Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu khả năng phòng trừ sinh học của chủng nấm kí sinh côn trùng isaria fumosorosea bb v3 đối với ruồi đục trái bactrocera dosalis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 83 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>xQx---NGUYỄNTHANH </b>

<b>TRIỀU</b>

<b>NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ </b>

<i><b>Isaría fumosorosea Bb-V3 </b></i><b>ĐỐI VỚI RUỒI ĐỤC TRÁI </b><i><b>Bactrocera dosalís</b></i>

<b>KHĨALUẬN </b>

<b>TỐT</b>

<b> NGHIỆP </b>

<b>NGÀNH </b>

<b>CƠNG</b>

<b> NGHỆ SINH </b>

<b>HỌC</b>

<b>TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>---x0x--- jj</b>

<b>NGUYỄN THANH </b>

<b>TRIỀU</b>

<b>NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỊNG TRỪ </b>

<i><b>Isaría fumosorosea Bb-V3 </b></i><b>ĐỐI VỚI RUỒI ĐỤC TRÁI </b><i><b>Bactrocera dosalis</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC </b>

<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>

<b> </b>

<b>GIẤY XÁC NHẬN </b>

Tôi tên là : Nguyễn Thanh Triều

Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin khóa luận tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin khóa luận tốt nghiệp vào hệ thống thơng tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHIẾU NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

Họ và tên GV : Nguyễn Ngọc Bảo Châu Học hàm - học vị : Tiến Sĩ

Đơn vị công tác : Khoa Công nghệ Sinh học Trường Đại học Mở TP.HCM

Tên đề tài : NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ SINH HỌC CỦA CHỦNG NẤM KÍ

<i>SINH CƠN TRÙNG Isaria fumosorosea Bb-V3 ĐỐI VỚI RUỒI ĐỤC TRÁI Bactrocera </i>

<i>dosalis </i>

<b>1. Tinh thần và thái độ làm việc : </b>

Sinh viên có tinh thần học hỏi và trách nhiệm với công việc của mình Có tinh thần hỗ trợ giúp đỡ bạn bè

Thường xuyên trao đổi với giảng viên, tra cứu tài liệu và biết lắng nghe

<b>2. Nội dung đề tài : </b>

<i>- Một số đặc điểm sinh học chủng nấm Isaria fumosorosea </i>

- Chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 phát triển tốt nhất trong môi trường PDA ở pH là 5,5,

<i>- Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis của chủng nấm Isaria </i>

<i>fumosorosea Bb-V3 cho thấy nồng độ 109 bào tử/ml cho hiệu quả diệt nhộng ruồi đục trái </i>

Bactrocera dosalis tốt nhất đạt 73,72% sau 10 ngày phun dịch bào tử nấm. - Tạo môi trường để sản xuất chế phẩm từ chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3

- Kết quả khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis từ chế phẩm (mật độ bào tử 109 bào tử/ml) của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 cho thấy hình thức trộn nấm chung với đất cho hiệu quả tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis tốt nhất đạt 73,81% sau 10 ngày trộn chế phẩm nấm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Chữ ký của Giảng viên (Ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Ngọc Bảo Châu

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong thời gian thực hiện đề tài tại phịng thí nghiệm Động Vật Học- Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã để lại trong em nhiều kỉ niệm đẹp, kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Để hoàn thành đề tài thực tập này, ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của thầy cơ, người thân, bạn bè trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo, cán bộ Khoa Công Nghệ Sinh Học- Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và hướng dẫn em hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.

Em xin chân thành tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ TS. Nguyễn Ngọc Bảo Châu là người đã dẫn dắt, định hướng cho em những từ những bước đầu thực hiện đề tài, tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn góp ý, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ kĩ thuật viên phịng thí nghiệm đã hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn và tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho em trong quá trình thực hiện đề tài.

Và em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành những người thân trong gia đình, bạn bè đã ln động viên, khích lệ em trong suốt những năm tháng học tập rèn luyện tại Trường cũng như thực hiện đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021 Sinh viên thực hiện

<b> Nguyễn Thanh Triều </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

<i>Hình 1.1. Hình ảnh ruồi đục trái Bactrocera dosalis đang phá hoại trên trái xồi.( Nguồn </i>

www.agriculture-biodiversite-oi.org) ... 4

<i>Hình 1.2. Hình ảnh gây hại của ruồi đục trái Bactrocera dosalis trên cây khổ qua. ... 6</i>

<i>Hình 1.3. Hình ảnh ruồi đục trái Bactrocera dosalis trưởng thành. ... 7</i>

<i>Hình 1.4. Vịng đời ruồi đục trái Bactrocera dosalis ( nguồn Internet) ... 8</i>

Hình 1.5. Chu trình xâm nhiễm của nấm kí sinh cơn trùng. ... 10

Hình 1.6. Cơ chế xâm nhiễm của nấm kí sinh cơn trùng. ... 12

<i>Hình 2.1. Hình ảnh giống chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 trong phịng thí nghiệm </i>Động vật học. ... 22

Hình 2.2. Hình ảnh nhân ni lấy nhộng ruồi đục trái từ khế. ... 25

<i>Hình 2.3. Hình ảnh bố trí thí nghiệm hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis trong điều kiện phịng thí nghiệm. ... 33</i>

<i>Hình 2.4. Hình ảnh bố trí thí nghiệm hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis của chế phẩm từ chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 ở ngoài vườn. ... 35</i>

<b>Hình 3.1. kích thước bào tử bề dọc (A), bề ngang (B) và sợi nấm (C) của chủng nấm </b><i><b>Isaria fumososea Bb-V3 được nuôi cấy trên môi trường PDA sau 15 ngày. ... 37</b></i>

<i>Hình 3.2. Đặc điểm khuẩn lạc của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 ở mặt trên (A) </i>và mặt dưới (B) đĩa petri. ... 37

<i>Hình 3.3. Thời gian ni cấy đến đường kính khuẩn lạc của chủng nấm I. fumosorosea Bb-V3 lần lượt (A) 6 NSNC, (B) 8 NSNC, (C) 10 NSNC, (D) 12 NSNC. ... 42</i>

<i>Hình 3.4. Hình ảnh nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis bị nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 kí sinh khi phun dịch bào tử nấm sau 10 ngày ... 45</i>

Hình 3.5. Mơi trường cấp 1 (A), môi trường cấp 2 ( B) sau 20 ngày ni cấy. ... 47

<i>Hình 3.6. Hình ảnh nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 kí sinh lên nhộng ruồi đục trái </i>

<i>Bactrocera dosalis ở dạng rải chế phẩm (DRN) lên bề mặt (A), ở dạng trộn chế phẩm </i>

(DTN) với đất (B) và đối chứng (C) sau 10 ngày thí nghiệm trong phịng thí nghiệm. 49

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Hình 3.7. Hình ảnh nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis bị nấm Isaria fumosorosea </i>

<i>Bb-V3 kí sinh ở ngoài vườn RN (A), TN (B), Đối chứng ( C) sau 10 ngày ở ngoài vườn</i>

... 51

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

<i>Bảng 2.1. Bảng bố trí thí nghiệm hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocea dosalis.</i>

... 33Bảng 3.1. pH ảnh hưởng đến đường kính khuẩn lạc và sự phát triển bào tử của chủng

<i>nấm I. fumosorosea Bb-V3 sau 12 ngày nuôi cấy. ... 38</i>

Bảng 3.2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến đường kính khuẩn lạc và sự phát triển bào tử của

