Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo khoa học: Lợi thế so sánh của sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng bằng sông hồng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.57 KB, 7 trang )






Báo cáo khoa học
Lợi thế so sánh của sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng
bằng sông hồng

Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007: Tập V, Số 4: 81-86 Đại học Nông nghiệp I

Lợi thế so sánh của sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng bằng sông hồng
Comparative Advantage of pork production in the Red River Delta
Vũ Đình Tôn
*
, Nguyễn Thị Thu Huyền
**
và cộng sự
SUMMARY
Pig production plays an important position in the agricultural households economy in the
Red River Delta and serves both domestic and foreign market. The study evaluated porks
comparative advantage in Red River Delta during the period 2003-2005, sampling in four
representative provinces (Ha Tay, Hung Yen, Nam Dinh and Hai Duong). The results showed
that with moderate variation of some factors (5%-15% decrease in export price of cut meat, or
decrease in import price of pigs feedstuffs, or 5%-15% improved productivity, other things
remained constant), pork production in the Red River Delta had comparative advantage.
Key words: Pig, economic efficiency, and comparative advantage

1. ĐặT VấN Đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn
nuôi lợn nớc ta liên tục phát triển từ 20,19


triệu con năm 2000 tăng lên 27,34 triệu con
năm 2005, trong đó đàn lợn vùng đồng bằng
sông Hồng (ĐBSH) đạt 7,42 triệu con chiếm
27,1% tổng đàn lợn cả nớc (Niên giám thống
kê, 2006).
Hiện nay, mặc dù có nhiều điều kiện thuận
lợi phát triển chăn nuôi lợn theo hớng sản
xuất hàng hoá, nhng chăn nuôi lợn trong vùng
vẫn tập trung chủ yếu ở các nông hộ qui mô
nhỏ, chất lợng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, thị trờng thịt lợn trên thế giới gần
đây đang có nhiều biến động đã có những ảnh
hởng không nhỏ đến tình hình phát triển chăn
nuôi lợn của vùng.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra
nhiều cơ hội cho sản phẩm thịt lợn của vùng.
Cùng với việc tận dụng những u thế có sẵn,
cần phân tích tìm ra những u nhợc điểm của
ngành chăn nuôi lợn nhằm nâng cao năng lực
sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
thịt lợn trong vùng. Vì vậy với mục đích trên
nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên
cứu này.
2. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
Nghiên cứu này đợc tiến hành tại 4 tỉnh:
Hải Phòng, Hải Dơng, Hng Yên và Nam
Định trong thời gian từ 2003-2005. Đây là các
tỉnh có truyền thống lâu đời về chăn nuôi lợn
của vùng đồng bằng sông Hồng.
Các số liệu mô tả tình hình sản xuất chung

của vùng nghiên cứu đợc thu thập từ các tạp
chí, sách báo và số liệu thống kê của phòng
ban các tỉnh nói trên.
Số liệu sơ cấp đợc thu thập thông qua
hình thức đặt sổ theo dõi 1080 hộ chăn nuôi,
30-33 trang trại có quy mô từ nhỏ đến lớn trên
4 tỉnh Hải Phòng, Hải Dơng, Hng Yên và
Nam Định. Ngoài ra, chúng tôi đã phỏng vấn
trực tiếp 48 hộ thu gom, 72 hộ giết mổ và 4 xí
nghiệp chế biến lợn choai và lợn sữa xuất khẩu
trên địa bàn tỉnh Hải Dơng và Hải Phòng.
Nghiên cứu sử dụng phơng pháp hạch
toán, so sánh và phân tích lợi thế so sánh
(thông qua các chỉ số DRC, DRC/SER, lợi
nhuận thực tế và lợi nhuận xã hội). Lợi thế
so sánh của chăn nuôi lợn xuất khẩu vùng đồng
bằng sông Hồng đợc xác định thông qua chỉ
tiêu chi phí các nguồn lực trong nớc (DRC).
Lợi thế so sánh của sản xuất thịt lợn xuất khẩu
đợc xem xét thông qua tỷ số DRC/SER. Để
đảm bảo tính xác thực của các kết quả tính
toán, nghiên cứu đa ra một số bảng tính nh
sau: Tỷ giá hối đoái chính thức là
OER=15,75/1US$; Tỷ giá hối đoái bóng (tỷ

