Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty cổ phần cargo care logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.79 KB, 57 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

<b>KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ</b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP</b>

<b>NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤLOGISTICS CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU</b>

<b>BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN CARGO CARE LOGISTICS</b>

Giáo viên hướng dẫnSinh viên thực hiện

Ths.PHẠM THU TRANGNGUYỄN THỊ THANH THÙYLớp: K56EK1

Mã sinh viên : 20D260050

HÀ NỘI - 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Phạm Thu Trang - khoaKinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Thương mại. Cơ đã tận tình chỉ bảo,hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, em xingửi lời biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại, trong suốt 4năm học đã trang bị cho em những kiến thức quý báu giúp em tự tin trong q trình thựctập, làm khóa luận tốt nghiệp cũng như cho công việc sau này.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cargo Care Logistics,cùng các anh chị đã tạo điều kiện và chỉ dẫn em trong quá trình thực tập tại q Cơng tyđể em có thể học hỏi, tích lũy thêm kiến thức và hồn thành khóa luận tốt luận này.

Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các anh chị phịng kinh doanh Cơng ty Cổ phầnCargo Care Logistics đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập, làm báo cáothực tập cũng như quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.

Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện bài khóa luận một cách hồn chỉnh nhất,song do những hạn chế về mặt kiến thức lẫn kinh nghiệm cịn hạn chế, nên khơng tránhkhỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, những tác giảnghiên cứu cùng hướng đề tài trước đó để bài khóa luận của em được hồn thiện hơn.

<i><b>Em xin chân thành cảm ơn!</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...1</b>

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...1

1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu...2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu... 3

1.4. Đối tượng nghiên cứu... 4

1.5. Phạm vi nghiên cứu...4

1.6. Phương pháp nghiên cứu... 4

1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...4

1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu... 4

1.7. Kết cấu của khóa luận...5

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤLOGISTICS CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNGKHÔNG...6</b>

<b>2.1 Khái quát về dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàngkhơng...6</b>

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của dịch vụ logistics ...6

2.2.3. Lựa chọn đối tác cung ứng dịch vụ... 14

<b>2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóaxuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng...17</b>

2.3.1. Các yếu tố vĩ mô... 17

2.3.2. Các yếu tố vi mô ...18

<b>CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICSCHO HÀNG HĨA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG CỦACƠNG TY CỔ PHẦN CARGO CARE LOGISTICS...21</b>

<b>3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Cargo Care Logistics... 21</b>

3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển...21

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân...38

<b>CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHTRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS CHO HÀNG HÓAXUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY CỔPHẦN CARGO CARE LOGISTICS...41</b>

<b>4.1 Dự báo xu hướng phát triển của ngành logistics và phương hướng hoạt độngcủa Công ty Cổ phần Cargo Care Logistics trong thời gian tới... 41</b>

4.1.1. Dự báo xu hướng phát triển của hoạt động logistics...41

4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Cargo Care Logistics ... 42

<b>4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics cho hànghóa XNK bằng đường hàng không...43</b>

<b>4.3 Một số kiến nghị đối các cơ quan, tổ chức... 45</b>

4.3.1. Hồn thiện và bổ sung những chính sách, ưu đãi cho hoạt động thương mại quốctế... 45

4.3.2. Ban hành các chính sách hơ trợ thúc đẩy ngành Dịch vụ logistics phát triển... 46

4.3.3. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics...46

4.3.4. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ...46

4.3.5. Nhà nước cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác quản lý xuất nhập khẩu theohướng đơn giản và phù hợp với thị trường hơn...47

4.3.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics...47

4.3.7. Phát triển thị trường dịch vụ logistics... 47

<b>4.4. Đề xuất của sinh viên trong thời gian thực tập...47</b>

<b>KẾT LUẬN... 49</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ</b>

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Cargo Care Logistics giaiđoạn 2021 - 2023...23Bảng 3.2. Cơ cấu doanh thu theo dịch vụ của Công ty CP Cargo Care Logistics tronggiai đoạn 2021 - 2023...24Bảng 3.3. Nhân lực của Công ty CP Cargo Care Logistics giai đoạn 2021 - 2023...29Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Cargo Care Logistics...22Sơ đồ 3.2: Quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận cho hàng hóa xuất khẩu bằng đườnghàng không của Công ty CP Cargo Care Logistics...31Sơ đồ 3.3: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công tyCổ phần Cargo Care Logistics...34

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ</b>

Hình 2.1: Mơ hình các thành phần tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ logisticscho hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không... 10

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

CLM <sup>Hội đồng Quản trị Logistics Mỹ (Tên tiếng Anh: Council</sup><sub>of Logistics Management)</sub>

WTO <sup>Tổ chức thương mại thế giới (Tên tiếng Anh: World Trade</sup><sub>Organization)</sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu</b>

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng tồn cầu hóa,khu vực hóa, vai trị của logistics ngày càng trở nên quan trọng quan trọng trong việc làcông cụ liên kết các hoạt động trong chi giá trị tồn cầu từ hoạt động cung cấp, sảnxuất, lưu thông phân phối cho đến mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. ViệtNam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế do đó các hoạt động trao đổi, bn bán và giaodịch quốc tế là những hoạt động cần được đẩy mạnh và phát triển hơn nữa. Trong đó, đểphát triển giao dịch quốc tế không thể không kể đến tầm quan trọng của ngành logisticsnếu muốn tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các doanhnghiệp nước ngoài. Dịch vụ logistics Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1990trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Logistics là một trong những ngànhtăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam. Theo báo cáo Chỉ số Logistics, thịtrường mới nổi năm 2023 do nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agilitycông bố, Việt Nam xếp hạng 10/50 thị trường logistics mới nổi, tăng 1 bậc so với năm2022. Với tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hằng năm từ 14 - 16%, số lượng và chấtlượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kimngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so vớinăm 2021. Đó cũng là lý do vì sao các công ty cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóaxuất nhập khẩu ra đời ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của sự hội nhập và trở thànhmột trong những ngành quan trọng, có những bước phát triển nhanh chóng, vượt trội,thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hiện nay thị trường cung ứng dịch vụ logistics của Việt Nam hết sức sơi động, córất nhiều cơng ty tham gia hoạt động trong lĩnh vực này cạnh tranh quyết liệt cùng vớicác doanh nghiệp Nhà nước chuyên về lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistics trước đây.Cho nên vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao quy trình nghiệpvụ, đảm bảo chất lượng của hàng hoá cũng như thời gian làm thủ tục nhanh chóng, kịptiến độ giao hàng cho khách hàng.

Cơng ty CP Cargo Care Logistics (CCL) cũng nằm trong số đó, là một trongnhững doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóaxuất nhập khẩu tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, công ty đã không ngừng đổimới cách thức và nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu,đặc biệt là đường hàng không để cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thịtrường, cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Nhận thấy việc nâng cao năng lực trong cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp đểnâng cao sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác là cần thiết nên em đã lựa chọn

<i><b>đề tài: “Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩubằng đường hàng không của Công ty Cổ phần Cargo Care Logistics” làm đề tài</b></i>

nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu thực tế hoạt động cung ứng dịch vụ logsitics tại môitrường doanh nghiệp thực tế. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng caonăng lực cung cứng dịch vụ logistics cho doanh nghiệp trogn thời gian tới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu</b>

Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, trong những năm vừa qua đã có một số cơngtrình trong và ngồi nước nghiên cứu về hoạt động logistics nói chung và hoạt độngcung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng. Trong đó phải kể đếnmột số nghiên cứu như:

<i>Nghiên cứu “Import - Export Theory, Practices and Procedures”, tác giả Belay</i>

Seyoum, phát hành bởi Routledge (2021). Tài liệu này phân tích tồn diện các lý thuyếtthương mại quốc tế với các khái niệm, mục tiêu, quy trình, thủ tục liên quan đến hoạt

<i>động xuất nhập khẩu. Theo đó tại chương 6 của tài liệu, mục The International logisticsprocess (tạm dịch: Quy trình Logistics quốc tế) có đề cập tới quy trình vận chuyển và</i>

phân phối hàng hóa ra nước ngồi, trong đó phân tích kỹ cách chức năng và nghĩa vụcủa các bên tham gia. Tuy nhiên, vì phân tích tồn diện cho hoạt động tồn chi cungứng nên tài liệu chưa đi sâu và phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động logisticsbằng đường hàng khơng cho hàng xuất nhập khẩu.