<i>chủng nấm I. fumosorosea Bb-V3 sau 12 ngày nuôi cấy. ... 39</i>

Bảng 3.3. Thời gian nuôi cấy ảnh hưởng đến đường kính khuẩn lạc và sự phát triển bào

<i>tử của chủng nấm I. fumosorosea Bb-V3 sau 6, 8, 10, 12 ngày nuôi cấy. ... 40</i>

Bảng 3.4. Hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái của dịch chết nấm ở mật độ bào tử khác nhau trong điều kiện phịng thí nghiệm. ... 42

<i>Bảng 3.5. Mật độ bào tử nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 của môi trường cấp 1 sau 5, 10, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ </b>

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình các bước thực hiện thí nghiệm. ... 24

<i>Sơ đồ 2.2. Sơ đồ khảo sát sự ảnh hưởng của pH lên sự phát triển của nấm Isaria </i>

<i><b>trùng Isaria fumosorosea Bb-V3. ... 32</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

BVTV PDA

Bảo vệ thực vật Potato Dextrose Agar VQG

NSNC NSTH DTN

<b>DRN </b>

Vườn quốc gia Ngày sau thực hiện Ngày sau thực hiện Dạng trộn nấm Dạng rải nấm

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>MỤC LỤC </b>

ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

1.1. <i>TỔNG QUAN VỀ RUỒI ĐỤC TRÁI Bactrocera dosalis. ... 4</i>

1.1.1. <i>Phân bố và kí chủ của ruồi đục trái Bactrocera dosalis. ... 4</i>

1.1.2. <i>Tập tính sống và gây hại của ruồi đục trái Bactrocera dosalis. ... 5</i>

1.1.3. <i>Đặc điểm hình thái của ruồi đục trái Bactrocera dosalis. ... 6</i>

1.1.4. <i>Vòng đời của ruồi đục trái Bactrocera dosalis. ... 7</i>

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM KÍ SINH CƠN TRÙNG ... 8

1.2.1. Khái niệm ... 8

1.2.2. Chu trình lây nhiễm của nấm kí sinh cơn trùng ... 9

1.2.3. Tình hình nghiên cứu nấm kí sinh cơn trùng trên thế giới ... 14

1.2.4. Tình hình nghiên cứu nấm kí sinh cơn trùng ở Việt Nam. ... 17

PHẦN 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20

2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ... 21

2.2. VẬT LIỆU ... 21

2.2.1. <i>Nguồn ruồi đục trái Bactrocera dosalis. ... 21</i>

2.2.2. Nấm kí sinh cơn trùng sử dụng trong phịng thí nghiệm ... 21

2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, MƠI TRƯỜNG ... 22

2.3.1. Thiết bị... 22

2.3.2. Dụng cụ ... 22

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

2.3.3. Mơi trường, hóa chất và thuốc nhuộm ... 23

2.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ... 23

2.4.1. Bố trí thí nghiệm ... 23

2.4.2. <i>Nhân ni nguồn ruồi đục trái Bactrocera dosalis. ... 25</i>

2.4.3. <i>Quan sát đặc điểm hình thái sinh học của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3….. ... 25</i>

2.4.4. Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sự hình thành bào tử <i>chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3. ... 26</i>

2.4.5. <i>Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis của dịch bào tử nấm từ chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 ở mật độ bào tử khác nhau </i>trong điều kiện phịng thí nghiệm. ... 29

2.4.6. Tạo mơi trường thích hợp để sản xuất chế phẩm từ chủng nấm kí sinh côn <i>trùng Isaria fumosorosea Bb-V3. ... 31</i>

2.4.7. <i>Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis từ chế phẩm của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 trong điều kiện phịng thí </i>nghiệm… ... 32

2.4.8. <i>Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis từ chế phẩm của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 ở ngoài vườn. ... 34</i>

2.4.9. Phương pháp thống kê số liệu ... 35

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 36

3.1. <i>Mơ tả đặc điểm hình thái sinh học của chủng nấm I. fumosorosea Bb-V3. ... 37</i>

3.2. Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện ni cấy đến sự hình thành bào tử của chủng <i>nấm Isaria fumosorosea Bb-V3. ... 38</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

3.2.1. <i>Ảnh hưởng của pH đến sự hình thành bào tử của chủng nấm Isaria </i>

3.4. <i>Tạo mơi trường thích hợp để sản xuất chế phẩm từ chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3. ... 45</i>

3.5. <i>Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis từ chế phẩm của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 trong điều kiện phịng thí nghiệm. ... 47</i>

3.6. <i>Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis từ chế phẩm của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 ở ngoài vườn. ... 50</i>

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 52

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Việt Nam là một nước nơng nghiệp có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rất thuận lợi cho cây trồng phát triển. Đi đôi với cây trồng phát triển là sâu bệnh hại cũng phát sinh, chúng gây hại đáng kể về mặt năng suất. Hằng năm, theo thống kê của chi cục BVTV, các loài sâu bệnh hại đã làm thiệt hại khoảng 40 – 50% năng suất và sản hưởng nghiêm trọng đến phẩm chất của nông sản. Một trong những loại dịch hại nguy hiểm dược biết đến trong những năm gần đây là loài ruồi đục trái gây ra. Ruồi đục trái thuộc

<i>bộ Diptera họ Tephritidae giống Bactrocera. Ruồi cái trưởng thành đẻ vào trong quả, </i>

trứng và sâu non phát triển trong quả làm cho quả bị thối hỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh gây hại, gây rụng quả và làm giảm nghiêm trọng năng suất, chất lượng và mẫu mã quả, nhiều ghi nhận cho thấy chúng có khả năng gây thiệt hại 100% sản lượng quả ( CABI, 2016).

<i>Ruồi đục trái Bactrocera dosalis là dịch hại khó đạt hiệu quả cao trong việc phịng </i>

trừ vì những nguyên nhân sau: phổ ký chủ rộng, khả năng đẻ trứng cao, sâu non gây hại trong quả, vòng đời ngắn, dễ bùng phát số lượng và chúng có khả năng lây nhiễm cao do trưởng thành có thể bay xa 100 km/năm ( CABI, 2016). Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hậu và cộng sự (2015) cho thấy cây xồi cát Hịa Lộc khơng phun thuốc phịng trừ ruồi đục trái trong mùa khơ tỉ lệ trái bị nhiễm ruồi có thể lên đến 80-85%. Các loài ruồi

<i>đục trái gây hại quan trọng nhất gồm các lồi Bactrocera dorsalis (ruồi phương Đơng), </i>

<i>Bactrocera correcta và Bactrocera cucurbitae. </i>

Để phòng trừ ruồi đục trái , người nông dân chủ yếu dựa vào biện pháp sử dụng thuốc hóa học và bao quả bằng nilon. Thực tế cho thấy các biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả phòng trừ cao, giải quyết nhanh những trận dịch lớn, sử dụng đơn giản, thuận tiện. Vì vậy, các biện pháp hóa học đã trở thành biện pháp chủ yếu trong quy trình trồng các loại cây ăn trái ở Việt Nam. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc hóa học vừa gây lãng phí trong sản xuất, làm tăng khả năng kháng thuốc và hơn cả là việc quá lạm dụng sẽ tác động rất xấu đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí cũng như ảnh hưởng đến các sinh vật xung quanh, kẻ thù tự nhiên của

