Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SỬ DỤNG QUẦN XÃ ĐỘNG THỰC VẬT NHƯ CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ 2 PHƯƠNG PHÁP KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN TẠI KIÊN GIANG, VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>SỬ DỤNG QUẦN XÃ ĐỘNG THỰC VẬT NHƯ CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ 2 PHƯƠNG PHÁP KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN TẠI KIÊN GIANG, VIỆT NAM</b>

<b>Stephen Ryan Thornton 42364319 </b>

<b>Hướng dẫn: Phó Giáo Sư ông Ron Johnstone and Dr Glen Holmes </b>

<b>Tổng từ: 5250 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Khẳng định tác giả

Tôi, Stephen Thornton khẳng định rằng nội dung được trình bày trong bài báo cáo này đều được tơi thực hiện và giải thích trừ những chổ được trích dẫn đã được chú thích một cách rõ ràng. Tôi khẳng định rằng tác phẩm này được nộp như là một phần cho việc hồn thành chương trình Cử nhân Khoa học Môi trường (bằng Danh dự) và chưa được gửi đi bất kỳ nơi nào dưới bất kỳ hình thức nào để hồn thành bất kỳ bằng cấp hay chứng chỉ nào.

Tổng số từ (không bao gồm tài liệu tham khảo danh sách, số liệu, chú giải, bảng số liệu và các phụ lục): 5250

Chữ kí: ……… Ngày: 16/10/2013

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>4.4 Kết quả đánh giá sự phục hồi ... 18 </small>

<small>4.5 Kết quả việc thực hiện và quản lí quá trình phục hồi ... 18 </small>

<small>Lời cảm ơn ... 19 </small>

<small>Tài liệu tham khảo ... 19 </small>

<small>Phụ lục ... 23 </small>

<b> Hình minh họa </b>

<b>Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu tại Kiên Giang, Việt nam. Bản đồ chỉ ra khu vực rừng </b> hiện hữu, cũng như là khu vực rừng tái sinh sử cáchàng rào của Dự án bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên giang (Dự án GIZ Kiên Giang) và khu vực đối chứng. Khu vực đối chứng, và khu vực hàng rào giữ bùn của Dự án GIZ Kiên Giang cũng được thể hiện . ... 10

<b>Hình 2. Đa dạng cây, đa dạng thực vật (bao gồm cả cây con), mật độ cây và diện tích rừng </b> (%) iở các nghiệm thức khác nhau ở Kiên Giang, Việt nam. Đa dạng cây và thực vật được đo đếm như sự đa dạng loài.. ... 13

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Hình 3. Tổng số cá Náp bùn (bao gồm cá Thòi lòi và cá Bống sao), cá Thòi lòi </b>

(Boleophthalmus spp.), cá Bống sao (Periophthalmodon spp.), Còng và mật độ hang lớn (đường kính >3cm) cũng như tỷ lệ Cịng/Ba khía ở các nghiệm thức khác nhau ở Kiên Giang, Việt nam.. ... 15

<b>Phụ lục A- Các thiết kế hàng rào được sử dụng để phục hồi rừng ngập mặn tại Vàm Rầy, </b>

Kiên Giang, Việt nam. Sơ đồ thể hiện a) hàng rào đối chứng, b) hàng rào của Dự án GIZ Kiên Giang và c) hàng rào giữ bùn . Đã sửa đổi (GIZ, 2011a)... 23 Phụ lục B - Mối quan hệ giữ tổng số cá Náp bùn, cá Thòi lòi, cá Bống sao, Còng và mật độ hang lớn/m<sup>2</sup> (đường kính >3cm), và tỉ lệ phần trăm rừng che phủ tại mỗi địa điểm. Đường khuynh hướng đại diện cho đường phù hợp nhất. Tất cả các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). ... 24

<b>Phụ lục C - Mối quan hệ giữa tổng cá Náp bùn, cá Thòi lòi (Boloeophthalmus spp.,) cá </b>

Bống sao (Periophthalmodon spp.,) Cịng và mật độ hang lớn/m2 (đường kính >3cm) và đa dạng cây trên 1 ô10m2 tại từng địa điểm. Đường khuyunh hướng đại diện cho đường phù hợp nhất. Toàn bộ các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) ngoại trừ mối quan hệ giữa mật độ loài Bống sao (Periophthalmodon spp.) và đa dạng cây (p=0.063)<small>.</small>. ... 25

<b>Phụ lục A - giá trị P cho các mối quan hệ giữa các đặc điểm của quần xã thực vật và quần xã </b>