<i>Sách giáo trình “Quản trị Logistics kinh doanh” do tác giả An Thị Thanh Nhàn,</i>

Nguyễn Thông Thái, Nhà xuất bản thống kê (2018) biên soạn. Trong cuốn giáo trình,tác giả và các cộng sự đã đề cập đến quá trình cung ứng dịch vụ Logistic bằng đườnghàng khơng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu với những nội dung lý luận, có tính cậpnhật bám sát thực tế tại doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ logistics (3PL). Nộidung liên quan đến quy trình cung ứng dịch vụ logistics này được trình bày tại mục

<i>8.3.3 của chương 8: “Doanh nghiệp 3PL và ngành logistics quốc gia”. Theo đó, quy</i>

trình cung ứng dịch vụ logistics giao nhận hàng hóa được cụ thể hóa bằng sơ đồ và sựliên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan từ người xuất khẩu, doanh nghiệp cung cấp dịchvụ logistics, người chuyên chở, các đại lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đại lý hãngvận chuyển và người nhập khẩu.

<i>Thạc sĩ An Thị Thanh Nhàn cùng nhóm nghiên cứu với đề tài “Một số giải pháphoàn thiện dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) bằng đườnghàng không của Công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành”. Bài nghiên cứu thơng</i>

qua việc tìm hiểu và phân tích sâu hơn về thực tế quy trình giao nhận, vận chuyển hànghóa XNK bằng đường hàng khơng. Qua đó có được cái nhìn tổng quan và khá chính xácvề các mặt đã đạt được và những mặt cịn thiếu sót nhằm đưa ra những giải pháp và mộtsố kiến nghị nhằm hồn thiện quy trình.

<i>Tác giả Hồ Thị Hoa (2016) với luận văn “Hồn thiện quy trình giao nhận hànghóa bằng đường hàng khơng của Cơng ty TNHH Thương mại và giao nhận AT”. Luận</i>

văn trên đã tập trung vào phân tích những điểm mạnh, yếu trong quy trình giao nhậnhàng hóa bằng đường hàng khơng. Tác giả cũng chỉ ra những khó khăn mà các doanhnghiệp logistics gặp phải là việc đặt chô không thực sự dễ dàng và cịn mang tính thờivụ cao, thủ tục kiểm tra hàng hóa cịn phức tạp và mất thời gian khiến cho quy trình giaonhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không chưa thực sự tối ưu. Từ đó, cáctác giả có đưa ra định hướng phát triển công ty trong những năm tiếp theo. Song, giai

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đoạn chưa thực sự cụ thể và các giải pháp chưa thể áp dụng ngay tại thời điểm hiện tạimà đòi hỏi phải mất nhiều năm nữa mới có thể thực hiện được.

<i>Tác giả Trần Khánh Hồng (2017) với luận văn: “Hoàn thiện hoạt động cung ứngdịch vụ logistics của công ty cổ phần dịch vụ vận chuyển và thương mại Vinh Vân MinhVân”. Trong luận văn này, tác giả tập trung trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt</i>

động cung ứng dịch vụ logistics của các cơng ty logistics. Từ đó, liên hệ đến thực trạnghoạt động cung ứng dịch vụ logistics tại Công ty CP dịch vụ vận chuyển quốc tế vàthương mại Vinh Vân Minh Vân. Thông qua thực trạng, đánh giá những thành công hạnchế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động cung ứng dịch vụ của côngty. Tác giả cũng nêu ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị hoạt động cung ứngdịch vụ logistics tại doanh nghiệp mà mình tiến hành khảo sát nghiên cứu.

<i>Tác giả Trần Ngọc Quý (2019) với luận văn “Hồn thiện quy trình giao nhậnhàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty CP Cargo CareLogistics”. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng hóa xuất</i>

nhập khẩu bằng đường hàng khơng, phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóaxuất khẩu bằng đường hàng khơng tại Cơng ty Cổ phần Cargo Care logistics. Từ đó, tácgiả đã đưa ra các pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu bằng đường hàng khơng của Cơng ty Cổ phần Cargo Care Logistics.

Nhìn chung, các đề tài trên đã góp phần hồn thiện hệ thống lý luận về quy trìnhcung ứng dịch vụ logistics cho hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, đưa ramột số định hướng phát triển cho hoạt động này tại công ty, các đề xuất, kiến nghị đốivới các công ty cũng như Nhà nước để quản trị tốt hoạt động này.

Tuy nhiên các luận văn và bài nghiên cứu trên chưa phân tích, tìm hiểu rõ về nănglực cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa XNK bằng đường hàng không của mộtdoanh nghiệp cụ thể. Bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu, phân tích rõ hơn về hoạt độngcung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Cargo CareLogistics, dự báo xu hướng phát triển của ngành logistics nói chung và phương hướnghoạt động của công ty trong thời gian tới. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng caonăng lực cung ứng dịch vụ logistics của công ty.

Tác giả tiến hành nghiên cứu có sự khác biệt và khơng bị trùng lặp với các đề tàinghiên cứu trước đó. Mơi cơng ty sẽ xây dựng lên quy trình cung ứng dịch vụ riêng biệtvà góc nhìn cũng như quan điểm đánh giá của các tác giả cũng sẽ khác nhau. Bởi vậy,đề tài trên là hoàn toàn mới và mang ý nghĩa đối với công ty mà tác giả đang thực tậptrong việc nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa XNK bằng đườnghàng khơng.

<b>1.3. Mục tiêu nghiên cứu</b>

<i>Mục tiêu chung</i>

Dựa trên tình hình phân tích thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ logistics chohàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng tại Cơng ty Cổ phần Cargo CareLogistics và từ đó đưa ra đánh giá về các kết quả đạt được, những tồn tại và đề xuất giảipháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics của công ty.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1.4. Đối tượng nghiên cứu</b>

Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu về hoạt động cung ứng dịch vụ logistics chohàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty Cổ phần Cargo CareLogistics.

<b>1.5. Phạm vi nghiên cứu</b>

<i>Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho</i>

hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của Công ty Cổ phần Cargo Care Logistics.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics chohàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty Cổ phần Cargo CareLogistics trong những năm tới.

<i>Về thời gian: dữ liệu nghiên cứu của đề tài được lấy trong giai đoạn 2021 </i>

-2023 tại Công ty Cổ phần Cargo Care Logistics.

<i>Về không gian: Công ty Cổ phần Cargo Care logistics có mạng lưới hoạt động</i>

rộng khắp các khu vực ở Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tác giả tậptrung nghiên cứu hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của công ty tại thị trường khuvực miền Bắc, tập trung chủ yếu tại cảng Quốc tế Nội Bài.

<b>1.6. Phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu</b></i>

<i>Đối với dữ liệu sơ cấp: Là các dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập thông qua</i>

việc quan sát và ghi chép tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóaXNK của Cơng ty.

<i>Đối với dữ liệu thứ cấp: Tác giả tiến hành thu thập được một số tài liệu từ các</i>

phòng như phòng Kinh doanh, Tài chính – Kế tốn, Marketing bao gồm các báo cáophân tích, đánh giá tình hình của Cơng ty, các báo cáo tài chính qua các năm 2021, năm2022 và năm 2023, và các nguồn tài liệu bên ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu.Những số liệu này đã được tác giả tổng hợp, xử lý và phân tích để thấy được tốc độ tăngtrưởng, phát triển của công ty qua các giai đoạn.

