Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PROTEIN TRÊN NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU VÀ TỶ LỆ MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU SO VỚI LYSINE TRONG THỨC ĂN HỖN HỢ P CHO LỢN CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC TH ÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TẠ VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PROTEIN TRÊN NĂNG
LƢỢNG TRAO ĐỔI CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ AXIT AMIN
THIẾT YẾU VÀ TỶ LỆ MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU
SO VỚI LYSINE TRONG THỨC ĂN HỖN HỢ P CHO
LỢN CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2008


Đ ẠI H ỌC TH ÁI NGUY ÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TẠ VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PROTEIN TRÊN NĂNG
LƢỢNG TRAO ĐỔI CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ AXIT AMIN
THIẾT YẾU VÀ TỶ LỆ MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU
SO VỚI LYSINE TRONG THỨC ĂN HỖN HỢ P CHO
LỢN CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA
Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số : 60-62-40


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Liên
PGS.TS Trần Văn Phùng

Thái Nguyên, năm 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả

Tạ Văn Dũng


3

LỜI CÁM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- TS. Nguyễn Thị Liên, PGS.TS. Trần Văn Phùng, những người hướng
dẫn khoa học trực tiếp đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng từ những bước
nghiên cứu ban đầu và cả trong quá trình thực hiện viết luận văn.
- Ban lãnh đạo Phịng thí nghiệm trung tâm- Trường Đại học Nông Lâm,
Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu khoa
học được thuận lợi.

- Tập thể các thầy cô giáo và sinh viên Khoa Chăn nuôi Thú y, Khoa sau
đại học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, sinh viên thực tập
của Trường trung học Kinh tế kỹ thuật tỉnh Tuyên Quang đã trực tiếp giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu cho tác giả hoàn thành luận văn này.
- Cảm ơn các nhà Khoa học trong ngành, các đồng nghiệp, lãnh đạo và
cán bộ của Công ty giống vật tư nông nghiệp, Dự án RIDP, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, bạn bè và người thân đã động viên giúp
đỡ tơi trong q trình cơng tác và học tập.

Tác giả

Tạ Văn Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Cs :

Cộng sự

ĐVT:

Đơn vị tính


ĐC:

Đối chứng

IFAD:

Quỹ phát triển Nơng nghiệp Quốc tế

KL:

Khối lƣợng

ME:

Năng lƣợng trao đổi

NL:

Năng lƣợng

TĂ:

Thức ăn

TN:

Thí nghiệm

TTTA:


Tiêu tốn thức ăn

FAO :

Tổ chức Lƣơng nơng Thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triể n cua nên kinh tê đât nƣơc ,
̉
̀
́ ́
́
ngành chăn nuôi gia súc đã có nhiều tiến bộ vƣợt bậc cả về số lƣợng lẫn chất
lƣơng. Giá trị sản lƣợng của ngành chăn nuôi tăng
̣

(giá cố định năm 1994) tƣ
̀

11.651 tỷ đồng năm 1992 lên đên 21.199,7 tỷ đồng năm 2002 và đến cuối năm
́
2007 đạt 29.200 tỷ đồng. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi , ngành
công nghiêp san xuât thƣc ăn gia suc đa co nhƣng tiên bô đang kê . Sản xuất thức

̣
̉
́
́
́
̃ ́
̃
́
̣ ́
̉
ăn công nghiêp tăng ca vê sô lƣơng tuy ệt đối cũng nhƣ tƣơng đối so với tổng số
̣
̉ ̀ ́
̣
thƣc ăn gia suc tiêu thu . Chỉ tính riêng trong khoang tƣ năm 1990 đến nay, sản
́
́
̣
̉
̀
lƣơng thƣc ăn công ng hiêp tăng tƣ 0,04 triêu tân v ào năm 1990 tăng lên 1,05
̣
́
̣
̀
̣ ́
triêu tân vào năm 1996, năm 2000 tăng lên đên 2,7 triêu tân; đạt 3,5 triêu tân
̣ ́
́
̣ ́

̣ ́
trong năm 2003 và đến cuối năm 2007 đạt sản lƣợng là 4,4 triệu tấn và có xu
hƣơng cang ngay cang tăng.
́
̀
̀
̀
Có đƣợc những thành tựu đó là nhờ chính sác h mơ cƣa cua Đang va Nha
̉ ̉
̉
̉
̀
̀
nƣớc ta cùng sƣ cô găng n ỗ lực của các doanh nghiệp , trong đó có đong gop
̣ ́ ́
́
́
không nho cua cac nha khoa hoc vê dinh dƣơng thƣc ăn gia suc
̉ ̉
́
̀
̣
̀
̃
́
́

. Trong những

năm gân đây , tình hình nghiên cứu và phát triển chăn n uôi va đăc biêt la trong

̀
̀ ̣
̣ ̀
lĩnh vƣc thức ăn gia súc đã có nhiều tiến bộ rõ rệt . Nhƣng tiên bô trong lĩ nh vƣc
̣
̃
́
̣
̣
nghiên cƣu vê dinh dƣơng thƣc ăn gia suc đa gop phân cai thiên năng suât va
́
̀
̃
́
́
̃ ́
̀
̉
̣
́ ̀
chât lƣơng san phâm chăn nuôi đap ƣng nhu câu ngay cang tăng cua xa hôi
́
̣
̉
̉
́ ́
̀
̀
̀
̉

̃ ̣

và

hƣơng tơi xuât khâu . Các nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dƣỡng và thức ăn gia
́
́
́
̉
súc trong những năm qua tâp trung vao:
̣
̀
- Xác định thành phần hoá học gần

đúng của các loại nguyên liệu làm

thƣc ăn cho gia suc , gia câm. Xác đị nh thanh phân cac axit amin cung nhƣ cac
́
́
̀
̀
̀
́
̃
́
phƣơng phap ƣơc tí nh gia trị năng lƣơng tiêu hoa, trao đôi cho lơn, gà.
́
́
́
̣

́
̉
̣
- Nghiên cƣu xac đị nh ty lê tiêu hoa va kha năng t hoa cac chât dinh dƣơng
́
́
̉ ̣
́ ̀
̉
iêu ́ ́
́
̃ .
- Nghiên cƣu xac đị nh nhu câu các chất dinh dƣỡng : năng lƣơng, protein,
́
́
̀
̣
axít amin cho các loại gia suc , gia câm khac nhau ; xác định nhu cầu các axít
́
̀
́
amin và xem xet môi quan hê vơi nhu câu năng lƣơng.
́
́
̣ ́
̀
̣

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





6

- Nghiên cƣu vê chê biên nguyên liêu đê tăng kha năng t iêu hoa cua thƣc
́
̀
́ ́
̣
̉
̉
́ ̉
́
ăn, tân dung cac phu phê phâm đê ha gia thanh thƣc ăn chăn nuôi cung nhƣ loai
̣
̣
́
̣
́
̉
̉ ̣ ́ ̀
́
̃
̣
trƣ cac đôc tô, kháng dinh dƣỡng trong các loại thức ăn gia súc, gia câm.
̀ ́
̣ ́
̀
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, việc nghiên cứu về dinh dƣỡng và thức

