Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

66 câu hỏi ôn tập môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.37 KB, 36 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHCâu 1: Bằng hiểu biết thực tế, hãy làm rõ hiện nay có nhiều biểu hiện tráingược với quan niệm của Hồ Chí Minh về tính dân tộc của nền văn hóa mớiViệt Nam.</b>

Trước hết, ta phải hiểu tính dân tộc của văn hóa là gì?

Tính dân tộc của văn hóa là sự thể hiện của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, nên trước hết nó phải được thể hiện ở nội dung tuyên truyền cho "lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do” và “tinh thần vì nước quên mình” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.

Tính dân tộc của văn hóa địi hỏi phải thể hiện được cốt cách và tâm hồn con người Việt Nam, đó là truyền thống yêu nước, cần cù, dũng cảm, đoàn kết, thương người... tóm lại là tất cả những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn và tính cách Việt Nam đã được hun đúc trong suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

<i><b>Biểu hiện trái ngược với quan niệm của Hồ Chí Minh về tính dân tộc củanền văn hóa mới Việt Nam</b></i>

- Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa - tinh thần ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước đây vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, khu vực, tầng lớp xã hội tiếp tục mở rộng.

- Mơi trường văn hố bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên, rất đáng lo ngại”.

+ Một số y, bác sĩ bị tha hóa, bị đồng tiền che mắt, bỏ mặc bệnh nhân lúc nguy hiểm

+ Một số cán bộ, Đảng viên lợi dụng chức quyền để chèn ép cấp dưới, mua chuộc chức quyền, lấy của công làm của riêng, xử lý sự viêc công tư không công minh,…

<i><b>+ Một số người dân vì tiền mà mờ mắt, nghe theo lời ngon ngọt của bọn phản</b></i>

cách mạng để chống phá các cơ quan nhà nước. Điển hình là vụ bạo loạn ở Bình Thuận 2018, Đồng Tâm (Hà Nội) 2020,…

+ Lợi dụng tăng giá các mặt hàng bán cho khách du lịch

+ Lối sống của một bộ phận thanh niên, trí thức hiện nay đang có hiện tượng lệch chuẩn. Đó là lối sống sùng bái vật chất, cá nhân vị kỷ, thực dụng, sống trụy lạc,

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ưa dùng bạo lực đang được truyền bá khắp nơi thông qua công nghệ thông tin hiện đại (internet, công cụ kỹ thuật số). Hậu quả của nó là xuất hiện những khuynh hướng không lành mạnh trong quan hệ nam nữ, đó là khuynh hướng tự do sinh hoạt tình dục, sống thử, đề cao khoái lạc vật chất, dẫn đến những kiểu lệch lạc tình dục, vi phạm nguyên tắc luân lý sơ đẳng của truyền thống dân tộc. Và cũng chính cơng nghệ thơng tin hiện đại làm cho người ta giao tiếp kém hơn, tư duy kém, tự kỷ và sống ảo nhiều hơn. Hơn nữa, với phương tiện kết nối internet ai cũng mải mê giao tiếp với người trên mạng hơn bạn bè, người thân bên cạnh mình. Khi khơng có sự giao tiếp thật sự, người ta càng ngày càng xa cách, không hiểu nhau; bố mẹ không hiểu con cái, vợ chồng không hiểu nhau, bạn bè trở nên xa lạ. Đó là lý do làm đảo lộn các giá trị đạo đức trong gia đình: con cái cãi lời cha mẹ, cuộc sống vợ chồng nhiều mâu thuẫn, ly hôn ngày càng gia tăng.

<b>Câu 2: Tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II năm 1958, Hồ Chí Minh nói:“Có tài mà khơng có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưnglại đi đến thụt két thì chẳng những khơng làm đc gì ích lợi cho xã hội, mà cịncó hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà khơng có tài ví như ơng Bụt khơng làmhại gì, nhưng cũng khơng lợi gì cho lồi người”. Hãy bình luận câu nói trên vàcho biết ý nghĩa quan niệm này đối với việc rèn luyện của sinh viên trong giaiđoạn hiện nay.</b>

Tài mà bác nói ở đây có nghĩa là tài năng, kiến thức, kinh nghiệm này những sáng kiến nảy sinh trong quá trình làm việc. Người có tài là người có khả năng hồn thành mọi cơng việc, dù nhiệm vụ ấy có khó đến đâu, người đó cũng có thể hồn thành một cách xuất sắc và nhanh chóng so với người khác. Ví như người có tài trong lĩnh vực qn sự là người có khả năng bố trí một trận đánh lớn, phức tạp sao cho ít bị tiêu hao lực lượng nhất. Người có tài cịn được sự kính phục, tin tưởng của mọi người xung quanh nhờ sự nhanh nhạy của mình. Cịn đức mà người muốn nói tới đó chính là phẩm chất đạo đức của một người. Đạo đức ấy còn bao gồm cả nghĩa vụ đối với nhân dân, tổ quốc. Người có đức là người biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, sẵn sàng cống hiến cuộc đời vì lí tưởng cách mạng. Cả tài năng lẫn đạo đức đều cần phải rèn luyện, tu dưỡng mới có được.

