Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 46 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b> Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Hải Sinh viên: Nguyễn Thu Hương</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b> Câu 1: Phân tích vấn đề cơ bản của Triết học. Trả lời: Vấn đề cơ bản của Triết học.</b>
Triết học cũng như các khoa học khác phải giải quyết rất nhiều những vấn đề có liên quan với nhau, trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng, là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học.
<b> Ăngghen định nghĩa vấn đề cơ bản của triết học như sau: “Vấn đề cơ bản </b>
<b>lớn của mọi Triết học, đặc biệt là Triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”</b>
Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:
<i><b> Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái </b></i>
<i>nào quyết định cái nào?</i>
<i><b> Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?</b></i>
<b> Tại sao nó là vấn đề cơ bản của triết học:</b>
<i> Trên thực tế những hiện tượng chúng ta gặp hàng ngày hoặc là hiện tượng vật</i>
chất tồn tại bên ngoài ý thức của chúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại trong ý thức của chúng ta, không có bất kỳ hiện tượng nào nằm ngồi hai lĩnh vực ấy.
<i> Bất kỳ trường phái triết học nào cũng phải đề cập và giải quyết mối quan hệ </i>
giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy.
<i> Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề đó quyết định sự hình thành thế</i>
giới quan và phương pháp luận của nhà nghiên cứu, xác định bản chất của các trường phái triết học đó, cụ thể: Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ nhất để chúng ta biết được hệ thống triết học này, nhà triết học này là duy vật hay là duy tâm, họ là triết học nhất nguyên hay nhị nguyên. Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ hai để chúng ta biết được nhà triết học đó theo thuyết khả tri hay bất khả tri.
Đây là vấn đề chung, nó mãi mãi tồn tại cùng con người và xã hội loài người.
<b> Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà </b>
<b>triết học thành hai trường phái lớn: </b>
<small>Page | 2</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><i><b> , Chủ nghĩa duy vật : Là những người cho rằng vật chất giới tự nhiên là cái có </b></i>
trước và quyết định ý thức của con người; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
<i><b>Chủ nghĩa duy tâm:</b></i> là những người cho rằng ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
<i> Chủ nghĩa duy vật và các hình thức cơ bản của nó</i>
Ngay từ thời cổ đại, khi xuất hiện triết học thì đã phân chia ra chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật từ đó đến nay ln gắn với lịch sử phát triển của khoa học và thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật đã trải qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có quan điểm thống nhất coi vật chất là cái có trước, quyết định ý thức, đều xuất phát từ bản thân thế giới để giải thích thế giới. Cụ thể:
<b> Chủ nghĩa duy vật chất phác ngây thơ thời cổ đại: </b>
Là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại mang tính trực quan nên ngây thơ và chất phác, tuy còn nhiều hạn chế nhưng với nguyên tắc cơ bản là đúng. Trường phái này giải thích giới tự nhiên từ chính bản thân tự nhiên, khơng viện dẫn thần linh hay thượng đế.
<b> Chủ nghĩa duy vật máy móc siêu hình thế kỷ thứ XVII – XVIII:</b>
Là kết quả nhận thức của các nhà triết học từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Từ sự phát triển rực rỡ của cơ học khiến cho quan điểm xem xét thế giới theo kiểu máy móc chiếm vị trí thống trị và tác động mạnh mẽ đến các nhà duy vật.
<b> Chủ nghĩa duy vật biện chứng. </b>
Là kết quả nhận thức của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác. Mác, Ăngghen, Lênin đã kế thừa những tinh hoa của các học thuyết trước đó, đồng thời khắc phục những hạn chế, sai lầm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác Lênin mang tính chất cách mạng triệt để và biện chứng khoa học, không chỉ phản ánh hiện thực đúng như bản thân nó mà cịn là cơng cụ hữu ích giúp con người cải tạo hiện thực đó.
<i>* Chủ nghĩa duy tâm và các hình thức cơ bản của nó: </i>
<i><b> Duy tâm chủ quan thừa nhận ý thức là tính thứ nhất, phủ nhận sự tồn tại khách</b></i>
quan của hiện thực. Mọi sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp cảm giác của cá nhân, của chủ thể.
<small>Page | 3</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>Duy tâm khách quan</b> cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhưng đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường mang tên gọi khác nhau như: ý niệm; tinh thần tuyệt đối; lý tính thế giới... Một hình thức biến tướng của chủ nghĩa duy tâm khách quan là chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, với sự thừa nhận thượng đế; chúa trời sáng tạo thế giới. Tuy nhiên có sự khác nhau đó là, chủ nghĩa duy tâm tơn giáo thì lịng tin là cơ sở chủ yếu, đóng vai trị chủ đạo; còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí.
<i><b> Triết học nhị nguyên: vật chất và ý thức song song tồn tại, khơng có cái nào có </b></i>
trước, cả hai đều là nguồn gốc tạo nên thế giới, triết học nhị nguyên có khuynh hướng điều hoà chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Xét về thực chất, Triết học nhị nguyên thể hiện sự dao động ngả nghiêng, cuối cùng cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
<b> Giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản “con người có nhận thức được thế giới không?”: </b>
<i><b> Thuyết khả tri( Thuyết có thể biết) là những nhà Triết học cả duy vật và duy </b></i>
<i>tâm trả lời một cách khẳng định: Con người có khả năng nhận thức được thế giới </i>
<i> <b>Hoài nghi luận xuất hiện từ thời Cổ đại. </b>Họ là những người đã luận nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằngcon người không thể đạt tới chân lý khách quan. </i>
<i><b>Thuyết bất khả tri (thuyết không thể biết):</b></i> là sự phát triển mặt tiêu cực của trào
<i>lưu hồi nghi luận. Theo thuyết này, con người khơng thể hiểu được thế giới hay ít </i>
<i>ra là khơng thể nhận thức được bản chất của nó, hoặc có chăng chỉ là hiểu cái bề ngồi vì các hình ảnh về đối tượng do giác quan con người mang lại khơng bảo đảm tính chân thực, từ đó họ phủ nhận khả năng nhận thức của con người và các hình thức cơ bản của nó. </i>
<b>Câu 2: Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin. Nêu ý nghĩa của định nghĩa này.</b>
<b>Trả lờ</b><i><b> i : Các quan niệm trước Mác về vật chất: </b></i>
<b> Hy Lạp cổ đại, các nhà triết học duy vật như Talét cho rằng vật chất là nước; </b>
Anaximen coi là khơng khí; Hêraclít coi là lửa; Anaximanđơrơ coi là Apâyrơn. Thành quả vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại trong học thuyết về vật chất là thuyếtngun tử của Lơxíp và học trị của ơng là Đêmơcrít .
<b> Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại thế kỷ XVII-XVIII, do cơ học phát triển</b>
mạnh và chiếm ưu thế nên các quan niệmvề thế giới (về vật chất) cũng mang tính cơ học mà đại biểu Niuton .