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

sâu hại bị thuốc hóa học tiêu diệt, phá vỡ cân bằng sinh học trong tự nhiên. Việc sử dụng nilon để bao quả làm tăng chi phí sản xuất, tốn thời gian, nilon lâu phân hủy trong môi trường gây ô nhiễm môi trường. Một trong những giải pháp hiệu quả hiện nay là sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc từ sinh học để nhằm tăng cường sức khỏe cây trồng cũng như giúp bảo vệ cây phòng ngừa các tác nhân gây bệnh. Nấm kí sinh cơn trùng có khả năng lây nhiễm trên rất nhiều loại sâu hại khác nhau, ngồi ra nấm kí sinh cơn trùng khơng chỉ tiêu diệt trực tiếp sâu hại vào thời kì phá hoại mà cịn tích lũy trên đồng ruộng truyền cho thế hệ tiếp theo ( Lê Anh Tuấn, 2013). Từ đó cho thấy triển vọng sử dụng nấm kí sinh cơn trùng có hoạt lực mạnh như là một chiến lược kiểm sốt sâu bệnh hại thay thế. Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng đa dạng các chế phẩm nấm ký sinh cơn trùng là cần thiết, góp phần thân thiện với môi trường để quản lý sự gây hại của côn trùng. Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ NGHIÊN CỨU KHẢ

<i>NĂNG PHÒNG TRỪ SINH HỌC CỦA CHỦNG NẤM KÍ SINH CƠN TRÙNG Isaria </i>

<i>fumosorosea Bb-V3 ĐỐI VỚI RUỒI ĐỤC TRÁI Bactrocera dosalis ” </i>

<b>❖ Mục tiêu: </b>

<i>sinh côn trùng Isaria fumosorosea Bb-V3.</i>

<b>❖ Nội dung nghiên cứu: </b>

<i>chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3.</i>

<i>của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 ở mật độ bào tử khác nhau trong điều kiện </i>

phịng thí nghiệm.

<i>nấm kí sinh cơn trùng Isaria fumosorosea Bb-V3 trong điều kiện phịng thí nghiệm và </i>

ngồi vườn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i><b>1.1. TỔNG QUAN VỀ RUỒI ĐỤC TRÁI Bactrocera dosalis. </b></i>

<i>Ruồi đục trái có tên khoa học là Bactrocera dosalis. </i>

Bộ: Diptera Họ: tephritidae Chi: Bactrocera

<i>Loài: B. dosalis </i>

<i><b>1.1.1. Phân bố và kí chủ của ruồi đục trái Bactrocera dosalis. </b></i>

<i>Hình 1.1. Hình ảnh ruồi đục trái Bactrocera dosalis đang phá hoại trên trái xoài.( </i>

Nguồn www.agriculture-biodiversite-oi.org)

<i>Ruồi đục trái Bactrocera dosalis được mô tả ban đầu từ Đài Loan, là một trong </i>

những lồi phá hoại mạnh nhất ở Đơng Á và Thái Bình Dương. Phạm vi phân bố của nó bao gồm Pakistan và Ấn Độ đến miền nam Nhật Bản, Indonesia đến Micronesia, và quần đảo Mariana và Hawaii. Tình cờ du nhập vào Hawaii vào năm 1944 - 1945 (Fullaway DT, 1947), lồi gây hại này hiện có mặt trên tất cả các hòn đảo lớn của Hawaii. Ở Hawaii,

<i>ấu trùng được tìm thấy trong hơn 125 loại vật chủ. Ruồi đục trái Bactrocera dosalis đã </i>

được ghi nhận từ 478 loại trái cây và rau quả (USDA, 2016), bao gồm: mơ, bơ, chuối, cam quýt, cà phê, sung, ổi, quất, xoài, quả hồng, đu đủ, chanh dây, đào, lê, hồng, dứa,

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

cherry và cà chua. Tuy nhiên, bơ, xoài và đu đủ bị tấn công nhiều nhất. Chúng hiện diện và phá hoại cây trồng khắp mọi nơi, gây tổn thất đến năng suất, chất lượng cây ăn trái và là đối tượng kiểm dịch gắt gao trong việc xuất nhập khẩu rau quả.

<i><b>1.1.2. Tập tính sống và gây hại của ruồi đục trái Bactrocera dosalis. </b></i>

<i>Ruồi đục trái Bactrocera dosalis thường thích vườn trái cây um tùm, rậm rạp, nhất </i>

là vườn cam, bưởi, ổi gần ven rừng. Vào tháng 5 con trưởng thành bắt đầu xuất hiện trong các vườn cam, vườn bưởi,…. Từ tháng 7 trở đi ruồi đục trái hoạt động mạnh, chúng tìm trái cây chín sớm để đẻ trứng có thể đây là lứa đầu tiên. Đến tháng 8, tháng 9 khi trái cây bắt đầu chín, mật độ ruồi đục trái gia tăng rõ rệt, đỉnh cao mật độ lớn vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 thu hoạch trái cây xong, ruồi chuyển sang cây trồng khác. Ruồi trưởng thành chủ yếu kiếm ăn vào buổi sáng. Chúng tìm kiếm thức ăn trong tất cả các loại thảm thực vật, bao gồm cả cây che phủ thấp và cây bụi, và có thể di chuyển đến những khu vực khơng có cây ký chủ (Christenson và Foote, 1960). Nếu khơng có thức ăn, chúng sẽ chết trong vòng ba ngày (Christenson và Foote, 1960).

<i>Sự phá hoại mùa màng do ruồi đục trái Bactrocera dosalis gây ra là do ruồi cái </i>

trưởng thành đẻ trứng trong quả và mô mềm của các bộ phận sinh dưỡng của một số cây nhất định. Sau đó ấu trùng ăn và phân hủy mơ thực vật do đó các vi sinh vật thứ cấp xâm nhập. Sâu non ăn quả là gây hại nhất. Thiệt hại thường bao gồm sự phân hủy các mô và thối rữa bên trong liên quan đến sự phá hoại của dòi, nhưng điều này thay đổi tùy theo loại trái cây bị tấn công (Steiner, 1957). Trái non bị nhiễm bệnh trở nên méo mó, chai sạn và thường rụng; quả chín bị tấn cơng phát triển có vẻ ngồi bị ngâm nước. Ấu trùng ăn thịt quả cung cấp các điểm xâm nhập cho vi khuẩn và nấm làm cho quả bị thối. Khi chỉ có một vài ấu trùng phát triển, thiệt hại bao gồm ngoại hình khó coi và giảm khả năng bán trên thị trường do bị thủng hoặc mô bị vỡ do thối rữa (Steiner, 1957).