*
Khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng thủy sản, Đại học Nông nghiệp I.
**
Trung tâm Nghiên cứu liên ngành, Đại học Nông nghiệp I.
81

Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự

giá hối đoái mờ) là SER=1,2*OER.
3. KếT QUả NGHIÊN CứU
3.1 Tình hình chăn nuôi lợn của đồng bằng
sông Hồng
Sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSH đã
có sự phát triển nhanh trong quá trình thực hiện
chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đặc biệt là sự thay
đổi đáng kể của ngành chăn nuôi, trong đó có
sự đóng góp rất lớn của ngành chăn nuôi lợn.
Bởi vì chăn nuôi lợn luôn chiếm một phần rất
quan trọng ở vùng ĐBSH. Hơn nữa, đàn lợn
của vùng luôn chiếm 26 - 27% trong tổng đàn
lợn của cả nớc. Những điều này cho thấy,
chăn nuôi lợn rất quan trọng trong xu hớng
phát triển nông nghiệp của vùng.
Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
ngời dân trong vùng, sản phẩm thịt lợn vùng
ĐBSH còn đợc chế biến phục vụ xuất khẩu.
Giai đoạn 1991-1997, xuất khẩu thịt lợn của
ĐBSH phát triển khá mạnh. Tốc độ tăng bình
quân hàng năm đạt 17% (Tổng công ty Chăn
nuôi Việt Nam, 2001). Trong khi đó, xuất khẩu
thịt lợn của cả nớc có chiều hớng suy giảm.
Rõ ràng, trong giai đoạn này, hoạt động xuất
khẩu thịt lợn của ĐBSH đang chiếm giữ vị thế
chủ đạo của cả nớc. Năm 1995, tỷ trọng xuất
khẩu thịt lợn của ĐH so với cả nớc đạt gần
76%, sau đó giảm, song vẫn chiếm hơn 50%

tổng lợng thịt lợn xuất khẩu của cả nớc. Sản
lợng xuất khẩu của vùng đạt cao nhất ớc
khoảng 17.000 tấn vào năm 2001, sau đó giảm
mạnh vào năm 2002 và 2003 (Cục Nông
nghiệp, 2004).Gần đây, hoạt động xuất khẩu
thịt lợn của ĐBSH đang vấp phải nhiều khó
khăn. Bên cạnh vấn đề tiêu chuẩn sản phẩm,
một nguyên nhân khá quan trọng là sản phẩm
thịt lợn xuất khẩu của vùng ĐBSH chủ yếu là
thịt đông lạnh (chiếm trên 80%), còn lại là thịt
lợn choai và lợn sữa. Các sản phẩm xuất khẩu
thịt lợn chủ yếu ở dạng sơ chế nên sức hấp dẫn
kém, kim ngạch xuất khẩu thấp. Đây cùng
chính là những khó khăn chung của chăn nuôi
lợn xuất khẩu trong cả nớc.
3.2. Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra
* Các hộ nuôi lợn thịt
Kết quả tính toán đã cho biết tổng thu và
mức đầu t của các hộ ở các tỉnh không có sự
sai lệch lớn. Chi phí trung gian tính bình quân
cho 100 kg lợn hơi xuất chuồng của các hộ
điều tra là 1.288,6 ngàn đồng. Trong đó, chi
phí thức ăn chiếm gần 70%. Tổng thu bình
quân tính cho 100 kg lợn hơi xuất chuồng đạt
1.512,07 ngàn đồng. Sau khi trừ đi tất cả các
chi phí đầu t, thu nhập thuần của các hộ nuôi
lợn thịt đạt 192,4 ngàn đồng trên 100 kg lợn
hơi xuất chuồng. Trong 4 tỉnh điều tra, thu
nhập từ chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Hng Yên là
lớn nhất nhng với chi phí trung gian cao nhất