động vật tại Kiên Giang, Viêt nam. Đặc điểm của quần xã động vật là tổng số cá Náp bùn,

<i>gồm cá Thòi lòi (Boleophthalmus spp.), cá Bống sao (Periophthalmodon spp.), Còng và mật </i>

độ hang lớn (diameter >3cm) cũng như tỷ lệ Cịng/Ba khía và được phân tích với các đặc điểm của quần xã thực vật, độ che phủ rừng và mật độ cây ... 25

<b>Bảng </b>

<b>Bảng 1 </b>

Trị số P cho so sánh cặp giữa của đa dạng cây, đa dạng thực vật, mật độ cây và độ che phủ rừng ở các nghiệm thức ở Kiên Giang, Việt nam. Sự đa dạng cây và thực vật được đo đếm như là sự phong phú về loà...12

<b>Bảng 2</b>Trị số P cho so sánh cặp của mật độ và tỉ lệ hệ động vật ở các nghiệm thức tại Kiên Giang, Việt nam. So sánh được thực hiện cho tổng mật độ cá Náp bùn (cá Thòi lòi + cá Bống

<i>sao), Boleophthalmus spp., Periophthalmodon spp., mật độ Còng và mật độ hang lớn (đường </i>

kính >3cm) cũng như tỉ lệ giữa Cịng/Ba khía...14

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>SỬ DỤNG QUẦN XÃ ĐỘNG THỰC VẬT NHƯ CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ 2 PHƯƠNG PHÁP KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN TẠI KIÊN GIANG, VIỆT NAM </b>

<b>Stephen Ryan Thornton </b>

<b>Tóm tắt </b>

Ngày nay, khoảng một phần ba diện tích rừng ngập mặn trên tồn cầu đã bị mất với tốc độ từ 1-2% mỗi năm. Dẫn đến, các dự án phục hồi rừng đã và đang được thực hiện trên toàn thế giới, nhiều trong số đó đã thất bại và hoặc khơng được đánh giá một cách định lượng. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự thành công của hai phương pháp phục hồi rừng ngập mặn khác nhau, một bằng hàng rào đối chứng đơn giản và hai bằng hàng rào phức tạp hơn được thiết kế bởi Dự án GIZ Kiên Giang. Việc đánh giá được tiến hành dựa trên so sánh quần xã động thực vật trong khu vực phục hồi với các khu vực rừng già cịn sót lại. Các chỉ số bao gồm mật độ và sự đa dạng loài thực vật và cây, che phủ rừng cũng như mật độ các lồi Cịng, Ba khía, cá Náp bùn (cá Thịi lịi + cá Bống sao) và động vật Chân Bụng. Kết quả cho thấy việc phục hồi rừng của Dự án GIZ Kiên Giang đã hỗ trợ tăng mật độ cây, sự đa dạng thực vật, giúp mật độ cây và độ che phủ rừng gần giống với khu vực rừng già. Lý do cho sự tương đồng này được cho là do sự bảo vệ bổ sung của hàng rào của Dự án GIZ Kiên Giang. Về mặt

<i>tổng số cá Náp bùn, cá Thòi lòi (Boleophthalmus spp.), cá Bống sao (Periophthalmodon spp.) </i>

và mật độ Còng (ocypodid) thì khu vực Tái sinh này hầu như giống với khu vực rừng già cịn sót lại. Sự tương đồng này được cho có liên quan đến độ che phủ rừng tại những khu vực đó. Cả khu vực phục hồi rừng đối chứng và khu vực phục hồi rừng của Dự án GIZ Kiên Giang đều không giống khu vực rừng già về mật độ các hang (cịng/ba khía) lớn. Mặc dù mức độ che phủ rừng của khu vực rừng phục hồi Dự án GIZ Kiên Giang và khu vực rừng già là tương tự nhau, nhưng mật độ hang lớn tại hai khu vực này lại khác nhau, điều này được cho là do sự non nớt của rừng phục hồi tại các khu vực của Dự án GIZ Kiên Giang. Do các khu vực phục hồi rừng của Dự án hầu như giống với khu vực rừng già về mặt quần thể động thực vật, nên nó được xem như là một dự án phục hồi rừng thành công nhất.