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i><b>Hình 1.2. Hình ảnh gây hại của ruồi đục trái Bactrocera dosalis trên cây khổ qua. </b></i>

<i><b>1.1.3. Đặc điểm hình thái của ruồi đục trái Bactrocera dosalis. </b></i>

❖ Trưởng thành: phần ngực màu nâu đen, phần bụng màu nâu vàng. Kích thước: thân dài từ 7,5 - 8mm. Sải cánh dài 7,5 mm, Trên lưng có nhiều vết chấm và vết dài màu vàng. Ngực trước có 2 vệt vàng to ở ngay góc vai. Ngực giữa có 2 vệt vàng dài hình dấu ngoặc đơn, Hai bên hông của đốt ngực giữa cũng có vệt vàng to nằm ngay phần gốc cánh. Đốt ngực sau có vệt vàng rất to, hình tứ giác cân, phần giáp bụng nhỏ, phần giáp ngực giữa to. Bụng to tròn giống bụng ong, cuối bụng nhọn. Bụng con đực ngắn, bụng con cái dài nhất là phần cuối bụng vì con cái có bộ phận máng đẻ trứng. Trên đỉnh đầu của con đực có 5 điểm đen. 4 chấm đen nhỏ là mắt đơn và 1 vệt đen to ở giữa. Phần lưng bụng có 3 dãy màu đen chạy song song, ngang bụng. 2 vệt phía trên và phía dưới mờ, khơng liên tục. Vệt đen ở giữa to, đậm, chạy ra 2 bên hông. Một vệt đen nhỏ nối vào vệt đen to, chạy giữa lưng, xuống đến tận hậu môn, tạo thành hình chữ T. Đốt bàn chân nâu vàng. Chân trước và chân giữa có đốt ống màu nâu vàng phía gần đốt bàn và có màu nâu

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

đậm phần giáp với khớp gối. Chân sau có đốt đùi màu vàng bóng, đốt ống màu nâu đen. Trên đầu có đơi mắt kép rất to màu nâu bóng. ( www.vacvina.org.vn)

<i>Hình 1.3. Hình ảnh ruồi đục trái Bactrocera dosalis trưởng thành. </i>

❖ Trứng: Trứng màu vàng nhạt, thon 2 đầu dài hình quả dưa chuột, chiều dài từ 1,1 – 1,2mm.

❖ Ấu trùng (Dòi): màu trắng ngà, phía đầu nhọn có giác hút dịch màu đen, phía hậu mơn to trịn. Khi mới nở ấu tùng có chiều dài thân 1,5mm khi đẫy sức có thể dài đến 10mm. Ấu trùng đục và ăn phần mềm của quả, phân thải ra làm ô nhiễm quả gây thối và rụng. Khi ấu trùng đẫy sức chui ra ngồi vỏ quả, co mình bật rơi xuống đất hóa nhộng.

❖ Nhộng: dạng nhộng bọc nằm trong kén hình quả dưa hấu, bằng hạt gạo. Khi mới hóa nhộng, nhộng có màu trắng sữa, sau một thời gian có màu vàng cam, khi sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu nhạt. Kích thước của nhộng từ 5-5,5mm.

<b>1.1.4. Vòng đời của ruồi đục trái</b>

<i><b> Bactrocera dosalis. </b></i>

Vòng đời: 35- 45 ngày.

Trứng phát triển: 1 - 2 ngày Ấu trùng tuổi 1 phát triển: 2 - 3 ngày Ấu trùng tuổi 2 phát triển: 3 – 5 ngày

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Ấu trùng tuổi 3 phát triển: 5 – 7 ngày Nhộng phát triển: 10 – 14 ngày Trưởng thành có thể sống được từ 30 - 40 ngày

<i>Hình 1.4. Vịng đời ruồi đục trái Bactrocera dosalis ( nguồn Internet) </i>

Tùy thuộc vào điều kiện ôn hòa, ẩm độ thay đổi mà vòng đời của ruồi đục trái kéo dài hoặc rút ngắn lại, thường từ 35 - 45 ngày. Mỗi năm có thể phát sinh 4 - 6 lứa. Tỷ lệ sống từ trứng đến trưởng thành của loài này đạt khá cao , đạt từ 75 đến 85% (Lạng Sơn 8.2017. Dr. Thành )

<b>1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM KÍ SINH CƠN TRÙNG 1.2.1. Khái niệm </b>

Nấm ký sinh côn trùng - Entomology phathogenic fungi (EPF) hay nấm côn trùng Insect fungi là khái niệm được các nhà khoa học sử dụng như là một thuật ngữ đồng nghĩa, đề cập về nhóm sinh vật ký sinh gây bệnh cho cơn trùng.

Theo Evans (1988), nấm ký sinh côn trùng được chia thành 4 nhóm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

(1) Ký sinh trong tức là nấm ký sinh trong các nội quan, khoang cơ thể của côn trùng ký chủ.

(2) Ký sinh ngoài tức là nấm phát triển trên lớp cuticun vỏ cơ thể của côn trùng và gây nên bệnh hại cho ký chủ.

(3) Nấm mọc trên côn trùng tức là những nấm đã được trực tiếp hoặc gián tiếp chứng minh chúng ký sinh trên côn trùng (Samson và cộng sự, 1988).

(4) Cộng sinh có nghĩa là cả nấm và cơn trùng cùng mang lại lợi ích cho nhau trong mối quan hệ cùng chung sống.

Nấm còn được chia ra thành nhóm ký sinh sơ cấp (Primery pathogen) và nhóm ký sinh thứ cấp (Secondery pathogen) (Pu và Li, 1996). Nấm ký sinh sơ cấp thường nhiễm vào ký chủ côn trùng khoẻ mạnh, gây bệnh và sau đó giết chết cơn trùng. Trong khi đó, nấm ký sinh thứ cấp chỉ có thể ký sinh trên những côn trùng yếu hoặc bị thương. Các mầm bệnh ký sinh trên côn trùng trưởng thành hoặc côn trùng bị bệnh được gọi là ký sinh cơ hội hoặc ký sinh khơng chun tính, loại ký sinh này có thể nhiễm vào ký chủ thông qua sự xâm nhập qua lớp cuticun vỏ cơ thể côn trùng (Trần Ngọc Lân và cộng sự, 2008).

Như vậy, nấm ký sinh côn trùng (EPF) được dùng để mô tả hiện tượng nấm ký sinh trên hoặc trong ký chủ côn trùng. Khái niệm này cũng được dùng cho nấm ký sinh trên nhện bởi vì nhện và cơn trùng là 2 nhóm (lớp) trong một ngành động vật chân khớp, chúng có cùng kiểu sinh thái ăn thực vật hoặc ăn thịt và sinh sống chủ yếu trên cây(Trần Ngọc Lân và cộng sự, 2008).

<b>1.2.2. Chu trình lây nhiễm của nấm kí sinh cơn trùng </b>

Nấm ký sinh cơn trùng có thể xâm nhiễm vào cơ thể cơn trùng qua con đường hơ hấp, tiêu hóa hoặc qua cơ quan sinh dục, nhưng phần lớn là qua lớp vỏ cuticun của chúng. Tức là phải có sự tiếp xúc của bào tử nấm và bề mặt cơ thể vật chủ. Bào tử nấm bám vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

bề mặt cơ thể vật chủ, khi đủ điều kiện ẩm độ bào tử mọc mầm và xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp vỏ cuticun. Khi nấm xâm nhiễm vào bên trong, nấm mọc khắp cơ thể của côn trùng và sản xuất các độc tố để tăng tốc độ giết côn trùng hoặc ngăn chặn sự cạnh tranh của các loài vi sinh vật khác.

<b>Hình 1.5. Chu trình xâm nhiễm của nấm kí sinh côn trùng. </b>

❖ Nấm xâm nhiễm vào cơ thể cơn trùng gồm 3 giai đoạn chính:

<i>⮚ Giai đoạn xâm nhập: </i>

Giai đoạn xâm nhập được tính từ khi bào tử nấm mọc mầm đến lúc hoàn thành việc xâm nhập vào trong xoang cơ thể côn trùng. Bào tử nấm sau khi mọc mầm phát sinh mầm bệnh, nó giải phóng các enzyme ngoại bào tương ứng với các thành phần chính của lớp vỏ cuticun của côn trùng để phân hủy lớp vỏ này như protease, chitinase, aminopept, carboxypeptidase A, esterase, N - axetylglucosaminidase, cenlulase. Các enzyme này được tạo ra một cách nhanh chóng, liên tục và với mức độ khác nhau giữa các lồi và thậm chí ngay cả trong một lồi. Enzyme protease và chitinase hình thành trên cơ thể cơn trùng, tham gia phân hủy lớp da côn trùng (cuticula) và lớp biểu bì (thành phần chính là

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

protein). Lipase, cenlulase và các enzyme khác cũng là những enzyme có vai trị khơng kém phần quan trọng. Nhưng quan trọng nhất là enzyme phân hủy protein (protease) và enzyme phân huỷ kitin (chitinase) của côn trùng. Hai enzyme này có liên quan trực tiếp đến hiệu lực diệt côn trùng của nấm ký sinh côn trùng (Tạ Kim Chỉnh, 1994).

