Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bài soạn luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.85 KB, 23 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1

<b>BÀI 1. LUẬT HÌNH SỰ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT HÌNH SỰ </b>

<b>1. </b>

<b>Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự</b>

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm xảy ra.

Suy ra, không phải mọi quan hệ xã hội đều là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Và đối tượng điều chỉnh của luật hình sự cũng không phải là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện.

Phân biệt quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh và quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ:

<i>+ Quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm xảy ra.</i>

<i>+ Quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ khỏi sự xâm phạm của tội phạm. Các quan hệ này (quy định tại Khoản 1 Điều 8 BLHS) khi bị xâm phạm sẽ trở thành khách thể của tội phạm. </i>

<b>2. </b>

<b>Quan hệ pháp luật hình sự </b>

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự cũng chính là quan hệ pháp luật hình sự - quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm xảy ra. Ví dụ: Do có mâu thuẫn trong việc kinh doanh nên A có ý định giết B. Biết B là một cao thủ trong giới võ thuật nên A đã dùng phi tiêu để ám sát B. Do khơng có sự đề phòng, phi tiêu đã xuyên qua người B làm B chết tại chỗ. Sau đó, Tịa án đã tun A phạm tội giết người (Điều 123 BLHS) với mức hình phạt là 18 năm tù.  Vậy, trường hợp này, quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ A bị Tòa án tuyên phạt 18 năm tù về tội giết người. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự là hành vi phạm tội đã thực hiện trên thực tế, hay nói cách khác, việc thực hiện hành vi phạm tội là sự

<b>kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. Trong ví dụ (*) trên, sự kiện </b>

pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự là hành vi A giết B.

Sự pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự là khi người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành xong các nghĩa vụ đối với Nhà

<b>nước. Trong ví dụ (*) trên, sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình </b>

sự là A chấp hành xong các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

<b>Lưu ý: Người bị hại không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự, </b>

cho nên việc người hại có bãi nại hay khơng bãi nại thì cũng khơng phải là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc để làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự mà chỉ có thể là căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

<b>3. </b>

<b>Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự</b>

Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là “phương pháp quyền uy”. Nhà nước là người trực tiếp có quyền buộc người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự mà họ đã gây ra.

Người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, mà không được ủy thác trách nhiệm hình sự cho người khác, tổ chức khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2

<b>4. </b>

<b>Bài tập minh họa</b>

A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân với B là bạn cùng lớp nên đã đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật 30%. Vì thế, B phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí điều trị tại bệnh viện là 15.300.000 đồng.

<b>Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh các quan hệ pháp luật sau: </b>

<small></small> <i>A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Theo quy định tại Điều 134 BLHS); </i>

<small></small> <i>A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện; </i>

<small></small> <i>A bị trường dạy nghề buộc thơi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế của Nhà trường. </i>

<b>Anh (chị) hãy xác định: </b>

<b>1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao? </b>

Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ pháp luật giữa Nhà nước và người phạm tội khi một tội phạm được thực hiện. Vậy, trường hợp này, quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ A bị Tịa án tuyên phạt 1 năm tù về tội gây thương tích cho B.

<b>2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì? </b>

Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là A đánh B bị thương tích với tỉ lệ 30% - thỏa mãn yếu tố tỷ lệ thương tật của tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 BLHS.

<b>3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được khơng? Tại sao? </b>

Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ pháp luật giữa Nhà nước và người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện. Bằng phương pháp quyền uy, Nhà nước sữ áp đặt các biện pháp cưỡng chế buộc người phạm tội phải tự mình tham gia quan hệ pháp luật hình sự. Do đó, A khơng thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự.

<b>4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự? </b>

<small></small> Phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp dụng đối với họ. <small></small> Yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng chế tài trong giới hạn luật định.

<small></small> Yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

<b>BÀI 2. HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ, QUY ĐỊNH, CHẾ TÀI CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT </b>

<b>HÌNH SỰ1. </b>

<b>Hiệu lực của BLHS</b>

<b>a. Hiệu lực của BLHS theo không gian </b>

<b>Hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 5 BLHS)</b>

Các trường hợp mà hành vi được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam: + Hành vi phạm tội thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Tội phạm được bắt đầu, hoặc diễn ra hoặc kết thúc hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

BLHS áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. BLHS cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3

đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (Khoản 1 Điều 5 BLHS).  Bất kỳ ai phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng, trừ trường hợp người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ xét xử về hình sự theo Khoản 2 Điều 5 BLHS.

