Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CẢI NGỌT (BRASSICA INTEGRIFOLIA) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 44 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA LÝ - HÓA - SINH

------

LATSAMY KETMALA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT

<i>CỦA CÂY CẢI NGỌT (Brassica integrifolia) TẠI </i>

THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Quảng Nam, tháng 5 năm 2019

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA LÝ - HÓA - SINH

<i>CỦA CÂY CẢI NGỌT (Brassica integrifolia) TẠI </i>

THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện: LATSAMY KETMALA

MSSV: 2115012728

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH - KTNN KHÓA 2015-2019

Cán bộ hướng dẫn: ThS. TRIỆU THY HÒA

MSCB:

Quảng Nam, tháng 5 năm 2019

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Latsamy Ketmala

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ths. Triệu Thy Hịa - người Cơ tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài khóa luận.

Tơi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, các cán bộ & giảng viên Khoa Lý - Hóa - Sinh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu.

Xin gửi tấm lòng tri ân tới Gia đình của tơi. Những người thân u trong Gia đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao, là những người truyền nhiệt huyết, luôn dành cho tôi sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận.

Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn.

Tác giả

Latsamy Ketmala

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT1 : Công thức 1 CT2 : Công thức 2 CT3 : Công thức 3 CT4 : Công thức 4 ĐC : Đối chứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.6 Biểu đồ 3.6 Năng suất cây cải ngọt 25

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1.2. Mục tiêu của đề tài... 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU... 3

1.1. Nguồn gốc, phân loại của cây cải ... 3

1.1.1. Nguồn gốc của cây cải ... 3

1.1.2. Phân loại của cây cải ngọt ... 3

1.2. Đặc điểm thực vật học cây cải ... 3

1.3. Công dụng của cải ngọt ... 4

1.4. Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến sinh trưởng, phát triển của cây cải ... 5

1.6. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng , phát triển của cải ngọt ... 9

1.6.1. Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng ... 9

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1.6.2 Vai trò của phân bón đối với phẩm chất, chất lượng sản phẩm ... 10

1.7. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng trên thế giới và trong nước. ... 11

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 12

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 12

2.2. Nội dung nghiên cứu ... 12

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ... 12

2.2.2. Thời gian nghiên cứu ... 12

2.2.3. Nội dung nghiên cứu ... 12

2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 12

2.3.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu ... 12

2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ... 12

2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ... 13

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu... 14

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 16

3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây cải ngọt ... 16

3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu chiều cao cây của cây cải ngọt 16 3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu số lá/cây của cây cải ngọt ... 18

3.1.3. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu diện tích lá của cây cải ngọt .... 19

3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh khối của cây cải ngọt ... 21

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài

Cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại thì rau quả tươi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp hạn chế các sai lầm mất cân đối trong khẩu phần ăn hằng ngày. Rau quả là loại cây trồng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho con người như vitamin, muối khống, đường, tinh bột, protein, lipit… Khơng những thế, rau quả cịn giúp chúng ta tiêu hóa tốt, tạo cảm giác ngon miệng, đồng thời cũng chứa nhiều chất có khả năng làm giảm sự lão hóa của tế bào con người, qua đó giúp con người trẻ đẹp, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, một số rau quả cịn có khả năng chữa bệnh. Vì thế, để có một chế độ ăn uống khoa học và an toàn thì rau quả là thực phẩm không thể thiếu. Hằng năm, ngành sản xuất rau quả cung cấp cho chúng ta một lượng sản phẩm không nhỏ và là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Việt Nam là nước nhiệt đới, thích ứng với rất nhiều cây rau khác nhau,

<i>trong đó cây cải thuộc họ thập tự (Brassicaceae) là cây được trồng rộng rãi ở </i>

nhiều nơi trên cả nước. Cải ngọt là cây rau có chất lượng cao mới được du nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Để đạt năng suất, chất lượng rau cao như khi trồng tại bản địa chúng tơi chọn hướng sử dụng phân bón lá vi sinh thân lá cho rau.

Cải ngọt là loại rau rất dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Theo Đơng y, cải ngọt có tính ôn, có công dụng thông lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, ngồi ra có thể dùng để chữa các chứng ho, táo bón, phịng ngừa bệnh trĩ. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau an toàn cho người dân và nhu cầu cho sản xuất của nông dân, ngồi việc tuyển chọn giống, tưới nước, phịng trừ sâu bệnh thì phân bón là một trong những yếu tố rất quan trọng. Tại các vùng sinh thái khác nhau thì việc sử dụng các loại phân bón khác nhau và liều lượng sử dụng phân cũng khác nhau.

