn bản

<small>qui phạm pháp luật tạo lập ra cơng ty và cho phép hoạt động hoặc có khi phải</small>

đăng ký sau khi có quyết định thành lập. Quyết định hành chính hoặc văn bản qui phạm pháp luật này có thé ban hành điều lệ cơng ty kèm theo hoặc không. Điều lệ của công ty này có thé được soạn thảo sau đó dé được phê duyệt hay phê chuẩn hoặc được ban hành bởi một văn bản hành chính hoặc văn bản qui

<small>phạm pháp luật khác.</small>

Công ty TNHH chiếm đa phan trong các công ty mới được thành lập gần đây tại Việt Nam. Vậy có nghĩa là cơng ty TNHH nói chung chiếm được cảm tinh của những nhà đầu tư. Chắc han nó có nhiều lợi thé.

Khác với nhiều loại hình cơng ty khác, công ty TNHH là sản phẩm của

<small>hoạt động lập pháp. Năm 1892, các nhà làm luật Đức đã đưa ra mơ hình cơngty TNHH với những lập luận như sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Thứ nhất, mơ hình cơng ty cơ phần đang tồn tại lúc đó khơng thích hợp

<small>với qui mô kinh doanh nhỏ và vừa. Cac qui định qua phức tạp cho loại hình</small>

cơng ty cổ phan khơng thật sự cần thiết với qui mô kinh doanh mà có rat ít thành viên tham dự và thường là đã quen biết nhau;

Thứ hai, chễ độ trách nhiệm vô hạn của các cơng ty đối nhân khơng

thích hợp với tất cả các nhà đầu tư muốn được hưởng chế độ trách nhiệm hữu han để tránh rủi ro lớn [11, tr. 170].

Việc sáng tạo ra loại hình cơng ty TNHH, vừa kết hợp được ưu điểm về chế độ trách nhiệm hữu hạn của công ty cổ phần và ưu điểm về chế độ thành viên quen biết nhau của cơng ty đối nhân. Nhà đầu tư có thể kinh doanh ở qui mơ nhỏ và vừa. Nó khắc phục được nhược điểm về sự phức tạp khi thành lập và điều hành công ty cô phần và nhược điểm không phân chia được rủi ro của

công ty đối nhân. Công ty TNHH vừa mang đặc điểm của công ty đối nhân, vừa mang đặc điểm của công ty đối vốn. Cơng ty có tư cách pháp nhân và

chịu trách nhiệm về các khoản nợ chỉ bằng tài sản của công ty. Thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào cơng ty. Nếu cơng ty bị tun bố phá sản, thì thành viên công ty cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Họ có thể chỉ bị mất phần vốn góp vào công ty mà không phải

lay tài sản riêng dé trả nợ thay cho công ty [1], tr. 170].

Với những ưu điểm như vậy, hình thức cơng ty TNHH đã được đa số các nhà đầu tư lựa chọn. Công ty TNHH không chỉ được công nhận rộng rãi ở Việt Nam, mà còn được hầu hết các nước trên thé giới áp dụng. Từ khi có luật

cơng ty đến nay số lượng công ty TNHH được thành lập nhiều hơn hắn công ty cô phần. Công ty TNHH chiếm một vị trí hết sức quan trọng trên thương trường và trong nền kinh tế quốc dân. Người ta cho rằng công ty TNHH và

công ty vô danh đã gây dựng nên chế độ tư bản hiện thời ở các quốc gia Âu, Mỹ. Do sự phát triển ngày một lớn mạnh của các công ty và nhu cầu điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

chỉnh cơng ty, pháp luật cơng ty đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Lịch sử luật công ty gắn liền với các quy định về liên kết, hợp đồng và các quan hệ nợ nần của Luật La Mã cô đại. Sự phát triển của luật công ty hiện nay, cũng như sự ra đời của nhiều mơ hình cơng ty trên thế giới đã thé hiện tu tưởng tự do kinh doanh.

<small>Công ty TNHH được chia thành hai loại: công ty TNHHNTV va công</small>

ty TNHHMTV. Nhận xét sơ bộ, công ty TNHHMTV thiếu dấu hiệu về sự liên kết giữa các thành viên như định nghĩa công ty ở trên, vì nó chỉ có một thành viên duy nhất. Dạng công ty này không phải là dạng công ty truyền thống. Có thé lý do ra đời của dạng cơng ty này hồn tồn do kết quả hoạt động đặc biệt

của công ty TNHHNTV. Chang hạn, khi toan bộ sản nghiệp của một cơng ty TNHHNTV nao đấy, vì những lý do nhất định, đã chuyển vao tay một thành viên duy nhất như trường hợp toàn bộ thành viên chuyển nhượng tài sản của mình vì khơng muốn kinh doanh nữa cho một thành viên duy nhất còn lại của công ty. Đối với trường hợp nay, nếu cơng ty vẫn hoạt động tốt, thì pháp luật nhiều nước vẫn cho nó tồn tại dưới hình thức cũ mà khơng bắt phải giải thé hay chun đổi hình thức. Và cơng ty đó, từ chỗ có nhiều chủ sở hữu đã trở thành công ty một chủ khi mà thành viên duy nhất đó vẫn có khả năng tiếp tục

duy tri, phát triển cơng ty. Khi đó, cơng ty trở thành công ty TNHHMTV và pháp luật thừa nhận thành viên đó vẫn có quyền được giải phóng khỏi trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm thuộc về công ty với tư cách là một pháp nhân độc lập. Sau này, trong q trình phát triển, đã có nhiều công ty TNHH là của

<small>một chủ sở hữu ngay từ khi thành lập.</small>

Cách xử lý van đề này ở nhiều nước có khác nhau. Trong hệ thống pháp luật của Đức, Ác- hen- ty- na... đều có loại hình cơng ty TNHHMTV ngay rất sớm. Nhưng có nước mãi sau này mới thừa nhận hình thức cơng ty này, chăng hạn, ngày 11/07/1985, Cộng hoà Pháp ban hành một đạo luật cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

phép thành lập công ty TNHHMTV mà thành viên này có thé là thể nhân

<small>hoặc pháp nhân. Trong khi đó, các nước khác như Tây Ban Nha, Italia và một</small>

số nước Nam Mỹ thì lại khơng cho phép thành lập loại hình cơng ty này vì xét về bản chất, cơng ty TNHHMTV khơng phải là cơng ty theo đúng nghĩa của nó giống như ở nước ta trước kia quan niệm công ty là “canh ty” có nghĩa là

cùng nhau làm ăn, là một hội của nhiều người. Sở dĩ pháp luật của nhiều nước thừa nhận loại hình cơng ty này là vì về phương diện pháp lý, mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn có sự tách biệt về mặt tài sản giữa các thành viên và công ty, do vậy việc công ty do một hay nhiều người làm chủ là không quan trọng. Trong chế độ kinh tế thị trường, chế độ trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh hạn chế được rủi ro, mạnh dạn đầu tư vảo bat kỳ

lĩnh vực kinh tế nào có lợi cho xã hội. Việc thành lập cơng ty TNHHMTV trên cơ sở một sự tự nguyện đơn phương của một thé nhân hay pháp nhân.