<i><b>1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu</b></i>

Khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích số liệu: thống kê, phân tích, tổnghợp, so sánh để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và từ đó rút ra kết luận. Bêncạnh đó, bài viết còn sử dụng phương pháp định lượng làm phương pháp nghiên cứu chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

đạo cùng với phương pháp định tính nhằm đưa ra mục tiêu và phương hướng hoạt độngtrong những năm tới.

<i>Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để đánh giá thực</i>

trạng về năng lực cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đườnghàng khơng tại Cơng ty CP Cargo Care Logistics thông qua các tài liệu nội bộ mà côngty cung cấp giai đoạn 2021 - 2023.

<i>Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tư</i>

duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thốngkê được từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian phân tíchnhằm đánh giá sự hợp lý và khơng hợp lý của các dữ liệu này.

<i>Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này sử dụng nhằm tổng hợp lại những phân</i>

tích và so sánh để đưa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng cung ứng dịch vụ logistics chohàng hóa XNK của Cơng ty CP Cargo Care Logistics, từ đó đưa ra các giải pháp nhằmnâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa XNK của cơng ty.

<b>1.7. Kết cấu của khóa luận</b>

Ngồi phần mở đầu, kết luận, các danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ vàdanh mục viết tắt, khóa luận được cấu thành 4 chương như sau:

<i>Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Tác giả trình bày các vấn đề sau: tính</i>

cấp thiết của hoạt động cung ứng dịch vụ logistics, tổng quan vấn đề nghiên cứu, mụctiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

<i>Chương 2. Cơ sở lý thuyết về hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóaxuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng. Ở chương này, tác giả sẽ trình bày khái quát</i>

về dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không (bao gồmkhái niệm, đặc điểm, các loại hình và vai trị của cung ứng dịch vụ logistics) và nội dunghoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa XNK bằng đường hàng khơng

<i>Chương 3. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuấtnhập khẩu bằng đường hàng khơng của cơng ty Cổ phần Cargo Care Logistics. Chương</i>

3 tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về Công ty CP Cargo Care logistics, các yếu tố ảnhhưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa XNK bằng đường hàngkhơng của cơng ty. Sau đó sẽ tìm hiểu về thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụlogistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty Cổ phầnCargo Care Logistics và đưa ra đánh giá về vấn đề đó của cơng ty.

<i>Chương 4. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụlogistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty Cổ phầnCargo Care Logistics. Ở chương cuối này, tác giả sẽ đưa ra các dự báo hoặc các triển</i>

vọng về môi trường, thị trường; cũng như đưa ra các phương hướng hoạt động của côngty trong thời gian tới. Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lựccung ứng dịch vụ logistics của công ty, một số kiến nghị đối với vấn đề nghiên cứu. Vàcuối cùng đưa ra một vài đề xuất của tác giả trong thời gian thực tập.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNGDỊCH VỤ LOGISTICS CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU</b>

<b>BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG</b>

<b>2.1 Khái quát về dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàngkhơng</b>

<b>2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của dịch vụ logistics</b>

<i><b>Khái niệm về dịch vụ logistics</b></i>

Logistics là một thuật ngữ rất rộng và thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về.Dưới đây là một số quan điểm:

Trong đó, cách tiếp cận của Hội đồng Quản trị Logistics Mỹ (CLM) được sử dụngrộng rãi nhất. Cụ thể, theo CLM, “Logistics là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiệnvà kiểm sốt một cách có hiệu quả q trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ vànhững thơng tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùngnhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng”.

Theo quan điểm của WTO, Logistics được định nghĩa là chuôi cung ứng dịch vụ,bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịchvụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu củakhách hàng. Dịch vụ logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giaonhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ ba (làm việc theo yêu cầu của khách hàng).Theo Luật Thương mại năm 2005, lần đầu tiên Pháp luật Việt Nam đưa quy địnhvề dịch vụ logistics vào trong văn bản luật, theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005

<i>quy định: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, trong đó, thương nhân tổ chứcthực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghimã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuậnvới khách hàng để hưởng thù lao”.</i>

Với nhiều khái niệm như trên, dịch vụ logistics được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩahẹp như sau:

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệulàm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thơng,phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Theo nghĩa rộng, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hơ trợcho q trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.

Như vậy, khái niệm về dịch vụ logistics ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp, coiđây chỉ tương tự như một hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy

<i>là định nghĩa trong Luật thương mại năm 2005 có tính mở, đó là quy định: “hoặc các</i>

dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Theo đó, ngoài các dịch vụ được liệt kê ratrong điều luật thì các thương nhân cũng có thể kinh doanh các dịch vụ khác có liênquan tới hàng hóa cũng có thể thuộc kinh doanh dịch vụ logistics.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>Khái niệm dịch vụ logistics bằng đường hàng không</b></i>

Từ định nghĩa về hoạt động logistics nêu trên có thể hiểu dịch vụ logistics bằngđường hàng không vẫn bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan để đưa hàng hóa từ nơi sảnxuất đến điểm tiêu thụ. Tuy nhiên, đặc thù trong phương thức này là sử dụng đườnghàng không làm phương thức vận chuyển chính để vận chuyển hàng hóa. Hiện nay dịchvụ logistics bằng đường hàng khơng chủ yếu do đại lý hàng hóa hàng khơng và cácdoanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics chuyên nghiệp cung ứng.

Đại lý hàng hóa hàng khơng là bên trung gian giữa hãng hàng không (bên chuyênchở) và chủ hàng (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu).

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics chuyên nghiệp là doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ logistics, họ có thể là đại lý của hãng hàng khơng hoặc không trực tiếplàm đại lý mà thông qua đại lý để kết nối chủ hàng và dịch vụ vận chuyển hàng không.

<b>Đặc điểm của dịch vụ logistics</b>

<i>Thứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ logistics gồm hai bên: người làm dịch vụ</i>

logistics và khách hàng. Đối với người làm dịch vụ phải là các tổ chức, doanh nghiệp cótư cách pháp nhân.

<i>Thứ hai, khách hàng là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hàng hóa cần gửihoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics. Khách hàng có thể là người vận</i>

chuyển hoặc thậm chí có thể là người làm dịch vụ logistics khác. Có thể là chủ sở hữuhàng hóa hoặc khơng phải là chủ sở hữu hàng hóa.

<i>Thứ ba, tính vơ hình: Quá trình cung ứng dịch vụ logistics, sản phẩm của q trình</i>

này mang tính vơ hình vì nhà cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ đều không thểnhìn thấy hay cân đo, đong đếm như với sản phẩm hữu hình. Người tiêu dùng chỉ có thểthấy và cảm nhận được chất lượng dịch vụ khi qua các tiêu thức như: thời gian cung ứngdịch vụ (nhanh hay chậm), lịch trình có chính xác khơng, có đảm bảo an tồn khơng,quy cách, thủ tục chứng từ có rõ ràng khơng…

<i>Thứ tư, tính khơng thể tách rời: Q trình cung ứng và tiêu thụ dịch vụ diễn ra</i>

đồng thời. Tức là người cung ứng dịch vụ sẽ bắt đầu cung ứng dịch vụ logistics thì đócũng là lúc người tiêu dùng bắt đầu quá trình tiêu dùng dịch vụ mà phía bên nhà cungứng cung cấp, và khi mà người tiêu dùng dịch vụ đã hoàn tất mọi thủ tục thì đó cũng làlúc nhà cung ứng dịch vụ chấm dứt quá trình cung ứng dịch vụ. Cũng từ đặc điểm nàymà dịch vụ logistics đã có thêm một đặc điểm nữa đó là tính khơng lưu trữ được. Cácnhà cung ứng dịch vụ không thể lưu trữ dịch vụ nhưng họ có thể lưu trữ khả năng cungứng dịch vụ cho những lần phục vụ khách hàng tiếp theo.

