Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Luận văn: So sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 97 trang )




Luận văn

So sánh các tổ hợp
lai cà chua triển
vọng ở vụ sớm thu
đông 2011 và vụ
xuân hè 2012
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình hoàn thành báo cáo này ngoài những nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được những sự giúp đỡ hết sức tận tình và quý báu từ nhiều tập
thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy
PGS. TS Nguyễn Hồng Minh – Giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển rau
chất lượng cao – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, giảng viên bộ môn Di
truyền – Chọn giống cây trồng, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên thuộc Trung tâm
nghiên cứu và phát triển rau chất lượng cao – Trường Đại học Nông Ngiệp Hà
Nội, đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình tôi thực tập tại Trung tâm.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong bộ
môn Di truyền – Chọn giống, khoa Nông học, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
đã nhiệt tình dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin được chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã hết
lòng giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2012
Sinh viên


Nguyễn Viết Khoa
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 ii

Mục lục
PHẦN I . MỞ ĐẦU i
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. NGUỒN GỐC PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ CỦA CÂY CÀ CHUA 4
2.1.1. Nguồn gốc 4
2.1.2. Phân loại 5
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học 6
2.1.4 Giá trị kinh tế 8
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA
CÂY CÀ CHUA 10
2.2.1. Đặc điểm thực vật học 10
2.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh 11
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ CHUA Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 15
2.3.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 15
2.3.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam 17
2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 19
2.4.1.Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới 19

2.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam 23
PHẦN III 30
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Nội dung nghiên cứu 30
3.2. Vật liệu nghiên cứu 30
3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 iii

3.4. Phương pháp nghiên cứu 30
3.4.1. Bố trí thí nghiệm 30
3.4.2. Kỹ thuật trồng trọt 32
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 33
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 36
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỒNG RUỘNG 37
4.1.1 Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua 37
4.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của cây cà chua 41
4.1.3 Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua 48
4.1.4 Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa 51
4.1.5 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua 54
4.1.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các THL cà chua.57
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ 65
4.2.1 Một số đặc điểm về hình thái quả 66
Phần 5: 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
5.1 KẾT LUẬN 72
5.2 ĐỀ NGHỊ 73
Một số ảnh liên quan đến thí nghiệm 78
Phụ lục 81

Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 iv

Danh mục bảng
Bảng 2. 1. Thành phần hoá học của 100g cà chua 7
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2010 15
Bảng 2.3. Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2010 16
Bảng 2.4. Những nước có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới năm 2008 17
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam 18
Bảng 4.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua vụ thu
đông 2011 38
Bảng 4.2. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các THL cà chua vụ xuân hè
2012 38
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL cà chua vụ sớm thu
đông 2011 (cm) 42
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL cà chua vụ xuân hè
2012 (cm) 44
Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các THL cà chua vụ
sớm thu đông 2011 45
Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các THL cà chua vụ
xuân hè 2012 47
Bảng 4.7: Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các THL cà chua vụ sớm thu
đông 2011 52
Bảng 4.8: Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các THL cà chua vụ xuân hè
2012 53
Bảng 4.9. TLNVR (%) của các THL cà chua vụ sớm thu đông 2011 55
Bảng 4.10. TLNVR (%) của các THL cà chua vụ xuân hè 2012 56
Bảng 4.11 Tỷ lệ đậu quả (%) của các THL cà chua vụ thu đông 2011 59
Bảng 4.12. Tỷ lệ đậu quả (%) của các THL cà chua vụ xuân hè 2012 59
Bảng 4.13. NS và các yếu tố cấu thành NS của các THL cà chua vụ sớm thu

đông 2011 61
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 v

Bảng 4.14. NS và các yếu tố cấu thành NS của các THL cà chua vụ xuân hè 2012 61
Bảng 4.15:Các chỉ tiêu về hình thái quả của các THL cà chua vụ sớm thu đông
2011 67
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu về phẩm chất quả của các THL cà chua vụ sớm thu
đông 2011 70

Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 vi

Danh mục đồ thị
Đồ thị 4.1: Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số THL
cà chua vụ sớm thu đông 2011 43
Đồ thị 4,2: Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số THL
cà chua vụ xuân hè 44
Đồ thị 4.3: Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng số lá trên thân hính của các
THL cà chua vụ sớm thu đông 2011 46
Đồ thị 4.4: Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các
THL cà chua vụ xuân hè 2012 47
Đồ thị 4.5: NSCT của một số THL cà chua vụ sớm thu đông 2011 65
Đồ thị 4.6: NSCT của một số THL cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2012 65

Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ƯTL Ưu thế lai
D Đường kính quả
DDTQ
ĐHNN
Độ dày thịt quả
Đại Học Nông Nghiệp
ĐC Đối chứng
H Chiều cao quả
I Chỉ số hình dạng quả
KLTB Khối lượng trung bình
KNKH Khả năng kết hợp
KNKHC Khả năng kết hợp chung
KNKHR Khả năng kết hợp riêng
NSCT Năng suất cá thể
STT Số thứ tự
THL Tổ hợp lai
TB Trung bình
Đỏ bt Đỏ bình thường
TLĐQ Tỷ lệ đậu quả
TQ Tổng quả
VR Virus
N1 Nhóm quả lớn
N2 Nhóm quả nhỏ
P1 Khối lượng trung bình quả lớn
P2 Khối lượng trung bình quả nhỏ
Xbt Xanh bình thường
Xs Xanh sáng
Xd Xanh đậm
RR Rải rác
TT Tập trung

MS Màu sắc
`
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 1

PHẦN I . MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau xanh là một loại thực phẩm đã được con người sử dụng rất lâu đời, hiện
nay trong bữa ăn hàng ngày rau xanh không thể thiếu được. Khi cuộc sống được
nâng cao thì nhu cầu về rau càng tăng cao và khắt khe hơn. Cà chua là loại rau
giàu dinh dưỡng, dễ chế biến, có thể sử dụng lâu dài, liên tục. Do vậy cà chua là
loại rau rất được ưa chuộm. Không những chỉ có ý nghĩa kinh tế nông nghiệp
quan trọng mà cà chua còn được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu di
truyền, tế bào và chọn giống ở thực vật bậc cao.
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ Cà (Solanaceae) là 1
trong những loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, đứng đầu về giá trị dinh
dưỡng cũng như giá trị sử dụng. Trong quả cà chua chín có đường, các loại
vitamin C, B, K, β-caroten… acid hữu cơ và các chất khoáng quan trọng cho sức
khỏe con người như Mg, Ca, Fe… Về mặt y học, cà chua có tính mát, vị ngọt
giúp tạo năng lượng, tăng sức sống, cân bằng tế bào, giải nhiệt, điều hoà bài tiết,
tăng khả năng tiêu hoá.
Cà chua ngày càng có ý nghĩa to lơn trong nông nghiệp cũng như trong
nghiên cứu do vậy cà chua đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu
và phát triển. Do vậy hiện nay năng suất, chất lượng cà chua trên thế giới không
ngừng nâng cao. Theo Fao năng suất cà chua trên toàn thế giới năm 2005 đạt
27,59 tấn/ha nhưng đến năm 2010 năng suất đã tăng lên 33,59 tấn/ha. Năm 2010
diện tích trồng cà chua toàn thế giới đạt 4,34 triệu ha trong khi đó diện tich trông
cà chua của châu Á 24,34 triệu ha chiếm 56,13% diện tích cà chua toàn thế giới,
năng suất của châu á đạt 33,57 tấn/ha.
Ở Việt Nam, cà chua được trồng từ rất lâu đời, cho đến nay cà chua vẫn là

loại rau ăn quả chủ lực được nhà nước ưu tiên phát triển. Năm 2010 diện tích cà
chua khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha. Phần lớn diện tích trồng
cà chua tập trung tai đồng bằng Sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 2

Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định,…và một số tỉnh tại miền Trung,
Tây nguyên, Nam Bộ. Ở nước ta, cà chua được trồng 3 vụ/năm, trong đó phát
triển chủ yếu là vụ đông hay vụ chính.
Tuy nhiên việc sản xuất cà chua ở nước ta còn gặp nhiêu hạn chế do năng
suất và chất lượng cà chua của nước ta còn thấp, thị trường tiêu thụ chủ yếu là
nội địa. Nguyên nhân chính là do bộ giống của chúng ta còn nghèo nàn, hiện nay
chủ yếu là các giống địa có năng suất thấp, nông dân tự để giống nên giống
thường nhanh bị thoái hoa, các giống cà chua lai F1 có năng suất chất lượng cao
trong nước sản xuất ra còn ít các giống F1 hiện nay chủ yếu là giống nhập nội có
giá thành cao khó được sản xuất chấp nhận.
Chính vì thế, việc tìm ra các giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt,
đồng thời phối hợp được khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận của
môi trường như chịu nóng, chịu bệnh virus và chết héo cây là đòi hỏi vô cùng
cấp bách.
Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày
càng cao của người tiêu dùng, phục vụ ăn tươi và chế biến, bổ sung thêm vào
nguồn giống trong nước những giống cà chua cho năng suất cao, chất lượng tốt,
có khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận của môi trường, tiếp tục
hướng nghiên cứu của các đề tài đi trước, chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài:
"So sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ
xuân hè 2012”
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá đặc điểm nông, sinh học của các tổ hợp lai cà chua mới.

- Tuyển chọn ra các tổ hợp có triển vọng thích hợp trồng ở vụ sớm thu
đông.


Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 3

1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, cấu trúc cây và một số tính trạng hình thái
của các tổ hợp lai cà chua.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
- Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên cây cà chua trên
đồng ruộng.
- Đánh giá các chỉ tiêu về hình thái và một số đặc điểm có liên quan đến
chất lượng quả của các tổ hợp lai.
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 4

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. NGUỒN GỐC PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ CỦA CÂY CÀ CHUA
2.1.1. Nguồn gốc
Học thuyết về trung tâm phát sinh cây trồng của N.I. Valilov đề xướng và
P.M. Zukovxki bổ xung, cho rằng quê hương của cây cà chua ở vùng Nam Mỹ
(Peru, Bolovia, Ecuador). Tại đây, ngày nay còn tìm thấy nhiều loài cà chua
hoang dại gần gũi với loài cà chua trồng. Các nghiên cứu sinh học phân tử và di
truyền phân tử (nghiên cứu các izoenzyme, các marker phân tử, nghiên cứu
khoảng cách di truyền) cũng đã xác định điều đó, đồng thời khẳng định rằng
Mehico là nơi đầu tiên thuần hoá, trồng trọt cà chua (dẫn theo Mai Thị Phương
Anh, 2003) [6].

Có 3 chứng cứ đáng tin cậy để khẳng định Mehico là trung tâm khởi nguyên
trồng trọt hóa cây cà chua:
- Cà chua trồng được bắt nguồn từ Châu Mỹ.
- Được trồng trọt hóa trước khi chuyển xuống Châu Âu và Châu Á.
- Tổ tiên của cà chua trồng ngày nay là cà chua anh đào (L.esculentum
var.cerasiforme) được tìm thấy từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Châu Mỹ, sau
đó đến vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi [20].
Các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà
chua trồng. Tuy nhiên nhiều tác giả khác nhận định L.esculentum
var.cerasiforme (cà chua anh đào) là tổ tiên của loài cà chua trồng.
Theo Luckwill, 1943, cà chua từ Nam Mỹ được đưa vào Châu Âu từ thế kỷ 16.
Đầu tiên được trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và từ đó cà chua được lan truyền
đi các nơi khác nhờ các thương nhân và thực dân khai thác thuộc địa [7]. Tuy
nhiên, thời gian này cây cà chua chỉ được trồng như cây cảnh vì màu sắc, hình dạng
quả đẹp mắt. Người ta cho rằng trong cà chua có chứa chất độc vì nó có họ với cà
độc dược (dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 2003) [6].
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 5

Vào thế kỷ 18 cà chua được đưa vào Châu Á nhờ các lái buôn người Châu Âu
và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Đầu tiên là Philippin, đảo Java và
Malaysia, sau đó đến các nước khác và trở nên phổ biến [31].
Cà chua du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, tức là vào
khoảng hơn 100 năm trước đây, và được người dân thuần hóa trở thành cây bản
địa.
Mãi đến cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19, cà chua mới được xếp vào cây rau
thực phẩm có giá trị và từ đó ngày càng phát triển rộng khắp trên thế giới.
2.1.2. Phân loại
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà (Solaneceae), chi
(Lycopersicon). Có bộ nhiễm sắc thể 2n=24 và gồm có 12 loài. Cà chua được

nghiên cứu và lập thành hệ thống phân loại theo quan điểm riêng của nhiều tác
giả: H.J.Muller (1940), Daskalov và Popov (1941), Luckwill (1943), Lehmann
(1953), Brezhnev (1955, 1964). Ở Mỹ thường dùng phân loại của Muller, ở
Châu Âu, Liên Xô (cũ) thường dùng phân loại của Bzezhnev.
Đã có nhiều tác giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về phân loại cho cà
chua, nhưng hiện nay hệ thống phân loại của Breznep (1964) được sử dụng đơn
giản và rộng rãi nhấtđó là Eulycopersicon(chi phụ ) và Eriopersicon (chi phụ
2)(Nguyễn Hồng Minh, Chọn tạo giống cà chua, 2000) [7]. (Nguyễn Hồng
Minh, “Chọn tạo giống cà chua, trong chọn tạo giống cây trồng, 2000,tr. 300-
343.)
* Chi phụ 1 (Eulycopersicon): là dạng cây 1 năm, gồm các dạng quả không
có lông, màu đỏ hoặc màu đỏ vàng, hạt mỏng, rộng… Chi phụ này có một loài
là L.Esculentum.Mill. Loài này gồm 3 loài phụ là:
- L. Esculentum. Mill. Ssp. spontaneum (cà chua hoang dại).
- L. Esculentum. Mill. Ssp. subspontaneum (cà chua bán hoang dại).
- L. Esculentum. Mill. Ssp. Cultum (cà chua trồng): là loại lớn nhất, có các
biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng khắp thế giới. Breznep đã
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 6

chia loài phụ này thành biến chủng sau:
+ L. Esculentumvar. Vulgare (cà chua thông thường): biến chủng này
chiếm 75% cà chua trồng trên thế giới. Bao gồm các giống có thời gian sinh
trưởng khác nhau với trọng lượng quả từ 50 đến trên 100g. Hầu hết những giống
cà chua đang được trồng ngoài sản xuất đều thuộc nhóm này.
+ L.Esculentumvar. Grandifolium: Cà chua lá to, cây trung bình, lá láng
bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình.
+ L.Esculentumvar. Validum: cà chua anh đào cà chua thân bụi, thân thấp,
thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.
+L.Esculentum var.Pyriform: cà chua hình quả lê, sinh trưởng vô hạn.