<b>1.0 GIỚI THIỆU </b>

<b>1.1 Quần xã rừng ngập mặn </b>

Quần xã rừng ngập mặn điển hình bởi sự hiện diện của các lồi cây chịu mặn thân gỗ và hiện diện tại vùng liên triều thuộc các vùng bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới (Ellison,2000; Ellison,2008). Sự đa dạng hệ động vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ, chim, bò sát và thú (Alongi,2002 ; Ellison , 2008). Theo Alongi (2002), các lồi cua giữ một vai trị quan trọng trong chức năng của các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Các loài cua phổ biến nhất tại rừng ngập mặn là Còng (Ocypodidae), Ba khía (Grapsidae), Sesarmidae và Portunidae (Alongi, 2002 ; Aston et al.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2003; Macintosh et al, 2002 ). Hoạt động đào hang của các loài cua tạo ra sự hòa trộn các chất dinh dưỡng, oxy hóa lớp trầm tích, trộn lẫn lớp đất bề mặt với tầng đất thịt và giúp thốt nước bề mặt, tất cả điều đó đẩy mạnh sự phát triển của rừng ngập mặn (Geist et al., 2011; Kristensen, 2008; Nagelkerken et al., 2008; Saenger, 2003). Các lồi cua cũng giữ một vai trị quan trọng trong chức năng hệ sinh thái với tập quán ăn của chúng. Trong khi Còng (ocypodid) chủ yếu là ăn thức ăn ở nền, thì họ Ba khía (Grapsid) và Sesarmid lại ăn cây rừng còn tươi (sống), bao gồm các cành/cây non (Amaral et al., 2009; Geist et al., 2011; Nagelkerken et al., 2008). Do đó mà Ba khía (Grapsid) và Sesarmid có thể gây ảnh hưởng đến các cây con và cấu trúc quần xã rừng ngập mặn bởi việc ăn có chọn lọc cành/cây non của một số loài nhất định (Lee, 1998).

Hình thể cụ thể của các quần thể động thực vật của rừng ngập mặn phục vụ nhiều chức năng và cung cấp nhiều dịch vụ sinh thái. Các dịch vụ này bao gồm các sản phẩm có khả năng thu hoạch được như các loài giáp xác, cá, sò, gỗ đốt, chất tannin, gỗ, mật ong và thuốc (Ellison, 2000; Manassrisuksi and Hussin, 2001). Ngoài ra cũng có một số dịch vụ ít hữu hình hơn như phịng chống bão, kiểm sốt xói lở, cung cấp mơi trường sống cho các lồi chim và các lồi cá nhỏ, đồng hóa và đẩy lùi ô nhiễm, tích tụ bùn và tích trữ cacbon (Abuodha and Kairo, 2001; Alongi, 2002; Walton et al., 2007). Với các dịch hệ sinh thái làm cho hệ sinh thái rừng có giá trị kinh tế, và theo đánh giá hiện tại cho cộng đồng địa phương ở Thái Lan thì rừng ngập mặn có giá trị từ $27.264 đến $ 35.921/ hecta (Sathirathai và Barbier, 2001).

<b>1.2 Sự suy thoái rừng ngập mặn </b>

Mặc cho có các giá trị cố hữu thì hệ sinh thái rừng ngâp mặn vẫn tiếp tục bị suy thối và xóa sổ với tốc độ đáng kể ( Ellison, 2000). Ngày nay, hơn 1/3 diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá với tỷ lệ từ 1-2% mỗi năm (Alongi, 2002; Barbier, 2006; Lewis and Gilmore, 2007; Polgar, 2009). Nguyên nhân chính của sự sụt giảm là do chặt phá cây, chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp, phát triển đô thị và xây dựng các ao nuôi trồng thủy sản (Macintosh et al., 2002; Walton et al., 2007; Yap, 2000). Khi sự mất rừng ngập mặn trở thành một vấn đề mang tính tồn cầu, thì nó cũng trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Đông nam á (Macintosh et al., 2002; Powell and Osbeck, 2010) và Việt Nam (Alongi, 2002; Hoang et al., 1998). Ở Việt Nam, rừng ngập mặn bị mất lớn nhất trong lịch sử là khi thuốc khai hoang được đưa vào sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam và việc xây dựng các ao nuôi trồng thủy sản (Alongi, 2002; Binh et al., 1997; Hoang et al., 1998; Hong, 1993). Tại tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, rừng ngập mặn đang bị giảm, hiện chỉ còn lại một đai rừng mỏng chạy dọc bờ biển, 60% trong số đó đang bị xói lở và 33% đã bị xói lở nghiêm trọng (Duke, 2012; GIZ, 2011b). Việc mất rừng ngập mặn đi đôi với việc mất đi các dịch vụ hệ sinh thái như bảo vệ vùng bờ biển và mang lại môi trường sống cho cá con, điều đó đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho cộng đồng địa phương (Skilleter and Warren, 2000; Vannucci, 2004).