Tại sao bác lại cho rằng có tài mà khơng có đức là người vơ dụng? Trong thực tế, ta thấy rằng người có tài mà kém đức thường hay sinh thói kiêu căng, hợm hĩnh, tự cao, tự đại, cho mình hơn hẳn người khác. Chính vì thế, họ thường chẳng bao giờ trố tài hay chỉ thi thố tài khi cơng việc ấy có lợi cho bản thân, cho cuộc sống cá nhân. Tài năng thường làm cho con người trở nên khôn ngoan, sắc sảo hơn. Nhưng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

nếu người ấy thiếu đạo đức thì sự sắc sảo ấy trở thành những mưu mơ xảo quyệt, gian ngoan. Ngồi ra, một người có tài nhưng ích kỉ, tự tư tự lợi, chỉ biết lo cho gia đình và bản thân thì chẳng những họ không chỉ là người vô dụng mà đôi lúc cịn gây hại cho xã hội. Nếu một người có tài quản lí nhưng lại sử dụng tài đó để vun vén cá nhân, người ấy sẽ tham ô, hư hỏng. Hơn nữa, tài năng ấy còn phải hướng tới lợi ích chung. Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân mà tách rời khỏi cộng đồng xã hội, không đem tài năng phục vụ tổ quốc thì tài năng ấy nào có ích gì. Một bác sĩ, kĩ sư đứng trước hồn cảnh khó khăn của đất nước, đã ngoảnh mặt, quay lưng, đành lòng rời bỏ quê hương xứ sở để đi tìm một cuộc sống xa hoa, nhung lụa ở nước ngồi, người ấy sẽ khơng đem lợi ích gì đến cho đồng bào của họ. Ngồi ra, tài nâng mà không được dùi mài, rèn luyện bền bỉ thì đến một lúc nào đó mai một đi, không phát triển được nữa.

Nếu ở vế trước, bác đã đề cao vai trị của đạo đức thì ở vế sau, bác đã lập luận đảo lại để nhấn mạnh tầm quan trọng khơng kém của tài năng. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Trong cuộc sống hiện tại, có nhiều cơng việc địi hỏi con người phải có kiến thức, trình độ chun mơn và sự nhạy bén để hồn thành tốt cơng việc, và đạt kết quả cao nhất: tài năng sẽ giúp ta thành công. Mặt khác, nếu một con người có đức, đầu tư nhiều sức lực vào cơng việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trình độ chun mơn khơng sâu, chẳng những người ấy sẽ lúng túng khi bắt tay vào việc mà cịn làm cho cơng việc tiến triển chậm chạp. Ngồi ra, nếu một người có đạo đức nhưng tài năng kém thì thường sẽ thất bại.

Ta cần cố cơng rèn luyện tài và đức, trong đó đạo đức quan trọng hơn tài năng. Tài năng không có thì cịn có thể học tập rèn luyện nhưng khơng có đức thì sẽ trở thành những kẻ phá hoại nhân dần, phá hoại đất nước. Có những học sinh ngoan ngỗn, biết kính trên nhường dưới, nhưng học khơng giỏi, nhờ kiên trì, nhẫn nại mà họ trở thành những con người giúp ích cho xã hội sau này. Có những cán bộ có đức độ tự nhận thấy mình chưa đủ sức để điều hành những cỗ máy công việc phức tạp nên tự rút lui, nhường cho những người xứng đáng hơn. Những con người ấy thật đáng khen! Để có được những kiến thức vững vàng thì ngay bây giờ, học sinh cần phải chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức bản thân.

Nghĩ về lời dạy của Bác Hồ, ta cảm nhận được trọn vẹn cái tình của người. Người thật sự là một tấm gương sáng muôn đời cho thế hệ mai sau học tập và tự hào. Nhìn lại cuộc đời vĩ đại của bác, em không thể không cảm thấy xấu hổ khi đơi lúc mình cũng đã gần gục ngã trước những khó khăn trên đường học vấn, rèn luyện tài năng, em cũng không khỏi cảm thấy hổ thẹn khi xung quanh em cịn có rất nhiều bạn học sinh chỉ chú trọng đến học tập mà lãng quên những bài học đạo đức, những

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

bà tiên cô tấm nhân hậu, hiền lành, thiện thắng ác, những câu thưa gởi với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Dù bác đã mãi mãi đi xa, mãi mãi ta khơng cịn nhìn thấy nụ cười, nghe giọng nói của bác nhưng lời dạy chân tình, thắm thiết của bác vẫn đọng lại trong tâm hồn của mỗi người. Dường như ta vẫn nghe lời bác văng vẳng đâu đây như động viên nhắc nhở chúng ta rèn luyện, vực chúng ta dậy sau mỗi lần vấp ngã. Càng thấy được mn vàn tình thương u mà bác để lại, em càng thấy rằng mình cần nỗ lực hơn trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức để xứng đáng là một người con của thành phố mang tên bác.

Tóm lại, lời khuyên của bác là một bài học lớn. Con người phải có đức và có tài mới trở nên tồn diện. Lời khun của bác đã động viên thế hệ trẻ việt nam rèn luyện, phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng xã hội mới. Thanh niên chúng ta nguyện làm theo lời bác dạy, biết phấn đấu rèn luyện bền bỉ ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi bước vào cuộc sống.