<b>Đặc điểm của dịch vụ logistics bằng đường hàng không</b>

Dịch vụ logistics bằng đường hàng khơng đóng vai trị quan trọng trong việc vậnchuyển hàng hóa và mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Dưới đây là một số đặcđiểm chính của dịch vụ logistics bằng đường hàng khơng:

<i>Thứ nhất, tốc độ nhanh chóng: đường hàng khơng là phương tiện nhanh chóng</i>

nhất để vận chuyển hàng hóa. So với các phương tiện vận chuyển khác như đường bộ,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đường sắt hoặc đường biển, hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng khơng có thểđến nơi đích trong thời gian ngắn hơn đáng kể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với cácmặt hàng có tính chất tươi sống, dễ hỏng hoặc cần giao hàng gấp.

<i>Thứ hai, phạm vi vận chuyển tồn cầu: Các hãng hàng khơng hiện đại có thể cung cấp</i>

các tuyến bay đến hầu hết các quốc gia và thành phố trên thế giới. Điều này tạo ra mộtmạng lưới vận chuyển rộng lớn và khả năng tiếp cận đến các thị trường quốc tế.

<i>Thứ ba, độ tin cậy cao: Các hãng hàng không chuyên nghiệp thường áp dụng các</i>

quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong vận chuyển hàng hóa.Ngồi ra, việc sử dụng các kỹ thuật theo dõi hàng hóa như mã vạch, mã số theo dõi vàhệ thống thông tin hàng không giúp giám sát và theo dõi quá trình vận chuyển, đảm bảosự theo dõi chính xác và đúng thời gian.

<i>Thứ tư, cho phép vận chuyển các mặt hàng dễ hư hỏng: đường hàng không có thể</i>

vận chuyển các mặt hàng dễ hư hỏng như hoa quả tươi, thực phẩm đông lạnh, thuốc ytế,... với điều kiện được đóng gói đúng cách.

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng dịch vụ logistics bằng đường hàng khơngcũng có những hạn chế nhất định như:

<i>Thứ nhất, chi phí cao: Dịch vụ logistics bằng đường hàng khơng có chi phí cao</i>

hơn so với các phương tiện vận chuyển khác, giới hạn về khối lượng và kích thước hànghóa, cũng như những hạn chế về khả năng vận chuyển hàng hóa có tính chất nguy hiểm.Do đó, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ logistics bằng đường hàng không cần được đánhgiá kỹ lưỡng dựa trên yêu cầu cụ thể của từng loại hàng hóa và tình huống vận chuyển.

<i>Thứ hai, giới hạn sức chứa hàng hoá: mặc dù máy bay có sức chứa lớn nhưng</i>

hình thức này lại có các hạn chế về trọng lượng tối đa của máy bay, kích thước thùnghàng và vị trí lắp đặt trên máy bay. Do đó, hàng hố sẽ bị giới hạn về khối lượng và kíchthước để đảm bảo an tồn cho q trình vận chuyển.

<i>Thứ ba, phức tạp trong thủ tục và hải quan: sử dụng dịch vụ logistics bằng đường</i>

hàng khơng địi hỏi phải đáp ứng các thủ tục hải quan quốc tế phức tạp tuỳ theo quốc gianhư đăng ký hàng hố, kiểm tra hàng hóa, đóng gói, đưa vào kho,... Thời gian và chi phíđể hoàn thành các thủ tục này cũng tốn kém.

<i>Thứ tư, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết: nếu điều kiện thời tiết khơng thuận lợi, có</i>

thể dẫn đến chậm trễ hoặc hủy bỏ chuyến bay, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.

5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

7. Các dịch vụ khác, bao gồm các loại hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụmôi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng;dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

8. Dịch vụ hô trợ bán buôn, bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thugom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.13. Dịch vụ vận tải hàng không.

14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.

15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.16. Các dịch vụ hô trợ vận tải khác.

17. Các dịch vụ khác do thương nhân dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuậnphù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

<b>2.1.3. Vai trò hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩubằng đường hàng không</b>

Hoạt động cung ứng dịch vụ logistics ngày càng quan trọng trong các nền kinh tếhiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu.Phần giá trị gia tăng do hoạt động cung ứng dịch vụ logistics tạo ra ngày càng lớn và tácđộng của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh dưới đây:

Là cung cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việccung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường. Trong các nềnkinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng củacác thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế.

Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khisản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hô trợ di chuyển dòng chảy củanhiều hoạt hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạo thuận lợi trong việc bán hầu hết các loạihàng hóa và dịch vụ.

Tiết kiệm và giảm chi phí lưu thơng phân phối. Các doanh nghiệp cung ứng dịchvụ logistics mang lại đầy đủ các lợi ích cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác. Từđó mang lại hiệu quả cao khơng chỉ ở chất lượng dịch vụ cung ứng mà còn tiết kiệm tốiđa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế.

Mở rộng thị trường trong bn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hồn thiện vàtiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế.Trong thời đại tồn cầu hóa thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc gia.Trong tiến trình phát triển đất nước, các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được và manglại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistics chất lượng cao. Hệ thốngnày giúp cho mọi dịng hàng hóa được lưu chuyển thuận lợi, suôn sẻ từ quốc gia này đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

quốc gia khác nhờ việc cung ứng kịp thời, phân phối chính xác, chứng từ tiêu chuẩn,thông tin rõ ràng,...

Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản xuất trong q trìnhsản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả tới kháchhàng. Logistics khơng chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà cịn tối ưu hóa các dịng hànghóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh vàđiều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận động hàng hóa. Hơn thế nữa, các mơ hình quảntrị và phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng và hệ thống thông tin hiện đạisẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất, với chi phí thấp,cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình.

Logistics có vai trị hơ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sảnxuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp. Một hệ thống logisticshiệu quả và kinh tế cũng tương tự như một tài sản vơ hình cho cơng ty. Nếu một cơng tycó thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng với chi phíthấp thì có thể thu được lợi thế và thị phần so với đối thủ cạnh tranh.

<b>2.2. Nội dung hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩubằng đường hàng khơng</b>

<b>2.2.1. Các thành phần tham gia</b>

Dịng hàng hóa Dịng chứng từ/ thanh tốn Dịng thơng tin

<i><b>Hình 2.1: Mơ hình các thành phần tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụlogistics cho hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không</b></i>

<i>(Nguồn: Tác giả phát triển dựa trên mô hình các các thành phần tham gia vàoquá trình vận chuyển hàng hóa - giáo trình quản trị Logistics kinh doanhTrường Đại học Thương mại)</i>

Hãng hàngkhông

Công ty cungứng dịch vụ

Bên Nhập khẩu(NK)Bên Xuất khẩu

Đối tác cung ứngdịch vụ logistics

Chính phủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Các thành phần tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuấtnhập khẩu bằng đường hàng không bao gồm:

<i>Nhà xuất khẩu (XK): thường là chủ hàng và có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến</i>

địa điểm nhất định trong khoảng thời gian xác định. Mục tiêu của nhà XK là vận chuyểnphải đáp ứng tốt mức dịch vụ khách hàng yêu cầu và tối thiểu hóa tổng chi phí logistics.Bởi vậy, nhà XK cần hiểu biết về những cơ hội và khó khăn của các phương án vậnchuyển khác, đồng thời cần có kỹ năng đàm phán thương lượng với công ty cung ứngdịch vụ logistics để có được chất lượng vận tải cao, với các điều khoản hợp lý. Nhà XKvà công ty cung ứng dịch vụ logistics cần xây dựng được mối quan hệ hợp tác gắn bótrên cơ sở hai bên cùng có lợi và phát triển bền vững.