ăn cho lợn con có một vai trò hết sức quan trọng, đây là một trong nhiều yếu tố
quyết định năng suất chăn nuôi lợn nái sinh sản. Chúng ta biết rằng, quá trình
sinh trƣởng và phát triển của của lợn con giai đoạn sau cai sữa từ 5 - 15 kg đòi
hỏi đầy đủ về nhu cầu dinh dƣỡng đặc biệt là protein. Về thực chất, nhu cầu
protein của lợn con chính là nhu cầu về các axit amin. Nếu bổ sung không đầy
đủ các axit amin thiết yếu cho lợn con về số lƣợng và tỷ lệ sẽ ảnh hƣởng xấu đến
sinh trƣởng của lợn con, lợn chậm lớn, còi cọc, ảnh hƣởng đến khả năng sản
xuất của các giai đoạn tiếp theo. Mặt khác nếu trong khẩu phần ăn cho lợn con
trong giai đoạn này có đủ hoặc dƣ thừa lƣợng protein mà không đủ về số lƣợng
và tỷ lệ các axit amin thiết yếu sẽ dẫn đến việc đào thải protein ra mơi trƣờng,
gây lãng phí thức ăn và ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh sống của cả gia súc lẫn
con ngƣời.
Việc nghiên cứu xác định tỷ lệ protein trên năng lƣợng trao đổi có ý nghĩa
rất quan trọng, đặc biệt khi ta có bổ sung các loại axit amin tổng hợp vào khẩu
phần thức ăn cho lợn.
Ta biết rằng nhu cầu năng lƣợng của lợn thịt gồm hai phần là năng lƣợng
cho nhu cầu duy trì và năng lƣợng cho nhu cầu tăng trọng.
Việc tăng năng lƣợng trong thức ăn không có ý nghĩa nếu tỷ lệ protein
(g)/ năng lƣợng (Kcal) vƣợt quá 1/20 ( Từ Quang Hiển, 2002) [2].
Tỷ lệ protein trên năng lƣợng trao đổi khơng hợp lý dẫn đến lãng phí
protein, lợn khơng tiêu thụ hết, giảm hiệu quả kinh tế trong chăn ni.
Thơng thƣờng khi tính tốn nhu cầu về protein trong thức ăn cho lợn con
giai đoạn sau cai sữa có khối lƣợng cơ thể từ 5 - 15 kg, các cơ sở chăn nuôi trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh miền núi nói
chung thƣờng chỉ tính đến lƣợng protein mà ít khi đề cập đến lƣợng axit amin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





7

Do đó, chƣa phát huy hết khả năng sinh trƣởng của lợn con và hiệu quả kinh tế
của chăn nuôi lợn nái sinh sản. Mặt khác các số liệu để áp dụng cân đối khẩu
phần dinh dƣỡng cho lợn con thƣờng là kế thừa từ việc phân tích các nguyên
liệu ở nơi khác, cho nên còn nhiều điểm chƣa phù hợp.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Nghiên cứu
xác định tỷ lệ protein trên năng lƣợng trao đổi có bổ sung một số axit amin thiết
yếu và tỷ lệ một số axit amin thiết yếu so với lysine trong thức ăn hỗn hợp cho
lợn con giai đoạn sau cai sữa”.
Với mục tiêu là:
- Xác định tỷ lệ protein trên năng lƣợng trao đổi có bổ sung một số axit
amin thiết yếu và tỷ lệ một số axit amin thiết yếu so với lysine trong thức ăn hỗn
hợp cho lợn con giai đoạn sau cai sữa từ 5 - 15 kg.
- Xây dựng một số công thức thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa (5
- 15 kg) để áp dụng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản tại tỉnh Tuyên Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chăn ni lợn trên thế giới và ở Việt Nam :
1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Do nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm từ lợn tăng, nên chăn nuôi lợn trên

thế giới phát triển nhanh chóng. Nhóm các nƣớc xuất khẩu nhiều thịt lợn nhất
thế giới bao gồm các nƣớc Đan Mạch, Canada, Ba Lan, Trung Quốc, các nƣớc
nhƣ Nhật Bản, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc là những nƣớc nhập khẩu nhiều thịt
lợn, Mỹ thuộc cả hai nhóm này.
Theo thống kê năm 1999 của Tổ chức Lƣơng Nông thế giới (FAO), tổng
đàn lợn trên thế giới năm 1991 là 857,891 triệu con, đến năm 1998 số lƣợng lợn
là 957,469 triệu con, năm 2002 là 943,471 triệu con và năm 2003 là 956,016
triệu con. Trong đó đàn lợn phân bố không đồng đều giữa các châu lục: Châu á
có số lƣợng đầu lợn cao nhất : 577,025 triệu con, kế đến là châu Âu: 199,254
triệu con, Bắc và Trung Mỹ là 94,074 triệu con, Nam Mỹ là 59,075 triệu con,
châu Phi: 22,398 triệu con, ít nhất là châu Đại dƣơng: 5,016 triệu con. Nƣớc có
đàn lợn cao nhất là Trung Quốc: 485,698 triệu con.
Trong vòng 10 năm (1985-1995), tốc độ tăng đàn lợn hàng năm trên toàn
thế giới là 1,1%. Trong đó tăng nhanh chủ yếu ở các nƣớc đang phát triển, châu
Á tăng 2,7%, Việt Nam tăng 3,5%, Trung Quốc tăng 2,7%, tuy nhiên đối với
Nhật Bản thì trong vòng 10 năm đầu lợn giảm đi mỗi năm là 0,7% (Trần Văn
Phùng và cs, 2004) [5].
Theo thống kê năm 2005 của FAO các nƣớc phát triển chăn nuôi lợn đứng
đầu thế giới (tính theo số lƣợng) bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Ba Lan, Đan
Mạch, Việt Nam, Đức, Nga, Canada, Bỉ,...Theo số liệu năm 1997 từ Cục nghiên
cứu Nông nghiệp nƣớc ngoài của Mỹ, các nƣớc tiêu thụ nhiều thịt lợn
(kg/ngƣời/năm) gồm Đan Mạch, Tây Ban Nha, Hồng Kông, Đức, Hungary, Đài
Loan, Ba Lan, Thụy Điển, Pháp, Trung Quốc...(www.thuvienkhoahoc.com) [29].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9