<small>Page | 4</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b> Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phát minh của vật lý học đã bác bỏ quan </b>
niệm đồng nhất vật chất với các dạng cụthể của vật chất hoặc với thuộc tính của vật chất của các nhà triết học duy vật cổ đại và cận đại. Năm 1895, Rơnghen phát hiện ratia X là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn. Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng sau khi bức xạ ra hạt Anpha, nguyên tốUrani chuyển thành nguyên tố khác. Năm 1897, Tôm xơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được rằng điện tử là một trong những thành phần tạo nên nguyên tử. Năm 1901, Kaufman đã phát hiện khối lượng của điện tử biến động và kết quả các thực nghiệm khoa học cho thấy khối lượng của các điện tử tăng lên khi vận tốc của điện tử tăng.
Phê phán tính siêu hình của chủ nghĩa duy vật, chống lại chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về vật chất và để làm rõ quan điểm của triết học của chủ nghĩa
<i>Mác về vật chất, trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê </i>
<i><b>phán(1909), V.I.Lênin, nêu định nghĩa “Vật chất là một phạm trù triết học dùng</b></i>
<b>để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”</b>
<i><b> Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin:</b></i>
<i> Thứ nhất, vật chất là một phạm trù Triết học cho nên vật chất vừa có tính trừu tượng, vừa có tính cụ thế.</i>
Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất của vật chất- đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đây cũng là tiêu chí duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì khơng phải là vật chất. Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thế nhận biết được vật chất bằng các giác quan của con người, chỉ có thể nhận thức được vật chất thông qua việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng vật chất cụ thể.
<i> Thứ hai,vật chất là tồn tại khách quan: vật chất có đặc tính cơ bản( đặc trưng </i>
<i>cơ bản) là tồn tại bên ngồi ý thức, khơng lệ thuộc vào ý thức, bất kì với sự tồn tạiấy, con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.</i>
<i> VD: Đun nước đến 100 độ C thì nước sẽ chuyển sang trạng thái hơi và nó đã là </i>
một quy luật. Chúng ta khơng thể dùng ý thức của mình để mong muốn nó trở thành trạng thái hơi khi chỉ ở 10 độ C. Từ đó có thể thấy, ý thức tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý thức của con người.
<i> Thứ ba, vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác: vật chất là cái gây ra cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trức tiếp tác động lên các giác quancủa con người. </i>
:
<i> Thứ tư,vật chất của con người được giác quan chép lại, chụp lại, phản ánh lại</i>
giác quan của con người với những năng lực vốn có, có thể chép lại, chụp lại, phản ánh sự tồn tại của vật chất, tức là nhận thức được vật chất. Sự chép lại, chụp lại, phản ánh của giác quan đối với vật chất càng rõ ràng, sắc nét thì nhận thức của con người về vật chất càng sâu sắc, toàn diện và ngược lại.
<small>Page | 5</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><i><b> Ý nghĩa phương pháp luận: </b></i>
Bác bỏ chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, khắc phục của chủ nghĩa duy vật trước đó.
Khắc phục cuộc khủng hoảng trong Khoa học tự nhiên, định hướng cho sự phát triển của nó trong việc tìm kiếm các đẳng thức, hình thức mới của thế giới vật chất. Là cơ sở để xác định vật chất trong xã hội, là nền tảng lý luận khoa học để phân tích một cách duy vật biện chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
<b>Câu 3: Hãy phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vận động, không gian và thời gian của vật chất.</b>
<i><b> Trả lời: </b></i>
Vận động- là cách thức tồn tại, đồng thời là hình thức tồn tại của vật chất.
<i><b> Ăngghen định nghĩa : Vận động được hiểu theo nghĩa chung nhất tức được </b></i>
<b>hiểu là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất- bao gồm mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay dổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.</b>
<i> Vận động là phương thức tồn tại của vật chất: Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng </i>
hình thức vận động, thơng qua vận động mà nó biểu hiện sự tồn tại của mình. Nói cách khác, khơng có vật chất không vận động.
<i> Vận động tồn tại khách quan, là thuộc tính cố hữu của vật chất: Vận động tồn </i>
tại vĩnh viễn, không thể tạo ra và cũng không thể làm mất đi. Một hình thức vận động cụ thể có thể được chuyển hóa thành một hình thức vận động khác, cịn hình thức vận động chung tồn tại vĩnh viễn gắn liền với bản thân vật chất.
<i> Những hình thức tồn tại của vật chất: </i>
Dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại mình, Ăngghen đã phân chia thành năm hình thức vận động cơ bản gồm: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học, vận động xã hội.
Vận động cơ học: là mọi sự di chuyển vị trí trong không gian VD: bánh xe đang lăn trên đường,....
Vận động vật lý: là các quá trình nhiệt, điện, ánh sáng... VD: bóng đèn đang sáng, ngọn nến đang cháy...
Vận động hóa học: là q trình hóa hợp và thay đồi các chất VD: thanh sắt để ngoài trời mưa lâu ngày sẽ dẫn đến bị gỉ sét...
Vận động sinh học: là quá trình thay đổi trong cơ thể sinh vật, động vật và con người.
VD: quá trình tiêu hóa thức ăn, q trình hơ hấp,... Vận động xã hội: là mọi sự thay đổi trong xã hội
VD: từ một xã hội “trọng nam khinh nữ” thì giờ đây xã hội đã trở nên công bằng, nam nữ bình đẳng như nhau. Đây là sự tiến bộ trong tư tưởng và được xem là hình thức vận động xã hội.
<small>Page | 6</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i> Ý nghĩa của sự phân chia các hình thức vận động: Sự phân chia các hình thức </i>
vận động có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân chia đối tượng và xác định mối quan hệ giữa các ngành khoa học, đồng thời cũng cho phép vạch ra các nguyên lý đặc trưng cho sự tương quan giữa các hình thức vận động của vật chất. Tuy khác nhau về bản chất nhưng các hình thức vận động vẫn có sự liên hệ, tương tác lẫn nhau, không tách rời nhau, chuyển hóa cho nhau. Thơng qua sự liên hệ, chuyển hóa phổ biến của các hình thức vận động trong vũ trụ mà vận động vật chất được bảo toàn. Những dạng vật chất phức tạp như cơ thể sống, xã hội loài người.. bao hàm nhiều hình thức vận động khác nhau, nhưng bao giờ cũng được đặc trưng bởi một hình thức vận động xác định.
VD: Trong cơ thể sống bao gồm nhiều hình thức vận động khác nhau như: cơ học, vật lí, sinh học, hóa học,... nhưng hình thức vận động sinh học vẫn là hình thức vận động đặc trưng bởi nó quy định sự khác nhau giữa cơ thể sống và các dạng vật chất khác.
<i> Vận động và đứng im: </i>
Trong khi coi vận động là thuộc tính bên trong vốn có của vật chất, chủ nghĩa duy vật không phủ nhận sự đứng im mà coi đứng im như một rường hợp riêng của vận động.
Đứng im là vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối.
VD: Một sinh viên đang đứng im trong phòng tức là chúng ta chỉ xét về một hình thức vận động là vận động cơ học, ngay lúc đó các hình thức vận động khác như vận động hóa học, sinh học vẫn đang diễn ra bên trong. Như vậy, trong trường hợp này, sinh viên đứng im xét về mặt hình thức cơ học( đứng im so với phòng học), nhưng nếu so với mặt trời thì sinh viên đó cũng đang vận động cùng với sự vận động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
Khơng có đứng im tương đối thì khơng thể hình thành các sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối. Đứng im là tương đối bởi vì:
Hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc. Đứng im chỉ xảy ra với một hình thức vận động trong một lúc nào đó, chứ khơng phải đối với tất cả mọi hình thức vận động trong cùng một lúc. Đứng im chỉ là biểu hiện của một trạng thái vận động, vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối khi nó cịn là nó mà chưa chuyển thành cái khác.