<i>Nhà nhập khẩu (NK): là khách hàng trong các giao dịch mua bán hàng hóa nhất</i>

định. Họ yêu cầu hàng được chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm đúng thời gian, đúngsố lượng, chất lượng và cơ cấu với mức giá thỏa thuận như theo đơn đặt hàng đã ký kết.Các tiêu chuẩn chất lượng vận chuyển được nhà NK quan tâm nhất là thời gian nhậnhàng, thời gian dự kiến trên đường, an tồn hàng hóa, thơng tin kịp thời chính xác vàchứng từ hợp lệ. Giá cả vận chuyển thường do bên nhà XK hàng trả hoặc đã tính vào giábán hàng hóa cho hợp đồng mua bán. Do đó giá cả vận chuyển cần được xem xét ngay ởkhâu thương lượng với người bán khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa.

<i>Cơng ty cung ứng dịch vụ logistics: là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch</i>

vụ liên quan đến quản lý và vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích.Cơng ty logistics đóng vai trị quan trọng trong chi cung ứng hàng hóa và đảm bảorằng hàng hóa được vận chuyển một cách hiệu quả, đúng thời gian và đáp ứng được yêucầu của khách hàng. Cơng ty logistics có thể cung cấp một loạt các dịch vụ như: vậnchuyển hàng hóa, quản lý kho, dịch vụ giao nhận, dịch vụ hải quan, dịch vụ quản lýchuôi cung ứng….

<i>Đối tác cung ứng dịch vụ cho công ty logistics: Khi yêu cầu của khách hàng vượt</i>

quá khả năng tự đáp ứng của cơng ty thì cơng ty sẽ tiến hàng thuê hoặc mua dịch vụ từbên đối tác thứ ba đó. Bao gồm các cơng ty bảo hiểm hàng hóa, cơng ty cung cấp dịchvụ đóng gói, cơng ty giao nhận và các đối tác liên quan khác….

<i>Chính phủ: là bên đầu tư và quản lý hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông vận tải và</i>

các điểm dừng đô phương tiện vận tải (như sân bay) với mục tiêu phục vụ phát triểnkinh tế, xã hội quốc gia và kinh tế thế giới. Chính phủ xây dựng và quy hoạch các chiếnlược giao thông dài hạn, cùng các chính sách và điều lệ nhằm cân đối tổng thể và hàihòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

<i>Hãng hàng không: Là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường</i>

hàng khơng. Hãng hàng khơng có vai trị chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ nơixuất phát đến điểm đích thông qua các chuyến bay.

<i>Công chúng: Công chúng là thành phần hưởng lợi từ các lợi ích của dịch vụ</i>

logsitics. Đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ từ mơi trường sống và mức độan tồn xã hội, kinh tế do hoạt động logisitics gây ra. Họ rất quan tâm đến hoạt độnglogistics và họ là những người tạo nên dư luận xã hội, gây sức ép để nhà nước, chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

quyền các cấp ra quyết định thay vì mục tiêu an sinh xã hội và phát triển bền vững củađịa phương và quốc gia.

<b>2.2.2. Quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằngđường hàng không</b>

Một trong số các hoạt động chiếm tỷ trọng lớn cả về chi phí và doanh thu trongnhóm các dịch vụ logistics cho hàng hóa XNK bằng đường hàng khơng là hoạt độnggiao nhận. Vì vậy, đề tài tập trung phân tích quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận chohàng hóa XNK bằng đường hàng khơng

 <b>Quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận cho hàng hóa xuất khẩu (XK) bằngđường hàng khơng</b>

<i><b>Bước 1. Liên hệ khách hàng</b></i>

Công ty cung ứng dịch vụ logistics sẽ tiến hàng liên hệ với bên XK. Và yêu cầu họphải điền vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng không với các nội dung như: tênngười gửi, người nhận, bên thơng báo: mơ tả hàng hóa: loại hàng, trọng lượng, số lượng,thể tích: tên sân bay đi, tên sân bay đến: cước phí và thanh tốn…

<i><b>Bước 2: Kiểm tra giá và lịch bay</b></i>

Tiếp theo, công ty cung ứng dịch vụ logistics sẽ liên hệ với các hãng hàng khơngđể xin lịch trình bay cụ thể, cùng với các loại cước và báo cho bên XK.

<i><b>Bước 3: Lấy booking và gửi khách</b></i>

Công ty cung ứng dịch vụ logistics lấy booking để gửi cho bên XK. Trường hợpbên XK không đồng ý với lịch trình của chuyến bay đó, thì bên công ty sẽ xem xét vàxếp lại chuyến bay khác cho họ.

<i><b>Bước 4: Chuẩn bị hàng và chứng từ</b></i>

Sau khi gửi booking và được sự chấp nhận của bên XK, công ty sẽ chuẩn bị cácchứng từ cần thiết, chuẩn bị các phương tiện vận tải của mình hoặc th ngồi để đưahàng hóa của bên XK đến điểm tập kết hàng hóa tại kho hàng hóa ở sân bay, tiến hàngcân hàng hóa.

<i><b>Bước 5: Thơng quan hàng xuất</b></i>

Cơng ty tiến hàng làm thủ tục với cơ quan hải quan bằng việc chuẩn bị các giấy tờcần thiết, nộp phí,....

<i><b>Bước 6: Phát hành vận đơn</b></i>

Cơng ty sẽ phát hành MAWB, HAWB và gửi cho một số bên liên quan

<i><b>Bước 7: Gửi chứng từ cho đối tác nước ngồi</b></i>

Cơng ty cung ứng dịch vụ logistics sẽ tiến hành gửi các chứng từ theo u cầu củađối tác nước ngồi. Có một số chứng từ thường phải gửi như MAWB, HAWB, Invoice,Packing List, MAN,...

<i><b>Bước 8: Lưu hồ sơ</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Sau khi hồn tất việc gửi chứng từ, cơng ty sẽ lưu hồ sơ lại. Trường hợp xảy ra sựcố, công ty sẽ căn cứ vào bộ hồ sơ đã lưu để kiểm tra sai sót, tìm ngun nhân và cáchkhắc phục.

 <i><b>Quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận cho hàng hóa nhập khẩu bằngđường hàng khơng</b></i>

<i><b>Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng</b></i>

Công ty cung ứng dịch vụ logistics sẽ nhận được Invoice và Packing List củakhách hàng gửi qua email, thơng qua lượng hàng hóa cụ thể cùng các đặc điểm chi tiếthoặc yêu cầu của khách hàng mà công ty sẽ lên kế hoạch sắp xếp hàng hóa vào mộtchuyến bay nhất định.

<i><b>Bước 2. Xin giá</b></i>

Công ty cung ứng dịch vụ logistics làm việc trực tiếp với hãng bay và xin giá cước.

<i><b>.Bước 3: Lấy booking và xác nhận bill</b></i>

Sau khi đàm phán thành công, các hãng bay sẽ gửi cho công ty cung ứng dịch vụlogistics lịch trình bay và bill nháp để kiểm tra thơng tin. Nếu mọi thơng tin đều chínhxác thì hãng bay sẽ xuất bill chính thức.

<i><b>Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu</b></i>

Những lơ hàng có đặc điểm, u cầu khác nhau thì bộ hồ sơ nhập khẩu có thể khácnhau. Công ty cần chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, một bộ hồ sơ nhập khẩu thườngbao gồm những loại giấy tờ cần thiết như: hóa đơn thương mại (Commercial Invoice),chứng nhận xuất xứ hay C/O (nếu có)....

<i><b>Bước 5: Mở Hải quan nhập khẩu</b></i>

Hàng hóa sau khi được khai báo sẽ được trả về với các kết quả có thể là luồngxanh, luồng đỏ hoặc luồng vàng. Với môi loại luồng, công ty sẽ cần phải xử lý theo cáccách khác nhau.

<i><b>Bước 6: Nộp thuế nhập khẩu</b></i>

Hàng hóa sau khi được kiểm tra cả về mặt chứng từ và thực tế một cách kỹ lưỡng(trường hợp rơi vào luồng đỏ hoặc vàng), công ty sẽ phải nộp thuế nhập khẩu hàng hóacho Hải quan để thơng quan hàng hóa.