<b>Câu 3: Bằng những hiểu biết về mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh, hãy giải thíchvà chứng minh nhận định “Đảng ta khi rời xa tư tưởng Hồ Chí Minh thì lúc đóvấp phải sai lầm, tổn thất lớn. Đổi mới có nghĩa là khơi phục tư tưởng Hồ ChíMinh”</b>

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam 86 năm qua chứng tỏ việc Đảng xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là hoàn tồn đúng đắn. Ngày nay, dù tình hình thế giới diễn biến phức tạp khơn lường, tình hình trong nước tiếp tục có những khó khăn mới, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một, vẫn kiên định tư tưởng và con đường đã chọn.

Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh vào Đà Nẵng và mở rộng chiến tranh xâm lược, nhân dân Việt Nam ở ba miền: Trung, Nam, Bắc đã liên tục nổi dậy chống quân xâm lược. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mang đậm tinh thần yêu nước và dũng khí trước quân thù nhưng đều dưới sự dẫn dắt của tư tưởng phong kiến và tư sản - các trào lưu tư tưởng đã lỗi thời, lạc hậu trong sự phát triển của thế giới đương đại và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam - nên không tránh khỏi thất bại. Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Yêu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX là phải có một lý luận tiên tiến dẫn đường, với một đảng cách mạng có đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn lãnh đạo công cuộc cứu nước.

Theo quy luật, khi nào lịch sử đặt ra yêu cầu, thì lịch sử cũng sản sinh ra những điều kiện và những con người đáp ứng yêu cầu đó. Lãnh tụ là những người

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

xuất hiện đúng thời điểm, nắm bắt được yêu cầu của lịch sử, đủ tài năng giải quyết được nhiệm vụ do lịch sử đặt ra. Hồ Chí Minh chính là con người như thế. Từ một thanh niên yêu nước thương dân tha thiết và mẫn cảm chính trị, Nguyễn Tất Thành -Hồ Chí Minh - đã rời đất nước, đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. Trải qua gần mười năm bôn ba khắp bốn biển năm châu, nung nấu chí hướng cứu nước, cứu dân, vừa lao động cùng những người anh em chung cảnh ngộ, vừa hoạt động yêu nước, vừa học hỏi những tư tưởng cách mạng mới, mùa Thu năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”. Đây là lời giải đáp duy nhất cho yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Từ đó, Nguyễn Ái Quốc hướng hoạt động của mình vào việc vận động cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” - tác phẩm phác thảo toàn diện đường lối cách mạng Việt Nam - Người đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?” và trả lời: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Nhận thức đúng vai trò to lớn của lý luận đối với đảng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam”. Người còn chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”.

Trong suốt những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc cùng những đồng chí do mình đào luyện và một số nhà yêu nước, cách mạng được ảnh hưởng tư tưởng của Người, đã đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin cùng tư tưởng cách mạng Nguyễn Ái Quốc - tư tưởng Hồ Chí Minh - thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam nhằm tiến tới thành lập đảng cộng sản. Vì thế, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam lúc này đã phát triển mạnh mẽ và chuyển biến về chất. Đó là “cuộc hội ngộ lịch sử”. Đến cuối năm 1929, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam địi hỏi phải có một tổ chức chính trị có tư tưởng tiên tiến, đường lối và phương pháp cứu nước đúng đắn, được tổ chức vững mạnh để lãnh đạo phong trào. Nắm bắt được yêu cầu của lịch sử, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng những người cách mạng tiên tiến do Người huấn luyện, dìu dắt, đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản. Đảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

ra đời đã đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo kéo dài trong nhiều năm, mở ra thời đại thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Từ khi ra đời, ĐCSVN luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đảng lấy nền tảng lý luận, tư tưởng đó làm cơ sở lý luận, xác định lập trường, quan điểm, đề ra cương lĩnh chính trị, hoạch định đường lối, chủ trương, tìm ra phương pháp cách mạng và phương hướng chỉ đạo thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng; đề ra những nguyên lý và tổ chức thực tiễn công tác xây dựng Đảng; đồng thời, coi đó là vũ khí sắc bén để đấu tranh có hiệu quả chống lại các tư tưởng phản động, sai trái. ĐCSVN đã trải qua lò lửa đấu tranh cách mạng hơn 80 năm qua. Trong q trình đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ln là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động để Đảng lãnh đạo toàn dân đi đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc, phù hợp với quy luật của thời đại mới và giành những thắng lợi vĩ đại. Thực tế lịch sử ra đời và phát triển của ĐCSVN cho thấy, việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp tính chất của thời đại mới và đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam.

Thế nhưng, từ thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, lợi dụng sự kiện chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cùng những khó khăn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam ra sức xuyên tạc, bài bác chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Dã tâm của chúng là muốn loại bỏ nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của ĐCSVN và của xã hội Việt Nam, làm tha hoá Đảng; từ đó xố bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng lớn tiếng rêu rao: “Chủ nghĩa Mác - Lê-nin chỉ là một lý thuyết không tưởng, dân tộc nào đi theo sẽ không thể tránh khỏi thất bại”; “Hồ Chí Minh đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam giống như đem cái mầm ngoại lai ghép với cây truyền thống là sai lầm, đất nước và dân tộc không thể đơm hoa kết trái” hoặc “chủ nghĩa Mác - Lê-nin là lý luận đấu tranh giai cấp, cịn tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc”; thậm chí, chúng cịn cố tình đổi trắng thay đen, lớn tiếng tuyên truyền luận điểm quái gở rằng dân tộc ta đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lao vào cuộc cách mạng vô sản tháng 8-1945 và hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ hao người, tốn của là một sai lầm lịch sử, làm cho đất nước điêu tàn, dân tộc phân ly... Phải khẳng định rằng: đó chỉ là trị xun tạc lịch sử, kích động tâm lý với mưu đồ đen tối nhằm làm giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận thành quả của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, xố bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng chính là làm suy yếu dẫn đến tan rã Đảng. Những âm mưu, thủ đoạn đó đều nằm trong chiến lược “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch và mục đích cuối cùng của chúng là xóa bỏ ĐCSVN, lái cách mạng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chúng.