<b>Hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội ngồi lãnh thổ Việt Nam (Điều 6 BLHS)</b>

Cơng dân Việt Nam/Pháp nhân thương mại Việt Nam + Phạm tội ở ngồi lãnh thổ Việt Nam → Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo BLHS Việt Nam.

Người nước ngoài/Pháp nhân thương mại nước ngoài + Phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam → Có thể bị truy cứu TNHS sự tại Việt Nam theo BLHS Việt Nam nếu hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam <small>→ người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS theo </small>BLHS Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định.

<b>Ví dụ 1: A 30 tuổi, quốc tịch Lào. Tại sân bay Tân Sơn Nhất của Việt Nam, </b>

A bị phát hiện mang 50.000 USD trái phép sang Lào. Qua thẩm vấn tại cơ quan điều tra, A khai nhận trước đó 3 tháng A đã bán hêrơin cho B là công dân Việt Nam và cho nợ 50.000 USD hẹn một tháng sau sẽ trả lại. Việc mua bán được thực hiện tại Lào. Quá hẹn không thấy B đem tiền đến trả nên A đã qua Việt Nam để đòi nợ. Trên đường mang tiền thu nợ từ B là 50.000 USD, A đã bị Hải quan Việt Nam phát hiện. Trong trường hợp trên có hai hành vi phạm tội được thực hiện: đó là hành vi mua bán trái phép chất ma túy và hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

<b>Hành vi phạm tội của A có được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam hay không? Tại sao? </b><small>→ Hành vi phạm tộ của A được coi là phạm tội trên lãnh </small>thổ Việt Nam vì tại lãnh thổ Việt Nam (sân bay Tân Sơn Nhất) A thực hiện hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (quy định tại Điều 189 BLHS), và có giai đoạn kết thúc của hành vi phạm tội mua bán trái phép ma túy (Điều 251 BLHS) ở Việt Nam.

<b>BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của A không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? </b><small>→ Hành vi phạm tội của A được quy </small>định tại Điều 189 và Điều 251 BLHS. Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Việt Nam (Khoản 1 Điều 5 BLHS). Mà A có hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Bì vậy, BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của A

<b>Ví dụ 2: A là cơng dân Việt Nam thường xun sang Trung Quốc móc nối </b>

với B và C (đều là công dân Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán người. A về Việt Nam dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt Nam qua Trung Quốc kiếm việc làm với thu nhập cao. A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua Trung Quốc và bán họ cho B và C. Tại Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cơ gái này rồi sau đó bán họ cho những người Trung Quốc lấy về làm vợ. Trong vụ án này, có hai hành vi được thực hiện: hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

4

<b>BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? </b><small>→ BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng </small>đối với hành vi mua bán người. Theo Khoản 1 Điều 5 BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam (có một giai đoạn thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, hành vi xúi giục và đưa người qua Trung Quốc) và theo Khoản 2 Điều 6 BLHS, người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam.

<b>BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý. </b><small>→ BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với </small>hành vi hiếp dâm. Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 BLHS, công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu TNHS và người nước ngồi phạm tội ở ngồi lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam. [CSPL: Khoản 1, 2 Điều 6, Điều 141 BLHS].

<b>b. Hiệu lực của BLHS về thời gian (Điều 7 BLHS) </b>

Hành vi phạm tội được thực hiện tại thời điểm điều luật đang có hiệu lực → Điều luật đó được áp dụng. Ví dụ, A thực hiện hành vi giết người vào ngày 15/5/2019 và bị bắt giữ, xét xử vào tháng 02/2019. Khi này, hành vi phạm tội của A sẽ được áp dụng theo quy định của BLHS 2015, vì khi này BLHS 2015 đang có hiệu lực.

Hiệu lực hồi tố: là hiệu lực của văn bản pháp luật đó được áp dụng đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước khi văn bản pháp luật có hiệu lực pháp luật. Về ngun tắc luật hình sự khơng có hiệu lực hồi tố. Tuy nhiên biệt lệ đối với trường hợp (khoản 3 Điều 7 BLHS) thì một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Đó là các trường hợp: (1) Vì lý do nhân đạo và/hoặc (2) Vì sự cần thiết bảo vệ lợi ích của Nhà nước và cơng dân.

<i><b>Theo đó, BLHS hiện hành quy định hiệu lực hồi tố tại Khoản 3 Điều 7 BLHS, cụ thể, điều luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi </b></i>

điều luật đó có hiệu lực thi hành, nếu điều luật đó xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội.