Công ty TNHHMTV ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế - xã hội. Thực chất ở Việt Nam, trước khi Luật Doanh nghiệp

1999 ra đời, một số doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo hình thức công ty TNHHMTV. Tuy nhiên, Luật công ty 1990 chỉ quy định về mơ hình

cơng ty cổ phan và cơng ty TNHH có hai thành viên trở lên. Dé khắc phục

những bất cập cua đạo luật này, tạo co sở cho một mơ hình kinh doanh mới

cho các nhà đầu tư tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 1999, tại Điều 46, khoản

<small>1, đưa ra dinh nghĩa:</small>

<small>Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do</small>

một tô chức làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của

<small>doanh nghiệp.</small>

Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp 1999 có một bắt cập rất lớn là không cho

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

phép thé nhân thành lập công ty TNHHMTV, mà chỉ cho phép pháp nhân được thành lập công ty TNHHMTV. Về phương diện pháp lý, pháp nhân hay thể nhân đều được xem là chủ thé của các quyền, giống nhau về nhiều phương diện. Thể nhân và pháp nhân đều có sản nghiệp riêng, do đó việc tổ chức các hình thức kinh doanh dé làm tăng sản nghiệp của mình phải giống nhau, trừ một số điểm đặc biệt vì lý do đặc thù. Do vậy Luật Doanh nghiệp 2005 đã b6 khuyết cho Luật Doanh nghiệp 1999 bang việc qui định như sau:

<small>Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do</small>

một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều

lệ của công ty (Điều 63, khoản 1).

Cho đến nay hình thức cơng ty này dựa trên quan niệm này mà hoàn thiện dần cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Luật Doanh nghiệp 2022 chép lại nguyên văn định nghĩa trên, chỉ khác mỗi dấu chấm

<small>phây như sau:</small>

<small>Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do</small>

một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều

lệ của công ty [15, Điều 74, Khoản 1].

Cơng ty TNHH nói chung được hiểu là cơng ty thương mại mà trong

<small>đó thành viên của nó khơng có tư cách thương gia va chỉ chịu trách nhiệm</small>

tới mức phần vốn góp vào cơng ty. Cơng ty TNHH có tất nhiều tiện lợi trong việc thành lập, không phức tạp như công ty đối nhân, chỉ cần từ một đến hai người là đủ dé thành lập. Việc điều hành cơng ty cũng rất thuận lợi vì người quản lý có quyền hành rộng mà khơng phải chịu trách nhiệm cá

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

nhân. Các thành viên rất gần gũi với công ty mặc dù không trực tiếp tham

<small>gia quản lý cơng ty.</small>

Việc qui định hình thức công ty TNHHMTV là điểm tiến bộ trong việc đa dạng hố các loại hình cơng ty, góp phần mở rộng quyền lựa chọn của các nhà đầu tư. Đối với người đầu tư, loại hình này rất có lợi bởi nó có ưu điểm nổi bật là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn và tất cả lợi nhuận kiếm được người đầu tư không phải san xẻ, do đó khiến cho các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào có lợi cho xã hội. Tuy nhiên đối với

chủ nợ, các điểm nay có thé gây ra cho họ nhiều rủi ro.

Việc qui định về cơng ty TNHHMTV có vai trò và ý nghĩa rất lớn:

Thứ nhất là thực hiện chủ trương của Dang là từng bước đa dang hoá các loại hình kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp và dân cư trực tiếp đầu tư vốn để kinh doanh, mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh. Việc bổ

sung thêm các loại hình doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhà đầu tư được quyền lựa chọn hình thức kinh doanh thích hợp nhất, đồng thời tạo ra cơ sở pháp lý giúp nhà đầu tư giảm và phân bổ rủi ro hợp lý trong quá trình kinh doanh. Điều này sẽ tăng thêm lịng tự tin, tính sáng tạo và dam chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư trong kinh doanh, qua đó, hoạt động đầu tư và kinh doanh sẽ được mở rộng thêm trên cả số lượng doanh nghiệp, quy mô, ngành nghề và địa bàn kinh doanh, đem lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội cho các cá

<small>nhân và toàn xã hội;</small>

Thứ hai là cơng ty TNHHMTV ra đời góp phần thúc day quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, giúp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang

<small>một mơ hình hoạt động có hiệu quả hơn mà vẫn đảm bảo có một chủ sở hữu</small>

duy nhất. Việc chuyên sang hoạt động theo mơ hình cơng ty sẽ giúp cho doanh nghiệp nhà nước đôi mới cơ chế quản lý dé từ đó hoạt động kinh doanh

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

có hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân;

Thứ ba là cơng ty TNHHMTV ra đời đã góp phan quan trọng vào sự hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, lap những kẽ hở, những khoảng trống trong hệ thống pháp luật kinh tế hiện hành, góp phần tạo ra môi trường pháp

lý lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường;

<small>Thứ tu là công ty TNHHMTV được thừa nhận đã làm cho pháp luật</small>

thêm phan hội nhập với thế giới. Đó là một trong những điều kiện dé nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và trên thế giới, góp phần mở rộng giao lưu thương mại quốc tế.

1.1.2. Các đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một

<small>thành viên</small>

Về mặt pháp lý, nhiều tranh luận xung quanh việc cơng ty TNHH nói chung là công ty đối vốn hay công ty đối nhân. Rất nhiều quan điểm ở Việt Nam cho răng cơng ty TNHH nói chung là cơng ty đối vốn và mang các đặc

điểm chung như sau:

<small>+ Công ty là pháp nhân, có tài sản riêng tách bạch khỏi tài sản của các</small>

<small>thành viên công ty;</small>

+ Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài

<small>sản của công ty;</small>

+ Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn của mình hùn vào

<small>cơng ty;</small>

+ Thành viên cơng ty dé dàng chun nhượng phan vốn góp của mình; + Các qui định của pháp luật điều chỉnh ngặt nghèo hơn so với các công ty đối nhân.

Thực chất, cơng ty TNHH nói chung là một hình thức công ty mang một số đặc điểm của công ty đối nhân như các thành viên không thật đễ dàng

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

chuyên nhượng phan vốn so với công ty cô phan, và không được phát hành chứng khốn. Các quyết định của cơng ty khơng nhất thiết cần sự nhất trí của tồn thé các thành viên mà có thể theo đa số.

<small>Ra đời trên căn bản hình thức cơng ty TNHH nói chung, cơng ty TNHHMTV</small>

ít nhiều cũng mang theo những đặc điểm đó, tuy nhiên là một cơng ty chỉ có một chủ cho nên mọi người thường xem nó kết hợp với đặc điểm của doanh

<small>nghiệp tư nhân.</small>

Tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh mà pháp luật mỗi nước có những quy định khác nhau đôi chút về công ty TNHHMTV. Tuy nhiên công ty TNHHMTV thường có các đặc điểm sau:

<small>+ Một là cơng ty TNHHMTV chỉ có một chu sở hữu</small>

Đặc điểm này có nghĩa là chỉ có tổ chức hay cá nhân có đủ các điều kiện do pháp luật qui định mới có thé thành lập cơng ty TNHHMTV, và chính tổ chức hay cá nhân đó là chủ sở hữu của cơng ty. Mơ hình doanh nghiệp tồn tại duy nhất một chủ sở hữu đã xuất hiện từ lâu đời. Đó chính là mơ hình

doanh nghiệp tư nhân, và mơ hình doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, điểm

<small>khác biệt của công ty TNHHMTV với doanh nghiệp tư nhân như sau: chủ sở</small>

hữu của cơng ty TNHHMTV có thé là một tổ chức hoặc một cá nhân, còn chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Ké từ Luật Doanh nghiệp 2005 cho tới Luật Doanh nghiệp 2022 đều cho phép một cá nhân đứng ra thành lập và làm chủ sở hữu duy nhất của công ty TNHHMTV.

