Báo cáo khoa học
Đánh giá sự thay đổi của hệ thống nông nghiệp tại
miền núi phía bắc việt nam trên quan điểm bền vững
Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007: Tập V, Số 3: 13-16
Đại học Nông nghiệp I
Đánh giá sự thay đổi của hệ thống nông nghiệp tại miền núi phía bắc
việt nam trên quan điểm bền vững
Assessing changes in an agricultural system in northern mountainous region
in terms of sustainability
Phạm Tiến Dũng
1
, Trần Đức Viên
2
, Nguyễn Thanh Lâm
2
, Nguyễn Thế Phơng
2
SUMMARY
In order to assess the sustainable capability of an agricultural system and to build the
methodology of assessing its sustainability, a survey was conducted to collect data,
calculate and compare indicators expressing the main characteristics of the Tat hamlet
agricultural system between the period periods 1999 and 2004. The research results indicated
that selected indicators and indicator groups clearly reflect the nature of the system.
Comparison and assessment of the indicator groups showed sustainable development trend
of the system at present. The present paper also makes recommendations to build the
methodology for assessing sustainability of an agricultural system.
Key words: Sustainability, agricultural system, indicator group.
1. ĐặT VấN Đề
Hiện nay ngời ta đang nói nhiều về xây
dựng nông nghiệp bền vững, nhng cách đánh
giá còn đang nhiều tranh ci và cha có
phơng pháp thống nhất. Conway (1984) cho
rằng tính bền vững của hệ thống là khả năng
duy trì của hệ thống qua các biến động lớn của
môi trờng. Một hệ thống nông nghiệp bền
vững cần có năng suất không bị suy giảm qua
thời gian, thông thờng từ 3-5 năm và có thể
10-20 năm hoặc hơn (Conway, 1987; Lynam
và Herdt, 1989). Hamblin (1991) có quan
điểm rộng hơn về hệ thống nông nghiệp bền
vững và nhấn mạnh tới sự cần thiết có các số
đo về sinh học và kinh tế x hội thích hợp.
Một quan điểm chung về nông nghiệp bền
vững đợc đa ra từ USDA (2005) là: 1) Hệ
thống phải thoả mn nhu cầu về lơng thực và
sợi cho con ngời; 2) Làm tăng chất lợng
môi trờng và nguồn tài nguyên thiên nhiên;
3) Sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài nguyên
không tái tạo và tài nguyên nông trại; 4) Các
hoạt động trang trại bền vững về mặt kinh tế;
5) Làm tăng chất lợng cuộc sống cho nông
dân cũng nh cho toàn x hội.
Stevens (2003) khi đo tính bền vững của
hệ sinh thái làng rừng lại chia các chỉ tiêu
thành 4 nhóm khác nhau: 1) bền vững của
nhóm tài chính có 4 chỉ tiêu đặc biệt; 2) nhóm
điều kiện x hội có 11 chỉ tiêu; 3) nhóm kỹ
năng quản lý có 9 chỉ tiêu; và 4) các đặc trng
của đất có 9 chỉ tiêu.
Sau khi có các chỉ tiêu, ngời ta dùng sơ
đồ AMOEBA (rada) để đánh giá một cách
tổng hợp tính bền vững của hệ thống ở bớc
cuối cùng và so sánh diện tích của sơ đồ vẽ
đợc tại hai thời điểm hoặc hai hệ thống để rút
ra kết luận về tính bền vững của hệ thống, thời
điểm nào hoặc hệ thống nào có diện tích của
sơ đồ lớn hơn thì bền vững hơn (dẫn bởi
Lopez-Ridaura và cộng sự, 2002).
Tóm lại, tuỳ thuộc mức độ tổ chức của hệ
thống, tùy thuộc điều kiện cụ thể của nghiên
1
Trng Cao ủng cng ủng H Tõy
2
Trng i hc Nụng nghip I, H Tõy
Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Thế Phơng
cứu, mục đích nghiên cứu và khung thời gian
nghiên cứu mà ngời nghiên cứu phải xây
dựng đợc bộ chỉ tiêu đánh giá phù hợp với
từng trờng hợp cụ thể và đáp ứng toàn bộ
mục đích nghiên cứu. Vì vậy mục tiêu cụ thể
của nghiên cứu này là xây dựng hệ thống các
chỉ tiêu thích hợp để đánh giá sự thay đổi của
hệ thống trên quan điểm bền vững và xem xét
xu thế bền vững của hệ thống sau khoảng thời
gian 5 năm, qua đó góp phần xây dựng
phơng pháp đánh giá tính bền vững của một
hệ thống nông nghiệp.
2. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
Để đánh giá tính bền vững của hệ thống,
nghiên cứu này dựa trên cơ sở của xu thế thời
gian để so sánh các chỉ tiêu từ thời gian này
sang thời gian khác. Hai điểm thời gian đợc
lựa chọn: năm 1999 và 2004 với khoảng cách
5 năm.
Cả hai cuộc điều tra đều sử dụng chung
bộ câu hỏi với số mẫu điều tra ngẫu nhiên 42
hộ. Ngoài bảng câu hỏi chính thức, còn phỏng
vấn thêm những ngời hiểu biết tốt thực tế về
hệ thống nông nghiệp ở bản Tát, Đà Bắc, tỉnh
Hoà Bình.
Các nhóm chỉ tiêu và chỉ tiêu phân tích
đợc lựa chọn trên cơ sở quan điểm nông
nghiệp bền vững của Department for
Environment Food and Rural Affairs (2004),
USDA và điều kiện nghiên cứu cụ thể của hệ
thống sao cho có tính khả thi, bao gồm:
(1). Nhóm chỉ tiêu nguồn nhân lực: cấu
trúc dân số cộng đồng, khả năng đọc viết của
dân số cộng đồng, và số năm đi học của ngời
lớn tuổi trong cộng đồng.
(2). Nhóm chỉ tiêu tài sản nông hộ: giá trị
nhà cửa, sở hữu các đồ dùng có giá trị và sở
hữu đất đai.
(3). Nhóm các chỉ tiêu hoạt động sản xuất:
Số gia súc, gia cầm của hộ, diện tích đất trồng,
chỉ số đa dạng cây trồng, và năng suất đất.
(4). Nhóm chỉ tiêu hoạt động kinh tế: thu
nhập tiền mặt, chỉ số đa dạng thu nhập, chi
tiêu tiền mặt, cân đối tiền mặt, tính công bằng
trong thu nhập.
(5). Nhóm chỉ tiêu đánh giá môi trờng:
độ che phủ đất và quan điểm của nông dân về
sự thay đổi môi trờng.
(6) Nhóm chỉ tiêu về văn hoá x hội: các
vấn đề tệ nạn x hội, chất lợng các mối quan
hệ x hội trong cộng đồng, sự thay đổi cuộc
sống ngời dân.
Các chỉ tiêu tính toán là tiền đợc qui về
giá trị tại cùng thời điểm (1999) cho cả hai đợt
điều tra của nghiên cứu.
Các nhóm chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu tại hai thời
điểm đợc so sánh trực tiếp và đợc qui theo hệ
số bằng cách lấy thời điểm 1999 làm cơ sở so
sánh (với hệ số 1). Nếu tại năm 2004 so với
năm 1999 chỉ tiêu nào đó đợc giữ vững hoặc
lớn hơn thì đợc coi nh bền vững hơn so với
thời điểm trớc đó. Sau đó, điểm trung bình và
sơ đồ AMOEBA (rada) sẽ đợc sử dụng để so
sánh tổng hợp các chỉ tiêu giữa hai thời điểm
nghiên cứu. Tại thời điểm sau có diện tích sơ
đồ bằng hoặc lớn hơn sẽ thể hiện khả năng bền
vững cao hơn so với thời điểm trớc.
3. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN
3.1. Đánh giá về nguồn nhân lực
Trong năm 2004 có sự tiến bộ đáng kể về
số năm đi học của ngời lớn, số năm tăng lên
rõ rệt (Bảng 1). Tơng tự cho chỉ tiêu tỷ lệ
ngời biết đọc biết viết và tỷ lệ ngời trong độ
tuổi 20-59, là nguồn lực chính của hệ thống.
Tính trung bình, nguồn nhân lực có chất lợng
tăng 1,11 lần từ năm 1999 đến năm 2004.