Lưu ý: Còn đối với điều luật mới mà khơng có lợi cho người phạm tội thì không áp dụng hiệu lực hồi tố. (Khoản 2 Điều 7 BLHS)

<b>Ví dụ minh họa: Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168 BLHS năm 2015 về tội “cướp tài sản”. Biết rằng: Khoản 1 Điều 133 BLHS </b>

<i>1999 là khoản có khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, quy định: “Người nào </i>

<i>dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”. Khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 là </i>

<i>khoản có khung hình phạt nặng nhất của điều luật, quy định: “Phạm tội thuộc một </i>

<i>trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

5

<b>Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao? </b><small>→ Theo khoản 4 </small>Điều 133 BLHS năm 1999 có quy định hình phạt tử hình là hình phạt nặng nhất (Điều 168 BLHS 2015 chỉ quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân), do đó đối với tội cướp tài sản Điều 133 BLHS năm 1999 quy định hình phạt nặng hơn.

<b>Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS 2015 có hiệu lực nhưng sau ngày BLHS 2015 có hiệu lực mới đem ra xét xử? Tại sao? </b><small>→ Điều luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước </small>ngày BLHS 2015 có hiệu lực nhưng sau ngày BLHS 2015 có hiệu lực mới đem ra xét xử là Điều 168 BLHS, theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 BLHS.

<b>2. </b>

<b>Quy phạm pháp luật hình sự a. Quy định </b>

<b>Khái niệm: Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật hình sự nêu về tội </b>

phạm.

<b>Các loại quy định của quy phạm pháp luật hình sự:</b>

Quy định giản đơn: chỉ nêu tên tội phạm, không mô tả các dấu hiệu của tội phạm đó. Ví dụ: quy định tại Điều 171 BLHS chỉ nêu tên tội danh (cướp giật tài sản) chứ không mô tả dấu hiệu pháp lý của tội này. Hay Điều 123 BLHS cũng chỉ nêu tên tội danh mà không mô tả dấu hiệu pháp lý của tội này….

Quy định mô tả: nêu ra tội phạm và mô tả các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm đó. Ví dụ: Điều 108, 141, 168, ….

+ Quy định Điều 141 BLHS mô tả dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

+ Quy định Điều 168 BLHS mô tả dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Quy định viện dẫn: nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định các dấu hiệu của nó phải xem xét thêm các dấu hiệu khác của pháp luật. Ví dụ:

+ Điều 260 BLHS quy định Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ chỉ xác định: “Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho …” mà không chỉ ra thế nào là vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ; do đó, để xác định cấu thành của tội này thì phải xem quy định của Luật giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

+ Điều 295 BLHS quy định về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an tồn ở nơi đơng người. Để xác định cấu thành tội danh này thì phải xem các quy định của Luật Lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

<b>Ví dụ minh họa: Hãy xác định loại quy định của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật sau:</b>

<b>Điều 157 BLHS </b><small>→ Quy định giản đơn (chỉ nêu tên tội phạm, không mô tả </small>

<i><b>các dấu hiệu của tội phạm đó: “Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp </b></i>

<i><b>luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật </b></i>

này, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

6

<b>Điều 168 BLHS </b><small>→ Quy định mô tả (nêu ra tội phạm và mô tả các dấu hiệu </small>

<i><b>đặc trưng của tội phạm đó. “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức </b></i>

<i><b>khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.</b></i>

<b>Điều 260 BLHS </b><small>→ Quy định viện dẫn (nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định </small>các dấu hiệu của nó phải xem xét thêm các dấu hiệu khác của pháp luật. “Người

<i><b>nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an tồn giao thơng </b></i>

<i><b>đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau </b></i>

<b>đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không </b>

giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

<b>b. Chế tài </b>

<b>Khái niệm: Chế tài là bộ phận chỉ ra loại và mức hình phạt đối với người </b>

phạm tội đã được nêu trong phần quy định.

<b>Phân loại chế tài:</b>

Chế tài tương đối dứt khoát: là chế tài mà luật quy định mức tối đa và mức tối thiểu hoặc chỉ quy định mức tối đa. Ví dụ: Khoản 1 Điều 171 BLHS là chế tài tương đối dứt khoát do quy định tối thiểu và mức tối đa của hình phạt (phạt tù từ 1 đến 5 năm); Khoản 1 Điều 168 BLHS, ….

