Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo khoa học: Ong ký sinh trứng bọ xít xanh vai đỏ Telenomus subitus Le (Scelionidae: Hymenoptera) và vai trò của nó trong hệ sinh thái cây đậu t-ơng vụ hè - thu 2003 tại Gia Lâm – Hà Nội docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.51 KB, 7 trang )












Báo cáo khoa học:
Ong ký sinh trứng bọ xít xanh vai đỏ Telenomus
subitus Le (Scelionidae: Hymenoptera) và vai trò của
nó trong hệ sinh thái cây đậu t-ơng
vụ hè - thu 2003 tại Gia Lâm – Hà Nội







Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Tập 2 số 1/2004


Ong ký sinh trứng bọ xít xanh vai đỏ Telenomus subitus Le (Scelionidae:
Hymenoptera) và vai trò của nó trong hệ sinh thái cây đậu tơng
vụ hè - thu 2003 tại Gia Lâm Hà Nội

Egg parasitoid on red shield green bug Telenomus subitus Le (Scelionidae:


Hymenoptera) and its roll in summer-autumn 2003 on soybean ecosystem
in Gialam district, Hanoi city

Đặng Thị Dung
1

Summary
The developmental period before adult merge of the egg - parasitoid Telenomus subitus
Le is very short (7-11 days), average 8.73 0.53 days in condition of average temperature
of 27.5
0
C and relative humidity of 85.5%. The female of T. subitus which doent give
oviposition live longer that those oviposited about 2-3 times (15.6 in compare with 4.75
days and 4.48 in compare with 2.86 days respectively in condition of adding food were bee
honey and clean water). Pure honey is the best food for waps T. subitus on longevity and
oviposition capacity (lived 4.75 days and parasited 99.2 eggs of host). In condition of
adding food were sugar solution 50% and bee honey solution 50%, the longevity of the
female waps was similar (6.56 7.64 days). Clean water was the worst food adding for
female waps T. subitus, they lived shorter and gave capacity of parasiting lower (2.86 days
and parasited 51.8 eggs of the host).
Parasitoid T. subitus has an imporatant roll in cotrolling the density of red shield green
bug. Eventhough the density of egg cluster on soybean field was not very high (average 0.49
0.19 cluster/m
2
), but the rate of egg parasited was very high, average was 68.39 13.25%.

Từ khoá : sâu hại, thiên địch, phòng trừ tổng hợp, biện pháp sinh học.


1

Trờng Đại học Nông nghiệp I
1. Đặt vấn đề
Đậu tơng là cây công nghiệp ngắn
ngày có giá trị dinh dỡng, kinh tế cao và là
loại cây luân canh cải tạo đất (Đoàn Thị
Thanh Nhàn, 1996). Tuy nhiên, trong lới
dây chuyền dinh dỡng, đậu tơng bị nhiều
loài sâu hại sử dụng làm thức ăn, trong đó,
bọ xít xanh vai đỏ (Piezodorus hybneri) là
một trong những loài sâu hại quan trọng. Sự
chích hút của loài bọ xít này không chỉ làm
cho cây đậu tơng còi cọc, úa vàng, mà còn
làm cho hạt đậu tơng bị lép, có vị đắng, ảnh
hởng nhiều đến chất lợng sản phẩm. Song
trong lới dinh dỡng, các loài thiên địch
của côn trùng đóng vai trò quan trọng trong
sự điều hoà số lợng quần thể sâu hại. Mỗi
một loài sâu hại thờng bị ít nhất từ 2 đến
nhiều loài kẻ thù (De Bach, 1964). Việc bảo
vệ và duy trì các loài kẻ thù tự nhiên trong hệ
sinh thái nông nghiệp là rất quan trọng.
Nghiên cứu sinh học, sinh thái học và hành
vi học của các loài thiên địch cũng nh vai
trò của chúng trong việc hạn chế sinh sản
của các loài sâu hại để có thể dự báo số
lợng các loài dịch hại cây trồng cũng rất
cần thiết (Novojilov, Sapiro, 1979) (Đờng
Hồng Dật dịch). Một số kết quả nghiên
cứu về thiên địch sâu hại đậu tơng đã cho
thấy, thành phần các loài thiên địch rất đa

dạng và phong phú (Phạm Văn Lầm 1995, Vũ

18





Quang Côn và ctv. 1996, Đặng Thị Dung,
1999), Dang Thi Dung et al. 1999). Tuy
nhiên, những nghiên cứu về sinh học, sinh
thái và vai trò của nhiều loài ký sinh sâu hại
đậu tơng ở nớc ta cha nhiều. Bài báo góp
phần cung cấp nguồn thông tin cho khoa học,
làm cơ sở cho việc lợi dụng ong T. subitus sẵn
có trên đồng ruộng để hạn chế tác hại do loài
bọ xít xanh vai đỏ gây ra trên đậu tơng.

