Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích bài thơ "Sóng" - Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.79 KB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i>“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt</i>

<i>Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăngVà Anh chết trong khi đang đứng bắn</i>

<i>Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng”.</i>

Song, giữa mưa bom bão đạn, vườn thơ Việt Nam chợt xuất hiện một “cánh hoathơ” làm xao xuyến lòng người đọc: nhà thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh là mộtgương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Trong sựnghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh, thơ tình là mảng đặc sắc nhất, có giá trị nhất.Ở mảng này, “Sóng” là một tác phẩm thành công nổi bật, cùng với bài thơ“Thuyền và biển”, được coi là “hai bài thơ tình thuộc loại hay nhất của Xuân

<i>Quỳnh nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung” </i>(Lưu Khánh Thơ). Bàithơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu, bộc lộ nỗi nhớ mong cháylòng của người con gái yêu bằng tình yêu tận tụy “như cánh chim từ quy baybay đi tìm nhau”, giữa những tháng ngày lửa chiến tranh ngập tràn khắp làngquê Việt Nam.

<b>Giới thiệu</b>

Thơ Xuân Quỳnh thấm đượm điều mà Tố Hữu từng tâm niệm: “Thơ là tiếng

<i>nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời”, và bài thơ “Sóng”</i>

chính là cảm xúc dạt dào của một hồn thơ nữ khát yêu khi đối diện với cuộcsống. Bài thơ được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967, trong một chuyến đi thựctế ở vùng biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình. Đứng trước biển cả, sự cộng hưởngcủa sóng biển và sóng lòng đã “trong một phút nổ ra như tiếng sét” (Chế LanViên), để rồi ghi lên trang giấy không phải là những con chữ mà là “những tiếnglòng đang nhảy múa” (Xuân Diệu). Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiếnhào” (1968).

Năm 1967 là giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam,khi dân quân ta ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Rất ít các nhàthơ tự bứt mình ra khỏi khơng khí chung để tìm vào cái gọi là riêng tư, sâu kín

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

trong tâm linh mình. Nhưng Xuân Quỳnh vẫn viết về tình yêu, về khát vọnghạnh phúc đời thường. Khi binh lửa, đạn bom cuốn mọi thân phận vào cuộcchiến, thơ ca cũng không thể không say máu anh hùng mà cất lời sắt máu. XuânQuỳnh là người phụ nữ bước dưới đạn bom mà làm thơ về sự sống, và “Sóng”thực sự là bơng hoa nở dọc chiến hào đánh Mĩ”.

Tình u là một đề tài quen thuộc trong thơ ca, nhưng không phải vì thế mà nóthành đơn điệu, nhàm chán. Mỗi bài thơ, mỗi nhà thơ là một thế giới riêng, mộtkhao khát riêng. Chẳng thế mà ta gặp Xuân Diệu trong thi đàn Việt Nam vớichất men say tình yêu nồng nàn, người tự cho mình là “kẻ uống tình u dập cảmơi”. Ta gặp Nguyễn Bính “người nhà quê” chân thật da diết. Song, XuânQuỳnh vẫn có cho mình “cái giọng riêng của chính mình mà khơng thể tìm thấy

<i>trong cổ họng của bất kì ai khác” (Turgenev). Đến Xuân Quỳnh, thơ hiện đại</i>

Việt Nam mới có được tiếng nói trực tiếp bày tỏ những khát vọng tình umang đậm thiên tính nữ của một trái tim phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, tựnhiên đến thế.

Đầu đề bài thơ là “Sóng”, bài thơ được dệt bằng hình tượng trung tâm ấy. Nghĩathực là sóng của tự nhiên, nghĩa biểu trưng là tâm hồn người con gái, “Sóng” làmột ẩn dụ tồn bài, vừa là thi tứ, vừa là hình tượng - nó là một sáng tạo nghệthuật đặc sắc của thi phẩm, xuất phát từ trái tim nồng nàn, khao khát yêu đươngcủa nhà thơ.