Chế tài lựa chọn: là chế tài mà luật quy định nhiều hình phạt khác nhau. Ví dụ: Khoản 1 Điều 123 BLHS là chế tài lựa chọn do quy định nhiều hình phạt khác nhau như phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

<b>Ví dụ: Hãy xác định loại chế tài của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật sau:</b>

Khoản 1 Điều 169 BLHS → Chế tài tương đối dứt khoát (là chế tài mà luật quy định mức tối đa và mức tối thiểu hoặc chỉ quy định mức tối đa) – “Người nào

<i><b>bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm </b></i>

<i><b>đến 07 năm”.</b></i>

Khoản 4 Điều 251 BLHS <small>→ Chế tài lựa chọn (là chế tài mà luật quy định </small>nhiều hình phạt khác nhau) – “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,

<b>thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”. </b>

Khoản 1 Điều 134 BLHS <small>→ Chế tài lựa chọn (là chế tài mà luật quy định </small>nhiều hình phạt khác nhau) – “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc

<b>dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”</b>

<b>BÀI 3. TỘI PHẠM VÀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM1. </b>

<b>Tội phạm</b>

Khái niệm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. (Điều 8 BLHS)

Đặc điểm của tội phạm

<i><b>Tính nguy hiểm cho xã hội:</b></i>

Là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại một cách đáng kể cho những quan hệ được luật hình sự bảo vệ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

7

Là thuộc tính của tội phạm – tính chất quyết định cho việc quy định một hành vi có phải là tội phạm hay khơng. Nếu tính nguy hiểm cho xã hội khơng được bảo đảm sẽ là cơ sở để loại bỏ tội phạm đó – loại trừ trách nhiệm hình sự.

<i><b>Tính có lỗi:</b></i>

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Khi xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội là đồng nghĩa với việc người thực hiện hành vi phải có lỗi. Nếu khơng có lỗi thì khơng được xem là nguy hiểm cho xã hội, cho nên không phải là tội phạm - loại trừ trách nhiệm hình sự.

<b> Phân loại tội phạm: Điều 9 BLHS – căn cứ vào tính chất, mức độ nguy </b>

hiểm cho xã

hội của hành vi được quy định trong BLHS. Để xác định loại tội phạm

<i><b>không bao giờ phụ thuộc vào mức phạt cụ thể mà Tịa án tun.</b></i>

<i><b>Tội phạm ít nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội </b></i>

<b>phạm đó là đến 3 năm tù. Ví dụ: Khoản 1 Điều 125 BLHS, Khoản 1 Điều 146 </b>

BLHS; ….

<i><b>Tội phạm nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội </b></i>

<b>phạm đó là từ trên 3 năm đến 7 năm tù. Ví dụ: Khoản 1 Điều 130 BLHS; </b>

<i><b>Khoản 2 Điều 146 BLHS;… Tội phạm rất nghiêm trọng: mức cao nhất của </b></i>

<i><b>khung hình phạt đối với tội phạm đó là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù. Ví dụ: </b></i>

Khoản 2 Điều 130 BLHS; Khoản 4 Điều 134 BLHS;

<i><b>Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt đối </b></i>

<b>với tội phạm đó là trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình. Ví dụ: Khoản 5 </b>

Điều 134 BLHS; Khoản 1 Điều 123 BLHS.

<b>2. </b>

<b>Câu thành tội phạm</b>

<b>a. Các yếu tố cấu thành tội phạm:</b>

Khách thể: là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

<b>Mặt khách quan: biểu hiện bên ngoài của tội phạm (hành vi, hậu quả, mối </b>

quan hệ nhân quả,...).

Chủ thể: người thực hiện tội phạm (người thực hiện tội phạm, pháp nhân thương mại).

<b>Mặt chủ quan: biểu hiện bên trong của tội phạm (lỗi, mục đích, động cơ). b. Phân loại cấu thành tội phạm:</b>

<b>Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội:</b>

<b>CTTP cơ bản: chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác. Ví dụ, Khoản 1 Điều 141 BLHS là CTTP cơ </b>

bản do mô tả dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm. Theo đó, hiếp dấm là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

nặng, tình tiết định khung tăng tặng là “phạm tội có tổ chức”.

<b>CTTP giảm nhẹ: ngoài những dấu hiệu định tội cịn có những dấu hiệu định khung giảm nhẹ. Ví dụ, Khoản 2 Điều 108 BLHS quy định CTTP giảm nhẹ, tình </b>

tiết định khung giảm nhẹ là “có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”.

<b>Lưu ý:</b>

Mỗi tội danh đều có một CTTP cơ bản. CTTP cơ bản có thể chỉ mơ tả một loại trường hợp phạm tội (ví dụ: Khoản 1 Điều 169 BLHS); cũng có thể mơ tả nhiều trường hợp phạm tội (Khoản 1 Điều 174 BLHS).