<i>Vì vậy, tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự </i>

<i>sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cải ngọt (Brassica integrifolia) tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, nhằm tìm ra cách bón phân đem lại năng </i>

suất cao nhất cho cây cải ngọt để áp dụng vào sản xuất đại trà.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

1.2. Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá ảnh hưởng của một số liều lượng phân bón khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của cây cải ngọt.

- Đánh giá ảnh hưởng của một số liều lượng phân bón khác nhau đến năng suất và chất lượng của cây cải ngọt.

- Xác định được cơng thức bón phân thích hợp để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

<i>Cây cải ngọt (Brassica integrifolia). </i>

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: Đề tài được thực hiện trong vụ Đông - Xuân 2019, tại vườn thực nghiệm Sinh - Bảo vệ thực vật, khoa Lý - Hóa - Sinh, trường Đại học Quảng Nam.

- Thời gian: Từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu 1.4.2. Phương pháp thực nghiệm

1.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc, phân loại của cây cải

1.1.1. Nguồn gốc của cây cải

Rau cải có nguồn gốc ở vùng ôn đới, vốn ưa khí hậu mát, lạnh và ẩm. Song cũng có giống có khả năng chịu nóng khá. Họ cải tập trung trong khu vực ơn đới và có sự đa dạng về loài lớn nhất tại khu vực ven Địa Trung Hải, họ này

<i>chứa khoảng 338 - 350 chi và khoảng 3700 loài [19]. Chi Brassica chứa khoảng </i>

100 loài bao gồm cải dầu, cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải bruxen, củ cải, cải mù tạt,... Số nhiễm sắc thể trong họ cải dao động từ 2n = 8 đến 2n = 256.

Theo viện sĩ N.I. Vavilop các loại củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải trắng, cải xanh phát sinh từ Trung Quốc. Cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, củ cải trắng có nguồn gốc phát sinh từ trung tâm Địa Trung Hải [4].

Ở Việt Nam họ cải có 6 chi 20 lồi gồm cải thảo, cải ngọt, cải cúc, cải bẹ, bắp cải, cải xà lách... chủ yếu làm thực phẩm.

1.1.2. Phân loại của cây cải ngọt

<i>Tên khoa học: - Brassica integrifolia (West.) O.E. Schulz. </i>

Ngành: Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp: Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) Bộ: Bộ Màn Màn (Capparales)

<i>Chi: Chi Brassica </i>

Họ khoa học: thuộc họ Cải - Brassicaceae. 1.2. Đặc điểm thực vật học cây cải

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Hoa: </i>

Chùm hoa như ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3 - 5 cm, hoa vàng tươi Hoa có 6 nhị trong đó 2 nhị ngồi có chỉ nhị ngắn hơn 4 cái trong. Bộ nhị gồm 2 lá nỗn dính bầu trên, một ơ về sau có một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ơ. Mỗi ơ có 2 hoặc nhiều nỗn.

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của cải ngọt

Năng lượng (Calo/100 g)

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Cải ngọt là loại rau quen thuộc và được chế biến thành nhiều món ăn ngon trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Cải ngọt có chất aibumin, chất đường, vitamin B1, axít bốc hơi, axít pamic, coban, iốt. Rễ và lá có nhiều chất kiềm thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc đẩy cơ thể tiếp thu aibumin bảo vệ gan, chống mỡ trong gan.

Dùng để chữa các chứng ho, táo bón. Ngồi ra, ăn nhiều cải còn giúp cho việc phòng ngừa bệnh trĩ, ung thư ruột kết, ung thư gan và kết hợp điều trị bệnh ung thư và xơ cứng gan.Hạt làm nóng, làm tốt mồ hơi. Hạt được dùng làm thuốc trị bệnh co thắt, chứng đau dây thần kinh và đau khớp. Dầu được sử dụng như là một chất nước dùng chườm đắp trị phát ban da và mụn nhọt. Ở Trung Quốc, hạt được dùng trị sốt cao co giật, mất tiếng.

1.4. Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến sinh trưởng, phát triển của cây cải

1.4.1. Nhiệt độ

Cây cải có nguồn gốc vùng ơn đới, ưa khí hậu mát lạnh. Tuy nhiên, trong quá trình trồng trọt, chọn lọc và thuần hố, ngày nay cây cải có thể trồng được trên nhiều vùng khí hậu khác nhau. Phần lớn trồng trên vùng có khí hậu lạnh hơn là nhiệt đới.