Biển và sóng là vốn những hình tượng ẩn dụ quen thuộc của thơ ca. VictorHugo trong “Đêm đại dương” khi đứng trước biển cả mênh mông sâu thẳm, đãnghe được “những tiếng người tuyệt vọng kêu la”. Pushkin thì liên tưởng nhữngđợt sóng thét gào với nỗi cay đắng trong tình u. Và khi chạm đến tình u,sóng đã là tư thơ quen thuộc. Ca dao từng mượn sóng hạ lời thề vàng đá:

<i>“Bao giờ cho sóng bỏ ghềnh</i>

<i>Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em”.</i>

Con sóng si tình Xuân Diệu từng rạo rực khao khát:

<i>“Cho anh làm sóng biếcHơn mãi cát vàng em”.</i>

Song, Xn Quỳnh đã phả vào hình tượng “sóng” vốn khá quen thuộc hơi thởyêu đương nồng nàn của mình, và do vây tái tạo nó, khiến nó như mới đượcsinh ra lần đầu với tình yêu của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Xuân Quỳnh đã xây dựng nên hai hình tượng song hành suốt bài thơ: “sóng” và“em”. Hai hình tượng sánh đơi, cộng hưởng, soi chiếu cho nhau. <i>“Sóng và cáitơi (em) đồng hiện, tuy hai mà một, tuy một mà hai” (Chu Văn Sơn).</i>

Bài thơ có một âm hưởng nhịp nhàng, lúc dào dạt sơi nổi, lúc thầm thì lắng sâu,được tạo nên bằng thể thơ năm chữ, gợi lên âm hưởng những đợt sóng miênman. Nhịp sóng đó cũng là nhịp lịng của người con gái khi u, một điệu hồnkhơng thể yên định mà đầy biến động, rạo rực.

<b>Bốn khổ thơ đầu đã bộc bạch những cảm xúc, suy nghĩ về sóng và tình ucủa người con gái với nhiều cung bậc và khao khát lí giải cội nguồn củatình yêu.</b>

Trong một bài thơ khác, cùng viết về tình yêu, Xn Quỳnh lại một lần trở vềvới hình ảnh sóng (trong mối tương quan với thuyền), và ở đây sóng cũng “vôcớ”, bất thường như thế:

<i>“Những đêm trăng hiền từ</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>Biển như cơ gái nhỏThầm thì gửi tâm tư</i>

<i>Quanh mạn thuyền sóng vỗCũng có khi vơ cớ</i>

<i>Biển ào ạt xơ thuyền”.</i>

Xn Quỳnh, bằng nghệ thuật nhân hóa, đã thổi hồn vào thiên nhiên: “sơngkhơng hiểu”, “sóng tìm ra tận bể” để nói lên khát vọng lớn lao của sóng - chínhlà khao khát của người con gái. Ta có thể hiểu câu thơ mang hai nét nghĩa. Nếucoi “sông” là một một chủ thể, câu thơ sẽ là một lời tuyên bố kiên quyết: nếusông không hiểu nổi những khát vọng mãnh liệt của sóng, thì sóng dứt khốt từbỏ khơng gian ấy, dẫu nó quen thuộc, bình n, để tìm đến bể lớn, nơi có sựđồng cảm lớn lao. Gắn vào hình tượng người con gái, ý thơ nói lên khát vọng:người phụ nữ thường khao khát bến bờ thân thuộc, n bình, song khơng vì thếmà nhẫn nhịn, cam chịu, họ đầy bản lĩnh để có thể chủ động, kiêu hãnh hướngtìm sự đồng điệu, tri âm.

Nếu coi “sông” như một trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn, là bối cảnh sống, ýthơ thể hiện sự cố gắng khơng mỏi mệt của sóng - cũng là của em, để có thểđược sống với đúng bản ngã của mình. Giới hạn chật hẹp của hai bên bờ sơngkhiến sóng khơng thể thỏa sức vẫy vùng, khơng thể nhận ra mình, vì vậy sóngphải tìm ra biển lớn, để được sống cuộc đời phóng khống, để nhận thức đượcsức mạnh và khát vọng của bản thân.