<i>⮚ Giai đoạn phát triển của nấm trong cơ thể côn trùng: </i>

Giai đoạn này được tính từ khi nấm hồn thành q trình xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng cho đến khi côn trùng chết. Đây là giai đoạn sống ký sinh của nấm. Trong xoang cơ thể côn trùng nấm tiếp tục phát triển, hình thành rất nhiều sợi nấm ngắn. Khi hệ sợi nấm được hình thành trong cơ thể, nó phân tán khắp cơ thể theo dịch máu, phá hủy các tế bào máu và làm giảm tốc độ lưu thơng máu. Tồn bộ các bộ phận nội quan bị xâm nhập. Nấm thường xâm nhập vào khí quản làm suy yếu hô hấp. Hoạt động của côn trùng trở nên chậm chạp và phản ứng kém với các tác nhân kích thích bên ngồi. Kết quả là vật chủ mất khả năng kiểm soát hoạt động sống và dẫn đến chết (Phạm Văn Lầm, 2000).

<i>⮚ Giai đoạn sinh trưởng của nấm sau khi vật chủ chết: </i>

Đây là giai đoạn sống hoại sinh của nấm ký sinh. Xác côn trùng chết là nguồn dinh dưỡng có giá trị cho các vi sinh vật. Thông thường, các bộ phận bên trong cơ thể côn trùng sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn hoại sinh. Trên bề mặt ngồi của cơ thể cơn trùng, các

<i>nấm hoại sinh như Aspergillus spp., Penicillium spp. và Fusarium spp. định cư ở lớp </i>

biểu bì và cạnh tranh với vi khuẩn ở bên trong cơ thể cơn trùng. Do nấm cơn trùng có khả năng sản xuất ra các chất có hoạt tính như thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của vi khuẩn và nấm hoại sinh khác nên chúng có thể cạnh tranh với các sinh vật này để tồn tại và phát triển, làm cho xác vật chủ không bị phân hủy. Sau khi nấm côn trùng đã sử dụng cạn kiệt nguồn dinh dưỡng bên trong cơ thể côn trùng, nó chuyển sang giai đoạn hình thành bào tử.

Ở giai đoạn xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng, nấm sử dụng các enzyme ngoại bào để phân hủy lớp vỏ cuticun. Khác với giai đoạn này, ở giai đoạn nấm đâm

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

xuyên, mọc thành sợi ra bên ngồi nó sử dụng tồn bộ tác động cơ học. Sau đó các bào tử được hình thành trên lớp sợi nấm ở bề mặt cơ thể vật chủ. Nhiều cơn trùng bị bao bọc tồn bộ bên ngoài bởi hệ sợi nấm và các bào tử, vì vậy mà rất khó hoặc khơng thể xác định các vật chủ.

Đặc điểm cơ thể côn trùng bị chết do nấm côn trùng không bao giờ bị thối, nhũn mà thường vẫn giữ nguyên hình dạng như khi cịn sống. Tồn bộ bên trong cơ thể sâu chết chứa đầy sợi nấm. Sau đó, các sợi nấm này mọc ra ngoài qua vỏ cơ thể và bao phủ toàn bộ bề mặt ngoài của cơ thể sâu. Đây là đặc điểm rất đặc trưng để phân biệt sâu chết do nấm côn trùng với sâu chết do virus, vi khuẩn gây bệnh (Trần Ngọc Lân và cộng sự, 2008).

Thomas M. B., Read A. F., (2007) đã đưa ra sơ đồ xâm nhiễm của nấm ký sinh cơn trùng vào cơ thể vật chủ.

<b>Hình 1.6. Cơ chế xâm nhiễm của nấm kí sinh cơn trùng. </b>

Theo Thomas M. B., Read A. F., (2007) chu kỳ phát triển của nấm ký sinh côn

<i>trùng, như nấm Beaueria bassiana và Metarhizium anisopliae gồm các giai đoạn: Bào </i>

tử đính tiếp xúc với tầng cuticun của lớp vỏ vật chủ. Bào tử nảy mầm và sinh sản hình thành vịi và giác bám (cấu trúc cơ quan xâm nhập).

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Sự xâm nhập của bào tử đính là sự tổ hợp của sức ép cơ học và sự tác động của enzyme phân giải tầng cuticun. Quá trình sinh trưởng bên trong xoang máu cơ thể vật chủ và sự sinh sản của bào tử đính làm vật chủ chết. Tầng cuticun của vỏ cơ thể vật chủ là tầng chống chịu đầu tiên trong việc bảo vệ chống lại sự xâm nhiễm của nấm và nó có vai trị quyết định tính chuyên hóa đặc hiệu của nấm. Nếu nấm phá vỡ được tầng cuticun thì sự xâm nhiễm thành cơng, sau đó phụ thuộc vào khả năng chiến thắng được phản ứng miễn dịch bẩm sinh ở côn trùng của nấm.

Các lồi cơn trùng có thể phản ứng lại sự xâm nhiễm này của nấm bằng cả hai phương thức là tế bào và thể dịch. Sự hình thành hoạt động miễn dịch càng sớm ở điểm phân giải bào tử đính trong suốt q trình xâm nhập. Các lồi nấm nói chung đều có hai phương thức để chiến thắng các phản ứng tự vệ của vật chủ: Sự phát triển của các dạng sinh trưởng giai đoạn tiềm ẩn là sự ngụy trang hữu hiệu từ các phản ứng tự vệ của côn trùng và sự sản xuất ra các chất miễn dịch phân hóa thuận nghịch của bộ phận ức chế hệ thống bảo vệ.

Nấm ký sinh thường để lại những dấu hiệu trên cơ thể vật chủ hay làm cho tập tính sống của chúng bị thay đổi. Những cá thể sâu hại bị nhiễm nấm thường có các vệt chấm đen xuất hiện trên bề mặt, có thể tại nơi bào tử nấm bám vào và mọc mầm xâm nhiễm

<i>vào bên trong cơ thể vật chủ. Nơi xâm nhập của nấm Beauveria bassiana thường có vệt </i>

chấm đen hình dạng bất định. Khi bị bệnh do nấm, sâu hại ngừng hoạt động khoảng 2 đến 3 ngày trước thời điểm phát triển hoàn toàn của nấm ở trong cơ thể vật chủ. Nếu bị

<i>bệnh do nấm Beauveria thì sâu hại sẽ ngừng hoạt động khoảng 7 ngày trước khi chết. </i>

Những cá thể sâu hại bị nhiễm bệnh nấm cơn trùng thường có màu hồng nhạt. Một số lồi nấm có thể làm cho sâu bệnh trở nên có màu vàng nhạt, xanh lá cây hoặc nâu. Cơ

<i>thể sâu bị bệnh trở nên hóa cứng. Một số lồi Cordyceps ký sinh có thể ảnh hưởng đến hành vi của vật chủ sâu bọ Cordyceps unilateralis gây bệnh trên kiến và khiến chúng leo </i>

lên cây rồi bám ở đó trước khi chết, đảm bảo phân phối tối đa bào tử từ quả thể mọc ra ngồi cơ thể cơn trùng đã chết (Phạm Văn Lầm, 2000).