Chỉ có CTTP cơ bản là cấu thành bắt buộc ln có trong một tội danh. Vì cấu thành cơ bản quy định dấu hiệu định tội (cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm khác), cho nên bắt buộc có trong tất cả các tội danh. Còn cấu thành tăng nặng và giảm nhẹ có thể có hoặc khơng.

<b>Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP:</b>

<b>Cấu thành vật chất: là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm </b>

tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Ví dụ: Điều 123, 173, 174 BLHS... là tội phạm có cấu thành vật chất.

<b>Cấu thành hình thức: là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Điều 133, 140, 141, 156, 168, , 188 BLHS….</b>

<b>Cấu thành cắt xén: là cấu thành tội phạm chỉ mô tả hoạt động nhằm thực </b>

<b>Khái niệm: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị </b>

tội phạm xâm hại. Ví dụ, do mâu thuẫn với B nên A thực hiện hành vi giết chết B. Khách thể của tội phạm do A thực hiện là tính mạng của B được pháp luật bảo vệ.

<b>Lưu ý:</b>

Không được nhầm lẫn giữa quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh và

<b>quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ [Xem Bài 1, mục 1]. </b>

Luật hình sự khơng bảo vệ tất cả các quan hệ xã hội, mà chỉ bảo vệ những quan hệ xã hội quan trọng, ảnh hưởng đáng kể đến đời sống được quy định trong BLHS.

<b>b. Các loại khách thể của tội phạm</b>

<b>Khách thể chung của tội phạm (Điều 1 và Điều 8 BLHS):</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Khách thể loại của tội phạm:</b>

Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm.

Ví dụ, khách thể loại của các tội xâm phạm sở hữu là quan hệ sở hữu.

<b>Khách thể trực tiếp của tội phạm</b>

Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại.

Mỗi tội phạm thường có một khách thể trực tiếp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể có nhiều hơn một khách thể trực tiếp. Đó là trường hợp hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều qua hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện được một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Ví dụ: Hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại hai quan hệ xã hội là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

Trường hợp một tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp thì cần phải xác định 1 khách thể trực tiếp chính. Ví dụ: A đi trên đường thì thấy chị B (đi cùng chiều) có đeo một sợi dây chuyền vàng (trị giá 15 triệu đồng). Do đang cần tiền nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt. Biết

chị B đang ở tầng tối cao của “Càn khơn đại na di”, cịn mình chỉ đang ở tầng thứ 5, cho nên A đã không thể trực tiếp giao đấu với B để lấy tài sản. Vì vậy, A chạy xe sát lại gần nhanh tay giật mạnh sợi dây chuyền và bỏ chạy. Do bị giật bất ngờ, chị B giật mình, lạng tay lái và ngã xuống đường bị thương tật 15%. Như vậy, trường hợp này cần xác định khách thể trực tiếp chính là quyền sở hữu dây chuyền của chị B – căn cứ mục đích của hành vi phạm tội.

<b>2. </b>

<b>Đối tượng tác động của tội phạm</b>

<b>a. Khái niệm: Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến, gây thiết hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. </b>

<b>b. Một số đối tượng tác động của tội phạm: </b>

Con người. Ví dụ: hành vi cố ý gây thương tích, hành vi giết người, ... Các đối tượng vật chất. Ví dụ: hành vi trộm cắp tài sản, hành vi hủy hoại tài sản, ...

Hoạt động bình thường của chủ thể quan hệ xã hội. Ví dụ: hành vi đưa hối lộ, hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự,...

<b>c. Các lưu ý </b>

Không được nhầm lẫn khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm: Khách thể của tội phạm sẽ có chủ thể, khách thể và nội dung. Còn đối tượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

10

tác động của tội phạm chỉ là một bộ phận của khách thể của tội phạm. Ví dụ: Do có mâu thuẫn với bà X, một hôm A cùng với đồng bọn là (B và C) chặn đường bà X để “cảnh cáo”. Thấy tình hình khơng ổn, bà X nhanh tay lấy tiền để “đi đường quyền” mong sao mình không bị đánh. Nhưng, do A rất giàu nên số tiền trên chỉ như “cây me rụng lá” . A, B, C đã gây thương tích cho bà X với tỷ lệ thương tật là 30%. Khách thể của tội phạm do A thực hiện là xâm phạm đến sức khỏe của bà X. Còn đối tượng tác động là bà X.