nên giá trị gia tăng tạo ra lại thấp nhất chỉ đạt
189,1 ngàn đồng/100 kg lợn hơi xuất chuồng,
giá trị gia tăng cao nhất là các hộ chăn nuôi ở
Hà Tây đạt 236,6 ngàn đồng/100 kg lợn hơi
xuất chuồng.
* Các hộ nuôi lợn nái
Không giống nh các hộ nuôi lợn thịt, sản
phẩm cuối cùng của hộ nuôi lợn nái là lợn con
xuất chuồng. Mức đầu t và giá trị sản phẩm
cho các hộ này cũng có sự khác biệt lớn hơn so
với hộ nuôi lợn thịt. Giá trị gia tăng của các hộ
nuôi lợn nái bình quân của 4 tỉnh nghiên cứu
chiếm tỷ lệ 38,2% tổng thu (giá trị gia tăng
bình quân 4 tỉnh đạt 662,1 ngàn đồng/100 kg
lợn con hơi xuất chuồng). Giá trị VA đạt cao
nhất tại Nam Định, do đa số các hộ sử dụng
nhiều nguồn thức ăn tận dụng làm cho chi phí
thức ăn giảm (732,4 ngàn đồng/100 kg lợn con
hơi xuất chuồng), giá trị VA thấp nhất ở các hộ
nuôi lợn nái tại Hải Phòng (567,5 ngàn
đồng/100 kg lợn con hơi xuất chuồng).
Nếu so sánh giữa hộ nuôi lợn thịt với hộ
nuôi lợn nái, thu nhập thuần của hộ nuôi lợn
nái cao gấp gần 3 lần so với nuôi lợn thịt nếu
tính trên 100 kg lợn hơi.
* Các trang trại nuôi lợn thịt
Nhìn chung, hiệu quả kinh tế của các trang
trại cao hơn so với các nông hộ. Nguyên nhân
là các trang trại chủ yếu nuôi lợn ngoại thuần
có năng suất và chất lợng cao. Tuy nhiên,

mức đầu t
về thức ăn, chuồng trại, con giống
ở các trang trại đều cao hơn so với các nông
hộ. Bình quân thu nhập thuần ở 4 tỉnh là
309.600 đồng/100kg lợn hơi, chiếm tỷ lệ
90,5% giá trị gia tăng, cao hơn so với nông hộ
117,2 ngàn đồng/100kg lợn hơi.
* Các trang trại nuôi lợn nái

82
Lợi thế so sánh của sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng bằng sông Hồng

Hầu hết các trang trại nuôi lợn nái đều
nuôi lợn thịt. Do vậy, phần lớn lợn con sản xuất
ra đều đợc giữ lại nuôi thịt. Kết quả điều tra
cho thấy, các đầu t về giống, chuồng trại, thức
ăn và kỹ thuật ở các trang trại cao hơn nhiều so
với chăn nuôi qui mô nhỏ nông hộ. Giá trị gia
tăng bình quân của 100kg lợn con tại các trang
trại thuộc 4 tỉnh điều tra đạt 586.000 đồng, cao
nhất tại các trang trại ở Hải Phòng (661.400
đồng/100kg lợn con). Nếu so sánh với nông hộ
nuôi nái, thu nhập thuần của trang trại thấp hơn
(93,7 ngàn đồng/100 kg lợn con).
3.3. Phân tích lợi thế so sánh và cơ hội của
sản phẩm thịt lợn vùng đồng bằng sông
Hồng
* Lợi nhuận thực tế và xã hội của ngành
hàng sản xuất thịt lợn xuất khẩu
Quá trình sản xuất lợn xuất khẩu có thể