Vận động tuyệt đối cho nên nó làm cho mọi sự vật, hiện tượng không ngững biến đổi, làm cho sự đứng im tương đối luôn luôn bị phá vỡ. Đứng im chỉ là tạm thời vì vận động cá biệt có xu hướng trở thành cân bằng, vận động tồn bộ lại có xu hướng phá vỡ sự cân bằng riêng biệt đó.
<i> <b>Không gian và thời gian: là những hình thức tồn tại của vật chất.</b></i>
Chủ nghĩa duy tâm: phủ nhận tính khách quan của khơng gian và thời gian.
<small>Page | 7</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Chủ nghĩa duy vật siêu hình: khơng gian, thời gian vận động không liên quan với nhau và ở bên ngoài vật chất.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Khơng gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quãng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau.
VD: một căn phịng, một ngơi nhà...
Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các q trình
Khơng gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất. Khơng có một dạng vật chất nào tồn tại bên ngồi khơng gian và thời gian. Ngược lại, cũng khơng có khơng gian, thời gian nào nằm bên ngồi vật chất.
Tính chất cơ bản của khơng gian và thời gian: Tính chất chung: tính khách quan và tính vơ tận.
Tính khách quan: khơng gian và thời gian là thuộc tính của vật chất, mà vật chất tồn tại khách quan nên không gian và thời gian cũng tồn tại khách quan. Tính vơ tận: khơng gian và thời gian khơng do ai sinh ra và cũng khơng ai có thể làm mất đi mà nó ln tồn tại vĩnh viễn. Khơng gian ln có ba chiều và thời gian ln có một chiều.
Tính chất riêng
Khơng gian: Có ba chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao;
Sự cũng tồn tại của các trạng thái khác nhau về . vật chất của sự vật
Thời gian: Có một chiều: từ quá khứ đến tương lai
Sự thay thế kế tiếp của các trạng thái khác nhau về . vật chất của sự vật.
<b>Câu 4: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc của ý thức.</b>
<b>Trả lời: </b>
<b>Ý thức</b> là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần phản ánh thế giới vật chất diễn ra trong não người, hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ.
<b> Nguồn gốc của ý thức bao gồm nguồn gốc tự nhiên (yếu tố cần) và nguồn </b>
gốc xã hội (yếu tố đủ).
<i><b> Nguồn gốc tự nhiên của ý thức (yếu tố cần)</b></i>
Não người là sản phẩm của q trình tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất, từ vô cơ đến hữu cơ, chất sống (thực vật và động vật) rồi đến con người-sinh vật-xã hội. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động thần kinh của não bộ. Bộ não càng hồn thiện thì hoạt động thần kinh của con người càng hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Tuy nhiên nếu chỉ có bộ óc khơng
<small>Page | 8</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">thơi mà khơng có sự tác động của thế giới bên ngồi để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng khơng thể có ý thức.
Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Sự phản ánh của vật chất là một trong những nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Phản ánh của vật chất có q trình phát triển lâu dài và từ hình thức thấp đến hình thức cao-tùy thuộc vào kết cấu của tổ chức vật chất.
<i> Các hình thức phản ánh:</i>
Phản ánh của giới vô cơ (gồm phản ánh vật lí và phản ánh hóa học) là những phản ánh thụ động, không định hướng và không lựa chọn;
Phản ánh của thực vật là tính kích thích.
Phản ánh của động vật đã có tính định hướng, lựa chọn để nhờ đó mà động vật thích nghi với mơi trường sống.
<i><b>Như vậy, bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc- đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức</b></i>
<i><b> Nguồn gốc xã hội của ý thức (yếu tố đủ)</b></i>
Lao động là hoạt động có mục đích, có tính lịch sử-xã hội của con người nhằm tạo ra của cải để tồn tại và phát triển. Lao động làm cho ý thức của con người khơng ngừng hồn thiện và phát triển (bằng cách tích lũy kinh nghiệm), tạo cơ sở cho con người nhận thức những tính chất mới (được suy ra từ những kinh nghiệm đã có) của giới tự nhiên; dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng, khả năng phán đốn, suy luận dần được hình thành và phát triển.
Ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): trong q trình lao động, con người có liên kết với nhau, tạo thành các mối quan hệ xã hội tất yếu và các mối quan hệ của các thành viên của xã hội không ngừng được củng cố và phát triển dẫn đến nhu cầu cần thiết “phải trao đổi với nhau điều gì đấy” nên ngôn ngữ xuất hiện. Ngôn ngữ ra đời trở thành “cái vỏ vật chất của ý thức”, thành phương tiện thể hiện ý thức. Nhờ ngôn ngữ, con người khái quát hóa, trừu tượng hóa những kinh nghiệm để truyền lại cho nhau. Ngôn ngữ là sản phẩm của lao động, đến lượt nó, ngơn ngữ lại thúc đẩy cho lao động phát triển.
<i><b> Như vây, nguồn gốc trực tiếp nhất và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội.</b></i>
<b>Câu 5: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất và kết cấu của ý thức.</b>
<b>Trả lời</b><i><b> : Quan điểm của triết học trước Mác về bản chất của ý thức:</b></i>
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: ý thức là sự tự ý thức hay là sự tự phản ảnh ý thức về chính bản thân nó.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: ý thức do cảm giác của con người sinh ra, là quá trình phản ánh cái vốn có vào trong tâm trí của con người.
<small>Page | 9</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Chủ nghĩa duy vật siêu hình: ý thức là thuộc tính của vật chất, là sự phản ánh đơn giản, thụ động về hiện thực khách quan.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là q trình phản ánh tích cực, sáng tạo về hiện thực khách quan vào óc người. Ý thức là một hiện tượng xã hội mang bản chất xã hội.
<i> Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của ý thức: </i>
<i><b>Thứ nhất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan</b></i>
Sự phản ảnh của ý thức phụ thuộc vào bản thân của chủ thể trong quá trình phản ánh thế giới khách quan: phụ thuộc vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm, bị chi phối bởi lập trường, tình cảm của chủ thể trong quá trình phản ánh.
<b>Thứ hai, ý thức có tính năng động, sáng tạo</b>
Ý thức phản ánh thể giới khách quan một cách có mục đích, có định hướng, có sáng tạo
Ý thức có thể tạo ra cái mới, có thể dự báo, tiên đốn trước được tương lai. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt ý thức con người với tâm lý của động vật.
<b> Thứ ba, ý thức là một hiện tượng xã hội mang bản chất xã hội.</b>
Nội dung của ý thức bị quy định bởi các điều kiện xã hội, thay đổi theo sự thay đổi của xã hội.
Về mục đích, ý thức tái tạo lại hiện thực theo nhu cầu của xã hội.
Ý thức được hình thành và phát triển thơng qua hoạt động thực tiễn của con người.