Bảng 1. So sánh nhóm chỉ tiêu thể hiện chất
lợng nguồn nhân lực
Năm Chỉ tiêu
1999 2004
So sánh
2004/1999
Tỷ lệ ngời từ
20-59 tuổi (%)
45,8 48,3 1,05
Tỷ lệ ngời lớn biết
đọc, biết viết (%)
87,5 92,5 1,06
Số năm đi học
trung bình của
ngời lớn
4,7 5,8 1,23
Trung bình (lần) 1,11
Đánh giá sự thay đổi của hệ thống nông nghiệp
3.2. Đánh giá về tài sản nông hộ
Bảng 2. So sánh tổng hợp nhóm chỉ tiêu đặc trng tài sản hộ
Năm
Chỉ tiêu
1999 2004
So sánh
2004/1999
Giá trị trung bình nhà (nghìn đồng) 8.245 7.793 0,95
Xe máy/xe đạp (% hộ có tài sản) 17,0 74,4 4,38
Công cụ giá trị: bơm nớc, Xe kéo, (% hộ có tài sản) 0,0 17,9 17,90
Đồ điện: Vô tuyến, đài, catset, (% hộ có tài sản) 67,0 79,5 1,19
Đồ gỗ lớn (%hộ có tài sản) 86,0 97,4 1,13
Đất lúa nớc (m
2
/khẩu) 370 357 0,96
Đất vờn (m
2
/khẩu) 211 249 1,18
Tính chung toàn bộ (lần) 3,96
Có hai chỉ tiêu giảm không đáng kể là giá
trị trung bình nhà và diện tích đất lúa nớc, còn
lại tất cả các chỉ tiêu khác đều tăng lên, tăng
nhiều nhất là chỉ tiêu công cụ có giá trị (Bảng 2).
Tổng hợp điểm trung bình của các chỉ tiêu tăng
lên 3,96 lần. Điều này chứng tỏ nhóm chỉ tiêu
trên có khả năng bền vững hơn tại năm 2004.
Bằng cách tính toán và so sánh tơng tự
nh 2 nhóm chỉ tiêu trên, các nhóm chỉ tiêu
còn lại là chỉ tiêu về hoạt động sản xuất của
nông hộ, hiệu quả các hoạt động kinh tế, các
chỉ tiêu về môi trờng, các chỉ tiêu về văn hoá
x hội và cuộc sống đ đợc tính toán, so
sánh, kết quả tổng hợp trình bày trên Bảng 3
và Hình 1.
Bảng 3. So sánh tổng hợp sự thay đổi
của các nhóm chỉ tiêu đợc nêu trên
trong hệ thống (lần)
Chỉ tiêu 1999 2004
Chất lợng nguồn nhân lực
1 1,10
Tài sản gia đình 1 3,96
Các hoạt động sản xuất 1 1,92
Các hoạt động kinh tế 1 1,60
Môi trờng 1 1,19
Văn hoá, xã hội và cuộc
sống
1 2,57
Trung bình 1 2,06
Tính trung bình cho tất cả các nhóm thấy
số điểm tăng và đợc thể hiện rõ (Hình 1),
diện tích đồ thị cho năm 2004 lớn hơn rõ so
với diện tích đồ thị của năm 1999. Vậy xu thế
chung là tại năm 2004 hệ thống có biểu hiện
của sự phát triển bền vững hơn so với năm
1999, vì tất cả các nhóm chỉ tiêu đều tăng,
không có giảm, trung bình tăng 2,06 lần so với
năm 1999.
0
1
2
3
4
Thay đổi môi trờng
văn hóa xã hội
và cuộc sống
Thay đổi
tố chất con ngời
Tài sản hộ
Hoạt động
sản xuất
Thay đổi
môi trờng
Năm 2004
Năm 1999
Hình 1. Sơ đồ AMOEBA tổng hợp sự thay đổi
của hệ thống
Kết quả nghiên cứu này chỉ có ý nghĩa so
sánh giữa hai thời điểm nghiên cứu (2004 so
với 1999) để xem hệ thống có xu thế phát triển
bền vững không hay nói cách khác là tại năm
2004 các chỉ tiêu nghiên cứu đ thay đổi thế
nào có thể hiện bền vững hơn hay kém so với
năm 1999 không.