<small>+ Hai là cơng ty TNHHMTV có tư cách pháp nhân</small>

Sau khi thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHHMTV tồn tại độc lập về mặt pháp lý với pháp nhân hoặc cá

<small>nhân đã thành lập ra mình. Bản thân cơng ty TNHHMTV có tu cách pháp</small>

nhân và chịu trách nhiệm pháp lý riêng rẽ với thành viên tạo ra mình về các hành vi do mình xác lập. Tư cách pháp nhân của công ty TNHHMTV và chế

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

độ chịu trách nhiệm hữu hạn của chu sở hữu công ty đã thé hiện sự tách bach tài sản và trách nhiệm pháp lý độc lập giữa công ty và chủ sở hữu. Đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp tư nhân khơng có những ưu điểm này. Chủ sở hữu

doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của

<small>doanh nghiệp. Khi xảy ra rủi ro, do khơng có sự tách bạch giữa tài sản củadoanh nghiệp va tai san của chủ sở hữu, nên chu sở hữu doanh nghiệp tư nhân</small>

phải dùng toàn bộ tài sản của mình để thực hiện các nghĩa vụ tài sản của

<small>doanh nghiệp. Tính chiu trách nhiệm hữu han va kha năng tách bạch tai sangiữa công ty và chu sở hữu trong mơ hình cơng ty TNHHMTYV sẽ giúp cho</small>

nhà đầu tư giảm bớt rủi ro trong khi bản thân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều rủi ro khiến cho họ không dám mạnh dạn hoặc hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực cần vốn lớn, có tính rủi ro cao.

+ Ba là cơng ty TNHHMTV có chế độ trách nhiệm hữu han

Thành viên duy nhất của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Đặc điểm này giống với hai loại hình cơng ty TNHH có hai thành viên trở lên va cơng ty cổ phan, thé hiện ở tính chịu trách nhiệm hữu hạn, tức

là chủ sở hữu công ty được giới hạn trách nhiệm trong phạm vị số vốn điều lệ mà mình đưa vào cơng ty để kinh doanh. Tuy nhiên công ty cô phần và công ty TNHH có hai thành viên trở lên có sự liên kết của nhiều thành viên hoặc tối thiểu là hai thành viên, trong khi đó cơng ty TNHHMTV chi có một thành viên duy nhất. Nhiều thành viên sẽ tạo ra cơng cụ huy động vốn lớn đồng thời

có sự chia sẻ rủi ro giữa các thành viên. Tuy vậy, không phải lúc nào nhà đầu tư cũng muốn chia sẻ vốn hoặc việc kinh doanh với một đối tác khác mà họ muốn có một mơ hình cơng ty mà họ là thành viên duy nhất. Mơ hình công ty TNHHMTV đã đáp ứng nhu cầu này khi nhà đầu tư vừa có tính độc lập, tự

<small>chủ trong hoạt động kmh doanh, nhưng vừa giảm bớt rủi ro cho bản thân họ</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

vì van đảm bảo được tính chịu trách nhiệm hữu hạn có ở loại hình cơng ty cơ phần và cơng ty TNHH có hai thành viên trở lên.

+ Bốn là cơng ty TNHHMTV có kha năng chuyên nhượng vốn

Thành viên duy nhất của cơng ty có quyền chun nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn điều lệ của cơng ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Ban thân việc khơng có sự ràng buộc trách nhiệm với các thành viên khác cũng khiến

cho việc chuyển nhượng vốn của công ty TNHHMTV rất mềm dẻo, đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho việc chuyên đổi chủ sở hữu của công ty. Tuy

<small>nhiên cũng giống như công ty TNHH nhiều thành viên, cơng ty TNHHMTV</small>

khơng được quyền phát hành cổ phiếu vì phần vốn góp của cơng ty khơng được chia thành nhiều phần băng nhau mà nó là một khối thống nhất thuộc về một chu sở hữu. Do đó khả năng huy động vốn của công ty TNHHMTV hạn

chế hơn nhiều so với công ty cô phần.

<small>+ Năm là công ty TNHHMTV có khả năng chuyển đổi hình thức linhđộng và dễ dàng</small>

Cơ chế mềm dẻo trong việc chuyển nhượng vốn điều lệ của sở hữu công ty TNHHMTV tạo điều kiện thuận tiện cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu của cơng ty TNHHMTV. Nó có thê chun đổi thành cơng ty TNHH có hai thành viên trở lên khi chuyên nhượng một phần vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Cơng ty TNHHMTV có thể chuyển nhượng tài sản cho một cá nhân và trở thành doanh nghiệp tư nhân. Chuyên nhượng vốn sẽ dẫn đến việc thay đổi số lượng thành viên, hình thức hoạt động của công ty. Các quy định pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư chuyển đổi hình thức

<small>kmh doanh cho phù hợp với từng thời kỳ, vừa đảm bảo sự giám sát, quản lý</small>

của Nhà nước đối với các doanh nghiệp mới ra đời từ việc chuyển đổi từ loại

<small>hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác.</small>

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

+ Sáu là cơng ty TNHHMTV có thể giải thể dé dang và linh động

Giải thể công ty là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của công ty. Giải thể công ty TNHHMTV trước hết là quyền của chủ sở hữu cơng ty. Chủ sở hữu cơng ty đã góp vốn dé thành lập cơng ty thì cũng có quyền cham dứt sự tồn tại của công ty. Việc giải thể cơng ty TNHHMTV được tiến hành khi có những ngun nhân nhất định hoặc là tự nguyện, hoặc là ngoài y muốn và thơng qua trình tự cụ thê do luật định nhằm bảo vệ lợi ích

<small>cho những người có quan hệ giao dịch với công ty cũng như lợi ích của bản</small>

<small>thân chủ sở hữu công ty.</small>

Các trường hợp giải thé cơng ty có thé bao gồm:

- Cơng ty giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ mà khơng có quyết định gia hạn;

- Theo quyết định của chủ sở hữu công ty;

- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Việc giải thể công ty TNHHMTV tuân theo thủ tục chung được pháp luật quy định nhưng do một chủ sở hữu tiến hành từ ra quyết định giải thê cho

<small>tới thanh toán các khoản nợ và thanh lý tài sản...</small>

<small>1.2. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên</small>

1.2.1. Nguyên tắc nền tảng về thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

<small>một thành viên</small>

Một pháp nhân hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật có thé đứng

<small>ra thành lập cơng ty TNHHMTV. Dé hình thành nên tư cách chủ thê độc lập</small>

<small>(pháp nhân), công ty TNHHMTV phải trải qua một quá trình thành lập theonhững trình tự, thủ tục chung được pháp luật quy dinh.</small>

Về bản chất pháp lý, việc thành lập công ty TNHHMTV là hành vi pháp lý đơn phương. Khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh có nghĩa là nó đã được khai sinh về mặt pháp lý, khăng định tư cách

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>pháp lý độc lập của công ty và khả năng được pháp luật bảo vệ trong các hoạt</small>

động. Nói cách khác, cơng ty được thành lập vào thời điểm đăng ký kinh doanh. Tư cách pháp nhân của công ty chỉ xuất hiện khi được đăng ký kinh doanh. Do đó, quy định này là thống nhất đối với mọi loại hình doanh nghiệp.