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>1.3 Phục hồi rừng ngập mặn </b>

Trong bối cảnh sự mất đi nghiêm trọng của rừng ngập mặn và các dịch vụ sinh thái đi kèm, các nỗ lực nhằm phục hồi rừng đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới (Alongi, 2002; Bosire et al., 2008). Hầu hết các nỗ lực của các dự án phục hồi rừng đều tập trung vào việc trồng lại các mảng rừng ngập mặn bằng việc sử dụng một số lượng hạn chế vài loài cây (Bosire et al., 2008; Walton et al., 2007). Dù cho đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng rất nhiều nỗ lực đã thất bại bởi vì những nhân tố cản trở như sự thay đổi thủy văn; ô nhiễm môi trường và năng lượng sóng lớn vẫn chưa được loại bỏ (Bosire et al., 2008; Kamali and Hashim, 2011; Lewis and Gilmore, 2007). Một chuỗi các bằng chứng cho thấy việc trồng cây thì khơng thực sự cần thiết và chỉ nên được thực hiện nếu sự tái sinh tự nhiên không diễn ra sau khi loại bỏ các yếu tố gây trở ngại (Bosire et al., 2008; Lewis and Gilmore, 2007). Nếu các nhân tố gây cản trở được loại bỏ và sự tái sinh tự nhiên không diễn ra thì thường do cây con khơng có khả năng tiếp cận đến các khu vực này do mất rừng ngập mặn hoặc do các rào chắn thủy văn (Lewis, 2005).

<b>1.4 Đánh giá sự phục hồi của rừng </b>

Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực phục hồi rừng trên tồn cầu nhưng sự thành cơng hay thất bại của các nỗ lực này rất ít được đánh giá một cách định lượng (Ashton et al., 2003). Trong bối cảnh này, Bosire cùng đồng sự (2008) đã đề xuất 4 chỉ số chính để đánh giá sự thành công của khôi phục rừng ngập mặn:

Sự phát triển của thực vật và chuỗi thực vật

Sự tái sinh tự nhiên của hệ động vật

Sự tiến hóa của chu trình và các yếu tố môi trường

Và cuối cùng là tiềm năng khai thác bền vững

Nghiên cứu này khảo sát 2 yếu tố đầu tiên trong số 4 yếu tố trên

Các đặc điểm thực vật là các chỉ số phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá sự phục hồi của rừng. Thường thì là các thơng số về tăng trưởng và phát triển ở giai đoạn đầu là được đo lường (Bosire et al., 2003). Những thông số này thường được kết hợp chung với các thông số lâm nghiệp liên quan đến phục hồi rừng và được thể hiện để đánh giá số lượng gỗ đã khai thác (Putz và Chan, 1986). Các chỉ số phổ biến khác được sử dụng bao gồm mật độ cây, sự đa dạng cây và sự đa dạng của các loài cây tái sinh (Bosire et al., 2003; Walters, 2000). Các nghiên cứu về rừng phục hồi khoảng 50-60 tuổi tại Philippines cho thấy rằng mật độ cây ở rừng phục hồi cao hơn nhiều so với tại các khu rừng già lân cận cịn sót lại và ở đó có ít hoặc khơng hề có tái sinh tự nhiên (Walters, 2000). Trái lại, một nghiên cứu về tái sinh rừng tại Kenya lại cho thấy rằng có ít nhất 4 loài mới tái sinh trong năm năm (Bosire et al ., 2003). Các tài liệu cho thấy rằng các chỉ số ví dụ như là tốc độ tăng trưởng thường liên quan đến việc khai thác gỗ (Khoon và Eong, 1995), trong khi các chỉ số về mật độ và sự đa dạng các loài cây thường được sử dụng để đánh giá sự phục hồi của hệ sinh thái (Bosire et al., 2003; Walters, 2000).