* Chi phụ 2 ( Eriopersicon ): là dạng cây 1 năm hoặc nhiều năm, gồm các
dạng quả có lông màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng nhạt, có các vệt màu
antoxyan hay xanh thẫm. Hạt dày không có lông, màu nâu…chi phụ này có 2
loài gồm 5 loại hoang dại: L. cheesmanii, L. chilense, L. glandulosum, L.
hirsutum, L. peruvianum.
- Lycopersicun hisrutumHumb: Đây là loại cây ngày ngắn, quả chỉ hình
thành trong điều kiện chiếu sáng trong ngày 8-10 h/ngày, quả chín xanh, có mùi
đặc trưng. Loài này thường sống ở độ cao 2200 – 2500 m, ít khi ở độ cao 1100m
so với mặt nước biển như các loài cà chua khác.
- Lycopersicum peruviarum Mill: loại này thường mọc ở miền Nam Pêru,
bắc Chilê, có xu hướng thụ phấn chéo cao hơn so với loài Lycopersicon
esculentum Mill. Trong điều kiện ngày ngắn cây ra quả tốt hơn ngày dài, nó
không có đặc tính của L. hisrutum, có khả năng chống bệnh cao hơn các loài
khác. Loại này thường sống ở độ cao 300 – 2.000m so với mặt nước biển.
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao. Trong số các loại
rau, củ, quả dùng làm rau thì cà chua là thực phẩm chứa vitamin, chất khoáng và
nhiều chất có hoạt tính sinh học nhất, là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Theo
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 7

các nhà dinh dưỡng hằng ngày mỗi người sử dụng 100- 200g cà chua sẽ thỏa
mãn nhu cầu các vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ yếu.
Theo Ersakov và Araximovich (1952) thành phần của cà chua như sau:
trọng lượng chất khô là 5 - 6% trong đó đường dễ tan chiếm 3%, axit hữu cơ
0,5%, xenlulo 0,84%, chất keo 0,13%, protein 0,95%, lipit thô 0,2%, chất
khoáng 0,6%. Hàm lượng Vitamin C trong quả tươi chiếm 17-35,7mg (dẫn theo
Tạ Thu Cúc, 1985) [5].
Bảng 2. 1. Thành phần hoá học của 100g cà chua
Thành phần Quả chín tự nhiên Nước ép tự nhiên

Nước 93,76 g 93,9 g
Năng lượng 21 Kcal 17 Kcal
Chất béo 0,33 g 0,06 g
Protein 0,85 g 0,76 g
Carbohydrates 4,46 g 4,23 g
Chất xơ 1,10 g 0,40 g
Kali 223 mg 220 mg
Photpho 24 mg 19 mg
Magie 11 mg 11 mg
Canxi 5 mg 9 mg
Vitamin C 19 mg 18,30 mg
Vitamin A 623 IU 556 IU
Vitamin E 0,38 mg 0,91 mg
Niacin 0,628 mg 0,67 mg

Nguồn: USDA Nutrient Data Base.
Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng to lớn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất
thiết yếu cho cơ thể thì cà chua còn có ý nghĩa rất lớn về mặt y học.
Theo Võ Văn Chi (1997), cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 8

năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống hoại huyết,
kháng khuẩn, chống độc, kiềm hoá máu có dư axit, hoà tan ure, thải ure, điều
hoà bào tiết, giúp tiêu hoá dễ dàng các loại bột và tinh bột. Dùng ngoài để chữa
trứng cá, mụn nhọt, viêm tấy và dùng lá để trị vết đốt của sâu bọ. Chất tomarin
chiết xuất từ lá cà chua khô có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, diệt một số
bệnh hại cây trồng [18].
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác dụng đặc biệt của cà
chua đối với sức khỏe. Quả cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng

dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm
trùng. Lycopen và beta-caroten, đây là một chất oxi hóa tự nhiên mạnh gấp 2 lần
so với beta-caroten và gấp 100 lần so với vitamin E, có tác dụng chống oxy hóa
mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và
làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt [33], ung thư đại tràng, ung
thư vòm họng….
Ngoài ra cà chua còn chứa nhiều hợp chất hóa thực vật khác và chất xơ
giúp cho cơ thể bài xuất cholesterol, giảm cục máu đông, đề phòng các tai biến
của bệnh tim mạch, bệnh béo phì. Cà chua ăn tươi, làm nước ép thì không bị mất
vitamin C nhưng khi nấu chín như làm sốt cà chua, nấu canh với sườn, với thịt
nạc hay riêu cua, riêu cá… lại làm tăng khả năng hấp thu Lycopen và beta-
caroten. Cà chua có lợi cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Đối với chị em phụ nữ, ăn
nhiều cà chua sẽ có làn da khỏe đẹp, giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ ung
thư vú. Ngoài ra nếu sử dụng nhiều cà chua thì tỉ lệ oxi hóa làm hư các cấu trúc
sinh hóa của AND giảm xuống thấp nhất [11].
2.1.4 Giá trị kinh tế
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và có nhiều cách sử dụng.
Có thể dùng ăn tươi thay hoa quả, trộn Salat, nấu canh, xào, nấu sốt vang và
cũng có thế chế biến thành các sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua,
nước sốt nấm, cà chua đóng hộp, mứt hay nước ép. Ngoài ra, có thể chiết tách
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 9