2. Vật liệu và phơng pháp
nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống đậu tơng DT.84
Bọ xít xanh vai đỏ (Piezodorus
hybneri)
Ong ký sinh trứng bọ xít xanh vai đỏ
(Telenomus subitus Le)
2.2. Phơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ong
Telenomus subitus Le
* Nuôi trởng thành bọ xít xanh vai đỏ

(thu thập từ ngoài đồng về) trên luống đậu
tơng có cách ly vải màn để có trứng vật
chủ sạch (là trứng cha bị nhiễm ký sinh).
Những ổ trứng sạch này đợc sử dụng cho
nghiên cứu đặc tính sinh vật học của ong ký
sinh Telenomus subitus.
* Nghiên cứu vòng đời, khả năng sinh
sản của ong T.subitus: chúng tôi cho từng
cặp ong (1 đực và 1 cái) vào trong từng
ống nghiệm có kích thớc 20 x 2 (cm).
Trong mỗi ống nghiệm đặt 1 ổ trứng bọ xít
xanh vai đỏ từ 0 đến 2 ngày tuổi. Thức ăn
cho ong là mật ong 100%. Hàng ngày thay ổ
trứng bọ xít mới cho đến khi ong cái chết.
* Theo dõi thời gian sống của trởng
thành ong T. subitus dới ảnh hởng của
yếu tố thức ăn, chúng tôi bố trí 4 công thức
(CT). CT1: Mật ong 100%, CT2: Mật ong
50%, CT3: Nớc đờng 50% và CT4: Nớc
lã (đối chứng).
Phơng pháp điều tra:
* Để đánh giá vai trò của ong T. subitus,
chúng tôi điều tra mật độ trứng bọ xít xanh vai
đỏ (vật chủ) theo giai đoạn sinh trởng của cây
đậu tơng (Viện Bảo vệ thực vật, 1998): điều
tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m
2
. Đồng thời
thu thập trứng vật chủ trên đồng đậu tơng để
xác định tỷ lệ trứng bị ký sinh.


3. Kết quả nghiên cứu và thảo
luận
3.1.Thời gian phát triển các pha trớc
trởng thành của ong T. subitus Le
(Scelionidae : Hymenoptera)
Đây là một chỉ tiêu sinh học có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát
triển số lợng quần thể, thể hiện khả năng
hạn chế sự phát triển của chủng quần dịch
hại. Thời gian này càng ngắn thì sức tăng
quần thể càng cao, khả năng điều hoà số
lợng quần thể dịch hại càng lớn. Kết quả
nghiên cứu chỉ tiêu này đợc thể hiện ở
bảng 1.

Bảng 1: Thời gian phát triển các pha trớc trởng thành của ong T. subitus Le ký sinh
trong trứng bọ xít xanh vai đỏ
Thời gian phát triển (ngày)
Đợt thí nghiệm
Tổng cá thể
thí nghiệm
Ngắn
nhất
Dài nhất Trung bình
Nhiệt độ
trung bình
(
0
C)

Độ ẩm
trung bình
(%)
Đợt I 31 7 9 8,58 0,22 27,3 85,7
Đợt II 30 7 9 8,19 0,26 28,1 87,6
Đợt III 35 8 11 9,24 0,96 26,6 83,2
Trung bình chung 32 7,33 9,67 8,73 0,53 27,5 85,5
Ghi chú:

- Sai số ớc lợng ở mức ý nghĩa

= 0,05


20

19





Bảng 2: Thời gian sống của trởng thành ong T. subitus Le

Thời gian sống (ngày)
Công thức thí
nghiệm
Tổng cá thể thí
nghiệm
Ngắn nhất Dài nhất

Trung bình
Ong không hoạt động sinh sản
Mật ong 100% 10 5 21
15,6 5,76
a

Mật ong 50% 10 3 14
7,64 3,58
b

Nớc đờng 50% 10 3 11
6,56 2,75
b

Nớc lã (đối chứng) 10 2 6
4,48 1,23
c

Ong có hoạt động sinh sản
Mật ong 100% 10 3 6
4,75 1,23
a

Nớc lã (đối chứng) 10 2 4
2,86 0,95
b


Ghi chú: Trong phạm vi cùng cột, cùng chỉ tiêu thí nghiệm, cùng chữ cái - không có sự sai khác ở mức ý nghĩa


=
0,05; - Nhiệt ẩm độ trung bình trong thời kỳ thí nghiệm: 27,3
0
C và 84,4%.