<i> Kết cấu của ý thức: </i>
Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều thành tố có mối liên hệ với nhau. Có thể phân chia kết cấu đó thành những “lát cắt” khác nhau, tùy theo góc độ người nhìn. Ở đây, ta có thể chia ý thức thành hai chiều sau đây:
<b> Theo chiều ngang: ý thức bao gồm các thành tố như tri thức, tình cảm, </b>
<b>niềm tin, ý chí</b>
Tri thức: là toàn bộ những hiểu biết của con người về thế giới, là kết quả của quá trình con người nhận thức về thế giới
VD: những hiểu biết của con người trong các lĩnh vực: khoa học, lịch sử, địa lý,...
Tình cảm: là những rung động của con người, được biểu hiện qua các trạng thái của con người trong các mối quan hệ với thế giới khách quan và giữa con người với chính bản thân nó.
VD: buồn, vui, giận, ghét, yêu,...
Niềm tin: là sự kết hợp giữa tri thức và tình cảm.
VD: Khi bản thân có sự hiểu biết về Bác Hồ, đặc biệt là khi bạn có tình cảm đặc biệt dành cho Bác thì bạn sẽ có niềm tin rằng Bác sẽ là ánh sáng soi đường của đất nước Việt Nam, là tấm gương để bạn học tập và noi theo.
<small>Page | 10</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Ý chí: là sức mạnh tinh thần giúp con người có thể vượt qua những trở ngại trong q trình thực hiện mục đích của bản thân
<b> Theo chiều dọc: ý thức bao gồm các thành tố như tự ý thức, tiềm thức và vô thức.</b>
Tự ý thức: là một phần của ý thức, là hoạt động tinh thần và ở đó diễn ra sự trao đổi, tranh luận nội tâm.
Tiềm thức: là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước( bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp mà nắm bắt chúng) nhưng đó gần như đã trở thành những bản năng, kĩ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm năng. Tiềm thức có vai trị quan trọng hoạt động tâm lý hằng ngày của con người và cả tư duy khoa học. Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác, với các loại hình tư duy thường lặp đi lặp lại nhiều lần góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại
mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học. Vô thức: là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh suy nghĩ,thái độ, hành vi và cách ứng xử của con người mà không có sự tranh luận nội tâm, chưa có sự kiểm tra, tính tốn của lý trí, được biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau và chỉ là một mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của con người.
VD: những ham muốn bản năng, giấc mơ, bị thôi miên, sự lỡ lời...
Vô thức có vai trị và tác dụng nhất định trong đời sống và hoạt động của con người. Nhờ vô thức, con người tránh được tình trạng căng thẳng khơng cần thiết do thần kinh khi làm việc“quá tải”. Nhờ vô thức mà những chuẩn mực con người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên khơng có sự khiên cưỡng. Vơ thức có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giáo dục thế hệ trẻ,
trong hoạt động khoa học và nghệ thuật. Vì vậy, khơng thể phủ nhận vai trị cái vơ thức trong cuộc sống, nếu phủ nhận vô thức sẽ không thể hiểu đầy đủ và đúng đắn về con người. Tuy nhiên khơng nên cường điệu, tuyệt đối hố và thần bí hố vơ thức. Khơng nên coi vơ thức là hiện tượng tâm lý cơ lập, hồn tồn tách biệt khỏi hoàn cảnh xã hội xung quanh và tuyệt nhiên khơng phải nó khơng có liên hệ gì đến ý thức.
<b>Câu 6: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.</b>
<i><b> Trả lời: Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình về </b></i>
<i>mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:</i>
<i> Chủ nghĩa duy tâm: tuyệt đối hóa vai trị của ý thức, cho rằng ý thức hoàn toàn </i>
quyết định vật chất và khơng thấy được vai trị của vật chất đối với ý thức. Chủ nghĩa duy vật siêu hình: tuyệt đối hóa vai trò của vật chất, cho rằng vật chất quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, khơng thấy được vai trị của ý thức trong hoạt động thực tiễn.
<small>Page | 11</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><i>Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: </i>
Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động tích cực trở lại đối với vật chất.
<i><b>Phân tích: Vật chất quyết định ý thức: </b></i>
<i><b> Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: </b></i>
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, phụ thuộc vào vật chất, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người. Ý thức khơng thể tồn tại ngồi vật chất, ý thức chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là não người.
VD: Hoạt động ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở sinh lý thần kinh của bộ não người hoạt động bình thường; nhưng khi não người bị tổn thương thì hoạt động ấy cũng bị tổn thương.
<i><b> Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức:</b></i>
Ý thức luôn là sự phản ánh lại hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Do đó, nội dung của ý thức ln bị quy định bởi hiện thực khách quan.
Hoạt động thực tiễn của con người là hoạt động vật chất, nó chính là động lực làm nên sự phong phú và sâu sắc trong nội dung của ý thức.
<i><b> Thứ ba, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.</b></i>
Sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn là yếu tố quyết định đến sự vận động, phát triển của tư duy và ý thức con người
<i><b> Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại vật chất</b></i>
<i><b> Thứ nhất, ý thức có quy luật vận động và phát triển riêng của nó: ý thức thay đổi </b></i>
theo từng chủ thể, qua lăng kính của chủ thể, nội dung của ý thức sẽ thay đổi khác nhau. Nó có thể thay đổi nhanh hơn, chậm hơn, không phải lúc nào cũng song hành với thế giới vật chất, nhưng nhìn chung, ý thức thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi của vật chất.
Thứ hai, ý thức quay trở lại chỉ đạo trực tiếp hành vi của con người: khi những quan điểm được xác lập, nó sẽ quay trở lại chỉ đạo hành vi của con người. Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì sẽ tác động tích cực đến hoạt động của con người; còn nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực khách quan thì sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của con người.
Thứ ba, ý thức cải biến toàn bộ thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người: dựa trên tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết và hiện thực khách quan, từ đó con người đề ra những mục tiêu, phương hướng, phương pháp để đạt được được mục đích ấy. Và điều đó được chứng minh bằng tồn bộ sự phát triển của nhân loại.
VD: Bạn A đang học kém, kết quả học tập không được tốt. Nếu bạn A muốn học giỏi thì phải thơng qua những hoạt động cụ thể như chăm học,... Và để có được
<small>Page | 12</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">những hoạt động vật chất như vây, bạn A phải hình thành những quan điểm có sẵn trong ý thức của mình để rồi nó sẽ quay trở lại chỉ đạo trực tiếp hành vi của
<b> Câu 7: Hãy phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương </b>
<b>pháp luận và vận dụng nguyên lý này vào trong thực tiễn cuộc sống.Trả lời: </b>
<i><b> Liên hệ là khái niệm dùng để chỉ quan hệ giữa hai đối tượng, trong đó sự thay </b></i>
đổi của đối tượng này nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi của đối tượng kia. Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối quan hệ ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
VD: Các cơ quan trong cơ thể con người ln có mối liên hệ với nhau như: hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ vận động, hệ tuần hoàn...
<i><b> Các quan điểm của triết học: </b></i>
<b> Quan điểm siêu hình</b>: các sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập, tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng khơng có sự liên hệ ràng buộc hoặc nếu có thì chỉ là mối liên hệ có tính ngẫu nhiên.