Với cách lợng hoá (cho điểm) các chỉ
tiêu để so sánh chúng giữa hai thời điểm bằng
sơ đồ AMOEBA đ cho thấy rất rõ về sự thay
đổi của các chỉ tiêu theo thời gian. Phơng
pháp đợc sử dụng cho nghiên cứu này có thể
coi là một phơng pháp thực tế bổ sung vào sự
Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Thế Phơng
khiếm khuyết của phơng pháp mà các tác giả
Gomez Arturo và cộng sự (1996), Lopez-
Ridaura và cộng sự (2002), Stevens (2003) đ
sử dụng để đánh giá tính bền vững của hệ
thống. Tuy nhiên trong điều kiện nghiên cứu
này, việc lựa chọn chỉ tiêu nghiên cứu, phơng
pháp còn có hạn chế nhất định cần có những
nghiên cứu tiếp tục để có đánh giá và khẳng
định phơng pháp một cách tốt hơn
3. KếT LUậN Và Đề NGHị
Các kết quả nghiên cứu đ chỉ ra hầu hết
các số đo chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu đ thay đổi
theo chiều hớng phát triển hơn theo thời gian
từ 1999 đến 2004. Theo quan điểm của đánh
giá, so sánh bền vững thì có thể nói các chỉ
tiêu đa ra đ phát triển theo xu thế bền vững
hơn cho năm 2004 so với năm 1999.
Trong các nhóm chỉ tiêu, nhóm tài sản
gia đình; văn hoá, x hội và cuộc sống; và
các hoạt động sản xuất biểu hiện thay đổi
lớn nhất, các giá trị tăng tơng ứng là 3,96;
2,57 và 1,92 lần. Nhóm chỉ tiêu chất lợng
nguồn nhân lực và môi trờng thay đổi chậm
hơn từ năm 1999 đến năm 2004 với các giá
trị là 1,10 và 1,19 lần.
Sự trao đổi hàng hoá và thông tin với môi
trờng ngoài hệ thống là cần thiết để tạo ra sự
thay đổi bản chất hệ thống theo xu thế phát
triển làm cơ sở cho hệ thống tiến tới bền vững.
Phơng pháp nghiên cứu trên đây đ mô
tả và thể hiện rõ, đúng tình trạng thực tế của
hệ thống trong xu thế phát triển hớng tới sự
bền vững. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ
có ý nghĩa so sánh xu thế bền vững của hệ
thống giữa hai thời kỳ chứ không khẳng
định tính bền vững của hệ thống. Để có kết
luận đầy đủ về tính bền vững của hệ thống
nông nghiệp này, đề nghị cần có đánh giá
thờng xuyên theo các giai đoạn thời gian
liên tục để có thể thấy tính ổn định của các
chỉ tiêu theo dõi.
TàI LIệU THAM KHảO
Conway Gordon R., (1984). What is an
Agroecosystem and Why is it Worthy of
Studies? In: A. Terry Rambo and Percy
E.Sajise (eds), An introduction to human
ecology research on agricultural systems in
Southeast Asia. East-West Environment
and Policy Institute and University of the
Philippines at Los Banos.
Conway Gordon R., (1987). The properties of
agroecosystem. Agricultural System 24
(2): 95-117
Department for Environment Food and Rural
Affairs (2004). Sustainable
development indicators in your pocket.
A selection of the UK Governments
indicators of sustainable development
published by the Department for
Environment, food and Rural Affairs.
The United Kingdom. Website: www.
Sustainable-development.gov.uk.
Gomez Arturo A., David E. Swete Kelly, J.
Keith Syers (1996). Measuring the
sustainability of agricultural systems at
farm level. Paper presented in a
workshop on Advances in Soil Quality
for Land Management held in Ballarat,
Australia on April 17-19.
Hamblin (1991). Environmental Indicators for
sustainable Agriculture. Report on
National Workshop, Npvember 28-29,
1991, Australia
(www.Worldbank.org/html/publication/
issues10, 2005)
Lopez-Ridaura, S., O. Masera, and M. Astier
(2002). Evaluating the sustainability of
complex socio-environmental system.
The MESMIS framework. Ecological
Indicators 2 (1-2): 135-148.
Lynam and Herdt (1989). Sense and
Sustainability as an Objective in
International Agricultural Research.
Agricultural Economics 3: 381-398.
Stevens Peter R. (2003). Measuring the
Sustainability of Forest Village
Ecosystem-Concepts and
Methodologies: A Turkish Example.
Website:
www.ffp.csiro.au/tigr/atscmain.
USDA, (2005). Alternative Farming Systems
Information Center Sustainable
Agriculture Resources
. (Website:
www.nal.usda.gov/afsic/agnic/agnic.ht
m, 2005).
Xu h−íng biÕn ®éng d©n sè - lao ®éng n«ng nghiÖp, ®Êt canh t¸c, s¶n l−îng lóa