Theo thông tin của Viện chăn nuôi tháng 12 năm 2007 (www.vcn.vnn.vn)
[30]: “Đàn lợn nuôi tại Trung Quốc đã tăng 3,4% so với tháng trƣớc và số đàn
lợn sẵn sàng xuất chuồng tăng 9,9%. Năm 2007, Trung Quốc có thể nhập khẩu
100.000 tấn thịt lợn, cao gấp 4 lần so với 2006 nhằm đáp ứng nhu cầu trong nƣớc”.
Trong những năm qua ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đã đạt đƣợc
những thành tựu trong việc tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng đàn lợn.
Ngành công nghiệp chăn nuôi lợn trên thế giới là một minh chứng thành công
cho sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, mà mục đích cao cả là
nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lƣợng của sản phẩm cuối cùng.
1.1.2 .Tình hình chăn ni lợn ở Việt Nam
Trƣớc đây, nông dân chủ yếu nuôi lợn để tận dụng các phế phụ phẩm
nông nghiệp (cám gạo, cám ngô, khoai, sắn, rau, bèo...). Ngoài mục đích chăn
ni để tăng thu nhập (từ bán lợn thịt, lợn giống), nơng dân cịn tận dụng các
chất thải từ chăn nuôi lợn (phân, chất độn chuồng) làm nguồn phân hữu cơ chính
cho nhiều loại cây trồng. Lợi nhuận từ chăn nuôi lợn không đáng là bao chủ yếu
là lấy cơng làm lãi, tránh bỏ phí phụ phẩm nông nghiệp và nhiều ngƣời coi nuôi
lợn nhƣ cách "bỏ tiền tiết kiệm vào ống". Ở trung du và miền núi cịn có hình
thức ni lợn thả rơng.
Tuy vậy, trƣớc đây ở nƣớc ta cũng đã phát triển mô hình trại chăn nuôi
hợp tác xã, thành lập các nông trƣờng, trong đó có các trại chăn nuôi cùng với
một số trung tâm giống ở các địa phƣơng, cung cấp giống cho bà con nông dân.
Một số trung tâm mổ và chế biến thịt lợn đã hoạt động và nƣớc ta đã xuất khẩu
thịt lợn sang các nƣớc thuộc Liên Xô cũ và một số nƣớc Đông Âu.
Từ khi có những chính sách kinh tế mới nói chung và những chính sách
trong nơng nghiệp nói riêng của thời kỳ đổi mới, nền nông nghiệp của ta, trong
đó có ngành chăn nuôi đã có những thay đổi rất lớn trong tất cả các khâu từ
nghiên cứu lai tạo giống, quy trình chăn nuôi, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Hình thức chăn nuôi truyền thống của bà con ta vẫn cịn, nhƣng cũng x́t hiện
khơng ít các mơ hình chăn nuôi hiện đại từ quy mô hộ gia đình đến các trung


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

tâm, công ty v.v. Trƣớc sự cạnh tranh về chất lƣợng và giá sản phẩm ở cả thị
trƣờng trong và ngoài nƣớc, chăn nuôi lợn của ta đang tiếp tục đứng trƣớc các
vấn đề cần giải quyết, nhƣ nâng cao chất lƣợng giống, nhập và lai tạo giống bên
cạnh bảo tồn và phát huy ƣu điểm của các giống bản địa, hiện đại hóa quy trình
chăn nuôi, quy trình chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn trong nƣớc và quốc tế về vệ
sinh thực phẩm...(www.thuvienkhoahoc.com) [29].
Việt Nam là một trong những nƣớc nuôi nhiều lợn. Theo số liệu thống kê
của FAO năm 1998 Việt Nam có 18,06 triệu con, đứng hàng thứ 7 trên thế giới,
sau các nƣớc: Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha, đứng hàng
đầu các nƣớc Đông Nam Á và đứng hàng thứ 2 ở Châu Á.
Theo niên giám thống kê của Tổng cục thống kê năm 2002 đàn lợn cả
nƣớc có 23,169 triệu con. Trong giai đoạn từ năm 1990-2002, đàn lợn tăng bình
quân 6,84 %/năm, đàn nái tăng 2,6%, tổng sản lƣợng thịt hơi tăng 16,75%. Bình
quân khối lƣợng xuất chuồng tăng 2,75% và bình quân thịt hơi trên đầu ngƣời
tăng 8,43%.
Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật vào sản xuất ngành chăn nuôi lợn đã có những bƣớc phát triển đáng phấn
khởi. Tổng đàn lợn năm 1969 là 9,023 triệu con, trong giai đoạn 1974-1976 có
xu hƣớng giảm xuống, chỉ có 8,867 triệu con vào năm 1976. Trong giai đoạn từ
1979-1981 đàn lợn bắt đầu tăng lên, đạt 9,396 triệu con vào năm 1981 và tiếp
tục tăng một cách vững chắc trong các năm tiếp theo. Năm 1990 đạt 12,9 triệu
con, năm 1995 đạt 16,307 triệu con, năm 2003 đạt 24,884 triệu con và đến cuối

năm 2007 đàn lợn cả nƣớc đạt 26,561 triệu con.
Về sản lƣợng thịt lợn, trong các năm qua sản lƣợng thịt lợn đã tăng rất
nhanh, từ 0,292 triệu tấn năm 1980 đã tăng lên 1,653 triệu tấn vào năm 2002,
1,800 tấn vào năm 2003. Khối lƣợng xuất chuồng từ 48 kg năm 1980 tăng lên 69
kg năm 1996. Hiện nay chăn nuôi lợn cung cấp khoảng 70% nhu cầu về thịt cho
nhu cầu trong nƣớc (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở nƣớc ta không đồng đều giữa các địa
phƣơng, kể cả việc phát triển số đàn lợn cũng nhƣ năng suất chăn nuôi lợn.
Vùng Đồng bằng sông Hồng có số lƣợng đàn lợn cao nhất, chiếm 27,34% tổng
đàn lợn trong cả nƣớc, vùng Tây Nguyên và Đông nam bộ có số lƣợng đàn thấp
nhất chỉ chiếm từ 5,58-6,66%.
Về năng suất chăn nuôi cũng không đồng đều giữa các vùng sinh thái. Về
chỉ tiêu sản lƣợng thịt lợn hơi sản xuất ra của 1 lợn nái trong 1 năm nhƣ sau:
bình quân cả nƣớc, 1 lợn nái 1 năm sản xuất đƣợc 478,5 kg, trong khi ở Miền
Bắc thành tích ấy là 419,7 kg, Miền đông Nam Bộ là 662,0 kg, ở Đồng bằng
sông Cửu Long là 761,7 kg; còn ở Trung du Miền núi 1 lợn nái 1 năm chỉ sản
xuất đƣợc 322,5 kg (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [5].
Về công tác giống lợn đã tiến hành điều tra cơ bản ở từng khu vực và toàn
quốc; kết quả điều tra đã góp phần vẽ nên bức tranh hiện trạng chăn nuôi trong
toàn quốc và khu vực.
Để cải tiến giống lợn, đã tiến hành nhập các giống lợn ngoại nhƣ: lợn
Landrace từ Liên Xô (cũ) năm 1968, lợn Yorkshire từ Cu Ba năm 1981, lợn

Edel (Đông Đức) năm 1974, năm 1970 nhập lợn Landrace từ Trung Quốc, lợn
Duroc từ năm 1978…Trong các năm về sau đã tiến hành nhập các giống lợn nhƣ
Duroc, Pietrain, Landrace, Yorkshire.. từ nhiều nƣớc khác nhau nhƣ Nhật, Bỉ,
Anh, Pháp, Canada, Mỹ… nhằm làm tƣơi máu các giống lợn ngoại đã có ở trong
nƣớc và cải tạo đàn lợn nội trong nƣớc.
Việc cải tạo đàn giống địa phƣơng bằng việc tăng cƣờng công tác chọn
lọc và lai tạo với các giống lợn nhập nội cao sản nhƣ: Pietrain, Landrace,
Yorkshire… đã góp phần nâng cao đáng kể năng suất chăn nuôi lợn. Các công
thức lai kinh tế giữa đực ngoại với cái nội rất có hiệu quả trong các năm qua là:
Lợn đực đại Bạch x nái Móng Cái (hoặc nái Ỉ, Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên…),
Landrace x Móng cái, Landrace x Lang Hồng…
Ở các tỉnh phía Bắc cơng thức lai (Đại Bạch x Móng cái) đƣợc áp dụng
rộng rãi nhất nhờ chủ trƣơng “Móng Cái hoá” đàn lợn nái, hiện nay đàn lợn nái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

