Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HỞNG CỦA LIỀU LỢNG CHẾ PHẨM BIMA TRICHODERMA ĐẾN SINH TRỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2018 - 2019 TẠI TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 56 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ-HÓA-SINH </b>

------

<b>DƯƠNG THỊ YẾN </b>

<b>NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG CHẾ PHẨM </b>

<i><b>BIMA TRICHODERMA ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, </b></i>

<b>NĂNG SUẤT VÀ BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2018 - 2019 TẠI TỈNH QUẢNG NAM</b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

Quảng Nam, tháng 5 năm 2019

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

<b>KHOA LÝ-HĨA-SINH </b>

------

<b>KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<i><b>Tên đề tài: </b></i>

<b>NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG CHẾ PHẨM BIMA </b>

<i><b>TRICHODERMA ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT </b></i>

<b>VÀ BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2018 - 2019 TẠI TỈNH QUẢNG NAM</b>

Sinh viên thực hiện

<b>DƯƠNG THỊ YẾN </b>

MSSV : 2115012771

<b>CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH-KTNN </b>

KHOÁ: 2015-2019 Cán bộ hướng dẫn

<b>ThS. TRẦN VĂN THẮNG </b>

<i>Quảng Nam, tháng 5 năm 2019 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng

<i>của liều lượng chế phẩm BIMA Trichoderma đến sinh trưởng, phát triển, năng </i>

suất và bệnh héo rũ trên cây lạc trong vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại tỉnh Quảng

<b>Nam” đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. </b>

Trần Văn Thắng.

Các số liệu kết quả trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kì cơng trình nào. Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình.

<b>Tác giả </b>

<b> Dương Thị Yến </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Để hồn thành luận án này tơi nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của thầy cơ, bạn bè và gia đình. Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn tới tất cả tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Trước hết, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm của thầy Trần Văn Thắng trong suốt quá trình học và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt q trình làm khóa luận tốt nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định khi thực hiện luận văn này. Rất mong nhận được sự đóng góp ý của q thầy cơ.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

<i>Tam kỳ, tháng 5 năm 2019 </i>

<b> Tác giả </b>

<b>Dương Thị Yến </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Bảng 3.1 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma </i>

đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc

26

<i>Bảng 3.2 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma </i>

đến chiều cao thân chính của cây lạc

28

<i>Bảng 3.3 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma </i>

đến sự phát triển cành cấp 1 của cây lạc

29

<i>Bảng 3.4 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma </i>

đến sự ra hoa của cây lạc

30

<i>Bảng 3.5 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma </i>

đến bệnh héo rũ gốc mốc đen trên cây lạc

32

<i>Bảng 3.6 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma </i>

đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc

33

<i>Bảng 3.7 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma </i>

đến bệnh đốm lá trên cây lạc

34

<i>Bảng 3.8 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma </i>

đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L23

36

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc

26

Biểu đồ 3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao của cây lạc 28

Biểu đồ 3.3 Số cành cấp 1 và chiều cao cành cấp 1 đầu tiên của cây lạc 30

<i>Biểu đồ 3.4 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma </i>

đến sự ra hoa của cây lạc

Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm lá trên cây cây lạc 35

<b>Biểu đồ 3.8 Biểu đồ các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L23 </b> 36

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

CT3: Công thức 3 CT4: Công thức 4

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>MỤC LỤC </b>

I. MỞ ĐẦU ... 1

1.1. Lí do chọn đề tài ... 1

1.2. Mục tiêu của đề tài ... 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu... 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu ... 2

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

1.1. Giới thiệu chung về cây lạc ... 3

1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây lạc ... 3

1.2.3. Tại Quảng Nam ... 12

1.3. Giới thiệu chung về bệnh héo rũ hại cây trồng ... 13

1.4. Giới thiệu chung về nấm Trichoderma ... 14

1.4.1. Đặc điểm của nấm Trichoderma ... 14

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1.4.2. Vai trò của nấm Trichoderma ... 15

1.4.3. Cơ chế tác dụng của nấm Trichoderma ... 16

1.5. Tình hình nghiên cứu chế phẩm Trichoderma trong phòng trừ bệnh héo rũ trong trồng trọt ... 16

1.5.1. Nghiên cứu chế phẩm Trichoderma trong phòng trừ bệnh héo rũ trên các cây họ đậu... 16

1.5.2. Nghiên cứu chế phẩm Trichoderma trong phòng trừ bệnh héo rũ trên một số cây trồng khác ... 17

1.6. Điều kiện tự nhiên ở Điện Bàn- Quảng Nam ... 18

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20 2.1. Vật liệu và điều kiện thí nghiệm. ... 20

2.2.1. Vật liệu nghiên cứu ... 20

2.1.2. Điều kiện thí nghiệm ... 20

2.1.2.1. Đất thí nghiệm ... 20

2.1.2.2. Địa điểm thí nghiệm ... 20

2.1.2.3. Một số yếu tố thời tiết, khí hậu ... 20

2.2. Nội dung nghiên cứu. ... 20

2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 20

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin ... 20

2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ... 21

2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ... 21

2.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển ... 21

2.3.3.2. Các chỉ tiêu bệnh xuất hiện ... 22

2.3.3.3. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ... 23

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2.4.5. Xới vun ... 25

2.4.6. Tưới tiêu nước ... 25

2.4.7. Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch ... 25

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 26

3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma đến sinh trưởng, phát triển trên giống lạc L23 ... 26