phân làm 2 công đoạn chính, gồm:
Chăn nuôi lợn tại nông hộ và trang trại
Thu gom, chế biến thịt lợn choai, lợn sữa
và bán sản phẩm ra nớc ngoài
Để có đợc một phân tích tổng quát, đã
kết hợp 2 công đoạn trên và các số liệu tính
toán đợc thể hiện trên bảng 1.
Bảng 1. Lợi nhuận thực tế và xã hội của ngành hàng sản xuất lợn xuất khẩu
(Tính cho 1 tấn lợn hơi)
Chỉ tiêu Lợn choai (1.000 đ/tấn) Tỷ lệ (%) Lợn sữa (1.000 đ/tấn Tỷ lệ (%)
Lợi nhuận thực tế
I.Tổng chi phí thực tế 18.003,88 100,00 19.592,99 100,00
Chi phí sản xuất thực tế 15.693,90 87,17 16.449,35 83,96
Chi phí marketing thực tế 2.309,98 12,83 3.143,64 16,04
II. Giá trị sản phẩm 20.130,00 100,00 24.380,00 100,00
III. Lợi nhuận II - I 2126,12 4787,01
Lợi nhuận xã hội
I.Tổng chi phí xã hội 15.784,22 100,00 17.195,58 100,00
Chi phí sản xuất 13.782,53 87,32 14.547,16 84,60
Chi phí marketing 2001,69 12,68 2648,42 15,40
II. Giá trị sản phẩm 20.029,80 100,00 24.277,58 100,00
III. Lợi nhuận II - I 4.245,58 7.081,99
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra hộ và cơ sở chế biến lợn xuất khẩu, 2004.
Kết quả phân tích kết hợp cả hai công
đoạn trên cho thấy: Lợi nhuận thực tế của
chuỗi ngành hàng lợn choai xuất khẩu đạt
đợc là 2.126,12 ngàn đồng/tấn còn lợi nhuận
thực tế của lợn sữa xuất khẩu đạt đợc là
4.787,01 ngàn đồng /tấn (Bảng 1). Nh vậy,
lợi nhuận thực tế của ngành hàng lợn sữa cao

hơn lợi nhuận thực tế của ngành hàng lợn
choai. Kết quả cũng chỉ ra rằng, lợi nhuận xã
hội của chuỗi ngành hàng lợn sữa cao hơn so
với lợi nhuận xã hội của ngành hàng lợn choai
xuất khẩu.
* Lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn xuất
khẩu vùng đồng bằng sông Hồng
Bảng 2. Chi phí nguồn lực cho sản xuất lợn choai
và lợn sữa xuất khẩu
Loại sản phẩm
Chỉ tiêu
Lợn choai Lợn sữa
1.Giá trị sản phẩm
(1.000 đồng/tấn)
19.530,00 23.766,67
(USD/ tấn) 1.240,00 1.508,99
2. Tổng chi phí
a. Trong nớc (1000đ/tấn) 11.278,14 15.107,04
b. Nớc ngoài (USD/tấn) 254,37 105,58
3. DRC 11,44 10,76
4. DRC/SER 0,61 0,57
SER 18,9 18,9
Nguồn: Số liệu điều tra hộ và cơ sở chế biến lợn xuất
khẩu, 2004.

83
Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự

Hệ số chi phí nguồn lực của sản xuất và
chế biến lợn choai và lợn sữa xuất khẩu đều