Móng Cái chiếm 40-45% và nái lai (Đại Bạch x Móng cái) chiếm 35-40% trong
tổng đàn lợn nái của các tỉnh phía Bắc.
Ở các tỉnh phía Nam, đàn lợn nái lai 50%, máu ngoại chiếm 60-65%, nái
nội chiếm 30% tổng đàn nái.
Hiện nay, do nhu cầu của nhân dân về thịt lợn nạc ngày càng cao, việc
nghiên cứu đƣa vào chăn nuôi đại trà lợn lai có tỷ lệ máu ngoại cao hoặc giữa
các giống lợn ngoại với nhau là một việc làm cần thiết và đã đạt đƣợc những
tiến bộ đáng kể.
Trong thời gian qua, chăn nuôi lợn đã tăng tỷ lệ thịt nạc từ 33,6% ở lợn

nội lên 40,6% ở lợn lai (Miền bắc) và từ 34,5 % ở lợn nội lên 42,6% ở lợn lai
(Miền nam). Hiện nay, cả nƣớc sản xuất khoảng 3,5 triệu lợn ngoại có tỷ lệ nạc
trung bình trên 51% chất lƣợng tốt, khối lƣợng thịt trung bình 80-95 kg, sản xuất
12 triệu lợn lai nội với lợn ngoại, khối lƣợng trung bình 65-85 kg, tỷ lệ nạc trung
bình 38-51% tuỳ từng công thức lai. Khoảng 6 triệu lợn nội thuần, chủ yếu nuôi
ở vùng sâu, vùng xa, khối lƣợng trung bình 35-55 kg/con.
Thức ăn chăn ni chiếm 70% chi phí giá thành sản phẩm chăn nuôi. Do
đó nghiên cứu và đầu tƣ công nghệ cho chế biến thức ăn chăn nuôi trong những
năm gần đây đƣợc quan tâm nhiều hơn. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng từ 3,8-4,0
kg giảm xuống còn 2,9-3,1 kg đối với lợn trong nghiên cứu.
Công nghiệp sản xuất và chế biến thức ăn cho lợn đã và đang phát triển
rất nhanh, là một trong những yếu tố cơ bản góp phần nâng cao năng suất chăn
nuôi lợn ở nƣớc ta.
Tuy nhiên, trong những năm tới, ngành chăn nuôi còn rất nhiều thách
thức, đó là giá thức ăn gia súc cao, chất lƣợng thức ăn chƣa đƣợc kiểm soát,
năng suất ngành chăn nuôi thấp, hệ thống giống vật nuôi chƣa hình thành, nƣớc
ta vẫn cơ bản không tránh khỏi tình trạng thiếu nghiêm trọng nguyên liệu làm
thức ăn dùng cho chăn ni, thị trƣờng tiêu thụ vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, tình
hình dịch bệnh vẫn là mối đe doạ đối với vật nuôi, hội nhập kinh tế khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

(AFTA) và kinh tế thế giới (WTO) vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với
ngành chăn nuôi.
Trong những giải pháp góp phần đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển chăn

ni đó là hệ thống chính sách, trong đó quan trọng nhất là chính sách liên quan
đến giống vật ni, chính sách đối với sản x́t, chế biến thức ăn chăn nuôi.
Trong sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, phải tạo đƣợc nguyên liệu
thức ăn với giá thành hạ. Tạo điều kiện để ngƣời sản xuất ngô lai trong nƣớc,
nâng sản lƣợng từ 2,13 triệu tấn (trong đó dành cho chăn nuôi khoảng 1,2 triệu
tấn) tăng lên 5 triệu tấn cho chăn nuôi vào năm 2010. Hỗ trợ nghiên cứu dinh
dƣỡng vật nuôi và khuyến nông trong áp dụng sản xuất, chế biến và sử dụng
thức ăn chăn nuôi khoa học và hợp lý (Nguyễn Đăng Vang, 2002) [13].
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở nƣớc ta đã tăng trƣởng khá về
tổng đàn, chất lƣợng đàn cũng nhƣ quy mô sản xuất, kim ngạch xuất khẩu. Tuy
nhiên, so với yêu cầu và khả năng thì kết quả này cịn q khiêm tốn. Tình hình
chăn ni lợn ở các tỉnh cũng có sự khác biệt. Hầu hết những tỉnh có số lƣợng
đầu lợn cao tập trung ở phía Bắc, bởi vì các tỉnh này vừa qua đã phát triển mạnh
loại lợn sữa và lợn choai xuất khẩu.
Các tỉnh có đàn lợn lớn nhất là: Hải Dƣơng: 0, 6 triệu con, Bắc Giang: 0,7
triệu con, Hà Tây: 0,9 triệu con, Thái Bình 0,7 triệu con, Thanh Hóa: 1,1 triệu
con, Nghệ An: 0,8 triệu con, Đồng Nai: 0,6 triệu con. Các tỉnh cịn lại đều có số
lƣợng lợn ni dƣới 400.000 con (www.vcn.vnn.vn) [30].
1.1.3. Tình hình chăn ni lợn ở Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc, có diện tích: 5.868 km2,
dân số: 727.751 ngƣời. Tỉnh Tun Quang có quy mơ diện tích ở mức trung
bình so với cả nƣớc, bình quân diện tích tự nhiên theo đầu ngƣời là 0,87
ha/ngƣời (năm 2004). Đất đai Tuyên Quang tƣơng đối tốt, có thể tạo ra vùng
chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến. Diện
tích đất nơng nghiệp: 70.195 ha, chiếm 11,96%, đất lâm nghiệp có rừng 445.848