Lịch sử cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua đã minh chứng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận thống nhất, là ngọn cờ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là sự kết tinh và phát triển trên một tầm cao mới trí tuệ của nhân loại, là lý luận cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lồi người tiến bộ nhằm giải phóng giai cấp, giải phịng dân tộc và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh sự vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Những người Việt Nam chân chính, những người có lương tri trên thế giới đều nhận thức rõ ràng điều này.

Một thực tế lịch sử là trong quá trình lãnh đạo cách mạng và củng cố phát triển của ĐCSVN, khi nào toàn Đảng thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thì Đảng đồn kết, vững mạnh, được đơng đảo nhân dân tin theo và lãnh đạo cách mạng thành công. Ngược lại, khi nào một bộ phận trong Đảng, do thiếu tinh thần độc lập, tự chủ hoặc chủ quan nóng vội, quán triệt không đầy đủ hoặc vận dụng giáo điều chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thì trong Đảng thiếu đồn kết thống nhất, suy giảm lòng tin của nhân dân, phạm sai lầm khuyết điểm về đường lối và cách mạng gặp khó khăn, tổn thất.

Lãnh đạo cả một dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội bao giờ cũng vậy, nhất là trong tình hình vơ cùng phức tạp hiện nay, khơng khỏi gặp những khó khăn, vấp váp, kể cả những sai lầm, khuyết điểm. Hiện nay, trong Đảng có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, suy giảm lịng tin vào chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dao động mục tiêu, lý tưởng, làm suy yếu Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng đến phong trào cách mạng. Điều đó xảy ra do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, song hoàn toàn không phải bắt nguồn từ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đối với ĐCSVN và nước Việt Nam ta, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là lý luận “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất”. Chính vì thế, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Điều lệ ĐCSVN do Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI thơng qua, tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam tiếp tục đi trên con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bằng đường lối đổi mới đúng đắn, những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã vượt qua tình trạng đói nghèo, kém phát triển; tình hình chính trị, kinh tế xã hội và quốc phòng -an ninh tiếp tục ổn định, phát triển; uy tín, vị thế của nước ta khơng ngừng nâng cao trên trường quốc tế. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng; an sinh xã hội được cải thiện; các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu trên nhiều mặt... Việt Nam tiếp tục nhận được sự đồng tình, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự kiên định của ĐCSVN là đúng đắn.

Vì vậy, lập trường chân chính, thái độ đúng đắn nhất của toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên hiện nay là tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; dùng cơ sở lý luận, lập trường, quan điểm đó để đánh giá một cách khách quan, tồn diện những thành tựu và hạn chế của chặng đường cách mạng đã qua; tổng kết những kinh nghiệm thành công và khơng thành cơng để tìm ra những hình thức, bước đi, giải pháp đúng đắn, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra để lãnh đạo toàn dân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

<b>Câu 4: Từ quan niệm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức, đặc biệt là mốiquan hệ giữa Đức và Tài. Hãy viết một đoạn văn bình luận về việc bác sĩNguyễn Mạnh Tường. Cho biết ý nghĩa quan niệm trên của Hồ Chí Minh đốivới cơng tác đào tạp sinh viên hiện nay</b>

Hiện nay, dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến người thầy thuốc và dù ít, dù nhiều cũng làm xói mịn đạo đức của người thầy thuốc. Những biểu hiện tiêu cực, vi phạm quy định về y đức, mặc dù chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng đã phần nào làm vẩn đục sự thanh cao của nghề y; làm đau lòng, tổn hại đến danh dự của những ai đã hết lòng cống hiến cho nghề nghiệp cao quý này. Điều đáng lo ngại là tình trạng vi phạm y đức tuy có giảm nhưng xem ra vẫn còn diễn biến tinh vi, phức tạp, mặc dù ngành Y tế đã có nhiều biện pháp quyết liệt. Điển hình là vụ Nguyễn Mạnh Tường, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai mở Trung tâm thẩm mỹ hành nghề khi chưa có giấy phép, gây tử vong

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

cho khách hàng và còn ném xác nạn nhân xuống sơng phi tang. Bất kỳ ai có lương tâm khi nghe tin này đều bàng hồng, phẫn nộ và khơng thể chấp nhận được.