nhỏ hơn 1 (DRC/SER) (Bảng 2). Điều này
chứng tỏ 2 loại sản phẩm trên đều có lợi thế so
sánh trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Nói
một cách khác, chăn nuôi lợn choai và lợn sữa
đều mang lại hiệu quả trong việc tạo ra ngoại
tệ thông qua xuất khẩu. Kết quả cho thấy lợi
thế so sánh của sản xuất lợn sữa
(DRC/SER=0,57) cao hơn so với sản xuất lợn
choai (DRC/SER = 0,61).
3.4. Các kịch bản khi hội nhập kinh tế thế
giới
Hiện nay, ngành hàng thịt lợn là một trong
những ngành hàng nông nghiệp đang gặp rất
nhiều khó khăn, đặc biệt là thịt lợn chế biến
xuất khẩu đang có nguy cơ mất dần thị trờng
do gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh về giá xuất
khẩu của các nớc khác nh Trung Quốc,
Braxin, Nguyên nhân là chi phí thức ăn cho
chăn nuôi cao. Thêm vào đó, hầu hết các thiết
bị dành cho chế biến thịt lợn của các nhà máy
đều lạc hậu, sản phẩm chủ yếu chỉ là thịt đông
lạnh và tập trung xuất khẩu cho 2 thị trờng
chính là Nga và Hồng Kông.
Trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh của
ngành hàng lợn xuất khẩu, trong bối cảnh
chung của quá trình hội nhập chúng tôi đa ra
một số kịch bản giả định nh sau:
Kịch bản 1: Giá sản phẩm thịt lợn choai
và lợn sữa xuất khẩu giảm (các yếu tố khác
không đổi) thì lợi thế so sánh của ngành chăn

nuôi lợn tại vùng nghiên cứu sẽ thay đổi nh
thế nào?
Kịch bản 2: Thuế nhập khẩu nguyên liệu
dành cho chế biến thức ăn đợc miễn hoàn
toàn (thuế nhập khẩu = 0) và giá thành sản xuất
giảm kéo theo chi phí trung bình của chăn nuôi
giảm (các yếu tố khác không đổi) thì điều gì sẽ
xảy ra đối với ngành chăn nuôi lợn xuất khẩu
của vùng nghiên cứu?
Kịch bản 3: Giả sử ngời chăn nuôi ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất làm
cho năng suất chăn nuôi tăng lên (các yếu tố
khác không đổi) thì điều gì sẽ xảy ra đối với
ngành hàng lợn xuất khẩu của vùng nghiên
cứu? trong khi các chi phí marketing và các chi
phí khác giữ nguyên nh kịch bản ban đầu.
Kịch bản 1
Giả sử giá thịt lợn choai nguyên con và lợn
sữa xuất khẩu giảm (các yếu tố khác không
đổi) lợi thế so sánh của ngành chăn nuôi lợn tại
vùng nghiên cứu thay đổi nh thế nào?
Giá xuất khẩu FOB giảm 5% so với giá
ban đầu
Giá xuất khẩu FOB giảm 10% so với giá
ban đầu
Giá xuất khẩu FOB giảm 15% so với giá
ban đầu
Bảng 3. Lợi thế so sánh của ngành hàng lợn
xuất khẩu theo kịch bản 1
Tính cho 1 tấn lợn hơi Lợn choai Lợn sữa

1. Giá trị sản phẩm (USD/tấn hơi) 1.240,00 1.508,99
Giá xuất khẩu giảm 5% 1.178,00 1.433,54
Giá xuất khẩu giảm 10% 1.116,00 1.358,10
Giá xuất khẩu giảm 15% 1.054,00 1.282,65
2. Tổng chi phí (1.000đ/tấn) 15.284,42 16.770,0
3. DRC 11,44 10,76
Khi giá xuất khẩu giảm 5% 12,21 11,38
Khi giá xuất khẩu giảm 10% 13,09 12,06
Khi giá xuất khẩu giảm 15% 14,10 12,83
4. DRC/SER 0,61 0,57
Khi giá xuất khẩu giảm 5% 0,65 0,60
Khi giá xuất khẩu giảm 10% 0,69 0,64
Khi giá xuất khẩu giảm 15% 0,75 0,68
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.
Theo kết quả tính toán ở bảng trên cho
thấy, khi giá sản phẩm xuất khẩu giảm 5%,
10%, 15% so với giá ban đầu, thịt lợn xuất
khẩu vẫn có lợi thế so sánh, mặc dù lợi thế này
bị giảm đi rất nhiều. Nh vậy, trong quá trình
hội nhập, nếu giảm giá sản phẩm xuất khẩu cao
nhất là 15% so với hiện nay thì chúng ta vẫn có
lợi thế so sánh với các nớc cùng xuất khẩu các
mặt hàng trên.
Kịch bản 2
Giả sử thuế nhập khẩu các nguyên liệu
dành cho chế biến thức ăn đợc miễn giảm
hoàn toàn (thuế nhập khẩu =0) và giá thành sản
xuất giảm kéo theo chi phí trung bình của chăn
nuôi giảm (các yếu tố khác không đổi), điều gì