<i><b>Bước 7: Lấy hàng</b></i>

Sau khi nộp thuế nhập khẩu, công ty sẽ làm thủ tục với Hải quan giám sát để lấyhàng. Khi Hải quan giám sát chấp nhận, công ty sẽ đưa phiếu xuất kho cho kho hàng đểlấy hàng.

<i><b>Bước 8: Lưu hồ sơ nhập khẩu</b></i>

Như vậy, quy trình logistics hàng nhập đã cơ bản hồn thiện, đến đây công ty sẽlưu hồ sơ nhập khẩu cần thiết sau khi lấy và giao hàng cho bên công ty nhập khẩu đểphục vụ cho các tác nghiệp cần thiết sau này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>2.2.3. Lựa chọn đối tác cung ứng dịch vụ</b>

 <b>Quy trình lựa chọn nhà cung cấp</b>

<i><b>Bước 1: Xác định nhu cầu của doanh nghiệp</b></i>

Quy trình đánh giá nhà cung cấp bắt đầu với việc xác định nhu cầu kinh doanh củadoanh nghiệp. Bước đầu tiên này sẽ giúp doanh nghiệp cân nhắc nguồn lực phù hợp chohoạt động cung ứng dịch vụ. Để xác định được nhu cầu của doanh nghiệp, các nhà quản

<i>lý cần xác định rõ được các thông tin như: Dịch vụ cơng ty cần cung cấp là gì? Các tiêuchuẩn kỹ thuật hay quy chuẩn gồm những gì? Thời hạn cần cung ứng dịch vụ?</i>

Ngoài việc xác định những yêu cầu hiện tại, công ty cần phải xem xét các kế hoạchphát triển dịch vụ mới của công ty bằng cách tiếp cận và tương tác với các nhóm pháttriển dịch vụ để triển khai kế hoạch để có thể chủ động trong việc triển khai kế hoạchtìm nguồn cung ứng dịch vụ.

<i><b>Bước 2: Xác định các yêu cầu chính về nguồn cung ứng</b></i>

Bước tiếp theo trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng là đưa ra những tiêu chí vềnguồn cung ứng. Những tiêu chí này thường được xác định bởi các khách hàng bên

<i>trong và bên ngoài doanh nghiệp, 3 tiêu chung cho các sản phẩm thường sẽ là đặc điểmcủa sản phẩm, chất lượng, chi phí và hiệu suất.</i>

<i><b>Bước 3: Xác định chiến lược tìm nguồn cung ứng</b></i>

Chiến lược tìm nguồn cung ứng cần được triển khai dựa trên mục tiêu của doanhnghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp có thể là tối ưu chi phí, nguồn lực hay luôn đảm bảođược dịch vụ chất lượng. Và các nhà quản lý cần dựa vào đó để ra quyết định cho chiếnlược cung ứng dịch vụ của mình. Một số quyết định mà các nhà quản lý cần cân nhắcbao gồm:

<i>Chọn một nhà hay nhiều nhà cung ứng</i>

Việc hợp tác với một nhà cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhờ vàoviệc tối đa số lượng dịch vụ cho một đơn đặt hàng. Mặt khác việc chia nhỏ đơn đặt hàngcho nhiều nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro.

<i>Nhà cung cấp cung cấp 1 hay nhiều dịch vụ</i>

Cân nhắc này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp có nhu cầu mua dịch vụ nhưkho bãi, dịch vụ đóng gói, vận chuyển.... Dựa vào việc cân đối chi phí và nguồn lực,cơng cần ra quyết định nên chọn một doanh nghiệp có thể cung cấp cùng lúc nhiều dịchvụ khác nhau hay mua từ những nhà cung cấp riêng lẻ hoặc sử dụng nguồn lực có sẵn.

<i><b>Bước 4: Xác định Nguồn cung cấp tiềm năng</b></i>

Sau khi đã xác định những tiêu chí và chiến lược chọn nguồn cung ứng, tiếp theocác nhà quản lý cần chọn ra danh sách các nhà cung cấp có khả năng đáp ứng những tiêuchí của doanh nghiệp.

Ngun tắc để lựa chọn nhà cung cấp vào danh sách lựa chọn là trước hết nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

phí nhà cung cấp đưa ra cần nằm trong khoảng ngân sách doanh nghiệp. Việc lên danhsách đúng các nhà cung cấp có thể giải quyết bài tốn cung ứng ngay từ đầu sẽ giúpdoanh nghiệp có thêm đa dạng các lựa chọn để tìm được nhà cung cấp tốt nhất.

<i><b>Bước 5: Giới hạn nhà cung cấp trong nhóm lựa chọn</b></i>

Người mua thường thực hiện đánh giá sơ bộ về tiềm năng nhà cung cấp để thu hẹpdanh sách dựa trên bộ tiêu chí đặt ra cho các nhà cung cấp tiềm năng của mình như: chiphí, chất lượng dịch vụ, yêu cầu về kỹ thuật,… Không những thế Công ty cịn có thểđánh giá hoạt động của nhà cung cấp bằng cách yêu cầu họ phản hồi một số đánh giáchủ quan của mình về hiệu quả hoạt động của mình một cách ngắn gọn nhưng chi tiếtkhi bắt đầu thực hiện đánh giá. Doanh nghiệp có thể sử dụng bảng điểm khi thực hiệncác đánh giá để thể hiện kết quả một cách trực quan hơn.

Kết quả sau buổi đánh giá nhà cung cấp cần cung cấp được cho bạn một số thôngtin cụ thể như: nhà cung cấp có điểm mạnh, điểm yếu nào? Đâu là nhà cung cấp có tổngsố điểm đánh giá cao nhất? Đâu là nhà cung cấp có báo giá/cam kết chất lượng dịch vụtốt nhất? Đâu là nhà cung cấp phù hợp, tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của công ty bạn?

<i><b>Bước 6: Xác thực và lựa chọn nhà cung cấp</b></i>

Sau khi đã chọn lọc được các nhà cung cấp tiềm năng nhất, đây là bước để cácCông ty đánh giá hay kiểm chứng lại những thông tin đã được thu thập trước đó bằngnhiều cách khác nhau như: đến thăm trực tiếp nhà cung cấp để đánh giá thực tế quy trìnhlàm việc của họ, thu thập đánh giá từ các đối tác hiện tại hoặc trước đó của nhà cungcấp...

Sau khi hồn thành bước thứ 6, Cơng ty đã có thể chọn ra được nhà cung cấp phùhợp nhất với mình. Với các nhà cung cấp khơng được lựa chọn, doanh nghiệp nên lưulại hồ sơ, thông tin liên hệ để dự phịng trường hợp cần thiết sau này.

Trong đó, đối với mơi loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp cần th ngồi thì doanhnghiệp cung ứng dịch vụ logistics cần chú trọng tới các tiêu chí với tỷ trọng khác nhau.Vận chuyển và kho bãi là hai loại hình dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổngcơ cấu dịch vụ logistics cho hàng hóa XNK. Vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp cácdịch vụ vận chuyển và kho bãi là rất quan trọng, ảnh hướng lớn và trực tiếp tới chấtlượng dịch vụ, chi phí của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.

 <b>Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp (bên thứ ba) dịch vụ vận chuyển chodoanh nghiệp cung ứng dịch logistics</b>

Lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển thường được phân tích theo các tiêu

<i>chuẩn hoặc chỉ tiêu cụ thể như: chi phí, thời gian, độ tin cậy, khả năng tiếp cận, côngsuất, tính linh hoạt và an tồn hàng hóa…</i>

<i><b>Chi phí vận chuyển: gồm nhiều khoản mục và cần cân nhắc đến tổng chi phí như</b></i>

cước vận chuyển các chi phí tại sân bay như phí th kho bãi bốc chơ bốc dỡ chất xếphàng hóa phí bảo hiểm cho lơ hàng các chi phí thủ tục thơng quan cho hàng xuất nhập

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

khẩu chi phí vận chuyển cịn tùy thuộc vào loại hình nào là khối lượng và khoảng cáchvận chuyển.