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>1.2.3. Tình hình nghiên cứu nấm kí sinh cơn trùng trên thế giới </b>

Cho đến nay, trên thế giới đã phát hiện có khoảng 1,5 triệu loại nấm, với khoảng 2000 lồi nấm kí sinh cơn trùng. Trong đó, đa dạng nhất là chi Cordyceps với 500 loài, tiếp theo chi Verticilium với 261 loài, chi Entomophthora với 152 loài, chi Hypocrella 112 loài, chi Torrubiella 83 loài, chi Aschersonia 79 loài, chi Isaria 42 loài,…( Aung et al., 2008; Luangsa- ard et al., 2006, Sung et al., 2007a).

<i>Trước đây chi Isaria và chi Peacilomyces javanicus. Vấn đề này đã gây ra nhiều </i>

tranh luận cho các nhà khoa học và đến nay đã tách biệt thành 2 chi, 3 họ riêng biệt,

<i>trong đó chi Isaria thuộc họ Cordyceps, chi và Ophiocordycipitaceae, bộ Hypocreales. </i>

Kết quả phân tích phát sinh lồi dựa trên trình tự RNAs riboxom, β-tubulin cho thấy chi

<i>Isaria cùng chi với chi Cordyceps. Cac loài thuộc chi Isaria có sinh sản dạng vơ tính </i>

(Anamorph), cịn sinh sản hữu tính ( Telemorph) khơng có hoặc chưa được biết (

<i>Luangsa- ard et al., 2009; Sung et al., 2007a; Petch, 2009). </i>

Đi tiên phong trong phịng trừ sinh học của nấm kí sinh cơn trùng chủ yếu có 2 lồi

<i>B. bassiana và M. anisoplie. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy các lồi nấm </i>

<i>chi Isaria cũng có nhiều triển vọng để phịng trừ sâu hại nơng nghiệp. Hiện nay, một số lồi nấm chi Isaria được sử dụng trong phịng trừ sinh học cây trồng như I. javanica, I. </i>

<i>fariosa, I. fumosorosea. Các loài nấm này được nghiên cứu và ứng dụng vào phòng trừ </i>

<i>một số đối tượng sâu hại thuộc bộ Lepidoptera, Hemiptera, Diptera, Cleoptera, </i>

<i>Hymenoptera,…ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazil, Thái Lan </i>

và cho kết quả tốt.

<i>Các nghiên cứu của Nigel và Hywel- Jones (2005) cho thấy chi Isaria có triển vọng trong phịng trừ sâu hại cây trồng điển hình như loài I. fumosorosea, I. javanica, I. </i>

<i>tenuipes. Năm 2008 ở Argentina đã sử dụng nấm Isaria phòng trừ sâu hại cây trồng ở </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>khác các loài nấm thuộc chi Isaria thường dễ phân lập, phát triển nhanh, có số lượng bảo </i>

tử nhiều nên có lợi thế nhân ni và ứng dụng phịng trừ.

<i>Nghiên cứu của Hong Z. et al., 2013, nấm I. javanica có khả năng gây hại cho loài </i>

bọ phấn hại khoai lang trong phạm vi nhiệt độ khá rộng 15℃ - 35℃. Tỉ lệ chết của bọ phấn đạt thấp ở độ ẩm tương đối thấp và không đổi, nhưng khi giữ độ ẩm cao trong 24 giờ đầu rồi chuyển sang độ ẩm thấp các mẫu phân lập có thể xâm nhiếm gây bệnh ở tất

<i>cả các giai đoạn phát triển từ trứng đến nhộng. Những kết quả này cho thấy loài I. </i>

<i>javanica có tác dụng phịng trừ tốt loại bọ phấn ở các điều kiện khác nhau, có triển vọng </i>

để phát triển thành một loại thuốc vi sinh vật để kiểm soát bọ phấn trắng.

<i>Hiệu lực của nấm I.javanica đối với loài mối Coptotermes gestroi đạt hiệu lực khá </i>

<i>ẩm 80% ± 10%. Kết quả cho thấy, nấm I. javanica có hiệu quả trong phịng trừ lồi mối này ( Lopes et al., 2011) </i>

<i>Isaria fumosorosea, được gọi là P. fumosoroseus trong hơn 30 năm trước sửa đổi </i>

phân loại, phân bố trên toàn thế giới và được phân lập từ nhiều côn trùng, đặc biệt là

<i>Lepidoptera, cũng như khơng khí, nước, thực vật, các loại nấm khác và thường từ đất. Isaria fumosorosea được coi là một phức hợp lồi với ít nhất ba nhóm đơn thể ( </i>

<i>Zimmermann, 2008). Tổ hợp loài I. fumosorosea đã thu hút được sự chú ý trong những năm gần đây do hiệu quả của chúng kiểm sốt sinh học các lồi bướm trắng Bemisia và </i>

một số chủng thương mại được bán, đặc biệt ở Châu Âu dùng để kiểm soát sinh học ruồi trắng và các lồi sâu bệnh trong nhà kính ( Fana, Wraight, 2007).

Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến khả năng nảy mầm của bào tử nấm

phỏng khí hậu ơn đới. Sự nảy mầm giảm khi nhiệt độ tăng cao và khả năng tồn tại của

<i>bào tử khá cao ở nhiệt độ 45℃ và 50℃, 33% RH trong 160 giờ ( Bouamama et al., 2010) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Kết quả nghiên cứu của Gabiel và đồng tác giả (2010) đã lựa chọn được môi trường

<i>nhân sinh khối nấm I.fumosorosea trên môi trường gạo vỡ 3mm dài × 2mm dày ( ngâm </i>

nước 40 phút) và gạo nguyên ( ninh 8- 10 phút với nước) đều cho kết quả tốt về khả năng phát sinh bào tử.

<i>Kết quả nghiên cứu của Jason et al. (2008), đã chỉ ra rằng nấm Isaria fumosorosea Wize (Ifr) (Paecilomyces fumosoroseus) (Hypocreales: Cordycipitaceae) là tác nhân kiểm soát quan trọng đối với rầy chổng cánh Diaphorina citri (Hemiptera: Psyllidae) vecto </i>

truyền bệnh Greening trên cây có múi tại Florida, Mỹ. Cho trưởng thành rầy chổng cánh

100% số rầy thí nghiệm chết và khơng có cá thể chết ở cơng thức đối chứng. Triệu chứng gây bệnh, gây co giật chân râu, sau 2-3 ngày xuất hiện sợi nấm mọc ở chân, ổ chậu, sau một tuần toàn bộ bên trong cơ thể sợi nấm bao phủ, sau đó xuất hiện bào tử khơ, dạng bột màu xám xuất hiện.

Theo David et al., 2012 đã nghiên cứu đánh giá khả năng tương thích của nấm

<i>Isaria fumosorosea và ong kí sinh Lysiphlebus testaceipes đối với rầy nâu hại cam quýt </i>

<i>tại Florida, Mỹ. Thí nghiệm cho thấy sử dụng đơn lẻ nấm Isaria fumosorosea trong </i>

vòng hai tuần đầu tỷ lệ chết của rầy không sai khác so với đối chứng. Tuy nhiên, sau đó rệp có hiện tượng nhiễm bệnh. Hai tác nhân này có khả năng tương thích với nhau vì vậy có thể kết hợp trong kiểm sốt rệp nâu hại cam quýt.