hạt cà chua để lấy dầu.
Quả cà chua vừa có thể dùng để ăn tươi, nấu nướng vừa là nguyên liệu
cho chế biến công nghiệp với các loại sản phẩm khác nhau. Do đó, với nhiều
nước trên thế giới thì cây cà chua là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất
cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Theo FAO (1999) Đài Loan hằng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng trị
giá là 952.000 USD và 48.000 USD cà chua chế biến. Lượng cà chua trao đổi

trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong đó cà chua được dùng ở dạng
ăn tươi chỉ 5-7%. Ở Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1ha cà chua cao hơn gấp 4
lần so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì [20].
Cà chua là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao kể cả dạng
tươi và dạng chế biến. Lượng cà chua trao đổi trên thị trường quốc tế là 32,7
triệu tấn, trong đó 10% ở dạng quả tươi. Ở Việt Nam cà chua được trồng trên
100 năm nay, diện tích gieo trồng cà chua hàng năm biến động từ 15 – 17 ngàn
ha, sản lượng 280 ngàn tấn. Mức tiêu thụ bình quân đầu người của nước ta là: 3
kg/người/năm [20]. Tại khu vực Đồng bằng sông Hồng sản xuất cà chua cho thu
nhập bình quân 42 - 68,4 triệu đồng/ha/vụ, lãi thuần đạt 15-26 triệu đồng, cao
hơn nhiều so với trồng lúa. Trồng lúa chỉ giải quyết 230-250 công lao động,
trong đó trồng cà chua giải quyết được 1100 - 1200 công lao động.
Theo (Đề án phát triển rau – quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010 của
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) cà chua là mặt hàng chủ yếu được
quan tâm phát triển. Năm 2005 diện tích trồng cà chua sẽ là 2000ha. Với sản
lượng 80.000 tấn, cho giá trị xuất khẩu là 10 triệu USD; năm 2010 diện tích tăng
lên 6000ha, tổng sản lượng đạt 240.000 tấn, cho giá trị xuất khẩu là 100 triệu
USD.


Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 10

2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA
CÂY CÀ CHUA
2.2.1. Đặc điểm thực vật học
Cà chua là cây nhị bội với bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 ,là cây được đặc trưng bởi
các đặc điểm thực vật sau:
Rễ: Hệ rễ cà chua thuộc loại rễ chùm, trong điều kiện đồng ruộng rễ cà
chua có thể ăn rộng tới 1,3m và sâu tới 1m (Thompson, 1927). Với khối lượng

rễ như vậy, cà chua được xếp vào cây chịu hạn. Khả năng tái sinh của rễ cà chua
mạnh. Khi rễ bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh vì thế chúng ta có thể nhổ cây con từ
vườn ươm ra trồng ngoài ruộng sản xuất mà không sợ cây con bị ảnh hưởng. Bộ
rễ ăn nông hay sâu, phát triển mạnh hay yếu đều liên quan đến mức độ phân
cành và phát triển của các bộ phận trên mặt đất. Do đó muốn có bộ rễ như ý
muốn ta chỉ việc tỉa cành bấm ngọn thích hợp.
Thân: Thân tròn mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn thân cây hoá gỗ.
Đặc tính của cà chua là bò lan xung quanh hoặc mọc thành bụi. Căn cứ vào đặc
điể sinh trưởng chiều cao cây có thể phân ra 3 loại: loại lùn (dưới 65cm), loại trung
bình (từ 65cm – 120cm), loại cao (từ 120cm – 200cm). Trong quá trình phát triển,
cây cà chua sẽ mọc rất nhiều chồi nách làm cho cây rậm rạp nên trong sản xuất
người ta đưa ra kỹ thuật tỉa nhánh để cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Lá: Lá cà chua là đặc trưng hình thái để phân biệt giống này với giống
khác. Đa số lá cà chua thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh gồm có 3 –
4 đôi lá chét. Ở giữa các đôi lá chét còn có lá giữa, trên gốc lá chét có những lá
nhỏ gọi là lá bên. Bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất, số lá trên cây ít,
khi lá bị bệnh hại sẽ ảnh hưởng đến năng suất quả. Tuỳ thuộc vào giống mà lá cà
chua có màu sắc và kích thước khác nhau.
Hoa: Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh (gồm lá đài, cánh hoa, nhị và
nhuỵ). Cà chua tự thụ phấn là chủ yếu do đặc điểm cấu tạo của hoa và do cây cà
chua còn tiết ra nhiều tiết tố độc nên không hấp dẫn côn trùng, ngoài ra hạt
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 11

phấn nặng do đó khó có sự thụ phấn chéo xảy ra. Hoa cà chua thường mọc
thành chùm, hoa dính vào chùm bởi cuống ngắn. Cà chua có 3 dạng chùm hoa:
dạng chùm hoa đơn giản, dạng chùm hoa trung gian và dạng chùm hoa phức tạp.
Số chùm hoa/cây dao động từ 4 – 20, số hoa/chùm dao động từ 2 – 26 hoa. Hoa
đính dưới bầu nhụy, đài hoa màu vàng, số đài và số cánh hoa tương ứng nhau từ 5
– 9. Hoa lưỡng tính, nhị đực liên kết nhau thành bao hình nón, bao quanh nhụy.