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bằng cách so sánh, các đặc điềm của quần xã động vật đang được đưa vào nhiều hơn trong các đánh giá về phục hồi rừng ngập mặn. Nhờ việc dễ nhận biết và vai trò quan trọng của chúng trong hệ sinh thái nên các loài động vật thân mềm, cá họ phụ cá bống (oxudercine) và các loài cua Sesarmidae, Ba Khía (Grapsidae), Cịng (Ocypodidae) và Portunidae thường

<i>được sử dụng như là các chỉ số để đánh giá. Một nghiên cứu về loài cua biển (S. olivacea) </i>

được thực hiện bởi Walton cùng đồng sự (2007) tại Philippines chỉ ra rằng sự phong phú của loài cua này tại bìa khu vực rừng ngập mặn tự nhiên thì giống với tại khu rừng ngập mặn được phục hồi, và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loài cua này đã hoàn toàn biến mất tại khu vực rừng bị suy thoái. Nghiên cứu của Macintosh cùng đồng sự (2002) và Ashton cùng đồng sự (2003) đều kết luận rằng rừng trưởng thành hoàn toàn vượt trội về trù phú và đa dạng sinh học của loài sesarmid và Ba khía (grapsid) trong khi khu vực rừng mới phục hồi và rừng bị suy thối thì Cịng lại chiếm ưu thế. Thêm vào đó, nghiên cứu của Macintosh cùng đồng sự

<i>(2002) cho thấy rằng các loài động vật thân mềm thuộc họ eritidae và Ellobiidae thì chiếm </i>

ưu thế tại khu vực rừng trưởng thành, còn tại khu vực rừng non hơn và suy thoái hơn thì các

<i>lồi Assimineidae, Littorinidae và Potamidae lại chiếm ưu thế. Bằng cách sử dụng các mức </i>

độ phân loại khác nhau, một nghiên cứu của Irma và Sofyatuddin thực hiện ở Sumatra, Indonesia đã kết luận rằng sự trù phú của động vật chân bụng thì tỉ lệ thuận với độ tuổi của rừng phục hồi. Hiện tại vẫn chưa có phương pháp tiêu chuẩn để đánh giá quần xã động vật,

<i>tuy nhiên lồi cua sesarmid, Ba khía (grapsid) và Còng (ocypodid) vẫn được xem như một </i>

chỉ số cụ thể hữu dụng (Ashton et al., 2003; Macintosh et al., 2002).

Mặc dù cá Náp bùn (cá Thịi lịi + cá Bống sao) khơng được sử dụng riêng như một yếu tố đánh giá sự phục hồi của rừng ngập mặn nhưng chúng được giới thiệu như một chỉ số sinh học để đánh giá sức khỏe của hệ sinh thái rừng ngập mặn (Polgar, 2009). Wickramasinghe cùng đồng sự (2009) nhận ra rằng sự đa dạng các lồi cá thịi lịi tại nơi có chất thải hữu cơ kém hơn tại khu vực rừng ngập mặn tự nhiên. Nghiên cứu cũng cho thấy sự đa dạng các loài cá Náp bùn (Thòi lòi + Bống sao) tại các vùng ngoại vi của khu vực có chất thải hữu cơ cao hơn tại khu vực rừng ngập mặt tự nhiên (Wickramasingh et al .,2009). Sự trù phú cao của các lồi cá Thịi lịi tại khu vực liên triều, cho thấy chúng có thể trở thành một chỉ số sinh học hữu dụng.

<b>1.5 Mục đích nghiên cứu </b>

Nghiên cứu này sử dụng thảm thực vật và quần xã động vật như các chỉ số sinh học để đánh giá sự thành công của 2 phương pháp phục hồi rừng ngập mặn, cả 2 phương pháp này đều được thiết để giảm xói lở. Khu vực rừng ngập mặn được chia thành 3 nghiệm thức khác nhau: khu vực hàng rào đối chứng, khu vực hàng rào được xây dựng bởi Dự án GIZ Kiên Giang và khu vực rừng già cịn sót lại (xem phần 2.1). Nghiên cứu này đánh giá sự thành công trong việc phục hồi rừng, ở khía cạnh khơi phục quần xã động thực vật, tại khu vực đối chúng và khu vực hàng rào phục hồi của Dự án GIZ Kiên Giang. Có giả thuyết cho rằng sự phục hồi diễn ra tốt hơn tại khu vực của có hàng rào của Dự án GIZ Kiên Giang so với tại khu vực hàng rào đối chứng do khả năng hỗ trợ bảo vệ của hàng rào của Dự án GIZ Kiên Giang.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Sự thành công được xác định thơng qua việc so sánh các thuộc tính của quần xã động thực vật trong các khu vự phục hồi với những khu vực rừng già lân cận. Nếu một kỹ thuật nào đó cho được kết quả là quần xã động thực vật tương đồng với khu vực rừng già lân cận thì được cho rằng thành công hơn. Các giả thuyết cho nghiên cứu là:

<b>H<sub>0</sub></b>: Khơng có sự khác biệt đáng kể giữa quần xã động thực vật tại khu vực có hàng rào Dự án GIZ Kiên Giang và khu vực phục hồi đối chứng và cả hai khu vực này đều khơng có quần xã động thực vật giống với khu vực rừng già.