Vì vậy đăng ký kinh doanh là thủ tục quan trọng và không thê thiếu gắn liền với nguyên tắc tự do kinh doanh. Hiến pháp năm 2013 qui định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không

cấm” [13, Điều 33].

Phần nhiều các luật gia Việt Nam xem quyền tự do kinh doanh là quyền tự nhiên của con người xuất phát từ nhân phẩm, vì vậy có lập luận như:

<small>Khơng ai có nhân phẩm cao hơn ai, do đó khơng có dân tộc nào có</small>

nhân phẩm cao hơn dân tộc nào, cho nên khơng ai có quyền áp bức ai và khơng dân tộc nào có quyền áp bức dân tộc nào. Cũng như vậy người cai trị khơng có nhân phẩm cao hơn người bị trị. Vì vậy họ khơng thê lạm dụng vi trí của minh dé tước đi cái quyền tự do

<small>của người khác [6, tr. 8].</small>

Con người, từ tự nhiên đi ra, tất cả đều tự do, bình đăng và độc lập, và khơng một ai có thé bị đưa ra khỏi tình trạng nay, và như vậy tự do là sự văng bóng của những hạn chế và cưỡng chế, là trạng thái mà con người hành động hoàn tồn theo chủ ý của mình [18, tr. 48]. Vì là một quyền con người, nên quyền tự do kinh doanh cũng có các đặc tính: “phổ biến”, “cơ bản”, và “tuyệt đối”. Đặc tính “phổ biến” thé hiện ở chỗ: khơng ké chủng tộc, nịi giống, giới tính, quốc tịch hay địa vị xã hội..., mọi người đều có quyền như nhau ở mọi nơi, mọi lúc. Đặc tính “cơ bản” thê hiện ở chỗ: các quyền đó khơng thê chuyền nhượng được, dù chúng có thê bị từ chối hay bị vi phạm. Đặc tính “tuyệt đối” thể hiện ở chỗ: các quyền này là nền tảng căn bản nhất của đời sống con người ma không thé bi hạn chế hay giảm bớt [5, tr.84]. Quyền tự do

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

kinh doanh là quyền của cá nhân và doanh nghiệp tiến hành kinh doanh và cạnh tranh với sự can thiệp tối thiểu của chính quyền hay pháp luật [22]. Quyền này là nền tảng cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy Luật số 73.1193

<small>ngày 27 tháng 12 năm 1973 của Pháp đã nêu bật “Tự do kmh doanh và ý chí</small>

kinh doanh là cơ sở của hoạt động kinh doanh và nghề thủ công” [9, tr.31].

Nội dung của quyền tự do kinh doanh bao gồm: quyền tự do góp vốn

<small>thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn hình thức doanh nghiệp, tự do lựa</small>

chọn ngành nghề kmh doanh, tự do thuê mướn và sử dụng lao động, tự do quản trị doanh nghiệp và tự do lựa chọn đối tác để giao dịch [7, tr.28]. Các nội dung này luôn luôn được xem xét trong việc thiết lập nên các qui định pháp luật và trong việc giải quyết các tranh chấp thực tế mà trong đó có cả van dé đăng ký kinh doanh. Một suy xét như vậy được coi là hợp lý liên quan tới tự do kinh doanh khi có cân nhắc tới các thành tố này.

+ Quyên tự do góp vốn thành lập doanh nghiệp là yếu t6 hay nội dung đầu tiên và rất quan trọng của quyền tự do kinh doanh. Nếu cơng ty nhiều thành viên thì mọi thành viên cùng nhau góp vốn. Nếu cơng ty một thành viên thì thành viên đó phải góp vốn (tồn bộ vốn điều lệ của cơng ty) và trở thành chủ sở hữu của cơng ty. Góp vốn xét về mặt pháp lý là điều kiện hay điều khoản quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đối với hành vi

<small>thành lập công ty |4, tr.12-23]. Luật Doanh nghiệp 2022 đmh nghĩa: “Góp</small>

vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập cơng ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập” (Điều 4, khoản 18). Định nghĩa này cóp- pi nguyên văn định nghĩa của Luật Doanh nghiệp 2014, khác hăn với các định nghĩa trong các Luật Doanh nghiệp trước đó, tức là chỉ đề cập đến mục đích của việc góp vốn chứ khơng liệt kê các tài sản góp vốn. Tuy nhiên định nghĩa như vậy

cũng có bất cập nhất định.

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Điều 4, khoản 4, Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa:

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty dé trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thé là

tiền Việt Nam, ngoại té tự do chuyển đôi, vàng, gia tri quyén su

dụng dat, giá tri quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ cơng ty do thành viên góp dé tao thành vốn của công ty.

Định nghĩa này cho thấy: (1) nếu thiếu điều kiện góp vốn, cơng ty khơng thé được thành lập bởi cơng ty khơng có tai san dé tiến hành các hoạt động: (2) góp vốn là hành vi có hệ quả pháp lý là người góp vốn trở thành chủ

sở hữu của cơng ty; (3) người góp vốn phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để góp vốn; và (4) góp vốn có nhiều phương thức khác nhau dựa vào hình thức của tài sản góp vốn.

<small>Dinh nghĩa trong Luật Doanh nghiệp 2014 và trong Luật Doanh nghiệp</small>

2020 (sửa đổi năm 2022) dù khơng dé cập tới đủ các điểm pháp lý nói trên như trong Luật Doanh nghiệp 2005, nhưng có tiến bộ là phân loại việc góp vốn thành góp vốn thành lập cơng ty và góp vốn để mở rộng hay tăng cường

<small>qui mơ và năng lực tài chính của công ty.</small>

Việc thừa nhận quyền tự do kinh doanh tức là thừa nhận một người có quyền góp von thành lập một thức thể kinh doanh hoặc có quyền góp vốn cùng người khác tạo nên một thực thé kinh doanh.

+ Quyền tự do lựa chọn hình thức doanh nghiệp là một quyền rất quan trọng ma về thực chất là bảo đảm cho hiệu quả của viéc gop vốn, hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh. Trước khi góp vốn vào đầu tư, kinh doanh, người góp vốn luôn luôn cân nhắc rất kỹ tới khả năng của mình, tới nhu cầu

của thị trường, tới sự quản ly của nhà nước, tới các đặc điểm của ngành nghề

<small>kmh doanh... vì như có câu nói “đơng tiên găn liên khúc ruột”. Sự tính tốn,</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cân nhắc như vậy thường liên quan tới hình thức doanh nghiệp bởi vì hình thức doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới các vẫn đề như khả năng huy động vốn, năng lực và cách thức quản trị, yêu cầu của pháp luật và nhà nước đối với thành lập, tổ chức và hoạt động, yêu cầu riêng biệt của ngành nghề kinh doanh... Như vậy vấn đề lựa chọn hình thức doanh nghiệp không thể bỏ qua trong việc thừa nhận và bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Pháp luật

chỉ qui đmh hạn chế một hoặc một vài hình thức doanh nghiệp déi với người góp vốn khi muốn kinh doanh trong một vài ngành nghề kinh doanh đặc biệt khi thấy thật cần thiết.

+ Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh là quyền gắn với lựa chọn hình thức kinh doanh trong một số trường hợp đặc biệt do yêu cầu của pháp luật, nhưng nói chung là quyền tự do này có ý nghĩa thiết thực với khả năng của thương nhân và có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế- xã hội. Nhà đầu tư, kinh doanh thường lựa chọn ngành nghề kinh doanh ngay khi dự định thành lập doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh thường được lựa chọn trong sự cân nhắc tới nhu cầu của thị trường và năng lực đáp ứng của người đầu tư.

<small>Lựa chọn ngành nghề kinh doanh có thê bị phụ thuộc vào các điều cam hay</small>

hạn chế của pháp luật vì pháp luật cắm hay hạn chế kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định bởi khi kinh doanh những ngành nghề đó sẽ gây tác hại rất lớn cho cộng đồng hay đạo đức xã hội.

+ Quyền tự do thuê mướn và sử dụng lao động là quyền có ý nghĩa vơ cùng quan trọng vì doanh nghiệp chỉ có thể cùng cấp hàng hóa và dịch vụ theo dự kiến khi có lao động. Thông thường doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mình để th mướn lao động có sức khỏe, đạo

<small>đức, khả năng, trình độ, kmh nghiệm khác nhau. Vì vậy việc thuê mướn lao</small>

<small>động này phải được pháp luật thừa nhận. Việc thuê mướn và sử dụng lao</small>

động là van đề đụng chạm trực tiếp tới quyền con người. Dé bảo vệ người lao

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

động, pháp luật lao động đặt ra nhiều điều kiện ràng buộc liên quan tới hợp đồng lao động, hạn chế sử dụng lao động, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền

lương, tiền công, chế độ an sinh xã hội... Trong nền kinh tế thị trường, pháp luật thường cho phép phát triển thị trường lao động và được điều tiết nó theo cơ chế thị trường.

+ Quyền tự do quản trị doanh nghiệp là quyền không thê tách rời khỏi quyền tự do góp vốn thành lập doanh nghiệp và quyền tự do lựa chọn hình thức doanh nghiệp vì chính quản trị doanh nghiệp thê hiện vai trị là người

chủ của doanh nghiệp. Khi góp vốn và lựa chọn hình thức doanh nghiệp, người đầu tư phải được vận hành doanh nghiệp theo ý chi của mình dé đáp ứng các mục tiêu dé ra. Quyền này có nền tang từ quyền tự do định đoạt của

chủ thé luật tư, tức là quyết định những van đề của doanh nghiệp thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp một chủ thì quyền quyết định thuộc chủ đó, cịn nếu doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu thì việc quản trị và điều hành doanh nghiệp cịn phải phụ thuộc vào ý chí chung của các chủ sở

<small>hữu. Quản trị và vận hành doanh nghiệp bị lệ thuộc vào hình thức pháp lý</small>

<small>của doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cau và phương thức</small>

quan trị riêng do pháp luật yêu cầu dé bảo đảm sự bình dang và hiệu qua

<small>giữa các thành viên.</small>

+ Quyền tự do lựa chọn đối tác để giao dịch là quyền phải có trong hoạt động kinh doanh bởi kinh doanh là tiến hành các giao dịch để cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Các hoạt động kinh doanh thực chất là một chuỗi các giao dịch giữa doanh nghiệp với người bên ngồi để có thể mua ngun nhiên vật liệu, sức lao động, kỹ thuật... phục vụ sản xuất, kinh doanh, và

<small>bán ra hàng hóa, dịch vụ.</small>

Từ nền tảng triết lý và phân tích triết lý nêu trên, chúng ta có thê thấy

<small>vai tro của đăng ký kmh doanh là vô cùng quan trọng. Nghia vụ đăng ký kinh</small>

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

doanh là nghĩa vụ khởi đầu luôn đặt lên vai các thương nhân. Không đăng ký kinh doanh thì khơng được phép hoạt động kinh doanh. Vậy nói đến thành lập

<small>cơng ty là nói tới đăng ký kinh doanh.</small>

<small>1.2.2. Đăng ký kinh doanh thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn</small>

<small>một thành viên</small>

“Đăng ký kinh doanh” đồng nghĩa là “đăng ký thương mại”. Nhưng

<small>thuật ngữ “đăng ký thương mại” được xây dựng trên cơ sở phân chia các</small>

ngành luật theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa, cụ thé là sự phân

chia giữa luật dân sự và luật thương mại. Ở Việt Nam đã quen sử dụng thuật ngữ “đăng ký kinh doanh”, vì vậy từ đây về sau của luận văn này vẫn sử dụng

<small>thuật ngữ đăng ký kmh doanh.</small>

Trường Đại học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội quan niệm đăng ký kinh doanh là hành vi tư pháp bởi nó khăng định tư cách pháp lý độc lập của doanh

<small>nghiệp và khả năng được pháp luật bảo vệ trên thương trường [II, tr.78].</small>

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội quan niệm: “Đăng ký kinh doanh là thủ tục luật</small>

định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho công ty (thừa nhận tư cách pháp lý của công ty) và công ty sẽ được bảo đảm về mặt pháp lý kế từ khi hoàn tat thủ tục đăng ký kinh doanh” [17, tr. 129]. Đó là bản chất pháp lý của đăng ký kinh doanh. Một quan niệm chuẩn bị cho xây dựng Luật Doanh nghiệp năm

1999 cho rằng: “Đăng ký đơn giản là một q trình lưu giữ hoặc “trao” những

<small>thơng tin và tài liệu cơ bản của công ty với Cơ quan Dang ký, cơ quan ma sau</small>

<small>đó sẽ xem xét nhanh chóng chúng” [19, tr. 15].</small>

<small>Tom lai: Dang ky kmh doanh thực sự là hành vi ghi danh và các thông</small>

tin lên quan khác của thương nhân nói chung và cơng ty nói riêng vào “sé đăng ký kinh doanh” hay “số đăng ký thương mại” được lưu giữ tại một nhà

chức trách có thâm quyền theo một thủ tục do pháp luật qui định.

Như trên đã phân tích, ban chất của công ty TNHHMTV là một hành vi

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>pháp lý đơn phương. Do đó ý chí đơn phương của chủ sở hữu công ty phải</small>

được thê hiện trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Thông thường đơn xin đăng ký kinh doanh và điều lệ của công ty thé hiện ý chí này.

Tuy nhiên khơng phải bat kỳ ai cũng có thé biểu lộ ý chi để thành lập cơng ty TNHHMTV. Pháp luật thường có các qui định về điều kiện trở thành

<small>chủ sở hữu công ty nói chung và cơng ty TNHHMTV nói riêng.</small>

Trong đăng ký kinh doanh, người ta phải bảo đảm điều kiện đăng ký kinh doanh. Các điều kiện đó bao gồm: điều kiện về chủ thé di đăng ký; điều kiện về ngành nghề kinh doanh phải nêu rõ khi đăng ký; điều kiện về nơi phải tiễn hành đăng ký; điều kiện về hồ sơ cần có khi đăng ký và thủ tục đăng ký

cần phải tuân thủ.