84
Lợi thế so sánh của sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng bằng sông Hồng

sẽ xảy ra đối với ngành chăn nuôi lợn thịt xuất
khẩu của vùng nghiên cứu?
Thuế nhập khẩu nguyên liệu = 0 và giá
nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn giảm 5%
so với giá thực tế ban đầu
Thuế nhập khẩu nguyên liệu = 0 và giá
nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn giảm
10% so với giá thực tế ban đầu
Thuế nhập khẩu nguyên liệu = 0 và giá
nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn giảm
15% so với giá thực tế ban đầu
Bảng 4. Lợi thế so sánh của ngành hàng lợn xuất khẩu theo kịch bản 2
Tính cho 1 tấn lợn hơi Lợn choai Lợn sữa
1.Giá trị sản phẩm (US$/tấn hơi) 1.240,00 1.508,99
2. Tổng chi phí
a. Trong nớc (1000đ/tấn) 11.278,14 15.103,38
b. Nớc ngoài (US$/tấn) 238,77 101,33
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 5% 227,46 96,21
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 10% 217,12 89,28
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 15% 206,78 79,92
3. DRC 11,44 10,76
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 5% 11,14 10,69
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 10% 11,03 10,64
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 15% 10,92 10,57
4. DRC/SER 0,61 0,57
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 5% 0,589 0,566
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 10% 0,583 0,563

Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 15% 0,578 0,559
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.
Theo kết quả bảng trên, nếu giảm giá
nguyên liệu thức ăn, chi phí cấu thành 1 tấn lợn
hơi xuất chuồng giảm đáng kể. Để giải quyết
vấn đề này, nhà nớc cần khuyến khích các
nhà sản xuất nguyên liệu trong nớc tăng
cờng đầu t mở rộng diện tích sản xuất, tăng
năng suất và chất lợng các nguyên liệu chính.
Ngoài ra, cần u tiên khuyến khích các doanh
nghiệp trong nớc đầu t công nghệ sản suất
các nguyên liệu yêu cầu kỹ thuật cao, hạn chế
sự đầu t hoàn chỉnh của các doanh nghiệp
nớc ngoài. Tóm lại, ngành hàng lợn xuất khẩu
muốn phát triển, không có con đờng nào khác
là phải tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm
chăn nuôi để có đợc u thế của mình trên
trờng quốc tế.
Kịch bản 3
Giả sử ngời chăn nuôi ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất làm cho năng
suất chăn nuôi tăng lên (các yếu tố khác không
đổi), điều gì sẽ xảy ra đối với ngành hàng lợn
xuất khẩu ở vùng nghiên cứu?
- Giá thành sản xuất giảm 5% so với giá
thành sản xuất ban đầu nhờ tăng năng suất.
- Giá thành sản xuất giảm 10% so với giá
thành sản xuất ban đầu nhờ tăng năng suất
- Giá thành sản xuất giảm 15% so với giá
thành sản xuất ban đầu nhờ tăng năng suất