Hành trình tìm ra tận bể của sóng cũng chính là quá trình tự khám phá, tự nhậnthức bản thân, mang theo cả nguyện ước về sự đồng điệu trong tình u. Hànhtrình ấy chính là biểu hiện của một tình u chân chính, lớn lao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Từ “ơi” cảm thán cất lên đầy xúc động ngây ngất của một nỗi niềm. Con sóngngày xưa thế nào thì con sóng ngày nay vẫn thế, sóng nước cũng vậy mà sóngtình cũng thế. Sóng là vĩnh hằng với thời gian, cũng như khát vọng tình yêu củanhân loại là vĩnh cửu, như con người ln tìm đến tình u, như Trương Chi nổisóng tình trước nhan sắc kiều diễm của Mị Nương, như Kim Trọng cũng sóngtình lai láng trước vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều. Đó làsự bất di bất dịch của quy luật tình yêu, là điều mà Xuân Quỳnh vẫn luôn tintưởng mà sau này nhà thơ cũng đã thể hiện trong bài thơ “Nguồn gốc từ ngữ”:

<i>“Tiếng yêu của những ngày xưaVượt qua năm tháng bây giờ đến ta”. </i>

Song, nếu tình yêu trong “Nguồn gốc từ ngữ” cũng khởi nguồn từ “ngày xưa”nhưng chỉ mới chạm đến hiện tại, thì trong “Sóng”, tình u cịn đi xa hơn thế,đến tận tương lai nhân loại.Nhà thơ không viết “xưa” - “nay”, mà viết “xưa” -“sau” vì phát hiện ra cái quy luật mn đời “vẫn thế” của sóng - tình u.

Ở đây, Xn Quỳnh đã có sự lựa chọn từ ngữ vơ cùng tinh tế trong bốn chữ“khát vọng tình yêu”. “Khát vọng tình u” chứ khơng phải “ước vọng tìnhu”. Ước vọng chỉ mới là ước và mong, còn khát vọng, còn khát vọng thì đã làsự đam mê và cháy bỏng, mãnh liệt, không giới hạn. Nét đặc trưng nhất của tìnhyêu là vậy.

Nỗi khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhấtlà của tuổi trẻ, là “bồi hồi trong ngực trẻ”. Khát vọng tình yêu gắn liền với tuổitrẻ. Thi sĩ Xuân Diệu đã nói:

<i>“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹoHãy để tuổi trẻ nói hộ tình u”.</i>

Phải chăng chỉ có lồng ngực khỏe khoắn của tuổi trẻ, những đam mê hồn nhiênvà nồng cháy của tuổi trẻ mới đủ sức chứa hết cái dạt dào, rạo rực, sôi nổi vàđắm đuối của tình yêu? Từ láy “bồi hồi” diễn tả trạng thái lặp đi lặp lại miênman của cõi lòng khi yêu, xao xuyến, bâng khuâng, dồn dập, như từng đợt sóngngồi đại dương ngàn năm vỗ mãi. Đó chính là nét tâm trạng ta từng bắt gặptrong câu ca dao xưa:

<i>“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi</i>

<i>Như đứng đống lửa như ngồi đống than”.</i>

Tất cả những trạng thái từ “dữ dội”, “ồn ào” đến “lặng lẽ”, “dịu êm”, rồi lại “bồihồi” ấy là bởi một tính chất tất yếu của tình u:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>“Vì tình u mn thuởCó bao giờ đứng yên?”.</i>

<i><b>Khổ 3</b></i>

Nếu ở hai khổ thơ đầu, “em” giấu mình trong “sóng”, thì đến đây bỗng vứt lncái vỏ nhân hóa vay mượn ấy đi, để trái tim “tự hát” thành lời:

“Trước mn trùng sóng bểEm nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớnTừ nơi nào sóng lên?”.

Nhân vật trữ tình được đặt trong sự đối diện với mn trùng sóng biển, trước cáivơ biên, vơ hạn của trời đất và tình u. Trước khơng gian bao la là biển cả, làmsao em không trăn trở với những câu hỏi có tự ngàn xưa, những câu hỏi thốt rangồi thời gian và khơng gian, rất tự nhiên, giản dị, nhưng lại là những bănkhoăn, triết luận có vẻ mang tầm vũ trụ.