Quả: Quả cà chua thuộc loại quả mọng bao gồm: vỏ, thịt quả, vách ngăn,
giá noãn. Quả thường có 2, 3 hay nhiều ngăn hạt. Hình dạng và màu sắc quả phụ
thuộc vào từng giống. Ngoài ra màu sắc quả chín còn phụ thuộc vào điều kiện
nhiệt độ, phụ thuộc vào hàm lượng caroten và lycopen. Ở nhiệt độ 30
0
C trở lên,
sự tổng hợp lycopen bị ức chế, trong khi đó sự tổng hợp β caroten không mẫn
cảm với tác động của nhiệt, vì thế trong mùa nóng cà chua có màu quả chín
vàng hoặc đỏ vàng. Trọng lượng quả cà chua dao động rất lớn từ 3 – 200 gam
phụ thuộc vào giống [7].
2.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh
Cây trồng nói chung và cà chua nói riêng, trong suốt quá trình sinh trưởng
và phát triển của mình, cây cà chua chịu rất nhiều tác động của các điều kiện
ngoại cảnh như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, …
2.2.2.1. Đất và dinh dưỡng
Cũng như các loại cây trồng khác, trong suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển của mình, cây cà chua chịu rất nhiều tác động của các điều kiện ngoại cảnh
như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai…
Cà chua yêu cầu chế độ luân canh rất nghiêm ngặt, không được trồng cà
chua trên đất mà cây trồng trước là cây họ cà. Đất có ít nấm bệnh là điều kiện rất
cơ bản để trồng cà chua có năng suất cao và chất lượng tốt. Đất phù hợp với cây
cà chua là đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, tưới tiêu dễ dàng, độ pH từ 5,5 – 7,5.
Độ pH thích hợp nhất cho cà chua sinh trưởng phát triển là 6 – 6,5. Trên đất có
độ pH dưới 5, cây cà chua bị bệnh héo xanh gây hại. Cà chua là cây thân lá sinh
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 12

trưởng mạnh, khả năng ra hoa quả rất lớn, vì vậy cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất, chất lượng quả. Cà chua
cần ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng đó là N, K, P, Ca, S, Mg, Bo, Fe, Cu, Zn và

molipđen.Cà chua hút nhiều nhất là Kali, sau đó là đạm và ít nhất là lân. Cà chua
sử dụng 60% lượng N, 50-60% K
2
0 và 15-20% P
2
0
5
tổng lượng phân bón vào
đất suốt vụ trồng (theo Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Bích Hà, 2000) [21].
- Nitơ: có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, phân hoá hoa sớm, số
lượng hoa trên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả và làm tăng năng suất trên
đơn vị diện tích.
- Phốt pho: lân có tác dụng kích thích hệ rễ cà chua sinh trưởng nhất là
thời kỳ cây con. Bón lân đầy đủ rút ngắn thời gian sinh trưởng, cây ra hoa sớm,
tăng tỷ lệ đậu quả, quả chín sớm, tăng chất lượng quả. Lân khó hoà tan nên
thường bón lót trước khi trồng.
- Kali: cần thiết để hình thành thân, bầu quả; kali làm cho cây cứng chắc,
tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, tăng quá trình
quang hợp, tăng cường quá trình vận chuyển các chất hữu cơ và đường vào
quả. Đặc biệt kali có tác dụng tốt đối với hình thái quả, quả nhẵn, thịt quả chắc,
do đó làm tăng khả năng bảo quản và vận chuyển quả chín. Cây cần nhiều kali
nhất vào thời kỳ ra hoa, hình thành quả.
- Các yếu tố vi lượng: có tác dụng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát
triển của cây đặc biệt là cải tiến chất lượng quả. Cà chua phản ứng tốt với các
nguyên tố vi lượng B, Mn, Zn… Trên đất chua nên bón phân Mo [21].
Để có thể dáp ứng đầy đủ và đúng lúc cho cây cà chua, chúng ta cần phải
hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất
định trồng cà chua. Có như vậy năng suất cà chua mới cao và được ổn định.
2.2.2.2 Nhiệt độ
Cà chua có nguồn gốc từ vùng núi nhiệt đới khô, thuộc nhóm cây ưa nhiệt