3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc ... 26

3.1.2. Chiều cao thân chính của cây lạc ... 27

3.1.3. Sự phát triển cành cấp 1 của cây lạc ... 29

3.1.4. Sự ra hoa của cây lạc ... 30

3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma đến bệnh héo rũ trên giống lạc L23 ... 32

3.2.1. Bệnh héo rũ gốc mốc đen trên cây lạc ... 32

3.2.2. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc ... 33

3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma đến một số bệnh hại khác trên giống lạc L23 ... 34

3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L23 ... 35

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 38

3.1. Kết luận ... 38

3.2. Kiến nghị ... 39

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

1

<b>I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài </b>

Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng khá phổ biến ở nước ta có vai trị tích cực trong cải tạo đất và phát triển kinh tế của đất nước [5]. Những năm gần đây, diện tích sản xuất cây lạc ở một số địa phương của tỉnh Quảng Nam không ngừng tăng lên, cùng với việc xây dựng nông thơn mới, góp phần tích cực trong nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống của nông dân.Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, sâu bệnh phát sinh, phát triển nhanh gây ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của cây lạc. Trong đó nhóm bệnh gây hiện tượng héo rũ trên cây lạc là một trong những loại bệnh gây hại nghiêm trọng và khó phòng ngừa nhất. Những biện pháp phòng trừ bệnh hại hiện nay chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học nhưng vẫn khơng mang lại hiệu quả, làm diện tích đất canh tác bị ơ nhiễm, ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phân hữu cơ rất phổ biến. Phân hữu cơ làm đất tơi xốp, cây trồng dẽ hấp thụ, an toàn khi sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm chi phí sản xuất. Ủ phân hữu cơ sẽ tận dụng được các phụ phẩm trong q trình sản xuất nơng nghiệp như phân gia súc, rơm rạ, vỏ trấu vỏ cà phê,... Trong quá trình ủ phân nên bổ sung các chế phẩm vi sinh để giúp giai đoạn phân hủy diễn ra nhanh hơn đồng thời tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong phân. Việc bổ sung

<i>chế phẩm sinh học Trichoderma trong phân hữu cơ vi sinh giúp hỗ trợ cây trồng trong việc phòng trừ bệnh héo rũ trên cây lạc. Như vậy sử dụng Trichoderma </i>

trong ủ phân hữu cơ khơng những có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu mà cịn có tác dụng phòng trừ bệnh héo rũ trên cây lạc [6].

<b>Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của </b>

<i><b>liều lượng chế phẩm BIMA Trichoderma đến sinh trưởng, phát triển, năng </b></i>

<b>suất và bệnh héo rũ trên cây lạc trong vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại tỉnh Quảng Nam” được thực hiện nhằm chọn được công thức phân bón có khả năng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

2

cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lạc tại tỉnh Quảng Nam.

<b>1.2. Mục tiêu của đề tài </b>

Tìm ra liều lượng chế phẩm Trichoderma hợp lí để cây lạc sinh trưởng, phát triển, phòng trừ bệnh héo rũ và cho năng suất tốt.

<b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>1.3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

<i>- Chế phẩm sinh học BIMA Trichoderma </i>

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu </b>

- Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp bố trí thí nghiệm - Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu - Phương pháp xử lí số liệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

3

<b>II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây lạc </b>

<i><b>1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây lạc </b></i>

<i>1.1.1.1. Rễ lạc </i>

- Rễ cái có thể ăn sâu từ 1 - 1,3m, nhưng trung bình khoảng 40-50cm, có nhiều rễ phụ. Rễ phụ xuất phát từ các vị trí khác nhau trên rễ cái, phân nhánh rất nhiều làm thành một mạng rễ dày đặc. Rễ phân bố ở lớp đất mặt khoảng 30cm.

<i>- Trên các rễ con, khoảng 2-3 tuần sau khi hạt nảy mầm, thấy có nhiều nốt </i>

sần xuất hiện. Trong các nốt sần này có các vi khuẩn hình que (Rhizobium leguminosarum), có khả năng hấp thụ đạm khí trời và sống cộng sinh với lạc [9].

<i>1.1.1.2. Thân lạc </i>

- Tùy theo loại, có thân đứng hoặc thân bị. Chiều cao thân chính thay đổi tùy từng giống và kỹ thuật canh tác. Đối với các vùng khí hậu khơ khan, thân khoảng 30-40 cm.

- Thân mọc thẳng, khi còn non hình trịn. Nhưng đến khi ra hoa, phần thân mang cành thì thân rỗng, thân có 15-25 đốt, ở phía gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài. Thân thường có màu xanh có khi đỏ tím. Trên thân có lơng tơ trắng nhiều hay ít tùy theo giống và tùy thuộc và điều kiện canh tác. Khi trồng trong điều kiện thiếu nước, lông tơ nhiều hơn.

- Lạc phân cành rất nhiều: Cấp 1, cấp 2, cấp 3.... Trong cùng một giống, trồng trong điều kiện nhất định, cây phân nhánh nhiều thì số quả nhiều. Nhưng nếu phân cành quá nhiều, nhất là thời kì ra hoa kết trái, khơng có lợi cho sự tập trung dinh dưỡng về quả [9].

<i>1.1.1.3. Lá lạc </i>

- Lá mọc xen kẽ. Lá thuộc loại lá kép hình lơng chim mang hai đơi lá chét dài từ 18 - 40mm, rộng từ 15-25mm. Thường có những lá biến thái 1, 2, 3, 4, 5 hoặc 6 lá chét khơng cuống mọc đối nhau. Về hình dạng, lá thường có hình bầu dục dài, hình trứng lộn ngược.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

4

- Màu sắc của lá thay đổi tùy từng giống và tùy thuộc vào điều kiện canh tác.Thí dụ: đất nhiều nước quá: lá có màu xanh vàng, đất khô hạn: lá có màu xanh xám. Lá cũng là một đặc tính để phân biệt giữa các giống. Lá ở giữa cây có hình dạng ổn định biểu hiện đặc tính của giống. Lá có màu xanh nhạt hay đậm, vàng nhạt hay vàng đậm [9].