+ Điều kiện về người thường thiết lập dưới dạng loại trừ những người khơng được tiến hành thành lập cơng ty TNHHMTV, ví dụ người chưa đủ

<small>năng lực hành vi dân sự, hoặc chỉ cho phép những người đáp ứng đủ những</small>

yêu cầu nào đó của pháp luật mới được thành lập cơng ty TNHHMTV, ví dụ

<small>chỉ pháp nhân mới được thành lập như Luật Doanh nghiệp 1999.</small>

<small>+ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh ít khi được đặt ra với cơng ty</small>

TNHHMTV, nếu có đặt ra thì thơng thường ở dạng buộc kinh doanh một ngành nghề nào đó phải thành lập theo một hình thức cơng ty nhất định.

Các điều kiện về nơi đăng ký kinh doanh và điều kiện về hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh đối với công ty TNHHMTV đều theo các qui tắc

chung như hầu hết các công ty khác.

1.2.3. Tạo lập vẫn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vốn là điều kiện bắt buộc để công ty được thành lập. Nó là nội dung vật chất để cơng ty tồn tại và phát triển. Vốn là tất cả những tài sản thuộc

quyền sở hữu của cơng ty gồm tồn bộ tài sản hữu hình, tài sản vơ hình, vốn

<small>cơ định và von lưu động của cơng ty. Dé hình thành nên von của công ty khi</small>

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thành lập, chủ sở hữu công ty thực hiện hành vi góp vốn. Hành vi góp vốn là hành vi chuyên dịch quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu dau tư vào công ty.

Các Luật Doanh nghiệp của ta khơng quy định cụ thể về việc góp vốn

<small>khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà áp dụng các</small>

<small>quy định chung. Theo đó, khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một</small>

thành viên bắt buộc phải có vốn điều lệ. Vốn điều lệ là số vốn do chủ sở hữu cơng ty góp vào công ty được ghi trong điều lệ công ty. Vốn điều lệ là nguồn vật chất ban đầu dé công ty tiến hành hoạt động kinh doanh đồng thời thé hiện khả năng tài chính của cơng ty, khả năng tạo uy tín với bên thứ ba khi thiết lập các quan hệ kinh doanh. Do cơng ty có một tổ chức là chủ sở hữu duy nhất nên tổ chức đó là thành viên duy nhất thực hiện hành vi góp vốn. Phần vốn góp có thê băng tiền mặt, bằng hiện vật hay quyền sở hữu công nghiệp. Đối với vốn góp bang hiện tai, giá trị tài sản vơ hình hoặc quyền sở hữu cơng nghiệp, dịch vụ kỹ thuật thì ngồi việc xác định thời điểm chuyển dịch quyền

<small>sở hữu còn phải xác dinh giá trị tài sản đó.</small>

Đối với các ngành nghè kinh doanh theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ khơng được thấp hơn vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có pháp luật quy định cho từng ngành, nghề khác nhau để thành lập công ty. Hiện nay, pháp luật chỉ quy định một số ngành, nghề cần có vốn pháp định.

Trong trường hợp bổ sung vốn cho công ty, chủ sở hữu phải ghi rõ số von bổ sung và thời hạn cam kết bổ sung. Chủ sở hữu cơng ty phải có trách nhiệm đầu tư vốn điều lệ cho công ty đầy đủ, theo đúng thời hạn đã cam kết. Trường hợp chủ sở hữu không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa được góp được coi là nợ của chủ sở hữu đối với công ty và phải

chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do việc khơng góp đủ và đúng

<small>hạn sơ vơn cam kết.</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Ưu thế một chủ của công ty TNHHMTV tạo cho thành viên nay khơng

<small>có sự rang buộc trách nhiệm với các thành viên khác. Do đó, pháp luật quy</small>

định cho chủ sở hữu công ty TNHHMTV cơ chế chuyên nhượng vốn khá mềm dẻo. Chủ sở hữu công ty có quyền chun nhượng tồn bộ hoặc một phan điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, trong cơng ty TNHHMTV khơng có sự chuyên nhượng vốn nội bộ giữa các thành viên mà việc chuyển nhượng vốn thực hiện cho các tổ chức, cá nhân ngồi cơng ty.

Việc chuyển nhượng vốn phụ thuộc vào nhu cầu và quyết định của

<small>chu sở hữu công ty. Trong q trình hoạt động của cơng ty TNHHMTV,</small>

chủ sở hữu cơng ty có thé khơng có khả năng hoặc khơng có nhu cầu nam tồn bộ phần vốn góp trong cơng ty nữa. Vì vậy, chủ sở hữu cơng ty thực hiện việc chuyển nhượng tồn bộ hoặc một phần vốn góp cho tố chức, cá nhân khác. Qua đó, việc tổ chức lai, cơ cấu lại cơng ty có thể giúp cơng ty

<small>hoạt động có hiệu quả hơn.</small>

Kinh doanh là một lĩnh vực hoạt động rất năng động. Trong q trình

<small>hoạt động kinh doanh, cơng ty có khi gặp thuận lợi, làm ăn phát đạt, có</small>

hiệu quả kinh tế cao, khi đó cơng ty có nhu cau tăng vốn dau tư ban đầu bằng cách tăng vốn vay hoặc vốn điều lệ. Ngược lại, cũng có khi làm ăn thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả, tỷ suất doanh lợi thấp. Trong trường hợp đó, cơng ty có thê phải thu hẹp quy mơ hoạt động nghĩa là giảm vốn điều

lệ. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, cơng ty TNHHMTV có thé tăng, giảm vốn điều lệ bằng cách:

<small>+ Tăng, giảm vơn góp của chủ sở hữu công ty;</small>

<small>+ Điêu chỉnh mức vôn điêu lệ tương ứng với giá trị tài sản của cơng ty.Nói chung, mọi thay đơi vê phân vơn góp của cơng ty TNHHMTV đêudân sự sửa đôi điêu lệ của công ty nên phải đăng ký việc thay đôi vôn điêu lệtại cơ quan thâm qun. Việc thay đơi vơn nói trên phải thông báo với các nội</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

dung như: tên công ty, số đăng ký kinh doanh, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ trụ sở chính của cơng ty; ngành, nghề kinh

doanh; vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đăng ký sau khi tăng hoặc giảm;

<small>họ tên, chữ ký và nơi cư trú của người đại diện theo pháp luật của cơng ty.</small>

Khi nhận được thơng báo, phịng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và xác định ngày ghi đăng ký thay đổi vốn điều lệ vào bản chính giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơng ty trong thời hạn nhất định kê từ ngày nhận được thông báo. Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phịng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chỉ đăng ký giảm vốn điều lệ nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghé đó.

1.3. Tổ chức và vận hành cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

<small>1.3.1. Thành viên của cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên</small>

Khi nói tới công ty TNHHMTV về mặt tổ chức, quản trị và vận hành

<small>thì trước tiên phải nói tới đặc thù một thành viên của nó.</small>

Thành viên cơng ty là người góp vốn vào cơng ty. Cơng ty TNHHMTV duy nhất có một thành viên là một tổ chức hoặc một cá nhân đồng thời là chủ sở hữu duy nhất của công ty. Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước sau khi chuyên đổi thành công ty TNHHMTYV, tổ chức là thành viên cơng ty có thé là chủ sở hữu hoặc được uỷ quyên là đại diện chủ sở hữu. Các tổ chức chính trị, tơ chức chính trị - xã hội trực tiếp là chủ sở hữu hoặc chỉ định một tô chức là đại chủ sở hữu cơng ty TNHHMTV của tơ chức mình.