<b>H1 (đối thuyết): Quần xã động thực vật tại khu vực có hàng rào Dự án GIZ Kiên Giang rất </b>

khác biệt so với khu vực hàng rào đối chứng và tương đồng với khu vực rừng già lân cận. Đối thuyết được đưa ra vì có thêm sự bảo vệ của hàng rào của Dự án GIZ Kiên Giang được cho là để tạo nên một môi trường cơ học giống với khu vực rừng già cịn sót lại hơn.

Cho rằng sự quan trọng trong chức năng của các hệ sinh thái rừng ngập mặn (Alongi,1998), nên nghiên cứu này cố gắng để xác định liệu có hay khơng sự khác biệt về năng lượng sóng giữa các nghiệm thức.

<b>2.0 Phương pháp</b>

<b>2.1 Khu vực nghiên cứu </b>

Khu vực nghiên cứu nằm trên vùng bờ biển thuộc ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, Việt Nam và là một phần của khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang. Khu vực này được đặc trưng bởi chế độ bán nhật triều (Hong,1993). Mặc dù khu vực này có mức năng lượng sóng khá thấp nhưng nó lại là điển hình của khu vực có mức độ xói lở cao (GIZ,2011a). Địa điểm nằm tại tọa độ 10.201407° bắc, 104.79828° đông đến 10.195875 ° bắc, 104.805039° đơng (Hình 1).

Địa điểm nghiên cứu bao gồm cả khu vực rừng già cịn sót lại cùng với khu vực rừng đang phục hồi. Hai kĩ thuật phục hồi đang được thực hiện đồng thời tại khu vực này. Một trong các kỹ thuật đó bao gồm một hàng rào đơn giản được làm từ một hàng cọc đơn nằm ở phía biển để làm giảm mức năng lượng của sóng (Phụ lục A). Kĩ thuật này được xem như là đối chứng. Kỹ thuật thứ hai đang được sử dụng bởi dự án GIZ Kiên Giang, kỹ thuật này được thực hiện dựa trên việc xây dựng một hàng rào phức tạp hơn bao gồm hai hàng cọc gỗ song song, ở giữa hai hàng cọc này được lấp đầy bằng các cành/cây nhỏ (Phụ lục A).

<i>Tại khu vực hàng rào của Dự án GIZ Kiên Giang cây đước (R. apiculata) được trồng với mật </i>

độ khoảng 7 cây con/m<small>2</small>, nhưng tỷ lệ sống lại tương đối thấp (8-26,8% sau 3 năm) (theo số liệu chưa công bố của GIZ). Thêm vào đó, 75% khu vực có hàng rào của Dự án thì có thêm hàng rào giữ bùn nằm ở giữa hàng rào phá sóng phía ngồi với bờ đê (Hình 1, Phụ lục A).

Khu vực này được rào từ năm 2009, trước kia toàn bộ khu vực phục hồi này hồn tồn bị xói lở và trụi cây. Động lực cho những nỗ lực phục hồi chính là việc mất đi những dịch vụ hệ sinh thái cùng với sự suy giảm nghiêm trọng của khu vực này. Toàn bộ việc thực hiện của

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nghiên cứu diễn ra từ ngày 11 tháng 6 năm 2013 đến ngày 17 tháng 7 năm 2013. Theo đó, tổng cộng có 13 địa điểm đã được đánh giá, trong đó có 4 địa điểm hàng rào đối chứng, 4 địa điểm hàng rào của Dự án GIZ Kiên Giang và 5 khu vực rừng già (Hình 1). Các địa điểm này thì được cho là độc lập với nhau nếu chúng được tách biệt bởi một loại rừng thay thế. Trong một số trường hợp khu vực đã được tách biệt không đưa vào trong nghiên cứu này.