<i>1.1.1.4. Hoa lạc </i>

- Hoa mọc thành chùm, có 6-7 cái có khi khi tới 15 cái, là loại hoa lưỡng tính. Tỷ lệ thụ phấn chéo 0,25%. Hoa lạc màu vàng hoặc trắng khơng có cuống, gồm 5 bộ phận: lá bắc, lá đài, tràng hoa, nhị đực và nhụy cái. Lá bắc màu xanh gồm là bắc trong dài 2cm ở đầu mút chẻ đơi, lá bắc ngồi ngắn hơn bao bọc phía ngồi ống đài. Nhị đực có 10 cái trong đó ln ln có 2 lép, 8 cái có bao phấn: 4 cái dài, 4 cái ngắn. Bốn cái dài hạt phấn chín sớm hơn 4 cái có chỉ ngắn và dễ tung phấn hơn. Bốn cái dài: 3 cái có bao phấn hai ngăn và một cái có bao phấn một ngăn.

- Nhụy cái thường nhơ cao hơn nhị đực. Tùy vị trí hoa mọc trên thân mà chia thành 3 loại hoa:

+ Loại thứ nhất: mọc từ đất nhưng trong đất loại hoa này là hoa ngậm kết trái bất thụ, thường gặp ở cái lồi lạc chín sớm.

+ Loại thứ hai: từ mặt đất đến 15 cm. Hoa mọc ở vị trí này rất hữu hiệu cho đậu trái nhiều nhất.

+ Loại thứ ba: mọc từ 15 cm trở lên. Hoa mọc ở vị trí này rất ít hữu hiệu. Khi hoa thụ phấn xong, tia củ phát triển dài ra và chui xuống đất. Thường từ 3-7 ngày đầu, tia củ mọc thẳng, sau đó quay xuống đất. Bầu noãn được thành lập và phát triển thành trái. Tia củ thường không quá 15cm. Do đó, những hoa phát triển trên 15cm thì khơng tạo được trái. Tia củ ở trên khơng, có màu tím, khi chui xuống đất có màu trắng [9].

<i>1.1.1.5. Quả lạc </i>

- Sau khi thụ tinh tia củ phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia củ do mô phân sinh ở gốc bầu hoa hình thành. Quả được hình thành khi tia củ chui xuống dất. Tia củ khơng dài q 15cm có cấu tạo như lơng hút do đó hút được các chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

5

dinh dưỡng như rễ. Tia củ chẳng những hút được Lân mà còn nhanh chóng chuyển vận lân vào thân lá. Tia củ có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển vào độ sâu 2-7cm dưới mặt đất.

- Quả bao gồm vỏ và hạt có từ 1-4. Vỏ quả có 3 lớp: tầng ngoại bì và tân trung bì gồm những tế bào cứng, tầng nội bì gồm những tế bào mềm. Hình dạng của quả thay đổi tùy giống. Mỏ quả tù, hơi tù, hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay không rõ. Đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít tùy thuộc vào giống. Đây là chỉ tiêu phân loại giống lạc.

- Màu sắc của vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh như: đất trồng, điều kiện phơi.. Thí dụ: trồng ở đất cát vỏ quả có màu sáng bóng, trồng ở đất sét nặng, bón nhiều phân hữu cơ vỏ quả khơng bóng, điểm những chấm đen và có khi thay đổi cả về dạng.

- Độ lớn của quả thay đổi từ 1x0,5cm đến 8x12cm, bề dày của quả biến động từ 0,2-2mm tùy thuộc và điều kiện canh tác và đặc tính của giống. Do đó chọn giống hạt to, mỏng vỏ có ý nghĩa tăng sản lượng rất lớn. Số quả trên một cây thay đổi tùy giống và điều kiện trồng trọt, mức độ thay đổi rất lớn từ 7-8 quả, có khi đến hằng trăm quả trên cây [9].

<i>1.1.1.6. Hạt lạc </i>

- Hạt gồm vỏ lụa bao bọc bên ngồi và phơi với hai lá mầm và một trục thẳng, khác với cây họ đậu khác hạt thường cong. Độ lớn hình dạng của hạt thay đổi tùy giống và điều kiện ngoại cảnh.

- Hình dạng của hạt có thể là hình trịn, bầu dục dài hay ngắn, phần tiếp xúc với hạt bên cạnh thường thẳng. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài nhỏ, hạt ở ngăn sau ngắn và to. Màu sắc vỏ lụa phải quan sát sau khi phơi khơ bóc vỏ mới chính xác. Nếu để lâu màu sắc biến đổi không đại diện cho giống. Số hạt trên một quả thay đổi cũng tùy thuộc vào giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Thường giống hạt to, quả có ít hạt; giống hạt nhỏ, quả có nhiều hạt, hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn hơn [9].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Về mặt cung cấp năng lượng: Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên năng lượng cung cấp rất lớn như: trong 100gam hạt lạc, cung cấp 590cal, cũng lượng như vậy trong gạo tẻ cung cấp 353cal, thịt lợn nạc cung cấp 286cal, trứng vịt cung cấp 189cal...