VD: Giới hữu cơ khơng có mối liên hệ với giới vô cơ
Xã hội loài người là tổng thể các cá thể riêng lẻ, nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính tách rời nhau.
<b> Quan điểm duy vật biện chứng: Các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại </b>
trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập và chuyển hóa cho nhau, khơng tách biệt nhau.
VD: Sinh vật, động vật, con người đều có mối liên hệ với mơi trường bên ngồi.
<i><b>Tính chất:</b></i>
<i>Tính khách quan</i>: Các mối liên hệ là tự thân vốn có, hồn tồn không lệ thuộc vào ý thức con người.
VD: chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Rau xanh → sâu → chim → rắn → con người.
Rau xanh bị sâu đục ăn trong khi sâu lại là thức ăn mà chim ln tìm kiếm. Tuy nhiên, chim là đối tượng của rắn nếu bị rắn bắt gặp (chuỗi thức ăn này có thể bị đảo ngược trong một vài trường hợp ở đoạn này khi rắn lại chính là đối tượng bị tiêu diệt của một số lồi chim) và con người chính là sinh vật ăn những lồi đứng phía trước trong chuỗi thức ăn này.
<i> Tính phổ biến: Các mối liên hệ tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng, trong mọi </i>
lĩnh vực của đời sống xã hội, tự nhiên, tư duy.
VD: Trong bn bán hàng hóa, dịch vụ thì giữa cung và cầu có mối liên hệ với nhau. Nếu cầu tăng thì cung tăng và ngược lại, nếu cầu giảm thì cung giảm.
<i> Tính đa dạng, phong phú: Các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng có thể </i>
chia thành nhiều loại như: có mối liên chung tác động lên toàn bộ hay những lĩnh vực rộng lớn của thế giới thì cũng có những mối lien hệ riêng chỉ tác động lên từng
<small>Page | 13</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">lĩnh vực cụ thể của sự vật, hiện tượng; có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ bên ngoài,...
<i> Trong những điều kiên, hồn cảnh khác nhau thì mối liên hệ giữa sự vật, hiện </i>
tượng cũng khác nhau
VD: “ Nếu bạn chơi với 5 người trí tuệ, thành đạt thì bạn sẽ là người thứ 6”. “ Nếu bạn chơi với 5 người hư hỏng, lười biếng thì bạn sẽ là người thứ 6”
<i><b> Ý nghĩa phương pháp luận:</b></i>
<i>Quan điểm toàn diện: </i>
Cần nhận thức sự vật trong chỉnh thể thống nhất của các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật và trong sự liên hệ giữa sự vật đó và sự vật khác. Cần phân biệt các mối liên hệ, phải chú ý tới mối liên hệ bên trong, bản chất, tất yếu và sự chuyển hóa giữa các mối liên hệ để hiểu đúng bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp
<i>Quan điểm lịch sử cụ thể: </i>
<i> Không những chú ý tới mối liên hệ tồn tại của sự vật ấy mà còn phải chú ý tới </i>
mối liên hệ giữa sự vật ấy với sự vật khác.
<i> Vì mối liên hệ đa dạng và phong phú nên trong nhận thức và hành động cần </i>
chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể VD: “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” “Lấy vợ nhìn mẹ, lấy chồng xem cha”
<i><b> Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ thực tiễn vào trong cuộc sống thực tiễn:</b></i>
Khi xem xét, đánh giá 1 sự vật, hiện tượng nào đó, ta phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện, nhiều mặt của vấn đề để có thể hiếu đúng bản chất của sự vật. VD: Khi muốn đánh giá một người nào đó, chúng ta khơng chỉ xem qua vẻ bề ngồi như ngoại hình, giọng nói..., mà chúng ta cần phải nhìn nhìn nhận,xem xét họ qua từng cử chỉ, hành động trong những tình huống, hoàn cảnh khác nhau trong một thời gian dài.
Trong quan hệ giữa người với người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho đúng với từng người trong từng hoàn cảnh khác nhau
VD: Đối với ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác,..., phải có thái độ lễ phép, tơn trọng họ; đối với bạn bè phải có thái độ thoải mái,thân thiện nhưng vẫn phải giữ thái độ chuẩn mực...
Ở những quan hệ với những con người nhất định trong những điều kiện về không gian, thời gian khác nhau, ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ơng cha ta đã nói “đối nhân xử thế”.
VD: Ngày trước, ta có biết đến một người nào đấy khi họ đang là tù nhân, hư hỏng, có tính trộm cắp, không biết quan tâm đến mọi người xung quanh... nên là ta khơng nói chuyện, giao lưu với họ. Nhưng sau khi ra tù, họ đã hoàn lương, trở thành người tốt, giúp đỡ mội người xung quanh, chăm chỉ làm ăn.. thì ta cần nhìn nhận họ khác đi, có thể giao tiếp và kết bạn.
<small>Page | 14</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đấy, chúng ta cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân nào là nguyên nhân chính để có biện pháp tác động phù hợp.
VD: Khi ta học kém đi, điểm số giảm, ta cần tìm nguyên nhân do đâu lại khiến ta như vậy: do lười học, khơng hiểu bài, khơng có thời gian học, do u đương,.. Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể, ta sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn và phù hợp.
Trong học tập, bao giờ cũng xác định mục đích, động cơ, thái độ đúng đắn để đạt kết quả cao; xem xét các mặt của việc học một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp với từng thời điểm.
VD: Xác định học tập là suốt đời; Cần biết học bằng gì, học cái gì trước, cái gì sau?; Học để làm gì?...
<b>Câu 8: Phân tích nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng nguyên lý này vào trong cuộc sống.</b>
<i><b>Trả lời: </b></i>
<i><b> Quan niệm siêu hình: Sự phát triển của sự vật chỉ là sự tăng lên đơn thuần về </b></i>
lượng, khơng có sự thay đổi về chất, nếu có sự thay đổi thì chỉ là sự thay đổi theo vòng tròn khép kín và khơng có sự hình thành ra cái mới
Nguồn gốc của sự phát triển nằm bên ngoài sự vật.
VD: Sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các nhà máy, khu công nghiệp,... gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người cũng là sự phát triển.
<i><b> Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Phát triển là một phạm trù </b></i>
triết học dùng để chỉ quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản cho đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
Phát triển là một hiện tượng phổ biến của thế giới vật chất, nó khơng chỉ là sự thay đổi về lượng mà còn là sự thay đổi về chất, dẫn đến sự hình thành ra cái mới. Nguồn gốc của sự phát triển nằm bên trong bản thân sự vật.
VD: Sự phát triển của điện thoại: ban đầu là những chiếc điện thoại to, cồng kềnh dần dần đã được cải tiến thành những chiếc điện thoại nhỏ gọn, tiện lợi và thơng minh hơn.
<i><b> Tính chất:</b></i>
<i>Tính khách quan</i>: Phát triển là quá trình tự thân vốn có của sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người.Nghĩa gốc của sự phát triển nằm ngay bên trong bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là q trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh bên trong bản thân sự vật, hiện tượng đó
VD: Quá trình phát triển của sinh vật, con người: từ vô cơ đến hữu cơ; từ thực vật đến động vật; từ đơn bào đến đa bào; từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao; từ động vật bậc cao đến con người và xã hội loài người
Sự phát triển của xã hội lồi người là q trình giải quyết mâu thuẫn ngay bên trong chính bản thân nó.