Năm 2009, Universidade Estadual Paulista (Unesp) đã tiến hành thử nghiệm

<i>phun chế phẩm tạo ra từ nấm Isaria sp3 lên đối tượng ruồi trưởng thành và nhộng </i>

và 56,6% đối với ruồi trưởng thành.

<i>Kết quả nghiên cứu của Pasco et al. (2013) xác định khả năng tương thích của nấm </i>

<i>Isaria fumosorosea với các hóa chất nơng nghiệp được sử dụng để kiếm soát rầy chổng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>cánh Diaphorina citri. Sự tăng trưởng của I. fumosorosea trong phịng giảm ít nhất với </i>

các loại hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ và lớn nhất với cấc hóa chất từ dầu thực vật

<i>và borax. Do đó không nên trộn I. fumosorosea với các sản phẩm trên. </i>

<i>Rahim et al (2013) đã ghi nhận kết quả bước đầu về sử dụng nấm Isaria fumosorosea kiểm soát bọ phấn (Bemisia tabaci Genn.) tại Malaysia.Trong điều kiện phòng thí </i>

lệ chết đạt 91, 90, 86 và 89% đối với trứng, thiếu trùng tuổi 2, tuổi 3 và tuổi 4.

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang nghiên cứu, ứng dụng nấm ký sinh côn trùng trong phòng trừ sinh học sâu hại. Bên cạnh các loài nấm truyền thống thuộc

<i>chi Beauvera và Metarhizium, thì chi nấm Isaria cũng đã bắt đầu được nghiên cứu và </i>

hứa hẹn có thể tạo ra chế phẩm hiệu quả. Kết quả bước đầu cho thấy các loài nấm chi

<i>Isaria có triển vọng trong phịng trừ nhiều loại sâu hại cây trồng. </i>

<b>1.2.4. Tình hình nghiên cứu nấm kí sinh cơn trùng ở Việt Nam. </b>

Ở Việt Nam có một số điều tra khảo sát về thành phần các lồi nấm kí sinh cơn

<i>trùng chi Isaria ở hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái nông nghiệp. </i>

Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao, chứa đựng nguồn lợi lớn về nấm kí sinh cơn trùng. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và đồng tác giả (2018a,b) đã thu thập và xác định được 71 lồi nấm thuộc 17 chi kí

<i>sinh trên vật chủ thuộc 3 bộ cơn trùng khác nhau, trong đó có chi Isaria có 4 lồi là I. </i>

<i>farinosa, I. javanica, I.tennuiqes, Isaria sp…. Trần Ngọc Lân và đông tác giả (2011a) </i>

đã xác định được 101 loài nấm thuộc 21 chi kí sinh trên 11 bộ cơn trùng, 1 bộ nhện. Chi

<i>Isaria có 10 lồi, 143 mẫu, trong đó I. tenuipes phổ biến nhất, tiếp theo là I. javanica. </i>

Theo Nguyễn Thị Thúy và dồng tác giả (2012) đã phát hiện dạng sinh sản hữu tính

<i>của loài I. tenuipes là Cordyceps takaomontana tại VQG Pù Mát. Nấm Cordyceps </i>

<i>takaomontana kí sinh trên cơn trùng bộ cánh vảy, quả thể từ 2- 4 cái; màu nâu nhạt đến </i>

da cam nhạt; hình trụ hoặc hình chùy; dài 3,90 đến 11,20 mm. Nuôi cấy trên môi trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

PDA ở 25℃ nấm phát triển tương đối nhanh, đường kính tản nấm sau 12 ngày đạt 38,18

<i>± 4,47 mm. Đây là một trong ít loài nấm thuộc cho Isaria xác định thuộc dạng hữu tính và thuộc chi Cordyceps. </i>

<i>Theo Trần Ngọc Lân và tác giả (2011a, b) loài nấm I. tennuipes thu thập tại </i>

VQG Pù Mát, Nghệ An chủ kí sinh trên sâu nhộng, sâu cánh vải, quả thể có 4 dạng hình thái ( hoa cúc trắng, lục bình trắng, bơng tuyết, dạng vơ tính kết hợp hữu tính), sinh trưởng nhanh trên PDA, bào tử dạng bột và có triển vọng phòng trừ sâu hại cây trồng.

Ở hệ sinh thái nông nghiệp, Phan Thị Vượng và đồng tác giả (2014) đã thu thập, phân lập và xác định được tên khoa học của 6 lồi nấm kí sinh rầy nâu hại lúa

<i>tại Thái Bình, loài I. javanicus chiếm ưu thế với 20.83% so với các lồi nấm kí sinh côn trùng khác. Trần Thị Tho và đồng tác giả (2014) đã thu thập được 7 chủng P. </i>

<i>javanicus kí sinh trên rệp sáp giả gây hại vườn cây ăn quả tại Cần Thơ, Vĩnh Long </i>

và Sóc Trăng.

Trên sâu khoang nấm xâm nhiễm, gây bệnh và phát triển nhanh quá 5 giai đoạn, với vịng đời 7,82 ± 0,23 ngày và chu kì 12,7 9± 0,36 ngày. Mỗi giai đoạn có những triệu chứng khác nhau và điểm đặc trưng là bảo tử hình thành sớm sau 5-6 ngày sâu chết, mật

Thùy, 2016).

Phan Thị Thu Hà và đồng tác giả (2014) đã nghiên cứu sản xuất và ứng dụng nấm

<i>tím P. javanica phòng chống rầy nâu hại lúa. Kết quả cho thấy, sử dụng cơng nghệ sản </i>

Chế phẩm có hiệu lực trừ rầy đạt 82,26%- 86,09% sau 11-14 ngày trong điều kiện nhà lưới; đạt 57,24% hiệu lực sau phun 10 và 14 ngày tương đương với thuốc hóa học Actara 25WG khi sử dụng trên đồng ruộng tại Thái Bình trong vụ mùa 2012.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>Nấm I.javanica có hiệu lực cao đối với 2 loại rệp Brevicoryme brasiceae (Linn.) </i>

bt/ml sau 10 ngày lây nhiễm ở cả trong phịng thí nghiệm và ở nhà lưới (theo Nguyễn Thị Thanh và đồng tác giả (2011b).

Nhìn chung các nghiên cứu về đa dạng sinh học hay nguồn lợi tự nhiên của chi nấm

<i>Isaria cịn ít. Một số kết quả bước đầu cho thấy, các loại nấm Isaria phân bố khá rộng </i>

ở nhiều nước trên thế giới nhưng không phổ biến. Chi nấm này chủ yếu thu thập được ở hệ sinh thái rừng nhiệt đới với phổ vật chủ ký sinh khá đa dạng thuộc bộ Cánh màng, bộ Cánh vảy, bộ Cánh nửa, bộ Nhện lớn, ở pha sâu non nhộng và trưởng thành. Ngoài

<i>ra một số loài I. fumosorosea và I. javanica cũng mới phát hiện có phân bố ở cả rừng </i>

trồng và hệ sinh thái nông nghiệp nhưng không phổ biến, sinh trưởng nhanh trên môi trường PDA ( Nguyễn Thị Thúy, 2016).