- Do có giá trị dinh dưỡng cao lạc từ lâu loài người đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng. Sử dụng trực tiếp (quả non luộc, quả già, rang, nấu...) ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và thực phẩm khác. Gần đây nhờ có cơng nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến thành rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc, như rút dầu, bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc, kẹo lạc...[4].

<i>1.1.2.2. Giá trị trong nông nghiệp </i>

- Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu lạc, thân lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc. Khơ dầu lạc có thành phần dinh dưỡng tương đối với các loại khô dầu khác.

- Trong khẩu phần thức ăn gia súc, khô dầu lạc có thể chiếm tới 25-30%. Vậy khơ dầu lạc là nguồn thức ăn giầu prôtêin dùng trong chăn nuôi. Hiện nay khô dầu lạc trên thế giới đứng hàng thứ 3 trong các loại khô dầu thực vật dùng trong chăn nuôi (sau khô dầu và bông) và đóng vai trị quan trọng đối vơí việc phát triển ngành chăn nuôi. Thân lá của lạc với năng suất 5-10 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch quả) có thể dùng chăn nuôi đại gia súc.

- Cám vỏ quả lạc: Vỏ quả lạc chiếm 25-30% trọng lượng quả. Trong chế biến thực phẩm, người ta thường tách hạt khỏi vỏ quả, vỏ quả trở hành sản phẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

7

phụ, dùng để nghiền thành cám dùng cho chăn nuôi. Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương dương với cám gạo dùng để nuôi lợn, gà vịt công nghiệp rất tốt. Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khơ dầu, thân lá xanh và cám vỏ quả lạc để làm thức ăn cho gia súc, góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi [4].

<i>1.1.2.3. Giá trị trồng trọt </i>

- Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công nghiệp thực phẩm, trong chăn ni, lạc cịn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do khả năng cố định đạm (N) của nó. Cũng như các loại họ cây đậu khác, rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là vi khuẩn Rhizobium vigna. Rhizơbium vigna có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu. Nhưng với lạc thì tạo được nốt sần lớn và khả năng cố định đạm cao hơn cả.

- Chính nhờ có khả năng này mà hàm lượng của prôtêin ở hạt và các bộ phận khác của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Cũng nhờ khả năng cố định đạm, sau khi thu hoạch thành phần hóa tính của đất trồng được cải thiện rõ rệt, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật hảo khí trong đất được tăng cường có lợi đối với cây trồng [4].

<i><b>1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc </b></i>

- Đạm (N): Lạc có nhu cầu cao về đạm xong nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lượng đạm đáng kể. Tuy nhiên, nốt sần của cây chỉ hình thành sau khi cây mọc 1 tuần, hơn nữa, hệ vi sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử dụng phân đạm để phát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để lạc phát triển ngay từ đầu và tạo nhiều nốt sần hữu hiệu. Trên các chân đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nếu khơng bón phân đạm thì hệ vi sinh vật công sinh nốt sần phát triển kém vì vậy năng suất sẽ rất kém. Thiếu đạm, thân lá có màu xanh vàng, lá nhỏ, khả năng vươn cao, đâm cành kém. Thiếu đạm trong giai đoạn đầu cây cằn cỗi, khó hình thành nốt sần và tỷ lệ nốt sần hữu hiệu thấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

8

- Lân: Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, rất cần cho sự hình thành nốt sần, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỷ lệ lép. Do vậy lân cần được bón sớm. Thiếu lân xuất hiện sắc đỏ trên lá, thiếu nhiều lá chuyển qua màu nâu, cây cịi cọc.

- Kali: Kali đóng vai trị quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển quả (củ) làm tăng số nhân, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt. Hàm lượng kali trong lá cao nhất ở thời kỳ ngay trước ra hoa sau đó giảm đi ở thời kỳ hình thành củ. Vì vậy cần bón kali sớm và kết thúc trước khi cây ra hoa. Thiếu kali xuất hiện những đốm vàng ở mép lá sau lan ra thành mảng và dần chết khô, thường ở lá non xuất hiện những vết đốm vàng nâu. Thiếu kali làm củ một nhân nhiều, tỷ lệ dầu thấp.

- Trung vi lượng: Canxi là một trong những yếu tố không thể thiếu khi trồng lạc. Bón vơi cho lạc giúp làm tăng pH, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm và là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo quả và hạt. Cây hút canxi, magiê mạnh nhất là thời kỳ lạc đâm tia. Molipden (Mo) có tác dụng tăng hoạt tính vi khuẩn nốt sần, tăng khả năng đồng hóa nitơ. Bo (B) giúp q trình phát triển rễ, tăng khả năng chịu hạn, giúp cho quả không bị nứt, hạn chế nấm bệnh xâm nhập. Thiếu B làm giảm tỷ lệ đậu quả, hạt lép nhiều, sức sống

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

9

<b>Bảng 1.1. Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2014 - 2016) </b>

<b>Nước Diện tích (triệu ha) </b>

<b>Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) </b>

<b>2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 Trung </b>

(Nguồn: FAOSTAT, 2017) Qua bảng 1.1 cho thấy:

- Về diện tích: Ấn độ là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới (5,52 triệu ha) nhưng năng suất lại thấp (9,82 tạ/ha), nước có năng suất lớn nhất thế giới là Mỹ (44,85 tạ/ha), trong khi diện tích trồng lạc rất nhỏ (0,42 triệu ha).

- Về năng suất: Mỹ là nước có năng suất trồng lạc lớn nhất thế giới (44,85 tạ/ha), tiếp đến là Trung Quốc (36,52 tạ/ha), Sudan là quốc gia có năng suất lạc thấp nhất (6,3 tạ/ha).