<small>Page | 15</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><i> Tính phổ biến</i>: Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. VD: Sự phát triển của những công cụ lao động: từ những cơng cụ thơ sơ, thủ cơng thì giờ đây đã có những cỗ máy, những dây chuyển sản xuất hiện đại <i>Tính kế thừa</i>: Trong q trình phát triển của sự vật, hiện tượng, cái mới sẽ ra đời, thay thế cho cái cũ, trong đó cái mới khơng đoạn tuyệt hoàn toàn với cái cũ mà sẽ kế thừa những yếu tố tích cực, cịn giá trị của cái cũ; đồng thời loại bỏ đi những yếu tố tiêu cực, lạc hậu của cái cũ.
VD: Hiện nay, đất nước hịa bình nhưng chúng ta vẫn giữ vững và kế thừa những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta như: yêu nước, đoàn kết, cần cù, lao động, sáng tạo..., đồng thời loại bỏ đi những yếu tố tiêu cực, lạc hậu như: trọng nam khinh nữ, năm thê bảy thiếp,....
<i> Tính đa dạng, phong phú</i>: Phát triển là một khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng; song mỗi sự vật, hiện tượng lại có một q trình phát triển khơng giống nhau. Ở không gian, thời gian khác nhau, sự vật sẽ phát triển khác nhau. VD: Ở giai đoạn từ 0-2 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển não phải
Ở giai đoạn từ 3-8 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển não trái Ở giai đoạn từ 8 tuổi trở lên thì sự phát triển khơng cịn rõ rệt nữa
<i><b> Ý nghĩa phương pháp luận</b></i>
<i> Tôn trọng quan điểm phát triển:</i>
Trong nhận thức và hành động cần phải đặt sự vật trong trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.
Cần phải nắm bắt đượckhuynh hướng biến đổi chính của sự vật.
Cần phân chia quá trình phát triển của sự vật thành nhiều giai đoạn, trên cơ sở ấy tìm ra phương pháp tác động phù hợp.
Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
VD:- Khi chúng ta nhìn vào một bạn sinh viên đang học kém, nếu không vận dụng nguyên lý về sự phát triển, chúng ta sẽ cho rằng bạn sinh viên này sẽ mãi học kém và không thể khá lên được. Nhưng nếu chúng ta vận dụng nguyên lý về sự phát triển, chúng ta sẽ thấy rằng mọi sự vật vẫn luôn vận động, kể cả sự học. Cho nên, bạn sinh viên vẫn có thể trở thành sinh viên giỏi, thậm chí là xuất sắc. Khi bạn bị bệnh, nếu bạn không áp dụng nguyên lý về sự phát triển, bạn sẽ chỉ nghĩ rằng nó chỉ là bệnh cảm cúm thông thông thường nên không phải đi bệnh viện, dẫn đến là bệnh tình chuyển biến nặng hơn mà bạn không biết. Nhưng nếu bạn đặt căn bệnh đó vào sự phát triển, thì bạn sẽ thấy rằng cảm cúm này rất có thể phát triển thành một căn bệnh nào đó nặng hơn và bạn sẽ đến bệnh viện để chữa bệnh sớm nhất.
<i><b> Vận dụng:</b></i>
<small>Page | 16</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Học sinh, sinh viên phải xác định trước, vạch ra trong đầu các giai đoạn phát triển của bản thân, từ đó học cách vượt qua các gián đoạn và thúc đẩy sự phát triển của bản thân trong hiện tại và tương lai.
VD: Trong học tập, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy chán nản, áp lực vì thành tích, điểm số,.. thì hãy suy nghĩ 1 cách tích cực rằng mỗi người đều có một thế mạnh, điểm yếu khác nhau và điều chúng ta cần làm là trau dồi kiến thức, kĩ năng của bản thân mình, khắc phục những ưu điểm để hoàn thiện hơn.
Nhận diện và phê phán các quan điểm bảo thủ, trì trệ, cổ hũ, định kiến trong nhận thức và hành động.
VD: Tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh, không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác và ngược lại; loại bỏ những tư duy lạc hậu khi vận dụng vào quá trình học tập.
Xác định được khunh hướng phát triển trong tương lai của sự vật, không chỉ nắm bắt các dạng tồn tại mà phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi.
VD: Đối với sinh viên khi lựa chọn những mơn học, chun ngành mình học cần nắm rõ chương trình học, những điều cần biết về môn học; thấy rõ khuynh hướng phát triển của bản thân trong tương lai để từ đó hồn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với như cầu của xã hội.
Trong quá trình học tập cần phân biệt rõ các mối liên hệ của bản thân, những ưu điểm đang có và những hạn chế cịn tồn tại để xây dựng phương pháp tác động phù hợp.
VD: Mỗi người đều có những thế mạnh, điểm yếu khác nhau: người có khả năng tính tốn; người có khả năng về lập trình; người có khả năng về ghi nhớ;... thì bản thân mỗi người cần tạo điều kiện và phát huy, nâng cao khả năng đó cùng với việc học tập và tích lũy kiến thức chun mơn.
<b> Câu 9: Hãy phân tích cặp phạm trù cái chung-cái riêng. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận nó vào cuộc sống thực tiễn.</b>
<b> Trả lời:</b>
<i><b> Cái riêng là phạm trù triết học, dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, một quá trình </b></i>
riêng lẻ nhất định.
VD: 3 con sông: sông Nin, sông Mekong, sông Hồng đều là những cái riêng Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính khơng những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.
VD: Điểm chung của các bạn sinh viên khóa K72 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đó là: đều là con người, đều có nhận thức, tư duy, đều có khả năng giao tiếp,...
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những đặc tính, tính chất chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
<small>Page | 17</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">VD: Dấu vân tay; độ dài của con sông Nin( dài nhất thế giới với độ dài là 6639 km);....
<i><b>Các khái niệm cái chung-cái riêng trong lịch sử: </b></i>
Chủ nghĩa duy thực cho rằng: cái chung tồn tại chân thật, cái riêng chỉ tồn tại lệ thuộc vào cái chung mà thôi.
Chủ nghĩa duy danh cho rằng: chỉ có cái riêng mới tồn tại chân thật, cái chung chỉ có trong trí tưởng tượng của con người.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Cái chung, cái riêng, cái đơn nhất tồn tại chân thật và khách quan.
<i><b>Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất:</b></i>
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nó.
VD: Đồng hóa, dị hóa là những quá trình xảy ra trong cơ thể mỗi con người và cái chung này chỉ được thể hiện thông qua từng con người cụ thể, thông qua từng cá thể mà nó thể hiện sự tồn tại của mình.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, khơng có cái riêng tồn tại độc lập
VD: Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người khơng thể tồn tại bên ngồi những mối liên hệ với xã hội và tự nhiên; khơng có cá nhân nào không chịu tác động của những cái chung như các quy luật sinh học hay quy luật xã hội. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
VD: Trong phạm vi lớp học, các bạn sinh viên là những cái riêng khác nhau với các đặc điểm đa dạng, phong phú khác nhau như: tính tình, phong cách, ngoại hình, năng lực nhất định,.... Nhưng họ đều có điểm chung đó là cịn trẻ, có nhiệt huyết, có đam mê, đang được đào tạo chun mơn, nó sẽ phản ánh sâu sắc bản chất sinh viên cho nên cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong q trình phát triển của sự vật.