Các tơ chức được uỷ quyên là đại diện chủ sở hữu công ty TNHHMTV chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước gồm: Bộ, cơ quan Bộ, co quan thuộc Chính phủ, Uy ban nhân cấp tỉnh đối với công ty TNHHMTV được chuyền đổi từ doanh nghiệp độc lập do mình quyết định lập; Hội đồng quan trị Tổng

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

công ty Nhà nước đối với công ty TNHHMTV được chuyền đổi từ doanh nghiệp độc lập do mình quyết định thành lập.

Việc góp vốn thành lập cơng ty là hồn tồn tự nguyện và nhằm một mục đích nhất định. Tuy nhiên, có thé thấy rang trong cơng ty TNHHMTV, việc tồn tại một chủ sở hữu duy nhất tạo ra cho chủ sở hữu đó quyền lực rất

lớn nên có thé dẫn đến việc lạm quyền. Vi vậy, ngồi việc quy định quyên, nghĩa vụ của chủ sở hữu cơng ty, luật cịn có những quy định hạn chế quyền

<small>của chủ sở hữu cơng ty.</small>

Ngồi các quy định về quyền của chủ sở hữu công ty trong luật, các quyền khác của chủ sở hữu công ty được bố sung vào điều lệ công ty. Các quyền khác của chủ sở hữu công ty được bé sung vào điều lệ cơng ty phụ thuộc vào mơ hình tơ chức quan lý được lựa chọn và áp dụng đối với công ty.

Quyền của chủ sở hữu được thé hiện qua quyền về kinh tế (hưởng lợi nhuận), quyền chính trị và quyền quản lý cơng ty. Trong cơng ty có nhiều thành viên, các quyền đó được chia sẻ cho các thành viên và phụ thuộc vào phần vốn góp của mỗi thành viên vào công ty. Các chủ đầu tư khi lựa chọn mơ hình kinh doanh, họ đều tính đến lợi và hại để hướng đến lợi nhuận thu về. Khi lựa chọn mơ hình cơng ty có sự liên kết giữa nhiều thành viên thì bản thân giữa các thành viên phải có sự kiểm sốt, ràng buộc, chia sẻ quyền lực và hưởng lợi ích tương ứng với phần vốn góp vào cơng ty. Pháp luật cũng có nhiều quy định ràng buộc trách nhiệm giữa họ hoặc hạn chế sự “lạm quyền”

của thành viên có quyền lực ảnh hưởng đến quyên lợi của thành viên khác bằng những quy định bảo vệ thành viên thiểu số (ty lệ vốn góp nhỏ).

Điểm đặc thù của mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là có một chủ sở hữu. Do đó tổ chức là thành viên khơng có sự ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm với thành viên khác. Quyền góp vốn đã giúp cho chủ

<small>sở hữu có qun lực lớn đơi với hoạt động của cơng ty. Sự lạm qun khó có</small>

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

thể tránh khỏi vì mục đích cao nhất của chủ đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh là lợi nhuận và những lợi ích cho bản thân. Sự lạm quyền

có thể gây ra các rủi ro, thiệt hại cho các chủ nợ, ảnh hưởng đến quyền lợi của

những người lao động. Do đó, dé hạn chế sự lộng quyền, tránh sự lạm dụng

quyên hạn của chủ sở hữu công ty, pháp luật thường đưa ra các quy định rang buộc nghiêm ngặt hơn đối với chủ sở hữu công ty, chang hạn:

+ Chủ sở hữu công ty không được rút một phần hoặc tồn bộ số vốn đã góp vào cơng ty; nếu rút như vậy thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm liên đới với công ty đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty;

+ Chủ sở hữu công ty chỉ được quyên rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức, cá nhân khác;

<small>+ Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi cơng tykhơng thanh tốn đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.</small>

<small>1.3.2. Quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên</small>

Nghiên cứu về thành lập công ty là nghiên cứu về việc làm cho cơng ty ra đời. Cịn nghiên cứu về vận hành công ty là nghiên cứu việc làm cho cơng ty hoạt động theo mục đích ra đời của nó. Vì vậy ở tiểu mục này phải nghiên

cứu về quản lý nội bộ của công ty.

Một công ty hay một pháp nhân chỉ có thể vận hành khi có một cơ cấu quản lý nội bộ được định hình. Chính cơ cầu quản lý nội bộ này vận hành công ty theo những ngành nghề kinh doanh nhất định đã được đăng ký khi

<small>thành lập cơng ty.</small>

Mơ hình công ty TNHHMTV của Việt Nam được thiết kế đầu tiên

<small>bởi Luật Doanh nghiệp 2005, sau khi rút kmh nghiệm mơ hình cơng ty</small>

TNHHMTV mà thành viên duy nhất của cơng ty nay chỉ có thé là pháp nhân được thiết kế bởi Luật Doanh nghiệp 1999. Vì vậy khi nghiên cứu

chung hay nghiên cứu riêng bất kỳ van đề nào về công ty TNHHMTV ở

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Việt Nam thì đều phải xuất phát từ việc nghiên cứu mơ hình do Luật Doanh nghiệp 2005 thiết kế.

Do cơng ty TNHHMTV có hai loại, nên Luật Doanh nghiệp 2005 ấn định hai chế độ quản lý nội bộ áp dụng cho hai loại tương ứng nói trên.

+ Loại thứ nhất là công ty TNHHMTV mà thành viên ấy là tổ chức. Đối với loại này, Luật Doanh nghiệp 2005 cho phép chủ sở hữu lựa chọn một trong hai mơ hình quản trị nội bộ. Mơ hình thứ nhất là hội đồng thành viên, nếu chủ sở hữu chỉ định hai hoặc nhiều đại diện ủy quyền quản lý cơng ty. Đối với mơ hình này, bên cạnh hội đồng thành viên có tổng giám đốc hoặc giám đốc và kiểm soát viên gần giống với tổ chức quản trị nội bộ của công ty TNHH nhiều thành viên. Mơ hình thứ hai là chủ tịch cơng ty, nếu chủ sở hữu chỉ định một đại diện ủy quyền quản lý cơng ty. Đối với mơ hình này bên cạnh chủ tịch cơng ty có tổng giám đốc hoặc giám đốc và kiểm soát viên.

+ Loại thứ hai là công ty TNHHMTV mà thành viên ấy là cá nhân. Đối với loại này, Luật Doanh nghiệp 2005 ấn định chủ sở hữu là chủ tịch

công ty. Bên cạnh chủ tịch cơng ty có giám đốc hoặc tổng giám đốc do chủ

<small>tịch cơng ty th.</small>

Luật Doanh nghiệp 2022 cũng có qui định trên căn ban này, chang hạn:

<small>của Luật này qui định:</small>

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tô chức quan lý và hoạt động theo một trong hai mô hình

<small>sau đây:</small>

a) Chủ tịch cơng ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc”. Chang hạn, Điều 85 của Luật này qui định:

<small>1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ</small>

sở hữu có Chủ tịch cơng ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

2. Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

3. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động [15, Điều 79, Khoản 1].

Các qui định quản trị nội bộ của cơng ty TNHHMTV góp phan làm giảm bớt quyền của chủ sở hữu đối với công ty, đồng thời giúp chủ sở hữu bảo vệ được quyên lợi của mình đối với cơng ty.