Số liệu bảng 1 cho thấy, thời gian phát
triển các pha trớc trởng thành của ong T.
subitus Le ký sinh trong trứng bọ xít xanh vai
đỏ khá ngắn, chỉ khoảng 7 11 ngày, trung
bình 8,73 0,53 ngày ở điều kiện nhiệt-ẩm
độ trung bình là 27,5
0
C và 85,5%. Nh vậy,
trong một tháng loài ong này có thể hình
thành 3 thế hệ, khả năng hạn chế số lợng vật
chủ sẽ rất lớn. So với kết quả nghiên cứu của
Bùi Xuân Phơng (2003), thời gian phát triển
các pha trớc trởng thành của ong T. subitus
trong trứng bọ xít đen hại lúa là 9 13 ngày,
trung bình 11,14 0,76 ngày ở điều kiện
nhiệt-ẩm độ 20-30
0
C và 70-86,3%. Nh vậy,
thời gian phát triển trớc trởng thành của
loài ong T. subitus trong trứng bọ xít vanh vai
đỏ ngắn hơn trong trứng bọ xít đen khoảng 2
ngày ở cùng điều kiện nhiệt-ẩm độ tơng tự.
3.2. Thời gian sống của trởng thành ong
T. subitus Le trong phòng thí nghiệm
Thời gian sống tự do của trởng thành

ong ký sinh trứng bọ xít xanh vai đỏ nói
riêng và các loài thiên địch nói chung rất có
ý nghĩa trong việc điều hoà số lợng chủng
quần dịch hại. Thời gian này càng dài, khả
năng tìm kiếm vật chủ để đẻ trứng ký sinh
và khả năng duy trì nòi giống càng lớn. Kết
quả nghiên cứu chỉ tiêu này đối với loài T.
subitus đợc thể hiện ở bảng 2.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy,
nếu không tìm thấy trứng vật chủ để đẻ
trứng ký sinh (ong không hoạt động sinh
sản), thời gian sống của nó dài gấp hơn 3
lần so với những con ong cái có hoạt động
sinh sản nếu chúng tìm đợc thức ăn là
chất thải của rệp hoặc mật của những loài
hoa có hàm lợng đờng cao. Và nếu chỉ
hút đợc nớc ma, nớc sơng thì thời
gian này cũng dài gấp gần 2 lần so với
những ong cái có hoạt động sinh sản.
Trong tự nhiên, thời gian sống của loài ong
này có thể dài hoặc ngắn hơn phụ thuộc
nhiều vào điều kiện thời tiết.
3.3. Khả năng sinh sản của ong T. subitus
Le trong phòng thí nghiệm
Sự tồn tại và phát triển số lợng của
mỗi loài côn trùng phụ thuộc chủ yếu vào
khả năng sinh sản. Khả năng này của côn
trùng lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
chẳng hạn nh nhiệt-ẩm độ, thức ăn, sức
sống của ong non trong vật chủ, môi

trờng không gian mà nó tồn tại v.v. Với
mục đích tìm hiểu khả năng điều hoà số
lợng vật chủ của loài ong T. subitus đối
với bọ xít xanh vai đỏ trên đồng ruộng
đậu t
ơng, chúng tôi tiến hành thí nghiệm
nuôi sinh học. Kết quả đợc trình bày ở
bảng 3.


20






Bảng 3. Khả năng sinh sản của ong T. subitus Le trong phòng thí nghiệm
Số trứng vật chủ bị ký sinh qua các ngày (quả/cái)
Công thức thí
nghiệm
Tổng
số cặp
TN
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6
Tổng số trứng
TB bị KS
(quả/cái)
Mật ong 100% 5 19,4 23,2 17,8 19,4 11,6 7,8
99,2

*
Nớc lã 5 21,6 18,4 8,2 3,6 - - 51,8
Ghi chú : TN Thí nghiệm ; TB Trung bình; KS Ký sinh; * - Sai khác ở mức ý nghĩa = 0,05.