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





14

ha, chiếm 76,16%, đất ở 5.156 ha và đất chƣa sử dụng 26.765 ha
(www.tuyenquang.gov.vn) [31].
Định hƣớng phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 của tỉnh đã xác định
là: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trƣởng kinh tế
(GDP) bình quân hàng năm trên 14%. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo
hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (đến năm 2010) : Công
nghiệp, xây dựng 40%; Các ngành dịch vụ 35%; Nông lâm nghiệp 25%. Đẩy
mạnh phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh, phát triển nhanh
các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, đồng thời tiếp tục coi trọng phát triển kinh tế
nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trƣờng.
Khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh, mở rộng hợp tác, liên
doanh, liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, chủ
động hội nhập kinh tế; đột phá mạnh trên các lĩnh vực quy hoạch phát triển kinh
tế-xã hội, phát triển công nghiệp, giao thơng, thơng tin, các chính sách khuyến
khích ƣu đãi và kêu gọi đầu tƣ, cải cách hành chính. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chuyển dịch cơ cấu cây
trồng để có giá trị kinh tế cao; đổi mới công nghệ chế biến nâng cao chất lƣợng
sản phẩm trong nông nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Sửa đổi,
bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách ƣu đãi đầu tƣ, tạo mơi trƣờng thơng
thống và thuận lợi thu hút các nguồn lực để đầu tƣ, phát triển kinh tế.
Phát huy hiệu quả nội lực, khuyến khích các thành phần kinh tế phát
triển. Triển khai thực hiện các dự án phát triển công nghiệp, các sản phẩm có lợi
thế cạnh tranh. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Phấn đấu đƣa
Tuyên Quang trở thành một tỉnh có nền kinh tế phất triển cân đối, vững chắc theo cơ
cấu Công nghiệp-dịch vụ-nông lâm nghiệp (1www.tuyenquang.gov.vn) [32].
Đối với tỉnh Tuyên Quang có tiềm năng về phát triển chăn nuôi, với

nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn tƣơng đối dồi dào; trong đó chủ yếu là lúa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

ngô, đậu đỗ, khoai lang, sắn; hiện nay đang áp dụng các loại giống mới để nâng cao
năng suất và chất lƣợng sản phẩm (IFAD, 2001) [26].
Tổng đàn lợn của Tuyên Quang tăng dần qua các năm, năm 2005 tổng đàn lợn
của tỉnh là 343.011 con, năm 2006 là 390.445 con và năm 2007 là 418.106 con.
Tốc độ tăng đàn lợn của tỉnh bình quân từ năm 2005 đến năm 2007 là 10,41%.
Mô hình chăn nuôi lợn của tỉnh đang phát triển theo hƣớng chăn nuôi tập
trung với quy mô lớn tạo sản phẩm hàng hoá. Đã xuất hiện nhiều hộ gia đình
nuôi lợn hƣớng nạc.
Chăn nuôi lợn nái sinh sản tại tỉnh đã bắt đầu đƣợc quan tâm và từng bƣớc
phát triển. Tuy nhiên, quy mơ chăn ni cịn nhỏ, qua điều tra 1.347 hộ chăn
nuôi tại 5 huyện trong tỉnh, chỉ có 477 hộ nuôi lợn nái chiếm 35,41%, trong đó
đa phần chỉ nuôi 1 con chiếm 87,21%, số hộ nuôi 2 con chiếm 12,79%.
Các chỉ tiêu về khối lƣợng lợn con ở các độ tuổi khác nhau còn thấp, điều
này cho thấy mức độ đầu tƣ về kỹ thuật và thức ăn của các hộ chăn nuôi cịn hạn
chế (Trần Văn Phùng, 2005) [6].
Mơ hình chăn ni theo kiểu tận dụng của hộ gia đình vẫn còn là chủ yếu
tại các địa phƣơng trong tỉnh, hình thức chăn nuôi này chƣa thực sự phát huy
đƣợc hiệu quả (Vũ Quốc Huy và cs, 2006 ) [3].
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1. Một số vấn đề liên quan đến công tác giống lợn:
Lai tạo là một biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi

và chất lƣợng sản phẩm thông qua tận dụng ƣu thế lai.
Hiện nay, rất nhiều chƣơng trình lai tạo, nhân giống lợn nuôi thịt. Thuật
ngữ ƣu thế lai lần đầu tiên đƣợc nhà khoa học ngƣời Mỹ tên là Shull đề xuất vào
năm 1914. Theo ông, ƣu thế lai là tập hợp của những hiện tƣợng liên quan đến
sức phát triển nhanh hơn, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn và năng suất cao
hơn ở thế hệ đời con so với bố mẹ. Hiện nay ở nhiều nƣớc có chăn nuôi lợn phát
triển, 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai hybrid. Tại đó, ƣu thế lai đƣợc coi nhƣ là
một nguồn lực sinh học để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm chăn ni.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

Định hƣớng nghiên cứu và phát triển đàn lợn lai đến năm 2010 là phải
“chọn lọc và nhân thuần các giống lợn ngoại có năng suất và chất lƣợng cao
theo dòng, có đặc điểm năng suất khác nhau: Dòng có khả năng tăng trọng cao
và tỷ lệ nạc nhiều. Dòng có khả năng sinh sản tốt và chuyển hoá thức ăn hiệu
quả cao” (Nguyễn Thiện, 1998) [9].
Tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều chƣơng trình lai tạo ra lợn nuôi thịt có 4
- 5 máu trong đó có hệ thống nhân giống hình tháp của công ty PIC (Công ty
giống lợn Anh Quốc, hiện đã đƣợc chuyển giao cho Việt Nam). Đây là một mô
hình giống chiếm khoảng 30% thị phần sản xuất giống lợn lai hybrid của Việt
Nam. Với 3 dòng thuần đàn cụ kỵ là dòng L11 (giống Yorkshire, chuyên hóa
theo tăng khối lƣợng, tỷ lệ nạc), dòng L06 (giống Landrace chuyên hoá theo khả
năng sinh sản) và dịng L64 (giống Pietran chun hố theo tỷ lệ nạc cao) và 2
dòng tổng hợp là L19 và L95.
Để tạo ra lợn lai nuôi thịt, ngƣời ta thƣờng cho lợn đực giống dòng 402 lai

với lợn nái CA và C22. Lợn đực 402 đƣợc tạo ra từ việc cho lai tạo giữa lợn đực
dòng L64 và lợn nái dòng L11. Lợn nái C22 và CA thuộc cấp giống bố mẹ,
đƣợc tạo ra bằng cách cho lai giữa lợn đực L19 với lợn nái C1050 và C1230.
Lợn nái C22 có đặc điểm là toàn thân có màu trắng, bốn chân chắc khoẻ, thân
hình phát triển cân đối. Khả năng sinh sản cao, đẻ sai con (từ 10 - 12 con/ổ),
nuôi con khéo. Khi cho lai với đực 402 sẽ tạo ra lợn lai nuôi thịt có 4 máu.
Lợn nái CA có đặc điểm ngoại hình là toàn thân có màu trắng, tầm vóc
trung bình, đẻ sai con (11 - 13 con/ổ), nuôi con khéo. Khi cho lai với lợn đực
402 sẽ tạo ra con lai hybrid 5 máu để nuôi thịt. Lợn lai hybrid nuôi thịt 4 hoặc 5
máu có năng suất chăn nuôi cao, phẩm chất thịt tốt (tỷ lệ nạc cao), phù hợp với
phƣơng thức chăn nuôi công nghiệp hiện nay, đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng. Tuy
nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu này, cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về dinh
dƣỡng (số lƣợng và chất lƣợng thức ăn), về chăm sóc nuôi dƣỡng.
Lợn Landrace xuất phát từ Đan Mạch; là một giống đã đƣợc cải tiến theo
hƣớng chóng thành thục, tăng trọng nhanh và tỷ lệ nạc cao. Lợn Landrace có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

màu lông trắng tuyền; mình dài, tai to cúp về phía trƣớc, bụng thon. Lợn đực
trƣởng thành nặng 300-320 kg, con cái nặng 220-250 kg. Lợn nuôi thịt 6 tháng
đạt 100 kg, tỷ lệ nạc 56%. Việt Nam nhập lợn Landrace từ Cu Ba năm 1970.
Những năm 1975-1986 nhập lợn Landrace từ Bỉ và Nhật. Ở Việt Nam lợn
Landrace dùng để lai kinh tế và nuôi thuần nhằm thực hiện nạc hố đàn lợn. Sử
dụng cơng thức lai 1/2 máu Landrace, 1/4 máu lợn Đại bạch, 1/4 máu lợn Móng
cái, con lai có thể đạt 100 kg lúc 6 tháng tuổi, đạt tỷ lệ nạc 46-48% thịt xẻ