- Về sản lượng: Trung Quốc là nước có sản lượng lớn thứ nhất thế giới (17,02 triệu tấn) và cũng là nước có diện tích lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Khu vực Đông Nam Á: Việt Nam có diện tích nhỏ nhất khoảng (0,21 triệu ha), và sản lượng cũng khá thấp so với các quốc gia trong khu vực chỉ đạt (0,47 triệu tấn). Tuy nhiên năng suất cũng đạt ở mức trung bình khoảng (22,76 tạ/ha). Trong cơ chế thị trường mới, các chính sách mở cửa đã tạo cơ hội cho các nước trên thế giới trao đổi những tiến bộ kĩ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất. Đây là những ngun nhân góp phần thúc đẩy, khuyến khích nhiều nước đầu tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

10

phát triển lạc với quy mô ngày càng lớn. Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí quan trọng. Mặc dù lạc đã có từ lâu đời, nhưng tầm quan trọng kinh tế của lạc chỉ mới được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây. Khi công nghiệp ép dầu lạc được phát triển ở Pháp bắt đầu nhập cảng lạc từ Tây Phi để ép dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc đầu tiên trên quy mô lớn. Công nghiệp ép dầu được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước Châu Âu và trên toàn thế giới [5].

* Trong những năm gần đây, người ta chú ý nhiều đến prôtêin trong hạt lạc, nhân loại đặt nhiều hy vọng vào các loại cây bộ đậu để giải quyết nạn đói prơtêin trước mắt và trong tương lai.Trong các cây bộ đậu của thế giới, lạc có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 .Như vậy, hướng sản suất lạc trên thế giới trong những năm tới tốc độ phát triển sẽ chậm hơn so với những năm trước. Diện tích trồng lạc sẽ có thay đổi nhiều do các chính sách quản lý, thương mại. Năng suất là chỉ tiêu để phản ánh tiến bộ nghiên cứu về cây lạc và cây , và chính

<i><b>sách là yếu tố quan trọng quyết định tương lai của cây trồng này. Những yếu tố </b></i>

quan trọng quyết định năng suất cao là:

- Cải tiến kỹ thuật canh tác và mở rộng diện tích ở các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới, đặc biệt các nước đang phát triển.

- Chú trọng đến công tác chọn tạo giống mới có năng suất cao hơn, phẩm chất tốt, giống phải phù hợp với từng điều kiện sinh thái, hình thành vùng sản suất hàng hoá, cơ giới hoá sản suất. Thuốc trừ sâu, trừ cỏ, bệnh tốt hơn.

- Chế biến, đi sâu vào lĩnh vực chế biến dầu thực vật, hỗ trợ và giúp đỡ các nước đang phát triển về xuất khẩu và nhập khẩu lạc nhân.Trong tương lai, sự tác động của công nghệ sinh học, di truyền học phân tử đối với cây trồng có thể mở ra 1 tiềm năng mới trong tương lai phát triển cây lạc, cây ccó thể làm tăng năng suất cây lạc, cây lên nhiều thông qua các giống năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Công nghệ sinh học cũng là yếu tố quan trọng để cải tiến chất lượng cây lạc. Những tiến bộ kỹ thuật này cũng có thể cải tiến hiệu quả sản suất và tiêu dùng sản phẩm lạc [6].

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

11

<i><b>1.2.2. Ở Việt Nam </b></i>

Lạc là một trong những cây trồng chính ở nước ta, được người nông dân trồng từ lâu đời và có thể trồng trên nhiều loại hình sinh thái khác nhau. Diện tích chiếm khoảng 28% tổng diện tích cây cơng nghiệp hàng năm (đậu tương, thuốc lá, đay, cói). Tuy nhiên có 6 vùng sản xuất lạc chính là vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ. Trong những năm trở lại đây việc thực hiện các chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề lương thực. Vì vậy người dân có điều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế. Trong đó lạc có vị trí quan trọng trong nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, cũng góp phần cải tạo và sử dụng tài nguyên đất đai, nhằm khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 1.2.

<b>Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ở Việt Nam từ năm 2004 – 2016 </b>

<b> ngh n ha </b>

<b>Năng suất tạ ha </b>

<b>Sản lượng ngh n tấn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

12

- Về diện tích: Cây lạc được trồng trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam. Diện tích trồng lạc chiếm khoảng 40% tổng diện tích gieo trồng các cây cơng nghiệp ngắn ngày và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005 - 2016, cụ thể là 269,60 nghìn ha năm 2005 giảm cịn 191,30 nghìn ha năm 2016.

- Về năng suất: Tuy chưa đạt năng suất cao như một số nước khác trên thế giới, nhưng năng suất lạc của nước ta cao hơn năng suất trung bình của tồn thế giới. Trong những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ sản phẩm khá ổn định, các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lạc như giống mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến được áp dụng rộng rãi, điều kiện phục vụ sản xuất như hệ thống tưới tiêu được cải thiện, đầu tư thâm canh trong sản xuất được chú trọng, nên năng suất lạc của nước ta không ngừng tăng lên. Cụ thể là năm 2004 năng suất lạc chỉ có 17,8 tạ/ha nhưng đến 2016 thì năng suất lạc đã lên đến 23,10 tạ/ha. Bên cạnh đó các yếu tố hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đã được nghiên cứu, nên đã đáp ứng nhu cầu của nông dân và bước đầu đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ.