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>PHẦN 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU </b>

Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2021- 7/2021 tại phịng thí nghiệm Động vật học và phịng thí nghiệm Cơng nghệ Vi sinh Trường Đại học Mở Tp. HCM, cơ sở 3 Bình Dương số 68 Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

<b>2.2. VẬT LIỆU </b>

<i><b>2.2.1. Nguồn ruồi đục trái Bactrocera dosalis. </b></i>

<i>Thu thập nguồn ruồi đục trái Bactrocera dosalis từ những trái khế có dấu hiệu hư </i>

hỏng, có chấm đen, ứa mủ ở chợ Thủ Dầu Một đem về phịng thí nghiệm Động vật học, khoa Công nghệ sinh học, trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, cơ sở 3 Bình

<i>Dương. Việc xác định loài ruồi đục trái Bactrocera dosalis được vào tài liệu Cục Bảo vệ </i>

thực vật- Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn.

<b>2.2.2. Nấm kí sinh cơn trùng sử dụng trong phịng thí nghiệm </b>

Nguồn nấm kí sinh côn trùng được phân lập từ mẫu côn trùng bị nhiễm nấm kí sinh ngồi tự nhiên gồm mẫu ve sầu bị nấm kí sinh thu tại vườn cà phê, xã Sơ Pai, K’bang, tỉnh Gia Lai.

<i>Mẫu nấm kí sinh sinh côn trùng Isaria fumosorosea Bb-V3 sau khi phân lập và làm </i>

thuần sẽ tiến hành giữ giống tại phịng thí nghiệm Động vật học. Sau đó các thí nghiệm được thực hiện tại Phịng thí nghiệm Động vật học, Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở, cơ sở 3 Bình Dương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>Hình 2.1. Hình ảnh giống chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 trong phịng thí </i>

nghiệm Động vật học.

<b>2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, MÔI TRƯỜNG 2.3.1. Thiết bị </b>

<i>- Mẫu nấm kí sinh cơn trùng Isaria fumosorosea Bb-V3 đã được phân lập và giữ </i>

giống tại phịng thí nghiệm Động vật học.

<i>- Đối tượng thử nghiệm: nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis. </i>

- Các thiết bị: tủ cấy vô trùng, nồi hấp, máy lắc, máy xay, cân phân tích, kính hiển vi, kính sơi nổi, buồng đếm hồng cầu...

<b>2.3.2. Dụng cụ </b>

- Ống nghiệm - Đĩa petri - Lame

- Pipet (thủy tinh và pipetman) - Becher

- Ống đong - Máy xay

- Phễu

- Đũa thủy tinh - Que cấy - Đèn cồn - Bình Scott - Bình serum - Lưới

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

- Ống nước (Ø 24) - Lưới

- Thùng xốp - Dao

- Kéo - Băng keo - Bơng gịn

- Bao bọc thực phẩm

<b>2.3.3. Mơi trường, hóa chất và thuốc nhuộm </b>

- Môi trường: Môi trường Potato Dextrose Agar (PDA).

- Thuốc nhuộm: Thuốc nhuộm Lactophenol Control blue (LPCB).

- Nguyên liệu: cám gạo, bột đậu nành, trấu, bột ngô, lúa, khoai tây.

<b>2.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.4.1. Bố trí thí nghiệm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Dựa vào mục tiêu đề tài đưa ra, tôi tiến hành bố trí thí nghiệm theo sơ đồ:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình các bước thực hiện thí nghiệm.

<i>Chủng nấm Isaria </i>

<i>fumosorosea Bb-V3 đã được </i>

phân lập và giữ giống.

<i> Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera doalis từ chế phẩm của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 trong điều kiện phịng thí nghiệm.</i>

<i>Quan sát đặc điểm hình thái sinh học của chủng nấm Isaria </i>

<i>fumosorosea Bb-V3. </i>

<i>Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis của dịch bào tử chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 ở mật độ bào tử khác </i>

nhau trong điều kiện phịng thí nghiệm.

<i> Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis từ chế phẩm của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 ở ngoài vườn.</i>

Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện ni cấy đến sự hình thành bào

<i>tử chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3.</i>

Tạo môi trường thích hợp để sản xuất chế phẩm từ chủng nấm kí sinh cơn

<i>trùng Isaria fumosorosea Bb-V3.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i><b>2.4.2. Nhân nuôi nguồn ruồi đục trái Bactrocera dosalis. </b></i>

<i>Ruồi đục trái Bactrocera dosalis được thu thập từ những trái khế có dấu hiệu bị </i>

đục lỗ trên trái, vết thâm đen, bị úng, ứa mũ,.. đem về phịng thí nghiệm Động vật học, Khoa Cơng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TP HCM, cơ sở 3 Bình Dương sẽ được tiến hành nhân ni bằng cách để trái cây vào hộp nhựa có đục lỗ bên trên. Ruồi đục trái sẽ trải qua các vòng đời và bắt đầu sinh sản, trong quá trình thành ấu trùng cho chúng ăn sáp mật ong và cần theo dõi vệ sinh hộp đựng sẽ tránh để nhiễm nấm mốc làm chết chúng. Tiến hành quan sát sự phát triển của ruồi đục trái qua các tuổi, chụp hình chúng ở các giai đoạn.

Hình 2.2. Hình ảnh nhân ni lấy nhộng ruồi đục trái từ khế.

<i><b>2.4.3. Quan sát đặc điểm hình thái sinh học của chủng nấm Isaria </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

mặt (nhung mượt, mịn, len xốp, dạng hạt, lồi lõm,…), màu sắc khuẩn lạc mặt trên và mặt dưới,…

Ghi nhận các đặc điểm của nấm kí sinh cơn trùng như sau: - Mặt dưới đĩa petri

- Mặt trên đĩa petri

<i>2.4.4.2. Quan sát trên kính hiển vi </i>

Cách thực hiện: lấy một lame kính sạch, trong, đã sấy khơ. Cắt một khung giấy lọc hình vng cạnh 2cm và có độ dày của cạnh khung là 0.3cm. Đặt khung giấy lên giữa lam kính rồi bơm dịch mơi trường PDA bán lỏng ( khoảng 10µ) lên lam kính vào giữa khung giấy. Tiếp đến cấy nấm vào giữa môi trường đã được bơm vào ( cấy đơn bào tử hay cấy đầu sợi nấm). Đậy lamen lên và đặt lên thanh chữ U trong buồng ấm ( ở đây sử dụng địa petri bên trong có chứa bơng gịn ẩm bên trên có đặt thanh chữ U bằng sắt). Để trong hai ngày, sau đó lấy lam kính ra, bỏ khung giấy lọc, tiến hành nhuộm bằng lactophenol và quan sát. Quan sát đặc điểm vi thể: dạng bào tử, tơ nấm, cuống bào tử ở vật kính ×100 có dầu soi. Chụp ảnh khóm nấm trên đĩa petri và vi thể nấm trên kính.

<i>Lưu ý: </i>

- Cần chú ý thao tác vô trùng tránh nhiễm các vi sinh vật khác làm sai lệch kết quả. - Buồng ẩm và nước cất bơm vào tạo môi trường ẩm đã được hấp khử trùng ở 121℃/1atm trong 20 phút.

<b>2.4.4. Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện ni cấy đến sự hình thành bào tử </b>

<i><b>chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3. </b></i>

<i><b>2.4.4.1 : Khảo sát sự ảnh hưởng của pH lên sự phát triển của nấm kí sinh cơn trùng </b></i>

<i><b>Isaria fumosorosea Bb-V3. </b></i>

Mục đích: Để đánh giá ảnh hưởng của pH lên sự sinh bào tử của nấm kí sinh cơn

<i>trùng Isaria fumosorosea Bb-V3 tốt nhất trên môi trường PDA (Potato Dextrose Agar). </i>

</div>

×