<b><small>Hình. 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu tại Kiên Giang, Việt nam. Bản đồ chỉ ra khu vực rừng già cịn sót lại, khu </small></b>

<small>vực rừng phục hồi bằng việc sử dụng hàng rào đốii chứng và hàng rào của Dự Án GIZ Kiên Giang. Khu vực có hàng rào đối chứng và hàng rào giữ bùn cũng được thể hiện. </small>

<b>2.2 Mật độ và sự đa dạng thảm thực vật </b>

Để đo lường mật độ và đa dạng thực vật trong mỗi nghiệm thức, thì một ơ 10m<small>2</small>

được chọn ngẫu nhiên tại mỗi khu vực. Tất cả cây trong ô đó đều được đếm (Duke. 2012) và số lượng các loài cũng được ghi nhận. Số lượng cây lớn và cây con của mỗi lồi trên trong từng ơ cũng được ghi nhận. Cây lớn là cây cao hơn 1m, cịn cây con thì thấp hơn 1m. Ranh giới này là tương đối vì số lượng cây gần với độ cao này thì rất ít. Dữ liệu thực vật được chia thành 2 loại; thực vật bao gồm cây con và cây lớn; và cây chỉ bao gồm các cây lớn. Cây con thì khơng được phân thành một loại riêng vì nó có khả năng mọc tại nhiều khu vực, nhưng chưa chắc phát triển được. Nên sự hiện diện của chúng không được xem là chỉ số hữu dụng để đánh giá. Độ che phủ rừng của mỗi khu vực được ước lượng bằng cách chia thành các mảng nhỏ chạy vuông góc với bờ biển, và đo tỉ lệ bao phủ rừng của các mảng này .

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>2.3 Mật độ và sự đa dạng của hệ động vật </b>

Nghiên cứu này tập trung vào nhóm động vật là cá Nàp bùn (Thịi lịi + Bống sao), các loài cua và loài chân bụng. Cá Náp bùn được xác định đến giống theo Murdy (1989) và cua thì

<i>được xác định theo theo Ng (1998). Họ cá Náp bùn được ghi nhận là Apocryptodon, Thòi lòi (Boleophthalmus), Periophthalmus, Bống sao (Periophthalmodon) và Oxuderces. Các loài </i>

cua được ghi nhận là Ba khía (Grapsidae) và Cịng (Ocypodidae). Mặc dù phân họ Sesarminae gần đây đã được tách ra khỏi họ Ba khía (Grapsidae) nhưng ở cấp độ của nghiên cứu này nó vẩn được gộp chung vào họ Ba khía (Grapsidae). Nhóm chân bụng sẽ khơng phân loại với mức thấp hơn. Các hang (cua/còng) cũng được sử dụng như một chỉ số trong nghiên cứu ngày, chúng được phân loại theo kích cỡ lớn (>3cm) hoặc nhỏ (<3cm).

Để ghi lại các chỉ số về mật độ và sự đa dạng của hệ động vật, những mảng chạy dài vng góc với bờ biển rộng 2m được xác định ngẫu nhiên tại mỗi khu vực. Trong các ô này số lượng các loài động vật và hang được đếm ngay lập tức với sự hỗ trợ của ống nhòm. Việc đếm được thực hiện trong khoảng cách từ 3m đến 15m. Trước mỗi lần đếm, dành 5 phút yên tĩnh để trạng thái từ nhiên được khôi phục sau các xáo động, và để các lồi động vật bị lên trên mặt. Một thực nghiệm đã chỉ ra rằng phần lớn các loài động vật sẽ nổi lên lại sau 5 phút. Tất cả các tính tốn được thực hiện ở cùng giai đoạn của chu kỳ thủy triều và tại các thời điểm có thể so sánh trong ngày. Độ che phủ của mây và mức độ gió cũng được ghi lại. Không đếm động vật khi mưa.

<b>2.4 Năng lượng sóng </b>

Dụng cụ đo có hình bán cầu làm bằng thạch cao không rã trong nước, với hỗn hợp được thực hiện ở tỷ lệ 100:35 thạch cao và nước (khn hình bán cầu). Khi khơ, các dụng cụ này được dính cố định vào phía sau các đĩa sứ bằng keo silicone. Các đĩa sứ giúp ngăn chặn các mẫu thạch cao chìm vào trong lớp bùn mềm ở bề mặt. Các đĩa sứ được cân và đặt một cách ngẫu nhiên với số lượng bằng nhau ở cả hai nửa trước và sau của khu vực nghiên cứu. Đồng thời, 2 mẫu cũng được đặt trong một thùng nước biển tĩnh để đo tác động trong điều kiện khơng có sóng (đối chứng). Các mẫu này được thu lại sau 2 tuần và sau đó được làm sạch, phơi khơ để đem đi cân. Và ghi nhận trọng lượng cuối cùng.

