Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề Tài Quy Luật Quan Hệ Sản Xuất Phù Hợp Với Trình Độ Phát Triển Của Lực Lượng Sản Xuất Từ Đó Làm Rõ Vai Trò Của Người Lao Động Trong Giai Đoạn Hiện Nay.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 21 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN</b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINĐề tài: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất từ đó làm rõ vai trị của người lao động trong giai đoạn hiện nay</b>

<b>Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khải Hưng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỞ ĐẦU... 2</b>

<b>NỘI DUNG... 3</b>

<b>CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢNXUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNGSẢN XUẤT...3</b>

<b><small>1.1. Quan hệ sản xuất...3</small></b>

<i><b><small>1.1.1. Khái niệm về quan hệ sản xuất...3</small></b></i>

<i><b><small>1.1.2. Kết cấu của quan hệ sản xuất...3</small></b></i>

<b><small>1.2. Lực lượng sản xuất...4</small></b>

<i><b><small>1.2.1. Khái niệm về lực lượng sản xuất...4</small></b></i>

<i><b><small>1.2.2. Kết cấu của lực lượng sản xuất...4</small></b></i>

<b><small>1.3. Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất...5</small></b>

<i><b><small>1.3.1. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất...6</small></b></i>

<i><b><small>1.3.2. Lực lượng sản xuất đóng vai trị quyết định đối với quan hệ sản xuất...6</small></b></i>

<i><b><small>1.3.3. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất...7</small></b></i>

<b><small>1.4. Ý nghĩa trong đời sống xã hội...9</small></b>

<b>CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG BỐICẢNH KINH TẾ HIỆN NAY...11</b>

<b><small>2.1. Vai trò của người lao động trong bối cảnh kinh tế hiện nay...11</small></b>

<i><b><small>2.1.1. Lý luận chung về vai trò của người lao động trong phát triển kinh tế...11</small></b></i>

<i><b><small>2.1.2. Vai trò của người lao động trong xã hội hiện nay...12</small></b></i>

<b><small>2.2. Tình hình lao động việc làm hiện nay (quý IV năm 2022)...13</small></b>

<b>CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNGCỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY...15</b>

<b>KẾT LUẬN...18</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...19</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b> Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam cũng như các</b>

quốc gia khác trên thế giới đã và đang phải đối mặt với rất nhiều những thử tháchđể phát triển nền kinh tế nói riêng cũng như các lĩnh vực khác của đất nước nóichung. Ai trong chúng ta cũng biết nền kinh tế chịu ảnh hưởng, tác động của nhiềuyếu tố. Do vậy, việc vận dụng chủ động, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin mà điểnhình là “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất” trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước là vô cùng đúng đắn. Sựphù hợp hay mâu thuẫn của mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểncủa nền kinh tế, giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau.

<i>Cũng vì lẽ đó mà việc xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất ln là yếu tố tất yếu của một chế độ xã hội, kinh tế đất</i>

nước.

Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này cũng như vai trò của người lao động

<i><b>trong bối cảnh kinh tế hiện nay, em đã quyết định lựa chọn đề tài tiểu luận “Quy</b></i>

<i><b>luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vàvai trò của người lao động trong giai đoạn hiện nay”. Từ đó, em muốn đóng góp</b></i>

một phần hiểu biết nhỏ bé của bản thân để giúp mọi người hiểu rõ hơn về đường lốiphát triển kinh tế cũng như xây dựng nhà nước một cách khoa học và chính xác củaĐảng và Nhà nước ta.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT1.1. Quan hệ sản xuất</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm về quan hệ sản xuất</b></i>

Quan hệ sản xuất là khái niệm biểu thị mối quan hệ giữa các cá nhân trongquá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Trong đó, quá trình sản xuất vậtchất bao gồm sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất – bốn yếutố cấu thành nên một quá trình thống nhất. Tuy được con người tạo ra nhưng quanhệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, khơngphụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, các mặt của quan hệ sảnxuất thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống mang tính tương đối ổn định sovới sự vận động và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.