độ ôn hòa. Nhiệt độ ảnh hưởng suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cà
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 13

chua: nảy mầm, tăng trưởng cây, ra hoa, đậu quả, hình thành hạt, năng suất
thương phẩm, mẫu mã quả, chất lượng quả
Hạt cà chua có thể nảy mầm ở nhiệt độ 15
0
C-18
0
C. Giới hạn nhiệt độ từ
15,5
0
C-29
0
C thì nhiệt độ càng cao, tốc độ nảy mầm càng cao. Ngoài ngưỡng này
tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua giảm hoặc nảy mầm chậm,dễ mất sức sống và
mầm bị dị dạng. Theo Tiwari và Choudhury (1993), [31] thì nhiệt độ tối ưu cho
hạt nảy mầm là 24-25
0
C.
Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa là 20- 25
o
C. Sau khi gieo 15-22 ngày,
nếu điều kiện nhiệt độ ban đêm xuống tới 10
0
C- 13
0
C thì cà chua ra hoa sớm và
tăng số hoa/ch Trong thời kỳ quả chín, nhiệt độ và ánh sáng có ảnh hưởng rất

lớn đến sự hình thành các sắc tố quả, chủ yếu là lycopen và caroten. Nhiệt độ
thích hợp nhất cho quả chín là 22
0
C. Nhiệt độ dưới 10
0
C quả không phát triển màu
đỏ và vàng, trên 35
0
C sắc tố bị phân giải, trên 40
0
C quả không có màu đỏ(theo Tạ
Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Bích Hà, 2000) [21].
2.2.2.3 Ánh sáng
Theo một số kết quả nghiên cứu thì cà chua là cây trồng không phản ứng
chặt chẽ với thời gian chiếu sáng trong ngày. Vì vậy nhiều giống cà chua trồng
trọt có thể ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng dài hoặc ngắn. Nếu nhiệt
độ thích hợp thì cây cà chua có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiều vùng sinh thái
và nhiều mùa vụ khác nhau. Tuy cây cà chua không phản ứng chặt chẽ với thời
gian chiếu sáng nhưng cây cà chua đòi hỏi cường độ chiếu sáng mạnh trong suốt
thời kỳ sinh trưởng, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ sinh trưởng yếu, thời gian sinh
trưởng kéo dài và sản lượng thấp, chất lượng quả giảm, hương vị kém. Thiếu
ánh sáng nghiêm trọng dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, rụng quả. Cường độ ánh sáng
yếu làm cho nhụy bị co rút lại. phát triển không bình thường. giảm khả năng tiếp
thu hạt phấn của núm nhụy
Cường độ ánh sáng thích hợp cho cà chua sinh trưởng phát triển từ
4.000-10.000 lux (theo Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Bích Hà, 2000) [21].
Ánh sáng có cường độ thấp sẽ tạo nên những hạt phấn không có sức sống và
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 14


vòi nhụy vươn dài, gây khó khăn cho sự thụ phấn, giảm khả năng thụ tinh dẫn
đến năng suất giảm và quả thường bị dị hình (Kallo, 1993) [32]. Trong điều kiện
thiếu ánh sáng có thể điều khiển sự sinh trưởng, phát triển của cây thông qua chế
độ dinh dưỡng khoáng.
Chất lượng quả cà chua phụ thuộc nhiều bởi chất lượng, thời gian và cường
độ ánh sáng. Vì trong điều kiện chiếu sáng khong đầy đủ lượng axit ascorbic trong
quả giảm, do đó trong điều kiện này cần tăng cường bón phân kali và phân lân tùy
theo đặc trưng đặc tính của từng giống. Cần bố trí mật độ thích hợp để cây sử dụng
ánh sáng có hiệu quả nhất.
2.2.2.4 Nước, độ ẩm
Chế độ nước trong cây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cường độ
của các quá trình sinh lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát
triển…Theo cấu tạo của lá và hệ rễ thì cây cà chua là loại cây trồng tương đối
chịu hạn nhưng không có khả năng chịu úng. Tuy vậy do cà chua sinh trưởng
trong thời gian dài, trong quá trình phát triển hình thành khối lượng thân lá lớn,
năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế khá cao nên yên cầu độ ẩm của cây
cà chua là rất lớn.
Do thân lá phát triển mạnh, ra hoa, ra quả nhiều, năng suất cao nên trong
quá trình sinh trưởng cây cà chua không thể thiếu nước. Độ ẩm thích hợp cho
cây cà chua sinh trưởng và phát triển là 70 – 80%. Thời kỳ khủng hoảng nước
là thời kỳ từ hình thành hạt phấn ra hoa đến khi hình thành quả. Thiếu nước
cây sinh trưởng kém, lóng ngắn, lá nhỏ, rụng hoa, rụng quả. Nhưng nước dư
thừa cũng gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cà chua. Khi
chuyển đột ngột từ chế độ ẩm thấp sang chế độ ẩm cao sẽ có hiện tượng nứt quả.
Độ ẩm đất thuận lợi cho cà chua là 60 - 70% độ ẩm đồng ruộng, độ ẩm
không khí thích hợp là 45 - 55%. Độ ẩm cao làm giảm khả năng chống chịu
sâu bệnh, điều kiện bất thuận; hàm lượng nước trong quả cao, giảm hàm lượng
các chất hoà tan, quả chín có khả năng bảo quản và vận chuyển kém (Tạ Thu
Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Bích Hà) [21].
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống

Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 15

2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ CHUA Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.3.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua là loại cây trồng tuy được chấp nhận như một loại thực phẩm và
có lịch sử phát triển tương đối muộn nhưng do nó có khả năng thích ứng rộng và
hiệu quả kinh tế và giá tri sử dụng cao. Trên thế giới đã có nhiều giống mới
được ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số
lượng và chất lượng.
Theo FAO (1999), trên thế giới có 158 nước trồng cà chua. Diện tích, sản
lượng, năng suất cà chua trên thế giới như sau:
Theo FAO, 2009: Diện tích : 4.980,42 (1000 ha)
Năng suất : 2030,63 (tạ/ha)
Sản lượng : 141400,63 (1000 tấn)
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2010
Tên châu lục
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
( tấn / ha )
Sản lượng
( 1000 tấn)
Châu Phi 860,74 20,02 17.236,03
Châu Mỹ 479,07 50,86 24.365,66
Châu Á 2.436,49 33,58 81.812,01
Châu Âu 553,4 39,32 21.760,15
Châu Úc 9,13 63,28 577,66
Nguồn : FAO Database Static 2011
Trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm 2010) diện tích cà chua thế giới tăng
1,09 lần (từ 3.990,30 nghìn ha lên 4.338,83 nghìn ha), sản lượng tăng 1,35 lần

(từ 107.977,76 nghìn tấn lên 145.751,51 nghìn tấn), trong khi năng suất không
có sự thay đổi đáng kể.
Theo bảng 2.2 thì năm 2010, Châu Á có diện tích trồng cà chua (2.436,49
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 16

nghìn ha) và sản lượng (81.812,01 nghìn tấn) lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Châu
Úc và Châu Mỹ có năng suất lớn nhất: Châu Úc là 63,28 tấn/ha; Châu Mỹ là
50,86 tấn/ha.
Bảng 2.3. Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2010
STT Tên nước Sản lượng (nghìn tấn)
1 Trung Quốc 41.879,68
2 Mỹ 12.902,00
3 Ấn Độ 11.979,70
4 Thổ Nhĩ Kì 10.052,00
5 Ai Cập 8.544,99
6 Italia 6.024,80
7 Iran 5.256,11
8 Tây Ban Nha 4.312,70
9 Brazil 3.691,32
10 Nga 2.000,00
Nguồn : FAO Database Static 2011
Cà chua là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu
quan trọng của nhiều nước ở cả hai dạng ăn tươi và chế biến.
Đứng đầu về tiêu thụ cà chua là nước Mỹ, sau đó là các nước Châu Âu.
Lượng cà chua trao đổi trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 triệu tấn, trong
đó cà chua dùng ở dạngăn tươi chỉ chiếm 5-7%. Điều đó cho thấy, cà chua được
sử dụng chủ yếuở dạng đã qua chế biến.
Khóa luận tôt nghiệp BM: DT & Chọn giống
Nguyễn Viết Khoa Lớp: Gi – K53 17


Bảng 2.4. Những nước có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới năm 2008
STT Tên nước
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(1000 $)
$/tấn
1 Mỹ 1116340 1431590 12,823,960
2 Nga 673894 628923 9,332,670
3 Đức 654966 1293840 19,754,310
4 Pháp 482546 559936 11,603,780
5 Anh 419045 745788 17,797,320
6 Canada 193297 276433 14,300,950
7 Tây Ban Nha 189319 79044 4,175,175
8 Hà Lan 156280 285068 18,240,850
9 Irắc 112129 61441 5,479,492
10 A-rập 103498 58049 5,608,707
Nguồn: FAO Database Static 2009
Cà chua chế biến được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều
nhất là ở Mỹ và Italia. Ở Mỹ, năm 2002 sản lượng nhiều nhất ước đạt 10,1 triệu
tấn. Trong đó các sản phẩm cà chua chế biến chủ yếu là cà chua cô đặc. Ở Italia,
sản lượng cà chua chế biến ước tính đạt được là 4,7 triệu tấn.
Ở Châu Á, Đài Loan là một trong những nước có nền công nghiệp chế
biến cà chua sớm nhất. Ngay từ 1918, Đài Loan đã phát triển cà chua đóng hộp.
Năm 1967, họ mới chỉ có một công ty chế biến cà chua. Đến năm 1976, họ đã có
tới 50 nhà máy sản xuất cà chua đóng hộp.
2.3.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam
Cà chua là cây được du nhập vào Việt Nam mới được hơn 100 năm nhưng đã trở
thành một loại rau phổ biến và được sử dụng ngày càng rộng rãi. Cà chua ở nước ta được

trồng chủ yếu vào vụ đông với diện tích khoảng 6.800-7.300 ha và thường tập trung ở các
tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc…), còn ở
Miền Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng… [6].

×