- Về sản lượng: Mặc dù, diện tích trồng có xu hướng giảm, nhưng năng suất lạc liên tục tăng trong những năm gần đây, nên sản lượng lạc của nước ta không ngừng tăng lên. Theo bảng số liệu 1.3, từ năm 2004 - 2008 do năng suất liên tục tăng, diện tích trồng lạc giảm không đáng kể nên sản lượng lạc của cả nước năm 2008 đạt 530,20 nghìn tấn tăng 61,20 nghìn tấn so với năm 2004. Tuy vậy năm 2015 và 2016, do diện tích trồng lạc giảm mạnh nên sản lượng lạc của cả nước bị giảm đi [5].

<i><b>1.2.3. Tại Quảng Nam </b></i>

- Những năm gần đây diện tích trồng lạc tăng liên tục nhờ vào việc triển khai dự án xây dựng các cánh đồng chuyên canh quy mô lớn. Thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã quy hoạch 24 cánh đồng với tổng diện tích 689 ha của vùng Gò Nổi vào phương án xây dựng các cánh đồng chuyên canh quy mô lớn. Phương án sẽ được triển khai thực hiện trong 02 năm (2017 - 2019). Xây dựng các cánh đồng chuyên canh quy mơ lớn hay cịn gọi là “cánh đồng lớn” trên cây

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

13

màu của Điện Bàn là một phương án tổ chức sản xuất tập trung, có kế hoạch cụ thể nhằm hồn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên doanh liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.

- Như vậy, với quy mô cánh đồng 30 ha theo phương án đã xây dựng của Điện Bàn sẽ có 10 ha lạc, 10 ha ngô, 5 ha ớt, và 5 ha cây trồng khác. Các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ sở thu mua chế biến nông sản sẽ là những tập thể chủ động liên kết phát triển hình thức dịch vụ hỗ trợ sản xuất, cung ứng giống, thu mua và tiêu thụ sản phẩm [11].

<b>1.3. Giới thiệu chung về bệnh héo rũ hại cây trồng </b>

<b>- Bệnh héo rũ do các tác nhân vi sinh vật như vi khuẩn, nấm gây ra là một </b>

trong nhóm bệnh hại phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp.

- Bệnh héo rũ hại cây trồng thường xuyên suốt hiện và gây hại ngoài đồng ruộng, mức độ phát sinh, diễn biến và tác hại của từng loại bệnh thường biến động nhiều. Có nhiều bệnh héo rũ đã gây hại khá nghiêm trọng đối với nhiều loại cây trồng có ý nghĩa kinh tế như bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh héo vàng do nấm

<i>Fusarium, bệnh héo rũ tráng mốc, bệnh héo rũ (lỡ cổ rễ),… Trong đó, loại hình </i>

<i>triệu chứng hại bó mạch dẫn do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum [(còn gọi là Ralstonia solanacearum (Smith)], do loài nấm Fusarium oxysporum là phổ </i>

biến và gây tác hại lớn nhất trên nhiều loại cây trồng như cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà, dưa chuột, bầu bí,..cũng thường xuyên xuất hiện, gây hại ngoài

<i>đồng ruộng do loài vi khuẩn Erwinia sp. </i>

- Nguyên nhân gây bệnh héo rũ cây trồng cạn ở các vùng sinh thái nơng nghiệp phần lớn do nhóm vi sinh vật tồn tại trong đất gây ra. Bản chất của q trình gây triệu chứng héo rũ có thể giải thích tóm tắt ở các tác động chính của vi sinh vật như sau:

+ Các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm vào hệ thống bó mạch dẫn của rễ, thân, cành, lá. Chúng đã phá hủy, vít tắc bó mạch dẫn, ảnh hưởng và cản trở đến quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng. Bó mạch dẫn hóa màu nâu, thâm đen và dẫn đến cây héo rũ nhanh chóng, cây héo xanh và chết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

14

+ Một số lồi vi sinh vật trong q trình kí sinh gây bệnh có thể phá hoại cơ giới, sinh lý và lý học của cây, phá hoại lớp vỏ bọc ngoài làm cho cây bị bốc hơi nước mạnh, vì vậy việc cung cấp nước sẽ không kịp, trong khi đó trọng lượng khơ vẫn cứ tăng lên, dẫn đến hiện tượng cây co rú, nhăn nheo và héo rũ.

+ Các vi sinh vật xâm nhập gây hại hệ thống rễ, mạch dẫn đã phá hủy chế độ nước của cây bằng vít tắc bó mạch dẫn, cây khơng có khả năng hút nước và vận chuyển nước. Bó mạch dẫn bị tắc có thể do một số loài nấm thường phát triển nhanh trong bó mạch hoặc do các chất nhờn và các tế bào vi khuẩn ứ đọng lại. Kết quả của quá trình xâm nhiễm đó thể hiện là cây héo.

+ Trong quá trình kí sinh, xâm nhiễm gây hại trên cây trồng, các vi sinh vật thường tiết ra các độc tố. Các độc tố đó có tác dụng phá hủy chế độ hút nước và vận chuyển nước của cây, làm giảm khả năng giữ nước của tế bào, phá hủy khả năng bán thấm của màng nguyên sinh chất, đầu độc gây chết mô tế bào cây kí chủ gây hiện tượng cây héo rũ, làm cho cây chết héo

- Tùy theo loài cây kí chủ, giai đoạn sinh trưởng, thành phần cơ giới đất, nguồn bệnh, chế độ phân bón, chăm sóc, chế độ luân canh và điều kiên ngoại cảnh mà các loại bệnh héo rũ có thể xuất hiện, gây hại ở những thời điểm khác nhau, tác hại cũng khác nhau [7].