Chúng ta thấy vụ việc này có hai vấn đề nổi cộm mà vị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã mắc phải là vi phạm cả về đạo đức và tài năng. Thứ nhất là thẩm mỹ viện của bác sĩ Tường khơng có giấy phép hoạt động, kể cả có giấy phép thì cũng khơng được phép làm thẩm mỹ như Trung tâm đã quảng cáo và làm, bản thân bác sĩ không đúng chuyên ngành nên dễ để xảy ra tai biến, nhưng xử lý tình huống rất kém. Điều này đã vi phạm về mặt tài năng. Thứ hai là bác sĩ đã làm bệnh nhân tử vong nhưng không giữ nguyên hiện trường mà cố ý che giấu hành vi phạm tội của mình, đem phi tang xác bệnh nhân xuống sơng. Điều này đã vi phạm về mặt đạo đức.

Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hồn thành cơng việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ khơng thể tách rời. Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, bởi vì tài năng đó khơng được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vơ ích. Người ta khơng thể sống một mình, càng khơng thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.

Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người khơng quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vơ dụng mà cịn cố tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.

Nhưng nếu chỉ có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.

Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Riêng với nghề y, đạo đức đóng vai trị quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Đại danh y Lê Hữu Trác đã từng nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, (…) chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, khơng nên cầu lợi kể cơng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Lương y như từ mẫu”. Ngành Y là một ngành có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Đó là vốn q nhất, nên địi hỏi người làm việc trong ngành Y phải có phẩm chất đạo đức vị tha, đồng cảm, yêu thương con người, hết mình vì người bệnh… Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” (Thư gửi Hội nghị Quân y tháng 3/1948). Vì vậy, người thầy thuốc khơng chỉ cần tài năng mà còn đòi hỏi khắt khe về đạo đức hành nghề, về sự hy sinh quên mình cho cộng đồng; cần có lý tưởng, tình u nghề nghiệp, để rồi sống chết với nghề. Đó cũng chính là thiên chức cao quý của người làm nghề y.

Ý nghĩa của quan niệm trên của Hồ Chi Minh đối với công tác đào tạo sinh viên hiện nay:

Đối với cái đức và tài là hai yếu tố không thể thiếu đối với thế hệ sinh viên hiện nay. Sự kết hợp giữa đức và tài giúp cho sinh viên làm cho đất nước ta sẽ phát triển hơn trong thời kì hội nhập. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để sinh viên trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập, làm việc và cống hiến.

<b>Câu 5: Bình luận câu nói sau: Bình luận câu nói sau của Hồ Chí Minh: “Quantham là vì dân dại. nếu dân hiểu biết khơng chịu đút lót thì quan khơng liêmcũng hóa ra liêm. Vậy nên mỗi người phải có trách nhiệm giúp cho cán bộ thựchành chữ liêm”. Liên hệ vấn đề này với việc xây dựng nhà nước trong sạchvững mạnh.</b>

Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng gói gọn trong 8 chữ “Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí cơng – Vơ tư”. Có một chữ được Người đề cập đến và đã trở thành một vấn đề nóng trong xã hội hiện nay – chữ “Liêm”. Người chỉ rõ nguyên nhân và cách khắc phục trong 1 câu nói “Quan tham là vì dân dại. Nếu dân hiểu biết khơng chịu đút lót thì quan khơng liêm cũng hóa ra liêm. Vậy nên mỗi người phải có trách nhiệm giúp cho cán bộ thực hành chữ liêm” Trong xã hội ngày nay có nhiều người muốn làm “đầy tớ trung thành” của dân. Phần vì muốn góp sức mình để giúp dân, giúp nước nhưng cũng có một bộ phận khơng nhỏ muốn làm lợi từ dân. Có thế mới sinh ra những “quan tham” tức là những quan lại tham nhũng. Hiện nay quan tham là ai? Là những viên chức, cán bộ có chức có quyền lợi dụng chức vụ quyền hạn để sách nhiễu dân chúng hòng chuộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