( Nguyễn Thiện và cs, 1998) [9].
Một trong những kết quả nổi bật về nghiên cứu chăn nuôi gia súc trong
20 năm (1985-2005) đã đánh giá kết quả về công tác giống “Nhập nội và thích
nghi các dịng lợn mới thuộc các giống Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain để
làm tƣơi máu các dòng lợn cũ và để lai kinh tế” (Nguyễn Văn Thiện, 2005) [10].
Nghiên cứu về giá trị di truyền và kiểu hình của một số tính trạng sản xuất
trên giống lợn Landrace có nguồn gốc nhập nội khác nhau, cho thấy nguồn
giống nhập từ Đan Mạch có kết quả tốt nhất về khả năng sinh sản, khả năng nuôi
con và khả năng sinh trƣởng; tiếp theo là giống nhập từ Mỹ, Úc (Nguyễn Hữu
Tỉnh và cs, 2006) [28].
1.2.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hố của lợn con:
Để đạt đƣợc mục đích chăn nuôi lợn con đạt khối lƣợng cai sữa cao, lợn
sinh trƣởng phát triển nhanh, bên cạnh việc chăm sóc tốt, chúng ta cần hiểu rõ
các đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ, đặc biệt là đặc điểm của cơ quan
tiêu hố lợn con để từ đó bố trí khẩu phần thức ăn phù hợp.
Đặc điểm cơ quan tiêu hoá của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh
về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng: Dung tích của dạ dày lợn con lúc 10
ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần lúc 60 ngày
tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).
Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc
20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần. Dung tích ruột già của lợn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18

con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc

60 ngày tuổi gấp 60 lần.
Chức năng tiêu hoá của một số men ở lợn con mới sơ sinh chƣa có hoạt
lực cao, trong giai đoạn theo mẹ, chức năng tiêu hoá của men tiêu hoá đƣợc
hoàn thiện.
- Men pepsin: Lợn con dƣới một tháng tuổi, men pepsin trong dạ dày lợn
con chƣa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn, vì lúc này trong dịch vị dạ
dày lợn không có HCl tự do, lƣợng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với
dịch nhầy của dạ dày, gây ra hiện tƣợng thiếu axit hay còn gọi là
"Hypoclohydric". Đây là một đặc điểm quan trọng trong tiêu hoá dạ dày ở lợn
con. Khi có HCl tự do sẽ kích hoạt men pepsinogen và men này mới có khả
năng tiêu hố.Vì thiếu HCl tự do nên dịch vị khơng có tính sát trùng, vi sinh vật
xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nẩy nở và phát triển gây ra các bệnh về đƣờng
tiêu hoá ở lợn con.
Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl tự do
sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn
sớm vào lúc 5-7 ngày tuổi thì HCl tự do có thể đƣợc tiết ra từ ngày tuổi thứ 14.
- Men amylaza và maltaza:
Hai men này có trong nƣớc bọt và trong dịch tụy lợn con từ lúc mới đẻ,
nhƣng dƣới 3 t̀n tuổi hoạt tính cịn thấp, do đó khả năng tiêu hoá tinh bột của
lợn con cịn kém, chỉ tiêu hố đƣợc 50 % lƣợng tinh bột ăn vào. Đối với tinh bột
sống, lợn con tiêu hoá càng kém. Sau 3 tuần tuổi, men amylaza và maltaza mới
có hoạt tính mạnh, nên khả năng tiêu hố tinh bột của lợn con tốt hơn.
- Men saccaraza:
Đối với lợn con dƣới 2 tuần tuổi men saccaraza hoạt tính cịn thấp, nếu
cho lợn con ăn đƣờng mía vào giai đoạn này thì rất dễ bị ỉa chảy. Nếu có bổ
sung đƣờng nên bổ sung loại đƣờng 6 cacbon nhƣ glucose, fructose.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





19

- Men trypsin:
Là men tiêu hoá protein của thức ăn, ở thai lợn lúc 2 tháng tuổi, trong chất
tiết đã có men trypsin, thai càng lớn, họat tính của men trypsin càng cao. Khi lợn
con mới đẻ ra, men trypsin của dịch tuỵ là rất cao để bù đắp lại khả năng tiêu
hoá kém của men pepsin dạ dày.
- Men catepsin:
Là men tiêu hoá protein trong sữa. Đối với lợn con ở 3 tuần tuổi đầu, men
catepsin có hoạt tính mạnh, sau đó hoạt tính giảm dần.
- Men lactaza:
Có tác dụng tiêu hoá đƣờng lactoza trong sữa. Men này có hoạt tính mạnh
ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2, sau đó hoạt tính
của men này giảm dần.
- Men lipaza và chymosin:
Hai men này có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu và sau đó sau đó hoạt
tính giảm dần.
Vì thiếu HCl tự do nên vi sinh vật có điều kiện phát triển gây bệnh đƣờng
dạ dày, ruột non lợn con, men pepsin không hoạt động hoặc hoạt động kém. Tác
dụng tiêu hoá lúc này chủ yếu là men chymosin. Men này tăng dần lên từ lúc lợn
mới sinh đến lúc 1 tháng tuổi và sau đó thì giảm xuống. Bù vào đó men pepsin lúc
này đã có khả năng hoạt động và đƣợc tiết ra tăng dần (Từ Quang Hiển và cs,
2002) [2].
Lợn con dƣới 30 ngày tuổi HCl ở dạng tự do hầu nhƣ chƣa có vì lúc này
lƣợng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với dịch nhầy của dạ dày
(Nguyễn Thiện và cs, 2005) [10].
Lợn con mới đẻ trong cơ thể gần nhƣ chƣa có kháng thể. Lƣợng kháng thể
tăng rất nhanh sau khi lợn con đƣợc bú sữa đầu của lợn mẹ. Trong sữa đầu của

lợn nái có hàm lƣợng protein rất cao (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [6].
Thông thƣờng lợn con sau cai sữa thƣờng rất hay bị tổn thƣơng nhung
mao ở thành ruột non do ảnh hƣởng của thức ăn, khi đó sẽ giảm khả năng sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