<i><b>Thời gian vận chuyển: bao gồm tổng thời gian vận chuyển trọn gói từ khi chủ</b></i>

hàng gửi từ điểm xuất phát tới tận địa điểm Khách hàng yêu cầu trong đó gồm các yếu

<i>tố như: Lộ trình đường bay: sở hữu Đường Bay Thẳng hay phải chuyển tải là yếu tố ảnh</i>

hưởng lớn nhất đến thời gian giao nhận hàng hóa.

<i><b>Độ tin cậy: thể hiện qua tính ổn định về thời gian và chất lượng dịch vụ chuyên</b></i>

chở hàng hóa trong những điều kiện xác định. Những yếu tố tác động đến độ tin cậy làthời tiết, tình trạng giao thông, số lần dừng lại trên tuyến, thời gian tập hợp và giao nhậnhàng hóa trên đường, khả năng sai lệch thời gian vận chuyển là thước đo sự khơng chắcchắn của q trình thực hiện vận chuyển hàng hóa. Nếu độ tin cậy thấp, thời gian vậnchuyển không ổn định, lúc nhanh lúc chậm sẽ gây ảnh hưởng đến quy trình cung ứngdịch vụ, gia tăng tỷ lệ rủi ro hàng hóa. Trong nhiều trường hợp, tiêu thức về độ tin cậyquan trọng hơn là thời gian vận chuyển để tăng sự chủ động trong việc kiểm sốt lộ trìnhcủa lơ hàng.

<i><b>Năng lực vận chuyển: cho biết khối lượng hàng hóa và địa bàn hoạt động mà đơn</b></i>

vị vận tải có thể chuyên chở, thể hiện qua số lượng phương tiện vận tải và các thiết bị đikèm. Năng lực vận chuyển còn thể hiện ở khả năng tiếp cận đến đúng địa điểm và vị trítheo cầu của khách hàng.

<i><b>Tính linh hoạt: khả năng đáp ứng nhanh chóng và kịp thời của đơn vị vận tải</b></i>

trong những tình huống ngồi kế hoạch và hợp đồng vận chuyển. Chẳng hạn, khối lượngvận chuyển lớn hơn nhiều so với dự kiến, vận chuyển trong điều kiện thời tiết khơngthuận lợi…

<i><b>Độ an tồn hàng hóa: là khả năng đảm bảo tính tồn vẹn của lơ hàng. Thơng</b></i>

thường, các đơn vị vận tải chịu trách nhiệm về những va đập, đổ vỡ hàng hóa trênđường, trừ trường hợp thiên tai bất ngờ.

 <b>Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ kho bãi cho doanh nghiệp cungứng dịch logistics</b>

Để lựa chọn được một dịch vụ kho bãi tốt, các doanh nghiệp cần quan tâm đếnnhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần lưu ý khi chọn mộtdịch vụ kho bãi:

<i><b>Yếu tố địa lý: là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn một dịch vụ</b></i>

kho bãi. Vị trí của kho bãi cần phải thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến cácđiểm đến khác. Ngồi ra, vị trí của kho bãi cũng cần phải an tồn và khơng bị ảnh hưởngbởi các yếu tố tự nhiên như lũ lụt, động đất hay bão lụt....

<i><b>Cơ sở vật chất của kho bãi: cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Kho</b></i>

bãi cần có diện tích rộng rãi và được trang bị các thiết bị và công nghệ hiện đại để đảmbảo an tồn cho hàng hóa. Ngồi ra, kho bãi cần có hệ thống bảo vệ cháy nổ và các biện

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>Nhân lực: là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động suôn sẻ của kho</b></i>

bãi. Đội ngũ nhân viên của kho bãi cần có đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm để quản lý vàvận hành kho bãi một cách hiệu quả. Ngồi ra, kho bãi cần có đội ngũ bảo vệ và nhânviên kỹ thuật để đảm bảo an toàn và bảo trì cho cơ sở vật chất của kho bãi.

<i><b>Hệ thống quản lý: là yếu tố quan trọng cuối cùng cần được xem xét khi lựa chọn</b></i>

một dịch vụ kho bãi. Hệ thống quản lý của kho bãi cần phải đảm bảo tính chính xác vàminh bạch trong việc quản lý hàng hóa. Ngồi ra, hệ thống này cũng cần có khả năngtheo dõi và cập nhật thơng tin về hàng hóa một cách nhanh chóng và chính xác.

<b>2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóaxuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng</b>

<b>2.3.1. Yếu tố vĩ mơ</b>

<i><b>Kinh tế</b></i>

Tình hình kinh tế tồn cầu có thể ảnh hưởng đến hoạt động logistics hàng hóa quađường hàng khơng. Nền kinh tế tồn cầu mạnh mẽ và tăng trưởng ổn định có thể tạo ranhiều cơ hội thương mại, gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và tăng cường hoạt độnglogistics. Ngược lại, tình hình kinh tế chậm phát triển hoặc suy thối có thể làm giảm nhucầu vận chuyển hàng hóa và gây áp lực lên hoạt động cung ứng dịch vụ logistics.

<i><b>Môi trường luật pháp</b></i>

Phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng xuất nhập khẩu bằng đườnghàng không liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cầnđược hiểu là môi trường luật pháp khơng chỉ của quốc gia hàng hố được gửi đi mà cịn củaquốc gia hàng hố đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế. Bất kỳ mộtsự thay đổi nào ở một trong những mơi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phêduyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên, haysự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩyhoạt động logistics cho hàng XNK. Các bộ luật của các quốc gia cũng như các Công ướcquốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quyđịnh rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của những người tham gia vào lĩnhvực logistics. Cho nên, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của nhữngquốc gia khác sẽ giúp bên cung ứng dịch vụ logistics tiến hành cơng việc một cách hiệu quảnhất.

<i><b>Mơi trường chính trị, xã hội</b></i>

Sự ổn định chính trị, xã hội của môi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi choquốc gia đó phát triển mà cịn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và thươngnhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó. Những biến động trongmơi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt động logistics sẽảnh hưởng rất lớn đến quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa XNK bằngđường hàng khơng. Chẳng hạn như ở một quốc gia có xảy ra xung đột vũ trang thì sẽkhơng thể tiến hành nhận và giao hàng cho hãng hàng khơng (nếu đó là nước gửi hàng)

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

hoặc giao và nhận hàng đến tay người nhận hàng (nếu đó là nước nhận hàng) hoặc máybay phải thay đổi lộ trình (nếu đó là nước đi qua),… Những biến động về chính trị, xãhội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách chobên cung ứng dịch vụ logistics.

<i><b>Môi trường công nghệ</b></i>

Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong dịch vụ hàng không đã khôngngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hàng khơng, giảm chi phí khai thác, tác động đếnnăng suất của các hãng hàng không trên thế giới và xuất hiện nhu cầu tài trợ để muamáy bay mới.

Hiệu quả đạt được như trên trước hết là nhờ vào sự phát triển của động cơ phản lực.Ngày nay, ngày càng nhiều máy bay thế hệ mới ra đời hiện đại hơn nhiều so với cácmáy bay thế hệ cũ trước đó. Những máy bay này có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt nhất, tiệnsử dụng cho người lái, tạo được sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng với những đòihỏi ngày càng cao. Việc áp dụng những vật liệu mới trong chế tạo máy bay, cải tiếncách thức thiết kế khoang hành khách, giảm tiếng ồn khi vận hành máy bay, tiết kiệmnhiên liệu… cùng với việc áp dụng công nghệ tin học mới trong việc chế tạo, khai thácvà bảo dưỡng máy bay đã đưa lại cho ngành dịch vụ hàng không một bộ mặt mới trongngành logistics thế giới.