Cây cải có thể nảy mầm ở nhiệt độ 2<sup>0</sup>C - 3<sup>0</sup>C, nhưng quá trình nảy mầm chậm. Ở nhiệt độ 18<sup>0</sup>C - 20<sup>0</sup>C chỉ 2 - 3 ngày. Nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển là từ 15<sup>0</sup>C - 22<sup>0</sup>C, giai đoạn 2 lá mầm là 12<sup>0</sup>C - 15<sup>0</sup>C, giai đoạn ra hoa là 15<sup>0</sup>C - 18<sup>0</sup>C. Với yêu cầu này, cây cải thích hợp trồng vụ Đơng - Xuân .

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

1.4.3. Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng của cây cải, cây cải có nguồn gốc ơn đới nên u cầu ánh sáng thích hợp với thời gian chiếu sáng ngày dài, cường độ ánh sáng yếu 1.4.4. Đất đai và dinh dưỡng

Cây cải không kén đất, nó có thể sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt nặng. Nhưng thích hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt.

Cây cần nhiều đạm, lân, kali, trong đó đạm được sử dụng nhiều nhất. Ngồi ra, phân hữu cơ có tác dụng rất lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, do cải có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại phân dễ tiêu, dễ phân giải, cung cấp dần những yếu tố cần thiết cho cây.

1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1.5 1.Thời vụ gieo trồng

Rau cải ngọt có thể trồng quanh năm, nên áp dụng kỹ thuật làm vòm và lưới che chắn nhằm hạn chế ảnh hưởng trực tiếp của mưa lớn, lạnh hoặc nắng nóng. 1.5.2. Chọn giống

Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất đại trà. Lượng hạt giống cần 350 - 400 gam/sào.

1.5.3. Kỹ thuật làm đất, gieo hạt

<i>- Làm đất: Đất phù hợp cho cải ngọt là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, </i>

giàu mùn và dinh dưỡng, thoát nước tốt. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng; làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 20 - 25 cm, mặt luống rộng từ 1 - 1,2 m, bằng phẳng, thoát nước tốt để tránh ngập úng khi gặp mưa.

<i>- Gieo hạt: Nên trộn hạt giống với đất bột và chia đôi để gieo 2 lượt cho hạt </i>

phân bố đều trên mặt luống. Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ, đều trên mặt luống và phủ một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng trên mặt luống, sau đó dùng ô doa tưới nước đủ ẩm.

1.5.4. Tưới nước và chăm sóc

- Sau khi gieo, mỗi ngày tưới nước đẫm một lần; sau đó cứ 2 - 3 ngày tưới một lần để đảm bảo thường xuyên giữ cho cây đủ ẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Tỉa cây làm 02 lần: lần 1 khi cây đạt 2 - 3 lá thật và lần 2 khi cây đạt 4 - 5 lá thật, để cây với khoảng cách 5 - 7 cm.

- Làm cỏ và loại bỏ cây bệnh, lá bệnh tạo cho ruộng rau thông thống, nhằm hạn chế sâu bệnh.

1.5.5. Bón phân

Sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ ràng, có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, không sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật). Trường hợp sử dụng các loại phân này phải được xử lý hoai mục và đảm bảo vệ sinh mơi trường. Lượng phân và phương pháp bón như bảng sau:

Loại phân

Lượng bón

Bón lót (%)

Bón thúc (%) (kg/ha) <sup>(kg/sào bắc </sup>

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sau đây:

<i> * Biện pháp kỹ thuật canh tác </i>

- Cày sâu, phơi ải ngay sau khi kết thúc thu hoạch để chôn vùi các mầm bệnh cịn sót lại trên mặt đất, tránh lây nhiễm cho vụ sau.

- Sử dụng hạt giống tốt, sạch bệnh. Bón phân cân đối, đúng quy trình, đúng giai đoạn sinh trưởng giúp cây cải phát triển khỏe mạnh, chống chịu với sâu bệnh gây hại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, dùng biện pháp thủ công ngắt bỏ trứng và sâu non của các loài sâu như: sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng và vợt bướm khi vũ hóa rộ.

- Trong mùa mưa cần làm vòm che bằng màng phủ nilon và phủ đất bằng rơm rạ để vừa che mưa vừa tránh đất bám lên cây dễ nhiễm các loại bệnh. Có thể trồng cải trong nhà lưới giúp cây phát triển khỏe và chống chịu bệnh tốt hơn.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi thời tiết, tình hình sinh trưởng cây trồng và sâu bệnh, thiên địch để có biện pháp quản lý cây trồng và dịch hại trên đồng ruộng, chú ý các đối tượng: Sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, rệp, bệnh lở cỗ rễ, thối nhũn, ... và các loại ký sinh, thiên địch: nhện bắt mồi, ong ký sinh, bọ 3 khoang, bọ rùa đỏ, dòi ăn rệp, ...