<i><b>1.4. Giới thiệu chung về nấm Trichoderma 1.4.1. Đặc điểm của nấm Trichoderma </b></i>

<i>- Chủng nấm Trichoderma thuộc nhóm nấm bất tồn (Deuteromycetes hay Fungi Imperfecti), sinh sản vơ tính bằng bào tử bụi, sắp xếp theo kiểu đính </i>

bào tử. Chúng được tìm thấy khắp mọi nơi từ những vĩ độ cực Nam và cực Bắc.

<i>Hầu hết dòng Trichoderma đều hoại sinh, chúng phổ biến trong những khu rừng </i>

nhiệt đới ẩm hay cận nhiệt đới, ở rễ cây, trong đất hay trên xác sinh vật đã chết,

<i>xác bã hữu cơ hay ký sinh trên những loại nấm khác. Nấm Trichoderma phát </i>

triển nhanh ở 25 – 30<sup>0 </sup><i>C có một số ít lồi Trichoderma tăng trưởng được ở </i>

45<sup>0</sup><i>C. Mỗi dòng nấm Trichoderma khác nhau sẽ yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm khác </i>

nhau [14].

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

15

<i>- Trichoderma là giống nấm có vách ngăn (septate fungus) và cuống sinh </i>

bào tử phân nhánh, có dạng hình nón hoặc hình kim tự tháp [15]. Thể bình (phialide) được tạo thành ở đỉnh cuống sinh bào tử. Các bào tử đính (conidia) được tạo ra tại đầu mút của các thể bình, nơi chúng tích lũy để hình thành các đỉnh bào tử đính (conidial head) [16 . Các loài Trichoderma tạo khuẩn lạc có dạng cụm, bơng (floccose) hay mọc thành búi (tufted) với màu sắc khác nhau (trắng, vàng, lục), là những đặc điểm được sử dụng để định danh loài trước đây [15 . Hiện nay, việc sử dụng những đặc điểm hình thái để định danh các loài Trichoderma đang dần được thay thế bởi các công cụ phân tử, nhanh và dễ dàng hơn [17].

<i><b>1.4.2. Vai trò của nấm Trichoderma </b></i>

Gần như toàn bộ các loài trong chủng nấm Trichoderma đều có lợi, có lồi giúp phân hủy xenlulo, có lồi gây ức chế sinh trưởng sau đó tiêu diệt nấm hại,… Nhìn chung các tác dụng của Trichoderma phải kể đến như sau:

- Tiết enzym làm tan vách tế bào sau đó tiêu hấp thu dinh dưỡng từ các

<i>chủng nấm có hại cho cây. Các chủng nấm hại bao gồm Rhizoctonia </i>

<i>solani, Fusarium solani, Phytophtora, Sclerotium rolfsii… Đây là loại nấm </i>

gây bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu, lở cỗ rễ chanh dây, thối rễ cà phê, xì mủ trên sầu riêng… và các bệnh tương tự trên các giống cây trồng khác.

- Ngoài tác dụng trực tiếp, Trichoderma còn sinh ra kháng thể được cây vận chuyển đi khắp thân, lá, cành giúp tiêu diệt nấm bệnh gián tiếp, không cần tiếp xúc.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật cố định đạm sống trong đất phát triển (còn gọi là khuẩn lạc thường sinh sống ở rễ của các cây họ đậu).

- Tiết ra các enzym cellulase, chitinase, protease, pectinase, amlylase giúp phân hủy mùn, vật chất hữu cơ trong đất, giải phóng thành chất dinh dưỡng mà cây trồng dễ hấp thu nhất.

- Kết hợp với phân hữu cơ, phân chuồng làm cho đất tơi xốp.

- Kết hợp với chế phẩm sinh học biolactyl, subtyl… để tổng hợp Microfost giúp phân hủy hầm rút, xử lý ao hồ nuôi cá, khử mùi hôi của

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>sinh trưởng tốt trên nhiều loại cơ chất khác nhau Trichoderma chính là những </i>

sinh vật chiếm lĩnh môi trường sống trong đất rất hiệu quả và có khả năng thay thế cho các sinh vật có khả năng xâm chiếm kém hơn. Tuy nhiên, khả năng xâm chiếm của chúng bị ảnh hưởng rất lớn bởi những nhân tố môi trường đất, bao gồm pH, nhiệt độ và nước.

<i>- Cơ chế tiết enzyme thủy phân của nấm Trichoderma </i>

Việc các lồi Trichoderma có thể phân giải nhanh và hiệu quả đối với hầu như bất kỳ loại hợp chất hữu cơ nào là nhờ vào lượng enzyme thủy phân mà chúng có khả năng tạo ra. Các vật liệu hữu cơ bao gồm các loại đường, hormon và heteropolysaccharide. Vài loại enzyme thủy phân của các loài

<i>Trichoderma đối kháng khác nhau đã được tạo dịng [15]. </i>

<b>1.5. Tình hình nghiên cứu chế phẩm Trichoderma trong phòng trừ bệnh héo rũ trong trồng trọt </b>

<i><b>1.5.1. Nghiên cứu chế phẩm Trichoderma trong phòng trừ bệnh héo rũ trên các cây họ đậu </b></i>

- Cho tới nay có khoảng 30 nước đã có những nghiên cứu sử dụng nấm

<i>Trichoderma để trừ bệnh hại cây trồng (Nga, Mỹ, Đức, Hunggari, Ấn Độ, Thái </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

17

Lan, Philippin…) cho khoảng hơn 150 loài vi sinh vật gây bệnh trên hơn 40 loại

<i>cây trồng. Ở Nam Mỹ, người ta dùng nấm Trichoderma harzianum phòng trừ các nấm Pythium spp. và Rhizoctonia solani gây bệnh chết héo đậu và củ cải </i>

[18].