Bảng 4. Diễn biến mật độ trứng bọ xít xanh vai đỏ và tỷ lệ trứng bị ký sinh bởi
T. subitus trên đậu tơng hè-thu 2003 tại Đa Tốn, Gia Lâm Hà Nội
Tỷ lệ ký sinh
Giai đoạn sinh
trởng
Mật độ trứng
(ổ/m
2
)
Tổng số trứng
theo dõi (quả)
Số trứng bị ký
sinh (quả)
Tỷ lệ ký sinh
(%)
2-3 lá kép 0,05 87 34 39,08
4-5 lá kép 0,15 112 52 46,43
6-7 lá kép 0,40 151 83 54,97
Hoa 0,52 127 74 71,65
Hoa-Quả non 0,85 256 217 84,76
Quả non 0,74 143 82 87,41
Quả chắc 0,66 128 59 75,78
Chín sinh lý 0,52 77 51 87,01
Trung bình
0,49 0,19


68,39 13,25

Số liệu nghiên cứu cho thấy rằng, loài
ong T. subitus có khả năng sinh sản rất lớn.
ở công thức cho ăn mật ong 100%, trung
bình mỗi ong cái đẻ ký sinh đợc 99,2 quả
trứng vật chủ. Còn ở công thức cho ăn nớc
lã, mỗi ong cái cũng đẻ ký sinh đợc 51,8
quả trứng vật chủ. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu
của tác giả Bùi Xuân Phơng (2003) về khả
năng sinh sản của loài ong T. subitus trên
trứng của bọ xít đen Scotinophora lurida.
Điều này lý giải tại sao trên đồng ruộng đậu
tơng vụ hè-thu, tỷ lệ trứng của loài bọ xít
xanh vai đỏ bị ký sinh bởi loài ong này rất
cao.
3.4. Đánh giá vai trò của ong ký sinh
trứng bọ xít xanh vai đỏ T. subitus Le
trên đậu tơng hè-thu 2003 tại Đa Tốn,
Gia Lâm Hà Nội
Xu thế đa dạng hoá cây trồng ngày một
cao kéo theo sự biến đổi thành phần cũng
nh số lợng của nhiều loài sinh vật sống
trên nhiều sinh cảnh. Bọ xít xanh vai đỏ là
loài côn trùng đa thực, nên sự có mặt của nó
trên đồng ruộng đậu tơng có thể thay đổi
tuỳ theo nguồn thức ăn, điều kiện thời tiết
cũng nh lực lợng thiên địch. Do đó, vai
trò của các loài thiên địch nói chung, của

ong T. subitus nói riêng cũng phụ thuộc vào
sự tồn tại của vật chủ. Kết quả nghiên cứu
chỉ tiêu này đợc trình bày ở bảng 4.
Số liệu bảng 4 cho thấy, ngay từ đầu
vụ, khi cây đậu tơng mới phát triển 2-3 lá
kép, đã xuất hiện trứng bọ xít xanh vai đỏ,
tuy nhiên với mật độ rất thấp (0,05 ổ/m
2
).
Lúc này tỷ lệ ký sinh đạt 39,08%. Sau đó
mật độ ổ trứng tăng dần, kéo theo sự gia
tăng về tỷ lệ trứng bị ký sinh. Điều này rất
phù hợp, vì trởng thành bọ xít xanh vai đỏ
di chuyển từ sinh cảnh khác sang sinh cảnh
đậu tơng (thức ăn giàu dinh dỡng) để
sống và sinh sản. Đỉnh cao mật độ trứng

21






ứng với giai đoạn cây đậu tơng ra hoa đến
quả chắc và tỷ lệ trứng bị ký sinh cũng rất
cao từ giai đoạn đó (71,65 - 87,41%). Trung
bình chung về tỷ lệ ký sinh trong cả vụ đạt
68,39 13,25%. Đây là một tỷ lệ rất cao so
với tỷ lệ ký sinh chung của nhiều loài côn