20

xuất men tiêu hoá của lợn con, giảm khả năng tiêu hố và hấp thụ thức ăn. Thức
ăn khơng đƣợc tiêu hoá chuyển xuống ruột non, làm tăng sự phát triển của vi
sinh vật có hại và tăng khả năng bùng phát vi khuẩn E.coli. Biểu hiện bên ngoài
của hiện tƣợng này là lợn con gầy, sút cân, lông da nhợt nhạt, sinh trƣởng giảm.
Do vậy thức ăn bổ sung cho lợn con phải đáp ứng đƣợc khả năng tiêu hoá của
chúng.
Nhiều loại vi khuẩn đƣờng ruột đã sinh ra các chất kháng sinh ức chế sự
phát triển của vi khuẩn gây ra bệnh nhƣ: vi khuẩn phó thƣơng hàn, vi khuẩn sinh
thối rữa; ở lợn con mới sinh, hệ vi sinh vật đƣờng ruột chƣa phát triển, chƣa đầy
đủ số lƣợng vi khuẩn có lợi, cho nên chƣa tạo đƣợc sự cân bằng về hệ vi sinh vật
trong đƣờng tiêu hoá của lợn con, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh nhƣ
E.coli phát triển mạnh nên lợn con bị rối loạn tiêu hoá.
Hoàng Thị Phi Phƣợng và cs (2004) [7] đã tiến hành nghiên cứu trên đàn
lợn nuôi thịt 7 tuần tuổi, gây nhiễm E.coli, Salmonella vào thức ăn kết quả cho
thấy “ Thức ăn nhiễm E.coli, Salmonella làm giảm khả năng tăng trọng của lợn,
giảm hiệu quả chuyển hố thức ăn, gây biến đổi bệnh tích đại thể và vi thể ở các
khí quan nội tạng, làm tăng một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu ở lợn thí
nghiệm” .
1.2.3. Nhu cầu về năng lƣợng của lợn:

Năng lƣợng đƣợc sinh ra khi một phần tử hữu cơ bị oxy hoá. Năng lƣợng
có thể đƣợc giải phóng dƣới dạng nhiệt hoặc giữ lại dƣới dạng liên kết năng
lƣợng bậc cao để sử dụng trong quá trình trao đổi chất sau đó của cơ thể.
Năng lƣợng trao đổi là năng lƣợng tiêu hoá trừ đi năng lƣợng mất ở dạng
khí và nƣớc tiểu. Sự mất năng lƣợng dƣới dạng khí (khí sinh ra trong bộ máy
tiêu hố lợn) thƣờng bằng khoảng 0,1 đến 3,0% năng lƣợng tiêu hoá DE
(Nobelett và cs, 1989b; Shi và Noblett, 1993). Lƣợng năng lƣợng này thƣờng
khơng đƣợc tính đến vì nó q nhỏ và khó đo lƣờng. Trong phần lớn khẩu phần
sử dụng ở Bắc Mỹ, năng lƣợng trao đổi chiếm khoảng 94-97%, trung bình là
96% năng lƣợng tiêu hoá DE (Farrell, 1979).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




21

Đôi khi ngƣời ta cũng hiệu chỉnh năng lƣợng trao đổi nhằm xác định
lƣợng nitrogen thu đuợc hay mất đi từ cơ thể (Mem, Morgan và cs, 1975). Năng
lƣợng trao đổi đƣợc hiệu chỉnh cho mức cân bằng nitrogen vì năng lƣợng tích
luỹ trong protein khơng để đƣợc phục hồi hoàn toàn nếu các axit amin đƣợc
phân giải trở lại (cho năng lƣợng). Sự hiệu chỉnh để cân bằng nitrogen này có
thể áp dụng ở lợn đã trƣởng thành, nhƣng khơng thích hợp ở lợn choai đang tích
luỹ một lƣợng nitrogen tƣơng đối lớn. Vì vậy hiệu chỉnh này là không cần thiết
(Farrell, 1979) hoặc chỉ thực hiện khi quá trình tích luỹ nitrogen dƣơng, khơng đổi.
Yếu tố hiệu chỉnh có thể có đƣợc nhờ sự thể hiện bằng giá trị năng lƣợng
thô của nƣớc tiểu trong một gam nitrogen của nƣớc tiểu. Đối với lợn áp dụng hệ
số 6,77 kcal ( Diggs và cs, 1959), áp dụng hệ số 9,17 kcal năng lƣợng trao đổi
ME/ gam của nitrogen để hiệu chỉnh cho mỗi gam nitrogen sai số so với mức

nitrogen cân bằng. Sự hiệu chỉnh này đƣợc cộng thêm với năng lƣợng trao đổi ở
lợn có mức cân bằng nitrogen âm và đƣợc khấu trừ khi lợn có mức cân bằng
nitrogen dƣơng (Morgan và cs, 1975).
Nếu protein ở dạng kém chất lƣợng hay quá dƣ thừa thì năng lƣợng trao
đổi sẽ giảm vì các axit amin không đƣợc sử dụng cho quá trình tổng hợp protein,
protein sẽ bị dị hoá và đƣợc cơ thể sử dụng nhƣ nguồn năng lƣợng, còn nitrogen
sẽ bị đào thải dƣới dạng urê. Vì vậy, nếu lƣợng urê trong nƣớc tiểu tăng thì năng
lƣợng mất theo nƣớc tiểu cũng tăng, làm cho hiệu quả sử dụng năng lƣợng của
khẩu phần giảm.
Nhu cầu năng lƣợng trao đổi để duy trì bao gồm cả năng lƣợng cần thiết
cho các chức năng của cơ thể và những hoạt động thiết yếu. Những nhu cầu này
thƣờng đƣợc biểu thị trên cơ sở khối lƣợng trao đổi của cơ thể, khối lƣợng này
quy ƣớc là khối lƣợng cơ thể luỹ thừa với số mũ 0,75 (BW 0,75). Các số luỹ thừa
khác đƣợc đề nghị là 0,67 (Heusner, 1982), 0,60 (Noblet và cs, 1989b). Các mức
tính tốn nhu cầu về năng lƣợng duy trì/kg BW