Điệp từ “em nghĩ” nhắc đi nhắc lại càng làm rõ hơn sự suy tư trong lịng em.“Em nghĩ” có nghĩa là em đẫ thao thức, đã lo lắng, đã đặt ra nhiều câu hỏi, chứkhông phải em chỉ quen bồng bềnh, quen si mê, đến chỉ yêu và đơn thuần làyêu.

Thật kín đáo, thật hồn thơ con gái, Xuân Quỳnh mượn sóng để nói hộ cho mìnhbằng câu hỏi tư từ bâng quớ mà diệu vợi, xa xăm: “Từ nơi nào sóng lên?”. Khixét “sóng” trong vị trí đối xứng với tình u, thì lời thơ chính là hỏi, là tìm nơibắt đầu của tình yêu, tình yêu đến tự khi nào?

<i><b>Khổ 4</b></i>

Từ cái nền hồnh tráng của thiên nhiên, dịng suy tư cuộn lên như sóng khơncùng, những câu hỏi hóa thành cuộc đối thoại lớn với vũ trụ về tình u:

“Sóng bắt đầu từ gióGió bắt đầu từ đâu?Em cũng khơng biết nữaKhi nào ta yêu nhau”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Xuân Quỳnh muốn dựa vào quy luật thiên nhiên để truy khởi nguồn của tìnhyêu. Song cái hay của những câu hỏi là truy tìm mà khơng được. Nguồn gốc củasóng đầy bí ẩn, khó có thể lí giải, cũng như nguồn gốc của tình yêu. Tự nhiênnhư hơi thở, ấy thế mà tình u là gì thì khơng ai giải thích nổi. Nó là một thứ gìvơ hình, tồn tại đó, cảm nhận thấy đó, nhưng khơng thể sờ nắm bắt.

Xưa nay rất nhiều thi sĩ đặt câu hỏi về tình yêu, nhưng tất cả đều bất lực. Đếnnhư Xuân Diệu - một nhà thơ tình nổi tiếng, một con người ln say đắm trongtình u, người mà:

<i>“Trong giấy phút chót dâng trời đấtCũng vẫn si tình đến ngất ngư”,</i>

người từng “uống” tình u, “cắn” tình u đến “dập cả mơi” cũng bất lực:

<i>“Làm sao cắt nghĩa được tình u!”.</i>

Đó là bởi tình u đâu chỉ là tình u, đó là thứ tình cảm mà mỗi khi giãi bày nóđồng thời bộc lộ bản chất con người, là cõi tâm linh sâu kín nhất của bản ngã.Bởi vậy, từ xưa đến nay, đây là thứ tình cảm phức tạp nhất, kì diệu nhất của conngười và khơng ai có thể nói là mình đã hiểu hết. Xuân Quỳnh diễn đạt sâu sắcđiều mà Pascal đã nói: “Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí khơng thểhiểu được”. Tình u cần lí trí, nhưng trước hết nó là câu chuyện của trái tim.Cho nên khơng thể dùng lí trí tỉnh táo để xác định thời điểm chính xác bắt đầumột mối tình, bởi:

<i>“… Đời anh là một trái tim,</i>

<i>Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.Em là nữ hồng của vương quốc đó,</i>

<i>Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.” (Tagore).</i>

Đặc biệt, câu “Em cũng khơng biết nữa” có một vị trí rất thú vị: đáp trước, hỏisau. Nếu đảo lại trật tự: “Khi nào ta yêu nhau/ Em cũng không biết nữa”, câuthơ sẽ lăn vào phía lí trí tỉnh táo. Viết như Xuân Quỳnh, hiệu quả khác hẳn, nónhư lơi ra, như tiếng thở hụt hơi, như nỗi choáng vàng của cơ gái khi vừa chạmmắt phải cái vùng chói sáng của trái tim người - tình yêu.