Công thức sau được sử dụng để tính yếu tố khuếch tán (DF): DF= 100((FIDW − FFDW)/(CIDW − CFDW))/giờ

Trong đó FIDW là trọng lượng khơ ban đầu tại hiện trường; FFDW là trọng lượng khô cuối cùng tại hiện trường; CIDW là trọng lượng khô ban đầu trong thùng nước biển và CFDW là trọng lượng khô cuối cùng của mẫu đối chứng (Bandeira, 2002). DF thể hiện khối lượng thạch cao đã bị xói mịn do chuyển động của nước.

<b>2.5 Phân tích thống kê </b>

<i>Đối với nhóm cá Náp bùn gồm các lồi Apocryptodon, cá Bống Sao (Periophthalmodon), và </i>

<i>Oxuderces thì dữ liệu thu thập được không đầy đủ cho phân tích thống kê. Cách phân tích </i>

phương sai đơn giản được sử dụng để so sánh mức độ đa dạng cây, độ che phủ rừng, mật độ

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Còng (ocypodid) và tỷ lệ Cịng/Ba khía (ocypodid/grapsid) ở các nghiệm thức. Phân tích Tukey’s Post-hoc tests được sử dụng để phân tích phương sai của các kết quả để so sánh theo cặp ở các nghiệm thức khác nhau. Mơ hình tuyến tính tổng qt và phân phối Poisson được sử dụng để so sánh tổng mật độ họ cá Náp bùn (Thòi lòi + Bống sao), mật độ cá Thòi lòi

<i>(Boleophthalmus spp)., cá Bống sao (Periophthalmodon spp.), và sự đa dạng thực vật ở các </i>

nghiệm thức vì các số liệu này phù hợp nhất theo phân phối Poisson. So sánh theo cặp ở các nghiệm thức khác nhau với các dữ liệu này được thực hiện và áp dụng phân tích Tukey’s Post-hoc tests. Phân tích phương sai Kruskal – Wallis được dùng để so sánh mật độ của các hang lớn và nhỏ, mật độ lồi chân bụng, Ba khía (grapsid) và mật độ cây cũng như thực vật ở các nghiệm thức, vì những số liệu này khơng phù hợp với bất kì một sự phân phối cụ thể nào. Để sử dụng được so sánh theo cặp thì phương pháp phi tham số tương đương (Wilcoxon Rank-Sum tests) được sử dụng. Phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để so sánh mối quan hệ giữa sự phong phú của hệ động vật, độ che phủ rừng và sự đa dạng các loài cây. Tất cả các phân tích thống kê đều sử dụng phần mềm thống kê R phiên bản 3.0.1 ( R Core Team, 2013).

<b>3.0 Kết quả </b>

Không có một số liệu đáng tin cậy nào về mức năng lượng sóng được thu thập do sự thất bại của phương pháp được mô tả ở mục trên (xem mục 2.4). Có nhiều yếu tố dẫn đến sự thất bại của phương pháp này sẽ được thảo luận chi tiết trong mục 4.3. Đối với các loài chân bụng, Ba khía, các hang nhỏ (đường kính <3cm) và mật độ thực vật cũng như mật độ cá Náp bùn,

<i>thuộc các lồi Apocryptodon, Periophthalmus và Oxuderces, thì giữa các nghiệm thức khơng </i>

có sự khác biệt đáng kể.

Khu vực rừng phục hồi của Dự án GIZ Kiên Giang có sự tương đồng với khu vực rừng già về sự đa dạng của các loài cây, thực vật, mật độ cây và độ che phủ rừng (Hình 2; Bảng 1). Ngược lại, khu vực đối chứng thì sự đa dạng cây, thực vật, mật độ cây và độ che phủ rừng thấp hơn rất nhiều so với khu vực rừng già (Hình 2; Bảng 1). Xét về khía cạnh mật độ và đa dạng cây sự khác biệt được chỉ ra cụ thể như khơng có cây ở khu vực rừng phục hồi đối chứng (Hình.2). Tại khu vực rừng phục hồi đối chúng cũng được ghi nhận về sự đa dạng thực vật thấp hơn 1/2 lần và độ che phủ rừng thì thấp hơn 1/3 lần so với khu vực phục hồi của dự án KGBR và khu vực rừng già ( Hình 2).

</div>

×