<i>* Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc </i>

bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng đúng theo hướng dẫn và thời gian cách ly của từng loại thuốc.

- Đối với bọ nhảy: Phun trừ khi mật độ cao bằng chế phẩm, BT, Vi-BT, ... - Đối với sâu tơ: Dùng thuốc gốc BT như Delfin, Dipel, Aztron, Biocin hoặc dùng các loại thuốc như Vi-BT 32000WP, Bitadin WP, Dibamec 1.8EC, ...

- Đối với rệp, sâu ăn lá khác sử dụng: Cofidor, Trebon 30EC, Tango 800WG. - Đối với bệnh thối nhũn, chết cây: Xử lý bằng các loại thuốc như Viroxyl 58BTN, Kasuran, Kasumin 2L, Daconil 75WP...

1.5.7. Thu hoạch

Sau khi trồng 25 - 30 ngày có thể thu hoạch được. Dụng cụ thu hoạch, vận chuyển phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng. Thu hoạch đúng thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Loại bỏ các lá gốc, lá già, lá sâu bệnh, không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất, chú ý rửa sạch không làm dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Không vận chuyển chung với hàng hóa có nguy cơ gây ơ nhiễm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

1.6. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng , phát triển của cải ngọt 1.6.1. Vai trị của phân bón đối với năng suất cây trồng

Biểu hiện của năng suất cây trồng tăng hay giảm được thấy rõ qua biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây trồng. So với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt (như làm đất, chọn giống, …) thì biện pháp kỹ thuật bón phân có quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng cây trồng, nhất là giai đoạn trước ra hoa và ni quả/ trái.

+ Sử dụng phân bón vào giai đoạn trước khi ra hoa sẽ quyết định số lượng và chất lượng của hoa. Nếu bón phân đúng cách sẽ giúp cây cho nhiều hoa, hoa to và khả năng đậu quả cao.

+ Sử dụng phân bón giai đoạn cây nuôi quả sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết để tích lũy các chất hữu cơ (tinh bột, đường, protein…) giúp cho quả to, nặng ký,…

Thực tiễn trong quá trình phát triển nông nghiệp đã cho thấy năng suất trồng trọt của nước ta hiện nay tăng cao hơn so với nhiều năm về trước. Phần lớn do biết cách sử dụng đúng và đủ lượng phân bón

<i>* Ảnh hưởng gián tiếp</i>

Nhờ sự trợ giúp của phân bón là cơ sở để phát huy hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật trồng trọt khác như làm đất, gieo trồng, tưới tiêu…

- Làm đất:

Trên các loại đất xấu, đất bạc màu, nhiễm mặn….không chỉ nghèo chất dinh dưỡng mà còn hạn chế sự phát triển của cây trồng. Vì vậy, ngồi các cơng tác cày sâu, làm vườn cải tạo cần có sự hỗ trợ bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh…để cải tạo và làm tăng giá trị dinh dưỡng cho đất

- Giống cây trồng:

Mỗi giống cây trồng khác nhau cần điều kiện chăm sóc khác nhau, cho năng suất khác nhau. Để phát huy được đúng phẩm chất, chất lượng cũng như số lượng nơng sản của giống đó cần bón đúng và đủ lượng phân thích hợp. Có như vậy mới phát huy hết tiềm năng của giống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Khả năng kháng bệnh của cây trồng

Bón phân cân đối và hợp lý đóng góp một phần quan trọng giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng, ít bị sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Ví dụ như các loại phân lân và kali cịn có tác dụng làm tăng tính chịu hạn, chịu rét cho cây trồng.

1.6.2. Vai trò của phân bón đối với phẩm chất, chất lượng sản phẩm

Phẩm chất, chất lượng nông sản được đánh giá bằng các chỉ tiêu như hình thái, màu sắc, thành phần dinh dưỡng, giá trị thương phẩm….

Khi cây được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết từ trong lòng đất và nguồn phân bón bổ sung. Nhờ q trình sinh hóa do nhiều men điều khiển, mà nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cây sẽ chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ quyết định nên phẩm chất, chất lượng nông sản. Mỗi loại phân bón khác nhau sẽ đóng 1 vai trò khác nhau khi hình thành nên phẩm chất, chất lượng của nông sản:Phân bón (nhất là phân kali và vi lượng) tác động mạnh nên tính chất và hàm lượng của các loại men nên cũng có khả năng tạo phẩm chất tốt.

- Phân Kali: có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của cây trồng, đặc biệt có ảnh hưởng tới hàm lượng đường, bột và chất lượng sợi.