<small>1.3.3. Người quản lý cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên</small>

<small>Người quản ly công ty nói chung và cơng ty TNHHMTV nói riêng có ý</small>

nghĩ quyết định cho việc thành bại của công ty bởi họ là những người trực tiếp điều hành các hoạt động vận hành công ty. Họ thi hành, và giám sát, kiểm tra việc thực hiện cụ thé các nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân trong guỗng máy công ty. Họ đồng thời làm cho công ty vận hành cân đối các lợi

<small>ích của chủ sở hữu, của công ty, của khách hàng, bạn hàng... Người quản lý</small>

trong trường hợp này được hiểu là người thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhân danh và vì lợi ích của cơng ty căn cứ trên điều lệ cơng ty

<small>và pháp luật nhằm mục đích tham gia thiết kế chính sách, ra quyết định, điều</small>

hành và kiểm tra, giám sát các hoạt động của công ty.

Người quản lý phải là người có phẩm chất được đánh giá khái qt là ngồi việc năm chắc tình hình tổ chức và hoạt động của cơng ty và của đơn vị mình phụ trách, cịn có tầm nhìn có tính chất chiến lược, lâu dài để bảo đảm vận hành cơng ty có hiệu quả cao nhất như có thé. Trong một cơng ty, khơng khí làm việc, năng suất lao động, doanh thu, lợi nhuận, và tương lai phát triển déu thé hiện kết quả lao động của người quan lý công ty.

Giáo sư Herry Mintzberg đã thực hiện việc nghiên cứu và kết luận rang mọi nha quản trị trong công ty hay tổ chức đều thể hiện 10 vai trò khác nhau

<small>và được chia làm 03 nhóm và có mơi quan hệ qua lại, găn bó với nhau:</small>

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

+ Nhóm thứ nhất (về vai trò quan hệ với con người), bao gồm các vai trò như: (1) vai tro đại điện (bat cứ đơn vị, co quan, nào cũng có người quản lý làm người đại diện để thực hiện các giao dịch với đối tác, tổ chức, cá nhân bên ngoài); (2) vai trò lãnh đạo (định hướng, điều phối, chỉ dẫn, khích lệ hoạt động của những nhân viên thuộc quyên, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm cho mọi công việc diễn ra đúng như dự kiến); (3) vai tro liên lạc (người quản lý, sử dụng các kênh chính thức, thiết lập vơ số các mối liên kết với nhiều cá nhân và tô chức bên trong lẫn ngồi);

<small>+ Nhóm thứ hai (về vai trị thơng tin), bao gồm các vai trị như: (i) vai</small>

trị tiếp nhận và thu thập thông tin (người quản lý phải thường xuyên nghiên cứu, thu thập những thông tin có liên quan, tác động đến tổ chức); (ii) vai trị phổ biến thơng tin (cung cấp, phơ biến đến những người có trách nhiệm dé họ

biết, chia sẻ với nhau nhiều hơn, chủ động trong cơng việc, góp phần hồn thành mục tiêu chung của cơng ty); (iii) vai trị cung cấp thơng tin cho bên ngồi (cung cấp, giải thích các thơng tin cho bên ngồi những vấn đề như kế hoạch, kết quả doanh thu của công ty, chiến lược, tầm nhìn, chính sách...với mục đích cụ thê có lợi hoặc tranh thủ thêm sự ủng hộ cho doanh nghiệp);

+ Nhóm thứ ba (về vai trị quyết định), bao gồm các vai trò như: (a) vai trò doanh nhân (dựa vào kinh nghiệm, tầm nhìn bao quát và khả năng tư duy của mình, có thể vận dụng dé thay đổi, cải tiến kỹ thuật, cách thức sản xuất... chủ động phát hiện cơ hội mới nhằm gia tăng lợi nhuận, thị phần, doanh số cho công ty); (b) vai tro người giải quyết xáo trộn (quyết định các phương án hay biện pháp chan chỉnh kịp thời khi đối mặt với những biến cố, những xáo tron bất ngờ, những khó khăn khơng lường trước được, kế cả khách quan va

chủ quan nhằm đưa công ty trở lại hoạt động ơn định bình thường); (c) vai tro người phân phối các nguồn lực (phân phối nguồn lực hợp lý giúp công ty

hoạt động đạt hiệu quả cao, bao gồm nguồn lực: con người, tiền bạc, thời

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

gian, quyền hạn, trang bi hay vật liệu); (d) vai tro thương thuyết (thay mặt cho công ty thương lượng, ký kết các hợp đồng với những đơn vị khác cũng như đối với bên ngoài) [8, 10-12].

Các vai trị này tuy có khác nhau ít nhiều khác biệt nhưng chúng luôn tương tác, hỗ trợ và thúc day nhau cùng tiến bộ. Vì thế, người quản lý cần nằm vững các vai trò trên để có sự phối hợp nhịp nhàng, thể hiện đúng lúc, đúng nơi sẽ mang lại kết quả tốt trong công việc và sự thành công rất lớn

<small>cho công ty.</small>

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Kết luận Chương 1

Công ty là một thực thể kinh doanh (hay còn gọi là chủ thé kinh doanh) do một hoặc nhiều người góp vốn tạo lập nên theo những hình thức nhất định và được pháp luật qui định hay thừa nhận, bao gồm: công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản, công ty cổ phần (nhiều thành viên và một thành viên),

công ty trách nhiệm hữu hạn (nhiều thành viên và một thành viên), công ty hợp vốn cổ phan ... .

Việc qui định hình thức cơng ty TNHHMTV là điểm tiến bộ trong việc đa dang hố các loại hình cơng ty, góp phan mở rộng quyên lựa chon của các nhà đầu tư. Đối với người đầu tư, loại hình này rất có lợi bởi nó có ưu điểm nổi bật là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn và tất cả lợi nhuận kiếm được người đầu tư không phải san xẻ, do đó khiến cho các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào có lợi cho xã hội. Tuy nhiên đối với

chủ nợ, các điểm này có thể gây ra cho họ nhiều rủi ro.

Về bản chất pháp lý, việc thành lập công ty TNHHMTV là hành vi pháp lý đơn phương. Khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh có nghĩa là nó đã được khai sinh về mặt pháp lý, khăng định tư cách

<small>pháp lý độc lập của công ty và khả năng được pháp luật bảo vệ trong các hoạt</small>

động. Nói cách khác, cơng ty được thành lập vào thời điểm đăng ký kinh doanh. Tư cách pháp nhân của công ty chỉ xuất hiện khi được đăng ký kinh doanh. Do đó, quy định này là thống nhất đối với mọi loại hình doanh nghiệp.

<small>Đăng ký kmh doanh thực sự là hành vi ghi danh và các thông tin liên</small>

quan khác của thương nhân nói chung và cơng ty nói riêng vào “số đăng ký kinh doanh” hay “số đăng ký thương mại” được lưu giữ tại một nhà chức trách có thâm quyền theo một thủ tục do pháp luật qui định. Trong đăng ký kinh doanh, người ta phải bảo đảm điều kiện đăng ký kinh doanh. Các điều kiện đó bao gồm: điều kiện về chủ thé đi đăng ký; điều kiện về ngành nghề

<small>34</small>

</div>

×