<i>- Theo Elad và cộng sự (1982) [20 , dùng chế phẩm Trichoderma sp. Có </i>

tác dụng phịng trừ bệnh hại cây trồng, làm giảm tỷ lệ cây bị bệnh rõ rệt, chế

<i>phẩm nấm đối kháng nấm Trichoderma sp. Có thể giúp cây khỏe hơn, tăng sức </i>

đề kháng với vi sinh vật gây bệnh, tác dụng kích thích sinh trưởng đối với cây. - Theo Dutta và Das (1999) [21 , đã thử nghiệm khả năng phòng trừ sinh

<i>học của nấm Trichoderma harzianum bằng cách cho một số lượng lớn bào tử nấm này nuôi trồng trong môi trường rắn vào đất để kiểm soát nấm Rhizoctonia </i>

<i>solani trên cây đậu tương. Trichoderma harzianum khi bón vào đất với tỷ lệ 1:10 </i>

theo thể tích đã ngăn chặn được bệnh ở thân và rễ do nấm Rhizoctonia solani gây hại đồng ruộng.

- Nguyễn Văn Viên và cộng sự (2008 - 2009) [1], nghiên cứu sản xuất

<i>và sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ một số bệnh </i>

nấm hại vùng rễ cây khoai tây, lạc, đậu tương. Trên ruộng mơ hình khoai tây, lạc, đậu tương, tỷ lệ cây bị bệnh lở cổ rễ, héo rủ gốc mốc trắng đều thấp hơn đối chứng (ruộng nông dân), năng suất khoai tăng 9,7%; đậu tương tăng 12,2% và năng suất lạc tăng 15,6% so với ruộng không xử lý chế phẩm.

<i><b>1.5.2. Nghiên cứu chế phẩm Trichoderma trong phòng trừ bệnh héo rũ trên một số cây trồng khác </b></i>

- Nhiều loài nấm đối kháng đã được các tác giả khuyến cáo sử dụng để

<i>hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora spp. gây bệnh héo chết nhanh trên cây tiêu như: Trichoderma sp., Gliocladium [22]. Anandaraj và Sarma (2003) [19 nhận thấy nấm Trichoderma harzianum IISR-1369, IISR-1370 phân lập từ </i>

vùng rễ cây tiêu có khả năng hạn chế nấm Phytophthora capsici và kích thích sinh trưởng cây tiêu.

- Nghiên cứu của Diby và cộng sự (2005) [22 , đã ghi nhận nấm

<i>Trichoderma harzianum IISR - 1369, 1370 được phân lập từ vùng rễ của cây hồ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

18

tiêu có khả năng kích thích sinh trưởng và hạn chế được bệnh chết nhanh cây hồ tiêu do nấm Phytophthora capsici gây nên. Khi sử dụng chế phẩm hỗn hợp giữa

<i>nấm Trichoderma harzianum IISR - 1369 với vi khuẩn Pseudomonas fluorescens </i>

IISR- 11 cho hiệu quả phòng trừ đạt 63%, cao hơn so với đối chứng là 36%.

<i>Nấm Trichoderma bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam từ năm </i>

1987 đến năm 1990 và sau đó càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Các

<i>nghiên cứu về đa dạng các loài Trichoderma ở Việt Nam đã tiến hành phân lập từ </i>

nhiều nguồn khác nhau như vùng đất nông nghiệp từ Trung Bộ đến Nam Bộ của nhóm nghiên cứu Lê Đình Đơn và cộng sự (2010) [3 , vùng trồng cây ăn trái Nam Bộ của nhóm nghiên cứu Dương Minh và cộng sự (2006) đã tuyển chọn

<i>được các chủng nấm đối kháng Trichoderma spp. Có hiệu quả phòng, trị tốt các bệnh do Phytophthora palmivora gây hại trên cây sầu riêng tại đồng bằng sông Cửu Long. Các nghiên cứu này bước đầu thu được một số loài Trichoderma </i>

bản địa, tạo tiền đề để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn. Theo Trần Kim Loang và cộng sự (2008) [4 , đã chỉ ra rằng: sử dụng chế phẩm TricoVTN (gồm

<i>Trichoderma virens và Trichoderma asperellum) với nồng độ 0,3 - 0,4% mỗi </i>

tháng một lần, hạn chế được sự phát triển và gây hại của bệnh do nấm

<i>Phytophthora trên cây tiêu và ca cao trong điều kiện vườn ươm. Trên đồng </i>

ruộng xử lý chế phẩm Trico-VTN với lượng 10 - 15 g/gốc, xử lý 4 lần từ đầu mùa mưa, cách nhau 2 tháng, kết hợp với bón phân hữu cơ, phân bón lá, vệ sinh đồng ruộng và tiêu thốt nước có thể hạn chế sự phát triển và lây lan của bệnh chết nhanh hồ tiêu trên đồng ruộng.

<b>1.6. Điều kiện tự nhiên ở Điện Bàn- Quảng Nam </b>

- Địa hình: Điện Bàn là một huyện đồng bằng ven biển nên địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh cao thấp, thuận lợi cho phát triển đơ thị - cơng nghiệp. Có bờ biển cát trắng, nước trong, sơng nước hiền hịa thuận lợi cho khai thác du lịch.

- Địa chất: Điện Bàn có diện tích tự nhiên là 21.471 ha, đất đai khá tốt, có độ phì nhiêu cao, nhóm đất phù sa chiếm đến 69,67% tổng diện tích đất, cho

</div>

×