VD: Quá trình phát triển của sinh vật sẽ xuất hiện những cái biến dị ở những cá thể riêng biệt (cái đơn nhất). Sau khi ngoại cảnh thay đổi thì nó có thể trở nên phù hợp thì đặc tính này (tức cái đơn nhất) sẽ được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến, trở thành cái chung.
Trọng nam khinh nữ, tục nhuộm răng là cái chung, nhưng theo thời gian và trải qua nhiều thế hệ, phong tục này dần trở nên không phù hợp, nó trở thành cái riêng và mất đi.
<i><b> Ý nghĩa phương pháp luận: </b></i>
<i><b> Để nhận thức cái chung cần xuất phát từ cái riêng, không được xuất phát từ ý </b></i>
muốn chủ quan của con người
<small>Page | 18</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">VD: Muốn biết một đất nước đã đạt đến trình độ phát triển nào, chúng ta phải tìm hiểu từ những cái riêng, những lĩnh vực riêng như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị...
Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng VD: Ngày nay, xu hướng mua hàng online ngày càng tăng, để cạnh tranh và tăng doanh số, người bán phải tìm hiểu thị trường xem nguồi tiêu dùng cần gi, từ đó đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tạo ra những món hàng mới lạ nhưng đáp ứng được nhu cầu của người dân và phù hợp với nhiều đối tượng. Vận dụng linh hoạt sự chuyển hóa giữa cái chung và cái đơn nhất; cần tạo điều kiện cho cái đơn nhất có lợi trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.
VD: Chiếc máy tính điện tử đầu điên do giáo sư Anbe thuộc đại học Harvard và một kĩ sư quốc tế sáng tạo ra, ban đầu chỉ là đơn nhất, nhưng sau đó khi con người nhận ra được lợi ích mà máy tính đó đem lại thì nó đã dần được cải biến và nhân rộng ra toàn thế giới.
<i><b> Vận dụng cái chung, cái riêng vào trong cuộc sống:</b></i>
Cần vận dụng linh hoạt sự chuyển đổi giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất. Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hóa. Nếu khơng chú ý tới sự cá biệt hố đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hố cái chung, thì sẽ rơi vào rập khn, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá cái đơn nhất, thì sẽ rời vào cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
VD: Trong học tập, học sinh, sinh viên cần biết áp dụng những lý thuyết chung trên lớp vào thực tế, nhưng không được áp dụng một cách dập khuôn mà cần phải có sự tìm tịi, sáng tạo để tạo ra cái riêng của riêng mình, làm cho kết quả học tập ngày càng tốt hơn
Trong cuộc sống, để giải quyết những vấn đề riêng một cách có hiệu quả thì khơng thể lảng tránh được việc giải quyết những vấn đề chung- những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề riêng đó. Nếu khơng giải quyết những vấn đề lý luận chung, thì sẽ khơng tránh khỏi sa vào tình trạng mị mẫm, tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.
VD: Trong đại dịch Covid vừa qua, các cơng ty du lịch đã gặp phải tình trạng khó khăn khi mà số lượng khách du lịch giảm sâu do giãn cách xã hội. Cho nên, để giải quyết vấn đề này, họ phải quan tâm đến việc phòng chống dịch, áp dụng các biện pháp phòng dịch, tuân thủ nguyên tắc 5K, chia thành những tốp người nhỏ thay vì tạo thành đồn lớn... để cứu vớt lại tình trạng thua lỗ do đại dịch gây ra. Khi nhìn nhận, đánh giá một sự vật, hiện tượng hay một cá thể nào đó, cần phải xem xét chúng trong nhiều mặt khác nhau, đánh giá trên cơ sở tổng hợp được từ những đặc điểm riêng biệt của chúng để có biện pháp tác động ứng xử cho phù hợp.
<small>Page | 19</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">VD: Khi nhận xét, đánh giá một ai đó, ta phải quan sát, tiếp cận họ từ những đặc điểm riêng biệt của chính bản thân họ như: tính cách, phong thái, ngoại hình, năng lực,... để có cái nhìn nhận toàn diện và khách quan nhất.
Tôn trọng những đặc điểm riêng biệt của cá nhân, bài trừ những thái độ thiếu tôn trọng, chê bai, dè bĩu những đặc điểm của người khác.
VD: Cùng là con người nhưng có những cá nhân khơng may mắn khi họ bị thiếu các bộ phận trên cơ thể, bị khiếm khuyết về giọng nói, ...., chúng ta phải tôn trọng, thân thiện và giúp đỡ đối với những cá nhân như vậy.
Trong hoạt động và nhận thức, cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cái riêng của bản thân để có thể đạt được thành công trong học tập và cuộc sống. VD: Bé Nguyễn Quang Bình-cậu bé được mệnh danh là “thần đồng Quốc huy” khi em có khả năng ghi nhớ tất cả các Quốc huy của các nước trên thế giới. Để có được thành cơng như vậy, cậu bé ấy đã vận dụng khả năng ghi nhớ của mình một cách linh hoạt, chăm chỉ, khơng ngừng trau dồi kiến thức để đạt được thành tích đó
<b>Câu 10: Hãy phân tích cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào trong cuộc sống.</b>
<i><b>Trả lời:</b></i>
Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Kết quả là phạm trù triết học chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
VD: Cách mạng vô sản là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Ở đây, cách mạng vô sản là kết quả, còn cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là nguyên nhân.
<i><b> Phân biệt nguyên nhân, nguyên cớ và điều kiện: </b></i>
<i>Nguyên cớ</i>: là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có mối liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngồi, khơng bản chất.
VD: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nguyên nhân bùng nổ là do sự phát triển chênh lệch về kinh tế, xã hội,.. giữa các quốc gia, còn nguyên cớ là sự việc thái tử Áo-Hung bị ám sát.
<i> Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng khơng phụ thuộc vào ngun nhân </i>
nhưng có tác dụng nhất định đối với việc sinh ra kết quả. Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
VD: Điều kiện để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu và có ánh sáng.
<small>Page | 20</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><i><b> Tính chất của mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả </b></i>
<i>Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không </i>
phụ thuộc vào ý thức con người
VD: Sự tự quay xung quanh mình và quay xung quanh mặt trời của trái đất là nguyên nhân dẫn đến kết quả có ngày, đêm.
<i>Tính phổ biến: mối liên hệ nhân quả xảy ra trong mọi sự vật, hiện tượng, trong mọi</i>
lĩnh vực của đời sống xã hội, tự nhiên và tư duy.
VD: -Lao động là một trong những ngun nhân dẫn đến sự hình thành ngơn ngữ và ý thức của con người.
Sự tác động của các yếu tố về mặt tự nhiên, đặc biệt những yếu tố tác động từ con người như con người chặt phá rừng một cách bừa bãi, con người vứt rác một cách tùy tiện đó chính là những ngun nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường.
<i> Tính tất yếu: Tính tất yếu ở đây khơng có nghĩa là cứ có ngun nhân thì sẽ </i>
có kết quả, mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hồn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định.
Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản.Nếu các nguyên nhân và hồn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.
VD: nước nguyên chất luôn luôn sôi ở 100 độ C trong điều kiện áp suất 1 at
<i><b> Mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:</b></i>
Khơng có ngun nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại, cũng khơng có kết nào mà khơng có ngun nhân( có nhân ắt có quả)
VD: Do sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị cho nên nhân dân đã đứng lên đấu tranh
Thành công mà con người có được là do sự chăm chỉ, kiên trì học tập và làm việc.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên ngun nhân ln ln có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả cũng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra.
VD: Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều hậu quả như: suy giảm dân số, suy thoái nền kinh tế, chuyển đổi giáo dục, áp lực tâm lý,...
Một cậu học sinh mang trong mình khuynh hướng bạo lực là do nhiều nguyên nhân như: không được giáo dục tốt, sống trong môi trường không lành mạnh, xem phim bạo lực, đua đòi, ăn chơi....
<small>Page | 21</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho tùy theo từng mối quan hệ. Trong thế giới, khơng có ngun nhân đầu tiên và cũng khơng có kết quả cuối cùng.
VD: Bạn lười học thì cái sự lười học đó chính là ngun nhân làm cho bạn khơng có đủ kiến thức; và kết quả bạn không đủ kiến thức lại là nguyên nhân làm cho bạn học kém; và kết quả học kém đó sẽ là nguyên nhân quyết định bạn là người như thế nào trong xã hội
<i><b> Ý nghĩa phương pháp luận:</b></i>
Vì nguyên nhân sinh ra kết quả nên trong nhận thức và thực tiễn, muốn hiểu được sự vật thì phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật thì phải loại bỏ ngun nhân của nó.
VD: Muốn biết tại sao dịch Covid-19 lại bùng phát ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân như là: do người dân chưa biết phịng bệnh đúng đắn, khơng đeo khẩu trang, tụ tập đông người,.... Và muốn dập dịch, chúng ta phải tìm cách loại bỏ những nguyên nhân này.
Một kết quả có thể do nhiêu nguyên nhân sinh ra nên trong hoạt động thực tiễn cần phân loại các nguyên nhân để có biện pháp giải quyết đúng đắn..
VD: Để đậu vào các trường đại học thuộc top đầu cả nước, học sinh phải kết hợp nhiều ngun nhân, trong đó ngun nhân chính là sự chăm chỉ, siêng năng; nguyên nhân phụ là sự may mắn, tâm lý, sức khỏe,...
Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả nên phải tìm ra kết quả nào là kết quả chính, kết quả phụ, kết quả cơ bản và không cơ bản.
VD: Chặt phá rừng là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả xấu, trong đó kết quả chủ yếu mà con người nhận lại được đó là thiên tai: mưa, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất,...; và ngun nhân phụ đó là làm mất cảnh quan mơi trường, gây mất trật tự an ninh ở miền núi,...
Vì ngun nhân ln có trước kết quả nên muốn tìm ngun nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
<i><b> Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả vào trong cuộc sống: Cần nhìn nhận vấn đề trong mối quan hệ của nhiều nguyên nhân, tránh tư tưởng </b></i>
chủ quan, nhìn nhận 1 kết quả chỉ do một nguyên nhân gây ra.
VD: Mất mùa do nhiều nguyên nhân gây nên cho nên chúng ta sẽ tìm các biện pháp triệt tiêu, hạn chế các nguyên nhân làm mất mùa như: phòng trừ sâu bệnh, chăm bón đất tốt hơn,.. Khi mà kết hợp nhiều biện pháp triệt tiêu các nguyên nhân xấu đó, mọi thứ sẽ tốt hơn
Cịn nếu ta chỉ nhìn nó với một ngun nhân như do sâu bệnh mà bỏ qua các nguyên nhân khác thì mất mùa vẫn sẽ lặp lại mà thơi.
<b> Do một ngun nhân có thể sinh ra nhiều kết quả nên trong nhận thức và hành </b>
động,cần biết cân nhắc để lựa chọn những hành động dẫn đến kết quả tốt nhất.
<small>Page | 22</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><b> VD: Chặt phá rừng có thể làm cho người dân có gỗ bán để lấy tiền, có đất để </b>
canh tác, nhưng nó sẽ để lại những hậu quả vơ cùng khủng khiếp như xói mịn đất, biến đổi khí hâu, mất đa dạng sinh học,... Cho nên, chúng ta không nên chặt phá rừng, khơng nên vì lợi ích cá nhân để hủy hoại cộng đồng
<i> Trong cuộc sống, phải biết điều chỉnh hành vi của bản thân vì chỉ cần một </i>
ngun nhân khơng tốt, ta có thể tạo nên một chuỗi liên hoàn những kết quả và nguyên nhân xấu khác.
VD: Quan hệ tình dục khi đang ở lứa tuổi vị thành niên là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về phụ khoa, và từ những căn bệnh ấy có thể khiến bạn sau này khơng thể sinh con, và đó lại là nguyên nhân bạn bị chồng và gia đình chồng miệt thị, xa lánh, ảnh hưởng đến tâm sinh lý,....
Kết hợp tạo ra nhiều nguyên nhân tích cực để thúc đẩy hình thành kết quả tích cực; triệt tiêu các nguyên nhân tiêu cực để hạn chế kết quả không mong muốn VD: Để học tập tốt, bạn cần kết hợp nhiều nguyên nhân như: chăm chỉ, siêng năng, tránh xa các tệ nạn,...; đồng thời để loại bỏ việc mê game của bản thân, bạn cần tránh xa các thiết bị điện tử, không sử dụng khi khơng cần đến, xóa các trị chơi vơ bổ,...
Tích cực rèn luyện bản thân, cố gắng học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm để trở thành người thành công trong cuộc sống
Phê phán, lên án những thái độ trì trệ, lười nhác rèn luyện bản thân, tích tụ cho mình nhiều thói xấu của giới trẻ.
<b>Câu 11: Phân tích quy luật lượng-chất.</b>
<i><b>Trả lời: </b></i>
<i><b> Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của</b></i>
sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ khơng phải cái khác.
<b> VD: Muối có tính chất là mặn, đường có tính chất là ngọt và người ta có thể </b>
dùng 2 cái chất này để phân biệt muối và đường.
<i> Các đặc tính của chất: </i>
Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính: thuộc tính cơ bản, thuộc tính khơng cơ bản. Chất của sự vật được tạo nên từ những thuộc tính cơ bản của sự vật. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của vật cũng thay đổi.
VD: Tính chất của mưới là rắn, mặn, màu trắng tan trong nước, không cháy ở nhiệt độ cao, có cấu trúc phân tử là NaCl. Trong đó, thuộc tính cơ bản là mặn và có cấu trúc phân tử là NaCl, nếu thuộc tính cơ bản này thay đổi thì chất của muối cũng thay đổi.
Mỗi sự vật, hiện tượng khơng chỉ có một chất mà cịn có nhiều chất, tùy thuộc vào mối quan hệ của chúng.
VD: Trong trường học, chúng ta sống với chất của một sinh viên ( chăm học, tích cực tham gia hoạt động,…), nhưng trong gia đình, chúng ta lại sống với chất
<small>Page | 23</small>
</div>