Bảng 5. Lợi thế so sánh của ngành hàng lợn
xuất khẩu theo kịch bản 3
Tính cho 1 tấn lợn hơi Lợn choai Lợn sữa
1.Giá trị sản phẩm (US$/tấn hơi) 1.240,00 1.508,99
2. Tổng chi phí
a. Trong nớc (000đ/tấn) 11.278,14 15.107,04
Giảm giá thành sản xuất 5% 10.714,23 14.351,69
Giảm giá thành sản xuất 10% 10.150,32 13.596,33
Giảm giá thành sản xuất 15% 9.586,42 12.840,98
b. Nớc ngoài (US$/tấn) 254,4 105,6
3. DRC 11,44 10,76
Giảm giá thành sản xuất 5% 10,87 10,23
Giảm giá thành sản xuất 10% 10,30 9,69
Giảm giá thành sản xuất 15% 9,73 9,15
4. DRC/SER 0,61 0,57
Giảm giá thành sản xuất 5% 0,58 0,54
Giảm giá thành sản xuất 10% 0,54 0,51
Giảm giá thành sản xuất 15% 0,51 0,48
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

85
Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự

áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật
mới vào sản xuất là hớng đi rất khả quan
nhằm tăng năng suất sản xuất và chất lợng
sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và điều đó sẽ
dẫn đến tăng sức cạnh tranh trên thị trờng
xuất khẩu.
Từ kết quả tính toán cho thấy, khi giá

thành sản xuất lợn xuất khẩu giảm sẽ làm tăng
lợi thế so sánh lên khá nhiều thông qua các chỉ
tiêu DRC và DRC/SER. Nh vậy, qua chỉ tiêu
DRC cho thấy, chúng ta sẽ mất ít đồng nội tệ
hơn để thu đợc một đồng ngoại tệ thông qua
hoạt động xuất khẩu cho cả 2 loại sản phẩm
lợn choai và lợn sữa.
4. KếT LUậN
ĐBSH có truyền thống chăn nuôi lợn lâu
đời với đặc trng của kiểu canh tác nông
nghiệp lúa - lợn, việc tận dụng các phụ phẩm
nông nghiệp cho chăn nuôi lợn đã làm giảm
đáng kể chi phí cho nông hộ.
Hình thức chăn nuôi lợn theo hớng trang
trại bớc đầu đạt đợc kết quả khá tốt, đặc biệt
là trang trại chăn nuôi lợn nái. Sản phẩm thịt
lợn xuất khẩu có lợi thế so sánh về nhân công,
nguồn giống chủ động
Bên cạnh những u thế, chăn nuôi lợn
vùng ĐBSH còn gặp một số trở ngại lớn nh
giá thức ăn công nghiệp cao, thiếu vốn đầu t,
kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ,
thiếu thông tin về thị trờng, chính sách hỗ trợ
của Nhà nớc còn nhiều bất cập
Để thấy đợc khả năng cạnh tranh của sản
phẩm thịt lợn vùng ĐBSH đề tài đã đa ra ba
kịch bản: Giá FOB của sản phẩm xuất khẩu
giảm 5%-10%-15%; Nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi giảm 5%-10%-15%; Giá thành
sản xuất giảm 5%-10%-15% so với ban đầu

nhờ tăng năng suất. Kết quả cho thấy, với mỗi
kịch bản độc lập, sản phẩm thịt lợn vẫn có lợi
thế so sánh.
Từ những u thế và hạn chế trên, để chăn
nuôi lợn vùng ĐBSH phát triển theo hớng sản
xuất hàng hoá và sử dụng tốt lợi thế so sánh
của mặt hàng thịt lợn xuất khẩu, cần giải quyết
triệt để những hạn chế nêu trên.
Tài liệu tham khảo
Niên giám thống kê (2006). NXB Thống kê -
2005
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (2001). Báo
cáo Tình hình thị trờng thịt lợn Hồng
Kông, Trung Quốc và một số kiến nghị
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn sang
Hồng Kông, Trung Quốc từ 2001-2010.
Báo cáo của Cục Nông nghiệp-Bộ NN&PTNT,
2003-2004.


86

×