<i><b>1.1.2. Kết cấu của quan hệ sản xuất </b></i>

Về cơ bản, quan hệ sản xuất được chia làm ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệusản xuất, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất, và quan hệ về phân phối sảnphẩm lao động. Trong đó, tuy cả ba mặt đều có sự tác động qua lại lẫn nhau, nhưngquan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất vẫn được cho là quan hệ đóng vai trò quyết định. <i>Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất</i> là quan hệ giữa các tập đoàn người trongviệc chiếm hữu và sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội. Đây cũng đồng thời đượccho là quan hệ mang tính xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, đóngvai trị quyết định các quan hệ khác bởi một lý do đơn giản chính là lực lượng xãhội nào sở hữu phương tiện vật chất của quá trình sản xuất thì sẽ có quyền quản lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

q trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Ngồi ra, về mặt lịch sử, quan hệ sảnxuất được chia thành sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.

Sở hữu tư nhân là khi tư liệu sản xuất chỉ tập trung trong tay số lượng ítngười, tạo ra mối quan hệ thống trị và bóc lột giữa người với người trong laođộng sản xuất.

Sở hữu xã hội là khi tư liệu sản xuất được thuộc về cộng đồng, tạo nên mốiquan hệ xã hội bình đẳng, cơng bằng.

<i>Quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất</i> là quan hệ giữa các tập đoàn ngườitrong việc tổ chức sản xuất với phân công lao động. Đây được cho là quan hệ cóvai trị quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, và sự hiệu quả của nền sản xuất. Từđó, nó cũng có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xãhội.

<i>Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động</i> là quan hệ giữa các tập đoàn ngườitrong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội. Quan hệ này chỉ ra cách thức vàquy mô tài sản mà họ được hưởng. Quan hệ này có vai trị đặc biệt quan trọng, mộtmặt, có thể nâng cao lợi ích con người, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, và làmcho đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trở nên năng động hơn. Tuy nhiên, nócũng có thể làm trì trệ, kìm hãm quá trình sản xuất.

<b>1.2. Lực lượng sản xuất </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm về lực lượng sản xuất </b></i>

Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiêntrong quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Ở mỗi thời kỳ, giaiđoạn lịch sử khác nhau, lực lượng sản xuất sẽ mang những tính chất và trình độkhác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>1.2.2. Kết cấu của lực lượng sản xuất</b></i>

Về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động và tưliệu sản xuất.

Người lao động được hiểu là yếu tố khơng thể thiếu, chủ thể của q trìnhlao động sản xuất, trực tiếp sử dụng trí tuệ, năng lực, và kinh nghiệm củanhân loại vào tư liệu sản xuất để tạo ra tài sản, vật chất.

Tư liệu sản xuất là những điều kiện vật chất cần thiết để con người có thểthực hiện q trình sản xuất. Đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng củalực lượng sản xuất, được chia ra thành đối tượng lao động và công cụ laođộng.

o Đối tượng lao động chỉ một bộ phận nhỏ của giới tự nhiên, được conngười đưa vào sản xuất để tạo ra của cải phục vụ đời sống. Nó baogồm những cái sẵn có trong tự nhiên và cả dạng nhân tạo bởi lẽ trongquá trình sản xuất cần những đối tượng lao động mới để nâng caonăng lực sản xuất của con người.

o Công cụ lao động được coi là hệ thống chủ lực của quá trình sản xuất,cho thấy rõ ràng nhất năng lực chinh phục tự nhiên của lồi người. Nógiúp kết nối trung gian giữa người và người, làm giảm áp lực lao độngvà góp phần nâng cao năng suất lao động của con người.