Không phải khi tội phạm được thực hiện đều gây thiệt hại theo hướng xấu đi đối với đối tượng tác động. Ví dụ, M trộm chiếc xe máy cũ bị hỏng (giá trị 3 triệu đồng). Sau đó M đã sửa chữa cho đẹp lại chiếc xe đó thì chiếc xe đó có giá trị cao hơn ban đầu.

Trong một số tội phạm cụ thể thì đối tượng tác động có thể nhiều hơn 01. Ví dụ: Anh Q có ý định chiếm đoạt sợi dây chuyền vàng (trị giá 30 triệu đồng) của chị B. Anh Q nhanh tay giật sợi giây chuyền của chị B. Nhưng chị B vốn là người có độ nhanh nhạy cao nên đã túm được Q. Do võ công của chị B thua anh Q một bậc nên đã bị anh Q dùng dao đả thương vào tay (thương tật 15%) và cầm sợi dây chuyển bỏ đi. Đối tượng tác động: sợi dây chuyền và chị B.

<small>4 </small>

<b>BÀI 5: MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM1. </b>

<b>Khái niệm</b>

<b>Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài </b>

thế giới khách quan bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, và những biểu hiện khác.

<b>2. </b>

<b>Các dấu hiệu thuộc mặt khách quana. Hành vi khách quan</b>

<b>Khái niệm: Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất </b>

định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.

<b>Đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm: phải có tính nguy hiểm cho xã hội, phải là hành vi trái pháp luật, là hoạt động có ý thức và ý chí. </b>

<b>Biểu hiện</b>

Hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể khi chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm. Ví dụ: Điều 123 BLHS.

Khơng hành động là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

11

hại cho khách thể khi chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có điều kiện để làm. Ví dụ: Điều 132 BLHS.

<b>Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan:</b>

<b>Tội ghép: là tội mà mặt khách quan của nó được hình thành bởi nhiều hành vi khác nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau. Ví dụ: Tội cướp </b>

tài sản (Điều 168 BLHS) được hình thành từ hai hành vi khách quan khác nhau là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được” và hành vi “chiếm đoạt tài sản”. Hai hành vi này đồng thời xâm phạm hai khách thể trực tiếp là quyền nhân thân và quyền sở hữu.

<b>Tội kéo dài: là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạng trong khoảng thời gian dài. Đặc điểm của tội kéo dài là chúng chỉ chấm </b>

dứt khi tội phạm bị phát hiện hoặc khi người phạm tội tự thú. Ví dụ: Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, Tội tàng trữ hàng cấm....

<b>Tội liên tục: là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng khách thể và bị chi phối </b>

bởi ý định phạm tội cụ thể thống nhất. Ví dụ: Hành vi khách quan của tội đầu cơ (Điều 196 BLHS 2015).

<b>Lưu ý: Phân biệt tội liên tục và phạm tội nhiều lần.</b>

<b>Tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại một </b>

quan hệ xã hội và đều bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể thống nhất.

<b>Phạm tội nhiều lần là thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm </b>

tội đó

ít nhất một lần và chưa bị xét xử.

<b>a. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội </b>

<i><b>Khái niệm: Hậu quả của tội phạm là những thiệt hại do hành vi phạm tội </b></i>

<i><b>gây ra cho QHXH là khách thể bảo vệ của luật hình sự. </b></i>

<i><b>Các loại hậu quả:</b></i>

Thiệt hại về vật chất: là sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất là tài sản, như mất mát, bị hủy hoại, bị hư hỏng, ....

Thiệt hại về thể chất: là sự biến đổi tình trạng bình thường của thân thế con người, như Tính mạng, sức khỏe.

Thiệt hại phi vật chất: là thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của con người, thiệt hại về án ninh, chính trị.

<b>c. Mối quan hệ nhân quả</b>

<b>Khái niệm: Mối quan hệ nhân quả là mối liên hệ giữa hành vi khách quan của tội phạm (đóng vai trị là ngun nhân) với hậu quả của tội phạm (đóng vai </b>

trị là kết quả).

<b>Các dạng Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả</b>

<b>Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là quan hệ nhân quả mà chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trị là ngun nhân của hậu quả tội phạm. </b>

<b>Quan hệ nhân quả kép trực tiếp là quan hệ nhân quả trong đó nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trị là nguyên nhân của hậu quả của tội phạm. Dạng </b>

quan hệ này có các trường hợp sau:

<small></small> <b>Trường hợp 1: mỗi hành vi trái pháp luật đã có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả. </b>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×