0,75

là mức từ 92 đến 160

kcal/ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




22

Nhu cầu năng lƣợng để tăng trƣởng ƣớc tính năng lƣợng tiêu tốn cho tích

luỹ protein dao động từ 6,8-14,0 Mcal ME/kg, trung bình là 10,6 Mcal/kg, năng
lƣợng cho tích luỹ mỡ thƣờng từ 9,5 đến 16,3 McalME/kg (Tess và cs, 1984).
Mặc dù năng lƣợng tiêu tốn cho tích luỹ nạc và mỡ tƣơng đối gần ngang nhau
(Wenk và cs, 1980) nhƣng trong 1kg thịt nạc chỉ chứa 20-23% protein, trong khi
đó 1kg thịt béo có tới 80-95% mỡ, vì vậy, năng lƣợng dùng cho tích luỹ thịt nạc
ít hơn nhiều so với tích luỹ thịt mỡ (Hội đồng hạt cốc Hoa kỳ, 2000) [14].
Nhu cầu năng lƣợng của lợn thịt gồm 2 phần là năng lƣợng cho nhu cầu
duy trì và năng lƣợng cho nhu cầu tăng trọng, đối với lợn nái chửa thì nhu cầu
năng lƣợng còn bao gồm năng lƣợng cho việc phát triển của thai và tổ chức
ngoài thai, năng lƣợng tăng trọng của lợn mẹ và năng lƣợng duy trì của lợn mẹ.
Đối với lợn con sau cai sữa, nhu cầu năng lƣợng chủ yếu là năng lƣợng
cho nhu cầu duy trì và năng lƣợng cho nhu cầu tăng trọng.
Lợn con bú sữa và sau cai sữa có khả năng tăng trọng và tích luỹ chất hữu
cơ rất cao nên cũng đòi hỏi chất dinh dƣỡng cao. Đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi
phải cung cấp đầy đủ năng lƣợng cho lợn con.
Xác định nhu cầu cho tăng trọng căn cứ vào lƣợng protein và tích luỹ mỡ
trong cơ thể lợn.
1.2.4. Nhu cầu về protein của lợn
1.2.4.1. Khái niệm và cấu tạo protein:
Protein là khái niệm bao gồm protit và các hợp chất chứa nitơ phi protit.
Protit là một phần cơ bản của protein; trong protein thực vật nó chiếm 60-90%
còn trong một số sản phẩm động vật nó chiếm tới 100%, vì thế có thể coi khái
niệm protein và protit là đồng nhất. Phân tử protit đƣợc xây dựng nên bởi các
axit amin khác nhau và cách sắp xếp các axit amin khác nhau sẽ tạo nên các
protit khác nhau. Axit amin là đơn vị cấu trúc cơ bản của protit (Từ Quang Hiển
và cs, 2002) [2].
Mỗi phân tử protein đƣợc cấu tạo từ các axit amin, là một chuỗi các phân
tử nhỏ hơn xâu lại với nhau. Mỗi loại protein có thành phần các axit amin nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





23

định xâu chuỗi theo một trình tự cũng nhất định, tạo nên tính đặc thù cho loại
protein đó.
Protein của thức ăn đƣợc cấu tạo từ các axit amin; lƣợng axit amin trong
khẩu phần có liên quan chặt chẽ đến lƣợng protein trong thức ăn. Vì vậy, việc
quan tâm đến lƣợng protein có trong thức ăn là rất quan trọng, đặc biệt trong
trƣờng hợp chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên mà không bổ sung các loại axit amin
tổng hợp.
1.2.4.2. Nhu cầu axit amin và protein của lợn:
Trong hóa học, một amino acid hay axit amin là một phân tử chứa cả
nhóm amin và cacboxyl. Trong hóa sinh, thuật ngữ này còn để chỉ alpha amino
acids: những axit amin mà trong đó nhóm amin và cacboxyl gắn vào cùng một
carbon, nên gọi là α–carbon ( ) [33].
Axit amin đƣợc tạo thành do thủy phân protein dƣới tác dụng của các
enzym, axit hoặc kiềm. Quyết định đặc tính của các axit amin là nhóm amin
(NH2) và nhóm cacboxyl (- COOH).
Khi tách các hợp chất sinh học, ngƣời ta thu đƣợc hơn 100 axit amin,
trong đó có khoảng 20 -22 axit amin quan trọng trong dinh dƣỡng. Các axit amin
tìm thấy trong tự nhiên hầu hết ở dạng L, ở dạng này cơ thể sử dụng tốt, một số
axit amin ở dạng D. Trong công nghiệp ngƣời ta đã tổng hợp đƣợc hỗn hợp axit
amin dạng D và dạng L.
Trong 20 axit amin thƣờng gặp trong tự nhiên, mỗi một axit amin có tầm
quan trọng khác nhau. Có những axit amin không nhất thiết phải có trong khẩu
phần, nếu thiếu axit amin đó cơ thể có thể tổng hợp đƣợc từ những chất khác.
Đó là các axit amin có thể thay thế, ngƣợc lại có những axit amin không thể thay

thế đƣợc, chúng nhất thiết phải có sẵn trong thức ăn ngƣời ta gọi chúng là các
axit amin không thể thay thế, gồm: lysine, methionine, tryptophan, leucine,
isoleucine, threonine, phenyllalanine, valine, histidine.
Vai trò sinh học của các axit amin đƣợc xác định ở chỗ chúng có trong tất
cả các protein quan trọng của cơ thể động vật, nhƣng cơ thể không tự tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




24

đƣợc, và không thay thế chúng bằng những axit amin khác; vì vậy chúng đƣợc
gọi là axit amin không thể thay thế. Các axit amin này cần đƣợc đƣa vào cơ thể
động vật từ thức ăn với số lƣợng theo nhu cầu tƣơng ứng. Thiếu một trong các
axit amin không thay thế trong khẩu phần thức ăn có ảnh hƣởng xấu tới trạng
thái của động vật: đối với con vật non sẽ chậm lớn, phát triển kém, con vật
trƣởng thành sẽ giảm thể trọng, kém ăn, dễ bị mắc bệnh. Bởi vì, khi thiếu axit
amin cơ thể không thể tổng hợp đƣợc protein tế bào, máu và bạch cầu, mà trong
thành phần của các hợp chất này cần phải có những axit amin đó; dẫn đến việc
tổng hợp các enzyme cũng sẽ chậm lại, khi thiếu các enzyme việc trao đổi chất
sẽ không thực hiện đƣợc.Do đó, nếu thiếu axit amin không thay thế làm ảnh
hƣởng đến hoạt động sống của động vật.
Quá trình tích luỹ protein bị ảnh hƣởng bởi sự thiếu hụt của axit amin
trong khẩu phần, thức ăn của lợn chủ yếu là các loại ngũ cốc nên thƣờng nghèo
protein và không cân đối dinh dƣỡng đặc biệt các axit amin. Đối với sinh trƣởng
và phát triển của lợn, các loại thức ăn trên thƣờng kém cả về số lƣợng và tỷ lệ
các axit amin.
- Lysine là một axit amin không thể thay thế quan trọng nhất đối với tất

cả các động vật. Trong các khẩu phần thức ăn nói chung có nguồn gốc thực vật
đều thiếu lysine. Chất này ảnh hƣởng tới trạng thái của hệ thần kinh, tới hàm
lƣợng kali ở trong mô, đến sự định hình của mô xƣơng, đến sự tạo thành axit
nucleic. Khi thiếu lysine con vật ăn không ngon miệng, tăng trọng kém, kiệt sức,
phá vỡ sự tái tạo các cơ quan chức năng của cơ thể, khô da, nếu thêm 0,2 % L lysine vào khẩu phần ăn là hạt ngũ cốc và khô đậu tƣơng sẽ làm cho lợn ăn tốt
hơn, tăng trọng nhanh. Lợn rất cần lysine, nhu cầu lysine của lợn tùy thuộc vào
độ tuổi, đối với lợn cai sữa nhu cầu này chỉ còn khoảng hơn một nửa so với lợn
2 tuần tuổi.
- Tryptophan là axit amin thƣờng thiếu trong khẩu phần thức ăn của lợn.
Thiếu tryptophan và nhất là trƣờng hợp thiếu kéo dài thì lợn sẽ giảm thể trọng,
tiêu hóa kém, tăng tuyến giáp trạng, bị đục thủy tinh thể, teo buồng trứng và tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×