Cùng với sự phát triển của quá trình lao động sản xuất, sức mạnh thể chấtcũng như những kỹ năng lao động của người lao động ngày càng được nâng cao,cải thiện, đặc biệt là trí tuệ của con người khơng ngừng phát triển, hàm lượng trítuệ của người lao động ngày càng cao. Trong thời buổi hiện nay, khi những cuộccách mạng về khoa học và công nghệ liên tục được thực hiện, lao động trí tuệ đãngày càng trở thành đối tượng được ưu tiên và đóng vai trò chủ chốt trong xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>1.3. Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độphát triển của lực lượng sản xuất </b>

<b> Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được coi là hai khía cạnh quan trọng</b>

của phương thức sản xuất. Mối quan hệ biện chứng giữa chúng tồn tại chặt chẽ vớinhau, chúng phụ thuộc và tác động lẫn nhau để sinh ra một trong những quy luật cơbản nhất của xã hội loài người. Quy luật này vừa thể hiện động lực, vừa cho thấyxu thế phát triển của lịch sử.

<i><b>1.3.1. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất</b></i>

Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định đối với sựra đời và phát triển của quan hệ sản xuất, giúp hình thành nên quan hệ chặt chẽ,khăng khít giữa những người lao động.

<i>Tính chất của lực lượng sản xuất </i>là những đặc điểm, tính chất mà tư liệu sảnxuất và người lao động sở hữu. Chúng có tính cá thể hoặc xã hội, biểu hiện yêu cầucủa nền sản xuất.

<i> Trình độ của lực lượng sản xuất được biểu hiện thơng qua trình độ chuyên</i>

môn cũng như kỹ năng lao động của con người, sự phát triển của các loại công cụlao động, khả năng phân công lao động, tổ chức quản lý lao động xã hội và quy mônền sản xuất.

<i><b>1.3.2. Lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định đối với quan hệsản xuất </b></i>

Từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất bắt đầu qtrình vận động và phát triển của nó. Lực lượng sản xuất được coi là nội dung củaquá trình sản xuất; nó mang trong mình tính năng động, cách mạng, thường xuyênvận động và phát triển. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất,mang tính ổn định tương đối. Trong sự vận động của mâu thuẫn biện chứng này,lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất. Sự vận động

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất được quy định bởi nhiều cơ sởkhách quan, trong đó phải kể đến mối quan hệ biện chứng giữa sản xuất và nhu cầucủa con người, tính năng động và cách mạng của sự phát triển cơng cụ lao động,người lao động đóng vai trị chủ thể sáng tạo và là lực lượng sản xuất hàng đầu, vàcuối cùng là tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiếntrình của thời gian.

Nền sản xuất địi hỏi một cách khách quan về tính hịa hợp giữa quan hệ sảnxuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lý do là bởi khi lực lượng sảnxuất vận động và phát triển không ngừng sẽ tạo ra mâu thuẫn với tính cố định củaquan hệ sản xuất. Lúc này, quan hệ sản xuất sẽ thay đổi từ việc thúc đẩy, tạo điềukiện cho lực lượng sản xuất phát triển thành bó buộc, hạn chế sự phát triển cần thiếtnày. Nền sản xuất xã hội đồng thời cũng có cho mình địi hỏi mang tính tất yếu, đóchính là việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ và tạo ra một quan hệ sản xuất mới thíchhợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mới.

Tính quyết định của lực lượng sản xuất có thể được thấy qua việc nó quyếtđịnh sự ra đời của một quan hệ sản xuất mới trong lịch sử, quyết định nội dung vàtính chất của quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, với khả năng nhận thức và thực tiễn củamình, con người hồn tồn có thể phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn, kịp thờithiết lập được sự phù hợp mới giúp quá trình sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn.