Em yêu anh từ đâu? Khi nào? Từ cái gì? Ánh mắt, nụ cười, giọng nói? Hay nhưai đó yêu từ “sắc ngựa tuyết in, cỏ pha màu áo” (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du).“Em cũng không biết nữa”. Thương bao nhiêu cái lắc đầu nhè nhẹ ấy. Mà biếtđể làm gì? Truy ngun cho chính xác để làm gì bởi anh và em chỉ cần hiểurằng ta vẫn yêu nhau là đủ. Cái lắc đầu của người con gái, nó là “tiếng vângkhơng nói ra của tình u”, như cách nói ý nhị của Hồng Phủ Ngọc Tường khiviết về dịng Hương Giang trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Sóng khơng hiểu khởi thủy, cũng như tình u khơng hiểu khởi nguồn. Chínhsự bất lực của những câu trả lời góp phần kì ảo hóa tình yêu. Nhu cầu tự nhậnthức, nhận thức đến tận cùng khiến bài thơ có chất sâu lắng.

Cái giây phút “thắm lại” của lứa đơi trong mối tình đầu, tuy khơng xác địnhđược, nhưng khơng bao giờ có thể quên. Nhà thơ Thế Lữ, bảy mươi năm trướcgọi đó là:

<i>“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấyNgàn năm chưa dễ đã ai quên”.</i>

<i><b>Khổ 5</b></i>

Tình yêu vốn gắn liền với nỗi nhớ. Từ khao khát lí giải cội nguồn của tình yêu,đến đây, những câu thơ đã động vào nỗi nhớ - chỗ da diết khắc khoải nhất củatình u:

“Con sóng dưới lịng sâuCon sóng trên mặt nướcƠi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm khơng ngủ đượcLịng em nhớ đến anhCả trong mơ cịn thức”.

Tưởng tượng đã giúp nhà thơ lí giải một hiện tượng của thiên nhiên: “con sóngnhớ bờ” cho nên ngày đếm liên tục vỗ vào bờ. Điều thú vị là ở chỗ: đã là sóngthì bao giờ cũng thức. Sóng khơng ngủ. Bởi sóng ngủ thì sóng cũng khơng tồntại. Vì lí do này mà người ta đã thấy sóng là nhịp đập của biển, là trái tim củabiển, là sự sống của biển. Nếu sóng là sự sống của biển thì nhớ là sự sống củatình yêu. Nỗi nhớ đồng nghĩa với tình yêu. Một tâm hồn ngừng nhớ là một tráitim đã ngừng yêu, một mối tình đã tắt.

Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ. Cặp từ đối lập “dướilịng sâu”, “trên mặt nước” đã gợi nỗi nhớ bao trùm khắp khơng gian. “Consóng nhớ bờ/ Ngày đêm khơng ngủ được”, cũng chính là nỗi nhớ của em khắckhoải theo thời gian. Nỗi nhớ da diết, triền miên, trường cửu với thời gian vàchiếm lĩnh cả không gian.

Ta từng nghe nỗi niềm của người đàn ông trong thơ Hữu Thỉnh:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>“Anh xa emTrăng cũng lẻMặt trời cũng lẻ</i>

<i>Biển vẫn cậy mình dài rộng thế</i>

<i>Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn”.</i>

Người đàn ông trong tâm thế “biển… dài rộng thế” vẫn bị nỗi nhớ giày vò đếntái tê, huống gì “sóng em” - trái tim yếu mềm của người con gái khi xa anh.

Ở trên còn đang che giấu ít nhiều nhờ lời sóng thì đến đây bỗng nhiên vứt lncái vỏ nhân hóa vay mượn ấy đi, để trái tim “tự hát” thành lời. Trái tim emkhông chịu vịng vo, úp mở nữa. Nó địi nói thật bởi nó đầy ắp tình u và tìnhu ấy cũng đã chín muồi:

“Lịng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức”.