lợi. Vấn đề này có từ rất lâu trong các triều đại phong kiến “con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” và trong cả xã hội ngày nay. Chữ “liêm” mà chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến chính là tính trong sạch, khơng tham lam là quang minh chính đại mà mỗi cán bộ, mỗi đảng viên mà rộng ra là mỗi con người cần có. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, LIÊM tức là ln ln tơn trọng giữ gìn của cơng và của dân, khơng xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của nhân dân: “Phải trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Khơng ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, khơng bao giờ hủ hố. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Người chỉ rõ, do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Cơng khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất Liêm tức là trộm cắp. Người đã dẫn câu nói của Khổng Tử để răn dạy những kẻ bất Liêm rằng: Người mà không liêm không bằng súc vật. Và trong thực thi quyền lực, ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy (Mạnh Tử). “Quan tham là vì dân dại” quả đúng là như thế! “Nếu dân hiểu biết khơng chịu đút lót thì quan khơng liêm cũng hóa ra liêm”. Điều này rất có giá trị trong thực tiễn bởi quan có tham lam mấy đi chăng nữa mà không nhận được xu nào của dân thì có lịng tham cũng trở nên vơ nghĩa lý. Trên thực tế có rất rất nhiều người thích tiền. Tiền là loại “hàng hóa” đặc biệt giúp con người duy trì sự sống. Hiếm ai tồn tại mà khơng dùng đến tiền. Mà lòng tham của con người là vơ đáy, làm sao biết thế nào là đủ. Có thể hôm qua là “ăn no mặc ấm” hôm nay phải là “ăn ngon mặc đẹp”... Như vậy khó trách các cán bộ bị tha hóa bởi tiền, bị cám dỗ bởi tiền mà đánh mất đi chữ “liêm”. Lần 1 lần 2 lần 3 có thể sẽ quen. Điều này làm cho “văn hóa phong bì” trở nên khá phổ biến ở nước ta trên mọi lĩnh vực. Báo đài, các phương tiện truyền thơng nói rất nhiều về nạn tham nhũng, đặc biệt là tệ “nhận phong bì” của các cán bộ công chức nhà nước. Dân biết những vẫn làm bởi họ cho rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, bức xúc nhưng vẫn đem tiền đến “bồi dưỡng” bác sĩ, y tá để được ưu tiên khám trước hay chăm sóc tốt hơn, các cán bộ chức trách nhà nước để mong công việc thuận lợi, và cũng vì câu “muốn sang thì bắc cầu kiều/ muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” ấy thế cho nên các vị phụ huynh cũng “bồi dưỡng” cho thầy cô mong con điểm cao điểm tốt. Ngay từ trên ghế nhà trường mỗi người đã được luyện cho cách “chạy điểm” để chuẩn bị khi bước vào cuộc sống có thể “chạy việc” “chạy chức” “chạy quyền”. Nghe có vẻ khá nặng nề nhưng đó là sự thật ai cũng biết và lạ rằng ai cũng sẵng sàng làm. Sở dĩ điều đó là do “dân dại”. Điều Bác dạy rất đúng “dân hiểu biết không chịu đút lót” thì quan – hay các cán bộ cơng chức – sẽ khơng nhận được tiền bất chính từ dân. Các cán bộ đó trở thành kẻ bất liêm cũng là do dân dạy, do tiền của dân dạy mà thôi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Người cũng chỉ ra lực lượng có thể giúp quan thực hành chữ liêm. Họ là ai? Khơng phải là thanh tra chính phủ, khơng phải viện kiểm sốt nhân dân, tịa án nhân dân, không phải pháp luật do quốc hội đặt ra mà chính là mỗi người dân chúng ta. Bác nói rõ “vì thế mội người phải có trách nhiệm giúp cho cán bộ thực hành chữ liêm” tức là mỗi người phải tự luyện cho mình chữ liêm trước. Bởi chẳng ai cho khơng ai cái gì trên đời này cả. Ma lực to lớn của đồng tiền sẽ trở nên vơ nghĩa khi chúng ta biết dùng có hiệu quả. Đừng dùng nó để mua chuộc người khác, đừng dùng nó để đạt được mục đích. Nếu như mọi người khơng hình thành trong tâm thức của mình việc dùng tiền để mua quan bán chức, ai cũng muốn làm đúng theo thực lực của mình thì mọi việc đã khác. Dẫu cán bộ có “thèm tiền” mấy đi chăng nữa, có là kẻ tham quan ơ lại đi chăng nữa không ai biếu xén, không ai dùng tiền để nhờ vả, thì chắc chắn ơng ta cũng trở thành thanh liêm. Chính dân là người hình thành nên “phản xạ có điều kiện” – nhận “phong bì” của các cán bộ và vì vậy cũng là người có trách nhiệm “giúp cán bộ thực hành chữ liêm”.

Nói thì dễ nhưng có thể từ lý luận đến thực tiễn cịn là một đoạn đường rất dài. Khơng phải ai cũng nhận ra được điều “quan tham là vì dân dại” như Bác dạy. Cũng khó có thể kìm được lịng tham của con người. Có quyền ln đi liền với “lợi” ai cũng muốn lợi về bản thân, trước khi nghĩ đến cái “chúng ta” ắt hẳn phải có “cái tơi” trong đó. Điều này làm cản trở khơng nhỏ đến việc “thực hành chữ liêm”. Vấn đề bức xúc nhất hiện nay nói về chữ “liêm” trong nhân cách con người phải kể đến là vấn đề đút lót trong ngành y tế. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu, phải chăng là từ hai phía: người dân và bác sĩ hay chỉ do 1 bên mà thơi.Thực ra nói về chuyện phong bì thì có nguyên nhân từ 2 phía:

Thứ nhất là do chính tâm lý hoang mang của một bộ phận bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã chủ động đút lót khiến cho một số y bác sĩ hư hỏng. Mấy năm trước, báo chí nói nhiều về việc bệnh nhân bị phân biệt đối xử khi khám BHYT và khám dịch vụ, tuyến dưới thì có nhiều yếu kém thành ra tuyến trung ương cứ bị quá tải, ai cũng muốn nhanh thế nảy ra nạn đút lót, cứ có phong bì là xong tuốt, người xếp hàng sau chỉ cần kẹp tiền vào sổ khám là được ưu tiên; rồi thì tiêm cũng phải tiền, thay băng cho bệnh nhân cũng tiền. Chính điều đó đã đánh gục họ khi ở những thời điểm dễ tổn thương nhất. Giữa cái sống và cái chết, giữa vấn đề sức khỏe và ốm đau, người ta khơng cịn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải trả tiền".… Thứ hai là nhiều y bác sĩ y đức kém quá, nếu làm tốt mà bệnh nhân điều trị xong rồi cảm ơn thì cũng là chuyện bình thường, nhưng trong quá trình điều trị mà tìm cách này cách khác để moi tiền của bệnh nhân là rất mất nhân cách, không thể chấp nhận được. Đành rằng công việc của y bác sĩ là vất vả, nhưng không thể vin vào đó để lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

giải cho những việc làm sai trái. Những vụ việc đau lòng xảy ra trong thời gian qua là minh chứng cho thấy đạo đức ngành y đã xuống dốc đến mức không thể chấp nhận được. Ngun nhân thì có rất nhiều, nhưng chủ yếu là do người ta đã đặt đồng tiền lên hàng đầu, coi nhẹ liêm sỉ của một con người, coi thường đạo đức của một bác sĩ, nói cách khác họ trở thành bác sĩ, y tá là để tìm cách vơ vét tiền bạc chứ khơng trân trọng nghề nghiệp. Tơi cho rằng trong xã hội có hai nghề phải giữ đức độ hàng đầu đó là các nhà giáo và các y bác sĩ.