- Vi lượng: Có vai trị chủ yếu là hình thành và kích thích hoạt động của các hệ thống men trong cây. Cho nên vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống trong cây: Quang hợp, hơ hấp, hút khống, hình thành, chuyển hố và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây.

- Phân lân: làm tăng phẩm chất các loại rau, cỏ làm thức ăn gia súc và chất lượng hạt giống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Phân đạm: làm tăng rõ hàm lượng protein và caroten trong sản phẩm, và làm hàm lượng xenlulo giảm xuống.

Vậy: bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăng năng suất mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm về hàm lượng các chất khống, protein, đường và vitamin.

1.7. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng trên thế giới và trong nước.

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về vai trị của phân bón đối với thực vật. Việc phát hiện ra các chất kích thích sinh trưởng như Auxin, Gibberellin, Xytokinin, các chất ức chế sinh trưởng như axit abxixic, Ethylen, các hợp chất phenol… và sử dụng các chất này làm phương tiện hóa học để điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng được coi như bước đầu tiên sử dụng chế phẩm bón cho cây trồng.

Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Trung Quốc… đã sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua có tác dụng làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như: YoGen, Atonik…(Nhật Bản); Organic, Cheer…(Thái Lan); Diệp lục tố, Đặc phong thu…(Trung Quốc)… nhiều chế phẩm đã được khảo nghiệm và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Một số nghiên cứu về ảnh hưởng phân bón đến cây trồng ở nước ta như: - Nguyễn Tấn Lê đã nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân bón đến cây lạc tại Quảng Nam.

- Nguyễn Thị Hồng Quyền: ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống bắp cải trong vụ đông xuân tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Nguyễn Hồng Thùy: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang

- Nguyễn Văn Điền với đề tài ảnh hưởng phân bón đến cây dưa hấu, dưa lê tại Cần Thơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

<i>Giống cải ngọt ( Brassica integrifolia (West.) O.E. Schulz) </i>

2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trong vụ Đông - Xuân 2019 tại vườn thực nghiệm Sinh học - Bảo vệ thực vật trường ĐH Quảng Nam.

Các mẫu thí nghiệm được phân tích tại phịng thí nghiệm sinh học trường Đại học Quảng Nam.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019. 2.2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá ảnh hưởng của một số liều lượng phân bón khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của cây cải ngọt.

- Đánh giá ảnh hưởng của một số liều lượng phân bón khác nhau đến năng suất và chất lượng của cây cải ngọt.

- Xác định được cơng thức bón phân thích hợp để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu

Tìm hiểu tài liệu trong sách, báo, tạp chí khoa học, các đề tài đã nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến các loại cây trồng, thông tin trên mạng…

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- CT1 (đối chứng): khơng bón phân vơ cơ.

- CT2 (tính cho 360 m<sup>2</sup>): 4 kg urea+1,5 kg lân super+1,5 kg kali. - CT3 (tính cho 360 m<sup>2</sup>): 5,5 kg urea + 1,5 kg lân super + 2,5 kg kali. - CT4 (tính cho 360 m<sup>2</sup>): 7 kg urea + 1,5 kg lân super + 3,5 kg kali. I, II, III: Các lần nhắc lại.

<i>* Phương pháp bón phân cho mỗi cơng thức: </i>

- Bón lót: 100% phân chuồng + lân + 30% đạm + 50% Kali - Bón thúc lần 1: 40% đạm + 30% Kali (cây sau cấy 10 ngày) - Bón thúc lần 2: 30% đạm + 20% Kali (cây sau 20 ngày) 2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

<i>2.3.3.1. Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh trưởng của cây </i>

<i> Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh trưởng của lá </i>

* Xác định số lá trên mỗi cây

Đếm và tính số lá trung bình trên 1 cây cải ngọt sau khi cấy 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày. Ðếm từ gốc đến đỉnh sinh trưởng.

* Xác định diện tích lá của cây cải ngọt

Tính diện tích lá trên cây cải ngọt sau 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày... Tiến hành như sau:

- Dùng tờ giấy A4 cắt thành hình vng có diện tích 1dm<sup>2 </sup>gọi là S<small>1 </small>, cân khối lượng tờ giấy đó ta được m<small>1 </small>

- Lấy lá cây cải ngọt đặt lên tờ giấy A4 khác, vẽ hình chiếc lá và cắt theo hình vẽ. Sau đó cân chiếc lá đã được cắt ta được khối lượng m<small>2 </small>

- Từ S<small>1</small>, m<small>1</small>, m<small>2</small>, gọi S<small>2 </small>là diện tích lá cây cải ngọt, theo quy tắc tam suất ta có:

S<small>2</small>= S<small>1</small>. m<small>2</small>/ m<small>1 </small>

</div>

×