<i><b>1.3.3. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượngsản xuất</b></i>

Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất, mang trong mìnhtính độc lập tương đối, vậy nên việc tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất làđiều dĩ nhiên và không thể tránh khỏi. Quan hệ sản xuất thực hiện vai trị của mìnhđối với lực lượng sản xuất thông qua sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuấtvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Như đã nói ở trên, nền sản xuất địi hỏi một cách khách quan về tính hịa hợpgiữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong đó, sựphù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất được coi là một trạng thái màở đó quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất và tạo điềukiện cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Sự phù hợp này còn bao gồm cảsự kết hợp giữa các yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất, các yếu tố tạo nên quan hệsản xuất, và cuối cùng là giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Đồng thời,nó cũng bao gồm cả việc tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữangười lao động và tư liệu sản xuất, tạo điều kiện lý tưởng cho người lao động sángtạo khi lao động sản xuất và hưởng thụ được thành quả vật chất và tinh thần củaquá trình lao động.

Dù cho quan hệ sản xuất có “đi sau” hay “đi trước” trình độ phát triển củalực lượng sản xuất thì điều đó đều là không phù hợp. Sự phù hợp không nhất thiếtphải là đồng nhất tuyệt đối, mà nó chỉ mang tính tương đối, trong đó bao hàm cả sựkhác biệt. Sự phù hợp xảy ra trong sự vận động và phát triển, là một quá trìnhthường xuyên phát sinh những mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất trước hết quy địnhmục đích và xu hướng phát triển của nền sản xuất của xã hội. Khơng những vậy, nócịn giúp hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần đemlại năng suất, chất lượng và đảm bảo sự hiệu quả của nền sản xuất.

Sự tác động của quan hệ sản xuất lên lực lượng sản xuất có thể diễn ra theohai chiều hướng, hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm. Khi quan hệ sản xuất phù hợp vớilực lượng sản xuất thì nền sản xuất sẽ được phát triển theo đúng lộ trình, kế hoạch,quy mơ sản xuất sẽ được mở rộng và những thành tựu của lĩnh vực khoa học kỹthuật sẽ được ứng dụng nhanh chóng, người lao động hăng say lao động, lợi ích củangười lao động được đảm bảo và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Mặt khác,nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất, nó sẽ kìm hãm hoặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thậm chí là phá hoại lực lượng sản xuất, Tuy nhiên, sự kìm hãm này chỉ có thể diễnra trong những giới hạn và dưới những điều kiện cụ thể.

Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất diễn ra trước hết là từ phù hợp đến không phù hợp, sau đó pháttriển đến sự phù hợp mới ở một trình độ cao, cải tiến hơn.

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất là một trong những quy luật phổ biến nhất, gây ảnh hưởng đến tồn bộ tiếntrình phát triển của nhân loại. Sự tác động này chính là nguyên nhân khiến cho lịchsử xã hội của loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất, xuấtphát từ cộng sản nguyên thủy và hiện nay đang phát triển đến phương thức sản xuấtcộng sản chủ nghĩa.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khi bị quy định bởi những điều kiện cả vềkhách quan và chủ quan, quy luật này đã có những đặc điểm tác động riêng. Sự đòihỏi tất yếu của sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất chính là sự thiết lập của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủyếu. Phương thức sản xuất của xã hội chủ nghĩa đang dần dần loại bỏ đi sự đốikháng xã hội. Sự phù hợp giờ đây đã khơng cịn diễn ra một cách tự động, tự nhiênmà nó yêu cầu trình độ tự giác cao trong quá trình nhận thức và áp dụng quy luật.Và trong viễn cảnh xấu nhất, quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấttrong xã hội xã hội chủ nghĩa hoàn tồn có thể bị “biến dạng” khi quy luật đượcnhận thức và vận dụng sai lầm, khơng chính xác.

<b>1.4. Ý nghĩa trong đời sống xã hội</b>

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Áp dụng vào thực tiễn, để có phát triển mộtnền kinh tế vững mạnh trước hết phải bắt đầu từ việc xây dựng, phát triển lực lượngsản xuất với lực lượng lao động và công cụ lao động là các đối tượng được ưu tiên.

</div>

×