Ví dụ: một số cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đúng các chế độ thanh tốn chi phí điều trị bảo hiểm, có hiện tượng lợi dụng chính sách miễn giảm viện phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi... để chi sai chế độ. Việc cán bộ, nhân viên y tế lấy thuốc, vật tư của nhà nước đem bán lấy tiền chia nhau cũng đã xảy ra rồi hiện tượng một số ít thầy thuốc có biểu hiện lợi dụng nghề nghiệp kê đơn thuốc với nhiều loại tân dược đắt tiền nhằm hưởng hoa hồng hoặc nhận quà của các cơ sở kinh doanh dược phẩm...Trước tình trạng quá tải tại nhiều bệnh viện trung ương khi bệnh nhân đổ dồn về khám chữa bệnh, có nhân viên y tế lợi dụng chức vụ quyền hạn đã vịi vĩnh, nhũng nhiễu để nhận tiền lót tay của người bệnh. Không chỉ trong ngành y tế, trong giáo dục hiện tượng tham nhũng cũng xảy ra khá phổ biến dặc biệt là hiện tượng chạy trường , chạy điểm. Nguyên nhân là do cha mẹ thì ai cũng muốn con mình học trường tốt, mà trường tốt thì ít quá, nên phải chạy Trong phần nghiên cứu về Việt Nam, báo cáo tham nhũng toàn cầu (GCR) về giáo dục của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) nêu rõ, trong những năm gần đây nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng cao cùng với nhận thức về hạn chế trong chuẩn giữa các trường công đã làm bùng nổ cuộc cạnh tranh, chạy đua vào trường “điểm”. Báo cáo dẫn cuộc khảo sát trực tuyến gần 20.000 người do báo điện tử Dân trí thực hiện cho thấy 62% phụ huynh thừa nhận họ đã sử dụng các mối quan hệ cá nhân hoặc tiền để chạy trường, lớp cho con. Có 40% phụ huynh cho rằng chất lượng trường học và uy tín của trường là lý do họ chọn trường “điểm” để cho con học trái tuyến. Báo cáo chỉ ra rằng, tham nhũng trong việc tuyển sinh phổ biến ngay từ cấp giáo dục ban đầu, với chi phí hối lộ có thể lên tới 3.000 đơ la Mỹ để vào được một trường tiểu hoc danh tiếng và khoảng 300- 800 đô la Mỹ để vào được một trường “thường thường bậc trung”. Báo cáo dẫn lời một phụ huynh thừa nhận, việc chi 1.000 đô la Mỹ để cho con vào một trường tiểu học hàng đầu là “hợp lý” và “chấp nhận được” bởi mong muốn con cái được giáo dục tốt là bình thường. Như vậy là nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng và tự nguyện đưa hối lộ để đối lấy việc con cái họ được nhận vào một trường “điểm”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Để thực hiện chữ LIÊM, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần có tun truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng, trên báo chí...nâng cao chất lượng giáo dục và ban hành các bộ luật về tham nhũng, thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Bởi lẽ, theo Người, cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ cơng vi tư”. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân. Người nói: “Mỗi người phải nhận rằng, tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân”. Vì lẽ đó, hơn ai hết, cán bộ phải thi đua thực hành liêm khiết để làm tấm gương cho quần chúng noi theo. Theo Người, một dân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ. Như vậy có nghĩa là phải chấn hưng nền giáo dục thực hiện tốt “3 khơng” – khơng có tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không dạy đọc chép. Giáo dục đạo đức lối sống trong sạch, liêm khiết ngay từ nhỏ. cần phải nâng cao dân trí để dân biết quyền hạn của mình, biết kiểm sốt cán bộ, để “giúp” cán bộ thực hiện chữ LIÊM. Đồng thời, pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất LIÊM, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Chúng ta cần xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ để quản lý, phòng chống, trừng phạt những kẻ tham nhũng đục khoét của dân.

<b>Câu 6: Những tiền đề lý luận dẫn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh</b>

a. Giá trị truyền thống Việt Nam:

Trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa riêng phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý. Trong đó, những truyền thống văn hóa tiêu biểu nhất tác động đến Hồ Chí Minh gồm:

- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. - Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn.

- Truyền thống lạc quan, yêu đời.

- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa tiếp nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại...

- Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, nổi bật là những truyền thống nêu trên đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của Hồ Chí Minh, chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người. Đây là nguồn tư tưởng, lý luận đầu tiên, là cội rễ sâu xa, bền chặt nhất hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

b. Chủ nghĩa Mác –Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lenin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lenin ở Hồ Chí Minh diễn ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

trên nền tảng của những tri thức văn hóa chắt lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc. Vận dụng cách mạng của thời đại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

<b>Câu 7: Ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh</b>

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, phải nghiêm túc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng trọng đại của Đảng, của Nhà nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Đối với thế hệ trẻ nói chung, với học sinh, sinh viên trong các trường cao đẳng và đại học nói riêng, cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, đặc biệt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao lý luận, phương pháp tư duy biện chứng, góp phần đào tạo sinh viên thành những chiến sĩ đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Di chúc của Người để lại: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, khơng ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".

<b>Câu 8: Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và thế giới</b>

a. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc - Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc của dân tộc Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là tài sản vơ giá của dân tộc ta.

Tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh: Trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác –Lenin, đồng thời khi nghiên cứu, vận dụng, loại bỏ những gì khơng thích hợp, đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn dặt ra và giải pháp quyết định một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Ngày nay, tư tưởng đó đang soi sáng chúng ta. Nét đặc trưng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề chung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc. Tư tưởng của Người gắn liền với chủ nghĩa Mác - Lenin và thực tiễn cách mạng nước ta.

- Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi.

Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi sống với chúng ta, ngày càng tỏa sáng, chiếm lĩnh trái tim, khối óc của hàng triệu, hàng triệu con người.

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới - Phản ánh khát vọng thời đại

 Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp cơng nhân Việt Nam, mà cịn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ.

 Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác –Lenin, về sự tự thân vận động của cơng cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, về hịa bình, hợp tác, hữu nghị.

- Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng lồi người

 Người đã xác định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù lớn nhất của các dân tộc bị áp bức và để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, cần phải thực hiện “đại đồn kết”, “đại hịa hợp”.

 Người đã nhận thức đúng sự biến chuyển của thời đại, đặt cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa vào phạm trù cách mạng vô sản, về khả năng to lớn và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc đa đối với cách mạng vô sản.

- Cổ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng

 Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, người thầy thiên tài của cách mạng Việt Nam, một nhà mácxít –lêninnít lỗi lạc, nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một chiến sĩ kiên cường của phòng trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.

<b>Câu 9: Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu củaCách mạng giải phóng dân tộc.</b>

- Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây.

- Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân.

- Đối tượng của cách mạng: là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. - Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc. - Tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như những thắng lợi trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ

- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm tồn dân tộc

- Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc.

- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực

<b>Câu 11: Làm rõ tư tưởng đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí Minhthể hiện quaviệc xác định lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc</b>

Xuất phát từ thực tiễn của xã hội Việt Nam, từ yêu cầu và khả năng tập hợp lực lượng cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương trong mọi giai đoạn cách mạng “cơng, nơng, trí cần phải đồn kết chặt chẽ thành một khối”. Theo Người, “Tính chất cách mạng của ta là cách mạng dân chủ mới, cho nên động lực cách mạng gồm có những giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản”. Người nhấn mạnh: “Tun ngơn của Đảng nói: “Đảng Lao động Việt Nam sẽ gồm những công nhân, nông dân và lao động trí óc u nước nhất, hăng hái nhất, cách mạng nhất”. Và “lao động trí óc cần được khuyến khích, giúp đỡ, phát triển tài năng”.

<b>Câu 12: Điểm nào trong Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam thể hiệnquan niệm dùng pháp luật để quản lý xã hội của Hồ Chí Minh. Trích dân vănđiểm đó.</b>

Điểm thứ 7: Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

<b>Câu 13: Hoàn thành các câu nói: </b>

Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

Trong đồn kết quốc tế, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Lao động tất cả các nước đồn kết lại”

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Hồ Chí Minh nói: “Nơng dân giàu thì nước ta giàu, Nơng nghiệp ta thịnh thì

“Dân ta xin nhớ chữ đồng/ Đồng tình đồng sức đồng lòng đồng minh”

<b>Câu 14: Sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lenin với phong phịng cơng nhân vàphong trào yêu nước để chuẩn bị thành lập Đảng của Hồ Chí Minh diễn ranhư thế nào?</b>

Ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Đảng. Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, hoạt động tích cực trong Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo “Người cùng khổ” để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào các nước thuộc địa. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản và có nhiều hoạt động tích cực tại Quốc tế Cộng sản như: tham dự Đại hội Quốc tế Nông dân, Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Công hội đỏ,… Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí. Những bài giảng của Người được tập hợp thành cuốn sách “Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927.

Bằng nhiều hình thức tun truyền, nhất là thơng qua tổ chức và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã thẩm thấu vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Thời kỳ 1927 - 1929 là thời kỳ chuyển biến của cách mạng Việt Nam. Phong trào công nhân Việt Nam chuyển mạnh từ tự phát đến tự giác, phong trào yêu nước phát triển với chất lượng mới. Qua đó, tạo nên làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Với sự ra đời của 03 tổ chức cộng sản vào cuối năm 1929, đầu năm 1930 cho thấy việc thành lập Đảng đã được chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Với nhãn quan chính trị nhạy bén, nhằm thống nhất thành một Đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng, Nguyễn Ái Quốc với vai trò phái viên của Quốc tế cộng sản đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930).

<b>Câu 15: Chính sách cho sinh viên vay tiền học tập của Nhà nước ta hiện naythể hiện nội dung nào trong quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân,do dân và vì dân.</b>

</div>

×