<i><b>Đối thủ cạnh tranh</b></i>

Đây là áp lực thường xuyên và trực tiếp cạnh tranh với công ty để dành lấy nhữngvị thế cạnh tranh nhất định. Hiện nay trên thị trường, số lượng các doanh nghiệp thamgia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistics ngày một tăng. Các doanh nghiệp trongngành thường dùng các chiến thuật cạnh tranh về giá cả, quảng cáo, giới thiệu sản phẩmvà gia tăng chất lượng chăm sóc khách hàng.

<b>2.3.2. Yếu tố vi mô</b>

Không chỉ chịu tác động của các yếu tố vĩ mô, hoạt động cung ứng dịch vụlogistics cho hàng hóa XNK bằng đường hàng khơng cũng chịu tác động của các yếu tốvi mô như: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc; nguồn vốn đầu tư; trình độ người tổchức điều hành, tham gia quy trình....

<i><b>Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc</b></i>

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của bên cung ứng dịch vụ logistics bao gồm nhưvăn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hànghoá,… Để tham gia hoạt động logistics cho hàng hóa XNK bằng đường hàng khơng,nhất là trong điều kiện container hóa như hiện nay, cơng ty cung ứng dịch vụ logisticscần có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ choviệc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệthơng tin, cơng ty logistics đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thơng tinvề khách hàng, hàng hố qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

tử (EDI). Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại công ty logistics sẽ ngày càng tiếpcận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài.

<i><b>Năng lực tài chính</b></i>

Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hồn chỉnh và khơng đầy đủ sẽgây khó khăn và trở ngại cho quá trình cung ứng dịch vụ logsitics cho hàng hố XNK.Tuy nhiên, để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại,công ty logistics cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Song không phải lúc nào công tylogistics cũng có khả năng tài chính dồi dào. Cho nên với nguồn tài chính hạn hẹp cơngty cung ứng dịch vụ logistics sẽ phải tính tốn chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật một cách hiệu quả bên cạnh việc đi thuê hoặc liên doanh đồng sở hữu với cácdoanh nghiệp khác những máy móc và trang thiết bị chuyên dụng.

<i><b>Công nghệ thông tin</b></i>

Dịch vụ logisctics bằng đường hàng không là sự kết nối giữa các quốc gia trên mộtkhơng gian rộng. Đặc thù của ngành chính là đòi hỏi các doanh nghiệp phải trang bị hệthống cơng nghệ thơng tin cơng nghệ cao. Nó khơng chỉ giúp các doanh nghiệp liên lạc,trao đổi thông tin với đại lý, người nhận hàng, các đối tác nước ngoài, mà hoạt động tìmkiếm khách hàng liên lạc hãng hàng không cũng được thực hiện qua hệ thống công nghệthông tin. Doanh nghiệp sở hữu hệ thống thông tin hiện đại, đồng nghĩa với việc doanhnghiệp sở hữu cơ hội tiệm cận hơn với nhu cầu của khách hàng, có mối quan hệ hợp tácchặt chẽ với các đối tác, quản lý chặt chẽ xuyên suốt quá trình cung ứng dịch vụ thôngqua thông tin liên lạc được cập nhật liên tục. Và đặc biệt đây còn là lợi thế cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường, việc tăng cường hay hạn chế các hoạt động cung ứngdịch vụ logistics là phụ thuộc vào trình độ cơng nghệ thơng tin của doanh nghiệp.

<i><b>Nguồn nhân lực</b></i>

Một nhân tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quy trình cung ứng dịch vụ logistics chohàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng là trình độ của người tổ chức điều hànhcũng như người trực tiếp tham gia quy trình. Quy trình cung ứng dịch vụ có diễn ratrong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu phụthuộc rất nhiều vào trình độ của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quytrình. Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thìsẽ xử lý thơng tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất. Không những thế chấtlượng của hàng hoá cũng sẽ được đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng với nhiềuloại hàng hố khác nhau.

Vì thế, trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ý trước tiên,nó là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quy trình nghiệp vụlogistics và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng.

<i><b>Năng lực, cơ chế quản lý</b></i>

Mơi doanh nghiệp mà sẽ có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Môi doanhnghiệp cần xây dựng lên cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động kinh doanh của từng

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

công ty, linh hoạt và thích ứng được với các thay đổi của thị trường. Một cơ cấu tổ chứctốt sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí trong quản lý điều hành, nâng cao năng lựcquản lý và tính hiệu quả trong kinh doanh, hạn chế chồng chéo công việc gây lãng phí,tốn kém thời gian. Bên cạnh đội ngũ nhân viên, đội ngũ những nhà quản lý quyết địnhchiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trực tiếp điều hành q trình cung ứng dịch vụlogistics cũng đóng vai trị quan trọng không kém. Nhà quản trị phải tổ chức sao chomơi phịng ban có sự liên kết chặt chẽ với nhau, thơng tin nội bộ được trao đổi nhanhchóng thì hoạt động của doanh nghiệp mới nhanh chóng và hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICSCHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA</b>

<b>CÔNG TY CỔ PHẦN CARGO CARE LOGISTICS3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Cargo Care Logistics3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển</b>

Ngày 19/05/2009 Công ty Cổ Phần Cargo Care Logistics (CCL Group) đã chínhthức đi vào hoạt động với mã số thuế là 0308834135. Ban đầu công ty hoạt động vớimột ngũ nhỏ. Với quyết tâm xây dựng một Cơng ty có tầm ảnh hưởng lớn cả trong vàngồi nước, có thể cung ứng dịch vụ giao nhận hồn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu của kháchhàng, ban quản trị cùng đội ngũ nhân viên không ngừng nô lực làm việc, ln tích cựcnghiên cứu và thay đổi để tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động cung ứng dịch vụ. Và sauhơn 10 năm hình thành và phát triển cùng với bao thăng trầm, công ty luôn đạt đượcnhiều thành công rực rỡ với mức tăng trưởng cao cùng những bước nhảy ngoạn mục.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Cơng ty đã tích lũy được nhiều nhữngkinh nghiệm quý báu. Kết hợp với sự thấu hiểu khách hàng, CCL luôn đáp ứng kịp thờinhững sự thay đổi của môi trường, sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và cónhững thích ứng cần thiết, kịp thời. Để làm được điều đó, CCL Group đã liên tục pháttriển phạm vi và kích thước dịch vụ cùng với lượng khách hàng lâu dài đồng thời đápứng cho họ khơng chỉ dịch vụ cước mà cịn cung cấp dịch vụ vận chuyển và môi giới hảiquan nội bộ, kèm theo là một số dịch vụ gia tăng.

Hiện nay CCL Group đặt trụ sở chính tại Tp.Hồ Chí Minh; chi nhánh tại Tp.HàNội, Hải Phòng, Tp. Đà Nẵng và Tp.Thanh Hóa cùng hệ thống mạng lưới đại lý khắpcác quốc gia trên toàn thế giới. Thành quả vững chắc này là cơng lao đóng góp của gần100 quản lý và nhân viên dựa trên nền tảng chính sách chào đón và trọng dụng nhân tàikhắp cả nước. Với một mạng lưới chi nhánh phủ sóng ở những đầu mối của cả nước,CCL có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững củacông ty. Công ty tự hào là một trong những thành viên của Hiệp hội vận tải hàng khôngquốc tế (IATA), hiệp hội giao nhận và kho vận quốc tế (FIATA), cũng như thành viêncủa Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), cùng nhiều tổ chức uy tín khác…cho phép vậnchuyển hàng hóa tới hầu hết các quốc gia trên thế giới.

CCL GROUP vẫn đang tiếp tục xây dựng kế hoạch mở rộng hoạt động chi nhánhtại các vùng kinh tế khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam cũng như quốc tế. Với mongmuốn trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận tải có tiềm lực và uy tín, đápứng tất cả nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao nhất, xây dựng được môi trườnglàm việc chuyên nghiệp, đồng thời đáp ứng cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thầncho mọi thành viên.

</div>

×