Ta đã từng bắt gặp trong ca dao xưa nỗi nhớ đến thao thức không ngủ của ngườicon gái đang yêu:

<i>“Đêm nằm lưng chẳng bén giườngTrông cho trời sáng ra đường gặp anh”.</i>

Song, đây vẫn là nỗi nhớ trong ý thức. Đến Xuân Quỳnh, nỗi nhớ lặn cả vàotiềm thức. Sóng thức trong lịng biển đã cồn cào, sóng thức trong lịng em cịnmn vạn lần cồn cào hơn. Sóng nhớ bờ thao thức cả ngày lẫn đêm, nhưng đóvẫn là nỗi nhớ trong thời gian hiện thực. Còn em nhớ anh “cả trong mơ cònthức”, thao thức từ cõi thực đến cõi mộng, choán ngợp cả cái vô thức trong cõitâm linh con người.

Ý thơ đã hoạt dộng ngay trong cõi phi lí với lí trí, nhưng hợp lí với trái tim. Câuthơ là một phát hiện nội tâm yêu tinh tế: thời gian có giới hạn bởi thức và ngủ,nhưng tình yêu phá vỡ mọi giới hạn, thao thức khơn cùng. Chỉ có những trái timyêu hết mình mới làm cho tình yêu thống trị cả không gian, cả ý thức lẫn tiềmthức như thế.

Câu thơ đã diễn tả thật hàm súc tâm lí của người phụ nữ khi yêu. Chẳng phảikhi yêu, người ta muốn hiến dâng “tồn tim! tồn trí! … tồn hồn!” (chữ củaXuân Diệu), muốn tận hưởng đến từng khoảnh khắc của hạnh phúc? Cho nênngười con gái ở đây cũng muốn thức. Phải cố thức cả trong cõi thực lẫn trongcõi mộng để nâng niu, chắt chiu từng khoảnh khắc hạnh phúc.

Khổ thơ này mang nét đặc biệt trong hình thức: khổ thơ dài đến sáu câu, tựanhư sóng tràn bờ, như cao trào của nỗi nhớ khơng thể ghìm nén. Khổ thơ khơngcó một chữ “u” mà sao tình yêu vẫn cứ cháy bỏng, dạt dào. Nỗi nhớ gói gọn

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

trong thời gian của một ngày đêm nhưng đủ sức dồn nén dung lượng tình yêucủa cả một đời người.

Dường như sự thao thức ngay cả trong giấc ngủ đã trở thành bản tính của tìnhu trong thơ Xuân Quỳnh, cũng là của biết bao người phụ nữ. Bản tính ấykhơng chỉ dừng lại ở tình u đơi lứa mà trong cả tình mẫu tử. Ở một bài khác,viết cho con, Xuân Quỳnh cũng bộc lộ mong muốn này, nếu khơng được thì đólà một đau khổ lớn:

<i>“Con thức ban ngày mẹ chở che conĐêm con mơ mẹ làm sao che chởTrong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏChỉ mình con chống chọi với quân thù”.</i>

Hướng về anh - một phương”

Ngây ngất trong men say của tình u, nhà thơ vẫn khơng qn về những trắctrở của nó. Hai chữ “xi”, “ngược” thấp thỏm một linh cảm tai họa trước cuộcđời bất trắc. Vì thế, câu thơ “Hướng về anh một phương” nôm na mà chắc nịch,khẳng định cái bất biến giữa vạn biến: lòng thủy chung.

Người ta thường nói “ngược Bắc, xi Nam”, nhưng ở đây Xn Quỳnh lại nói“xi về phương Bắc”, “ngược về phương Nam”, điều này có gì đó trái ngượcvới quy luật. Đây là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ để khẳng định: dẫu cho đấttrời, cuộc đời có quay cuồng, đảo lộn, thay phương đổi hướng thì tình yêu củaem cũng chỉ dành cho một người. Người đọc thấy cái dài rộng, song hơn hết vẫnthấy sự quy tụ rõ ràng một phương trời duy nhất. Bởi vì phương trời đó có hìnhảnh của anh.

Điệp từ “dẫu” như một quyết tâm vàng đá của người con gái: dù vạn vật có vậtđổi sao dời, thì vẫn cịn đó một tình yêu thủy chung son sắt. Các vị ngữ “cũngnghĩ”, “hướng về” liên kết với số từ “một” (một phương) là sự khẳng định một

</div>

×