trùng ký sinh khác. Loài T. subitus đã thể
hiện vai trò quan trọng trong việc hạn chế
mật độ bọ xít xanh vai đỏ trên đồng ruộng
đậu tơng. Do vậy, mặc dù khả năng sinh
sản của loài bọ xít xanh vai đỏ khá lớn
(trung bình 45,6 54 quả/cái) (Nguyễn
Trung Kiên, 2000), nhng mật độ của nó ở
trên đồng ruộng đậu tơng luôn không cao
nh loài bọ xít xanh (Nezara viridula).
4. kết luận
Ong T. subitus Le ký sinh trong trứng
bọ xít xanh vai đỏ có thời gian phát triển
các pha trớc trởng thành ngắn (7 11
ngày), trung bình 8,73 0,53 ngày ở điều
kiện nhiệt-ẩm độ trung bình là 27,5
0
C và
85,5%. Ong cái T. subitus không hoạt động
sinh sản có thời gian sống dài hơn 2-3 lần
những ong cái có hoạt động sinh sản (15,6
và 4,75 ngày ở điều kiện ăn thêm mật ong
100%; 4,48 và 2,86 ngày ở điều kiện ăn
thêm nớc lã). Mật ong 100% là thức ăn tốt
nhất cho ong T. subitus cả về thời gian sống
và khả năng sinh sản (4,75 ngày và đẻ ký
sinh đợc 99,2 quả trứng bọ xít). Với thức
ăn là nớc đờng 50% và mật ong 50%
thời gian sống của ong ký sinh, trứng bọ xít
xanh vai đỏ tơng đơng nhau (6,56 - 7,64
ngày). Với thức ăn nớc lã, thời gian sống

và khả năng sinh sản thấp nhất (2,86 ngày
và đẻ ký sinh đợc 51,8 quả trứng bọ xít).
Ong T. subitus có vai trò quan trọng
trong việc hạn chế mật độ bọ xít xanh vai
đỏ. Mặc dù mật độ trứng bọ xít xanh vai đỏ
trên đồng ruộng đậu tơng không cao lắm
(trung bình 0,49 0,19 ổ/m
2
), song tỷ lệ
trứng ký sinh vẫn đạt rất cao, trung bình cả
vụ 68,39 13,25%.

Tài liệu tham khảo
Vũ Quang Côn, Khuất Đăng Long và Đặng Thị
Dung, (1996). "Kết quả nghiên cứu bớc
đầu về thành phần, sinh học, sinh thái của
các loài ký sinh trên đậu tơng ở phía Bắc
Việt Nam". Tạp chí BVTV số 5 (149), tr.
36-40.
Dang Thi Dung and Vu Quang Con, (1999).
"Composition of parasitic insects of
soybean cutworm and eco-biological
characteristics of Microplitis prodeniae
Rao et Chandry (Hym.:Braconidae)
parasitic on Spodoptera litura F.
(Lep.:Noctuidae) in Hanoi and sorrouding
areas in Vietnam". Malaysian Appl.
Biology, Vol. 28 (1&2), pp. 63-67.
Đặng Thị Dung, (1999). "Côn trùng ký sinh và
mối quan hệ của chúng với sâu hại chính

đậu tơng vùng Hà Nội và phụ cận". Luận
án Tiến sĩ Nông nghiệp, tr. 59-61.
Nguyễn Trung Kiên (2000). Bọ xít hại đậu
tơng, đặc điểm sinh học sinh thái của
loài bọ xít xanh vai đỏ Piezodorus hybneri
(Gmelin) (Pentatomidae : Hemiptera) vụ
xuân 2000 tại Gia Lâm Hà Nội. Báo cáo
tốt nghiệp, ĐHNN I, tr. 51-52.
Phạm Văn Lầm, (1993). "Kết quả bớc đầu thu
thập và định loại thiên địch của sâu hại đậu
tơng". Tạp chí BVTV" số 1, tr. 12-15.
Đoàn Thị Thanh Nhàn (chủ biên) và ctv, (1996).
Giáo trình cây công nghiệp. Nxb Nông
nghiệp Hà Nội, tr. 5.
Novojilov K. V., Sapiro V. A. (Đờng Hồng Dật
dịch 1979). Các con đờng bảo vệ sâu ăn
sâu khi dùng thuốc hoá học. Trong Những
nghiên cứu về BVTV Tập IV. Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 40.
Paul DeBach, (1964). Biological Control of
Insect Pests and Weeds, Chapman and Hall
Ltd, II New Fetter Lane Lodon E.C.4 : 5-8.
Bùi Xuân Phơng, (2003). Nghiên cứu đặc
điểm sinh vật học, sinh thái học và vai trò
của 3 loài ong (
Telenomus subitus Le,
Gryon cromion Kozlov et Le, Ooencyrtus
malayensis Ferriere) ký sinh trứng bọ xít
hại lúa vùng Hà Nội và phụ cận. Tóm tắt
luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, tr.24.


22












20

×